Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Kiến tập kế toán về phần hàng doanh thu chi phí, công nợ phải trả tại công ty VNT logistics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.67 KB, 50 trang )

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CN

Chi nhánh

DV

Dịch vụ

KT

Kế toán

TK

Tài khoản

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới hiện nay, xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng phát triển mạnh
mẽ. Điều này làm cho hoạt động ngoại thương cũng trở nên sôi động, hoạt động xuất
nhập khẩu ngày càng mở rộng, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng các dịch vụ giao nhận
vận tải ngoại thương cũng tăng theo. Trước xu thế này, hoạt động giao nhận vận tải ở
Việt Nam đã được hình thành và ngày càng phát triển, đóng góp rất lớn cho sự phát
triển của ngoại thương Việt Nam. Trong đó không thể không kể đến công ty cổ phần
giao nhận vận tải ngoại thương VNT Logistics, là đơn vị luôn dẫn đầu trong ngành
giao nhận vận tải ở Việt Nam. Đây là doanh nghiệp có bề dày hoạt động nhiều năm,


luôn cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng, với uy tín và chất lượng cao. Hơn thế nữa, VNT
Logistics còn nhiều lần được Nhà nước trao tặng huân chương đơn vị anh hùng trong
thời kì đổi mới. Chính vì lý do đó nên em chọn VNT Logistics làm đơn vị để kiến tập
kế toán với hy vọng có thể học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác kế toán
của đơn vị, đồng thời gắn kết chúng với những kiến thức em đã được học ở nhà trường
và tăng cường hiểu biết của em về ngành giao nhận vận tải ngoại thương Việt Nam.
Do lần đầu tiếp xúc với thực tế cùng với kiến thức kế toán còn hạn hẹp nên bài
luận của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy em rất mong nhận
được sự chỉ bảo và giúp đỡ của cô Hà Phương Dung để em hoàn thành tốt báo cáo.
Em xin trân thành cảm ơn cô đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này!


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN
TẢI NGOẠI THƯƠNG VNT LOGISTICS
1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty VNT Logistics

1.1.1. Thông tin chung về công ty VNT Logistics
Thông tin chung:
Tên công ty: Công ty cổ phần Giao nhận Vận tải Ngoại thương
Tên tiếng anh: The Van cargoes and Foreign trade logistics joint stock company.
Tên giao dịch: VNT LOGISTICS
Mã chứng khoán: VNT
Ngành nghề kinh doanh: công nghiệp vận tải
Người đại diện pháp luật: Ông Nguyễn Xuân Giang- Chủ tịch hội đồng quản trị
kiêm Tổng giám đốc.
Trụ sở chính: Số 2 Bích Câu, Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Tel : (84-4) 37321 090 - Fax: (84-4) 37321 083
Email:

Website: www.vntlogistics.com
Vốn điều lệ: 54.720.000.000 VNĐ
Vốn thực góp: 54.720.000.000 VNĐ
Chi nhánh Công ty tại:
- Hải Phòng: 115 đường bao Trần Hưng Đạo, phường Đông Hải 1, quận Hải An,
thành phố Hải Phòng.
Tel: (84-31) 3765 819 - Fax: (84-31) 3765 820
Email:
- Quảng ninh: Số 1 đường Cái Lân, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- Hồ Chí Minh: 145-147 Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4, thành phố Hồ Chí
Minh


Tel: (84-8) 39409 779
Công ty con: công ty TNHH giao nhận Vận tải Hà thành Hanotrans:
Địa chỉ: Số 2 Bích Câu, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 37322 542 - Fax: (84-4) 37322 895
Email:
Website: www.hanotrans.com.vn
Depot VNT Logistics tại: Đường Đình Vũ, Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố
Hải Phòng
Tel: (84-3) 3978 169
Fax: (84-31) 3978 798
Tầm nhìn: Mục tiêu của VNT Logistics cùng các đơn vị thành viên trong
Vinatrans Group xây dựng VNT trở thành một tập đoàn giao nhận hàng đầu Việt Nam,
góp phần giúp VNT ngày càng khẳng định thương hiệu trong nước và quốc tế, nâng
cao hiệu quả quản lý, mở rộng mạng lưới hoạt động và đa dạng hóa lĩnh vực dịch vụ
cung cấp trong ngành giao nhận vận tải. Việc cải thiện chất lượng dich vụ cung cấp
được công ty đặc biệt chú trọng trong giai đoạn tới nhằm nâng cao sức cạnh tranh của
công ty, duy trì thị phần và doanh thu, lợi nhuận của công ty trong điều kiện kinh

doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt.
Chiến lược: Chiến lược phát triển của công ty là tiếp tục đẩy mạnh các dịch vụ
truyền thống và thế mạnh của mình như giao nhận hàng hóa, xuất khẩu qua đường biển
và hàng không. Xây dựng và phát triển mạnh mảng logistics, đầu tư về nhân lực, kho
bãi, trang thiết bị vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong
và ngoài nước. Ngoài ra công ty cũng tập trung phát triển, đầu tư trang bị tàu container
cho dịch vụ vận tải nội địa và quốc tế.

