Tải bản đầy đủ (.doc) (205 trang)

Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.06 KB, 205 trang )

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH

1. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:
TS. ĐỒN NGỌC KHƠI
2. CÁC CÁ NHÂN THAM GIA THỰC HIỆN CHÍNH
STT HỌ VÀ TÊN
ĐƠN VỊ CƠNG TÁC
CHỮ KÝ
1
TS. Nguyễn Diên Xướng Trường Đại học Phạm Văn Đồng
2
CN. Phan Đình Độ
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1


2


LỜI CẢM ƠN
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI VÀ CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CHÂN
THÀNH CÁM ƠN CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ QUẢNG NGÃI, CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: LIÊN HIÊP CÁC HỘI
KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐÃ TẬN TÌNH TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CHÚNG
TƠI THỰC HIỆN HỒN THÀNH ĐỀ TÀI NÀY. CÁM ƠN SỞ VĂN HÓA,
THỂ THAO VÀ DU LỊCH, CÁM ƠN CÁC CƠ QUAN VÀ CÁ NHÂN TẠI ĐỊA
BÀN KHẢO SÁT ĐÃ GIÚP ĐỠ CUNG CẤP TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU.

3



MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN

tr.3

MỤC LỤC

tr.4

TÓM TẮT

tr.5

PHẦN MỞ ĐẦU

tr.7

CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TRI THỨC BẢN ĐỊA

tr. 8

I. Những vấn đề chung về tri thức bản địa

tr.8

II. Tầm quan trọng của tri thức bản địa

tr.14


III. Tình hình nghiên cứu và áp dụng tri thức bản địa vào thực tiễn

tr.15

CHƯƠNG II MỘT SỐ GIÁ TRỊ TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG TRỒNG TRỌT

tr.22

I. Tri thức bản địa trong nông nghiệp lúa rẫy

tr.22

II. Tri thức bản địa trong nông nghiệp trồng lúa nước

tr.29

1. Tri thức bản địa trong nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng

tr.29

2. Tri thức bản địa trong nông nghiệp trồng lúa nước ở miền núi

tr.38

III. Tri thức bản địa trong trồng trọt khai thác các loại cây đặc trưng

tr.44

1. Tri thức bản địa trong trồng trọt khai thác cây dầu rái


tr.44

2. Tri thức bản địa trong trồng trọt chăm sóc thu hoạch cây tỏi, hành

tr.51

3. Tri thức bản địa trong trồng trọt thu hoạch cây chè

tr.60

4. Tri thức bản địa trong trồng trọt khai thác cây quế

tr.66

CHƯƠNG III TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG MỘT SỐ NGHỀ THỦ CÔNG

tr.73

I Tri thức bản địa trong kỹ thuật sản xuất chế biến đường muỗng

tr.73

II Tri thức bản địa trong kỹ thuật làm gốm men và gốm mộc

tr.88

III Tri thức bản địa trong kỹ thuật rèn đúc kim loại đồng, sắt

tr.96


4


IV. Tri thức bản địa trong kỹ thuật dệt vải ở người Hrê và dệt chiếu ở người
Việt

tr.109

CHƯƠNG IV TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN

I. Tri thức bản địa trong xây dựng quản lý khai thác thuỷ lợi miền núi

tr.125

II. Tri thức bản địa trong xây dựng quản lý khai thác thuỷ lợi vùng đồng bằng tr.135
III. Tri thức bản địa trong quản lý khai thác rừng cấm ở đồng bằng

tr.156

IV. Tri thức bản địa trong quản lý khai thác rừng ở miền núi

tr.163

CHƯƠNG V GIÁ TRỊ TRI THỨC BẢN ĐỊA – HƯỚNG BẢO TỒN PHÁT HUY.

I. Vai trị vị trí của tri thức bản địa

tr.175


II. Giá trị tri thức bản địa – hướng bảo tồn phát huy

tr.178

1. Giá trị tri thức bản địa trong trồng trọt lúa nước

tr.178

2. Giá trị tri thức bản địa trong trồng trọt lúa rẫy

tr.182

3. Giá trị tri thức bản địa trong một số cây trồng đặc trưng

tr.184

4. Giá trị tri thức bản địa trong một số nghề thủ công

tr.188

5. Giá trị tri thức bản địa trong xây dựng và khai thác thủy lợi

tr.190

6. Giá trị tri thức bản địa trong khai thác rừng

tr.192

KẾT LUẬN


tr.196

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN

tr.201

5


TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong giai đoạn hiện nay vấn đề đặt ra để phát
triển bền vững luôn cần phải kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, kết hợp giữa tri
thức bản địa của cộng đồng và tri thức khoa học. Tri thức bản địa đã và đang góp
phần quan trọng trong việc ổn định đời sống cộng đồng, do đó cần thiết phải nghiên
cứu bảo tồn và phát huy giá trị tri thức bản địa. Hiện nay Quảng Ngãi là tỉnh đang
phát triển mạnh mẽ về kinh tế đương nhiên các chương trình phát triển, các chính
sách dự án ln có sự tác động đến mọi mặt đời sống xã hội do đó cần phải nghiên
cứu tri thức bản địa của cộng đồng mà các kết quả nghiên cứu góp phần vào việc phát
triển bền vững, ổn định đời sống cộng đồng.
2. Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu đề tài được xác định với hai vấn đề cơ bản:
- Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa của tỉnh Quảng Ngãi đã có trong
quá khứ, tiếp diễn trong hiện tại và đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị vai trò quan
trọng trong đời sống cộng đồng.
-Xây dựng các giải pháp bảo tồn giá trị tri thức bản địa; phát huy giá trị trị thức
bản địa vào thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi.
3. Kết quả chính đã đạt được: Đề tài nghiên cứu các vấn đề sau: Tri thức bản
địa trong trồng lúa rẫy; trồng lúa nước; trồng trọt, khai thác cây quế; cây chè; cây
dầu rái; cây hành, tỏi. Tri thức bản địa trong một số nghề thủ công như kỹ thuật nấu
đường muỗng; kỹ thuật làm gốm đất nung và gốm men; kỹ thuật rèn đúc kim loại
đồng và sắt; kỹ thuật dệt vải và dệt chiếu. Tri thức bản địa trong xây dựng, quản lý và

khai thác thuỷ lợi ở miền núi và đồng bằng, trong xây dựng, quản lý, khai thác rừng
cấm ở đồng bằng, rừng cộng đồng ở miền núi. Kết quả đạt được của đề tài đã làm rõ
các đặc trưng, giá trị tri thức bản địa của các vấn đề nghiên cứu. Đồng thời đề xuất
các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị tri thức bản địa.
Đề tài khuyến nghị: Tri thức bản địa là nguồn tài nguyên quốc gia có thể giúp
ích rất nhiều cho q trình phát triển theo những phương sách ít tốn kém. Các dự án,
chương trình du nhập áp dụng vào cộng đồng cần phải có những nghiên cứu đánh giá
các tác động đối với cộng đồng, áp dụng phù hợp với tri thức bản địa của cộng đồng
không gây bất ổn, đem lại kết quả tốt cho sự phát triển bền vững của cộng đồng .
6


