HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
LỜI NÓI ĐẦU
Trong hành trình phát triển của nền giáo dục Việt Nam, hệ thống các trường THPT
chuyên ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong việc phát hiện, tuyển
chọn và bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh những ước mơ bay cao, bay xa tới chân trời của tri
thức và thành công. Đối với các trường THPT chuyên, công tác học sinh giỏi luôn được đặt
lên hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi năm học. Hội thảo khoa học các trường THPT
chuyên Khu vực Duyên Hải và Đồng bằng Bắc Bộ là một hoạt động bổ ích diễn ra vào tháng
11 thường niên. Đây là dịp gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, phát
hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế giữa các trường
THPT chuyên trong khu vực. Năm năm qua, các hội thảo khoa học đều nhận được sự hưởng
ứng nhiệt tình của các trường, bước đầu đã đem đến những hiệu ứng tốt, tác động không nhỏ
đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và chất lượng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia của các
trường Chuyên.
Năm 2013 là năm thứ 6, hội thảo khoa học của Hội các trường THPT chuyên Khu vực
Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức tại Thái Bình - mảnh đất quê lúa, mang trong
mình truyền thống yêu nước và truyền thống hiếu học. Tại hội thảo lần này, chúng tôi chủ
trương tập trung vào những vấn đề mới mẻ, thiết thực và có ý nghĩa đối với việc bồi dưỡng
học sinh giỏi, để quý thầy cô đã, đang và sẽ đảm nhiệm công tác này tiếp tục trao đổi, học
tập, nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn của mình.
Tập tài liệu của Hội thảo lần thứ VI bao gồm những chuyên đề khoa học đạt giải của
quý thầy cô trong Hội các trường THPT chuyên Khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ.
Các bài viết đều tập trung vào những vấn đề trọng tâm đã được hội đồng khoa học trường
THPT chuyên Thái Bình thống nhất trong nội dung hội thảo. Nhiều chuyên đề thực sự là
những công trình khoa học tâm huyết, say mê của quý thầy cô, tạo điểm nhấn quan trọng cho
diễn đàn, có thể coi là những tư liệu quý cho các trường trong công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi.
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của quý thầy cô đến từ các trường THPT chuyên
Khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ cùng các trường THPT chuyên với vai trò quan sát
viên. Chúng tôi hy vọng, sẽ tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự phản hồi, đóng góp, trao đổi
của quý thầy cô để các chuyên đề khoa học hoàn thiện hơn.
Thái Bình, tháng 11 năm 2013
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH
Trường THPT Chuyên Thái Bình
1
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
Chuyên đề xếp loại xuất sắc
Chuyên đề
PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
PHỐI HỢP CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN
Người viết: Kim Thị Hường - Lương Thị Liên
Trường THPT chuyên Trần Phú – Hải Phòng
A. MỞ ĐẦU
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ của các hệ thống
sống ở các cấp độ tổ chức khác nhau từ cấp độ phân tử đến cấp độ sinh quyển.
Các mối quan hệ đó rất phức tạp nhưng chặt chẽ và tuân theo những quy luật
nhất định. Đây là môn khoa học mang tính lý thuyết gắn liền với thực tiễn, đòi
hỏi người học phải có sự liên hệ giữa lý thuyết với thực hành vận dụng. Thông
qua thực hành người học sẽ hiểu sâu về các kiến thức lý thuyết và cũng là thao
tác vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn. Bởi vậy, trong công tác dạy học
giáo viên không chỉ hướng dẫn cho học sinh những kiến thức lý thuyết mà cần
rèn luyện các kỹ năng thực hành cho học sinh. Khi học sinh thực hiện các kỹ
năng thực hành vận dụng trên cơ sở khoa học lý thuyết một cách nhuần nhuyễn
thì sẽ có khả năng tự học, tự nghiên cứu và từ đó có thể vận dụng kiến thức lý
thuyết vào thực tế có hiệu quả.
