Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Dự án Nhà máy chế biến thực phẩm sạch, khu chăn nuôi xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.15 KB, 55 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
I. TÓM TẮT DỰ ÁN
1, Tên dự án: “Nhà máy chế biến thực phẩm sạch, khu chăn nuôi xanh”
2, Chủ đầu tư:
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Biển Đông
- Địa chỉ: Thôn Trung Lương- Xã Hải Hà- Huyện Hải Hậu- Tỉnh Nam
Định
-Người đại diện pháp luật: Ông Vũ Trọng Nghĩa - Giám đốc công ty.
3, Địa điểm thực hiện dự án
Khu chăn nuôi thủy sản lợ giáp sông Sò, Xóm 17 – Xã Hải Nam- Huyện
Hải Hậu- Tỉnh Nam Định
4, Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của dự án
- Chủ đầu tư tổ chức chăn nuôi lợn sạch theo mô hình trang trại công
nghiệp. Thay thế hình thức chăn nuôi lợn lạc hậu,kém hiệu quả. Ứng dụng
khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ hiện đại vào hoạt động chế biến
thực phẩm từ thịt lợn tại nông thôn
- Tạo ra hàng trăm việc làm cho nông dân quanh vùng dự án; tạo thu
nhập khá,ổn định, góp phần cải thiện đời sống nông dân quanh vùng.
- Giải quyết khó khăn trong khâu tiêu thụ lợn sữa của các hộ nông dân:
thực trạng hiệu quả nuôi lợn thịt của các hộ gia đình ở phía nam tỉnh Nam
Đinh nói riêng và các địa phương khác nói chung hiện nay rất thấp, các hộ
không muốn nuôi lợn thịt, nhưng để tận dụng nguồn thực phẩm dư thừa hàng
ngày và phục vụ nhu cầu phân bón trong trồng trọt, thông thường các hộ đều
nuôi lợn nái và bán lợn sữa. Do đó tại các huyện nam Nam Định, lượng lợn
sữa được bán ngoài thị trường là rất nhiều, nếu không có một nơi tiêu thụ ổn
định thì có thể dẫn đến tình trạng nông dân bỏ nuôi lợn.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Đầu tư công nghệ chăn nuôi tiên tiến và áp dụng các biện pháp an toàn
sinh học, chủ động khống chế và kiểm soát được các dịch bệnh nguy hiểm
như dịch tai xanh, lở mồm long móng,...


- Đầu tư công nghệ chế biến thực phẩm tiên tiến nhất hiện nay của Cộng
hòa liên bang Đức, sản phẩm có chất lượng cao đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào
thị trường châu Âu.
- Góp phần giải quyết nhu cầu bức bách về thực phẩm đạt tiêu chuẩn an
toàn vệ sinh của người tiêu dùng hiện nay.
- Tạo mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực
chăn nuôi công nghệ cao, sản xuất quy mô lớn bằng cách chủ đầu tư khuyến
khích những hộ nông dân có đất và có nguyện vọng tham gia chương trình
chăn nuôi tiên tiến của dự án tập trung lại thành những khu chăn nuôi vệ
tinh(vùng sản xuất tập trung), chủ đầu tư cung cấp con giống, thức ăn và hỗ
trợ kỹ thuật chăn nuôi cho hộ nông dân. Những sản phẩm chăn nuôi đạt tiêu
chuẩn của các hộ được công ty thu mua làm nguyên liệu đảm bảo tính chất
lượng và ổn định nguyên liệu đầu vào của nhà máy chế biến thực phẩm sạch.
- Góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả cao đất ven sông, thúc đẩy
quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng tỷ trọng ngành chăn
nuôi tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp giết mổ, chế
biến thực phẩm phát triển
- Tạo mô hình mới, khép kín trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp : “sản
xuất- chế biến- tiêu thụ” với thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Ứng dụng mô hình: “chăn nuôi- chế biến- xử lý chất thải” đạt hiệu quả
kinh tế- môi trường tối ưu.
Toàn bộ chất thải sau chăn nuôi được thu gom và đưa qua xử lý tại hầm
bioga để sản xuất điện phục vụ trong nhà máy. Phần nước đã qua xử lý được
đưa ra diện tích mặt nước thoáng trong khu vực nhà máy, phần chất thải rắn
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
còn lại cùng một số thành phần khác được tổng hợp để sản xuất phân vi sinh
hữu cơ có thể cung cấp cho các hộ nông dân tại địa phương có nhu cầu sử
dụng cho trồng trọt.
- Dự án góp phần thực hiện chủ trương công nghiệp hóa nông nghiệp của

chính phủ, giảm lao động thủ công trong nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất
nông nghiệp. Định hướng phát triển nền nông nghiệp sinh thái.
- Đóng góp vào ngân sách của địa phương cũng như ngân sách nhà nước,
giảm áp lực nhập siêu thực phẩm chất lượng cao và còn xuất khẩu ra thị
trường các nước góp phần bình ổn cán cân thương mại quốc gia.
5, Quy mô của dự án
- Dự án thực hiện trên khu đất diện tích 206 722.8 m
2
với quy mô chăn
nuôi 1200 con lợn nái sinh sản và quy mô chế biến 7 665 000 kg lợn thịt, 85
848 000 kg lợn sữa đầu vào mỗi năm.
- Tổng vốn đầu tư cố định: 156 963 094 098 VNĐ, trong đó:
Vốn tự có của chủ đầu tư: 50 000 000 000 VNĐ, chiếm 32 % vốn cố
định
Vốn vay : 106 963 094 098 VNĐ, chiếm 70 % vốn cố định
6, Thời hạn hoạt động của dự án
49 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư
7, Tiến độ thực hiện dự án
- Thời gian xây dựng cơ bản: 2 năm, thời gian dự án chính thức hoạt
động: 47 năm
8, Nhà đầu tư cam kết
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung hồ sơ dự án đầu tư
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các
quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II. NHỮNG CĂN CỨ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1, Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Nam Định
Nam Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, phía bắc giáp với