PHẦN MỞ ĐẦU
Tri thức bản địa có thể hiểu một cách chung nhất đó là kết quả của sự chọn lọc,
nghiệm suy khi con người tiếp xúc với môi trường xung quanh từ đó hình thành
những phương thức ứng xử thích hợp. Tri thức bản địa nẩy sinh ngay trong hoạt động
sản xuất, thường xuyên được kiểm nghiệm qua quá trình sử dụng, ln có sự chọn lọc
trong q trình vận động của cuộc sống để ngày càng thích nghi với môi trường của
các cộng đồng người. Nghiên cứu tri thức bản địa là nghiên cứu hệ thống các tri thức
đặc trưng của các cộng đồng người địa phương liên quan đến cái cách cộng đồng này
quan hệ với môi trường tự nhiên xung quanh.
Đề tài “Nghiên cứu một số giá trị tri thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn
và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi” là đề tài hoàn
toàn mới, lần đầu đặt vấn đề nghiên cứu và bảo tồn giá trị tri thức bản địa trong trồng
trọt, nghề thủ công và quản lý khai thác tài nguyên rừng, nước ở Quảng Ngãi.
Đề tài thực hiện công tác nghiên cứu điền dã điều tra phỏng vấn ghi chép tại
hiện trường. Đồng thời tham khảo hàng loạt tài liệu liên quan đến các vấn đề nghiên
cứu để phân tích đối chiếu, hồn thành việc biên soạn.
Đặc biệt đề tài tổ chức thành công cuộc hội thảo khoa học về tri thức bản địa
với sự có mặt của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tri thức bản địa.

Cuộc hội thảo đã bổ sung thêm nhận thức mới cho nội dung nhiên cứu của đề tài.
Đề tài tập hợp cộng tác viên bao gồm những người có tâm huyết, có bề dày
kinh nghiệm nghiên cứu trong các lĩnh vực văn hóa – xã hội; cùng các nghệ nhân trực
tiếp cung cấp tài liệu, thực hành các thao tác kỹ thuật cơng nghệ bản địa.
Đề tài có sự góp ý của các giáo sư, chuyên gia đầu ngành tại Hà Nội.
Xin trân trọng cám ơn.

CHƯƠNG I
7


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TRI THỨC BẢN ĐỊA
I. Những vấn đề chung về tri thức bản địa
1. Các quan điểm nghiên cứu tri thức bản địa. Tri thức bản địa (Indigenuos
Knowledge) được coi trọng và đặc biệt nghiên cứu vào thập kỷ 80 trở đi. Cho tới nay,
khái niệm tri thức bản địa hay tri thức truyền thống vẫn được định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau, tùy thuộc vào các lĩnh vực chun mơn hay theo các mục đích sử
dụng. Mặc dù sử dụng các tên gọi khác nhau nhưng đối tượng tri thức bản địa được
nghiên cứu luôn là một hệ thống các tri thức đặc hữu của cộng đồng người địa
phương liên quan đến cái cách cộng đồng này quan hệ với môi trường tự nhiên xung
quanh.
Theo định nghĩa chung của tổ chức UNESCO, thuật ngữ tri thức bản địa
(indigenous knowledge) hay tri thức địa phương (local knowledge) dùng để chỉ những
thành phần tri thức hoàn thiện được duy trì, phát triển trong một thời gian dài với sự
tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với mơi trường tự nhiên. Đó là một phần
của tổng hồ văn hố, tập hợp những hiểu biết tri thức bao gồm hệ thống ngôn ngữ,
cách định danh và phân loại, phương thức sử dụng tài nguyên, các hoạt động sản
xuất, các lễ nghi, giá trị tinh thần và thế giới quan ... Những tri thức này là cơ sở để
đưa ra những quyết định về nhiều phương diện cơ bản của cuộc sống hàng ngày tại
địa phương như săn bắn, hái lượm, đánh cá, canh tác và chăn ni, sản xuất lương

thực, nước, sức khoẻ và sự thích nghi với những thay đổi của môi trường và xã hội.
Hơn nữa, trái với kiến thức chính thống, những kiến thức khơng chính thống được
truyền miệng từ đời này sang đời khác và rất hiếm khi được ghi chép lại.
Song song với thuật ngữ tri thức bản địa (IK) có thuật ngữ “tri thức chính
thống” (formal knowledge) dùng để chỉ những hệ thống kiến thức phát triển phần lớn
dựa trên nền tảng hệ thống giáo dục phương Tây, đó là những kiến thức chuẩn vì nó
được xác nhận trong những văn kiện, những nguyên tắc, luật lệ, những quy định và cơ
sở hạ tầng kỹ thuật. Trong khi đó tri thức bản địa được truyền miệng từ thế hệ này qua
thế hệ khác rất hiếm khi được chép lại cẩn thận.
Như vậy đặc trưng cơ bản nhất của tri thức bản địa là tính đặc hữu, nó là hệ
8


thống tri thức của các dân tộc bản địa hay của cộng đồng tại một khu vực cụ thể, được
tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định ở vùng địa lý nhất định (R.
Chambers, M.Warren,1992).
Xác định về thời gian và khơng gian thì tri thức bản địa là hệ thống tri thức tồn
tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định ở vùng địa lý xác định với sự đóng
góp của các thành viên trong cộng đồng (G.Louise, 1993). Như vậy ở đây có ba yếu
tố góp phần hình thành nên tri thức bản địa đó là môi trường địa lý xác định, trong
thời điểm không gian nhất định và là của một cộng đồng tại một khu vực cụ thể đóng
góp nên. Hay nói một cách khác, tri thức bản địa hình thành trong điều kiện khơng
gian thời gian nhất định với sự đóng góp của một cộng đồng tại khu vực cụ thể. Tri
thức bản địa luôn được kế thừa và phát triển, bản chất của nó là một phức hệ những
kinh nghiệm được truyền từ đời này qua đời khác, nó được hình thành trong thế ứng
xử giữa hoạt động của con người với mơi trường tự nhiên để kiếm sống và nó chỉ tồn
tại trong môi trường cụ thể (Nguyễn Duy Thiệu, 1996).
Định nghĩa tri thức bản địa theo quan điểm tri thức kỹ thuật bản địa là Hệ
thống tri thức bản địa là bao gồm tổ hợp tri thức, kỹ năng, công nghệ hiện tồn tại và
phát triển trong một phạm vi nhất định mang tính đặc hữu của một dân tộc, cộng