Trong chương trình sinh học phổ thông, “Các quy luật di truyền” là phần
kiến thức tương đối khó. Mỗi quy luật có đặc điểm riêng, mỗi tính trạng riêng rẽ
lại chịu sự chi phối của một quy luật nhất định. Nhưng cơ thể sống có nhiều tính
trạng và trong quần thể có nhiều cá thể, bởi vậy khi nghiên cứu phép lai nhiều
tính trạng, tỉ lệ kiểu hình ở đời sau là kết quả của sự phối hợp các quy luật di
truyền. Có nhiều phương pháp để phát hiện ra quy luật chi phối phép lai: vận
dụng phân tích trên cơ sở khoa học lý thuyết, thực nghiệm và thu hoạch kết quả
định tính, định lượng… Đối với học sinh phổ thông thì vận dụng lý thuyết giải
các bài toán lai nhiều tính trạng để tìm ra các quy luật di truyền là phương pháp
phổ biến và hiệu quả.
Hiện nay có nhiều sách tham khảo, các chuyên đề khai thác về các vấn đề
lý thuyết và phương pháp giải bài tập các quy luật di truyền, nhưng các tài liệu
Trường THPT Chuyên Thái Bình
2
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
chưa tập hợp theo hệ thống và xây dựng quy trình giải bài tập một cách rõ ràng.
Học sinh vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng kiến thức lý thuyết vào
giải bài tập, nhất là bài tập phối hợp các quy luật di truyền. Trong quá trình dạy
học, tôi nhận thấy việc bồi dưỡng năng lực tìm tòi khám phá của học sinh, hình
thành kỹ năng giải bài tập tổng hợp là rất quan trọng. Bởi vậy tôi thực hiện đề
tài “phương pháp giải một số dạng bài tập phối hợp các quy luật di truyền” với
mong muốn giúp học sinh có cơ sở rèn luyện kĩ năng giải các bài tập tổng hợp
các quy luật di truyền.
B. NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN
I.1. Nhận dạng các quy luật di truyền trong một bài toán lai nhiều tính
trạng.
Đặc điểm di truyền của các tính trạng trong một bài toán lai nhiều tính
trạng gồm 2 yếu tố:
1. Đặc điểm di truyền của mỗi tính trạng
2. Quan hệ giữa các gen chi phối các tính trạng đó
Vì thế để nhận dạng các quy luật di truyền chi phối trong 1 bài tập lai
nhiều tính trạng chúng ta tiến hành 2 bước:
Bước 1: Xác định đặc điểm di truyền của mỗi tính trạng
Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa các gen
I.1.1. Xác định đặc điểm di truyền của mỗi tính trạng
Đặc điểm di truyền của mỗi tính trạng bao gồm một số khả năng sau:
- Một gen chi phối 1 tính trạng, nằm trên NST thường: Gồm:
+ Gen trội - lặn hoàn toàn
+ Gen trội không hoàn toàn
+ Gen đa alen
+ Di truyền đồng trội
+ Gen gây chết
+ Gen bị ảnh hưởng bởi giới tính
+ Gen bị hạn chế bởi giới tính
+ Hiệu ứng dòng mẹ
- Một cặp gen chi phối một tính trạng, nằm trên NST giới tính:
+ Gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y
Trường THPT Chuyên Thái Bình
3
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
+ Gen nằm trên NST giới tính Y không có alen tương ứng trên X
+ Gen nằm trên NST giới tính X có alen tương ứng trên Y
- Một cặp gen chi phối nhiều tính trạng: Gen đa hiệu
- Nhiều cặp gen chi phối một tính trạng: Tương tác gen
+ Tương tác bổ sung
+ Tương tác át chế
+ Tương tác cộng gộp
- Gen nằm ngoài NST (gen tế bào chất)
1. Phương pháp xác định tính trạng là trội – lặn hoàn toàn:
+ TH 1: P thuần chủng khác nhau bởi 1cặp tính trạng tương phản, tính
trạng do 1 cặp gen chi phối, F1 đồng tính và giống 1 trong 2 bên bố hoặc mẹ.
Khi đó tính trạng biểu hiện ở F1 sẽ là tính trạng trội.
VD: Lai giữa hai thứ đậu Hà lan thuần chủng hạt trơn với hạt nhăn, F1
xuất hiện toàn hạt trơn, tính trạng do 1 cặp gen chi phối...
hạt trơn là trội so
với hạt nhăn.
+ TH 2: P thuần chủng khác nhau bởi cặp tính trạng tương phản F1.
Cho F1 tạp giao hay tự thụ F2: được tỉ lệ KH 3: 1 Tính trạng chiếm tỉ lệ 3:4
ở F2 là trội.
