Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần mê kông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 111 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

MAI THỊ YẾN PHƢỢNG

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301

Tháng 11 năm 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

MAI THỊ YẾN PHƢỢNG
MSSV: 4104170

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÊ KÔNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
ThS. HỒ HỒNG LIÊN


Tháng 11 năm 2013


LỜI CẢM TẠ
---------Báo cáo thực tập tốt nghiệp là một bƣớc ngoặt quan trọng nhất trong mỗi
giai đoạn học của sinh viên. Đây là chiếc cầu nối, kiểm chứng giữa lý thuyết và
thực tiễn. Là những thành quả đạt đƣợc sau một thời gian học tập và học việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Hồ Hồng Liên, cùng với Quý Thầy, Cô
trong Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Trƣờng Đại học Cần Thơ đã tận tình,
hết lòng chỉ bảo và truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu, để em có
đƣợc những kiến thức nhƣ ngày hôm nay, góp phần rất lớn trong quá trình hoàn
thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp và cả thực tiễn sau này.
Tôi xin gởi đến toàn thể Ban lãnh đạo của Công Ty Cổ Phần Mê Kông lời
cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đã nhiệt tình hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành Báo cáo tốt nghiệp.
Đồng thời xin gởi đến bạn bè và ngƣời thân, những ngƣời đã bên cạnh,
động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp trong suốt thời gian qua
những lời cảm ơn chân tình nhất.
Ngày …. tháng …… năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Mai Thị Yến Phƣợng

i


LỜI CAM ĐOAN
----------


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Ngày …. tháng …… năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Mai Thị Yến Phƣợng

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
---------.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng…….năm 2013
(Ký tên, đóng dấu)

iii


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu chung .............................................................................................. 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi về không gian .................................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian ...................................................................................... 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 2
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 3
2.1 Phƣơng pháp luận ............................................................................................. 3
2.1.1 Khái niệm và mục đích của việc phân tích phân tích mối quan hệ chi phí –
khối lƣợng – lợi nhuận (C – V – P) ........................................................................ 3
2.1.1.1 Khái niệm phân tích phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi
nhuận (C – V – P) ................................................................................................... 3
2.1.1.2 Mục đích của việc phân tích phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng –
lợi nhuận (C – V – P) .............................................................................................. 3
2.1.2 Phân loại chi phí theo căn cứ ứng xử chi phí................................................. 3
2.1.2.1 Biến phí ....................................................................................................... 4

2.1.2.2 Định phí ...................................................................................................... 6
2.1.2.3 Chi phí hỗn hợp .......................................................................................... 7
2.1.3 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích C – V - P ........................... 10
2.1.3.1 Số dƣ đảm phí ........................................................................................... 10
2.1.3.2 Tỷ lệ số dƣ đảm phí .................................................................................. 11
2.1.3.3 Kết cấu chi phí .......................................................................................... 12
2.1.3.4 Đòn bẩy kinh doanh .................................................................................. 13
2.1.3.5 Số dƣ an toàn và tỷ lệ số dƣ an toàn ......................................................... 14
2.1.4 Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí .......................................................... 15
2.1.5 Phân tích điểm hòa vốn ................................................................................ 16
2.1.5.1 Điểm hòa vốn ............................................................................................ 16
2.1.5.2 Các thƣớc đo tiêu chuẩn hòa vốn .............................................................. 19
2.1.5.3 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán ............ 20
2.1.5.4 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán ........................... 20
2.1.6 Những hạn chế khi phân tích C – V – P ..................................................... 21
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 22
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu....................................................................... 22
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ..................................................................... 22
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................... 24
3.1 Lịch sử hình thành .......................................................................................... 24
3.1.1 Sơ lƣợc về Công ty Cổ Phần Mêkông ......................................................... 24

iv


3.1.2 Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Mêkông ........................ 24
3.2 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................ 25
3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ................................................................... 25
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban ............................................................ 25
3.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán .................................................................... 27

3.2.3.1 Bộ máy kế toán tại công ty ....................................................................... 27
3.2.3.2 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán .................................................................... 27
3.2.3.3 Chức năng từng bộ phận ........................................................................... 28
3.2.4 Các chế độ chính sách kế toán áp dụng tại công ty ..................................... 29
3.2.4.1 Hệ thống tài khoản kế toán ....................................................................... 29
3.2.4.2 Niên độ kế toán và đơn vị tiền sử dụng .................................................... 29
3.2.4.3 Phƣơng pháp tính khấu hao TSCĐ ........................................................... 29
3.2.4.4 Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho ....................................................... 29
3.2.4.5 Phƣơng pháp hạch toán thuế GTGT ......................................................... 29
3.2.4.6 Phƣơng pháp tính giá nguyên vật liệu nhập kho ...................................... 29
3.2.4.7 Phƣơng pháp tính giá nguyên vật liệu, thành phẩm xuất kho .................. 29
3.2.5 Hình thức kế toán ......................................................................................... 29
3.2.6 Trình tự ghi chép......................................................................................... 30
3.2.7 Ứng dụng tin học trong công tác kế toán ..................................................... 31
3.3 Ngành nghề kinh doanh .................................................................................. 31
3.4 Tổng quan hoạt động kinh doanh ................................................................... 33
3.4.1 Doanh thu ..................................................................................................... 37
3.4.2 Chi phí.......................................................................................................... 38
3.4.3 Lợi nhuận ..................................................................................................... 39
3.5 Thuận lợi, khó khăn, định hƣớng phát triển ................................................... 40
3.5.1 Thuận lợi ...................................................................................................... 40
3.5.2 Khó khăn ...................................................................................................... 41
3.5.3 Phƣơng hƣớng kinh doanh ........................................................................... 41
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƢỢNG - LỢI
NHUẬN TẠI CÔNG TY ...................................................................................... 42
4.1 Phân loại chi phí theo căn cứ ứng xử .............................................................. 42
4.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................................................ 42
4.1.2 Chi phí sản xuất chung ................................................................................ 46
4.1.3 Chi phí bán hàng .......................................................................................... 48
4.1.4 Chi phí quản lý doanh nghiệp ...................................................................... 50