đồng địa phương trong vùng địa lý nhất định. Hệ thống tri thức bản địa của một dân
tộc được trao truyền trong cộng đồng trải qua thử thách thời gian và vẫn duy trì phát
triển (CEFIKS). Như vậy trong cách tiếp cận này, tri thức bản địa được xem xét trên
cơ sở hệ thống tri thức kỹ thuật bản địa bao gồm tổ hợp tri thức, kỹ năng, công nghệ
hiện tồn tại. Các tổ hợp này được xem là bản địa khi nó tồn tại, phát triển trong một
phạm vi nhất định và nó mang tính đặc hữu của một dân tộc, cộng đồng địa phương
trong vùng địa lý nhất định. Cách định nghĩa của CEFIKS sát thực đúng với bản chất
của tri thức bản địa và phù hợp với hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài. Quá trình
nghiên cứu đề tài sử dụng cách phân loại của E.Mathias về hệ thống tri thức bản địa
(E.Mathias, 1995) được xem xét nghiên cứu theo các nội dung sau:
9


1- Các kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất đã được sàng lọc.
2- Niềm tin tín ngưỡng thần linh.
3- Cách thức tổ chức sản xuất.
4- Các thao tác kỹ thuật trong hoạt động sản xuất.
5- Các loại công cụ sản xuất tương ứng.
6- Quá trình vận động tiếp thu và thử nghiệm.
Cách phân loại trên được đề tài áp dụng nghiên cứu trong phạm vi một số giá
trị tri thức bản địa ở lĩnh vực sản xuất (nông nghiệp trồng trọt, nghề thủ công) và hoạt
động quản lý khai thác tài nguyên. Tuy nhiên trên quan điểm hệ thống, tri thức bản
địa ln nhấn mạnh đến tính tổng thể, tất cả các thành phần trong hệ thống đều có mối
quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Do đó các vấn đề nghiên cứu của đề tài được đặt trong
một chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ lẫn nhau phản ánh được các đặc trưng và giá
trị của nó.
2. Đặc điểm của tri thức bản địa
Tri thức bản địa có đặc tính phân cấp độ thuộc lứa tuổi, giới tính và đặc điểm
của nhóm xã hội. Có những tri thức chung, được tất cả mọi người trong cộng đồng
hiểu biết; có những tri thức bản địa tồn tại theo gia đình, dòng họ chỉ phạm vi một số

người hiểu biết; lại có những tri thức chuyên nghiệp – chuyên biệt, chỉ có ở một số ít
người mang tính đặc thù, ví dụ: bà mụ đỡ đẻ, thợ phác ghè làm gốm, thợ rà che nấu
đường muỗng…
Tri thức bản địa được hình thành trực tiếp từ lao động của mọi người dân trong
cộng đồng được hoàn thiện củng cố dần và truyền lại cho thế hệ sau bằng truyền
khẩu, bằng các bài hát, ngôn ngữ, luật tục, (G.Broding và M.Schonberger, 2000) ...Để
phân tích các đặc trưng của tri thức bản địa, G.Broding và M. Schonberger đã lập
bảng so sánh tri thức bản địa với tri thức hàn lâm (Academic knowledge) vốn dĩ của

10


giới khoa học tồn tại ở các viện nghiên cứu, trường đại học. Bảng so sánh tri thức bản
địa và tri thức hàn lâm như sau:

Tri thức bản địa

Tri thức hàn lâm

Truyền miệng

Truyền bằng văn bản

Học qua quan sát và thực hành

Học qua lý thuyết được ứng dụng

Tiếp cận tổng thể hay hệ thống

Tiếp cận đơn lẻ bộ phận


Kiểu suy nghĩa trực giác

Lý luận phân tích và quy nạp

Chủ yếu định tính

Chủ yếu định lượng

Dữ liệu do người lao động làm
Dữ liệu thu thập bởi các nhà
ra (có tính đại chúng)
chun mơn (có tính cá biệt)
Dữ liệu dùng ngơn từ bản địa (địa
phương)

Dùng ngôn ngữ đương đại

Môi trường như một bộ phận của
Quản lý mơi trường có tổ chức, có
những mối quan hệ xã hội – thần linh thứ bậc, ngăn nắp
Dựa trên những kinh nghiệm
Dựa trên các định luật và học
thu thập và tích luỹ
thuyết khoa học
Như vậy các khái niệm tri thức truyền thống (tradition knowledge), tri thức bản
địa (Indigenous Knowledge), tri thức địa phương (local knowledge) đều đề cập đến
kinh nghiệm thuần thục của cộng đồng cư dân địa phương đã có q trình nghiệm
sinh trong một thời gian dài, được xác định chắc chắn ở một vùng, một dân tộc bản
địa hay ở một cộng đồng địa phương. Tri thức bản địa được bảo lưu trong ký ức cộng

đồng và hoàn thiện qua kế thừa phát triển của các thế hệ trong cộng đồng.
Các đặc tính cơ bản của tri thức bản địa bao gồm:
- Tính hệ thống là đặc tính cơ bản của tri thức bản địa, khả năng bao hàm rộng
lớn ở nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp (kỹ thuật xen canh, chăn nuôi, quản lý sâu
bệnh, đa dạng cây trồng, chăm sóc sức khoẻ vật nuôi, chọn giống cây trồng); sinh học
11


(thực vật học, kỹ thuật chăn ni); chăm sóc sức khoẻ con người (bằng các phương
thuốc truyền thống); sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên … nên việc nghiên
cứu tri thức bản địa phải xem xét trong mối liên quan tổng thể trong cộng đồng, các
vấn đề đều có mối liên quan.
- Tính tiếp biến và tích hợp, ln vận động thích ứng với hồn cảnh mơi trường
là đặc tính quan trọng của tri thức bản địa. Chính đặc tính này khiến cho tri thức bản
địa ln tồn tại và phát triển trong mọi hồn cảnh.
- Tính đồng quy cũng là một đặc tính của tri thức bản địa, hầu hết đó là sự đồng
quy về kỹ thuật bản địa, do đó đơi khi rất khó xác định một kỹ thuật hoặc một phương
pháp là bản địa; nó được nhập từ bên ngồi, hay đó là một sự kết hợp giữa các yếu tố
địa phương và kiến thức được đưa đến địa phương đó.
Tri thức bản địa được hình thành trong hoạt động sống, thường xuyên được
kiểm nghiệm qua q trình sử dụng, ln có sự chọn lọc trong quá trình vận động của
cuộc sống để ngày càng thích nghi với mơi trường của các cộng đồng người. Nhìn
chung tri thức bản địa có một số đặc điểm sau:
1- Đặc thù cho mỗi khu vực, mỗi cộng đồng nhất định.
2- Dựa trên những kinh nghiệm được tích lũy, kế thừa từ đời này qua đời khác
qua những kênh thơng tin thầm lặng.
3- Có q trình nghiệm sinh (vận động thử nghiệm, tích luỹ và hồn thiện theo
thời gian trong hoạt động sống của con người). Phù hợp với mơi trường, văn hóa từng
vùng, từng cộng đồng, tộc người.
4- Vận động và thay đổi phù hợp với những điều kiện mới, cơ cấu xã hội mới.