tỉnh Thái Bình, phía nam giáp với tỉnh Ninh Bình, phía tây bắc giáp với tỉnh
Hà Nam, phía đông giáp với biển vịnh Bắc Bộ. Là một tỉnh có 164.986,28 ha
diện tích đất tự nhiên với đường bờ biển dài 72 km và dân số của tỉnh tính đến
năm 2007 là 1.991,2 nghìn người (trong đó thành thị: 323.200 người; nông
thôn: 1.668.000 người). Toàn tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố, 15 thị trấn, 20
phường và 194 xã.
Địa hình tỉnh Nam Định tương đối bằng phẳng, có thể chia làm 2 tiểu
vùng cơ bản: tiểu vùng bán trung du và vùng đồng bằng. Tiểu vùng bán trung
du (vùng đồi) phân bổ chủ yếu ở phía Tây - Tây Bắc ( Ý Yên - Vụ Bản), có
độ cao địa hình giao động trong khoảng từ 3- 150m. Vùng đồng bằng chiếm
phần lớn diện tích của tỉnh, độ cao có xu hướng giảm dần theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam, độ cao địa hình giao động trong khoảng 0 đến 6 mét. Là
một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ Nam Định mang đầy đủ đặc điểm khí
hậu gió mùa nóng ẩm. Lượng mưa trung bình cả năm là 1.592,4 mm, lượng
mưa trung bình lớn nhất trong năm vào tháng 9 là 495,8 mm, lượng mưa
trung bình thấp nhất trong năm vào tháng 1 là 14,1 mm. Nhiệt độ trung bình
trong năm là 23,9
0
C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6 trung bình là 30,3
0
C, nhiệt
độ trung bình thấp nhất vào tháng 2 là 17,8
0
C.
Là môt một tỉnh nông nghiệp với nguồn nhân lực dồi dào, số người trong
độ tuổi lao động là 1.006.000 người. Trong đó số người lao động trong ngành
Nông nghiệp - Lâm nghiệp là: 711.000 người chiếm 71% tổng số lao động
trong các ngành. Tuy nhiên số người trong độ tuổi không có việc làm trong
toàn tỉnh là lớn hơn 25.000 người chiếm 2,56% tổng số lao động trong tỉnh.
4

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ hải sản có sự chuyển dịch tích cực về
cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hoá. Trong giá trị sản xuất nông nghiệp chăn
nuôi chiếm 30,8%, số trang trại chăn chăn nuôi gia súc gia cầm là 300 trang
trại. Toàn tỉnh có 810.600 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 90.700 tấn
* Tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh :
Năm 2009,tốc độ tăng trưởng hàng năm về tổng đàn lợn đạt 775 nghìn
con, tăng 23,2 % so với năm 2001, trong đó đàn nái đạt 142 nghìn con chiếm
18,3%, đàn lợn thịt đạt 632 nghìn con chiếm 81,5% tổng đàn. Nái ngoại đạt
5,5 nghìn con chiếm 0,7% so với tổng đàn và chiếm 3,9% so với tổng đàn nái.
Tuy nhiên những năm gần đây do ảnh hưởng của dịch tai xanh, giá thức ăn chăn
nuôi và con giống tăng cao; dịch lở mồm long móng tuy không xảy ra diện rộng
nhưng luôn tiềm ẩn trong sản xuất đã ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát triển, chăn
nuôi lợn của tỉnh:
- Về tổng đàn: không duy trì được tốc độ phát triển đã giảm dần qua các năm, từ
832.205 con năm 2006 xuống còn 810.600 con năm 2007, năm 2008 xuống
748.025 con, giảm 62.575 con bằng 8,42%. Đàn lợn nái năm 2008 đạt 141.866 con
giảm 7,7%; đàn lợn thịt 604.803 con giảm 12% so với năm 2006. Các huyện có đàn
lợn giảm nhiều là Thành phố Nam Định 34%, Vụ Bản 25,8%, Giao Thuỷ 25,7%, Mỹ
Lộc 20%
- Về sản lượng thịt: tuy tổng đàn giảm nhưng sản lượng thịt lợn xuất
chuồng liên tục tăng qua các năm, năm 2008 đạt 95.792 tấn tăng 19,4% so với
năm 2006 và bằng 100,5% kế hoạch, là năm có sản lượng thịt lợn cao nhất từ
trước đến nay.
- Về con giống: chủ yếu là giống lợn lai F1 giữa giống Móng Cái với lợn
đực ngoại. Các giống lợn ngoại Yorkshire, Landrace, Duroc đã du nhập vào
tỉnh từ nhiều năm nhưng phát triển phát triển còn chậm. Đàn lợn nái Móng
Cái dùng để sản xuất lợn sữa xuất khẩu đang xuống cấp và có nguy cơ thoái
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368