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty VNT Logistics


VNT Logistics có tiền thân là một chi nhánh của công ty giao nhận kho vận
Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh Vinatrans, được thành lập vào tháng 6/1996 với
tên gọi Vinatrans Hà Nội. Với lợi thế xuất phát từ một đơn vị kinh doanh của công ty
Giao nhận kho vận ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh, một công ty lớn trong lĩnh
vực giao nhận vận tải, Vinatrans Hà Nội được thừa hưởng những thuận lợi về cơ sở
ban đầu như: tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm nghiệp vụ và
mạng lưới khách hàng.
Năm 2003, chi nhánh Vinatrans Hà Nội tiến hành cổ phần hóa theo quyết định số
1685/2002/QĐ/BTM ngày 30/12/2002 của Bộ thương mại và chuyển thành Công ty cổ
phần giao nhận vận tải ngoại thương, tên giao dịch là Vinatrans Hà Nội với mức vốn
điều lệ là 12 tỷ đồng, theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103002086, do sở
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 07/04/2003.
Năm 2005, công ty tiến hành tăng vốn điều lệ từ 12 tỷ đồng lên 24 tỷ đồng thông
qua trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100%. Năm 2007, vốn điều lệ của công ty được
nâng cao từ 24 tỷ đồng lên 54,72 đồng tỷ thông qua hình thức phát hành cổ phiếu
thưởng với tỷ lệ 70%, phát hành cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1, phát hành cho cán
bộ công nhân viên có đóng góp đối với công ty và các đối tác chiến lược của công ty.
Ngày 14/08/2009, cổ phiếu của công ty chính thức niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán VNT, khối lượng niêm yết là 5.472.000 cổ

phiếu, với mệnh giá 10.000 đồng, giá chào sàn 39.700.
Tháng 4/2011, do việc trùng thương hiệu với Vinatrans thành phố Hồ Chí Minh
nên ban lãnh đạo công ty đã quyết định thay đổi thương hiệu nhận diện từ Vinatrans Hà
Nội sang VNT Logistics.
Từ khi thành lập đến nay, trải qua 17 năm hoạt động, VNT Logistics đã vươn lên
từ một chi nhánh của Vinatrans Hồ Chí Minh trở thành một trong những đơn vị hàng
đầu trong ngành công nghiệp vận tải Việt Nam, đứng đầu khu vực phía Bắc. Từ năm
2001, đơn vị nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu “ tập thể lao động xuất sắc”, nhận được


bằng khen của Bộ Thương mại và của Chính Phủ. Đặc biệt vào năm 2006, VNT
Logistics kỷ niệm 10 năm thành lập và vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng
III do Chủ tịch nước trao tặng do các thành tích xuất sắc trong kinh doanh của đơn vị.

1.1.3. Kết quả kinh doanh của VNT Logistics trong một vài năm gần đây
Có thể thấy quy mô doanh nghiệp và kết quả kinh doanh của VNT Logistics trong
một vài năm gần đây thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.1- Kết quả kinh doanh của VNT Logistics từ năm 2009 đến năm 2012
(đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

172,942

210,309


252,115

264,847

DT cước

114,387

160,015

137,354

121,456

DT cung cấp nội

111,556

160,721

178,417

218,262

21,880

23,543

26,094


33,231

0,097

0,073

0.083

0,099

Chỉ tiêu
1. Tổng tài sản
2. Doanh
thu

địa
3. Lợi nhuận trước thuế
4. Tỷ suất sinh lời trên DT

Từ bảng trên có thể thấy tổng tài sản của công ty VNT Logisctic luôn không
ngừng tăng qua các năm với tốc độ tăng nhanh và khá ổn định. Cụ thể tổng tài sản của
doanh nghiệp năm 2010 tăng 37,367 tỷ đồng tương ứng với 21,60%; năm 2011 tăng
41,806 tỷ đồng tương ứng với tăng 19,88%; đến năm 2012, mức tăng của tổng tài sản
giảm sút xuống còn 5,05% tương ứng với mức tăng 12,732 tỷ đồng.
Về mặt kết quả kinh doanh, doanh thu của công ty có sự biến động bất thường.
Năm 2010, doanh thu của công ty tăng với tốc độ 42%, năm 2011 giảm 1,5%, nhưng
đến năm 2012 đã phục hồi trở lại với mức tăng 7,5%. Bên cạnh đó, cơ cấu doanh thu
của công ty cũng có sự thay đổi rõ rệt. Trong khi doanh thu cước ngày càng giảm về cả
số lượng lẫn tỷ trọng thì doanh thu cung cấp hàng hóa nội địa ngày càng tăng cao. Từ



đó có thể thấy hoạt động giao nhận nội địa của công ty ngày càng phát triển. Nguyên
nhân do những năm gần đây, công ty đã phát hiện ra tiềm năng phát triển của các dịch
vụ nội địa, do đó các hoạt động này ngày càng được chú trọng đầu tư nhiều về cơ sở hạ
tầng như hệ thống kho bãi, máy móc phương tiện phục vụ cho việc vận chuyển và bốc
dỡ hàng hóa.
Tuy doanh thu có nhiều biến động nhưng từ năm 2009 đến năm 2012, VNT
Logistics luôn kinh doanh ổn định và có lãi. Lợi nhuận trước thuế của công ty cũng
luôn tăng cao qua các năm với tốc độ tăng trưởng ngày càng lớn là 7,60% năm 2010,
10,84% năm 2011, và năm 2012 là 27,35%. Tình hình kinh doanh của công ty ổn định
với tỷ suất sinh lời trên doanh thu luôn dương và khá ổn định qua các năm. Xét trong
môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt cộng với sự phát triển chậm chạp, đình
trệ của kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, có thể sự phát triển của VNT
Logistics là ổn định. Điều này cho thấy VNT Logistics có một vị thế quan trọng trong
ngành công nghiệp vận tải ở Việt Nam.

1.2.

