Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

KỸ NĂNG GIAO TIẾP NGÀNH NGHỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN KỸ NĂNG GIAO TIẾP NGÀNH NGHỀ
---------------o0o---------------

BÁO CÁO THU HOẠCH CUỐI KHÓA
MÔN

KỸ NĂNG GIAO TIẾP NGÀNH NGHỀ

GVBM: PGS TS. Lê Thị Hồng Nhan
SV: Đỗ Thị Thanh Thảo
MSSV: 61303699
Nhóm: L05-A

Tp HCM, Tháng 5/2014


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................................ 3
1.

NHỮNG KỸ NĂNG VÀ NỘI DUNG ĐƯỢC HƯỚNG DẪN TRONG CHƯƠNG TRÌNH HỌC ........................ 4
1.1.

Giới thiệu về môn học, phương pháp học tập và ngành nghề ..................................................... 4

1.2.


Vai trò và nhiệm vụ của người kĩ sư công nghệ hóa ..................................................................... 5

1.3.

Kỹ năng giao tiếp cơ bản ............................................................................................................... 5

1.4.

Đạo đức người kỹ sư ..................................................................................................................... 6

1.5.

Kỹ thuật an toàn phòng thí nghiệm .............................................................................................. 7

1.6.

Nội dung tâm đắc nhất ................................................................................................................. 8

2.

BÀI HỌC RÚT RA SAU BUỔI SEMINAR VỚI CỰU SINH VIÊN KHOA HÓA ............................................. 11

3.

SUY NGHĨ VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG HỌC TẬP VÀ CÔNG VIỆC ........................................................... 13
3.1.

Suy nghĩ của bản thân về môn học và chương trình đào tạo ..................................................... 13

3.2.


ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP VÀ CÔNG VIỆC TƯƠNG LAI................................................................... 15

3.2.1.

Định hướng học tập: ........................................................................................................... 15

3.2.2.

Định hướng công việc tương lai: ......................................................................................... 16

TỔNG KẾT .................................................................................................................................................... 18

2


MỞ ĐẦU

Kỹ năng giao tiếp ngành nghề là một môn học bắt buộc được nhà trường xếp
thời khóa biểu ngay cho sinh viên năm nhất. Điều đó đã chứng tỏ đây là một
môn học quan trọng mà bất cứ sinh viên nào cũng phải được học ngay khi mới
làm quen với môi trường đại học. Đặc biệt là giảng viên bộ môn chính là cán bộ
giảng dạy riêng của từng khoa với nhiều năm kinh nghiệm, môn học đã cung cấp
cho sinh viên những hiểu biết khái quát, cơ bản nhất về chương trình đào tạo, về
nhiệm vụ của người kỹ sư tương lai cũng như trang bị cho sinh viên những kỹ
năng cần thiết về nhiều phương diện khác nhau: kỹ năng giao tiếp, trình bày văn
bản, kỹ năng ghi chép, thuyết trình,…
Sau khi kết thúc môn học, sinh viên được yêu cầu thực hiện báo cáo cuối
khóa nhằm tổng kết, hệ thống lại những kiến thức đã học, những kinh nghiệm đã
tiếp thu trên lớp. Với bài báo cáo này, em mong rằng đã thể hiện được đầy đủ

những kiến thức, kỹ năng được học trên lớp cũng như suy ngh của bản thân về
chương trình đào tạo, định hướng học t p và công việc tương lai.

3


1. NHỮNG KỸ NĂNG VÀ NỘI DUNG ĐƯỢC HƯỚNG DẪN TRONG CHƯƠNG
TRÌNH HỌC
1.1.Giới thiệu về môn học, phương pháp học tập và ngành nghề
- Cung cấp những kiến thức cơ bản, giúp sinh viên bước đầu làm quen với
một môn học nghe tên khá xa lạ khi lần đầu được tiếp xúc. Sinh viên có cái nhìn
toàn diện về môn học, hiểu được mục tiêu của môn học và cách thức, phương
pháp học t p của môn học.
Giới thiệu tổng quan về trường đại học bách khoa, khoa kỹ thu t hóa học
với sứ mạng là nơi đào tạo, nghiên cứu khoa học, cung cấp nguồn nhân lực
trong các l nh vực: Công nghệ hóa học, Công nghệ thực phẩm và Công nghệ
sinh học phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sinh
viên có cái nhìn rõ nét hơn về các ngành đào tạo của khoa cũng như mục tiêu
đào tạo và những công việc liên quan mà một sinh viên khoa kỹ thu t hóa học có
thể đảm nhiệm sau khi ra trường.
-

- Qua buổi học, chân dung của người kỹ sư cũng như triển vọng tương lai
của ngành nghề trong thời đại đất nước đang chú trọng quá trình công nghiệp
hóa hiện nay đã được khắc họa một cách chi tiết cho sinh viên
- Sinh viên phân biệt được rõ ràng sự khác biệt giữa kỹ sư và công nghân,
công nghệ và kỹ thu t, qua đó hiểu chắc chắn hơn về định hướng ngành nghề
tương lai của bản thân.
- Nắm được phương pháp học t p mới, có sự khác biệt rõ rệt so với ở phổ
thông. Từ đó biết điều chỉnh, thay đổi cách học cho phù hợp, logic hơn nhằm

nâng cao năng suất học t p., tiết kiệm thời gian.
- Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của ngành kỹ thu t hóa học,
những đặc điểm và tác động, ảnh hưởng của ngành đối với xã hội. Qua đó, hiểu
rõ hơn về tầm quan trọng của kỹ thu t đối với các hoạt động sản xuất phục vụ
nhu cầu, đời sống của con người. Giải đáp được câu hỏi hóa học xuất phát từ
đâu, những bối cảnh, yếu tố nào đã thúc đẩy hóa học phát triển mạnh mẽ để trở
thành một ngành kỹ thu t mũi nhọn, đi đầu trong việc phát triển phát triển đất
nước, xã hội đồng thời hiểu thêm về những thành tựu mà ngành đã đóng góp
cho nhân loại.