hoá giống, không được nhập mới, thay thế và làm tươi máu. Khả năng tự cung
cấp con giống lợn trong tỉnh cũng ở mức thấp, bà con phải nhập lợn giống từ
tỉnh ngoài vào tương đối nhiều, vấn đề này đó gây nhiều khú khăn trong công
tác kiểm dịch của tỉnh.
- Về kỹ thuật: các tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi như giống, thức
ăn, chuống trại, quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng… đã được chuyển giao cho các
hộ chăn nuôi thông qua các chương trình khuyến nông, các dự án song chỉ
mang tính chất mô hình trên diện hẹp. Đại bộ phận người chăn nuôi chưa
được tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật mới nhất là biện pháp quản lý về kỹ
thuật, về kinh tế, và về dịch bệnh để đạt hiệu quả kinh tế cao.
1.2 Điều kiện tự nhiên và hiện trạng khu đất thực hiện dự án
 Điều kiện tự nhiên:
• Khí hậu:
- Nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, có 4 mùa phân chia rõ rệt trong năm
- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 23,5 -24
0
C
• Hướng gió chủ đạo
- Mùa hè: gió Đông Nam
- Mùa đông: gió Đông Bắc
• Nắng
Số giờ có nắng trong năm khoảng 1650 – 1750 giờ/năm
• Lượng mưa
- Lượng mưa hàng năm: 1600 – 1800 mm
- Mùa mưa từ tháng 4- 10, nhiều nhất trong tháng 7, tháng 8
- Số ngày mưa hàng năm: 145 – 160 ngày
• Bão
- Xuất hiện nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8 hàng năm. Gió giật cấp 8 đến
cấp 10, có thể cao hơn.
6

Website: Email : Tel : 0918.775.368
 Điều kiện địa chất
- Lớp mặt nước: chiều sâu 0,5 – 1,5m
- Lớp bùn lỏng: bề dày 0,3 - 0,5m: khả năng chịu tải rất thấp
- Lớp đất sét xám ghi, xám nâu: bề dày: 8,5 -10,5 m: là lớp có khả
năng chịu tải tốt
 Hiện trạng khu đất
Thuộc khu vực đang được sử dụng để nuôi thủy sản lợ nhưng hiệu quả
sử dụng đất chưa cao.
• Hệ thống giao thông
Địa điểm dự án nằm bên trục đường tỉnh lộ, thuận tiện giao thông vận
chuyển máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu vào thực hiện dự án cũng như
thuận lợi giao thông đi lại, vận chuyển phân phối sản phẩm của dự án. Tiết
kiệm chi phí đi lại.
• Hệ thống cấp điện
Nguồn cấp điện phục vụ cho thi công và sử dụng cho công trình được
dẫn từ lưới điện chung của khu vực và dẫn tới trạm biến áp. Từ trạm biến áp,
điện được dẫn đến các tủ điện tổng của các phân khu chức năng thuộc dự án
• Hệ thống cấp nước
Dự án sử dụng nước từ hệ thống giếng khoan đã qua xử lý
• Hệ thống thoát nước
Nước mưa được dẫn thoát trực tiếp xuống diện tích mặt nước trong quy
hoạch diện tích của dự án
Nước bẩn sau sản xuất được thu gom vào hệ thống xử lý chất thải đảm
bảo nước thải đạt tiêu chuẩn vệ sinh mới xả ra hệ thống nước chung của khu
vực
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2, Phân tích kinh tế địa điểm
- Điều kiện tự nhiên thích hợp chăn nuôi tập trung, nằm tách biệt khu

dân sinh. Thuận lợi trong việc kiểm soát hoạt động của dự án và giảm thiểu
tác động môi trường.
- Chi phí đầu vào thấp: địa điểm liên quan đến vốn đầu tư cố định, khảo
sát ban đầu, đền bù, san lấp mặt bằng, thuê đất, đường điện, nước, thi công
lán trại,..
- Trong khu vực chưa có nhà máy chế biến thực phẩm từ thịt lợn nào.
- Các chỉ tiêu liên quan tới chương trình cung cấp thấp. Lượng lao động
có thể sử dụng lớn, giá nhân công tại địa phương rất rẻ so với thành thị, chi
tiêu dùng cũng thấp,..đây là những yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự cạnh tranh về
giá của sản phẩm dự án.
- Chính sách hỗ trợ của tỉnh Nam Định cũng như của nhà nước cho vùng
khó khăn: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ phí đào tạo công nhân,
miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền bồi thường đất cũng giúp hạ giá
thành sản phẩm.
3, Căn cứ pháp lý của dự án
- Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 và Luật đầu tư số 59/2005/QH11
được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua
- Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật đầu tư
- Nghị định 24/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp
- Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về việc
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Thông tư số 04/2005/TT – BXD ngày 01/04/2005 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn về việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Căn cứ quyết định số 394/ QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của thủ tướng
Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới mở rộng cơ sở giết mổ chế
biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung công nghiệp

- Căn cứ các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về chăn nuôi gia súc
- Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bô Chính trị đưa chăn
nuôi thực sự trở thành ngành sản xuất chính; Quyết định số 225/1999/QĐ-
TTg ngày 10/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình
giống cây trồng vật nuôi..
- Nghị quyết 3/2000/QĐ-CP ngày 02/2/1999 của Thủ tướng Chính phủ
về kinh tế trang trại
- Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 2/1/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách hỗ trợ đầu tư từ quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản
xuất
- Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về vay vốn tín dụng
- Quyết định số 65/2001/QĐ- BTC ngày 29/6/2001 của Bộ Tài chính
danh mục 4 mặt hàng được thưởng xuất khẩu, trong đó có thịt lợn
- Quyết định số 166/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về một số biện pháp phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu thời kỳ
2001 – 2010.
- Các quyết định của UBND tỉnh Nam Định về việc quy định một số
chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh.
4, Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
Dự án đi vào hoạt động với công suất một năm: 1 992 900 kg lợn sữa
đông lạnh; 5 529 650 kg thịt lợn và các thực phẩm chế biến từ thịt lợn như:
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lạp xưởng, pate, xúc xích, giăm bông, thịt pha lóc, thịt khay, thịt hộp, thịt
xông khói, giò thủ, giò bì, xương, tiết lợn,..
Thịt lợn là nguồn thực phẩm phổ biến nhất trong thực đơn của đại đa số
các hộ gia đình ở nước ta hiện nay, thịt lợn cùng các sản phẩm từ thịt lợn là
những mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng mạnh trong nước cũng như

