VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM XUÂN VINH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TỪ THỰC TIỄN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. VÕ KHÁNH VINH
HÀ NỘI, năm 2016
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu
trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi đã tự nghiên cứu, học hỏi dựa trên các kiến thức đã học, làm việc và sự hỗ
trợ của Giáo viên hướng dẫn cũng như đồng nghiệp.
Tác giả
Phạm Xuân Vinh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ............................................................................8
1.1. Chính sách bảo vệ môi trường hiện hành............................................................8
1.2. Khái niệm, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường .................................................................................................................11
1.3. Nội dung các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ................14
1.4. Các phương pháp thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ...............................18
1.5. Các chủ thể thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ........................................22
1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường .......24
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI ...............28
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại
các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi .....................................................................28
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại các khu công
nghiệp tỉnh Quảng Ngãi ............................................................................................36
2.3. Kết quả thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp
tỉnh Quảng Ngãi ........................................................................................................42
2.4. Đánh giá chung về tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ tại các khu công
nghiệp tỉnh Quảng Ngãi ............................................................................................58
CHƯƠNG 3. TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG .................................................................................................................67
3.1. Quan điểm và phương hướng tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường ........................................................................................................................67
3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách quản bảo vệ môi trường .........69
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
bảng
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại KCN
Quảng Phú
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại xung
quanh khu công nghiệp Tịnh Phong
Kết quả phân tích chất lượng nước thải công nghiệp tại hệ
thống xử lý nước thải tập trung KCN Quảng Phú
Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại một số các doanh
nghiệp KCN Tịnh Phong
Trang
47
49
53
55
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
Tên hình
hình
Trang
2.1.
Biểu đồ mức độ tiếng ồn tại KCN Quảng Phú
48
2.2.
Biểu đồ tiếng ồn quan trắc tại KCN Quảng Phú
48
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
2.11.
2.12.
Biểu đồ lượng bụi tại các vị trí quan trắc trong năm 2014
và năm 2015
Biểu đồ tiếng ồn quan trắc tại KCN Tịnh Phong
Biểu đồ Hàm lường bụi tại các vị trí quan trắc tại KCN
Tịnh Phong
Biểu đồ biểu diễn hàm lượng bụi tại các điểm quan trắc tại
KCN Tịnh Phong trong năm 2014, 2015
Hàm lượng COD đầu vào và đầu ra tại Hệ thống xử lý nước
thải KCN Quảng Phú
Hàm lượng BOD5 trong nước thải đầu vào và đầu ra của Hệ
thống xử lý nước thải KCN Quảng Phú
Hàm lượng TSS trong nước thải đầu vào và đầu ra của Hệ
thống xử lý nước thải KCN Quảng Phú
Hàm lượng COD trong các mẫu nước thải tại các vị trí quan
trắc đợt ở KCN Tịnh Phong năm 2015
Hàm lượng BOD5 trong các mẫu nước thải tại các vị trí
quan trắc đợt ở KCN Tịnh Phong năm 2015
Hàm lượng TSS trong các mẫu nước thải tại các vị trí quan
trắc đợt ở KCN Tịnh Phong năm 2015
49
50
51
51
53
54
54
56
56
57
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề môi trường đang là mối quan tâm mang tính toàn cầu, môi trường
sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là
một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường sống gắn bó
hữu cơ với cuộc sống của con người, cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã
hội loài người. Quản lý và bảo vệ môi trường là công việc cấp bách của mỗi quốc
gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đặc biệt rất quan trọng với các nước đang phát
triển, chẳng hạn như Việt Nam.
Việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất (sau đây gọi chung là khu
công nghiệp – KCN) có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc đẩy mạnh quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ năm 1991 Đảng và Nhà nước ta đã
chủ trương thí điểm và triển khai việc xây dựng các KCN, đến nay đã qua 25 năm
việc xây dựng, phát triển các khu công nghiệp đã có những bước tiến quan trọng,
tính đến hết tháng 6/2016, cả nước đã có 312 KCN được thành lập (trong đó có 3
KCX) với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 87,7 nghìn ha, trong đó diện tích đất công
nghiệp có thể cho thuê đạt 59,4 nghìn ha, chiếm khoảng 67,8% tổng diện tích đất tự
nhiên. Trong đó, 218 đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 62 nghìn
ha và 94 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản
với tổng diện tích đất tự nhiên 28 nghìn ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho
thuê của các KCN đạt 29 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy các KCN đã đi vào hoạt động đạt
gần 70%. Các KCN trên cả nước đã thu hút được 7.100 dự án đầu tư nước ngoài và
6.000 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 103 tỷ USD và
585.000 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện đạt lần lượt bằng 55% và 45% vốn đầu tư đã
đăng ký.