4


1.2.Vai trò và nhiệm vụ của người kĩ sư công nghệ hóa
- Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kỹ sư
luộn là thành phần đóng vai trò quan trọng không thể thiếu. Kỹ sư là những
người biến các kiến thức khoa học và kỹ thu t thành thực tiễn, áp dụng vào các
hệ thống, dây chuyền sản xuất, giải quyết các vấn đề này sinh quá trình hoạt
động của các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Trong nền kinh tế Việt Nam
hiện nay, trong khi những ngành tài chính, kinh tế đang bị bão hòa và gặp nhiều
khó khăn thì nhu cầu về nguồn nhân lực cho các ngành kỹ sư xây dựng, hóa,
điện, điện tử, máy tính, cơ khí... vẫn tăng lên nhanh chóng , đáp ứng yêu cầu
của các nhà tuyển dụng.
- Công việc của họ có thể bao gồm :phát triển các chu trình xử lý hay thiết
kế các sản phẩm mới.
- Nhiệm vụ chính yếu của người kỹ sư là áp dụng một cách hiệu quả nhất
các kiến thức khoa học vào thực tiễn. Dù cho kết quả cuối cùng là một sản phẩm
hay quá trình, họ luôn phải cân nhắc đến sự an toàn, độ tin c y và hiệu quả kinh
tế. Bởi vì, nếu các sản phẩm họ tạo ra không thoã mãn các yêu cầu này, sẽ
chẳng ai thèm để mắt đến chúng trên thị trường.

- Nghề kỹ sư dựa trên các phương hướng giải quyết vấn đề logic và hệ
thống, đặc biệt là trong các ngành khoa học và công nghệ cao. Hơn thế nữa,
thực tế công việc rất đa dạng dẫn đến mỗi người có một chuyên môn khác nhau
ví dụ như: kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí, kỹ sư hoá học, kỹ sư hàng không.… Sự
bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã tạo ra rất nhiều cơ hội mới
cho các kỹ sư làm việc trong lãnh vực này : kỹ sư phần mềm, kỹ sư mạng, kỹ sư
phát triển web…

1.3.Kỹ năng giao tiếp cơ bản
Với đặc thù môn học Kỹ năng giao tiếp ngành nghề, môn học không
những cung cấp những kiến thức cơ bản về ngành học mà còn giới thiệu và rèn
luyện những kỹ năng cần thiết trong công việc. Một trong những kỹ năng đó là
giao tiếp nơi công sở.
-

5


Bài giảng cung cấp các kiến thức về:

-

+ mục tiêu giao tiếp: giúp người nghe hiểu những dự định của chúng ta, có
được sự phản hồi từ người nghe, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người nghe.
+ vai trò của giao tiếp đối với cá nhân và xã hội
+ các yếu tố cấu thành giao tiếp: người gửi thông điệp, thông điệp, kênh
truyền thông điệp, người nh n thông điệp, những phản hồi, bồi cảnh.
+ nguyên nhân giao tiếp thất bại: suy diễn sai, hiểu lầm ngh a của từ, nh n
thức khác nhau, thời gian không hợp, quá tải thông tin
+ phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ và phi ngôn ngữ

+ các loại hành vi giao tiếp: rụt rè, khiêm tốn mạnh mẽ, công kích; quyết
đoán
+ các yếu tố trở ngại giao tiếp: yếu tố phi ngôn ngữ và yếu tố ngôn ngữ
+ các nguyên tắc giao tiếp: lắng nghe, nhớ tên, nụ cười từ trái tim, tôn
trọng, kiên định quan điểm, đừng thích tranh biện, đừng bao giờ khoe khoang,
hiểu rõ thông điệp của người nói, khuyên người khác, hãy cố hiểu người khác

1.4.Đạo đức người kỹ sư
- Trong bất cứ ngành nghề nào thì vấn đề chuyên môn luôn đi đôi với đạo
đức. Không những thế, đạo đức nghề nghiệp còn được đặt lên hàng đầu trước
khi nói đến chuyên môn nghề nghiệp bởi
- Kỹ sư là một nghề quan trọng với yêu cầu cao về trình độ chuyên môn,
trình độ học vấn cao. Với việc nắm giữ những kỹ thu t, công nghệ hiện đại có
ảnh hưởng quan trọng và tác động trực tiếp đến đời sống của rất nhiều người thì
đạo đức nghề nghiệp là một điều chắc chắn không thể nào bỏ qua.
Bài học đã đưa ra những phẩm chất quan trọng mà một người kỹ sư cần
phải có: trung thực, sáng tạo, có khả năng làm việc nhóm,… Đó đều là những
yếu tố đạo đức nghề nghiệp quan trọng mà các kỹ sư phải tuân thủ theo đúng.
-