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty

1.2.1. Các ngành nghề kinh doanh của công ty
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Công ty Cổ phần giao nhận ngoại
thương VNT Logistics là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp vận
tải. Theo đó, những ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là:
- Kinh doanh về các dịch vụ giao nhận vận tải, hàng xuất nhập khẩu; bốc xếp,
giao nhận, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng quá khổ hàng quá tải;
- Đại lý giao nhận cho các hãng giao nhận và vận tải nước ngoài;
- Môi giới thuê và cho thuê tàu cho các chủ hàng và chỉ tàu trong và ngoài nước;
- Kinh doanh vận tải hàng nội địa và quá cảnh; cho thuê văn phòng làm việc, kho

bãi theo quy định pháp luật; xuất nhập khẩu trực tiếp và nhận ủy thác xuất nhập khẩu;


- Dịch vụ thương mại và dich vụ có liên quan đến giao nhận vận chuyển hàng hóa
xuất nhập khẩu (thủ tục hải quan, tái chế, bao bì, kiểm kiện hàng hóa xuất nhập khẩu);
- Kinh doanh vận tải hàng hóa đa phương thức;
- Tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo, trưng bày, giới thiệu sản phẩm
hàng hóa;
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác: đường thủy, bến cảng và các công
trình trên sông, các cảng du lịch, cửa sông;
- Bốc xếp hàng hóa cảng biển: xếp hàng hóa hoặc hành lý của hành khách lên tàu
biển hoặc bốc dỡ hàng hóa, hành lý của khách hàng từ tàu biển, bốc vác hàng hóa tại
cảng biển;
- Kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại; môi giới hàng hải, đại lý tàu biển.
Tuy nhiên, hiện nay VNT Logistics tập trung kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh
vực: vận tải hàng không, vận tải đường biển, dịch vụ logistics, vận tải đường bộ và
đường sắt (vận tải nội địa), mội giới thuê tàu, hàng dự án công trình, chuyển phát
nhanh trong nước và quốc tế. Có thể thấy cơ cấu các DV kinh doanh của công ty theo
bảng sau:
Bảng 1.2- Tỷ trọng doanh thu của VNT Logistics theo dịch vụ
(Đơn vị: %)

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Dịch vụ đường không


42,02

55,06

43,26

1

DV đường không xuất

33,89

42,92

33,96

2

DV đường không nhập

8,13

12,14

9,3

Dịch vụ đường biển

16,13


19,92

30,58

STT

Tên dịch vụ

3

DV đường biển xuất

8,55

6,10

3,95

4

DV đường biển nhập

7,58

13,82

26,63


Đại lý tàu biển


15,06

20,54

21,29

5

Đại lý cho các hãng tàu

6,67

3,67

4,24

6

Đại lý giao nhận

4,10

7,27

1,22

7

Đại lý môi giới tàu và kho xe


4,29

9,51

15,83

26,79

4,48

4,87

Dịch vụ khác
8

Nội địa: Hải Phòng- HCM

25,93

-

-

9

Kinh doanh kho bãi

0,86


1,96

2,45

10

Logistic

-

-

2,42

100

100

100

Tổng

Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy các ngành DV trọng tâm của VNT
Logistics bảo gồm dịch vụ giao nhận hàng không, đường biển và đại lý tàu biển.
Về DV giao nhận hàng không: đây là DV chủ đạo mang lại doanh thu chính cho
VNT Logistics, mang lại lợi thế cho công ty so với các công ty khác cùng ngành.
Doanh thu từ dịch vụ giao nhận vận tải hàng không chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
doanh thu của công ty chiếm 42,02%% trong năm 2007, 55,06% trong năm 2008 và
43,26% trong năm 2009. Mặc dù thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng DV
giao nhận hàng không của VNT Logistcs vẫn xếp vào hàng tốt nhất trên thị trường. Tại

khu vực phía Bắc, VNT là đơn vị đại lý hàng hóa đường không có lượng hàng xuất
hàng năm lớn nhất và đều được các hãng hàng không lớn như Vietnam Airlines,
Singapore Airlines, Korea Airlines, Thai Airlines xếp hạng là đơn vị số 1.
DV vận tải hàng không là lĩnh vực mà công ty có nhiều lợi thế so với các doanh
nghiệp cùng ngành và công ty đã khai thác tốt lợi thế đó. VNT là đối tác tin cậy của
nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới như Singapore Airlines, Vietnam Airlines, Eva
Airways, Thai Airways, Bristish Airways, Brunei Airways và China Airlines… do vậy
VNT Logistics có những điều kiện thuận lợi nhất để cung cấp cho khách hàng những
dịch vụ giao nhận hàng không chất lượng cao từ Việt Nam đến các sân bay quốc tế lớn


trên thế giới. Đối với giao nhận hàng không, công ty cung cấp các dịch vụ: hợp đồng
vận chuyển, giao nhận từ kho chủ hàng hoặc sân bay đến sân bay hoặc kho người nhận;
vận chuyển kết hợp đường biển và đường hàng không; DV chuyển phát nhanh, khai
quan và giao nhận nội địa, đại lý hải quan, địa lý bán cước; gom hàng lẻ xuất khẩu và
chia lẻ hàng nhập khẩu.
Về giao nhận vận tải đường biển: đây là dịch vụ chiếm tỷ trọng khá lớn và ngày
càng quan trọng trong cơ cấu doanh thu của VNT: 16,13% năm 2007, năm 2008 là
19,92%, năm 2009 là 30,58%.
Trong lĩnh vực này, VNT Logistics cạnh tranh trực tiếp với các Công ty có tên
tuổi như Gemadept, Viconship, Safi,... và trong nhiều năm liền, VNT được đánh giá là
1 trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành. VNT cung cấp cho khách hàng DV
gửi hàng lẻ đường biển từ Việt Nam đi mọi nơi trên thế giới với các thị trường mạnh là
Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, và nhiều nước Châu Á khác; DV nhập hàng nguyên container
với giá cạnh tranh và có hỗ trợ phí lưu kho; DV hàng công trình và triển lãm tại Việt
Nam và các nước khu vực như Lào, Campuchia. Đặc biệt dịch vụ thu gom hàng lẻ
đóng container chung chủ đi các cảng trên thế giới của VNT luôn được duy trì, phát
triển và dẫn đầu thị trường miền Bắc.
Hiện tại VNT đang có hợp đồng dài hạn với các nhiều hãng tàu và hãng giao
nhận lớn của thế giới như RCL, AAL...