Các KCN, KCX đã có những đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương, tăng thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho
người lao động. Cụ thể, tổng doanh thu của các KCN, KCX tính đến cuối năm 2015
đạt 107 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2014; kim ngạch xuất khẩu đạt 77 tỷ USD
(bằng 45% kim ngạch xuất khẩu của cả nước); đóng góp ngân sách hơn 2,5 tỷ USD
1
và tạo việc làm cho hơn 2,6 triệu lao động. (nguồn: Báo cáo hoạt động các khu công
nghiệp, khu chế xất đến cuối tháng 6/2016 – Bộ kế họch – Đầu tư )
Cùng với cả nước, trong thời gian qua các KCN Quảng Ngãi đã có những
bước phát triển khá. Quảng Ngãi hiện có 03 KCN; trong đó 02 KCN (Tịnh Phong
và Quảng Phú) đang hoạt động tương đối hiệu quả, thu hút 95 dự án đầu tư với tổng
vốn đăng ký kinh doanh 7.500 tỷ đồng, trên 15.000 lao động và 01 KCN (Phổ
Phong) đang trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng. Sự phát triển lớn mạnh về
quy mô và đa dạng các ngành nghề sản xuất trong các KCN kéo theo sự gia tăng
một lượng đáng kể các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, cùng với nước thải công
nghiệp, chất thải rắn công nghiệp thì chất thải nguy hại là một tác nhân gây ô nhiễm
môi trường đáng được quan tâm.
Vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội nước ta hiện nay là tình
trạng ô nhiễm môi trường sinh học và suy giảm hệ sinh thái do các hoạt động sản
xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa
trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững; sự tồn tại, phát triển của các thế
hệ con người hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết
đối với các cấp quản lý, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội.
Để giải quyết vấn đề môi trường nói trên đòi hỏi phải có Luật và các văn bản
dưới Luật để điều chỉnh, chính vì lẻ đó Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 ( sửa
đổi, bổ sung năm 2005, 2014) và nhiều nghị định, thông tư, văn bản pháp luật quan
trọng về bảo vệ môi trường được ban hành.
Ngoài ra Đảng thường xuyên quan tâm chỉ đạo vấn đề bảo vệ môi trường, quan
điểm chỉ đạo của Đảng từ Đại hội VI (1986) đến Đại hội XII (2016) luôn chú trọng
việc phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường,
Từ khi Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều chủ trương, chính sách và pháp
luật về bảo vệ môi trường cho đến nay, nhận thức và hành động về bảo vệ môi
trường trong xã hội ngày càng được nâng cao. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường đã
trở thành một điều kiện quan trọng không thể thiếu tại các khu công nghiệp, các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp; trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội,
2
hướng tới phát triển bền vững, bước đầu hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc
phục suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực
hiện vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt trong
các khu công nghiệp đang có xu hướng gia tăng đã có tác động tiêu cực đến sức
khoẻ đời sống của nhân dân.
Ngoài ra, hiện nay trước tình hình cá chết hàng loạt ở ven biển các tỉnh Miền
Trung vì nhiễm độc nước do việc vi phạm trong hoạt động xả thải của Công ty
TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa ( Khu kinh tế Vũng Áng ), đây là sự việc
rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sức khỏe của người dân cũng như
việc đánh bắt, nuôi trồng, kinh doanh thủy hản sản của nhân dân vùng ven biển
miền trung. Vụ việc đang được Chính phủ tập trung chỉ đạo xử lý đối với tổ chức,
cá nhân vi phạm nhưng là bài học quá đắt cho việc buông lỏng quản lý, việc thiếu
trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan trong thực thi công vụ nhất là công tác
bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ tình hình trên, có thể thấy rằng việc lựa chọn đề tài “Thực hiện
chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi”
làm luận văn thạc sĩ chính sách công là hết sức cần thiết, với mong muốn góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý, thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại các khu công
nghiệp tỉnh Quãng Ngãi trong giai đoạn đến.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các đô thị, khu dân cư, nhất là các khu kinh
tế, khu công nghiệp diễn biến phức tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng, đang
được các cấp, các ngành ngày càng quan tâm, chú trọng chỉ đạo xử lý; đã có nhiều
bài viết trên các báo, tạp chí; luận văn, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu về ô
nhiễm môi trường và việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Một số bài viết
có liên quan đến đề tài trong quá trình làm luận văn cá nhân tác giả đã tham khảo:
- TS. Trịnh Thị Minh Sâm (2004), Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường ở các KCN và các khu chế xuất, Nxb khoa học xã
hội, Hà Nội.
- Trần Văn Tùng - Đặng Thị Phương Hoa - Nguyễn Bá Thủy (2005), Ảnh
hưởng của ô nhiễm môi trường ở một số khu công nghiệp phía bắc tới sức khoẻ
3
cộng đồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Đặng Thiên Yến Nhi: “Giải bài toán chất thải rắn sinh hoạt đô thị”,đã góp
phần làm rõ thực trạng rác thải sinh hoạt tại đô thị ở nước ta hiện nay và đưa
ra những giải pháp cơ bản xử lý nguồn rác thải sinh hoạt;
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lữ Văn Thịnh về “Giải pháp quản lý chất thải
rắn theo mô hình 3R trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”, trên cơ sở
nghiên cứu, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn quận
Thanh Khê luận văn đã đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn đô thị theo mô
hình 3R trên địa bàn quận;
- Bùi Văn Ga, Lê Thị Hải Anh, Cao Xuân Tuấn, Trần Hồng Loan - Trung
tâm nghiên cứu Bảo vệ Môi trường - Đại học Đà Nẵng: “Nâng cao hiệu quả thu
gom và phân loại rác tại thành phố Đà Nẵng, tác giả đã đề xuất các giải pháp liên
quan đến công đoạn vận chuyển và phân loại rác của thành phố nhằm tạo sự
ổn định, bền vững trong công tác quản lý chất thải rắn;
- TS. Trần Văn Quang, “Đề xuất phương án tổ chức phân loại rác tại thành
phố Đà Nẵng”, Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng.