- Với khoa học kỹ thu t ngày càng phát triển, những công nghệ, thành tựu
kỹ thu t nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nhằm nâng cao chất
6


lượng, nhân rộng số lượng sản phẩm phục vụ cho những nhu cầu, mục đích của
con người. Những hoạt động này đều được thực hiện ở quy mô rộng lớn, tác
động đến một hay nhiều t p thể, cộng đồng. Phương tiện sản xuất, kiểm định
chất lượng, những qui định an toàn đều là những vấn đề cần được quan tâm
nhiều hơn. Tuy nhiên những yếu tồ này sẽ dễ dàng bị bỏ qua bởi những kỹ sư

thiếu đạo đức nghề nghiệp, chỉ vì muốn lợi nhu n cho riêng mình mà sẵn sàng
thực hiện những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Và như v y sẽ
gây nên những h u quả th t khôn lường, không chỉ gây tác hại cho một cá nhân
mà ảnh hưởng đến cả một xã hội. Do đó, việc thực hiện những chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp có thể được xem là một vấn đề vô cùng cấp thiết mà nó có
những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội hiện đại.
- Những thành tựu của khoa học và công nghệ trong l nh vực v t chất đã
đưa đến một niềm tin chung, chúng là những phương tiện duy nhất cho việc phát
triển kinh tế-xã hội. Những khái niệm chung về phát triển xã hội cũng được quyết
định bởi niềm tin này, và sự th t này được phản ánh nơi các quốc gia ngày nay
được xem là phát triển. Tiêu chuẩn duy nhất của việc phát triển kinh tế-xã hội là
việc thể hiện khối lượng hàng hóa v t chất được sản xuất và tiêu thụ.

1.5.Kỹ thuật an toàn phòng thí nghiệm
- Là một sinh viên trường kỹ thu t, đặc biệt lại thuộc khoa kỹ thu t hóa học
thì việc nắm rõ những kỹ thu t an toàn phòng thí nghiệm là một yêu cầu mang
tính bắt buộc mà sinh viên nào cũng phải có.
- Những quy tắc, an toàn chung và một số thiết bị, hóa chất cụ thể đã được
giới thiệu một cách rõ ràng, chi tiết thông qua bài thuyết trình. Qua đó nâng cao
nh n thức sinh viên về vấn đề an toàn phòng thí nghiệm, một vấn đề quan trọng
nhưng đã không được chú trọng ở b c phổ thông. Khi làm việc trong phòng thí
nghiệm, an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Nếu không tuân thủ nghiêm ngặt
các nguyên tắc an toàn phòng thí nghiệm thì rất có khả năng không chỉ một mình
sinh viên mà ngay cả những người xung quanh cũng sẽ phải chịu những h u
quả nặng nề, có khi nguy hiểm đến tính mạng.
- Cung cấp những cách phòng ngừa, sơ cấp cứu, cách xử lý, điều trị khi
gặp những tai nạn nguy hiểm nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại về người.
Đây là kiến thức vô cùng quan trọng mà sinh viên cần được trang bị kỹ càng và
7



được nắm vững chắc chắn trước khi làm thí nghiệm để có thể xử trí hiệu quả,
bình t nh khi gặp sự cố thực tế.
- Với đặc thù ngành học thường xuyên làm việc trong phòng thí nghiệm thì
phòng thí nghiệm là nơi thực hành, học t p, nghiên cứu của sinh viên. Tuy
nhiên, đó cũng là nơi đặc biệt nguy hiểm chứa nhiều chất độc hại nếu không
tuân thủ theo những quy tắc an toàn. Những yêu cầu về an toàn ở trong phòng
thí nghiệm luôn là yếu tố hàng đầu được quan tâm, tác động rất lớn đến sức
khỏe của con người. Đây cũng là một yếu tố quan trọng mà nhà trường dựa vào
tiêu chí này để xem xét, đánh giá sinh viên. Thông thường, khi một sinh viên
thực t p bị phát hiện vi phạm những quy tắc trong an toàn phòng thí nghiệm thì
cơ hội được tiếp tục làm thí nghiệm là rất nhỏ. Trong mọi trường hợp xảy ra tai
nạn trong phòng thí nghiệm, sinh viên cũng cần phải giữ bình t nh và tìm cách
giải quyết vấn đề để giảm thiểu những thiệt hải mà sự cố đã gây ra.
- Ngày nay người ta cố gắng hạn chế sủ dụng hoá chất độc hại, nhưng
không thể hoàn toàn không sử dụng trong nghiên cứu. Vì v y, tất cả mọi người
bước vào phòng thí nghiệm phải biết và hiểu hướng dẫn an toàn phòng nghiệm
để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người khác mình cùng làm
việc.

1.6.Nội dung tâm đắc nhất
Nội dung tâm đắc nhất là kỹ năng giao tiếp nơi công sở
Trong môi trường làm việc, chắc chắn chúng ta không thể sống độc l p
một mình mà phụ thuộc nhiều vào cộng đồng. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại
ngày nay là cuộc sống liên quan đến cộng đồng thì việc giao tiếp lại là một kỹ
năng thường xuyên được sử dụng trong mọi mặt của cuộc sống. Giao tiếp đóng
một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Giao tiếp tốt giúp chúng
ta xây dựng và duy trì những mối quan hệ một cách tốt đẹp, có nhiều điều kiện
thành công trong công việc, gây ấn tượng mạnh với người khác. Tuy nhiên, đôi
khi việc giao tiếp không hiệu quả có thể tạo nên những mâu thuẫn trong các mối

quan hệ, dẫn đến nhiều bất lợi trong sự nghiệp và đời sống. Dù trong bất cứ
ngành nghề nào, bất cứ vị trí nào thì giao tiếp vẫn luôn là yếu tố hàng đầu quyết
định cho sự thành công hay thất bại trong mọi mối quan hệ. Kỹ năng giao tiếp
chính là thước đo đánh giá mức độ chuyên nghiệp của mỗi cá nhân.