4.1.5 Tổng hợp chi phí .......................................................................................... 52
4.2 Sơ lƣợc tình hình kinh doanh các mặt hàng của Công ty năm 2010 – 2012 và
6 tháng đầu năm 2013 ........................................................................................... 52
4.2.1 Sản lƣợng tiêu thụ ........................................................................................ 53
4.2.2 Doanh thu ..................................................................................................... 54
4.3. Báo cáo thu nhập dạng đảm phí ..................................................................... 55
4.3.1 Bảng báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí ................................................. 55
4.3.2 Số dƣ đảm phí và tỷ lệ số dƣ đảm phí ......................................................... 57

v


4.3.3 Kết cấu chi phí ............................................................................................. 60
4.3.4 Đòn bẩy kinh doanh ..................................................................................... 61
4.3.5 Kết cấu hàng bán.......................................................................................... 63
4.4 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận tại Công ty ............. 64
4.4.1 Phân tích điểm hòa vốn ................................................................................ 64
4.4.1.1 Sản lƣợng hòa vốn .................................................................................... 64
4.4.1.2 Doanh thu hòa vốn .................................................................................... 65
4.4.1.3 Thời gian hòa vốn ..................................................................................... 66
4.4.1.4 Tỷ lệ hòa vốn ............................................................................................ 67
4.4.1.5 Số dƣ an toàn và tỷ lệ số dƣ an toàn ......................................................... 67
4.4.2 Đồ thị hòa vốn và đồ thị lợi nhuận .............................................................. 68
4.4.2.1 Đồ thị hòa vốn........................................................................................... 69
4.4.2.2 Đồ thị lợi nhuận ........................................................................................ 71
4.4.3 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận trong việc lựa
chọn phƣơng án kinh doanh .................................................................................. 74
4.4.3.1 Thay đổi định phí và khối lƣợng sản phẩm thay đổi, những yếu tố khác
không đổi .............................................................................................................. 74
4.4.3.2 Thay đổi biến phí và sản lƣợng, những yếu tố khác không thay đổi ........ 75

4.4.3.3 Thay đổi định phí, giá bán và sản lƣợng tiêu thụ ..................................... 75
4.4.3.4 Thay đổi định phí, biến phí và sản lƣợng ................................................. 76
4.4.4 Ứng dụng phân tích điểm hòa vốn ............................................................... 77
4.4.4.1 Dự định lãi phải đạt đƣợc ......................................................................... 77
4.4.4.2 Quyết định khung giá sản phẩm ............................................................... 77
4.4.4.3 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán ............ 80
4.4.5 Phân tích độ nhạy......................................................................................... 81
Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO
CÔNG TY ............................................................................................................. 85
5.1. Tồn tại, nguyên nhân trong việc kinh doanh các mặt hàng chủ lực của Công
ty năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ..................................................... 85
5.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận của Công ty ......................... 86
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 89
6.1 Kết luận ........................................................................................................... 89
6.2 Kiến nghị......................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 91
PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 92
PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... 94
PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................... 96

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 : Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí ................................................. 16
Bảng 3.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012........... 33
Bảng 3.2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013............................................................................................................... 35
Bảng 4.1: Căn cứ ứng xử của các sản phẩm ......................................................... 42

Bảng 4.2: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6 tháng đầu năm 2013 ..................... 43
Bảng 4.3: Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6 tháng đầu năm 2013 ..... 45
Bảng 4.4: Chi phí sản xuất chung 6 tháng đầu năm ............................................. 46
Bảng 4.5: Biến phí sản xuất chung 6 tháng đầu năm 2013 .................................. 47
Bảng 4.6: Định phí sản xuất chung 6 tháng đầu năm 2013 .................................. 48
Bảng 4.7: Chi phí bán hàng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 .............................. 49
Bảng 4.8: Biến phí bán hàng 6 tháng đầu năm 2013 ............................................ 49
Bảng 4.9: Định phí bán hàng 6 tháng đầu năm 2013 ........................................... 50
Bảng 4.10: Chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 ........................ 51
Bảng 4.11: Biến phí quản lý doanh nghiệp đơn vị 6 tháng đầu năm 2013 ........... 51
Bảng 4.12: Định phí quản lý doanh nghiệp đơn vị 6 tháng đầu năm 2013 .......... 51
Bảng 4.13: Bảng tổng hợp chi phí 6 tháng đầu năm 2013 ................................... 52
Bảng 4.14: Bảng tổng hợp chi phí đơn vị 6 tháng đầu năm 2013 ........................ 52
Bảng 4.15: Sản lƣợng tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2013 .......................................... 53
Bảng 4.16: Doanh thu của các sản phẩm và 6 tháng đầu năm 2013 .................... 54
Bảng 4.17: Báo cáo thu nhập dạng số dƣ đảm phí 6 tháng đầu năm 2013 ........... 56
Bảng 4.18: Bảng số dƣ đảm phí theo từng mặt hàng 6 tháng đầu năm 2013 ....... 57
Bảng 4.19: Mối quan hệ giữa SDĐP và sản lƣợng 6 tháng đầu năm 2013 .......... 58
Bảng 4.20: Kết cấu chi phí của 4 mặt hàng gạo ................................................... 60
Bảng 4.21: Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của từng mặt hàng gạo 6 tháng đầu năm
2013 ...................................................................................................................... 62
Bảng 4.22: Mối quan hệ giữa đòn bẩy kinh doanh và lợi nhuận kinh doanh khi
doanh thu thay đổi................................................................................................. 62
Bảng 4.23: Kết cấu hàng bán của 4 mặt hàng gạo 6 tháng đầu năm 2013 ........... 63
Bảng 4.24: Sản lƣợng hòa vốn theo từng mặt hàng 6 tháng đầu năm 2013 ......... 64
Bảng 4.25: Doanh thu hòa vốn của các sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 ........... 66
Bảng 4.26: Thời gian hòa vốn của từng mặt hàng 6 tháng đầu năm 2013 ........... 66
Bảng 4.27: Tỷ lệ hòa vốn của từng mặt hàng 6 tháng đầu năm 2013 .................. 67
Bảng 4.28: Số dƣ an toàn và tỷ lệ số dƣ an toàn của từng mặt hàng 6 tháng đầu
năm 2013............................................................................................................... 68