Hoặc: F1x F1 F2: được tỉ lệ KH 3: 1 Tính trạng chiếm tỉ lệ 3/4 ở F2 là trội
VD: Lai giữa hai thứ đậu Hà lan được F1, cho F1 tự thụ phấn ở F2 thu
được tỉ lệ 3 hạt vàng: 1hạt xanh... Có hF2 = 4 = 2 x 2 thuần chủng tính trạng
do 1 cặp gen chi phối, hạt trơn là trội so với hạt nhăn.
+ TH 3: P có kiểu hình giống nhau; xuất hiện tính trạng khác P
Tính
trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng lặn.
VD: Lai giữa hai thứ đậu Hà Lan hạt vàng với nhau, ở F1 thu được vừa hạt
vàng, vừa hạt xanh...
tính trạng hạt xanh là tính trạng lặn; hạt vàng là tính
trạng trội.
2. Phương pháp xác định tính trạng là trội không hoàn toàn
+ TH 1: P thuần chủng tương phản, tính trạng do 1 cặp gen chi phối, F1
đồng tính biểu hiện tính trạng trung gian.
VD: Lai 2 thứ hoa (thuần chủng) hoa đỏ và hoa trắng được F1 đồng loạt
hoa màu hồng. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng, biết rằng tính
trạng do một cặp gen chi phối?
Trường THPT Chuyên Thái Bình
4
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
Biện luận: P t/c khác nhau nên F1 có KG dị hơp 1cặp gen biểu hiện màu
hoa hồng là tính trạng trung gian giữa màu đỏ và màu trắng tính trạng màu
hoa di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn.
+ TH 2: Lai P thuần chủng tương phản
F1. Cho F1 tạp giao hay tự thụ
F2: được tỉ lệ kiểu hình 1: 2: 1 Tính trạng chiếm tỉ lệ 2/4 ở F2 là tính trạng
trung gian trội không hoàn toàn
VD: Lai giữa hai thứ hoa (thuần chủng) được F1 . Cho giao phấn với
nhau được phân li theo tỉ lệ 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng
tính trạng
màu hoa di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn.
3. Phương pháp xác định tính trạng di truyền bởi gen đa alen.
- Số tổ hợp giao tử (hF) không bao giờ vượt quá 4.
- Biện luận để chỉ ra có nhiều alen (> 3) cùng chi phối 1 tính trạng.
VD: Hãy xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng, biết rằng tính trạng
do 1 gen quy định.
Phép lai
Kiểu hình bố và
Kiểu hình đời con
mẹ
1
Tất cả xanh
xanh
vàng
2
vàng
3
xanh
vàng
3/4 vàng : 1/4 đốm
1/2 xanh : 1/4 vàng : 1/4
đốm
Biện luận ta có: A: xanh > a1: vàng> a: đốm gen đa alen
4. Phương pháp xác định tính trạng di truyền bởi gen đa hiệu.
- Một gen chi phối nhiều tính trạng.
- Đột biến 1 gen gây biến dị tương quan (biến đổi 1 loạt các tính trạng mà
gen chi phối)
VD : Pt/c: hoa đỏ, thân cao x hoa trắng, thân thấp
F1:
100% hoa đỏ, thân thấp
F2: ¼ hoa đỏ, thân cao: ½ hoa đỏ, thân thấp: ¼ hoa trắng, thân thấp
Giải thích kết quả của phép lai, biết rằng khi gây đột biến dòng thuần thân
cao, hoa đỏ chỉ xuất hiện thể đột biến thân thấp, hoa trắng.
tính trạng bị chi phối bởi gen đa hiệu
5. Phương pháp xác định tính trạng di truyền bởi gen gây chết.
- Tỉ lệ kiểu hình cho thấy mất 1 số tổ hợp gen gây chết
Trường THPT Chuyên Thái Bình
vàng
5
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
VD: P dị hợp 1 cặp gen
F1 phân li theo tỉ lệ 2 trội: 1 lặn mất ¼ số tổ
hợp gen gây chết
6. Phương pháp xác định tính trạng di truyền bởi gen trên NST thường
chịu ảnh hưởng bởi giới tính.
- Gen trên NST thường song sự phân li tính trạng khác nhau giữa giới đực
và giới cái.
