Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Dược liệu tác dụng trên tử cung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.34 KB, 17 trang )

1

KHOA THÚ Y
Bộ môn Nội - Chẩn - Dược - Độc chất

DƯỢC LIỆU HỌC CHUYÊN KHOA
DƯỢC LIỆU TÁC DỤNG CƠ TỬ CUNG

P213 nhà Khoa Thú y



Dược liệu tác dụng cơ tử cung
2

Điều khiển hoạt động của tử cung:
+ Thần kinh trung ương – chủ yếu hai bán cầu đại não
+ Hệ thống hocmon – thể dịch
Tuỳ theo cách hoạt động của tử cung, người ta chia ra
Dược liệu kích thích sự co bóp của tử cung: ích mẫu,
rau ngót, lá khế chua, quả đu đủ non, rau răm, mía dò…
Dược liệu ức chế sự co bóp của tử cung: tô ngạch, cà
độc dược, đương quy, hương phụ, củ gai…


Dược liệu tác dụng cơ tử cung
3

Thú y dùng các vị thuốc có tác dụng kích thích sự

co bóp cơ tử cung khi:


+ Gia súc cái đẻ quá nhiều lứa, sức rặn của mẹ

yếu, trương lực cơ tử cung yếu, không tự co bóp
để tống thai ra ngoài.

+ Gia súc già vì đẻ nhiều lứa nên sau đẻ bi băng
huyết.

+ Sát nhau, bị viêm tử cung.


Cây ích mẫu
4

Tên khác: ích mẫu thảo, sung uý tử, chói đèn.
Tên khoa học: Leonurus heterophylus Sw,
Leonurus sibiricus L.
Họ Hoa môi Labiateae
Ích mẫu thuộc cây thảo, sống hàng năm, thân
vuông, cao khoảng 0,6 - 1,5m. Cây ích mẫu
cho ta hai vị thuốc.
+ Ích mẫu thảo gồm toàn cây trừ rễ, thu khi
một nửa số hoa trên cây đã nở, cắt nhỏ 2 – 3
cm phơi âm can đến khô.

+ Sung uý tử quả phơi hay sấy khô. Thu quả
khi hoa trên cây tàn hết. Năng xuất quả đạt
350-370kg/Ha. Quả có tác dụng tốt hơn



Thành phần hoá học
5



Các ancaloid:



Leonurin C20H32O10N6



Leonurinin C14H24O7N4



Leonuridin C6H12O3N2, tan trong nước



Tỷ lệ ancaloid cao nhất vào thàng 5 sau đó giảm dần.



Ngoài ra trong ích mẫu còn có tanin 7-8%, saponosid, tinh
dầu khoảng 0,03%, chất đắng, flavonosid (rutin) và một
heterosid có cấu trúc steroit.



Tác dụng dược lý
6

* Với cơ tử cung.

+ Cao ích mẫu tăng cường co bóp tử cung của mọi loài
động vật máu nóng với mọi loại tử cung: chưa có chửa,
đang thai, đã chửa đẻ.
+ Dung dịch 10% ích mẫu khô tác dụng tốt hơn dung dịch
rượu 20%


Tác dụng dược lý
7



Tác dụng của cao ích mẫu trên tử cung gần giống như tác

dụng của hoormon oxytoxin nhưng yếu hơn.


Với nồng độ 1%, 5% , 10% ở dạng cao hay rượu, nó vẫn
có tác dụng tốt.



Với tử cung thỏ đang chửa, tác dụng lại càng mạnh,
thuốc làm sẩy thai.



Tác dụng dược lý
8

* Với cơ đường tiêu hoá


Nước sắc ích mẫu tăng cường nhu động của ruột thỏ, chuột nên có
tác dụng kích thích tiêu hoá, tiêu hoá, hấp thu tốt.

* Với hệ tuần hoàn


Liều nhỏ trên tim ếch cô lập, làm tăng co bóp nhịp tim, tăng thời gian
tâm thu; liều cao có tác dụng ức chế co bóp do dây thần kinh mê tẩu
bị hưng phấn.



Với mạch quản ngoại vi, trên màng bơi chân ếch, nồng độ càng cao,
mạch co càng mạnh.


Tác dụng dược lý
9

* Với hệ hô hấp


Leonurin có tác dụng làm hưng phấn thần kinh

trung ương, nhất là thần kinh chi phối hô hấp.