- Lê Quang Toàn (2010), “Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp quản lý quy hoạch đến
năm 2030”,
- Nguyễn Lệ Quyên Đại học Đà nẵng “Quản lý nhà nước về môi trường tại
thành phố Đà nẵng” Luận văn nghiên cứu tổng quát về thực trạng quản lý môi
trường ở thành phố Đà Nẵng, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ
môi trường tại Thành phố Đà Nẵng;
- Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Chính sách công, Học viện Khoa học xã
hội của tác giả Đặng Thị Hà “Chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ
thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, tập trung vào việc cụ thể hóa chính sách và thực hiện
chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng và đề xuất,
kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
nói chung và quản lý chất thài rắn sinh hoạt đô thị nói riêng ở thành phố Đà Nẵng.
Các công trình trên đã đưa ra được nhiều giải pháp để xử lý môi trường, xử lý
4
chất thải rắn bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư, các khu công nghiệp, khu chế
xuất, giải quyết được cơ sở lý luận và vấn đề thực tiễn đặt ra. Song, chưa có công
trình nào nghiên cứu vấn đề thực hiện chính sách về bảo vệ môi trường ở các KCN
trên địa bàn tỉnh tỉnh Quảng Ngãi. Vì vậy, luận văn này sẽ góp phần đánh giá thực
trạng và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách về
bảo vệ môi trường ở các KCN tỉnh Quảng Ngãi.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận của việc thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường, đánh giá đúng tình hình thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn
các KCN tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua và hiện nay, luận văn đề xuất
những phương hướng và giải pháp nhằm góp phần tăng cường thực hiện chính sách
về bảo vệ môi trường ở các KCN tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại các
khu công nghiệp tỉnh Quảng ngãi.
Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường.
Đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường tại các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay và
những năm tiếp theo..
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện chính
sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu việc thực hiện các chính sách về bảo vệ môi trường tại 03 Khu
công nghiệp ( Tịnh Phong, Quảng Phú, Phổ Phong ) tỉnh Quảng Ngãi và trong
khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về chính sách bảo vệ
5
môi trường nói chung và tại các khu công nghiệp nói riêng; bám sát tình hình thực
tế và điều kiện tự nhiên, xã hội ở tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh và điều tra
tình hình thực tế để đánh giá đúng thực trạng và trên cơ sở đó nêu ra các giải pháp
về quản lý phù hợp với điều kiện của tỉnh Quảng Ngãi.
Kết hợp các yêu cầu bảo vệ môi trường gắn với phát triển các Khu công
nghiệp bền vững thể hiện trong các chủ trương, định hướng, chính sách của Đảng,
với sự cụ thể hóa bằng pháp luật của Nhà nước và quá trình tổ chức thực hiện chính
sách ở tỉnh Quảng Ngãi.
Riêng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại các Khu công nghiệp Quảng
Ngãi, luận văn còn sử dụng cách tiếp cận quản lý dựa vào cộng đồng(communitybased management – CBM) là tiếp cận đang được áp dụng phổ biến hiện nay trên
thế giới và Việt Nam trong quản lý bảo vệ môi trường.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin: Phân tích và tổng hợp, được sử dụng để thu
thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên
cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ
ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu
thống kê của Ban quản lý các Khu công nghiệp Tỉnh và các doanh nghiệp Khu công
nghiệp.
Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Sử dụng phương pháp điều tra thực
địa nhằm mục đích so sánh, với các số liệu thu thập được; thu thập bổ sung các số
liệu, tài liệu thực tế tại các khu công nghiệp nhằm củng cố tính xác thực các số liệu
thu thập được qua các báo cáo, hồ sơ thu thập.
Phương pháp phân tích chính sách: Là đánh giá tính toàn vẹn, tính thống
nhất, tính khả thi và hiệu quả của chính sách nhằm điều chỉnh cho phù hợp với mục
tiêu và thực tế.
Phương pháp thống kê: Là phương pháp thu thập, tổng hợp, trình bày số
liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình
phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định.
Phương pháp điều tra từ cộng đồng dân cư, doanh nghiệp: thông qua các
6
buổi gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với các doanh nghiệp, nhân dân vùng có Khu
công nghiệp nhằm làm rõ thêm về kết quả thực hiện chính sách BVMT tại các
KCN.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần bổ sung, làm phong phú thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho
việc phân tích, hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm để hoạch định,
ban hành các chương trình, chính sách bảo vệ môi trường tại các Khu công nghiệp Tỉnh
và tổ chức thực hiện chính sách này trong thực tiễn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đánh giá đúng thực trạng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực
hiện các chính sách về bảo vệ môi trường ở các KCN tỉnh Quảng Ngãi; đồng thời
khẳng định yêu cầu thực tiễn phải thực hiện nghiêm túc và đồng bộ các chính sách
về bảo vệ môi trường ở các KCN một cách hiệu quả để đảm bảo sự hài hoà giữa
tăng trưởng kinh tế - xã hội với sự cân bằng môi trường sinh học và hệ sinh thái
nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của
con người ở tỉnh Quảng Ngãi.
