Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển HN Thực trạng và giải phápx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.04 KB, 9 trang )

1
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực sự hòa nhập vào nền kinh tế thế giới
bằng việc trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế
giới WTO. Nhờ đó, vị thế của nước ta tiếp tục được khẳng định, nâng cao trên
trường Quốc tế. Điều này đem lại nhiều cơ hội thuận lợi cho nền kinh tế Việt
Nam. Bên cạnh đó là những thách thức không nhỏ buộc chúng ta phải nỗ lực
hết mình để có thể vượt qua những khó khăn trong bước đầu hội nhập. Chính
trong thời điểm này đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế
đều phải có những kế hoạch định hướng phát triển phù hợp với yêu cầu của
thời đại mới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động đầu tư cũng
được chú trọng, đặc biệt là đầu tư phát triển. Muốn tiến hành đầu tư thì phải
có nhà xưởng, máy móc, vì vậy sự hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng
là hết sức cần thiết. Hoạt động xây dựng thường sử dụng số vốn lớn, thời gian
thực hiện lâu dài nên các doanh nghiệp khó có thể tự tài trợ toàn bộ vốn cho
một dự án. Một trong những biện pháp quan trọng là đi vay tại các NHTM.
Điều đó cho thấy,khi nền kinh tế phát triển thì vai trò của các ngân hàng
là rất quan trọng để đảm bảo cho hoạt động lưu thông tiền tệ được thông suốt,
đáp ứng kịp thời yêu cầu về vốn cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động
đầu tư nói riêng. Đối với NHTM, nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu là
hoạt động cho vay. Phương châm hoạt động của các ngân hàng là an toàn –
chất lượng – hiệu quả và tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, rủi ro có thể xảy
đến với ngân hàng là khách hàng không có khả năng trả nợ. Để tránh rủi ro,
biện pháp truyền thống được các ngân hàng áp dụng là yêu cầu tài sản đảm
bảo cho các khoản vay. Rõ ràng, biện pháp này mang tính tiêu cực, không
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Trước thực tế đó, biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng
là coi trọng thẩm định dự án đầu tư trong cho vay. Điều đó không chỉ có ý
Nguyễn Thị Vinh Kinh tế đầu tư 45B
1


2
Chuyên đề tốt nghiệp
nghĩa với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mà còn góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn cho toàn xã hội. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác
thẩm định DAĐT đối với ngân hàng mà trong quá trình thực tập tại Ngân
hàng ĐT & PT HN, em đã nghiên cứu đề tài: “ Công tác thẩm định dự án
đầu tư xin vay vốn đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân
hàng ĐT & PT HN. Thực trạng và giải pháp.”
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài chuyên đề của em gồm 2 chương:
- Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án xin vay vốn đối với
các doanh nghiệp xây lắp tại chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT HN trong thời
gian qua.
- Chương II: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định
dự án đối với các doanh nghiệp xây lắp tại chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT
HN trong thời gian tới.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm và trình độ nên bài
chuyên đề của em chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong
được sự góp ý chân thành của cô giáo, các cô chú, anh chị trong Phòng tín
dụng 4 Ngân hàng ĐT & PT HN để bài viết hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sĩ Trần Mai Hương, các cô
chú và anh chị phòng tín dụng 4 Ngân hàng ĐT & PT HN đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn em trong thời gian qua.
Sinh viên
Nguyễn Thị Vinh
Nguyễn Thị Vinh Kinh tế đầu tư 45B
2
3
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN

ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI CHI NHÁNH
TRONG THỜI GIAN QUA
1. Một vài nét khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh.
Chi nhánh Ngân hàng ĐT& PT Hà Nội là một chi nhánh cấp I của
Ngân hàng ĐT & PT VN, được ra đời từ những ngày đầu thành lập Ngân
hàng ĐT & PT VN.
Ngày 26/4/1957 Ngân hàng ĐT& PT Việt Nam tiền thân là Ngân hàng
Kiến thiết Việt Nam được thành lập trực thuộc Bộ Tài chính theo nghị định
117/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 27/5/1957 Chi nhánh ngân hàng Kiến thiết Hà Nội, tiền thân của
Ngân hàng ĐT& PT Hà Nội ngày nay, đã được ra đời chỉ sau một tháng Ngân
hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập. Nhiệm vụ của ngân hàng là nhận
vốn từ Ngân sách Nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực
đầu tư xây dựng cơ bản.
Ngày 1/1/1995, bộ phận cấp phát vốn ngân sách tách khỏi Ngân hàng
ĐT& PT VN thành Tổng cục đầu tư và phát triển trực thuộc Bộ Tài chính.
Như vậy, từ khi thành lập cho đến 1/1/1995, Ngân hàng ĐT& PT VN không
hoàn toàn là một ngân hàng thương mại mà chỉ là một ngân hàng Quốc doanh
có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách Nhà Nước và tiến hành cấp phát cho vay
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Kể từ ngày 1/1/1995 Ngân hàng ĐT&
PT VN nói chung và Ngân hàng ĐT& PT Hà Nội nói riêng thực sự hoạt động
như một ngân hàng thương mại. Chi nhánh Ngân hàng ĐT& PT Hà Nội có
nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần
Nguyễn Thị Vinh Kinh tế đầu tư 45B
3
4
Chuyên đề tốt nghiệp
kinh tế, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp,
dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng VND và USD để tiến hành các hoạt

động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần
kinh tế và dân cư.
1.2. Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức.
Nguyễn Thị Vinh Kinh tế đầu tư 45B
4
5
Chuyên đề tốt nghiệp
Hiện nay tại Ngân hàng ĐT & PT HN có hai phòng trực tiếp làm công
tác thẩm định là phòng tín dụng và phòng thẩm định-quản lý tín dụng.
1.2.1. Phòng tín dụng:
Mỗi phòng tín dụng là một đơn vị thuộc chi nhánh Ngân hàng ĐT& PT
Hà Nội .
Các phòng tín dụng 1, 2 và 4 có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc kinh
doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các
doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phần kinh tế trung ương (phòng tín dụng
1 và 4) và kinh tế địa phương ( phòng tín dụng 2) bằng cả nội tệ và ngoại tệ
( Công tác tham mưu do phòng thẩm định làm).
Phòng tín dụng 3 vừa làm công tác tham mưu vừa tổ chức thực hiện
việc kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng và dịch vụ ngân hàng
đối với các đơn vị và cá nhân thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đặc
biệt coi trọng các doanh nghiệp cổ phần hóa trong nền kinh tế.
1.2.2. Phòng thẩm định và quản lý tín dụng.
Phòng thẩm định và quản lý tín dụng có các nhiệm vụ:
- Phổ biến, tập huấn hướng dẫn về chính sách, chế độ thể lệ, quy trình
nghiệp vụ và chỉ đạo của Tổng Giám Đốc, của Giám Đốc trong công tác tín
dụng, công tác thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư.
- Là đầu mối tập hợp những vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực
hiện công tác tín dụng tại chi nhánh, tổng hợp, đề xuất các giải pháp trình
Giám Đốc xử lý.

- Thẩm tra hồ sơ tín dụng đầu tư trung dài hạn, thẩm tra các hồ sơ tín
dụng vay vốn, bảo lãnh theo sự phân cấp của Giám Đốc giao, tham mưu cho
Giám Đốc quyết định.
- Theo chỉ đạo của Giám Đốc để kiểm tra các dự án vay vốn hoặc bảo
lãnh hợp đồng tín dụng đã ký kết và đánh giá hiệu quả của dự án sau đầu tư.
Nguyễn Thị Vinh Kinh tế đầu tư 45B
5

×