VD: P t/c: con đực lông đen x con cái lông trắng
F1 : 1 cái đen: 1 đực trắng
a, Cho cái đen F1 x đực lông đen P được tỉ lệ 3 đen: 1 trắng (con đực)
b, Cho cái trắng P x đực lông trắng F1 được tỉ lệ 3 trắng: 1 đen (con cái)
Giải thích kết quả phép lai, biết A: lông đen, a: lông trắng.
Biện luận: có sự phân li không đồng đều tính trạng ở hai giới. Phép lai b
chỉ có con cái đen → tính trạng do gen nằm trên NST thường quy định nhưng
chịu ảnh hưởng bởi giới tính.
7. Phương pháp xác định di truyền hiệu ứng dòng mẹ.
- Sự phân li tính trạng diễn ra chậm đi 1 thế hệ (Hiện tượng di truyền
Menđen thể hiện chậm đi 1 thế hệ)
VD. P (thuần chủng) : ♀ mắt trắng x ♂ mắt đỏ
F1: mắt trắng
F2 : mắt đỏ
F3 : 3 con mắt đỏ : 1 con
mắt trắng
di truyền hiệu ứng dòng mẹ.
8. Phương pháp xác định tính trạng di truyền bởi gen liên kết với NST
giới tính ở đoạn không tương đồng.
- Xác định gen trên NST giới tính dựa vào đặc điểm:
+ Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau.
+ Tỉ lệ phân li của tính trạng không cân bằng giữa hai giới
+ Kết quả ở một thế hệ lai: 1trạng thái chỉ biểu hiện ở một giới
- Xác định gen trên NST X: Tính trạng biểu hiện ở cả hai giới và tuân theo quy
luật di truyền chéo
- Xác định gen trên NST Y: Chỉ có một giới biểu hiện tính trạng và di truyền
thẳng
VD: Cho gà trống lông vằn giao phối với gà mái lông đen F1: đồng loạt
gà lông vằn. Cho F1 tạp giao F2: 50 gà lông vằn: 16 gà mái lông đen.
Biện luận xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng.
Trường THPT Chuyên Thái Bình
6
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
Biện luận:
+ F2 phân tính theo tỉ lệ 3: 1, hF2 = 4 = 2 x 2 tính trạng được chi phối bởi
1 cặp gen; tính trạng lông vằn (A) là trội hoàn toàn so với lông đen (a).
+ F2 chỉ có gà mái lông đen tính trạng màu lông liên kết với NST giới tính
X
9. Phương pháp xác định tính trạng di truyền bởi gen liên kết với NST
giới tính ở đoạn tương đồng.
- Tính trạng không phân bố đồng đều ở 2 giới
- Di truyền giả NST thường.
VD: Ở ruồi giấm, khi cho P thuần chủng (con cái cánh ngắn lai với con
đực cánh dài) thu được F1 toàn cánh dài. Cho F1 giao phối với nhau thu
được F2 có tỉ lệ 3 cánh dài: 1 cánh ngắn (toàn con cái). Biện luận để xác
định quy luật di truyền chi phối tính trạng.
- F2 tính trạng không phân bố đều 2 giới→ di truyền liên kết với giới tính.
- Tỉ lệ phân tính 3:1; nhưng con cánh ngắn toàn là cái nên gen phải nằm
trên đoạn tương đồng của X và Y
10. Phương pháp xác định 1 tính trạng di truyền theo quy luật tương tác
Biện luận để chứng minh tính trạng được chi phối bởi 2 hay nhiều cặp
gen không alen phân li độc lập
VD: Khi lai gà lông trắng với nhau
F1: toàn gà lông trắng. Cho F1 tạp
giao F2: 52 gà lông trắng: 12 gà lông nâu. Biện luận và viết sơ đồ lai
giải thích phép lai trên.
Biện luận: Có hF2= 16 = 4 x 4 F1 dị hợp 2 cặp gen phân li độc lập cùng
chi phối 1 tính trạng xảy ra tương tác gen
11. Phương pháp xác định tính trạng di truyền bởi gen tế bào chất.
- Phép lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau
- Di truyền theo dòng mẹ
VD: Pthuận: ♀ xanh x ♂ vàng
F1: 100% vàng
Pnghịch: ♀ vàng x ♂ xanh
F1: 100% xanh
Tính trạng di truyền bởi gen tế bào chất.