Luận văn đề xuất những giải pháp có giá trị trong quá trình quản lý Nhà
nước đối với việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại các Khu công nghiệp
tỉnh Quảng Ngãi.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
tại các Khu công nghiệp
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại các Khu
công nghiệp, tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3. Tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại các Khu
công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
7
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1. Chính sách bảo vệ môi trường hiện hành
1.1.1. Khái niệm về chính sách công
Chính sách công là tập hợp những quyết định mang tính chính trị nhằm vạch
ra những đường hướng hành động ứng xử cơ bản của chủ thể quản lý với các vấn
đề, hiện tượng tồn tại trong đời sống để thúc đẩy và quản lý sự phát triển nhằm đạt
tới những mục tiêu nhất định cho trước. Khái niệm chính sách công được diễn đạt
khái quát như sau: “Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị có liên
quan của nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ để
thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu xác định của Đảng chính
trị cầm quyền” [18].
1.1.2. Khái niệm về môi trường
Môi trường và bảo vệ môi trường từ lâu đã trở thành một vấn đề quan trọng
và cấp bách của toàn cầu, mà một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu hiện
nay là môi trường sống của con người.
Môi trường là khái niệm rộng và đa dạng, do vậy tuỳ thuộc vào cách tiếp cận
phạm vi xem xét, nghiên cứu để xây dựng khái niệm môi trường.
Hiện nay, ở Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về
môi trường. Tuy nhiên các tác giả đã nêu lên các định nghĩa, các khái niệm môi
trường không hoàn toàn đồng nhất mà được thể hiện dưới những góc độ phạm vi
khác nhau, nhưng đều hướng tới việc nhận rõ môi trường trong thế giới xung quanh
ta là gì, bao gồm những yếu tố nào hợp thành.
Theo Từ điển tiếng Việt, Môi trường theo định nghĩa thông thường "Là toàn
bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay một sinh
vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con ngươi hay sinh vật ấy".
Môi trường sử dụng trong các chính sách bảo vệ môi trường là khái niệm
được hiểu như là mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường
8
được hiểu như là những yếu tố, hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên bao quanh con
người.
Theo Luật BVMT năm 2014 thì Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất
tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và
sinh vật.
1.1.3. Khái niệm về bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động
xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải
thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm
giữ môi trường trong lành. (Luật BVMT 2014).
Bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp là các hoạt động đã nêu ở trên mà
phạm vi áp dụng là tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
1.1.4. Chính sách về Bảo vệ môi trường hiện hành
Ở Việt Nam, những văn bản chỉ đạo về BVMT của Đảng và Nhà nước đã
được ban hành tương đối sớm. Sắc lệnh số 142/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký
ngày 21/12/1949 quy định việc kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp
luật bảo vệ rừng có thể được coi là văn bản pháp luật sớm nhất đề cập vấn đề môi
trường.
Một số văn bản khác của Chính phủ quy định về môi trường hoặc liên quan
đến môi trường nằm rải rác trong các văn bản pháp luật được ban hành để điều
chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau với mục tiêu là đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của
Nhà nước, phải kể đến các văn bản pháp luật như: Nghị quyết 36/CP ngày
11/03/1961 của Hội đồng chính phủ về việc quản lý, bảo vệ tài nguyên dưới lòng
đất; Nghị quyết số 183/CP ngày 25/9/1996 về công tác trồng cây gây rừng; Chỉ thị
số 07/TTg ngày 16/01/1964 về thu tiền bán khoán lâm sản và thu tiền nuôi rừng,
đặc biệt là Pháp lệnh về Bảo vệ rừng ban hành ngày 11/9/1972. Các quy định này
chưa nhằm trực tiếp vào việc bảo vệ các yếu tố của môi trường, khía cạnh môi
trường chỉ là phần thứ yếu. Chính vì thế, tính tiếp cận mang tính môi trường chưa
thể hiện đậm nét trong các quy định pháp luật ban hành ở giai đoạn này. Điều đáng
chú ý nhất trong giai đoạn này là việc coi bảo vệ môi trường là đòi hỏi hiến định.
9
Điều 36 Hiến pháp năm 1980 quy định: "Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác
xã, đơn vị vũ trang nhân và và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ
cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cải tạo môi trường sống".
Sự phát triển của nền kinh tế đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó vấn đề suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường đang
là một thách thức lớn đối với xã hội. Hiến pháp năm 1992 là cơ sở hiến định cho
việc đưa nghĩa vụ bảo vệ môi trường vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống kinh tế.
