1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TƯ NGHĨA
TRƯỜNG THCS NGHĨA KỲ
******************
Địa chỉ: Xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MƠN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Thơng tin về thí sinh:
1. Họ và tên: Nguyễn Quang Lê
Ngày sinh: 04/8/2000
2. Họ và tên: Nguyễn Văn Chiến
Ngày sinh: 25/9/2000
Lớp: 9G
Lớp: 9G
2
1. Tên tình huống
“ TẬN DỤNG RUỘNG LÚA TRŨNG NĂNG SUẤT THẤP ĐỂ NUÔI CÁ
RÔ ĐỒNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO HỘ GIA
ĐÌNH NƠNG DÂN”
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
Nghĩa Kỳ là xã nơng nghiệp, địa hình bán sơn địa của huyện Tư Nghĩa.
Trong những năm gần đây trước tình hình của biến đổi khí hậu, thời tiết thất
thường, khắc nghiệt, nhiều diện tích ruộng trũng gần sông thường xuyên bị
ngập lụt, năng suất thấp. Qua thực tiễn tại địa phương, chúng em nhận thấy
nếu sử dụng những diện tích ruộng này, cải tạo để ni cá rơ đồng trong
ruộng lúa có thể giải quyết vấn đề năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao
của việc trồng lúa mang lại. Thay vào đó vừa trồng lúa, vừa ni cá có thể
nâng cao hiệu quả kinh tế của diện tích ruộng trũng này, nhằm giúp các hộ gia
đình ổn định đời sống, ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay.
• Về kiến thức:
Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào nuôi cá rô đồng trong
ruộng lúa giúp cho người nông dân tăng thêm thu nhập, cải thiện và nâng cao
đời sống.
Để đạt được hiệu quả cao ta cần áp dụng vào nhiều mơn học khác nhau:
- Về Tốn học:
+ Tính tốn số lượng cá giống phù hợp với diện tích ni.
+ Tính toán lượng thức ăn theo từng giai đoạn sinh trưởng của cá.
+ Tính tốn lượng vơi bột, phân bón sử dụng trong khi cải tạo ruộng lúa
trước khi thả cá.
-Về Vật lý:
+ Thiết kế đáy mương nuôi xung quanh ruộng lúa sao cho mặt đáy được
phẳng, tránh để đất chỗ cao chỗ thấp, thuận tiện cho cấp tưới, tháo cạn nước
khi cần thiết.
3
+ Thiết kế bờ bao xung quanh sao cho thẳng, không bị hang hốc, lồi lõm
dễ làm sập bờ bao. Bờ bao đảm bảo chắc chắn giữ được nước, thuận tiện cho
việc đi lại trên bờ để chăm sóc, cho cá ăn …
-Về Sinh học:
+ Bón vơi, phân chuồng để cải tạo ruộng nuôi trước khi thả cá.
+ Theo dõi, cho cá ăn.
+ Tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn để cho cá ăn.
+ Kiểm tra mực nước, màu nước trong ruộng để thay nước định kỳ.
-Về Công nghệ:
+ Kiểm tra các yếu tố môi trường: độ sâu, nhiệt độ, độ pH, độ trong của
nước để điều chỉnh kịp thời cho ruộng nuôi.
+ Bổ sung vitamin C, các loại thuốc phòng bệnh cho cá.
+ Kiểm tra rào chắn phòng chống các loại địch hại cho cá như rái cá,
chim, bắt trộm ...
+ Đảm bảo cấp, thoát nước đầy đủ, vệ sinh để cá sinh trưởng và phát
triển tốt.
• Về kỹ năng:
- Giúp các bạn làm quen với việc sưu tầm, tổng hợp các nguồn tài liệu
phục vụ cho việc làm bài thi.
- Vận dụng những kiến thức đã học, từ các nguồn tài liệu, so sánh, đối
chiếu với thực tiễn, áp dụng vào thực tiễn trong việc ni cá nói chung và
sản xuất nơng nghiệp nói riêng tại địa phương.