I.1.2. Xác định mối quan hệ giữa các gen
Đối với từng cặp gen, giữa chúng chỉ có thể có khả năng xảy ra một trong 3
trường hợp:
- Phân li độc lập (bao gồm cả tương tác gen)
Trường THPT Chuyên Thái Bình
7
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
- Liên kết hoàn toàn
- Liên kết không hoàn toàn (Hoán vị gen)
1. Xác định hai cặp gen phân li độc lập
Áp dụng toán xác suất: Nếu tỉ lệ phân tính chung = tích tỉ lệ phân li của
từng tính trạng thì hai cặp gen phân li độc lập với nhau.
VD: Cho đậu Hà Lan F1 tự thụ phấn được F2 phân tính theo tỉ lệ: 80 cây
thân cao, hạt vàng; 27 cây thân cao, hạt xanh; 28 cây thâp thấp, hạt vàng; 9
cây thân thấp, hạt xanh...
Biện luận: Mỗi cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3:1; tỉ lệ phân tính
chung 9: 3: 3:1 = (3:1) x(3:1) chứng tỏ hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng
phân li độc lập với nhau.
2. Xác định hai cặp gen liên kết hoàn toàn dựa vào đặc điểm sau:
Tỉ lệ phân li kiểu hình nhỏ hơn tích tỉ lệ phân li của các tính trạng (số loại
kiểu hình chung nhỏ hơn tích số kiểu hình của các tính trạng)
- 2 cặp gen đều phân li với tỉ lệ 3:1 nhưng tỉ lệ phân tính chung = 3:1 hoặc
1:2:1
- Lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen
Fa có 2 kiểu hình, phân tính với tỉ
lệ 1:1
Ví dụ: Khi lai giữa 2 dòng đậu hoa đỏ, đài ngả với hoa xanh, đài cuốn
người ta thu được các cây lai đồng loạt có hoa xanh đài ngả. Cho các cây F1
giao phấn với nhau đã thu được: 98 cây hoa xanh, đài cuốn; 104 cây hoa đỏ,
đài ngả; 209 cây hoa xanh, đài ngả. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1.
Biện luận: 2 cặp gen đều phân li với tỉ lệ 3:1 nhưng tỉ lệ phân tính chung
= 1:2:1 hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng liên kết hoàn toàn
3. Cách xác định hai cặp gen liên kết không hoàn toàn (hoán vị gen)
a. Nếu kết quả lai được cho đầy đủ các kiểu hình:
Việc xác định sự hoán vị gen dựa vào kết quả của quy tắc nhân xác suất:
ở F xuất hiện đủ các loại kiểu hình như trong trường hợp phân li độc lập (tăng
số biến dị tổ hợp) song tỷ lệ phân tính chung của 2 tính trạng khác với tích tỷ lệ
phân tính của từng mỗi tính trạng.
VD: Với phép lai giữa 2 cá thể dị hợp tử Aa, Bb ở thế hệ sau mỗi tính
trạng phân tính theo tỷ lệ 3:1. Nếu F1 xuất hiện 4 loại kiểu hình với tỉ lệ phân
tính chung 51%: 24%: 24%: 1% khác (3:1) x (3:1) → các gen di truyền liên
kết không hoàn toàn.
Trường THPT Chuyên Thái Bình
8
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
b. Nếu kết quả lai không cho đủ số kiểu hình:
Tỉ lệ kiểu hình đề bài khác với tỷ lệ của chính kiểu hình đó trong trường
hợp liên kết hoàn toàn hay phân li độc lập hoán vị gen
VD: Phép lai giữa 2 cá thể dị hợp tử Aa, Bb. Trong thế hệ sau đề chỉ cho
biết tỷ lệ cụ thể của 1 loại kiểu hình tương ứng với 1 trong các kiểu gen sau:
+ Đồng hợp lặn (aa,bb) =1% . Tỷ lệ này ≠ 6,25% ( phân li độc lập); ≠
25% (liên kết hoàn toàn) hoán vị gen.
+ Trội, lặn (A-,bb) = 24% .Tỷ lệ này ≠ 18,75% ( phân li độc lập); ≠ 25%
(liên kết hoàn toàn) hoán vị gen.
+ Trội, trội (A-B-)= 51% .Tỷ lệ này ≠ 56,25% ( phân li độc lập); và ≠ 75
hoặc 50% (liên kết hoàn toàn) hoán vị gen.