Trong lĩnh vực giao nhận hàng không và vận tải đường biển, VNT Logistics có
các trụ sở, các chi nhánh, kho bãi được xây dựng ở những địa bàn thuận lợi cho việc
giao dịch với khách hàng, thực hiện thủ tục nhập- xuất hàng do ở gần các sân bay, bến
cảng lớn. Mạng lưới các chi nhánh được thiết lập rộng khắp các khu vực trọng điểm
kinh tế như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và đang ngày càng được
mở rộng nhanh chóng. Thêm vào đó, công ty cũng được thiết lập một mạng lưới đại lý
quốc tế có quy mô với các nước lớn và có nhu cầu tiềm năng như Nhật Bản, Mỹ, Trung
Quốc và một số nước Châu Âu.


Về dịch vụ đại lý tàu: hiện tại công ty làm đại lý cho hai hãng tàu có quy mô lớn
và uy tín trên thị trường quốc tế là hãng tàu container RCL Singapore từ năm 1993 và
hãng tàu Richmer của Đức. Đây là những hãng tàu có quy mô lớn và uy tín trên thị
trường quốc tế, góp phần làm tăng uy tín của VNT và đem lại nguồn cầu dịch vụ ổn
định và tiềm năng cho Công ty. Ngoài ra VNT còn liên tục mở rộng dịch vụ môi giới
và thuê tàu để thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu của các chủ hàng Việt Nam.
Doanh thu từ dịch vụ này hiện chiếm khoảng gần 17% tổng doanh thu của cả công ty.
DV giao nhận vận tải và khai thác kho bãi (logistics) công ty hiện nay đang dần
chú trọng đầu tư phát triển đội ngũ khai quan giao nhận linh hoạt, phù hợp với nhu cầu
từng thời điểm, đồng thời mở rộng hệ thống kho bãi, nâng hạ, bốc xếp nhằm đẩy mạnh
doanh thu, lợi nhuận từ dịch vụ này. VNT Logistics cũng đang tiến hành đầu tư vào
phát triển hệ thống kho bãi, cầu cảng hiện đại tại khu vực cảng Hải Phòng, Cái Lân với
diện tích gần 5 ha giúp nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường của công ty
trong lĩnh vực dịch vụ kho bãi. Bên cạnh đó, công ty cũng có hệ thống phương tiện vận
tải và trang thiết bị bao gồm 20 xe đầu kéo, 20 romooc, 02 cần cẩu, 01 xe nâng
container, đội xe tải các loại để phục vụ cho vận chuyển hàng nội địa.

1.2.2. Quy trình cung cấp dịch vụ của công ty
Hiện nay VNT Logistics cung cấp các dịch vụ có thể chia ra 3 loại với 3 quy trình
khác nhau bao gồm: giao nhận nội địa, giao nhận xuất và giao nhận nhập. Trong đó,

giao nhận xuất bao gồm các dịch vụ hàng không xuất, đường biển xuất và đại lý tàu
biển xuất là loại dịch vụ phổ biến nhất của công ty.
Có quy trình cung cấp dịch vụ xuất theo mô hình 1.3
Đầu tiên, khách hàng liên hệ với quầy lễ tân, tại đây khách hàng sẽ được giới
thiệu đến phòng nghiệp vụ cước hoặc phòng kinh doanh của công ty. Sau khi nhân viên
kinh doanh nhận được yêu cầu sẽ liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ- là hãng hàng
không, hãng tàu biển, hãng đại lý biển, để thỏa thuận về giá cả và dịch vụ cung cấp. Và


sau đó nhân viên chào giá với khách hàng. Hai bên sẽ thỏa thuận để đưa tới hợp đồng
giao dịch.
Sơ đồ 1.3- Quy trình cung cấp dịch vụ xuất
Nhận yêu cầu

Hỏi giá/ chào giá

Đặt hàng dịch vụ

Lập vận đơn

Lập file làm hàng

Kế toán

Sau khi đã thống nhất với khách hàng, nhân viên sale tiếp tục đặt hàng dịch vụ và
làm hợp đồng giao dịch với nhà cung cấp. Kế đến, nhân viên sale lập hướng dẫn của
sale và vận đơn- là chứng từ vận chuyển hàng hóa do công ty phát hành cho khách
hàng để khẳng định công ty đã xếp hàng hóa lên tàu( hoặc máy bay) hoặc sau khi đã
nhận được hàng hóa. Từ đó lập nên file làm hàng bao gồm các chứng từ: hợp đồng, vận
đơn, hướng dẫn của sale,… Bộ hồ sơ này được gửi cho kế toán để lên hóa đơn. Sau khi

đã hoàn thành, bộ file được chuyển cho khách hàng kèm hóa đơn cung cấp dịch vụ của
công ty.