* Cơ quan bài tiết


Leonurin làm tăng quá trình bài tiết nước tiểu gấp

2 - 3 lần so với bình thường.


Ứng dụng
10

+ Dùng làm thuốc thúc đẻ khi gia súc đẻ khó, thuốc chống

sát nhau.
+Thuốc chống băng huyết sau đẻ.
+ Thuốc chữa viêm tử cung, điều hoà chu kỳ sinh dục.
Chú ý: + Gia súc có thai không được dùng
+ Trong máu gia súc có nồng độ 1/2000 đã gây dung
huyết, máu người chịu được nồng độ cao hơn.


Dược liệu ức chế co bóp tử cung
11

Thú y dùng các vị thuốc này khi.

+ Gia súc động thai, có thai đau bụng, chẩy máu đường sinh
dục trong thời gian có thai.

+ Sau đẻ gia súc bị đau bụng, ăn uống kém.
+ Gia súc sa âm đạo, lộn tử cung do tiêm thuốc kích đẻ, rặn đẻ
quá mạnh.
Thuốc nam gồm: cà độc dược, hương phụ, tô ngạnh, củ
gai, đương quy...


Hương phụ
12

Tên khác: củ gấu. Tên khoa học

Rhyzomacyperi. Họ cói Cyperaceae.


Bộ phận dùng: Dùng củ cuối thu
đầu đông, phơi khô, đốt cháy rễ phụ,
loại bỏ tạp chất, gom về tiếp tục
phơi đến độ ẩm dưới 13%.



Chế biến: Tuỳ điều kiện, với hương
phụ tứ chế tác dụng an thai tăng lên
nhiều.


Thành phần hoá học và tác dụng dược lý
13


Thành phần hoá học


Trong hương phụ có chừng 1% tinh dầu. Thành phần chủ yếu
của tinh dầu là xyperen C15H24 chiếm 32 - 37%, xyperol chiếm
khoảng 40 - 49%. Ngoài ra còn a cid béo, hợp chất phenolic.

Tác dụng dược lý


“Nam bất ngoại trần bì, nữ bất ly hương phụ”.

Hương phụ được coi như vị thuốc bổ của nữ giới.




Với tử cung, hương phụ làm giảm sự co thắt ở dạng bình
thường, đặc biệt khi đang bị kích thích (động thai).
Thí nghiệm trên tử cung cô lập hay trên động vật sống đều có
kết quả tương tự. Hương phụ có tác dụng làm dịu sự căng
thẳng của cơ tử cung, giảm co bóp làm dịu cơn đau.


Ứng dụng
14

+ Hương phụ có tác dụng giảm đau khi tử cung bị co thắt.

Thuốc được dùng cả trước và sau đẻ đều được, tốt nhất khi

gia súc bị động thai. Nên phối hợp với các vị khác như ngải
cứu, đương qui, tô ngạnh...
+ Dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, phối hợp với các dược
liệu khác có chứa kháng sinh thực vật, tanin để chữa viêm

đường tiêu hoá.


Cây ngải cứu
15

Tên khác: ngải diệp, thuốc cứu, cây thuốc

cao. Tên khoa học: Artemisia vulgaris L. Họ
Cúc Arteraceae (Compositae)
Bộ phận dùng

Dùng lá và một ít cành non phơi hay sấy
khô.
Thành phần hoá học

Trong ngải có tinh dầu, tanin. Thành phần
chủ yếu trong tinh dầu là xineol và  thuyon,
ngoài ra còn có ít adenin và cholin.


Công dụng
16

+ Ngải cứu chỉ dùng theo kinh nghiệm cổ truyền làm


thuốc giải cảm, an thai, giúp điều hoà chu kỳ sinh dục.
Chữa các chứng đau bụng do tích thực, động thai, thổ

ra huyết, chẩy máu mũi khi bị sốt cao.
+ Thú y dùng làm thuốc an thai cho vật nuôi.

+ Dùng làm thuốc cứu ở người.


Liều lượng
17

Liều dùng trong ngày/con.
Cây tươi
Trâu, bò, ngựa:
Dê, lợn, chó:
Thỏ mèo:

200 - 500 g
50 - 100 g
10 -20 g

cây khô
50 - 100 g
20 - 40 g
5 - 10 g




×