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, ngày 29/12/1993, Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường đạo luật đầu tiên về BVMT ở nước ta (
được thay thế bởi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, 2014) trong đó quy định khá
toàn diện, đầy đủ và cụ thể những vấn đề bảo vệ môi trường, điều kiện quan trọng
của quá trình phát triển bền vững, góp phần tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc cho
việc bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước và hội nhập quốc tế.
Chính sách bảo vệ môi trường ở nước ta ngoài những chủ trương, quan điểm
chính trị của Đảng còn được cụ thể hóa bắng những chính sách của nhà nước, cụ thể
như Luật Bảo vệ Môi trường và những văn bản dưới Luật. Ngoài ra mỗi cấp quản lý
hành chính đều có những chính sách môi trường riêng, nó vừa cụ thể hoá luật pháp
và những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa phương. Sự đúng
đắn và thành công của chính sách cấp địa phương có vai trò quan trọng trong đảm
bảo sự thành công của chính sách cấp trung ương.
Từ những phân tích và luận giải trên, có thể rút ra khái niệm chính sách về
bảo vệ môi trường như sau: Chính sách về bảo vệ môi trường là chính sách công,
nó là hệ thống các văn bản chính sách, pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành nhằm định hướng, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình khai thác sử dụng, quản lý tài nguyên thiên nhiên, sản xuất kinh doanh,…
nhằm giải quyết nhiệm vụ bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm
quyền con người được sống trong môi trường trong lành gắn kết hài hoà với phát
triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, góp phần
bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
10
Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường mà chủ yếu
là Luật BVMT năm 1993,2005,2014 và các văn bản dưới luật để hưỡng dẫn thi
hành luật (Nghị định, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị...).Ngoài các văn ban của cấp
Trung ương; Tỉnh uỷ, HĐND, UBND cấp tỉnh, thành phố ban hành những chính
sách riêng để triển khai thực hiện chính sách của cấp trên, phù hợp quy định pháp
luật và thực tiễn của địa phương để thục hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại
địa phương mình.
1.2. Khái niệm, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách
bảo vệ môi trường
1.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì
dân,chính sách và pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội,
nghĩa là bằng pháp luật có thể trật tự hoá, củng cố và phát triển các quan hệ xã
hội theo những định hướng mong muốn và điều đó chỉ có thể đạt được khi những
mệnh lệnh, chỉ dẫn của các quan hệ pháp luật được thực hiện trong đời sống xã
hội, thể hiện bằng hành vi thực tế, hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Có một hệ thống chính sách pháp luật đầy đủ, đồng bộ cũng mới chỉ là có
được một yếu tố cần của Nhà nước pháp quyền, nhưng chưa đủ. Chính sách và pháp
luật phải được thi hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và công bằng theo
nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Quá trình thực hiện chính sách
và pháp luật là hành vi của con người được tiến hành phù hợp với yêu cầu của các
quy phạm pháp luật. Khoa học pháp lý gọi đó là những hành vi hợp pháp. Thực
hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp
luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế
của các chủ thể pháp luật.
Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các chính sách, văn bản quy phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực
hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để những chính sách và pháp luật về bảo
vệ môi trường đi vào cuộc sống và trở thành hành vi xử xự, hợp pháp của các chủ
thể pháp luật về bảo vệ môi trường phát huy tác dụng của nó trong thực tiễn Nhà
11
nước phải giữ vai trò trụ cột trong việc thực hiện và tổ chức thực hiện pháp luật về
bảo vệ môi trường.
Thực hiện chính sách là một khâu hợp thành của chu trình chính sách, là
toàn bộ quá trình chuyển hoá ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực . Tổ
chức thực hiện chính sách có vị trí đặc biệt qua trọng, là bước thực hiện hoá chính
sách vào đời sống xã hội
Như vậy thực hiện chính sách bảo vệ môi trường là quá trình hoạt động có
mục đích làm cho những quy định của chính sách và pháp luật về bảo vệ môi
trường đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường; bảo vệ, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành và
bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững.
1.2.2. Ý nghĩa, tầm quan trong của việc thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường
Việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong công tác bảo vệ môi trường , thể hiện qua các nội dung cụ thể sau:
- Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường nhằm đưa pháp luật bảo vệ môi
trường vào đời sống, góp phần phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật về môi
trường
Việc thực hiện chính sách về bảo vệ môi trường, muốn hiệu quả thì đòi hỏi
chính sách về bảo vệ môi trường phải trở thành hành vi, những xử sự thực tế của
các doanh nghiệp, các chủ đầu tư, các cơ quan Nhà nước và cộng đồng dân cư trong
hoạt động hàng ngày. Qua quá trình thực hiện pháp luật của các chủ thể này thì các
quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường phát huy tác dụng không chỉ đối với
chính chủ thể thực hiện pháp luật mà còn có tác dụng điều chỉnh đối với các chủ thể
khác. Khi đã nắm được nội dung của các quy phạm pháp luật thì các chủ thể sẽ biết
được quyền và nghĩa vụ của mình nên sẽ thực hiện những hành vi trong khuôn khổ
pháp luật và khi đó tình trạng vi phạm pháp luật cùng được ngăn chặn và hạn chế, ý
thức pháp luật dần được nâng lên.