8


a) Khái quát về giao tiếp:
- Giao tiếp là một quá trình truyền đi một thông điệp. Thông điệp chỉ được
truyền đi khi có người gửi và người nh n. Thông điệp là ý tưởng đã được mã
hoá để người gửi và người nh n có thể giao tiếp với nhau, đồng thời giữa người
gửi và người nh n có thể hồi đáp lại thông điệp cho nhau.
+ Để thông điệp được truyền đi một cách chính xác, người gửi trước tiên
cần phải xây dựng được sự uy tín nhất định để thuyết phục được người nh n,
người gửi cũng cần phải xác định, nắm rõ chính xác về chủ đề, bối cảnh mà
người nh n sẽ nh n được thông điệp cũng như danh tính của người nh n.
+ Thông điệp muốn được truyền đi cần đảm bảo có 3 yếu tố cơ bản: nội
dung phải đúng ngh a thể hiện tình cảm người phát tin đối với người nh n tin và
ngược lại.
+ Người nh n thông điệp sau khi nh n thông điệp sẽ phản hồi lại thông
điệp cho người gửi tin. Tuy nhiên trong một số trường hợp, trạng thái cảm xúc
của người giao tiếp, quan điểm sống của họ có thể ảnh hưởng đến cách hiểu và
cách nh n thông điệp
- Trong nhiều trường hợp, vì người phát và người nh n thông tin bất đồng
về hệ thống mã hóa và giả mã nên làm cho quá trình giao tiếp thất bại.
+ thông điệp không được diễn đạt rõ ràng nên người nh n hiểu sai ngh a
của người truyền tin.
+ do trong quá trình truyền thông điệp, người gửi và người nh n tin có
những cách nhìn khác nhau đẫn đến nh n thức khác nhau

+ thời gian gửi và nh n thông tin không hợp nhau
+ bối cảnh xảy ra giao tiếp cũng gây ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp
(tiếng ồn, điều kiện thời tiết, khí h u..)
b) Các phương tiện giao tiếp:
- Giao tiếp được truyền đi qua hai loại phương tiện: giao tiếp ngôn ngữ và
giao tiếp phi ngôn ngữ:
+ Giao tiếp ngôn ngữ: chỉ chiếm khoảng 7%. Ngôn ngữ thể hiện ý chí, tình
cảm của con người, đồng thời cũng biểu hiện nhân cách, trình độ học vấn của
mỗi người. Vì v y cần phải chú ý thường xuyên trau dồi vốn ngôn ngữ thêm
phong phú để việc truyền đạt, trao đổi ý kiến, quan điệm được dễ dàng, thu n
lợi. Cần phải biểu hiện ngữ điệu, cách phát âm, âm lượng giọng nói sao cho phù
9


hợp, dễ nghe, gây thiện cảm cũng như thuyết phục được người khác. Lời nói đi
vào lỗ tai người khác luôn là phương tiện tốt nhất cung cấp thông tin, là yếu tố
đầu tiên quyết định việc giao tiếp có thành công hay không. Chỉ cần cách biểu
hiện khác nhau cũng có thể thay đổi trạng thái truyền tải thông điệp theo hai
hướng hoàn toàn đối l p nhau.
+ Giao tiếp phi ngôn ngữ: chiếm từ 55-56%. Đây là phương tiện được sử
dụng chủ yếu để biểu lộ thái độ, cảm xúc. Phấn lớn giao tiếp phi ngôn ngữ phụ
thuộc vào văn hóa. Có rất nhiều hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ khác nhau:
giọng nói, diện mạo, nét mặt, điệu bộ và cử chỉ…
+ Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ít khi tách rời nhau mà thường bổ
sung cho nhau., chúng chiếm khoảng 38%. Việc kết hợp hai loại giao tiếp này
với nhau sẽ tạo ra hiệu quả cao nhất.
c) Một số nguyên tắc giao tiếp:
+ Lắng nghe: ắng nghe là cả một nghệ thu t. Điều quan trọng là hãy
hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng ta đang t p trung lắng
nghe, quan tâm những gì họ nói. Điều này sẽ giúp cho người nghe cảm thấy họ

được tôn trọng.
+ Mỉm cười: Mỉm cười là một biểu hiện văn minh, là một nguyên tắc giao
tiếp có khả năng truyền đạt thông tin hiệu quả. Chắc chắn không ai muốn giao
tiếp với một người khi nào cũng có bộ mặt lạnh lùng hoặc cau có. Một nụ cười
chân th t sẽ khiến người giao tiếp xung quanh cảm thấy được sự thân thiện của
mình, cảm giác họ được chào đón. Tuy nhiên nụ cười cũng cần phải đặt đúng
lúc, đúng chỗ không phải lúc nào cũng cười nếu không sẽ khiến bản thân trở
thành vô duyên, thiếu văn hóa.
+ Tôn trọng: tôn trọng đối tác, đồng nghiệp trong giao tiếp công sở là một
trong các đặc trưng quan trọng để thành công trong công việc. Tôn trọng được
biểu hiện qua thái độ luôn cười nói th t tâm chứ không bằng thái độ lạnh lùng,
không làm lơ trước các thông điệp, không phân biệt đối xử,... Trong giao tiếp
ứng xử, tôn trọng người đối diện sẽ giúp ta xóa đi khoảng cách và tạo được sự
thân thiện trong cuộc đối thoại. Để tạo ấn tượng cho người đối thoại, cần phải
nhớ những điều cơ bản về họ, đặc biệt là tên. Đó chính là yếu tố đầu tiên cơ bản
thể hiện sự tôn trọng mà ta dành cho ngưởi khác.