6- Tri thức bản địa được giữ trong ký ức và trong hoạt động sản xuất của người
dân và được trao lại cho thế hệ sau bằng phương pháp giáo dục truyền nghề dân gian.
Tri thức bản địa được chia sẻ và truyền bá thơng qua ngơn ngữ nói, bằng các ví
12


dụ cụ thể và thông qua luật tục, tập quán, văn hố của cộng đồng. Các hình thức giao
tiếp và tổ chức của cộng đồng có ý nghĩa sống cịn đối với các quá trình ra quyết định
ở cấp độ địa phương; có ý nghĩa sống cịn đối với việc bảo tồn, phát triển và phổ biến
các tri thức bản địa (Hà Hữu Nga,2009).
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1. Nghiên cứu những giá trị tri thức bản địa của tỉnh Quảng Ngãi, đó là tri thức
bản địa của địa phương đã có trong quá khứ, tiếp diễn trong hiện tại và giữ vai trò
quan trọng trong đời sống cộng đồng.
2. Xây dựng các giải pháp bảo tồn một số giá trị tri thức bản địa của địa
phương. Phát huy giá trị tri thức bản địa, áp dụng vào thực tiễn góp phần phát triển
kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ngãi.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Về phương pháp luận trong quan điểm
nghiên cứu đề tài dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và các nghị quyết đường lối của Đảng về sự kế thừa và phát triển giữa truyền thống và
hiện đại. Về phương pháp nghiên cứu cụ thể: Vận dụng các phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành và liên ngành của các ngành Sử học, Khảo cổ học, Dân tộc học, Văn
hoá học, Xã hội học, Kinh tế học để tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Để thu thập tài liệu,
đề tài sử dụng phương pháp điền dã tại hiện trường, bao gồm các tác nghiệp sau:
+ Điều tra thu thập tài liệu, số liệu.
+ Phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm.
+ Quan sát mơ tả hiện trường.
+ Chọn lựa địa điểm nghiên cứu và mẫu điển hình.
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh, tổng hợp, phương
pháp loại hình học... để xử lý tư liệu và khái quát đặc trưng bản chất vấn đề. Trong

phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu các tri thức bản địa ở địa
phương Quảng Ngãi, các tri thức bản địa đó đã có trong quá khứ và tiếp diễn trong
hiện tại; và một số tri thức bản địa tuy mất đi có vai trị trong đời sống văn hóa Quảng
Ngãi như tri thức xây dựng, quản lý và khai thác bờ xe nước; tri thức kỹ thuật bản địa
13


trong chế biến đường muỗng. Đây là những dạng tri thức bản địa đã tạo nên một phần
diện mạo văn hóa của tỉnh Quảng Ngãi
II. Tầm quan trọng của tri thức bản địa
Tri thức bản địa chính là nền tảng cơ sở để duy trì cuộc sống của các xã hội
truyền thống. Hơn thế nữa, trong bối cảnh các xã hội khép kín với nền kinh tế tự cung
tự cấp của đa số tộc người ở Việt Nam, đó cịn là cơ sở duy nhất. Một thời gian dài, tri
thức bản địa đã không được đánh giá đúng với những giá trị mà nó chứa đựng. Ở
nhiều nơi, người ta đã coi đó là biểu hiện của sự trì trệ, lạc hậu và phản khoa học.
Ngày nay, giá trị và vai trò của tri thức bản địa đã được đánh giá khách quan hơn. Các
học giả, những nhà hoạch định chính sách và những người đang hoạt động trên lĩnh
vực phát triển đã thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức bản địa và khoa học; thừa nhận
tính hợp lý của kiến thức bản địa đối với hệ thống giáo dục cũng như các vấn đề phát
triển. Hệ thống tri thức bản địa đã và đang đóng góp một phần quan trọng vào việc
giải quyết các vấn đề của địa phương.
Tri thức bản địa đóng góp cho khoa học trong nhiều lĩnh vực liên quan đến việc
quản lý tài nguyên thiên nhiên qua các nghiên cứu về thực vật - dân tộc học hiện đại.
Cụ thể là tri thức bản địa đã giúp các nhà khoa học nắm được những vấn đề về đa
dạng sinh học và quản lý rừng tự nhiên. Tri thức bản địa cũng đóng góp vào khoa học
những hiểu biết sâu sắc về thuần hoá cây trồng, gây giống, quản lý và giúp các nhà
khoa học nhận thức đúng đắn về nguyên tắc, thói quen đốt nương làm rẫy, nông
nghiệp sinh thái - nông lâm kết hợp, luân canh cây trồng, quản lý sâu hại, đất đai và
nhiều kiến thức khác về khoa học nông nghiệp. Một số kiến thức bản địa đã được ứng
dụng vào trong các dự án về hợp tác phát triển (Lê Trọng Cúc, 1999)

Nhìn chung việc phát triển các hệ thống tri thức bản địa có ý nghĩa sống cịn
đối với cộng đồng địa phương đã sáng tạo ra nó. Các hệ thống tri thức bản địa cũng
không ngừng biến đổi, tri thức mới liên tục được bổ sung, không ngừng được đổi mới
14


từ bên trong và các kinh nghiệm, tri thức học hỏi được từ bên ngồi, khơng ngừng
được nội tại hố, được sử dụng, thích ứng với điều kiện địa phương.
III. Tình hình nghiên cứu và áp dụng tri thức bản địa vào thực tiễn
1. Tình hình nghiên cứu về tri thức bản địa
Tình hình nghiên cứu chung về tri thức bản địa ở Việt Nam trong những thập
niên 90 trở đi, số lượng các cơng trình nghiên cứu về tri thức bản địa khơng nhiều.
Các cơng trình nghiên cứu tri thức bản địa vùng núi phải kể đến tác phẩm:
“Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên
thiên nhiên” của Hoàng Xuân Tý, Lê Trọng Cúc đề cập đến các giống lúa chịu hạn ít
bệnh, năng suất ổn định của người Thái (Hoàng Xuân Tý, Lê Trọng Cúc, 1998).
Phạm Quang Hoan và Hồng Hữu Bình trong bài viết “Các dân tộc thiểu số và
việc quản lý tài nguyên thiên nhiên ở vùng cao Việt Nam” đề cập đến nguyên tắc
quản lý khai thác rừng hài hoà với phương pháp canh tác rẫy luân canh bảo vệ rừng
của đồng bào thiểu số Tây Ngun (Phạm Quang Hoan và Hồng Hữu Bình, 1996).
Trong bài viết “Luật tục với việc phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam”
GS. Ngô Đức Thịnh cho rằng: Một trong những giá trị nổi bật của các dân tộc thiểu số
là những tri thức bản địa của nhân dân về quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên,
ở đó con người và tự nhiên gắn bó hữu cơ, con người là một bộ phận không thể tác rời
tự nhiên. Luật tục với những tri thức bản địa về môi trường và cách thức quản lý, khai
thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn giữ nguyên giá trị tích cực của nó (Ngơ
Đức Thịnh, 1999).
Tình hình nghiên cứu về tri thức bản địa ở Quảng Ngãi trước đây chưa thật sự
rõ nét bằng những cơng trình, tác phẩm cụ thể, đâu đó trong các tài liệu cũng được đề
cập sơ qua nhưng không làm nổi bật giá trị các tri thức bản địa đó. Nghiên cứu về tri

