Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chính sách Bảo vệ môi trường của Nhật Bản và kinh nghiệm quản lý môi trường cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.7 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
----------

BÀI TIỂU LUẬN
Chính sách BVMT của Nhật Bản và kinh nghiệm quản lý
môi trường cho Việt Nam

SVTH: Nguyễn Tuấn Vũ Hà

Huế, 2015


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Nhật Bản là một quốc gia Đông Á khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, đã từng trải
qua các thời kỳ bùng nổ kinh tế thiếu tính bền vững, gây ra những hậu quả về môi
trường nghiêm trọng và còn để lại tàn dư cho đến hiện tại. Ngày nay, Nhật Bản là một
quốc gia có hệ thống pháp luật về môi trường chặt chẽ bậc nhất thế giới.
Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế non trẻ, chưa từng xảy ra các biến động
môi trường lớn nên quản lý nhà nước về mặt môi trường còn nhiều sai sót. Việt Nam
rất cần những kinh nghiệm về quản lý môi trường ở Nhật Bản.


NỘI DUNG
1. Hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật ở Nhật Bản cũng như ở các nước phát triển chỉ có các văn bản
pháp luật, không có các văn bản dưới luật. Luật và đạo luật được ban hành bởi quốc
hội và các cơ quan lập pháp, được quy định chặt chẽ và rất chi tiết, có hiệu lực gần


như ngay lập tức khi được ban hành.
Hệ thống pháp luật của Nhật Bản được soạn thảo và ban hành bởi Quốc hội. Chính
phủ chỉ có nhiệm vụ thực thi luật, không được ban hành các quyết định. Với những ưu
điểm vượt trội của cách quản lý của Nhật Bản không chỉ về môi trường mà còn về các
lĩnh vực khác, đã đưa lại một nền kinh tế xanh, bền vững. Đó là đặc điểm của nền kinh
tế thị trường.
Ngoài hệ thống thực thi pháp luật còn có hệ thống tư pháp để phân nhiệm vũ rõ
ràng cho các cấp bậc, và còn có một hệ thống giải quyết tranh chấp môi trường được
thành lập (EDCC) để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, hòa giải,…


Ở Việt Nam, có ít văn bản luật có tính pháp lý cao, nhưng các văn bản dưới luật như
các nghị định, thông tư hướng dẫn thì nhiều, dẫn đến việc chồng chéo, tốn nhiều thời
gian và hiệu lực thi hành kém hơn. Thông thường, để soạn thảo một luật sẽ có các dự
luật, nếu được Quốc hội thông qua sẽ thành luật. Ở Việt Nam, để ban hành luật thì phải
mất một khoảng thời gian dài, qua các lần sửa đổi trước khi ban hành. Mỗi lần ban
hành chỉ có ít các văn bản luật, sẽ được Chính phủ cụ thể hóa bằng các văn bản dưới
luật hướng dẫn thi hành luật, sẽ phải mất một thời gian nữa để soạn thảo và ban hành
các văn bản hướng dẫn, như vậy từ khi Quốc hội thông qua đến khi luật có hiệu lực thì
sẽ phải mất rất nhiều thời gian.
2. Vai trò và trách nhiệm của chính phủ đối với môi trường
Chính phủ Nhật Bản có vai trò rất quan trọng trong kiểm soát chặt chẽ trong lĩnh
vực môi trường. Phát động và tăng cường các chiến dịch bảo vệ môi trường, hưởng
ứng tiên phong các phong trào đó, thực thi các luật và đạo luật môi trường. Đặc biệt kế
hoạch “Hành động xanh” của Nhật Bản được phát động từ năm 1995. Với mục tiêu rõ
ràng và hành động chắc chắn, kế hoạch này vẫn tiếp tục duy trì và ngày càng có hiệu
quả.


“Nội dung của kế hoạch “Hành động xanh” được cụ thể hóa theo năm tài chính;

theo đó, mức sử dụng giấy tái chế trong công việc hành chính của Chính phủ sẽ được
gia tăng hàng năm; nội dung các văn bản, tài liệu phải ngắn gọn; phôtôcopy trên cả hai
mặt giấy; tiết kiệm điện trong các đơn vị thuộc chính phủ; tiết kiệm xăng dầu khi sử
dụng xe công; giảm tiêu hao năng lượng đối với các vật dụng thuộc công sở chính phủ
ở mức xấp xỉ 10% hàng năm kể từ năm 2000...v.v.