Bảng 4.29: Báo cáo thu nhập khi thay đổi biến phí và sản lƣợng, những yếu tố
khác không thay đổi .............................................................................................. 75
Bảng 4.30: Khung giá bán sản phẩm gạo Jasmine 2% tấm 6 tháng cuối năm 2013
............................................................................................................................... 78

vii


Bảng 4.31: Khung giá bán sản phẩm gạo Jasmine 5% tấm 6 tháng cuối năm 2013
............................................................................................................................... 78
Bảng 4.32: Khung giá bán sản phẩm gạo thƣờng 5% tấm 6 tháng cuối năm 2013
............................................................................................................................... 79
Bảng 4.33: Khung giá bán sản phẩm gạo thƣờng 25% tấm 6 tháng cuối năm ..... 79
Bảng 4.34: Kết cấu hàng bán mới ......................................................................... 80
Bảng 4.35: Báo cáo thu nhập cũ và mới ............................................................... 80
Bảng 4.36: Tổng hợp một số chỉ tiêu khi thay đổi kết cấu hàng bán ................... 81
Bảng 4.37: Báo cáo thu nhập khi thay đổi sản lƣợng và giá bán gạo Jasmine 2%
tấm......................................................................................................................... 82
Bảng 4.38: Báo cáo thu nhập khi thay đổi sản lƣợng và giá bán gạo Jasmine 5%
tấm......................................................................................................................... 82
Bảng 4.39: Báo cáo thu nhập khi thay đổi sản lƣợng và giá bán gạo thƣờng 5%
tấm......................................................................................................................... 83
Bảng 4.40: Báo cáo thu nhập khi thay đổi sản lƣợng và giá bán gạo thƣờng 25%
tấm......................................................................................................................... 83

viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 2.1: Phân loại chi phí theo căn cứ ứng xử .................................................... 4
Hình 2.2: Đồ thị biến phí thực thụ .......................................................................... 5
Hình 2.3: Đồ thị của biến phí cấp ........................................................................... 5
Hình 2.4: Đồ thị của định phí bắt buộc ................................................................... 6
Hình 2.5: Đồ thị của định phí tùy ý ........................................................................ 7
Hình 2.6: Đồ thị của chi phí hỗn hợp ..................................................................... 8
Hình 2.7: Minh họa theo phƣơng pháp đồ thị phân tán .......................................... 9
Hình 2.8: Đồ thị điểm hòa vốn ............................................................................. 17
Hình 2.9: Đồ thị của phƣơng trình lợi nhuận ........................................................ 19
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty .............................................................. 25
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán .............................................................. 28
Hình 3.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung .............. 30
Hình 4.1: Biểu đồ sản lƣợng tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2013 ............................... 53
Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ số dƣ đảm phí 6 tháng đầu năm 2013 ............................. 59
Hình 4.3: Kết cấu chi phí của 4 mặt hàng gạo 6 tháng đầu năm 2013 ................. 61
Hình 4.4: Kết cấu hàng bán của 4 mặt hàng gạo 6 tháng đầu năm 2013.............. 63
Hình 4.5: Sản lƣợng từng mặt hàng gạo 6 tháng đầu năm 2013 .......................... 64
Hình 4.6: Đồ thị hòa vốn của gạo Jasmine 2% tấm .............................................. 69
Hình 4.7: Đồ thị hòa vốn của gạo Jasmine 5% tấm .............................................. 70
Hình 4.8: Đồ thị hòa vốn của gạo thƣờng 5% tấm ............................................... 70
Hình 4.9: Đồ thị hòa vốn của gạo thƣờng 25% tấm ............................................. 71
Hình 4.10: Đồ thị lợi nhuận gạo Jasmine 2% tấm ................................................ 72
Hình 4.11: Đồ thị lợi nhuận gạo Jasmine 5% tấm ................................................ 72
Hình 4.12: Đồ thị lợi nhuận gạo thƣờng 5% tấm ................................................. 73
Hình 4.13: Đồ thị lợi nhuận gạo thƣờng 25% tấm ............................................... 74

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CPBH
CPNVLTT
CPQLDN
CPSXC
SDĐP
TSCĐ

: Chi phí bán hàng
: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
: Chi phí quản lý doanh nghiệp
: Chi phí sản xuất chung
: Số dƣ đảm phí
: Tài sản cố định

x


CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong nền kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp của nƣớc ta không chỉ phải
cạnh tranh gay gắt với những doanh nghiệp trong nƣớc mà còn ở ngoài nƣớc. Mỗi
doanh nghiệp đều muốn sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuân cao nhất có thể,
đây đúng là áp lực cho những nhà quản trị. Mỗi quyết định của họ sẽ ảnh hƣởng
tới toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp, có thể mang lại lợi nhuận cao vƣợt
bậc so với năm trƣớc nhƣng cũng có thể làm cho doanh nghiệp rơi vào bờ vực
phá sản. Mỗi thông tin nhà quản trị cần phải kịp thời, chính xác và thích hợp. Nói
đến trợ thủ đắc lực cho nhà quản trị không thể không kể đến kế toán quản trị. Kế
toán quản trị đã và đang giúp các nhà quản trị đƣa ra những thông tin thích hợp
cho nhà quản trị, đƣa ra những quyết định kinh doanh nhanh, chuẩn xác và có vai