15


thức bản địa của con người và vùng đất Quảng Ngãi hầu như đến nay vẫn có tính chất
riêng lẻ, khơng mang tính hệ thống, phương pháp tiếp cận sử dụng chủ yếu là mô tả
không đi vào bản chất cốt lõi thực sự của tri thức bản địa.
Năm 1925, trên tạp chí B.A.V.H đã đăng bài viết “La Province de Quang Ngai”
của LaBorde giới thiệu sơ lược về lịch sử - văn hoá – con người Quảng Ngãi. Đặc biệt
trong B.A.V.H số 2 năm 1926 đã đăng bài chuyên khảo “Industrie Anamite: Les
Noria du Quảng Ngai” của P. Guillenminet, tác giả khảo cứu về bờ xe nước Quảng
Ngãi trên sông Vệ, sông Trà; về kỹ thuật làm bờ xe nước, tổ chức của thợ xe và phân
chia nguồn lực từ bờ xe nước, hoạt động tín ngưỡng liên quan đến bờ xe nước, so
sánh các nơi P. Guillenminet cho rằng hệ thống bờ xe nước Quảng Ngãi có nguồn gốc
từ Nam Trung Hoa du nhập vào Quảng Ngãi bởi các nhân vật Mụ Diệm, Lão Thêm ở
vùng sông Lại Giang (Bình Định). Đây là một cơng trình nghiên cứu chuyên sâu nhất
về guồng quay nước ở Quảng Ngãi và các nơi khác từ trước tới nay.
Các cơng trình địa chí khảo cứu về vùng đất như: Quảng Ngãi tỉnh chí của
Nguyễn Bá Trác và các tác giả (1935) đăng trên Nam Phong Tạp Chí. Đây là tác
phẩm khảo cứu về địa dư, lịch sử, con người và phong tục của tỉnh Quảng Ngãi, trong
đó đã đề cập đến một số tri thức bản địa về nghề chế biến đường, xây dựng các bờ xe
nước, giao lưu thương mại qua các cửa biển. Tiếp theo sau đó là tác phẩm Non nước
Xứ Quảng (1974) của Phạm Trung Việt. Đây cũng là tác phẩm khảo cứu về vùng đất
Quảng Ngãi nhưng nặng về lĩnh vực văn hoá văn nghệ. Tác phẩm “Quảng Ngãi: Đất
nước – Con người – Văn hoá (1997) do Hồng Nhân (chủ biên) cùng tập thể tác giả.
Đây là cơng trình khảo cứu về vùng đất Quảng Ngãi nhưng khuynh hướng tác phẩm
đi sâu vào lĩnh vực văn hố và nhân vật. Tác phẩm “ Điạ chí Quảng Ngãi” là cơng
trình khoa học đồ sộ mang tính khảo cứu các lĩnh vực địa lý tự nhiên, hành chính, lịch
sử - văn hóa, kinh tế-xã hội… là cơng trình xuất bản lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi từ
trước đến nay.


16


Cơng trình nghiên cứu về “ Nhà ở dân gian và nghề dệt của người Hrê” Nguyễn
Ngọc Trạch (chủ biên) tác giả đã nghiên cứu về tri thức dân gian kiến trúc nhà sàn và
nghề dệt vải truyền thống của nhóm Hrê ở vùng sơng Liêng. Tác phẩm liên quan đến
lĩnh vực nghiên cứu của đề tài như: “Nghề thủ công cổ truyền ở Quảng Ngãi” đã đề
cập đến hoạt động nghề thủ công truyền thống Quảng Ngãi.
Một tác phẩm khác là Hương ước Quảng Ngãi do Vũ Ngọc Khánh – Lê Hồng
Khánh (sưu tầm – biên soạn), trong đó sưu tầm giới thiệu các văn bản hương ước
phần lớn viết vào thập niên 30, 40 và ít có tài liệu gốc bằng chữ Hán.Nội dung tác
phẩm giới thiệu không thật đầy đủ về hương ước các làng xã Quảng Ngãi nhưng dù
sao tài liệu này cũng đã cung cấp các bằng chứng quy ước của tổ chức cộng đồng làng
ở Quảng Ngãi xưa.
Tác phẩm “Văn hoá truyền thống đảo Lý Sơn” (1999) do Đồn Ngọc Khơi (chủ
biên) nghiên cứu về văn hoá vật thể và phi vật thể ở Lý Sơn, trong đó đề cập đến tri
thức bản địa tổ chức nên cộng đồng Làng và Vạn, các hoạt động kinh tế - văn hoá
truyền thống phản ảnh đặc trưng văn hoá của người Việt ở đảo.
Tác phẩm “Quảng Ngãi - Truyền thống và hiện đại” (2005), là kỷ yếu hội thảo
tập hợp các bài viết về lịch sử, nhân vật, văn hoá Quảng Ngãi.
Như vậy từ trước đến nay ở Quảng Ngãi chưa có đề tài nào đi vào nghiên cứu
cụ thể, chuyên sâu về tri thức bản địa.
2. Áp dụng tri thức bản địa vào thực tiễn
Tri thức bản địa của dân tộc bản địa hay của cộng đồng địa phương là kết quả
từ sự tương tác của các cư dân với điều kiện tự nhiên nơi họ sinh sống. Có những yếu
tố thích ứng với mơi trường văn hố – xã hội và mơi trường kinh tế, có những yếu tố
khơng thích ứng và trở thành yếu tố cản trở q trình hội nhập vào mơi trường mới
17