• Về thái độ:
- Có thái độ trân trọng đối với công sức lao động của người nông dân trong
lao động sản xuất.
- Giáo dục cho các bạn học sinh vận dụng kiến thức đã học cũng như từ
các nguồn tài liệu sưu tầm được, áp vào điều kiện thực tiễn của địa phường
nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu hiện tại và tương lai.
3.Tổng quan về các nghiên cứu
4
Qua sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, chúng em nhận thấy ni cá ruộng lúa
là mơ hình được áp dụng nhiều nơi ở Miền Bắc, ở Đồng bằng Sông Cửu
Long ... Tùy điều kiện khí hậu, nguồn nước, giống lúa mà có thể áp dụng mơ
hình 2-2 (2 vụ lúa – 2 vụ cá), 2-1 (2 vụ lúa – 1 vụ cá), 1-1 (1 vụ lúa – 1 vụ cá).
Các lồi cá đưa vào ni ruộng lúa cũng rất đa dạng như cá chép, cá trôi, cá
mè, cá rô phi, cá rô đồng, cá trê lai ... Đặc biệt là loại cá rô đồng thường được
đưa vào nuôi nhiều trong ruộng lúa vì các lý do:
Cá rơ đồng phân bố tự nhiên trong thuỷ vực nước tĩnh, ao, hồ, đầm,
ruộng ở cả hai miền Nam, Bắc, miền núi và đồng bằng. Cá ăn tạp, dễ ni có
khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như: cám, tấm và cả chất thải
của chăn nuôi.
Trong điều kiện nuôi tốt, cá rơ đồng có thể đạt kích thước > 20cm, trọng
lượng >100g/1con.
5
Cá rơ đồng lớn nhất có thể đạt 400g, cá thường gặp chỉ 50– 100gam.
Trong tự nhiên tuổi thọ của cá có thể đạt 5-6 năm. Cá lớn chậm, năm đầu tiên
chiều dài của cá 9-10cm, năm thứ 2 chiều dài 12-13cm, năm thứ 3 chiều dài
16-17cm trong quần thể cá ở đồng ruộng cá 2-3 tuổi thường chiếm ưu thế (6070%).
Thịt cá rơ đồng được cơng nhận là có chất lượng cao, thịt béo, thơm, dai,
ngon, có giá trị cao tiêu thụ khá mạnh ở nông thôn và thành phố. Cá sống rất
khoẻ chịu đựng được điều kiện thiếu nước trong một thời gian khá lâu do
chúng có cơ quan hơ hấp phụ trên mang thở khí trời; cá có thể ra khỏi nước 6
ngày mà khơng chết (nếu nang phụ không bị khô) dựa vào đặc điểm này để
vận chuyển cá tươi sống đi tiêu thụ ở các nơi; cá thích nghi với khí hậu nhiệt
đới, lúc khơ hạn sống chui rúc trong bùn một thời gian khá dài và có thể ra
khỏi nước “đi” một quảng tương đối xa để tìm nơi sinh sống, có thể lên đất
khơ tìm mồi ăn.
Ở thị trấn Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh có 13 hộ ni thâm canh cá rơ đồng
trên diện tích ao 1000 – 1500m2 cho kết quả tốt và đạt năng suất cao từ 20-23
tấn/ha/vụ (4 tháng), sau khi trừ chi phí thu lợi nhuận 20 – 35 triệu đồng.
4. Giải quyết tình huống
Để giải quyết tính huống “ Tận dụng ruộng lúa trũng năng suất thấp để
nuôi cá rô đồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình nơng dân”
cần phải thực hiện các bước sau:
- Xây dựng ruộng nuôi.
- Chuẩn bị ruộng nuôi
- Thả cá giống
- Thức ăn, chăm sóc.