trò nhƣ một nhà tƣ vấn quản trị nội bộ của mọi tổ chức. Khi đứng trƣớc quyết
định lựa chọn một phƣơng án tối ƣu hay điều chỉnh về sản xuất của nhà quản trị,
bao giờ cũng quan tâm đến hiệu quả kinh tế của phƣơng án mang lại, vì vậy kế
toán quản trị phải tìm cách tối ƣu hoá mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích của
phƣơng án lựa chọn. Tuy nhiên, không có nghĩa là mục tiêu duy nhất là luôn luôn
hạ thấp chi phí.
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận (CVP) là một kỹ
thuật phân tích mà kế toán quản trị dùng để giải quyết những vấn đề nêu trên. Kỹ
thuật này không những có ý nghĩa quan trọng trong khai thác các khả năng tiềm
tàng của doanh nghiệp, cơ sở cho việc ra các quyết định lựa chọn hay quyết định
điều chỉnh về sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận, mà còn mang tính
dự báo thông qua những số liệu phân tích nhằm phục vụ cho nhà quản trị trong
việc điều hành hiện tại và hoạch định cho tƣơng lai. Đó là lý do mà tôi quyết định
chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công
ty Cổ phần Mê Kông”. Thông qua đề tài này tôi có thể nghiên cứu các lý thuyết
học đƣợc, áp dụng vào điều kiện kinh doanh thực tế nhằm rút ra những kiến thức
cần thiết cho bản thân.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Thông qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận đối
với các mặt hàng chủ lực của Công ty để thấy đƣợc sự ảnh hƣởng của kết cấu chi
phí tới tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, từ đó đƣa ra các giải pháp
nâng cao lợi nhuận trong tƣơng lai.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tổng quát về tình hình kinh doanh, kết quả kinh doanh của Công
ty.

1



- Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận đối với các mặt
hàng chủ lực của Công ty để thấy đƣợc sự ảnh hƣởng của kết cấu chi phí đối với
lợi nhuận Công ty.
- Đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại Công ty Cổ Phần Mê Kông có trụ sở đặt tại số 120
Lý Tự Trọng, phƣờng An Cƣ, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
- Số liệu sử dụng trong đề tài đƣợc thu thập của các năm 2010, 2011, 2012
và 6 tháng đầu năm 2013.
- Thời gian thực hiện đề tài từ 12/08/2013 đến 13/12/2013.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Công ty sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng, tính phức tạp cao đồng thời
giới hạn về thời gian thực hiện đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ chi
phí – khối lƣợng – lợi nhuận của 4 mặt hàng chính là gạo Jasmine 2% tấm, gạo
Jasmine 5% tấm và gạo thƣờng 5% tấm và gạo thƣờng 25% tấm.

2


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán, nhằm cung cấp những
thông tin chủ yếu cho nhà quản trị nội bộ ở mỗi tổ chức. Sự ra đời của kế toán
quản trị nhằm giải quyết những yêu cầu thông tin kinh tế trong tình mới mà kế
toán tài chính không thể đảm trách. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng –
lợi nhuận là một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế toán quản trị trong việc
khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là cơ sở để đƣa ra các quyết định

kinh doanh.
2.1.1 Khái niệm và mục đích của việc phân tích phân tích mối quan hệ
chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận (C – V – P)
2.1.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi
nhuận (C – V – P)
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận là sự nghiên
cứu các mối quan hệ của các yếu tố sau đây ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp nhƣ giá bán sản phẩm, khối lƣợng sản phẩm bán ra, các yếu tố chi phí khả
biến, các yếu tố chi phí bất biến, kết cấu hàng bán. (Lê Phƣớc Hƣơng, 2010, trang
57)
2.1.1.2 Mục đích của việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng –
lợi nhuận (C – V – P)
Mục đích của phân tích CVP chính là nghiên cứu xem mối quan hệ nội tại
của các nhân tố khối lƣợng, giá bán, kết cấu chi phí, xem xét sự tác động của các
nhân tố đến lợi nhuận của doanh nghiệp, để từ đó có những cơ sở đƣa ra quyết
định trong việc lựa chọn phƣơng án kinh doanh thích hợp (lựa chọn mặt hàng,
định giá bán hàng và những chiến lƣợc bán hàng) nhằm mục đích tăng lợi nhuận.
Để thực hiện phân tích mối quan hệ CVP cần phải nắm vững cách ứng xử
của chi phí để tách toàn bộ chi phí kinh doanh thành chi phí khả biến, bất biến,
lập báo cáo thu nhập theo SDĐP. Đồng thời phải nắm vững một số khái niệm,
phƣơng pháp cơ bản dùng trong phân tích. (Trần Thế Dũng và Nguyễn Quang
Hùng, 2004, trang 139)
2.1.2 Phân loại chi phí theo căn cứ ứng xử chi phí
Căn cứ vào mối quan hệ của sự biến đổi chi phí và sự biến đổi của mức độ
hoạt động, chi phí trong doanh nghiệp đƣợc chia làm 3 loại: biến phí, định phí và
chi phí hỗn hợp, đƣợc thể hiện cụ thể trong sơ đồ sau:

3



Chi phí

Biến phí

Biến
phí
thực
thụ

Biến
phí
cấp
bậc

Định phí

Định
phí
bắt
buộc

Định
phí
tùy ý

Chi phí
hỗn hợp

Biến
phí


Định
phí

Hình 2.1 : Sơ đồ phân loại chi phí theo căn cứ ứng xử
2.1.2.1 Biến phí
Một khoản mục đƣợc xem là biến phí (chi phí khả biến) khi căn cứ ứng xử
của nó biến động thì tính theo tổng số tiền nó thay đổi theo, còn tính theo một đơn
vị căn cứ ứng xử nó lại không thay đổi (tỷ lệ thuận với biến động của mức độ
hoạt động). Hay nói cách khác, chi phí khả biến là những chi phí mà giá trị của nó
sẽ tăng giảm theo sự tăng giảm của mức độ hoạt động. Tổng chi phí tăng khi mức
độ hoạt động tăng còn tính trên đơn vị thì không đổi. Loại chi phí này chỉ phát
sinh khi có hoạt động, khi ngừng sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ chi phí
khả biến sẽ bị triệt tiêu. (Huỳnh Lợi và Võ Văn Nhị, 2007, trang 41)
Ví dụ chi phí là biến phí nhƣ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp – trả lƣơng khoán theo sản phẩm, chi phí năng lƣợng.
Có 2 loại biến phí: biến phí thực thụ (biến phí tỷ lệ), biến phí cấp bậc (biến
phí bậc thang).
a. Biến phí thực thụ
Biến phí thực thụ (chi phí khả biến thực thụ) là biến phí mà sự biến động của
chúng thay đổi tỷ lệ thuận và biến động tuyến tính với mức độ hoạt động. (Huỳnh
Lợi và Võ Văn Nhị, 2007, trang 41). Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí bao bì đóng gói, hoa hồng bán hàng...
Về mặt toán học, chi phí khả biến thực thụ đƣợc biểu diễn bằng phƣơng
trình nhƣ sau: Y=aX , trong đó:
Y: tổng biến phí
a: chi phí khả biến / căn cứ ứng xử - mức cố định
X: số lƣợng căn cứ ứng xử - mức độ hoạt động

4



Tổng biến phí thực thụ

Tổng biến phí thực thụ

Y=aX

Y=a1X
Y=a2X
Y=a3X

aX
a
0

Mức độ hoạt động

X

Mức độ hoạt động

Hình 2.2: Đồ thị biến phí thực thụ
b. Biến phí cấp bậc
Biến phí cấp bậc là những biến phí không biến động liên tục so với sự biến
động liên tục của mức độ hoạt động nhƣ chi phí thợ bảo trì máy móc. Chi phí này
sẽ không thay đổi trong một khoảng thay đổi của căn cứ ứng xử, nhƣng rời ra
khỏi khoản này, chi phí chuyển sang tới một mức mới. Đƣờng biểu diễn có hình
bậc thang. Vì thế, chiến lƣợc của nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ứng phó
với biến phí cấp bậc là nắm đƣợc toàn bộ khả năng cung ứng của từng bậc để

tránh khuynh hƣớng huy động quá nhiều so với nhu cầu, vì điều đó sẽ khó khăn
khi nhu cầu sau đó lại giảm đi. (Lê Phƣớc Hƣơng, 2010, trang 41)
Tổng biến
phí cấp bậc
Y= aiXi

Y3
Y2
Y1
0

X1 X2 X3 Mức độ hoạt động
Hình 2.3: Đồ thị của biến phí cấp bậc

Chi phí cấp bậc một phần giống nhƣ biến phí, nó cố định trong phạm vi khối
lƣợng, sau đó nhảy lên một mức độ mới và giữ cố định cho đên khi nhảy tiếp. Bề

5


rộng của phạm vi khối lƣợng mà trong đó chi phí giữ cố định phụ thuộc vào từng
loại chi phí nhƣng phải nằm trong phạm vi phù hợp. (Lê Phƣớc Hƣơng, 2010,
trang 42)
2.1.2.2 Định phí
Một khoản mục đƣợc xem là định phí khi căn cứ ứng xử của nó biến động
thì tính theo tổng số tiền thì nó không thay đổi, còn tính theo một đơn vị căn cứ
ứng xử nó sẽ thay đổi, chẳng hạn nhƣ chi phí thuê nhà, chi phí khấu hao tài sản cố
định theo phƣơng pháp đƣờng thẳng...
Đƣờng biểu diễn của định phí thuộc dạng tuyến tính và song song với trục
hoành hay có hệ số góc bằng 0. Định phí đƣợc trình bày bằng phƣơng trình:

Y=b , trong đó Y là định phí, b là hằng số.
Trong điều kiện kỹ thuật sản xuất ngày càng phát triển, tự động hóa càng
cao, định phí sẽ ngày càng gia tăng tỷ trọng so với với biến phí. Nắm bắt đƣợc sự
thay đổi này rất có ý nghĩa đối với ngƣời quản lý trong lập kế hoạch kinh doanh.
(Lê Phƣớc Hƣơng, 2010, trang 42)
Định phí đƣợc chia làm 2 loại: Định phí bắt buộc và định phí tùy ý.
a. Định phí bắt buộc
Là những chi phí có liên quan đến máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng, chi phí
ban quản lý, lƣơng văn phòng... có bản chất lâu dài và không thể cắt giảm đến 0
cho dù mức độ hoạt động giảm hay sản xuất bị gián đoạn vì nếu cắt giảm tuy giải
quyết đƣợc tình trạng khó khăn tức thời nhƣng sẽ phải trả giá đắt sau này. (Lê
Phƣớc Hƣơng, 2010, trang 42)
Tổng định phí bắt buộc

Y=b

Mức độ hoạt động
Hình 2.4: Đồ thị của định phí bắt buộc
Yêu cầu quản lý: Phải thận trọng khi quyết định đầu tƣ, tăng cƣờng sử dụng
những phƣơng tiện hiên có.
b. Định phí tùy ý