của các nhóm cư dân. Do đó những yếu tố thích ứng phù hợp cho sự phát triển của
cộng đồng được giữ gìn phát huy, ngược lại những yếu tố tiêu cực dần dần bị cộng
đồng loại bỏ theo thời gian. Đây là quy luật phát triển và đào thải.
Trong quá trình vận hành của kinh tế thị trường, sự phát triển nóng kém bền
vững đã có những tác động lớn đối với sự tồn tại và biến mất của tri thức bản địa ở
một số nơi, một số lĩnh vực. Ví như hiện nay các tri thức bản địa trong nghề thủ công
như làm đường muỗng, làm gốm, dệt vải, chiếu… hầu như không đứng vững nổi cơn
bão của thị trường bắt buộc những người làm nghề phải co lại về vốn, nhân lực, tạm
chấp nhận theo kiểu gia công làm cầm chừng để giải quyết công lao động nơng nhàn;
các tri thức bản địa khơng có điều kiện tốt để phát triển và khuyếch trương trên thị
trường và từ đó tìm chỗ đứng của mình trong thị trường. Các guồng xe nước trên sông
một thời phục vụ đắc lực cho việc phát triển nông nghiệp trên các đồng ruộng khơ dần
biến mất thay thế vào đó là các hình thức thủy lợi khác tiện lợi hơn. Nhìn chung việc
áp dụng tri thức bản địa vào phát triển kinh tế - xã hội cần phải biết chắt lọc các giá trị
đích thực của tri thức bản địa nâng cao giá trị của nó vào mơi trường mới, thích ứng
với cuộc sống hiện tại khi nền kinh tế đất nước thực sự phát triển theo cơ chế thị
trường. Cần nhận thức khách quan xu hướng cơ bản là cộng đồng địa phương không
thể bỏ tri thức bản địa vốn đã thích nghi vì những lý do: Tri thức bản địa vốn quen
thuộc với người địa phương, vận dụng, duy trì rất dễ so với tri thức ngoại nhập; đồng
thời tri thức bản địa hình thành ngay tại địa phương vì vậy khi sử dụng khơng tốn
nhiều chi phí, khơng bị phụ thuộc như tri thức ngoại nhập; mặt khác niềm tin của
cộng đồng giảm sút khi chứng kiến sự thất bại của tri thức ngoại nhập. Tuy nhiên vốn
bản chất của tri thức bản địa là sự tự thay đổi để thích ứng với hồn cảnh nên nó ln
tiếp thu các giá trị tri thức du nhập từ bên ngoài để phát triển. Có thể lấy hàng loạt ví
dụ về vấn đề này:
Ví dụ 1. Nghề dệt thổ cẩm Hrê sẵn sàng tiếp nhận nguồn nguyên liệu chỉ sợi đã
nhuộm màu từ bên ngoài để thay thế cho kéo sợi từ bông truyền thống, nhưng họ đã
18



biết gìn giữ màu sắc hoa văn dệt, kỹ thuật dệt. Do đó sản phẩm dệt và nghề dệt vẫn
giữ nguyên bản sắc đặc trưng của người Hrê.
Ví dụ 2: Nghề gốm lâu đời ở Châu Ổ (Mỹ Thiện) để đảm bảo sản phẩm chiếm
lĩnh được thị trường họ đã chủ động du nhập và phát triển các kiểu dáng sản phẩm
phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhưng họ vẫn giữ các kỹ thuật làm gốm, các
dòng men, kỹ thuật lò nung truyền thống, như thế họ vẫn giữ được linh hồn của gốm
Châu Ổ và đó đã trở thành thương hiệu. Trong khi đó sau năm 1975, Hợp tác xã ở đây
đã du nhập nguyên xi kỹ thuật gốm men Hải Dương vào thay thế gốm truyền thống
Châu Ổ, những nghệ nhân ở đây đã tiếp nhận sự thay đổi này một cách xa lạ và hệ
quả sau đó là sự suy tàn của một làng nghề vốn phát triển từ lâu đời như nghề gốm
Châu Ổ.
Ví dụ 3. Người Hrê có kỹ thuật làm ruộng nước từ lâu đời ở vùng đồng bằng
thung lũng hẹp ven chân núi dọc theo sơng. Họ vốn đã có những giống lúa ruộng
truyền thống vốn đã thích nghi với chân đất ln có nước thường xun, khơng cần
phun thuốc trừ sâu hoặc bón lót phân hóa học. Hiện nay khuyến nông muốn áp dụng
các giống mới vào cho năng suất cao hơn bằng cách làm thí điểm, tuy nhiên họ vẫn
ngần ngại không áp dụng, hoặc áp dụng một cách miễn cưỡng vì giống mới với kỹ
thuật chăm sóc mới quá phụ thuộc vào phân bón lót trong mỗi thời kỳ phát triển cây
lúa, luôn phải dùng thuốc trừ sâu điều đó có nghĩa là phải mất tiền, trong khi đó giống
lúa truyền thống rất khỏe kháng sâu bệnh tốt, người nơng dân khơng bị phụ thuộc vào
phân bón, thuốc trừ sâu từ bên ngoài. Điều này cho thấy ở đồng bằng, lúa thu hoạch
được các đại lý thuốc trừ sâu, phân bón đã mua trước đó vì lý do cấn trừ thiếu chịu.
Như vậy giải pháp duy nhất thích hợp ở đây là cần nghiên cứu kỹ lưỡng giống lúa
ruộng bản địa của người Hrê, du nhập vào đó là các kỹ thuật chăm sóc thích hợp để
nâng cao năng suất, không nên thay đổi và bỏ giống lúa truyền thống, như vậy cộng
đồng địa phương ở đây dễ dàng tiếp thu tri thức ngoại nhập áp dụng phù hợp với tri
thức bản địa vốn có của cộng đồng.
19



Từ ba ví dụ trên có thể nhận thấy rằng việc áp dụng tri thức khoa học chính
thống vào tri thức bản địa là công việc nghiêm túc cần nghiên cứu cẩn thận trước khi
đưa vào cộng đồng, sao cho cộng đồng tiếp nhận và những tri thức ngoại nhập không
phá vỡ đời sống ổn định của cộng đồng. Do vậy tất cả các chương trình, dự án trước
khi áp dụng vào cộng đồng cần phải nghiên cứu tri thức bản địa vốn có của cộng đồng
liên quan đến các chương trình, dự án đó nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp. Dưới
đây là các giải pháp cụ thể để áp dụng tri thức bản địa vào thực tiễn phát triển kinh tế
- xã hội của cộng đồng
1. Cùng người dân địa phương xây dựng các mơ hình phát triển ngay tại cộng
đồng, lấy một số hộ gia đình tích cực làm nịng cốt phát triển. Nêu cao tinh thần liên
kết cộng đồng, khuyến khích tinh thần tự nguyện của các hộ khá giả trợ giúp các hộ
cịn đói nghèo thực hiện sản xuất theo phương thức mới, loại cây trồng mới có hiệu
quả kinh tế cao. Việc áp dụng các phương thức sản xuất mới phải phù hợp với môi
trường sinh sống, với tri thức bản địa vốn có của cộng đồng mới đem lại hiệu quả.
Đồng thời thông qua cộng đồng đúc rút kinh nghiệm sản xuất của địa phương. Tập
huấn kiến thức sản xuất mới, vận động các hộ gia đình tự nguyện và tích cực làm thử.
Sau đó đưa các hộ gia đình khác đến lắng nghe những hộ gia đình này tập huấn cách
thức sản xuất của họ.
2. Tăng cường công tác phát triển tổ chức kinh tế của nông dân trong làng để
hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhóm dân cư chậm phát triển. Có chính
sách cho vay ưu đãi về lãi suất để phát triển ngành nghề.
3. Đổi mới phương thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua các vấn đề:
+ Các tài liệu (cách thức biên soạn dễ hiểu) đúc rút các kiến thức bản địa có tác
dụng tốt đối với hoạt động sản xuất của các hộ để cho nhóm nịng cốt tun truyền
vận động và tập huấn cho cộng đồng.
20