- Thu hoạch.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
5.1. Xây dựng ruộng nuôi
6
- Tận dụng ruộng lúa ở vùng trũng để kết hợp nuôi cá, ruộng phải giữ
được nước trong suốt thời gian làm lúa có thả cá, có khả năng chủ động nước
tưới tiêu.
- Thời gian từ khi cấy lúa đến lúc thu hoạch từ 4-5 tháng.
- Ruộng có bờ cao, khơng có lỗ mối, nước khơng tràn bờ.
- Trong ruộng phải làm mương xung quanh và mương giữa ruộng sâu
0,2-0,4m, rộng 2-4m, diện tích mương chiếm 20-25% diện tích ruộng lúa.
- Ruộng ni có cống cấp và thốt nước, đầu mỗi cống phải có lưới lọc.
- Có lưới bao xung quanh bờ ruộng, chiều cao lưới 0,3-0,5m để ngăn
không cho cá rơ đồng “lóc” qua bờ.
7
4.2. Chuẩn bị ruộng ni
- Trong qui trình ni cá thì chuẩn bị ruộng ni là khâu quan trọng ảnh
hưởng quyết định đến năng suất cá ni
- Với mơ hình ni này thì sau khi thu hoạch lúa tiến hành sên vét lớp
bùn đáy ở mương bao. Cho nước vào ngập ruộng ngâm vài ngày rồi xả bỏ.
Những ruộng có hệ thống mương bao mới đào thì cần lấy nước vào ngâm vài
lần để rửa phèn.
- Bón vơi: sử dụng vơi nung (CaO) 5 – 7 kg/100m2. Bón vơi sau khi đáy
mương bao đã được tát cạn, vôi được rải khắp mương và bờ ruộng. Bón vơi
8
ngồi việc diệt tạp, tiêu độc đáy mương nó cịn tạo điều kiện pH cao thích hợp
trong việc tạo thức ăn tự nhiên ban đầu có ích cho cá ni giai đoạn nhỏ.
- Phơi mặt ruộng và đáy mương bao khoảng 2 – 3 ngày, tránh phơi quá
lâu mặt ruộng bị nứt nẻ làm xì phèn.
4.3. Lấy nước vào ruộng
- Cấp nước vào ruộng nuôi phải qua lưới lọc (lưới cước a = 0,3 mm) để
ngăn chặn địch hại và tép cá tạp vào làm giảm sản lượng nuôi và cạnh tranh
thức ăn. Khi mực nước trong mương bao đạt 1,2 m thì tiến hành thả giống.
4.4. Thả giống
- Ruộng sạ lúa nước được 15-20 ngày, chiều cao cây lúa từ 20-30cm tiến
hành thả cá giống vào mương đào trong ruộng.
- Mật độ thả 1-2con/m2.
- Qui cỡ cá giống 500-600con/kg.
- Thời gian nuôi 4-5 tháng tuỳ thuộc thời gian làm lúa.
9
- Cách thả: Cá giống thơng thường được đóng trong túi nylon có bơm
oxy để vận chuyển, nên trước thả cá vào ao nuôi phải ngâm túi cá trong ao từ
15 – 20 phút để cân bằng nhiệt độ trong túi và ao ni sau đó cho nước vào
túi từ từ đến khi nước đầy túi thì thả cá ra nhằm tránh gây sốc cho cá.
- Thời gian thả: Thả cá giống vào sáng sớm từ 6 – 9giờ hoặc chiều tối từ
20 – 22giờ khi trời mát, thả đầu hướng gió.
4.5. Thức ăn và cho ăn
Mười lăm ngày đầu từ khi thả cho cá ăn thêm cám gạo trộn với bột cá,
lượng thức ăn bằng 10-15% trọng lượng đàn cá. Từ ngày 16 trở đi không cho
cá ăn nữa, cá sẽ tự tìm thức ăn khắp ruộng lúa như: ấu trùng, cơn trùng, mày
lúa….
4.6. Chăm sóc và quản lý ao nuôi
- Thay tháo nước tuỳ thuộc vào việc trồng lúa nhưng không để ruộng khô
cạn.