toàn thế giới. Tuy nhiên vấn đề cấp bách đối với nước ta và một số quốc gia
khác về thị trường hàng hóa này là tính an toàn của chúng. Để đảm bảo được
độ an toàn từ các sản phẩm từ thịt lợn thì người tiêu dùng phải được biết rõ
nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu đầu vào, quy trình chế biến cũng như thời hạn
sử dụng của sản phẩm. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ cung ứng ra thị trường
những sản phẩm đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn khắt khe nhất về chất
lượng và an toàn thực phẩm đối với thị trường trong nước và một số nước
khác.
- Đối với sản phẩm lợn thịt và các thực phẩm chế biến từ thịt lợn bước
đầu sẽ được đưa ra thị trường Nam Định và các tỉnh thành lân cận trong đó
đặc biệt chú trọng thị trường thành phố Hà Nội, sản phẩm được phân phối qua
các kênh chủ yếu là hệ thống siêu thị bán lẻ: Happro, Big C, Fivimart,.. ngoài
ra là chuỗi các nhà hàng, khách sạn có nhu cầu về sản phẩm trên
- Toàn bộ lợn sữa đông lạnh sẽ trở thành mặt hàng xuất khẩu, thị trường
xuất khẩu chủ yếu của sản phẩm lợn sữa đông lạnh là các nước: Trung Quốc,
Hong Kong, Malaysia, Singapore,..
* Đánh giá tình hình một số thị trường thịt lợn thế giới tiềm năng đối
với sản phẩm của dự án.
Thị trường Liên Bang Nga
Từ năm 1985 đến năm 2000, Việt Nam đã xuất khẩu bình quân đạt 7.000
tấn thịt lợn sang Liên Bang Nga, năm 2003 Nga không cấp hạn ngạch cho các
công ty xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam. Năm 2005, ta xuất được 300 tấn,
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
năm 2006 xuất 1.000 tấn thịt lợn mảnh và thịt lợn nạc sang thị trường này,
trong khi đó nhập khẩu thịt lợn của nước này trong năm 2006 là 700.000 tấn.
Thị trường Nga được xem là thị trường đầy tiềm năng và triển vọng cho xuất
khẩu thịt lợn của Việt Nam.
Sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ thịt lợn tại Liên Bang Nga
Đơn vị: nghìn tấn quy mảnh

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Sản xuất 1500 1560 1630 1710 1725 1775 1785
Nhập khẩu 470 528 834 725 629 675 700
Tiêu thụ 1969 2076 2453 2420 2337 2429 2484
Nguồn: GAIN report ngày 08-02-2006
Thị trường Hong Kong
Thị trường Hong Kong là thị trường hoàn hảo, nhập khẩu thịt lợn tăng
3% năm. Khuynh hướng tiêu thụ thịt mát và thịt đông lạnh thay thế thịt tươi
giết mổ tại chỗ sẽ tiếp tục gia tăng trên thị trường này do tiện ích tiêu dùng và
sự thay đổi dần thói quen ăn uống của người dân ở đây. Mức độ tiêu thụ thịt
lợn của người dân Hong Kong đạt 63.3 kg/người/năm vào năm 2001 và 66.7
kg/người/năm vào năm 2006.
Về sản xuất, chính quyền Hong Kong ban hành kế hoạch tự nguyện từ
bỏ sản xuất tại Hong Kong do các vấn đề ô nhiễm, sản xuất thịt lợn không
được khuyến khích phát triển. Hiện tại khoảng 22% thịt lợn cung cấp cho thị
trường này được giết mổ tại chỗ, phần còn lại chủ yếu do Trung Quốc cung
cấp.
Từ năm 1990 đến 1996, Việt Nam xuất khẩu bình quân 1.000 tấn lợn sữa
sang Hong Kong, từ 1997 tới nay, khối lượng xuất khẩu thịt lợn sữa, lợn
choai tăng nhanh và ổn định.
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khối lượng xuất khẩu thịt lợn Việt Nam sang Hong Kong
Năm
Khối lượng
(tấn)
Kim ngạch
(USD)
Giá bình quân
USD/tấn (CIF

Hong Kong)
1997 4469 13122000 2936
1998 6862 12381000 1804
1999 4973 8344000 1678
2000 7716 13503000 1750
2001 8800 14060000 1590
2002 12000 20280000 1690
2003 9109 14000000 1536
2004 16841 30000000 1780
2005 12620 25000000 1980
Nguồn: Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam
Thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là nước chăn nuôi lợn nhiều nhất thế giới, tính đến năm
2006 số lợn nuôi của nước này là trên 700 triệu con để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng thịt lợn theo tập quán của người dân.
Trong những năm qua, Việt Nam đã xuất “không chính thức” lợn sữa,
lợn thịt sống và đông lạnh sang Trung Quốc. Năm 1998, nước ta xuất trên
1130 tấn, năm 2001 là trên 3000 tấn thịt sang thị trường này. Từ đầu năm
2002, chính phủ Trung Quốc kiểm soát gắt gao việc buôn lậu và do ta chưa có
Hiệp định về vệ sinh thú y và thỏa thuận ưu đãi thuế quan với nước này nên
các năm 2002-2005 ta vẫn chỉ xuất “không chính thức” được từ 500- 1000
tấn/năm.
Năm 2006, Trung Quốc đã chính thức áp dụng biểu thuế nhập khẩu đối
với sản phẩm chăn nuôi lợn. Nếu Việt Nam giải quyết tốt vấn đề Hiệp định vệ
sinh thú y và ưu đãi thuế quan thì trong các năm tới các công ty của ta cũng
có thể xuất khẩu 3000-5000 tấn thịt lợn sữa, lợn choai, sống, đông lạnh sang
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thị trường này do có lợi thế về vị trí địa lý và giống lợn của ta tạo sản phẩm
thịt lợn được người tiêu dùng Trung Quốc ưa thích.

Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới, song do yêu
cầu nhập khẩu của thị trường này rất khắt khe về các điều kiện vệ sinh thú y
trong chăn nuôi, chế biến và các điều kiện kiểm tra kỹ thuật, và do Việt Nam
chưa có Hiệp định Vệ sinh thú y với Nhật Bản nên dù có vị trí địa lý gần Nhật
Bản nhưng hiện nay Việt Nam chưa xuất khẩu được thịt lợn vào thị trường
này. Điều này cho thấy sự cần thiết chuẩn bị tốt các điều kiện chăn nuôi, thú y
và có Hiệp định Vệ sinh thú y với Nhật, chúng ta có thể xuất khẩu thịt lợn vào
thị trường này vào giai đoạn 2010 trở đi.
Thị trường ASEAN
- Từ năm 1998-1999, các công ty của Singapore đã giao dịch với các
công ty của Việt Nam để nhập khẩu thịt lợn và Cục thú y của hai nước cũng
đã có giao dịch với nhau nhưng các điều kiện về chăn nuôi và chế biến của
Việt Nam chưa đáp ứng được các yêu cầu của Singapore.
- Trong những năm qua, một số công ty của ta đã xuất khẩu một lượng
nhỏ lợn sữa sang Philippines nhưng phải xuất thông qua Hong Kong vì ta
chưa có thỏa thuận về vệ sinh thú y với nước này.
- Đối với thị trường Malaysia, từ năm 1999-2001, các công ty của nước
này đã nhập khẩu thịt lợn sữa của Việt Nam, đạt khối lượng 2000 tấn/
năm(2001). Tuy nhiên, do lý do an toàn dịch bệnh, từ năm 2002 đến nay Cục
Thú y Malaysia đã ngừng cấp giấy phép nhập khẩu cho các công ty của nước
này nhập lợn sữa của Việt Nam.
- Nhìn chung ASEAN là thị trường tiềm năng cho thịt lợn Việt Nam.
Nếu Việt Nam giải quyết được vấn đề an toàn dịch bệnh và các điều kiện kỹ
thuật với các nước ASEAN sớm thì nước ta có thể xuất khẩu thịt lợn sang các
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nước này và có thể đạt 5.000- 10.000 tấn/năm vào giai đoạn 2010-2020. Do
đó sản phẩm của dự án được đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật trên thì đây
chính là thị trường đặc biệt quan trọng, thị trường chủ đạo của sản phẩm dự

án.
5. Sự cần thiết đầu tư dự án: Nhà máy chế biến thực phẩm sạch, khu
chăn nuôi xanh
 Cần đầu tư chăn nuôi tập trung
- Sản xuất chăn nuôi manh mún là một trong những nguyên nhân khiến
dịch bệnh lây lan, khó khống chế, kiểm soát dịch bệnh. Quy mô nhỏ lẻ gây
rào cản trong việc ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, phát triển hệ thống đầu vào và
đầu ra cho hoạt động sản xuất, gây ô nhiễm môi trường, tổn thất các tài
nguyên và lợi thế vùng sản xuất.
- Hoạt động chăn nuôi tập trung của dự án góp phần kiểm soát dịch
bệnh. Vì trang trại đầu tư công nghệ chăn nuôi tiên tiến và áp dụng các biện
pháp an toàn sinh học.
- Hoạt động chăn nuôi của dự án sẽ nâng cao hiệu quả khai thác và sử
dụng diện tích đất đang nuôi thủy sản lợn hiện nay
- Dự án tạo ra vùng sản xuất tập trung với khối lượng hàng hóa lớn, giúp
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
- Dự án có thể thu hút lượng lao động tay nghề thấp trong vùng, giảm
bớt áp lực tạo việc làm cho lao động trong vùng của các cơ quan chức năng
- Tạo thu nhập cho lao động, nâng cao năng lực sản xuất
 Cần xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm sạch
Việt Nam là 1 đất nước chăn nuôi lợn và tiêu thụ thịt lợn với số lượng
lớn, tuy nhiên những sản phẩm thịt lợn của Việt Nam tiêu thụ trong nước và
xuất khẩu mới chỉ mang tính chất sản phẩm thô, những thực phẩm đã qua chế
biến từ thịt lợn chỉ đạt 20-30% tổng sản lượng thịt lợn.
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Hoạt động chế biến của dự án đáp ứng nhu cầu, thị hiếu sử dụng thực
phẩm an toàn, chất lượng cao, đa dạng mẫu mã của người tiêu dùng nói chung
hiện nay.
- Công nghệ hiện đại của dự án giúp nâng cao trình độ và khả năng sản

xuất của người lao động trong dự án
- Là đầu ra cho nguồn cung lợn thịt và lợn sữa mà hoạt động chăn nuôi
của dự án tạo ra cũng như sản phẩm chăn nuôi của các hộ trong vùng.
 Cần xây dựng hệ thống xử lý chất thải
- Với quy mô chăn nuôi và chế biến lớn, trong thời gian dài, dự án đòi
hỏi phải có kế hoạch xử lý chất thải lâu dài, bền vững và đem lại hiệu quả
kinh tế cao
III. THUYẾT MINH DỰ ÁN
1, Hình thức đầu tư
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Đầu tư xây dựng mới. Dự án lựa chọn hình thức đầu tư trong nước
bằng các nguồn vốn tự có, huy động, góp vốn cổ phần và các nguồn vốn vay
trong nước.
- Chủ đầu tư thuê tư vấn tiến hành nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu
tiền khả thi, nghiên cứu khả thi của toàn bộ dự án.
- Chủ đầu tư trực tiếp làm chủ nhiệm điều hành dự án trong toàn bộ giai
đoạn thực hiện đầu tư và vận hành dự án.
2, Quy mô sản xuất, sản phẩm của dự án.
2.1. Quy mô sản xuất
2.1.1 Đối với khu chăn nuôi
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Số lượng
Cơ cấu đàn 2400
nái cơ bản
Cơ cấu đàn có
mặt thường xuyên
1 Lợn đực giống Con 30 30
2 Lợn nái sinh sản Con 1200 1200
3 Lợn con sau cai sữa Con 27600 2300