12
- Đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành
Tuyên bố của Liên hiệp quốc về Môi trường đã đưa quyền của con người
được sống trong môi trường trong lành trở thành một nguyên tắc của quan hệ giữa
các quốc gia. Tuyên bố Stockholm nêu rõ: "Con người có quyền cơ bản được sống
trong một môi trường chất lượng, cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà
con người có trách nhiệm long trọng bảo vệ, cải thiện cho thế hệ hôm nay và mai
sau" [38, tr.11]. Tuyên bố Rio de Janeio cũng khẳng định: "Con người là trung tâm
của các mối quan hệ về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một
cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hoà với thiên nhiên" [38, tr.31]. Việc thực
hiện chính sách về bảo vệ môi trường là một trong những đảm bảo chắc chắn cho
quyền này được thực hiện trên thực tế.
Thực hiện tốt chính sách bảo vệ môi trường nhằm làm cho pháp luật đi vào
cuộc sống trở thành hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm phát huy tính
tích cực chủ động trong thực hiện pháp luật, ngăn ngừa và xử lý nghiêm minh các vi
phạm pháp luật nhằm đảm bảo con người được sống trong môi trường trong lành và
đảm bảo phát triển bền vững.
- Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường bảo đảm sự phát triển bền vững
Vấn đề phát triển bền vững xã hội được đặt ra trong các Hội nghị thượng
đỉnh của Liên hiệp quốc về môi trường và phát triển vào năm 1992 ở Rio de Janeio
( Braxin) và năm 2002 tại Johannes Burg (Nam Phi). Trong tuyên bố Rio de Janeio
tại nguyên tắc số 4 nêu rõ: "Để thực hiện được sự phát triển bền vững, sự bảo vệ
môi trường nhất thiết sẽ là bộ phận cấu thành của quá trình phát triển và không thể
xem xét tách rời quá trình đó“.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ:"Phát triển nhanh
hiệu quả và bền vững.Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội và bảo vệ môi trường” [43]. Quan điểm phát triển bền vững được tiếp tục thể
hiện trong Nghị quyết 41/NQTW ngày 15/11/2004 về tăng cường bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó là bảo vệ môi
trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền
vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, dự án phát triển kinh tế -
13
xã hội của từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát
triển bền vững [33].
Theo quy định tại khoản 4, điều 3, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 nêu
"Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp
chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi
trường". Tại Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV tổ chức tại Trung tâm Hội
nghị quốc gia, Hà Nội ngày 30/9/2015 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã
nhấn mạnh bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của phát
triển bền vững.
Như vậy, việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường có vai trò to lớn trong
chiến lược phát triển bền vững. Khi các chủ thể hiểu được các quy định pháp luật về
bảo vệ môi trường, thực hiện các quy định đó có nghĩa là họ đã góp phần vào việc
đảm bảo phát triển bền vững, đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và môi
trường, đáp ứng nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã
hội loài người.
1.3. Nội dung các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
Việc tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường thông qua 7 bước cơ
bản đó là:
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
- Phổ biến tuyên truyền chính sách
- Phân công phối hợp thực hiện chính sách
- Duy trì chính sách
- Điều chỉnh chính sách
- Theo dõi kiểm tra, đôn đốc thực hiện
- Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm
Mỗi một bước trong tổ chức thực hiện điều cần có sự đầu tư nghiêm túc,
không coi trọng bước này hay bươc kia, nó có sự liên kết chặt chẻ và tương hỗ lẫn
nhau. Thực tế các hoạt động về BVMT thường tập trung triển khai các bước cụ thể:
14
1.3.1. Kiểm soát ô nhiễm môi trường, suy thoái, sự cố môi trường
Theo khoản 8,9,10,17 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định: “
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với
quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến
con người, sinh vật”; “ Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số
lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”; “
Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến
đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng”; “
Kiểm soat ô nhiễm môi trường là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử
lý ô nhiễm”.
Hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động của các
cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử
lý khống chế ô nhiễm. Kiểm soát ô nhiễm không chỉ được thực hiện bằng các công
cụ hành chính mà còn được thực hiện đồng bộ bằng các công cụ kinh tế, các biện
pháp kỹ thuật, các giải pháp công nghệ, các yếu tố xã hội và yếu tố thị trường.
1.3.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường, Đánh giá môi trường chiến lược,
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Kế hoạch bảo vệ môi trường
Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định cụ thể các nội dung lập Quy
hoạch bảo vệ môi trường, Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi
trường (ĐTM), Kế hoạch bảo vệ môi trường.
Đánh giá tác động môi trường được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau.
Xét dưới góc độ quản lý, nó được coi là biện pháp quản lý Nhà nước về môi trường,
xét dưới góc độ khoa học, nó là những nghiên cứu về mối liên hệ, những tác động
biện chứng giữa hoạt động phát triển và môi trường. Với tư cách là khái niệm pháp
lý, ĐTM là các quan hệ pháp lý hình thành giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các
cơ quan, tổ chức đề xuất, thực hiện hoạt động phát triển trong việc khảo sát và đánh
giá tác động của các hoạt động phát triển đó đối với các yếu tố môi trường cũng như
các giải pháp giảm thiểu tác động đó.