1.3.

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Hiện nay, công ty VNT Logistics có tổ chức bộ máy của công ty như sau:


Đại hội đồng cổ đông
CN tp. Hồ Chí
Minh

Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị

CN Hải Phòng
Ban Tổng giám đốc
CN Quảng Ninh

Công ty con
Hanoitrans

Phòng
tài
chínhkế
toán

Phòng
kinh

doanh

Trụ sở chính

Phòng
quản
trị
thông
tin

Phòng
quản
trị
chất
lượng

Phòng
giao
nhận
đường
biển

Phòng
giao
nhận
hàng
không

Phòng
đại lý

tàu
biển

Phòng
DV
logistic

Sơ đồ 1.4- Tổ chức bộ máy quản lý của công ty VNT Logistics
Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyết định cao nhất của công ty. Hiện nay, cơ cấu cổ đông của VNT Logistics bao
gồm: 10,96% cổ đông Nhà nước, 19,61% là cổ đông cán bộ nhân viên và 69,43% là cổ
đông bên ngoài công ty.
Hội đồng quản trị: hiện có 5 thành viên, do ông Nguyễn Xuân Giang làm chủ
tịch, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty. Hội đồng quản trị có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh từ việc


đề ra chiến lược, phương hướng phát triển của công ty đến việc quyết định loại hình
hoạt động doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp.
Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông thành lập để kiểm soát tất cả các hoạt
động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các phòng ban, kể cả của Hội đồng thành
viên. Hiện nay ban kiểm soát của công ty có 3 thành viên gồm 1 trưởng ban kiểm soát
và 2 ủy viên.
Ban giám đốc: gồm 1 Tổng giám đốc và 2 phó tổng giám đốc, là những người
trực tiếp điều hành hoạt động của công ty. Tổng giám đốc là người điều hành công việc
kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm
vụ được giao. Mỗi Phó tổng giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh
vực công tác được giao. Khi Tổng giám đốc vắng mặt thì Phó tổng giám đốc thứ nhất
là người thay mặt Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty.

Phòng tài chính- kế toán: quản lý các vấn đề tài chính- kế toán trong công ty;
quản lý kho, bãi vật tư, tài sản của công ty; tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch tài
chính kế toán và nguồn vốn phục vụ mục đích kinh doanh; tính toán hiệu quả kinh tế
cho các phương án sản xuất kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ; tham mưu cho
ban giám đốc trong công tác quản lý hành chính của công ty.
Phòng quản trị thông tin: quản trị cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin;
đảm bảo hệ thống thông tin cho toàn công tin, chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng, hệ
thống máy tính, mạng liên kết nột bộ và bên ngoài.
Phòng quản trị chất lượng: đảm bảo bước thực hiện dịch vụ tuần thủ theo đúng
quy trình đã đề ra; xây dựng hệ thống thực hiện, kiểm tra quy trình cho mỗi sản phẩm
dịch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đơn hàng.
Phòng giao nhận đường biển: cung cấp cho khách hàng DV gửi hàng lẻ đường
biển từ Việt Nam đi mọi nơi trên thế giới, DV nhập hàng nguyên container (FLC); DV
hàng công trình và triển lãm tại Việt Nam và các nước khu vực như Lào, Campuchia.


Phòng này có 2 bộ phận là đường biển nhập (ĐBN) và đường biển xuất (FCL).
Phòng giao nhận hàng không: giao nhận từ kho chủ hàng hoặc sân bay đến sân
bay hoặc kho người nhận với đa dạng các mặt hàng; vận chuyển kết hợp đường biển và
đường hàng không; DV chuyển phát nhanh (chứng từ, hàng mẫu, hàng thương phẩm);
gom hàng lẻ xuất khẩu và chia lẻ hàng nhập khẩu; DV khai quan và giao nhận nội địa;
DV đại lý hải quan; đại lý bán cước và hợp đồng vận chuyển với nhiều hãng hàng
không lớn khác trên thế giới cam kết tại Việt Nam.
Phòng giao nhận hàng không của công ty có 2 bộ phận là hàng không nhập
(HKN) và hàng không xuất (HKX).
Phòng đại lý tàu biển ( RCL): cung cấp DV đại lý hàng hải trọn gói đối với tàu
container định tuyến, bao gồm thủ tục và giao nhận hàng hóa xuất khẩu, quản lý khai
thác dịch vụ container của một số hãng tàu; Địa bàn hoạt động chính của phòng là tại
khu vực cảng thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng.
Phòng logistisc (LOG): là phòng duy nhất cung cấp các dịch vụ nội địa tại công

ty, bao gồm các dịch vụ kho bãi, bóc dỡ, vận tải hàng hóa nội địa.
Phòng kinh doanh: là bộ phận trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động
tiếp thị, bán hàng. Các công việc của phòng kinh doanh bao gồm: lập kế hoạch kinh
doanh và triển khai thực hiện; thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng,
nhà phân phối; trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh để mang lại doanh thu cho
doanh nghiệp. Trong hoạt động trực tiếp tạo ra doanh thu, khác với các phòng nghiệp
vụ chỉ cung cấp một dịch vụ chuyên môn của mình, phòng kinh doanh có thể cung cấp
tất cả các dịch vụ nếu có khách hàng yêu cầu.
Có thể thấy mô hình tổ chức phòng kinh doanh của công ty VNT Logistics khá
đơn giản, gọn nhẹ. Các dịch vụ đều được tổ chức riêng đảm bảo các hoạt động kinh
doanh diễn ra tách biệt, độc lập nhau, tránh được sự lộn xộn giữa các dịch vụ. Trong cơ
cấu bộ máy có phòng quản trị thông tin, tạo điều kiện cho việc sử dụng máy tính và hệ
thống mạng cho trong và ngoài công ty, phục vụ cho việc quản trị trong công ty. Phòng