4 Lợn đực hậu bị thay đàn Con 10 6
5 Lợn cái hậu bị thay đàn Con 400 36
6 Lợn thịt khoảng 150 ngày tuổi Con 26220 11350
Trong đó:
TT Sản phẩm
Trọng lượng TB
(kg/con)
Diễn giải
1 Lợn con sau cai sữa 7-8 100% để lại chăn nuôi
2 Lợn thịt khoảng 150 ngày tuổi 100 Cung cấp đầu vào cho NMCB
- Khu chăn nuôi được xây dựng từng phần đảm bảo đến giữa năm thứ 2
có thể chính thức nhập lợn về chuồng nuôi. Tổng đàn được nhập về trại từng
lần, nhập làm 3 lần, mỗi lần nhập 1/3 tổng đàn. Khoảng cách từng lần nhập là
2 tháng – là thời gian cách ly lợn giống để làm vac xin và các biện pháp thú y.
2.1.2 Công suất tối đa của nhà máy chế biến thực phẩm
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
TT Nguyên liệu đầu vào
công suất
(con/ngày)
Trọng lượng
TB (kg/con)
Tỷ lệ chế biến
thành phẩm(%)
Sản lượng(kg)
1 Lợn sữa 2000 7 65% 9100
2 Lợn thịt 350 100 85% 29.750

- Đối với nguyên liệu lợn sữa thu mua ngoài, do tính chất chăn nuôi tự
cấp của các hộ nông dân quanh vùng nên sản lượng lợn sữa nguyên liệu đầu

vào cho nhà máy chế biến thực phẩm sạch cũng biến động theo thời vụ, do đó
trong những năm đầu hoạt động, công suất sản xuất thực tế của dây chuyền
chế biến lợn sữa đông lạnh đạt 60% công suất tối đa.
- Giai đoạn đầu của dự án, dây chuyền giết mổ lợn thịt hoạt động ở mức
80% công suất tối đa.
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2 Sản lượng của dự án
A Sản phẩm chính Sản lượng (kg)
I Lợn sữa đông lạnh 1,992,900
II Chế biến từ lợn thịt (công suất: 76650 con/ năm)
Sản lượng từ 1 con lợn thịt
(100 kg )
1 Xúc xích 20.00
2 Lạp xưởng 22.40
3 Pa tê 0.50
4 Giăm bông, đùi heo muối rút xương 3.00
5 Sườn non, giẻ sườn 5.70
6 Giò thủ 3.20
7 Giò bì 4.00
8 Thịt xông khói 1
9 Tim 0.30
10 Cật 0.30
11 Lưỡi 0.30
12 Dạ dày 1.00
13 Tiết hấp 2.00
14 Xương ống,xống,sọ, xương bay, xương khuy 8.4
B Sản phẩm phụ Sản lượng (tấn)
1 Cá 100
2 Phân bón vi sinh 14800

3 Cây xanh
4 Hạt sen
5 Điện tự sản xuất từ hầm ủ biogas
(Bảng phụ lục số 1, 2)
2.3 Các yếu tố đáp ứng hoạt động của dự án
2.3.1 Trang thiết bị, máy móc
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
19
 Trang thiết bị, máy móc cho khu chăn nuôi
TT Thiết bị, máy móc Đơn vị tính Số lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
1 Chuồng nái chửa(2 nhà chuồng*1500m2) 3,291,580,000
Cũi nuôi nái chửa chờ phối (máng ăn, núm uống, khung
chuồng)
bộ 900 2,800,000 2,520,000,000
Tấm đan bê tông
tấm
(0.5m*1m)
3,900 80,000 312,000,000
Thẻ cho nái tấm 900 15,000 13,500,000
Quạt bộ 16 6,500,000 104,000,000
Tôn lạnh trần m2 3,200 80,000 256,000,000
Thiết bị cấp nước cho hệ thống làm mát bộ 8 5,000,000 40,000,000
Tấm làm mát tấm 96 480,000 46,080,000
2 Chuồng nái đẻ (6 nhà chuồng) 1,893,620,000
Chuồng đẻ (khung chuồng, máng ăn, máng uống, đèn

úm, tấm đan, sàn nhựa..)
bộ 300 4,200,000 1,260,000,000
Tấm đan bê tông tấm 1,300 80,000 104,000,000
Bảng thẻ nái tấm 300 15,000 4,500,000
Quạt bộ 36 5,000,000 180,000,000
Tôn lạnh trần m2 2,700 80,000 216,000,000
Thiết bị cấp nước cho hệ thống làm mát bộ 12 5,000,000 60,000,000
Tấm làm mát tấm 144 480,000 69,120,000
3 Chuồng lợn đực (1 nhà chuồng) bộ 108,920,000
Cũi nuôi (máng ăn, núm uống, khung chuồng) bộ 36 2,000,000 72,000,000
 Trang thiết bị, máy móc cho khu chế biến
TT
Danh mục Số
lượng
Đơn vị
tính
Đơn giá Thành tiền
(Quy đổi ra
VNđồng)
I A Dây chuyền (DC) giết mổ, chế biến tự động nhập
từ CHLB Đức(công suất 100 con/ giờ) bao gồm:
19,283,647,500
1 DC làm choáng, di chuyển lợn 1 $ 36,000.00 702,000,000
2 DC cắt tiết, nhúng lợn 1 $ 306,530.00 5,977,335,000
3 DC cạo lông 1 $ 272,330.00 5,310,435,000
4 DC xẻ thịt 1 $ 53,365.00 1,040,617,500
5 DC đóng gói 1 $ 111,825.00 2,180,587,500
6 DC làm lạnh 1 $ 88,135.00 1,718,632,500
7 Kho chứa 1 $ 7,520.00 146,640,000
8 Hệ thống điều khiển tự động 1 $ 113,200.00 2,207,400,000