+ Đào tạo người nơng dân nịng cốt trong cộng đồng trở thành những hướng
dẫn viên khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm của cộng đồng. Họ sẽ là lực lượng

chính cho công tác chuyển giao kỹ thuật mới tại cộng đồng.
4. Bảo vệ bản quyền sở hữu tri thức bản địa khi đưa ra thị trường. Đây là vấn
đề quan trọng để bảo vệ bí quyết của các nghề thủ công. Các cơ quan chuyên môn
hướng dẫn người dân trong vấn đề đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và các bí quyết truyền
nghề, các dạng tri thức bản địa khác.
5. Có chính sách chế độ đãi ngộ cho các nghệ nhân trong công việc truyền
nghề. Thực tế chúng ta chưa có chính sách cụ thể về vấn đề này, việc truyền nghề
mang tính tự phát tự nguyện trong cộng đồng. Đặc biệt có những nghề thủ cơng quan
trọng đang có xu hướng biến mất thì việc đãi ngộ cho nghệ nhân truyền nghề là việc
làm cần thiết.

CHƯƠNG II
MỘT SỐ GIÁ TRỊ TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG TRỒNG TRỌT
I. Tri thức bản địa trong nông nghiệp trồng trọt lúa rẫy
21


Thư tịch cổ gọi kiểu canh tác nương rẫy là “đao canh hoả chủng”, tức là chặt
cây phơi khô rồi đốt trước khi trồng. Thuật ngữ canh tác nương rẫy được dùng để chỉ
các hệ canh tác liên quan đến việc con người khai phá từ đất rừng sau khi đã có sự lựa
chọn hợp lý và dùng các phương tiện như dao, rìu để chặt phát cây, phơi khơ, đốt và
trồng trọt bằng gậy chọc lỗ và trỉa lúa trên vùng đất khô với hệ giống lúa dài ngày có
tính năng chịu hạn cao. Hệ canh tác nương rẫy là hệ thống nông nghiệp cơ bản của
vùng núi không những ở Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á, nó đã tồn tại ở khu
vực này hàng thiên niên kỷ qua nhưng cũng có có sự khác biệt về cây trồng, chu kỳ
canh tác, bỏ hoá cũng như kỹ thuật thâm canh và xen canh giữa các khu vực khác
nhau. (Nikolas Arhem, Nguyễn Thị Thanh Bình, 2006)
Hệ canh tác là khái niệm dùng để chỉ bao gồm một tổ hợp cây trồng, được canh
tác bởi các kỹ thuật nhất định, ở một vùng khí hậu nơng nghiệp thổ nhưỡng đặc thù,
trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định (Ngô Đức Thịnh, 2009). Hệ canh tác

nương rẫy có hai dạng chính: nương rẫy du canh và nương rẫy luân canh. Hình thức
nương rẫy du canh là một mảnh rẫy sau khi được phát trỉa, trồng trọt thu hoạch một
vài vụ sẽ được bỏ hoá vĩnh viễn để tái sinh rừng. Hình thức này chỉ có thể tồn tại có
hiệu quả ở những nơi có nhiều rừng già, dân cư thưa thớt và những người du canh gắn
với du cư thường xuyên di chuyển. Hình thức nương rẫy du canh cũng tồn tại dưới
dạng không bền vững ở một số nơi mà người dân canh tác các mảnh rẫy trong vài
năm cho tới khi đất bị thoái hoá và bị bỏ mặc vĩnh viễn.
Tuy nhiên ở vùng núi Quảng Ngãi khơng có hình thức nương rẫy du canh mà
chỉ có hình thức nương rẫy ln canh. Phương thức luân canh là một chiến lược kiếm
sống không tách rời nông nghiệp khỏi lâm nghiệp; tất cả mọi người dân địa phương
đều tham gia vào công việc quản lý và khai thác sản phẩm (Hà Hữu Nga, 2009). Hình
thức canh tác nương rẫy luân canh rất phổ biến và đặc trưng của miền núi Quảng
Ngãi. Nương rẫy luân canh là một khoảnh rừng được phát đốt vào đầu mùa hè trước
khi có những cơn mưa giơng người ta canh chừng thời tiết khi đốt rẫy xong gặp mưa
để than tro quyện vào đất tạo độ màu mỡ cho hạt giống nảy mầm. Những đám rẫy
22


được canh tác trồng trọt trong một vài năm, sau đó bỏ hố theo các chu kỳ khác nhau
để mọc thành rừng tái sinh. Trong hình thức luân canh, nương rẫy được xem như một
dạng rừng tự nhiên được chuyển thành rẫy để có thể canh tác (Geertz, 1963).
Nương nghiệp rẫy canh tác theo hình thức luân canh luân khoảnh theo chu kỳ
khép kín là phổ biến nhất, loại hình canh tác này ban đầu trồng trọt một vụ, sau có thể
sử dụng tiếp đến hai, ba vụ, rồi bỏ hoá nếu chu kỳ ngắn là từ 3 đến 5 năm, chu kỳ dài
là từ 10-12 năm mới canh tác lại. Trong luân canh có khoảng thời gian đất nghỉ gọi là
hưu canh, đó là thời gian bỏ hóa khơng trồng trọt để đất rẫy phục hồi lại độ màu và
thảm thực vật trên đó. Kỹ thuật luân canh và hưu canh tồn tại trên nền tảng của một
hệ sinh thái tự túc, tức là trong quá trình trồng trọt, con người không lấy đi và cũng
không bổ sung (chất mùn, phân bón, thuốc thực vật...) cái gì vào trong đất, mà để cho
chúng tự túc, tự sản, tự tiêu, tự tái sinh. Do vậy, một mảnh nương rẫy trồng lúa và hoa

màu sau một hay hai vụ, muốn để chúng tự sản, tự tiêu, tự tái sinh thì phải để mảnh
đất đó hưu canh trong một thời gian nhất định (Ngô Đức Thịnh, 2009).
Tuy nhiên trước sức ép của sự bùng nổ dân số, đất đai bạc màu môi trường tàn
phá, thì nhu cầu đảm bảo nguồn lương thực để sống khiến cho gia đình và cộng đồng
phải cần có nhiều mảnh đất rẫy để thực hiện chế độ luân canh hoặc rút ngắn thời gian
luân canh để có đất trồng trọt. Thơng thường do địa hình vùng núi hiểm trở đi lại khó
khăn, bán kính hoạt động giữa vùng rẫy sản xuất và làng cư trú thường cách xa nhau
cho nên các gia đình trong làng thường làm trại ở rẫy để chăm sóc lúa, cịn sau khi thu
hoạch thì trở về làng. Tuy nhiên đây khơng phải là hình thức cư trú mà là do nhu cầu
cơng việc làm rẫy. Hầu như ở miền núi Quảng Ngãi hiện nay đại bộ phận rừng đều là
rừng tái sinh, trước đây đã được phát làm rẫy. Càng ngày những vạt rừng già xanh
thẫm càng thưa dần, đất đai trồng lúa rẫy bị vắt kiệt, xói mịn khơng đủ thời gian hồi
phục độ màu mỡ khiến cho cộng đồng làng đi tìm rẫy mới ở nơi xa hơn và như vậy
khoảng cách nơi cư trú và nơi canh tác cứ nới rộng dần.
Nhìn chung kỹ thuật canh tác rẫy theo hình thức ln canh ln khoảnh theo
chu kỳ khép kín, tạo một khoảng thời gian để đất tái phục hồi độ màu mỡ là một tri
23