quản trị chất lượng giúp đảm bảo những dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng
được an toàn và đáng tin cậy, từ đó giảm thiểu rủi ro và ngày càng nâng cao uy tín của
công ty. Tuy nhiên, có thể thấyviệc mô hình đơn giản đã thiếu mất phòng quản trị nhận
lực mà công ty giao trách nhiệm lên nhân viên kế toán lương. Điều này ảnh hương
phần nào đến chất lượng hoạt động của công ty.
Tóm lại, sau 17 năm hình thành và phát triển, VNT Logistics từ một chi nhánh
nhỏ của Vinatrans Hồ Chí Minh đã vươn lên thành một trong những doanh nghiệp
hàng đầu trong ngành giao nhận vận tải Việt Nam. Trở thành một doanh nghiệp có bề
dày hoạt động nhiều năm, luôn cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng, với uy tín và chất
lượng cao. Đồng thời một đơn vị lao động xuất sắc trong thời kỳ đổi mới.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
VNT LOGISTICS
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty VNT Logistics

Phòng kế toán là một bộ phận trong tổ chức bộ máy của công ty thực hiện chức
năng quản lý các vấn đề về tài chính – kế toán. Mọi hợp động kinh tế, mọi nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến tài chính kế toán đều phải chuyển tới các nhân viên kế
toán có trách nhiệm để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh vào sổ sách, lưu trữ vào máy
tính và lập báo cáo tài chính trình lên giám đốc. Nhờ đó Ban giám đốc nắm được chi
tiết tình hình hoạt động của công ty và từ đó có những quyết định tới hoạt động và sự
phát triển của toàn công ty. Đây là công việc mà phòng kế toán phải tiến hành liên tục,
là tiếp nhau tạo thành chu kỳ kế toán. Công tác kế toán cần đựơc tổ chức khoa học, hợp
lý đảm bảo cho kế toán thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình và đáp ứng
được yêu cầu của cơ chế quản lý, kinh tế thị trường.
VNT Logistics là một công ty cổ phần hoạt động có quy mô, có tổ chức địa bàn
hoạt động theo hình thức tập trung tại một địa điểm. Xuất phát từ đặc điểm đó, nên
công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung. Theo đó, toàn bộ công
việc hạch toán kế toán được thực hiện tập trung tại phòng tài chính- kế toán của công
ty. Ở các bộ phận khác, cụ thể là các phòng nghiệp vụ của công ty đều có bố trí nhân
viên kế toán nhưng không tổ chức bộ máy kế toán riêng. Nhân viên kế toán tại các
phòng nghiệp vụ chỉ làm nhiệm vụ thu thập, kiểm tra, chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch
toán nghiệp vụ để phục vụ cho nhu cầu quản lý và kinh doanh của từng bộ phận. Sau
đó lập báo cáo nghiệp vụ và chuyển toàn bộ chứng từ cùng báo cáo nghiệp vụ về phòng
kế toán của công ty để tiến hành xử lý và lập báo cáo tổng hợp.
Ngoài ra, xét trên quy mô tập đoàn bao gồm công ty VNT Logistics và công ty
con là công ty TNHH giao nhận vận tải Hà thành Hanoitrans, do 2 công ty này đều có
cùng trụ sở tại số 2 Bích Câu, Đống Đa, Hà Nội nên tập đoàn này cũng được tổ chức kế
toán theo phương thức tập trung. Do vậy, các thông tin, sổ sách báo cáo, chứng từ của


công ty con đều được đưa về công ty mẹ để xử lý, và các báo cáo tài chính theo định
kỳ quý, năm của VNT Logistics được lập gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo
cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn.
Hiện tại, VNT Logistics có 12 nhân viên kế toán, tất cả đều có bằng cử nhân

trong lĩnh vực tài chính- kế toán trở lên. Để đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất, 12 nhân
viên kế toán này được tổ chức phân công lao động theo sơ đồ sau:
Kế toán trưởng

Phó phòng kế toán

Kế
toán
đối
ngoại

Phòng
kinh
doanh

Kế toán
ngân
hàng và
tiền mặt

Kế
toán
nghiệp
vụ

Phòng
giao
nhận
hàng
không


Phòng
giao
nhận
đường
biển

Kế
toán
tiền
lương

Phòng
đại lý
tàu biển

Thủ
quỹ

Kế
toán
thuế

Phòng
logistics

Sơ đồ 2.1- Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng: Là người trực tiếp chỉ đạo mọi vấn đề công tác tài chính, kế toán
của công ty: điều hành công tác thu chi theo lệnh giám đốc, lập kế hoạch thu chi tài