6


Là những chi phí có thể thay đổi trong từng kỳ kế hoạch của nhà quản trị
nhƣ chi phí quảng cáo, đào tạo, nghiên cứu... có bản chất ngắn hạn và trong
trƣờng hợp cần thiết có thể cắt giảm chúng đi. Về thực chất, tùy vào cách suy
nghĩ của từng nhà quản trị thì một chi phí có thể tùy ý hay bắt buộc. (Lê Phƣớc
Hƣơng, 2010, trang 42)

Tổng định phí tùy ý

Y = bi

Y3
Y2
Y4
Y1
X1

X2

X3

X4

Mức độ hoạt động
Hình 2.5: Đồ thị của định phí tùy ý

Yêu cầu quản lý: phải xem xét lại mức chi tiêu cho mỗi kỳ kế hoạch.
2.1.2.3 Chi phí hỗn hợp
Một khoản mục chi phí đƣợc xem là chi phí hỗn hợp khi sự ứng xử của nó
bao gồm cả hai loại chi phí khả biến và chi phí bất biến, ví dụ nhƣ chi phí điện
thoại trong dịch vụ viễn thông, chi phí nhân công trực tiếp...Trong đó phần định
phí phản ánh phần chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì phục vụ và để giữ cho dịch
vụ đó luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng phục vụ. Phần biến phí phản ánh phần thực
tế phục vụ hoặc phần sử dụng vƣợt quá định mức
Đƣờng biểu diễn của chi phí hỗn hợp cũng là đƣờng thẳng nhƣ chi phí khả
biến nhƣng nó không xuất phát tại gốc tọa độ vì khi không có hoạt động doanh
nghiệp vẫn phải chi phần cố định.

Chi phí hỗn hợp đƣợc trình bày bằng phƣơng trình: Y= aX + b
Trong đó: y là chi phí hỗn hợp, a là biến phí đơn vị hoạt động, x là số lƣợng
đơn vị hoạt động, b là tổng định phí. (Lê Phƣớc Hƣơng, 2010, trang 44-45)

7


Tổng chi phí
Y  aX  b

Yếu tố khả biến và bất biến

Y b

Yếu tố bất biến
Mức độ hoạt động
Hình 2.6: Đồ thị của chi phí hỗn hợp
Để thuận lợi hơn cho việc hoạch định và kiểm soát chi phí, nghiên cứu quan
hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận, phân tích điểm hòa vốn để đƣa ra các quyết
định kinh doanh; kiểm soát hiệu quả kinh doanh, nhà quản trị cần tách chi phí hỗn
hợp thành 2 phần: biến phí và định phí. Thông thƣờng có 3 phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp cực đại cực tiểu
- Phƣơng pháp đồ thị
- Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất
a. Phương pháp cực đại cực tiểu
Phƣơng pháp cực đại cực tiểu còn đƣợc gọi là phƣơng pháp chênh lệch,
phƣơng pháp này phân tích chi phí hỗn hợp dựa trên cơ sở khảo sát chi phí hỗn
hợp ở điểm có mức độ hoạt động cao nhất và ở điểm có mức độ hoạt động thấp
nhất. Tỷ số giữa mức chênh lệch của tổng chi phí và chênh lệch của mức độ hoạt
động là biến phí đơn vị. Sau đó, loại trừ biến phí, chính là phần định phí trong

thành phần chi phí hỗn hợp.
Phƣơng trình chi phí tổng quát: Y= ax + b
- Xác định chi phí khả biến đơn vi a:
Mức biến động chi phí
a = Biến phí bình quân =

Mức biến động sản lƣợng

(2.1)

- Xác định chi phí bất biến b:
b=

Chi phí của mức độ hoạt
động cao nhất hoặc thấp
nhất

-

8

a x (số lƣợng hoạt động
(2.2)
cao
- nhất hoặc thấp nhất)


Theo phƣơng pháp này phạm vi phù hợp của công thức chi phí đƣợc giới
hạn ở mức cao nhất và thấp nhất của mức độ hoạt động. Phƣơng pháp này tính
toán đơn giản. Tuy nhiên chính sự đơn giản này là khuyết điểm của phƣơng pháp.

Nếu quan sát và chọn lựa hai mức độ hoạt động cực đại và cực tiểu không phù
hợp, không thể hiện đƣợc tính chất đăc trƣng của từng thành phần chi phí hỗn hợp
thì thông tin biến phí, định phí trong chi phí hỗn hợp tìm đƣợc sẽ có độ chính xác
thấp. (Huỳnh Lợi và Võ Văn Nhị, 2007, trang 48-49)
b. Phương pháp đồ thị phân tán
Phƣơng pháp đồ thị phân tán phân tích chi phí hỗn hợp thông qua quan sát
và dùng đồ thị để tìm ra các thành phần biến phí và định phí trong chi phí hỗn
hợp. Trƣớc nhất, quan sát, thống kê và thể hiện một số điểm với chi phí và mức
độ hoạt động tƣơng ứng trên đồ thị. Sau đó, ƣớc lƣợng và kẻ một đƣờng thẳng
sao cho chúng đi qua nhiều điểm nhất. Hay nói cách khác, chúng thể hiện đặc
trƣng nhất về chi phí hỗn hợp ở các mức độ hoạt động khác nhau. Đƣờng thẳng
này cắt trục tung ở một điểm nào đó thì điểm đó là định phí. Và từ đó, xác định
biến phí đơn vị, tổng biến phí.
Tổng chi phí
Y  aX  b