- Khi ruộng lúa bị sâu rầy, bệnh lúa nếu cần xịt thuốc sâu phải tháo cạn
nước để cá xuống hết vào mương, tiến hành xịt thuốc sâu trên lúa sẽ không
ảnh hưởng đến cá. Khoảng 3 ngày sau cấp lại nước trên ruộng lúa ( thuốc sâu
hết tác dụng). Trong thời gian cá xuống mương phải cho cá ăn bột cám gạo
với lượng bằng 5% trọng lượng đàn cá.
10
4.7. Thu hoạch
- Khi thu hoạch lúa tháo cạn nước, cá tập trung xuống mương tiến hành thu
hoạch bằng lưới, sau đó tháo cạn bắt hết cá.
- Năng suất cá rơ đồng ni trong rụơng lúa có thể đạt 1-2 tấn/ha.
11
5. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Các biện pháp trên đều được lấy từ những kinh nghiệm đời sống, từ tài
liệu khuyến nông, sách báo, internet và dựa vào các kiến thức đã học. Ví dụ
như việc dùng các loại thức ăn sẵn có để cho cá ăn như: bột bắp, bột cám gạo,
tấm, bột củ mì …. Đây là những phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho cá ở
mỗi hộ gia đình mà khơng cần phải lo sợ hóa chất độc hại cho cá, mà cá sau
này dùng làm thực phẩm cho con người.
12
Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp càng ngày càng gặp nhiều khó
khăn do giá cả con giống, cây giống, giá các loại thức ăn chăn ni, phân bón
đều tăng cao làm cho lợi nhuận càng ngày càng thấp. Mặt khác, do biến đổi
khí hậu làm cho thời tiết diễn biến thất thường càng làm cho hiệu quả của sản
xuất nơng nghiệp ngày càng thấp thì việc kết hợp các loại vật nuôi với cây
trồng mà cụ thể ở đây là ni cá kết hợp trồng lúa phần nào góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế và đời sống cho người nông dân. Kết hợp nuôi cá với
trồng lúa, tận dụng những diện tích ruộng trũng có năng suất lúa thấp là một
trong những phương án làm tăng hiệu quả kinh tế so với chỉ trồng lúa đơn
thuần.
Cá nói chung và cá nước ngọt nói riêng là một trong những loại thực
phẩm vô cùng thiết yếu trong đời sống hàng ngày. Cá rơ đồng được chế biến
thành rất nhiều món ăn ngon tùy theo mùa, mà cách làm rất đơn giản. Ví dụ
như
- Cá rơ kho mía
13
-Nem cá rô:
-Cá rô kho tộ:
- Bún cá rô:
14
- Cá rô kho dứa:
- Canh cá rô đồng khổ qua:
15
- Cá rô kho khế...
Trên đây là hiểu biết của tơi được tích lũy, tổng hợp từ những kinh
nghiệm đời sống, từ tài liệu khuyến nông, sách báo, internet và dựa vào các
kiến thức đã học về tự nhiên. Biện pháp kỹ thuật ni cá ruộng lúa này có thể
chưa phải là tối ưu nhưng nếu được áp dụng trong điều kiện thực tế tại địa
phương cũng có thể góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân. Hy
vọng những biện pháp này có thể được phổ biến rộng rãi tới người nông dân
và được áp dụng một cách phù hợp nhất.
Quảng Ngãi, ngày ….. tháng …. năm 2015
Nhóm tác giả
Nguyễn Quang Lê
Nguyễn Văn Chiến
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường ĐH Cần Thơ – Khoa Nông nghiệp – Bộ môn Kỹ thuật nuôi cá
nước ngọt: Sinh học và kỹ thuật ni một số lồi cá nước ngọt – Sở
KH-CN và MT An Giang, 2000.
2. />me=News&op=viewst&sid=219
3. />4. />B%93ng
5.
/>