chính, kế toán thu nộp ngân sách về các loại thuế, khấu hao cơ bản đảm bảo đúng định
hướng hoạt động của công ty qua từng thời kỳ. Kế toán trưởng cũng là người tham gia
xây dựng, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chế độ, chính sách tài chính kế toán
công ty, kí các văn bản có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty và chi
nhánh; đồng thời chịu trách nhiệm toàn diện về công tác kế toán tài chính của công ty
trước ban Tổng giám đốc công ty, các cơ quan Nhà nước và pháp luật.
Tại VNT Logistics, kế toán trưởng còn là người trực tiếp lập các báo cáo tài chính
của công ty.
Phó phòng kế toán: Trực tiếp hướng dẫn và thực hiện công tác công tác kế toán
theo chế độ kế toán hiện hành, kiểm duyệt, cập nhật các chứng từ gốc, xem xét việc
định khoản của từng phần hành kế toán có đúng với tài khoản và số tiền hợp pháp hay
chưa sau đó vào sổ nhật ký chung và sổ cái tổng hợp. Ngoài ra, ở VNT, phó phòng kế
toán là người theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định của công ty, việc phân bổ các
chi phí và trích khấu hao.
Kế toán đối ngoại: chịu trách nhiệm giao dịch với các đại lý nước ngoài như
Singapore, Hongkong, Hàn Quốc, Trung Quốc….
Kế toán ngân hàng và tiền mặt: Kiểm tra, đối chiếu các chứng từ thu, chi tiền
mặt. Sau khi đã kiểm tra chứng từ hợp lệ thì chuyển cho thủ quỹ tiến hành thu hoặc chi.
Cuối ngày, căn cứ vào các chứng từ để ghi vào sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ. Khi nhận
được giấy báo nợ, có của ngân hàng, kế toán cân đối chiếu với chứng từ gốc đính kèm
thông báo của ngân hàng với sổ sách theo dõi tiền gửi của công ty để ghi sổ và xử lý
kịp thời các khoản chênh lệch nếu có.
Kế toán thuế: chịu trách nhiệm về việp nộp thuế, kê khai các loại thuế theo quy
định của pháp luật bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế Thu nhập cá nhân và thuế thu
nhập doanh nghiệp.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: phụ trách việc tính lương, phân
bổ lương và các khoản trích theo lương; chịu trách nhiệm về trích và thu nộp BHXH,



BHYT, KPCĐ đúng quy định, việc sử dụng thu chi các quỹ của công ty đúng với chế
độ.
Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý thu chi quỹ tiền mặt của công ty. Căn cứ vào
chứng từ thu - chi để ghi sổ quỹ. Cuối ngày phải kiểm kê quỹ đối chiếu với số dư trên
sổ. Nếu có chênh lệch phải báo cáo ngay với kế toán tổng hợp để tìm nguyên nhân và
có biện pháp xử lý kịp thời.
Kế toán nghiệp vụ: là bộ phận kế toán gồm 5 người thuộc 5 phòng kinh doanh. Là
người chịu trách nhiệm lập hóa đơn, theo dõi công nợ của công ty với nhà cung cấp và
công nợ của khách hàng với công ty.

2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty VNT Logistics
Công ty VNT Logistics là một công ty cổ phần có niêm yết trên thị trường chứng
khoán, bởi vậy chế độ kế toán của công ty được thực hiện theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chế
độ và chính sách kế toán của công ty những quy định chi tiết và dặc thù riêng để phù
hợp với những đặc thù của công ty.

2.2.1. Chế độ và chính sách kế toán chung tại công ty
Hiện nay, VNT Logistics áp dụng chế độ kế toán với:
- Năm tài chính của công ty từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12.
Do vậy, báo cáo tài chính năm của công ty đều được lập cho năm tài chính kết
thúc ngày 31/12. Ngoài ra, do niêm yết trên thị trường chứng khoán nên từ năm 2009,
công ty đều công khai báo cáo tài chính theo định kỳ hàng quý.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam
Nhưng VNT là doanh nghiệp có cung cấp các dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu
hàng hóa, bởi vậy nên các giao dịch của công ty xuất hiện tiền ngoại tệ. Các ngoại tệ
này có số dư đều được thể hiện trên bảng chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán, bao gồm:
đồng đô la USD, đồng EUR, đồng đô la Singapore SGD.



Hiện nay, kế toán công ty VNT Logistics đang sử dụng phần mềm kế toán Fast
Accounting 2008.
Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
- Công ty áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam
- Công ty áp dụng hình thức kế toán là Nhật ký chung
Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty VNT Logistics:
- Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền: tiền bao gồm tiền tại
quỹ, tiền đang chuyển và các khoản ký gửi không kỳ hạn. Tương đương tiền là các
khoản đầu tư ngắn hạn không quá 03 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một
lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.
- Các giao dịch ngoại tệ: các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được hạch toán theo
tỷ giá hối đoái vào ngày phát sinh nghiệp vụ. Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái
trong quá trình thanh toán được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ.
Số dư các khoản mục tiền, nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ số dư các
khoản trả trước cho người bán bằng ngoại tê, số dư chi phí trả trước bằng ngoại tệ và số
dư doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ, được chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán theo
tỷ giá hối đoái vào ngày lập bảng cân đối kế toán. Chênh lệch tỷ giá hối đoán phát sinh
do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ sau khi bù trừ tăng giảm được hạch toán vào kết
quả kinh doanh trong kỳ.
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác
Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác thể hiện giá trị có thể thực hiện
được theo dự kiến.
Dự phòng phải thu khó đòi phải được lập cho các khoản nợ phải thu quá hạn
thanh toán hoặc các khoản nợ có bằng chứng là không thu được.
- Nguyên tắc khấu hao tài sản cố định: nguyên giá tài sản cố định được khấu hao
theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng dự tính của tài sản.