Y4
Y3

Y2
Y1
X1

X2

X4

X3

Mức độ hoạt động


Hình 2.7: Minh họa theo phƣơng pháp đồ thị phân tán
Phƣơng pháp đồ thị phân tán là một công cụ phân tích chi phí hỗn hợp rất
hữu ích. Nó đƣợc quan sát và đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp,
mô tả đƣợc những đặc trƣng, đồng thời cũng chỉ rõ những sai lệch của chi phí hỗn
hợp ở một số trƣờng hợp do ảnh hƣởng bởi điều kiện thiên tai, kinh tế xã hội đến
sự thay đổi thất thƣờng của chi phí hỗn hợp. Phƣơng pháp này rất hữu ích nếu
nhà phân tích có kinh nghiệm và đƣợc hỗ trợ đắc lực từ công cụ máy tính. (Huỳnh
Lợi và Võ Văn Nhị, 2007, trang 50-51)
c. Phương pháp bình phương bé nhất
Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất với kỹ thuật phân tích tinh vi hơn phƣơng
pháp đồ thị phân tán. Thay vì kẻ một đƣờng thẳng hồi quy qua các điểm bằng sự
quan sát thông thƣờng, phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất thiết lập đƣờng biểu

9


diễn dựa trên các thuật toán thống kê. Căn cứ vào đặc tính chi phí hỗn hợp, chúng
ta thiết lập phƣơng trình chi phí hỗn hợp có dạng sau:
Y = aX + b, với n lần thống kê chi phí, ta xác định hệ phƣơng trình sau :

 XY  a X  b X 

 Y  a X  n * b 
2

(2.3)

Trong đó: Y là chi phí hỗn hợp
X là số lƣợng đơn vị hoạt động

n là số lần thống kê chi phí
b là tổng định phí
Trong 3 phƣơng pháp xác định công thức chi phí trên thì phƣơng pháp
bình phƣơng bé nhất có độ chính xác cao nhất. Phƣơng pháp cực đại – cực tiểu có
độ chính xác thấp nhất. Phƣơng pháp đồ thị có tính trực quan và do đó có ích cho
ngƣời quản lý. Việc lựa chọn sử dụng phƣơng pháp nào là tùy thuộc vào yêu cầu
quản trị, khả năng thu thập số liệu và lựa chọn chủ quan của ngƣời quản lý.
(Huỳnh Lợi và Võ Văn Nhị, 2007, trang 51-52)
2.1.3 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích C – V –P
2.1.3.1 Số dƣ đảm phí
Số dƣ đảm phí (SDĐP) là một chỉ tiêu biểu hiện chênh lệch giữa doanh thu
và biến phí hoạt động sản xuất kinh doạnh. SDĐP trƣớc hết dùng để bù đắp định
phí và phần còn lại chính là lợi nhuận. Nếu đặt:
X: sản lƣợng tiêu thụ
g: đơn giá bán
a: biến phí đơn vị
b: định phí
Xh : sản lƣợng hòa vốn
P : lợi nhuận
- SDĐP tính từng đơn vị sản phẩm: g – a
- SDĐP một loại sản phẩm: (g – a)X
- SDĐP của một bộ phận, doanh nghiệp

n

 (g
i 1

i


 ai ) X i

- Lợi nhuận: (g – a)X - b
- Khi doanh nghiệp không hoạt động, sản lƣợng X = 0.

10

(2.4)


Khi đó: Doanh thu = 0
SDĐP = 0
Lợi nhuận của doanh nghiệp P = -b
- Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lƣợng Xh
Khi đó: Doanh thu =gXh
SDĐP = (g-a)Xh,
Lợi nhuận của doanh nghiệp P = 0
Doanh nghiệp đạt mức hòa vốn là : (g – a)Xh = b
=> Sản lƣợng hòa vốn: Xh = Chi phí bất biến / SDĐP đơn vị

(2.5)

- Nếu doanh nghiệp hoạt động tại sản lƣợng X1 > Xh → lợi nhuận là:
P = (g - a)X1 – b
-Nếu doanh nghiệp hoạt động tại sản lƣợng X2 > X1 > Xh → lợi nhuận là:
P = (g - a)X2 – b
Nhƣ vậy, khi sản lƣợng tăng 1 lƣợng ΔX = X2 – X thì lợi nhuận tăng 1
lƣợng:
ΔP = (g – a)(X2 – X1)
→ ΔP = (g – a)ΔX


(2.6)

Tóm lại, thông qua SDĐP ta thấy đƣợc mối quan hệ giữa sản lƣợng và lợi
nhuận: nếu sản lƣợng tăng một lƣợng thì lợi nhuận tăng lên một lƣợng bằng sản
lƣợng tăng lên nhân cho SDĐP đơn vị (khi tổ chức đã vƣợt qua điểm hòa vốn).
Tuy nhiên, SDĐP cũng có hạn chế là chƣa cung cấp cho ngƣời quản lý cái nhìn
tổng quát dƣới góc độ toàn bộ tổ chức khi kinh doanh nhiều loại sản phẩm hay
dịch vụ không thể tổng hợp ở toàn xí nghiệp. Vì thế đôi khi làm cho ngƣời quản
lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định bởi vì tƣởng rằng tăng doanh thu của
những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhƣng điều này có khi hoàn
toàn ngƣợc lại. Để khắc phục nhƣợc điểm này, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ
SDĐP. (Huỳnh Lợi và Võ Văn Nhị, 2007, trang 227-230)
2.1.3.2 Tỷ lệ SDĐP
Tỷ lệ SDĐP là một chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa SDĐP với
doạnh thu.
(g – a)X
(g - a)
100%
100%
Tỷ lệ SDĐP =
=
(2.7)
gX

g

= Tổng SDĐP / doanh thu = SDĐP đơn vị / giá bán
- Tại sản lƣợng X1: Doanh thu = gX1
Tỷ lệ SDĐP = [(g-a)X1]/[gX1]