Điều lưu ý là các chỉ tiêu cụ thể đã được văn phòng nội các giao cho các cơ quan
trực thuộc. Đây là điều mà ít ai nghĩ tới bởi Nhật Bản là một quốc gia giàu có. Chẳng
hạn khi triển khai nội dung công việc gắn với việc bảo vệ môi trường trong mua sắm
và sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ cho các cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng
Chính phủ thừa lệnh Thủ tướng quy định các cơ quan này chỉ mua các loại giấy nhãn
hiệu Eco-Mark và GreenMark, đây là các loại sản phẩm tái chế phế thải, khuyến khích
các cơ quan này chỉ dùng Email qua mạng LAN mà không dùng giấy để in Email và
bản tin; cụ thể hơn, người ta quy định Văn phòng thủ tướng, Cơ quan phát triển
Hokkaido và Cục kinh tế phải dùng giấy tái chế 100%; Bộ bưu chính viễn thông dùng
100% giấy tái chế để làm bưu thiếp, bì thư...v.v. và các cơ quan này phải lắp đặt hệ
thống phân loại rác thải ngay tại văn phòng”.


Việt Nam cũng đang áp dụng các kế hoạch (trong đó có chiến dịch hành động
xanh), chiến dịch nhằm tiết kiệm, tái sử dụng và bảo vệ môi trường, tuy chưa thật thấy
rõ được vai trò của chính phủ trong bảo vệ môi trường nhưng đã một phần nhỏ đi vào
đời sống người dân. Cần hành động mạnh mẽ hơn nữa, các chiến dịch lấy nhà nước
làm chủ chốt. Kinh nghiệm của Nhật Bản là có thể đẩy mạnh để có hiệu quả cao chỉ
cần mệnh lệnh từ chính phủ, không mất kinh phí cho các kế hoạch xanh này.


3. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý
Người Nhật Bản vốn xem bảo vệ môi trường như là một phần của phát triển, vậy

nên chính quyền địa phương rất quan tâm đến quản lý, bảo vệ và phát triển các ý
tưởng. Cùng với đó là sự hỗ trợ về kỹ thuật, trang thiết bị và tài chính từ Bộ Môi
trường, và cả những hỗ trợ để địa phương hợp tác quốc tế. Thực tế có nhiều chiến dịch
có sự phối hợp giữa địa phương và Bộ môi trường, đa số vẫn còn duy trì cho đến nay.
Một điều quan trọng là hệ thống thông tin giữa các cơ quan quản lý môi trường địa
phương và Bộ Môi trường có liên kết rất mạnh mẽ. Thông tin trao đổi liên tục để cùng
giải quyết một vấn đề của địa phương đó, cung cấp kinh nghiệm và kỹ thuật cho các
địa phương khác. Từ đó đẩy mạnh công tác môi trường
Nhân tố con người cũng tác động rất lớn đến quản lý. Bằng những sáng kiến độc
lập, trong hơn một thập kỷ qua đã có tới hàng chục quỹ hỗ trợ, bảo vệ và phát triển
môi trường được thành lập ở khắp các đô thị lớn ở Nhật Bản. Điều lưu ý là nguồn tài
chính từ các quỹ này được sử dụng để sản xuất các chương trình hỗ trợ giáo dục môi
trường cho học sinh như: băng video, tài liệu đọc thêm, hỗ trợ các hoạt động tình
nguyện, cung cấp chuyên gia tư vấn môi trường cho các nhóm dân cư sống ở các khu
đô thị lớn.


KẾT LUẬN
Nhìn từ khía cạnh cá nhân, Việt Nam điểm lợi hơn Nhật Bản là vẫn lấy kinh nghiệm
từ Nhật Bản trong khi kinh tế đang phát triển, chưa có thảm họa môi trường nào đặc
biệt nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe con người trên quy mô lớn.
Hiện nay, Nhật Bản và Việt Nam đang hợp tác chặt chẽ về nhiều lĩnh vực, đặc biệt
là lĩnh vực môi trường. Những kinh nghiệm và khoa học về môi trường của Nhật Bản
đang được chuyển giao cho Việt Nam. Đó là nguồn tư liệu tham khảo lớn của Việt
Nam trong cả ngành kỹ thuật và quản lý môi trường.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản lý nhà nước về môi trường ở Nhật Bản và những gợi ý cho Việt Nam,
, ngày 14/03/2012.

2. Kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường của Nhật Bản, , ngày
19/05/2013.
3. Kinh nghiệm thực thi luật môi trường từ Nhật, , ngày
28/09/2012.



×