ĐTM là định chế pháp lý, xét ở khía cạnh chủ quan của pháp lý thì ĐTM
là các quy tắc xử sự mà các chủ thể cần phải thực hiện khi tiến hành dự án phát
15
triển có khả năng tác động đến môi trường ( Luật bảo vệ môi trường năm 2014
quy định cụ thể các đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường –
Mục 3, chương II ). Như vậy, bản chất pháp lý của ĐTM thể hiện ở chỗ nó là
nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ yêu cầu của quản lý Nhà nước về BVMT, từ nghĩa
vụ hiến định của tất cả cá nhân, tổ chức về BVMT. Bản chất này của ĐTM được
thể hiện ở những yêu cầu sau; bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nếu thực hiện dự án có
thể gây ảnh hưởng đến môi trường đều phải thực hiện việc phân tích và đánh giá
môi trường gắn liền với chủ thể cụ thể, tức là chủ thể đề xuất dự án có nguy cơ
gây ảnh hưởng đến môi trường phải đánh giá ĐTM và thực hiện các nội dung
ĐTM đã được phê duyệt.
Luật bảo vệ môi trường 2014 định nghiã Đánh giá tác động môi trường là
việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để dưa ra
biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
Chương II, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định rất cụ thể đối tượng,
thể thức, nội dung, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM; xác nhận kế
hoạch bảo vệ môi trường; quy định trách nhiệm của tổ chức liên quan.
1.3.3. Giải quyết tranh chấp môi trường và xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường
Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, cộng
đồng dân cư về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng
thành phần môi trường; xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi
trường; tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do
ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra; về quyền được sống trong môi trường
trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản của tổ chức, công đân.
Tại Điều 161, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 xác định các bên tranh chấp
về môi trường gồm:
Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường có tranh chấp với nhau.
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành phần môi trường và tổ chức,
cá nhân sử dụng có trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường bị ô nhiễm, suy thoái,
bồi thường thiệt hại về môi trường.
16
Ngoài ra, còn có tranh chấp giữa các cá nhân, cộng đồng dân cư với các tổ
chức, cá nhân khác về việc đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên.
Tranh chấp nảy sinh trong quá trình tiến hành các dự án phát triển gây ảnh hưởng
hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường thuộc quyền quản lý, sử
dụng hợp pháp của các chủ thể khác.
Khi có tranh chấp xảy ra các bên có thể tiến hành giải quyết tranh chấp môi
trường theo phương thức thương lượng, hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp tại cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền. Khác với các lĩnh vực dân sự kinh tế hay lao động
trong lĩnh vực BVMT tranh chấp có thể được giải quyết theo thủ tục hành chính và
thủ tục tư pháp. Tranh chấp môi trường có thể được giải quyết bằng thủ tục hành
chính vì đối tượng của tranh chấp môi trường luôn có quan hệ mật thiết với những
lợi ích công cộng được Nhà nước bảo vệ. Các chủ thể này trước tiên phải là người
có trách nhiệm thay mặt Nhà nước xử lý các hành vi gây hại môi trường, điều hoà
lợi ích xung đột giữa các bên.
1.3.4. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường
Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường đã được quy định cụ thể tại chương
XVII, Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Theo đó Nhà nước ưu tiên xem xét để
ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế có lợi cho việc bảo vệ môi trường toàn cầu,
môi trường khu vực, môi trường trong nước và phù hợp với lợi ích, khả năng của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ
chức, cá nhân chủ động đáp ứng về yêu cầu môi trường để nâng cao năng lực
cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường quốc tê. Nhà nước khuyến khích
việc hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài nhằm nâng cao năng lực và hiệu
quả công tác bảo vệ môi trường trong nước. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi
cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư,
hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, bảo
tồn thiên nhiên và các hoạt động khác trong bảo vệ môi trường; phát triển và sử
dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
Nhà nước đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực và láng giềng để giải
quyết các vấn đề quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
17
có liên quan.
Trong những năm qua Việt Nam đã ký kết, tham gia và phê chuẩn các
điều ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm môi trường, cụ thể là: Công ước Viên về
bảo vệ tầng ôzôn; Nghị định thư Montreal về các chất suy giảm tầng ôzôn; Công
ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu; Công ước Mapol 73/78 về
ngăn chặn ô nhiễm biển do tầu gây ra; Công ước Luật biển 1982; Công ước về
kiểm soát và vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hiểm và việc tiêu
huỷ chúng BASEL 1989; Bản Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu đã được
chính thức thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc COP21 ở Paris
(Pháp) 2015
Việc tham gia các công ước này thể hiện chính sách mở cửa của Việt Nam
trong hợp tác quốc tế nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm toàn cầu. Các công ước ,
thoả thuận mà Việt Nam tham gia ký kết đã tạo ra khuôn khổ pháp lý quốc tế
quan trọng cho sự hợp tác trên những lĩnh vực khác nhau giữa Việt Nam với các
nước khác trên thế giới nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường của Việt
Nam cũng như toàn cầu.