B Hệ thống máy móc chế biến thực phẩm đồng bộ
nhập khẩu từ CHLB Đức từ thịt lợn
(1+2+3+4+5)
$ 129,000 2,515,500,000
1 Máy xay thịt
2 Máy trộn thịt
3 Máy nhồi định hình xúc xích
4 Lò hấp chính thanh trùng
5 Máy đóng gói hút chân không
C Thuế, phí 2,397,906,225
Thuế nhập khẩu 5% 1,089,957,375
Thuế GTGT 5% 1,089,957,375
Phí vận chuyển, hướng dẫn lắp đặt 1% 217,991,475
Tổng I (A+B+C) 24,197,053,725
II Máy móc, thiết bị khác 3,510,000,000

Ô tô tải 3 tấn,chở lợn
4 chiếc 400,000,000 2,000,000,000

Xe nâng hàng 2 tấn (? Chiếc)
2 chiếc 150,000 300,000,000
Xe đông lạnh (5 tấn) 1 chiếc 800,000,000
Cân đồng hồ 250kg 2 chiếc 20,000,000 40,000,000
Thiết bị nhà ở cho CBCNV 200,000,000
Thiết bị nhà ăn, hậu cần 100,000,000
Thiết bị nhà vệ sinh 20,000,000
Website: Email : Tel : 0918.775.368
 Chi phí máy móc, thiết bị khu văn phòng
TT Nhà xưởng, máy móc, thiết bị chung Số lượng Đơn vị
Đơn giá

(nghìn đồng)
Thành tiền
(nghìn đồng)
1 Thiết bị cơ khí 1 bộ 1,200,000
_
Máy biến áp 320 KVA 35/0,4 1 500,000 500,000
_
Máy phát điện dự phòng 100 KVA 2 350,000 700,000
2 Thiết bị phòng cháy, chữa cháy 100 bộ 1,000 100,000
3 Thiết bị trong nhà ở của cán bộ công nhân viên 200,000
4 Thiết bị nhà bếp, nhà ăn và nhà kho 100,000
5 Thiết bị nhà văn hóa, thể thao 100,000
6 Thiết bị văn phòng 200,000
7 Trạm cân, cầu cân (1 cân điện tử 50 tấn) 1 250,000 250,000
8 Thiết bị nhà vệ sinh 100,000
9 Thiết bị khác 100,000
10 Phí vận chuyển 100,000
Tổng chi phí thiết bị, máy móc cho khu văn phòng 2,350,000
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.3.2 Nguyên vật liệu đầu vào
2.3.2.1 Nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động chế biến
 Nguyên liệu sản xuất chính: lợn sữa và lợn thịt
- Sau 1 năm xây dựng, khu nhà máy chế biến bắt đầu đi vào sản xuất lợn
sữa đông lạnh từ đầu năm thứ 2. Lợn sữa nguyên liệu được công ty thu mua
của các hộ nuôi lợn nái quanh vùng, công suất hoạt động tối đa là 2000 con/
ngày, trọng lượng trung bình 1 con lợn sữa là 7 kg, đơn giá thu mua là 28000
đồng/kg, tỷ lệ chế biến thành phẩm là 65%. Công suất thực tế bằng 60% công
suất tối đa.
- Bắt đầu năm thứ 3, dây chuyền giết mổ lợn thịt bắt đầu sản xuất với

quy mô tối đa 350 lợn thịt/ ngày, trọng lượng trung bình 100 kg/năm. Công
suất thực tế sản xuất bằng 80% công suất tối đa, tương ứng tổng sản lượng
lợn thịt nguyên liệu hàng năm là 7665000 kg, trong đó công ty tự sản xuất
được 2622000 kg, thu mua ngoài thị trường của bà con nuôi lợn thịt quanh
vùng 5043000 kg, đơn giá 32000 đồng/kg.
 Nhiên liệu, vật liệu khác
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
 Chi phí NVL đối với dây chuyền chế biến thực phẩm
Danh mục Năm 2 Năm 3 Năm 4
Số lượng
(kg)
Đơn giá
(nghìn
đồng)
Thành tiền
(nghìn đồng)
Số lượng
(kg)
Đơn giá
(nghìn
đồng)
Thành tiền
(nghìn đồng)
Số lượng
(kg)
Đơn giá
(nghìn
đồng)
Thành tiền