10


- Không ít người, nhất là với những sinh viên mới ra trường, giao tiếp nơi
công sở là một trở ngại lớn và không biết phải bắt đầu từ đâu cả. Không biết
ngày đầu tiên đi làm nên biểu hiện ra sao, cách ăn mặc, thái độ biểu hiện như
thế nào thì phù hợp, muốn góp ý cho sếp hay đồng nghiệp thì phải nói như thế
nào để không bị mất điểm trong mắt họ,…Đã có nhiều trường hợp sinh viên bị
nhà tuyển dụng từ chối vì không có kỹ năng giao tiếp. Vì v y, học cách giao
tiếp trong công sở là bước đầu tiên mà sinh viên cần nắm vững th t chắc để hòa
nh p tốt hơn vào môi trường làm việc của mình trong tương lai.
- Hoạt động giao tiếp hết sức phức tạp, không đơn thuần chỉ là nói cho hay,
thuyết phúc mà còn bao gồm nhiều yếu tố khác: cách ăn mặc, phong thái, cách

ứng xử, giải quyết vấn đề...
- Kỹ năng giao là một yếu tố quan trọng không thể thiếu. Trong cuộc sống
hàng ngày, chúng ta phải thường xuyên tiếp xúc, giao tiếp, ứng xử với nhiều
người. Cho dù có là một người làm việc chăm chỉ hay thường xuyên có những ý
tưởng sáng tạo nhưng nếu không thể hoà đồng với các đồng nghiệp thì công
việc cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì v y, nếu chúng ta không biết cách giao tiếp ứng
xử và tạo l p quan hệ thì sẽ không kết nối được với cộng đồng xung quanh
mình. Từ đó sẽ không nh n được sự hỗ trợ từ những người khác, công việc sẽ
gặp nhiều trở ngại.Việc ứng xử sao cho khéo léo, được lòng mọi người sẽ giúp
ta tạo l p được các mối quan hệ tốt đẹp, và từ đó cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng
hơn.

2. BÀI HỌC RÚT RA SAU BUỔI SEMINAR VỚI CỰU SINH VIÊN KHOA HÓA
- Bộ môn không chỉ đơn thuần là những tiết học lý thuyết trên lớp cung cấp
những kiến thức cho sinh viên mà còn tổ chức buổi học ngoại khóa toàn khoa.
Qua đó mời những cựu sinh viên khoa hóa đã thành đạt, có sự nghiệp ổn định
về trường truyền lại những kinh nghiệm, trao đổi giao lưu nhằm giúp sinh viên có
cái nhìn thuyết phục, sinh động hơn khi được trực tiếp được lắng nghe, chia sẻ
từ những đàn anh, đàn chị đi trước:
+ Là một sinh viên ngành kỹ thu t nên chắc chắn những kiến thức về mặt
kỹ thu t luôn được trang bị đầy đủ, chi tiết. Một trong các tố chất trong ngành kỹ
thu t cần có là tư duy logic tốt - điều này không có ngh a là tính toán giỏi. Tư duy
logic tốt cho phép ta nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, vấn đề này vô
cùng cần thiết cho việc nắm bắt các hệ thống kỹ thu t phức tạp, đồ sộ.
11


+ Một yếu tố quan trọng khác được các cựu sinh viên chia sẻ là để thành
công không chỉ cần một lượng kiến thức đủ để cạnh tranh với người khác mà
còn phụ thuộc rất nhiều vào ý chí, kiên trì. Nếu là người thiếu quyết tâm, thiếu

nhẫn nại thì sẽ chẳng bao giờ thành công trong công việc. Không những thế,
người kỹ sư còn cần có đức tính nhẫn nại, không bao giờ vội vàng, sự vội vàng
sẽ tạo nên những quyết định sai lầm và gây nên những h u quả nghiêm trọng,
ảnh hưởng đến nhiều hệ thống, dây chuyền sản xuất.
+ Dưới sự tác động của khoa học và công nghệ, tốc độ biến đổi của đời
sống ngày càng nhanh chóng đòi hỏi người kỹ sư cần phải có óc sáng tạo, năng
động để có thể đề ra những dự án, phương án phù hợp trong công việc.
+ Cần phải bỏ qua tâm lý sợ thất bại, sợ thay đổi bản thân mình vì thế giới
luôn luôn thay đổi và phát triển nếu chúng ta cứ d m chân tại chỗ và dựa đơn
thuần vào những gì mình đã biết thì chúng ta không bao giờ phát triển kịp được
- Các cựu sinh viên còn chia sẻ những kinh nghiệm về vấn đề tư duy ogic
và phi Logic, giúp sinh viên phá bỏ được những quan điểm sai lầm trước nay
+ Không phải cái gì tốt cũng bán chạy
+ Hiện nay có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp không có việc làm trong khi
đó các doanh nghiệp đang cần rất nhiều nhân lực nhưng không tuyển dụng
được. Đó là do tuy cử nhân kỹ sư có trình độ học vấn thỏa mãn nhưng áp lực
quá lớn và những đam mê đối với công việc còn chưa nhiều.
Qua buổi seminar được tổ chức, sinh viên đã được cung cấp những kiến
thức, kinh nghiệm vô cùng thiết thực, đồng thời có điều kiện hiểu rõ hơn về môi
trường làm việc, bước đầu trang bị những k năng, kiến thức cần thiết, điều
chỉnh lại phương pháp học t p hiệu quả hơn. Quan trọng hơn hết, sinh viên
không còn lúng túng khi được hiểu rõ về công việc của những k sư tương lai,
Những cựu sinh viên khoa hóa đã phần nào bồi dưỡng thêm lòng yêu nghề, tạo
động lực giúp những sinh viên mới bước vào trường nỗ lực hơn trong học t p để
nâng cao cơ hội nghề nghiệp cho bản thân.
-