thức bản địa quý giá của các dân tộc thiểu số ở vùng núi, vừa đỡ tốn sức lao động,
năng xuất lúa rấy khá cao.
Tri thức bản địa trong kỹ thuật xen canh nối vụ có vai trị quan trọng đảm bảo
ổn định lương thực. Kỹ thuật xen canh đó là trong một đám rẫy lúa người ta trồng đan
xen vào đó là bắp, đậu, bầu, bí, rau, cây có củ, đặc biệt là trồng loại cây pho trái bằng
trái bắp có hạt cơm trắng, đem giã nấu như cơm, ăn rất ngon, có giá trị như lương
thực chống đói. Bìa đám rẫy người dân trồng chuối, mì. Và như vậy trước khi thu
hoạch lúa đã có nguồn lương thực gối vụ, chống việc thiếu đói giáp hạt, bản thân
những cây trồng phụ có tác dụng tái phục hồi đất. Kỹ thuật nối vụ được xem là tri
thức bản địa quan trọng của các dân tộc thiểu số Quảng Ngãi, nó liên quan đến giống
lúa, nơng lịch canh tác.

Nơng lịch là tri thức bản địa về mối quan hệ giữa thời tiết khí hậu với các hoạt
động sản xuất trên rẫy. Nông lịch phổ biến của các dân tộc miền núi Quảng Ngãi là:
tháng 3, 4 phát rẫy. Tháng 5, 6 đốt rẫy và trỉa lúa. Tháng 7,8 chăm sóc lúa, trồng xen
canh các loại rau củ vào rẫy lúa. Tháng 9 thu hoạch lúa sớm. Tháng 10, 11, 12 thu
hoạch lúa muộn. Tháng 1, 2 nghỉ ngơi ăn tết. Trong giống lúa bản địa có hai loại: Lúa
sớm và lúa muộn; lúa sớm trồng và thu hoạch trong vòng 5 tháng, lúa muộn trồng và
thu hoạch trong vòng 6 tháng. Lúa sớm gồm có các giống: Vak’tot, va đi, va lac...; lúa
muộn có các giống: Mau nhế, Mau hem, Mau pi, Mau ka diêu, Mau ka xon, Mau
nhiên, Va vờ rát, Va mui, Va men, Va gio ... Trong cơ cấu lịch nông vụ với chu kỳ
canh tác cây lúa sớm và cây lúa muộn được bố trí hợp lý là sự tính tốn hài hịa về
mặt thời gian nhằm bổ sung nguồn lương thực chống thiếu đói vào thời điểm giáp hạt
(Đồn Ngọc Khơi, 2005).
Ngày nay, lúa nước trở thành một nguồn lương thực quan trọng nhưng lại
không có đủ đất phù hợp cho canh tác. Do đó canh tác lúa rẫy vẫn là nguồn sống
chính của dân tộc Kadong, Kor và một bộ phận người Hrê và hệ canh tác lúa rẫy vẫn
đóng vai trị nền tảng của văn hoá bản địa. Tuy nhiên ở mỗi dân tộc vị trí cây lúa rẫy
và lúa nước có khác nhau, ví dụ ở người Hrê diện tích cây lúa nước chiếm phần lớn vì
24


họ đã có truyền thống canh tác ruộng nước vùng thung lũng từ lâu đời; trong khi đó ở
người Kadong, người Kor vị trí cây lúa rẫy đóng vai trị quan trọng trong đời sống của
họ, thông thường xưa kia mỗi gia đình có diện tích rẫy từ 7 đến 8 gùi giống.
Canh tác lúa rẫy không thể chỉ được hiểu đơn thuần là một hệ thống kinh tế hay
kỹ thuật canh tác mà trong một nghĩa rộng hơn là một hệ thống văn hố hồ nhập tất
cả các giá trị và tập tục tín ngưỡng cơ bản. Hệ thống văn hố này với vai trị chủ đạo
của cây lúa, là một phần quan trọng của lối sống con người và là một khía cạnh quan
trọng của bản sắc cộng đồng các tộc người trong vùng.
Quy trình một vịng rẫy là tuần tự các công đoạn phát dọn rẫy, đốt rẫy, chọc lỗ
trỉa hạt, làm cỏ, giữ chim thú, thu hoạch và bảo quản. Nông lịch trồng lúa rẫy khởi vụ

vào tháng 3 -4 khi có tiếng sấm đầu mùa. Đó là thời điểm kết thúc những tháng ăn
chơi, mọi người chuẩn bị bắt tay vào lao động “đánh thức” hồn lúa ngủ quên trong
kho lúa, gọi hồn các nông cụ trở dậy. Người nơng dân vùng núi có thể bắt đầu vụ rẫy
mới ở vùng đất luân canh theo chu kỳ tái hồi vịng rẫy hoặc tìm vùng đất làm rẫy mới.
Trong việc chọn rẫy mới hay tái canh tác rẫy cũ phải dựa trên kỹ năng tìm đất tốt với
kinh nghiệm nhìn nơi nào có cây chuối nước, cây khoai môn và nhiều ụ giun đất,
thường màu đất xám là nơi đất nhiều mùn, đất có độ ẩm, gần nước thích hợp để phát
rẫy mới hay rẫy cũ đã phục hồi dinh dưỡng sau chu kỳ bỏ hoá.
Đồng bào không phát rẫy ở gần ngọn nước, đây là đều nghiêm cấm để bảo vệ
nguồn nước của làng, chặt hạ cây phải tuân theo luật tục của cộng đồng, không được
vi phạm vào rừng cấm, rừng thiêng. Nếu vi phạm rừng cấm họ sẽ bị thần trừng phạt
như cây ngả đè gãy chân, làng bị lũ lụt, mất mùa, dịch hại, bệnh tật và nhiều tai hoạ
ập đến. Trong việc phát rẫy của đồng bào miền núi bao giờ trên đỉnh đồi núi cũng
chừa lại một khoảnh rừng lớn nó được thiêng hóa là nơi thần về ngự nhưng thực chất
vai trị các khoảnh rừng này có tác dụng chống xói mịn do nước chảy từ trên cao
xuống đối với rẫy được canh tác ở khu vực thấp phía dưới trong trường hợp mưa lũ.
Như vậy thực chất đây là những tri thức bản địa trong canh tác rẫy dung hịa với tự
nhiên đã được thiêng hóa để lưu truyền về sau.
25


×