11


Lợi nhuận: P1 = ( g – a )X1 – b.
- Tại sản lƣợng X2: Doanh thu: gX2
Tỷ lệ SDĐP = [(g-a)X2]/[gX2]
Lợi nhuận: P2 = ( g – a )X2 – b.
Nhƣ vậy khi doanh thu tăng 1 lƣợng: ( gX2 – gX1 ) thì lợi nhuận tăng 1
lƣợng: ΔP = P2 – P1 = (g -a )(X2 - X1)
g-a
x
(X2 - X1)g
=
g
(2.8)
= Tỷ lệ SDĐP x Mức tăng doanh thu
Tóm lại, thông qua tỷ lệ SDĐP ta có thể thấy đƣợc mối quan hệ giữa doanh
thu và lợi nhuận. Nếu doanh thu tăng thêm thì lợi nhuận tăng thêm bằng chính
doanh thu tăng thêm đó nhân với tỷ lệ SDĐP. Trong ngắn hạn,nếu tăng cùng một
mức doanh thu thì ở những Công ty, phân xƣởng, sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP
càng lớn thì lợi nhuận tăng càng lớn. (Huỳnh Lợi và Võ Văn Nhị, 2007, trang
230-232)
2.1.3.3 Kết cấu chi phí
Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu thể hiện tỷ trọng từng loại chi phí (biến phí,
định phí) trong tổng chi phí.
Kết cấu chi phí vừa thể hiện vị trí từng bộ phận chi phí của doanh nghiệp,
vừa là kết quả của một quá trình đầu tƣ và sử dụng ngắn hạn, dài hạn về cơ sở vật
chất, trình độ quản lý tại doanh nghiệp. Mỗi kết cấu chi phí cũng tồn tại những
quan hệ biến đổi lợi nhuận khác nhau khi thay đổi doanh thu và mỗi doanh

nghiệp thƣờng chỉ tồn tại một kết cấu chi phí thích hợp với quy mô, đặc điểm,
yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ. Thông thƣờng có hai dạng kết cấu thƣờng gặp
trong các doanh nghiệp đó là: biến phí chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng chi phí
và định phí chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng chi phí.
Những sản phẩm, bộ phận, doanh nghiệp có tỷ lệ biến phí lớn hơn tỷ lệ định
phí thì lợi nhuận ích nhạy cảm khi doanh thu thay đổi, khi doanh thu tăng thì
doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận tăng không đáng kể và khi doanh thu giảm thì
mức thua lỗ xuất hiện không đáng kể. Những sản phẩm, bộ phận, doanh nghiệp
có tỷ lệ định phí lớn hơn tỷ lệ biến phí thì lợi nhuận rất nhạy cảm khi doanh thu
thay đổi, khi doanh thu tăng thì doanh nghiệp đạt mức tăng lợi nhuận lớn và khi
doanh thu giảm thì mức thua lỗ sẽ diễn ra nhanh hơn.
Khi xem xét kết cấu chi phí và nguyên nhân gây nên chi phí ở các doanh
nghiệp chúng ta nhận thấy rằng:
Những doanh nghiệp có tỷ lệ biến phí cao hơn thƣờng gắn liền với nhiều chi
phí nguyên liệu, lao động,.. trong quá trình sản xuất kinh doanh và không đòi hỏi

12


nhiều vốn đầu tƣ. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh
doanh thì mức tăng lợi nhuận thấp và tốc độ phát triển chậm. Ngƣợc lại trong tình
hình kinh tế khó khăn, gặp rất nhiều rủi ro, mức tiêu thụ giảm sút thì lợi nhuận
giảm không đáng kể, tổn thất về vốn cũng ít.
Những doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao thƣờng sử dụng nhiều thiết bị sản
xuất hiện đại và đòi hỏi một lƣợng vốn đầu tƣ lớn. Tuy nhiên khi gặp điều kiện
thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh thì mức tăng lợi nhuận cao và tốc độ phát
triển rất nhanh. Ngƣợc lại trong tinh hình kinh tế khó khăn, gặp rất nhiều rủi ro,
mức tiêu thụ giảm sút thì lợi nhuận giảm rất đáng kể, tổn thất về vốn diễn ra rất
nhanh.
Qua quá trình phân tích kết cấu chi phí ở các doanh nghiệp chứng minh một

lý luận cơ bản là không có một loại kết cấu chi phí nào tối ƣu cho tất cả các doanh
nghiệp mà điều cần quan tâm của nhà quản trị là phải biết kết hợp những tiềm lực
kinh tế, tình hình kinh tế để lựa chọn và xây dựng một kết cấu chi phí thích hợp,
linh hoạt theo từng thời kỳ. (Huỳnh Lợi và Võ Văn Nhị, 2007, trang 232-234)
2.1.3.4 Đòn bẩy kinh doanh
a. Khái niệm
Đòn bẩy kinh doanh hiểu theo nghĩa thông thƣờng là một công cụ dùng để
di chuyển một vật thể, vật cản về vị trí mong muốn. Công dụng cơ bản của đòn
bẩy là chỉ ra phƣơng pháp sử dụng một lực hạn chế để di chuyển những vật thể có
lực tác động lớn hơn. Đòn bẩy kinh doanh chỉ là một công cụ chỉ ra cách thức sử
dụng biến phí, đinh phí để tác động đến doanh thu nhằm thay đổi lợi nhuận. Đòn
bẩy kinh doanh càng lớn có nghĩa những tác dụng của nguồn lực tạo ra lợi nhuận
thuận lợi hơn. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của một sản phẩm, bộ phận, doanh
nghiệp ở một thời điểm nhất định có mức chi phí, doanh thu, lợi nhuận nhất định
đƣợc tính toán theo công thức:
Độ lớn của đòn
bầy kinh doanh

=

Doanh thu – Biến phí
Doanh thu – Biến phí – Định phí
Số dƣ đảm phí

=

(2.9)

Lợi nhuận


Quan sát công thức tính độ lớn đòn bẩy kinh doanh:
- Độ lớn đòn bẩy kinh doanh chỉ xuất hiện khi SDĐP lớn hơn 0 và lớn hơn
định phí để đảm bảo có lợi nhuận.
- Khi SDĐP lớn, định phí lớn thì độ lớn đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn và ngƣợc
lại.

13


×