12



3. SUY NGHĨ VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG HỌC TẬP VÀ CÔNG VIỆC
3.1.Suy nghĩ của bản thân về môn học và chương trình đào tạo
- Kỹ năng giao tiếp ngành nghề là một môn học thiết yếu cung cấp những
kiến thức cơ bản và quan trọng, giúp sinh viên có cái nhìn rõ nét hơn về chương
trình đào tạo b c đại học vốn có những khác biệt hoàn toàn so với đào tạo b c
phổ thông về môi trường, cơ sở v t chất, phương pháp học t p, hình thức đào
tạo tín chỉ... Từ đó giúp sinh viên phần nào không còn bỡ ngỡ khi bước chân vào
một môi trường mới và rút ra cách học phù hợp cho bản thân: tự học kết hợp
học nhóm, trao đổi bài t p, học k những kiến thức trọng tâm, tránh học lan man.
Những kỹ năng trình bày văn bản, kỹ năng ghi chép, cách sử dụng cơ bản các
phần mềm máy tính được hướng dẫn trên lớp đã tạo nên những hiệu quả thiết
thực, đó là những kỹ năng mềm quan trọng mà sinh viên cần thường xuyên
trang bị, trau dồi trong suốt quá trình học t p.
- Bộ môn còn mang lại cho sinh viên sự mới mẻ, phấn khởi khi tiếp c n với
một môn học truyền kinh nghiệm đòi hỏi sự tương tác giữa giảng viên và sinh
viên. Những kinh nghiệm giảng viên truyền lại cho sinh viên về nhiều vấn đề: làm
đồ án, bảo vệ lu n văn, thí nghiệm, săn học bổng… là những kiến thức, bài học
quý giá với giá trị thực tiễn cao mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho sinh viên
nhưng vẫn mang đến cho lớp học tâm lí thoải mái, thu hẹp khoảng cách giữa
giảng viên và sinh viên. Sinh viên cũng dễ dàng trao đổi những thắc mắc về học
t p với giảng viên. Từ đó tiếp thu bài một cách có hiệu quả nhất.
- Thuyết trình trước đám đông là một kỹ năng quan trọng được rèn luyện
trong suốt quá trình học của bộ môn. Đa phần, tại b c phổ thông, sinh viên ít có
cơ hội được chủ động trong việc học t p, chủ yếu kiến thức chỉ truyền một chiều
từ giáo viên đến học sinh nên cách học thuyết trình phần nào còn mới lạ. Nhưng
chính cách học này sẽ tạo điều kiện cho học sinh được chủ động hơn trong học
t p, có cơ hội làm việc nhóm và quan trọng là được thực hành kỹ năng giao tiếp
với đám đông thông qua hình thức thuyết trình báo cáo và trả lời câu hỏi. Với
phương pháp giáo dục hiện đại ngày nay thì bất cứ khi nào muốn trình bày kế
hoạch, ý kiến cá nhân trước đám đông, kỹ năng thuyết trình cũng là một kỹ năng

mấu chốt cần có. Thuyết trình không còn là "trình bày, thuyết minh", mà đã trở
thành một nghệ thu t thực sự cần được trau dồi, rèn luyện. Phương pháp học
t p năng động này nên được phổ biến rộng rãi hơn trong nhiều môn học khác
nhằm nâng cao hiệu quả học t p, thay đổi cách học thụ động đã ăn sâu vào suy
ngh của đa số sinh viên.
13


- Kỹ năng giao tiếp ngành nghề còn định hướng rõ ràng về chương trình đào
tạo của bộ môn kỹ thu t hóa học với những phân ngành khác nhau, tư vấn giúp
sinh viên hiểu rõ hơn về những phân ngành mà mình muốn chọn đồng thời giải
đáp những thắc mắc về nhiều vấn đề: học để làm gì, việc làm sau khi ra trường,
các kiến thức học được trên ghế nhà trường có áp dụng được ngoài đời không?
Tuy rằng phần lớn kiến thức sẽ không được sử dụng sau khi ra trường đi làm
nhưng đó đều là những yếu tố quan trọng giúp rèn luyện kỹ năng tư duy tốt, làm
việc nhanh nhẹn chính xác bởi tư duy là yếu tố khác biệt quan trọng giữa người
kỹ sư và người công nhân.
- Môn học giúp phân biệt rõ ràng về những khái niệm khác nhau dễ bị hiểu
lầm: công nghệ và kỹ thu t, kỹ sư và công nhân:
+ Công nghệ và kỹ thuật: Công nghệ là sự tạo ra, sử dụng các công cụ,
máy móc, kỹ thu t nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại,
hay thực hiện một chức năng cụ thể nào đó. Trong tiếng Việt, các từ "kỹ thu t"
và "công nghệ" đôi khi được dùng với ngh a tương tự nhau. Tuy v y, công nghệ
khác với kỹ thu t. Kỹ thu t là việc ứng dụng kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội,
và thực tiễn để thiết kế, xây dựng, và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ
thống.
+ Kỹ sư và công nhân: Bách Khoa là trường đại học kỹ thu t với vai trò
đào tạo kỹ sư phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
V y thế nào là một người kỹ sư? Một người kỹ sư thực thụ đòi hỏi phải có
chuyên môn kỹ thu t cao, thực hiện hoặc theo dõi, v n hành các quy trình công