1.4. Các phương pháp thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
Phương pháp thực hiện chính sách bảo vệ môi trường là cách thức mà các
chủ thể tiến hành các hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi
vào cuộc sống. Phương pháp có thể trực tiếp hoặc gián tiếp; gián tiếp thông qua các
hình thức tuyên truyền, vận động; giáo dục, đào tạo nâng cao nhận thức của các chủ
thể. Phương pháp trực tiếp thực hiện chính sách bảo vệ môi trường cũng rất đa
dạng, căn cứ vào tính chất của hoạt động, có thể xác định thực hiện pháp luật về bảo
vệ môi trường bao gồm các cách thức: tuân theo pháp luật, chấp hành pháp luật, sử
dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
- Tuân thủ chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường: là việc thực hiện pháp
luật về bảo vệ môi trường, trong đó các chủ thể pháp luật không thực hiện những
hành vi mà pháp luật cấm thực hiện. Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch
vụ và sinh hoạt hang ngày của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, các chủ
đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đều tác động khai thác và sử dụng đến thành
18
phần môi trường. Nếu như những chủ thể này do vô tình hay cố tình vi phạm các
biện pháp bảo vệ môi trường hoặc có sự tác động một cách quá mức đến môi trường
thì hệ quả là làm cho môi trường của chúng ta bị huỷ hoại, ô nhiễm gây ra các sự cố
môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, các hoạt động không chỉ đối với
chủ thể có hành vi vi phạm mà còn gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức và các chủ
thể khác trong xã hội.
Điều 6,7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định cụ thể những hoạt động
bảo vệ môi trường được khuyến khích và những hành vi bị nghiêm cấm đòi hỏi các
tổ chức, cá nhân nói chung và các doanh nghiệp, các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng khu
công nghiệp khuyến khích thực hiện hoặc nhiêm cấm không được thực hiện.
Mọi hành vi vi phạm những quy định trên tuỳ theo tính chất và mức độ vi
phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự cùng với nghĩa vụ bắt buộc là phải khắc phục các biện pháp ô
nhiễm, phục hồi lại hiện trạng môi trường.
- Thi hành chính sách phát luật về bảo vệ môi trường: là một hình thức thực
hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó các chủ thể pháp luật tự thực hiện
nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Bên cạnh việc đề ra các quy
định mang tính ngăn cấm nhằm hạn chế những hành vi gây ô nhiễm môi trường,
pháp luật còn có những quy định mang tính bắt buộc thể hiện ở những nghĩa vụ của
các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng các thành phần môi trường.
Điều 66, Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định bảo vệ môi trường tại khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao yêu cầu chủ đầu tư xây dựng và kinh
doanh hạ tầng khu công nghiệp phải đảm bảo đầu tư hệ thống thu gom và xử lý
nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường và có hệ thống quan trắc nước thải tự
động, liên tục; có thiết bị đo lưu lượng nước thải;...Điều 99,100,101 quy định về
quản lý nước thải yêu cầu nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ phải
được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi
trường. Việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên là hành vi thực hiện tốt chính sách
và phát luật về bảo vệ môi trường.
- Sử dụng pháp luật về bảo vệ môi trường: là cách thức thực hiện chính sách
19
pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó các chủ thể sử dụng các quyền về bảo vệ môi
trường để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hình thức này khác với hình
thức tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật ở chỗ có thể thực hiện hoặc không thực hiện
quyền được pháp luật cho phép theo ý chí. Điều 162 Luật BVMT năm 2014 có quy định:
"Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường theo quy định của pháp luật"; " Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về
tố cáo";
Như vậy, pháp luật cho phép các chủ thể pháp luật có quyền khiếu nại, tố cáo
với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường. Nhưng họ có thể không thực hiện các quyền này của mình nếu họ cảm
thấy không cần thiết.
Để chính sách bảo vệ môi trường thực sự đi vào cuộc sống đạt hiệu quả thì
đòi hỏi những quy định của nó đều được thực hiện chính xác, triệt để. Nhưng nếu
chỉ thông qua các hình thức tuân theo, thi hành và sử dụng pháp luật thì sẽ có nhiều
các quy phạm pháp luật không thể thực hiện, Bởi nó còn tuỳ thuộc vào sự nhận
thức, ý thức chấp hành của các chủ thể thực hiện pháp luật, hoặc họ không đủ khả
năng thực hiện nếu thiếu sự tham gia của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khi
đó cần phải có hoạt động áp dụng pháp luật.
- Áp dụng chính sách về bảo vệ môi trường: là việc Nhà nước thông qua cơ
quan có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra quyết định
làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật thực hiện các quy định
của pháp luật có sự can thiệp của Nhà nước.
Áp dụng chính sách về bảo vệ môi trường được tiến hành trong các trường
hợp khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước, đối với hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường như trong trường hợp một chủ thể nào đó xả thải
những chất thải độc hại, chất thải công nghiệp chưa qua xử lý làm ô nhiễm môi
trường ( điển hình gần đây nhất là vụ vi phạm xả thải của Công ty TNHH Gang
Thép Hưng Nghiệp Formosa ( Khu kinh tế Vũng Áng ) gây ô nhiễm nghiêm trọng
20