(nghìn đồng)
I Nguyên liệu 85,848,000 247,224,000 247,224,000
1 Lợn sữa mua ngoài 3,066,000 28 85,848,000 3,066,000 28 85,848,000 3,066,000 28 85,848,000
2 Lợn thịt 7,665,000 161,376,000 7,665,000 161,376,000
Lợn thịt tự sản xuất 2,622,000 2,622,000
Lợn thịt mua ngoài 5,043,000 32 161,376,000 5,043,000 32 161,376,000
II Vật liệu 2,000,000 5,500,000 5,500,000
1 Hộp, thùng cacton
2 Túi PE các loại
3 Đai nẹp
4 Dao lam
5 Xà phòng
6 Gia vị
7 Vật liệu phụ khác
III Nhiên liệu 1,600,000 3,897,000 3,897,000
Điện 1,500,000 3,750,000 3,750,000
Nhiên liệu khác 100,000 147,000 147,000
Tổng chi phí NVL (I+II+III) 89,448,000 256,621,000 256,621,000
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.3.2.2 Nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động chăn nuôi
Nguyên liệu sản xuất: lợn sinh sản
- Giữa năm thứ 2, xây dựng khu chăn nuôi tập trung được cơ bản hoàn
thành. Công ty tiến hành nhập lợn giống về trại. Nhập làm 3 lần trong vòng 6
tháng, mỗi lần nhập 1/3 đàn, cách nhau 2 tháng. Tổng đàn nái là 1200 con,
đàn đực giống là 30 con. Chi phí cho 1 nái sinh sản là: 4 400 000 đồng/con,
chi phí cho lợn đực giống là: 10 000 000 đồng/con. Tỷ lệ khấu hao đàn là
33%/ năm, thay đàn dần và thay đàn khi cần thiết.
- Về giống vật nuôi:
• Đàn nái bố mẹ: Dòng nái Đại Bạch Yorkshire là những giống lợn có

khả năng sinh sản tốt, tỷ lệ nạc cao để làm nái dòng bố mẹ tạo với các giống
lợn ngoại cùng giống tạo ra đàn nái dòng bố mẹ thuần chủng sản xuất nái sinh
sản.
• Lợn đực giống: Trước mắt dùng dòng đực giống Yorkshire hoặc
Landrace. Về lâu dài có thể dùng đực Pietrain, Duroc là những giống lợn đã
được thích nghi ở nước ta cho tỷ lệ nạc cao.
• Nái sinh sản: dòng nái Đại Bạch, Yorkshire lai tạo với các giống lợn
ngoại có năng suất cao như Landrace, Pietrain, tạo con lại F1 có năng suất tỷ
lệ nạc cao.
Nái Yorkshire
x
Đực Landrace Nái Yorkshire x Đực Duroc
F1:Con lai nuôi thịt F1:Con lai nuôi thịt
 Vật liệu sản xuất: thức ăn cho tổng đàn có mặt trong năm
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Căn cứ vào nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng đối với từng loại lợn,
công ty áp dụng mức cung cấp thức ăn công nghiệp cho đàn lợn theo tiêu
chuẩn:
TT Loại lợn
Năng lượng
(Kcal)
Dinh dưỡng
(protein thô-%)
Kg cám/
con/ngày
Kg cám/
con/năm
1 Lợn nái 2.950 – 3.050 13 – 15 2.45 894.25
2 Lợn đực 2.970 – 3.250 18 – 20 2.6 949

3 Lợn choai,lợn thịt 2.850 – 2.950 16 – 18 1.93 707.45
4 Lợn sữa ăn theo mẹ
2.850 – 2.900 18 - 20
Mỗi lợn con ăn hết 1kg cám
trong cả giai đoạn này
- Công ty dự kiến lựa chọn một số loại thức ăn đã có thương hiệu như:
thức ăn thương hiệu CP, thương hiệu Hi Gro, thương hiệu Star Feed, thương
hiệu Bell Feed, thươnghiệu No Vo.
 Vác xin và thuốc thú y
- Căn cứ vào định mức vác xin và thuốc thú y cho lợn, công ty xác định
được chi phí vác xin trung bình là 30000 đồng/con/ năm, chi phí thuốc thú y
trung bình là 20000 đồng/con/năm.
 Nhiên liệu: điện, nước
- Điện: Từ quý thứ 3 của năm thứ 2 bắt đầu nhập lợn về trại nên chi phí
điện cho chăn nuôi là 105 triệu, từ năm thứ 3 chi phí điện là 420 triệu/năm
- Nước: Nước sử dụng cho nhu cầu chăn nuôi chủ yếu được lọc từ hồ dự
trữ nước trong khu chăn nuôi, công suất tiêu thụ phù hợp nhu cầu của từng
loại lợn, chất lượng nước qua xử lý đạt tiêu chuẩn yêu cầu vệ sinh thú y nước
uống cho lợn.
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Danh mục khoản chi
Năm 4 Năm 5
25
 Nguyên vật liệu đầu vào cho khu chăn nuôi
TT Danh mục khoản chi
Năm 2 Năm 3
I Nguyên liệu sản xuất 5,580,000,000 0
Lợn giống đồng/con 5,580,000,000 Đồng/con 0
Lợn nái sinh sản 1,200 4,400,000 5,280,000,000 0 4,400,000 0

Lợn đực giống 30 10,000,000 300,000,000 0 10,000,000 0
Lợn nái hậu bị thay đàn
Lợn đực hậu bị thay đàn
II Vật liệu 64,742,660 1,617,928,620
1 Thức ăn chăn nuôi kg/năm đồng/kg 3,242,660 đồng/kg 176,428,620
Cám cho lợn nái 1,200 894 9 3,147,760 1,200 894 9 9,655,200
Cám cho lợn đực 30 949 10 94,900 30 949 10 284,700
Cám cho lợn sữa 0 0 13 0 27,600 1 13 358,800
Cám cho lợn thương phẩm 0 0 9 0 26,220 704 9 166,129,920
2 Vacxin/ năm 1,230 30,000 36,900,000 28,830 30,000 864,900,000
3 Chi thuốc thu y /năm 1,230 20,000 24,600,000 28,830 20,000 576,600,000
III Nhiên liệu 125,000,000 450,000,000
1 Điện 105,000,000 420,000,000
2 Nhiên liệu khác 20,000,000 30,000,000
Tổng chi phí NVL 5,749,742,660 2,067,928,620

×