nghệ, biết cải tiến kỹ thu t để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công
nghệ. Khác với kỹ sư, công nhân là lực lượng sản xuất cơ bản, tham gia vào quá
trình sản xuất. Họ chỉ là những người có kỹ năng tay nghề, thành thạo về những
hệ thống thiết bị, máy móc.
- Thông qua những tiết học của bộ môn, sinh viên còn được có thêm cơ hội
thực hành kỹ năng làm việc nhóm một cách hiệu quả, biết cách phân công công
việc hợp lí, giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm, nâng cao mối quan hệ giữa
các thành viên. Nhờ các hoạt động trong nhóm, sinh viên vừa phát triển những
kỹ năng cá nhân, tiếp nh n thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân,
đồng thời cũng đóng góp ý kiến cho t p thể, cộng đồng. Trong thời đại ngày nay,
khi khoa học kỹ thu t ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần
thiết hơn bao giờ hết. Làm việc theo nhóm sẽ t p trung những mặt mạnh của
từng người và bổ sung cho nhau.
14


3.2.ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP VÀ CÔNG VIỆC TƯƠNG LAI
3.2.1.

Định hướng học tập:

Sau khi đã học qua bộ môn, sinh viên đã được trang bị những kiến thức
nền tảng, hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo sẽ được học tại b c đại học, qua
đó xây dựng được phương pháp học t p phù hợp cho bản thân:
a. Tự giác học và tự chịu trách nhiệm:
Khác hẳn phổ thông, khồi lượng kiến thức giảng dạy ở b c đại học là vô
cùng lớn. Phương pháp dạy cũng có nhiều khác biệt khi giáo viên không còn
đóng vai trò giảng và đọc cho học sinh chép mà chỉ là người hướng dẫn sinh
viên cách học, truyền đạt lại kiến thức, kinh nghiệm. Vì v y, cách học chủ yếu ở
đại học là tự học. Đây chính là khác biệt lớn nhất so với cách học thụ động ở b c

phổ thông. Sinh viên là người duy nhất quyết định kết quả học t p của bản thân
và chịu toàn bộ trách nhiệm cho kết quả ấy. Để việc tự học đạt hiệu quả cao,
sinh viên nên tránh tình trạng học vẹt, nên đọc sách trước khi đến lớp, chú ý
nghe giảng, chịu khó ghi chép lại các ý chính và ôn lại sau khi về nhà. Như v y
sẽ mau thuộc và nhớ bài lâu hơn.
b. Lên kế hoạch học tập logic:
Sinh viên ít khi nào lên kế hoạch học t p cho bản than, đa số đều có thói
quen nước đến chân mới nhảy. Khi gần đến kì thi mới ráo riết ôn bài, nhiều sinh
viên vì mải t p trung ôn thi mà không nghỉ ngơi và ăn uống điều độ nên sức khoẻ
giảm sút làm ảnh hưởng đến kết quả thi. Để tránh tình trạng đó, ngay từ đầu
sinh viên cần phải lên kế hoạch học t p logic: xem bài trước ở nhà, ở lớp t p
trung nghe thầy cô giảng bài và nên xem lại bài đã được học ngay trong hôm đó.
Cách học như v y vừa tiết kiệm được thời gian, công sức lại vừa đạt hiệu quả
cao.
c. Tích cực học nhóm:
Với hình thức đào tạo tín chỉ thì những khái niệm như: bài t p lớn, thảo lu n
nhóm, làm việc theo nhóm…đã trở nên vô cùng quen thuộc. Để hoàn thành
những công việc này đòi hỏi sinh viên phải làm quen với việc học theo nhóm.
Học t p trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học t p của cá nhân
đồng thời tạo sự gắn kết trong một cộng đồng. Khi làm việc theo nhóm sẽ khó
tránh khỏi những lúc nảy sinh mâu thuẫn. Từ đó buộc sinh viên phải có khả năng
giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục người khác đồng tình với quan điểm
15


của mình. Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều
mà sinh viên học hỏi được trong quá trình học nhóm. Những k năng này đều rất
quan trọng khi bước ra môi trường làm việc sau này và sẽ là tiền đề tốt để biết
cách làm việc trong một môi trường t p thể.


3.2.2.

Định hướng công việc tương lai:

a. Nâng cao trình độ tiếng Anh:
Hiện nay ngoài bằng cấp và kinh nghiệm thì tiếng Anh đã trở thành tiêu chí
tuyển dụng hàng đầu của một số công ty, doanh nghiệp dành cho ứng viên. Với
xu thế hội nh p phát triển ngày nay thì kinh doanh buôn bán không chỉ gói gọn
trong nước, mà còn có sự hợp tác với rất nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Trong đó tiếng Anh luôn là ngôn ngữ trung gian phổ biến nhất để giao tiếp giữa
các quốc gia. Vì v y, sinh viên cần nâng cao trình độ Tiếng Anh của mình để có
nhiều cơ hội việc làm hơn khi ra trường. Không những v y, tiếng Anh còn chính
là chiếc chìa khóa vô giá mở cánh cửa tri thức. Đa số những kiến thức chuyên
ngành đều được tìm thấy dễ dàng trong những quyển sách tiếng Anh. Hơn 1 tỷ
trang Web sử dụng tiếng Anh, những phần mềm thông dụng nhất trên thế giới,
những mạng xã hội nổi tiếng nhất đều được viết bằng tiếng Anh. Tiếng Anh quan
trọng là v y nhưng tại một trường kỹ thu t như Bách Khoa, tiếng Anh vẫn chưa
thực sự được chú trọng. Vẫn còn rất nhiều sinh viên thấy việc học tiếng Anh rất
khó khăn. Để học tiếng Anh có hiệu quả, cần phải xác định rõ rang tầm quan
trọng của Anh văn và tạo được niềm say mê, hứng thú khi tiếp c n với môn
ngoại ngữ này.
b. Trau dồi kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng:
Song song với tiếng Anh, tin học cũng đã trở thành một yếu tố quan trọng
không thể thiếu mà sinh viên cần phai thường xuyên rèn luyện. Thời đại công
nghệ thông tin ngày càng phát triển với rất nhiều phần mềm, ứng dụng được tạo
ra hỗ trợ cho công việc của con người. Việc thông thạo tin học văn phòng hiện
nay đã trở thành k năng không thể thiếu nhất là đối với sinh viên. Hằng ngày,
sinh viên đều phải tiếp xúc với các công việc dùng đến k năng tin học văn
phòng: viết báo cáo, làm tiểu lu n cần k năng về soạn thảo văn bản; học nhóm,
thuyết trình đòi hỏi k năng về trình bày ý tưởng, thiết kế slide. Cải thiện, nâng