Công ty có quy định thời gian khấu hao ước tính cho một số nhóm tài sản cố định
như sau:


-

Nhà cửa, vật kiến trúc

08- 24 năm

Máy móc thiết bị

03- 08 năm

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

03-10 năm

Thiết bị, dụng cụ quản lý

03-06 năm

Chi phí để có quyền sử dụng đất

13 năm

Phần mềm quản lý

03 năm

Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính: các khoản đầu tư vào công ty

còn được ghu nhận theo phương pháp giá gốc

-

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và thu nhập tài chính:Doanh thu về cung cấp

dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin
cậy. Cổ tức nhận được từ công ty con được ghi nhận theo nguyên tắc thực thu.
- Lương: công ty trích quỹ lương trong phạm vi được duyệt của Hội đồng quản trị.
- Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu: vốn điều lệ được ghi nhận theo mệnh giá cổ
phần đóng góp từ các cổ đông. Thặng dư vốn cổ phần được ghi nhận từ lãi phát hành
cổ phiếu.

2.2.2. Chế độ tài khoản của công ty VNT
Công ty VNT Logistics là một công ty thực hiện chế độ kế toán theo QĐ
15/2006/QĐ- BTC, bởi vậy công ty áp dụng hệ thống tài khoản đầy đủ gồm 86 tài
khoản cấp I, 120 tài khoản cấp II, 2 tài khoản cấp III và 6 tài khoản ngoài bảng. Tuy
nhiên, do công ty có những đặc thù riêng nên hệ thống tài khoản kế toán mà công ty sử
dụng có những đặc trưng riêng.
Hệ thống tài khoản chi tiết của công ty: Do các hoạt động kinh tế tài chính rất đa
dạng và phức tạp, nên ngoài hệ thống tài khoản theo quy định của bộ tài chính, công ty
VNT Logistics còn có những tài khoản chi tiết riêng. Ngoài ra, do công ty tổ chức kế


toán theo mô hình kế toán tập trung với công ty con Hanoitrans, nên các giao dịch và
hợp đồng của công ty con có thể sẽ được đưa về xử lý ở công ty VNT. Do vậy, các tài
khoản của công ty VNT đều được chi tiết thêm đuôi “HN” để thể hiện giao dịch là
thuộc VNT. Nếu có những tài khoản chi tiết cấp thấp hơn sẽ được thêm “HN1, HN2,
HN3…”
Ví dụ TK 128 “ Đầu tư ngắn hạn khác” có hệ thống TK chi tiết như sau:
TK 1281 “Đầu tư ngắn hạn khác: cho vay”
TK 12811HN “Tiền gửi có kỳ hạn VNĐ”

TK 12811HN2 “Tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng”
TK 12811HN3 “Tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng”
TK 12811HN4 “ Tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng”
TK 12812HN “ Tiền gửi có kỳ hạn USD”
TK 12812HN1 “ Tiền USD gửi có kỳ hạn 1 tháng"
Các tài khoản sử dụng: Do VNT Logistics là một công ty kinh doanh dịch vụ, do
vậy trong công ty không sử dụng các tài khoản có nội dung liên quan đến việc sản xuất
sản phẩm như các tài khoản 151, 152, 155, 156, 157, 158, 621, 631, 641…

2.2.3. Chế độ chứng từ kế toán
Hiện nay, công ty VNT Logistics đang áp dụng một số chứng từ kế toán sau:
- Lao động tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh
toán tiền thưởng, bảng kê các khoản trích nộp theo lương, bảng phân bổ tiền lương và
bảo hiểm xã hội.
- Tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghi tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng,
biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ.
- Tài sản cố định: biên bản giao nhận TSCĐ, biển bản thanh lý TSCĐ, biên bản
kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao.

- Chứng từ khác: hóa đơn GTGT.


2.2.4. Chế độ sổ sách kế toán
VNT Logistics sử dụng hình thức sổ sách kế toán là nhật ký chung. Đặc trưng cơ
bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là: tất cả nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
đều phải ghi vào sổ nhật ký, trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo thứ tự thời gian phát
sinh và định khoản nghiệp vụ. Sau đó sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để chuyển
ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Các loại sổ sử dụng chủ yếu:
- Sổ nhật ký chung

-

Sổ nhật ký đặc biệt: nhật ký thu tiền và nhật ký bán hàng

- Sổ cái cho các tài khoản
- Các sổ, thẻ chi tiết như:
 Sổ 1121(Tiền VND gửi ngân hàng), 1122 (Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng).
 Sổ 131H (phải thu của khách hàng- hóa đơn), 131T (Phải thu khách hàng- thu
hộ trả hộ)
 Sổ 331A (Phải trả cho người bán- đại lý), 331B (Phải trả cho người bán- TK
trung gian các bộ phận), 331H (Phải trả cho người bán- số dư Hà Nội), 331V (phải trả
cho người bán Bill & Master).
 Sổ 33311 (Thuế GTGT đầu vào), Sổ 3338 (các loại thuế khác như thuế môn
bài, thuế phí chì, thuế telex, thuế vân đơn).
 Sổ 51131 (Doanh thu cước), sổ 51132 ( doanh thu nội bộ).
 Sổ 62771, sổ 62772.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung:


Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký đặc
biệt

Sổ nhật ký
chung

Sổ, thẻ kế
toán chi tiết


Sổ cái

Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối
các tài khoản

Báo cáo tài chính
Sơ đồ 2.2- Trình tự ghi sổ kế toán
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế
toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung đồng thời ghi vào các sổ, thẻ có liên
quan. Sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài
khoản kế toán áng, phù hợp.
Cuối tháng, kế toán cộng số liệu trên Sổ cái, lập sổ cái tài khoản cho tất cả tài
khoản. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng
hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài
chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối
số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký
chung cùng kỳ.
Có các mẫu sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ cái tài khoản của công ty VNT.


×