cao k năng về tin học văn phòng sẽ giúp sinh viên tiết kiệm đáng kể thời gian
cho công việc học t p. Hơn nữa, nó còn giúp sinh viên tư duy, trình bày vấn đề
một cách chuyên nghiệp hơn. Trong công việc, không kém gì ngoại ngữ, các nhà
tuyển dụng cũng đòi hỏi các ứng viên có kiến thức về tin học để sử dụng máy
16


tính, các phần mềm văn phòng, sử dụng internet thành thạo. Sinh viên nên ý
thức được rằng việc sử dụng máy tính và internet thành thạo sẽ là một công cụ
hữu hiệu phục vụ cho công việc và cả cuộc sống hàng ngày. Một khi đã nắm
vững 2 công cụ này, cộng với năng lực chuyên môn, sinh viên sẽ dễ dàng tìm
kiếm được nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt và tiềm năng cho bản thân.
c. Phát triển các kỹ năng mềm cần thiết:
Ở b c đại học, phần lớn sinh viên nỗ lực học vì điểm, chứ không phải vì
kỹ năng. Thế nhưng nếu những điểm số cao chỉ thể hiện năng lực chuyên môn
giúp sinh viên bước chân qua cánh cửa việc làm thì kỹ năng mềm mới là thứ
giúp mở ra thêm hầu hết các cánh cửa phía trước. Khi đi làm, nhà tuyển dụng
không trả tiền để tìm kiếm bảng điểm đẹp, họ trả tiển cho các kỹ năng mang lại
lợi ích thực sự cho công ty của họ. Đạo đức nghề nghiệp, thái độ đối với công
việc, kỹ năng giao tiếp,… là những kỹ năng mềm không thể thiếu để sinh viên
phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Theo thống kê, một người thành đạt chỉ
có 25% là do những kiến thức thuộc về k năng cứng, 75% còn lại được quyết
định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Trong khi việc đào tạo kỹ năng
mềm tại các trường Đại học trên thế giới rất được chú trọng, thì quá trình giảng
dạy môn học này ở nước ta vẫn chưa thực sự được pháp triển. Tuy nhiên, sinh
viên hoàn toàn có thể cải thiện những k năng mềm thông qua quá trình học đại
học. K năng ghi chép, lắng nghe sẽ được rèn luyện thông qua việc học trên lớp.
Với các kỹ năng như kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm.. sinh viên có thể rèn
luyện thông qua các bài seminar tại lớp, các chủ đề nhóm.
d. Định hướng nghề nghiệp tương lai:

Đây là một vấn đề thiết thực mà sinh viên cần phải quan tâm để xác định
được công việc phù hợp cho bản thân trong tương lai. Việc xác định rõ ngành
học, hiểu rõ các ưu điểm của bản thân là rất quan trọng để định hướng nghề
nghiệp. Nếu sinh viên biết quan tâm đến vấn đề hướng nghiệp thì sẽ có những
chuẩn bị, định hướng phù hợp và tìm được động cơ học t p tốt hơn, sẽ chọn
được những môn học và khóa học phù hợp, chủ động hơn trong việc xin thực
t p, tìm kiếm việc làm về sau. Sinh viên cần tự trang bị cho mình một cái nhìn
tổng quát việc làm thông qua nhiều nguồn tư liệu khác nhau, từ đó sẽ có định
hướng tốt hơn cho tương lai. Đây là điều cần làm từ khi ngồi ghế nhà trường để

17


tránh việc bỡ ngỡ khi mới ra trường không xác định được hướng đi rõ ràng về
nghề nghiệp tương lai.

TỔNG KẾT

18


K năng giao tiếp ngành nghề là một môn học quan trọng không thể thiếu
trong chương trình đào tạo đại học của tất cả các khoa ngành. Bộ môn không chỉ
cung cấp những kiến thức cần thiết, đưa đến cho sinh viên một cái nhìn tổng
quan về chương trình học mà còn tạo điều kiện giúp sinh viên rèn luyện những
kỹ năng mềm quan trọng- một yếu tố hàng đầu quyết định đến công việc tương
lai. Hơn hết định hướng nghề nghiệp cũng được giảng viên tư vấn đầy đủ, k
lưỡng, đem đến cho sinh viên sự tự tin, yên tâm hơn khi biết rõ về nhu cầu thị
trường việc làm hiện tại. Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên đã tích lũy được
nhiều kinh nghiệm, kỹ năng thiết thực, thay đổi cách nhìn của sinh viên về môi

trường học t p đại học còn nhiều xa lạ từ đó biết phấn đấu, nỗ lực hơn trong quá
trình học t p theo một định hướng rõ ràng, chính xác.

19



×