I.2. CÁC DẠNG BÀI TẬP PHỐI HỢP CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN
1. Bài tập phối hợp hai quy luật di truyền
VD: - Bài tập phối hợp quy luật di truyền phân li độc lập và liên kết - hoán vị
gen.
- Bài tập phối hợp quy luật di truyền phân li độc lập và tương tác gen.
- Bài tập phối hợp quy luật di truyền phân li độc lập và di truyền liên kết
với giới tính.
- Bài tập phối hợp quy luật di truyền liên kết - hoán vị gen và tương tác
gen.
- Bài tập phối hợp quy luật di truyền liên kết - hoán vị gen và di truyền liên
kết với giới tính.
- Bài tập phối hợp quy luật di truyền tương tác gen và di truyền liên kết với
giới tính.
2. Bài tập phối hợp nhiều quy luật di truyền
VD: - Bài tập phối hợp quy luật di truyền liên kết - hoán vị gen; tương tác gen
và di truyền liên kết với giới tính.
- Bài tập phối hợp quy luật di truyền phân li độc lập; tương tác gen và di
truyền liên kết với giới tính.
- Bài tập phối hợp quy luật di truyền phân li độc lập; liên kết - hoán vị gen
và tương tác gen.
- Bài tập phối hợp quy luật di truyền phân li độc lập; liên kết - hoán vị gen
và di truyền liên kết với giới tính.
Trường THPT Chuyên Thái Bình
9
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP PHỐI HỢP CÁC QUY LUẬT DI
TRUYỀN
Chuyên đề chủ yếu đề cập tới kĩ năng giải một số dạng bài toán ngược
phối hợp các quy luật di truyền.
II.1. Bài tập phối hợp quy luật di truyền phân li độc lập và liên kết - hoán
vị gen.
1. Phương pháp giải
Bài toán đề cập tới 3 tính trạng do 3 cặp gen trên NST thường quy định.
Xác định tỉ lệ kiểu hình từng loại tính trạng ở đời con
Mỗi loại tính trạng đều tuân theo quy luật trội lặn
Xác định kiểu gen tương ứng
Xét sự di truyền đồng thời các loại tính trạng bằng cách
nhân tỉ lệ kiểu hình riêng của từng cặp tính trạng
Tỉ lệ phân tính chung bằng tích
tỉ lệ phân li các của tính trạng
Tỉ lệ phân tính chung khác tích tỉ
lệ phân li của các tính trạng
Các tính trạng di truyền độc lập
kết/ hoán vị gen
Các tính trạng di truyền liên
Xác định kiểu gen P
Xác định kiểu
gen P
Ví dụ 1: Khi lai 2 giống thuần chủng khác nhau về những cặp tính trạng tương
phản được F1 toàn quả tròn, đỏ, ngọt. Cho F1 lai với cá thể khác thì thu được tỉ
lệ kiểu hình sau: 37,5% đỏ, tròn, ngọt: 37,5% đỏ, tròn, chua: 12,5% trắng, dài,
ngọt: 12,5% trắng, dài, chua. Biện luận, viết sơ đồ lai P F2
Gợi ý cách giải:
*Xác định tỉ lệ kiểu hình từng loại tính trạng ở đời F2
Trường THPT Chuyên Thái Bình
10
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
- Xét sự phân li của hình dạng quả: quả tròn:quả dài = 3:1 quả tròn trội
hoàn toàn so với quả dài A: quả tròn; a: quả dài P: AA x aa
- Xét sự phân li của màu sắc quả: đỏ:trắng = 3:1 quả đỏ trội hoàn toàn
so với quả trắng B: quả đỏ; b: quả trắng P: BB x bb
- Xét sự phân li của vị quả: ngọt:chua = 1:1 D: ngọt; d: chua DD x
dd
*Xét sự di truyền đồng thời các loại tính trạng
- Xét chung tính trạng hình dạng quả và màu sắc quả =75% đỏ tròn: 25
trắng dài = 3: 1 ≠ (3: 1) x (3: 1) cặp tính trạng hình dạng và màu sắc quả liên
kết hoàn toàn.
- Xét chung tính trạng hình dạng quả và vị quả : 3 tròn ngọt: 3 tròn chua:
1 dài ngọt: 1 dài chua = (3: 1) x (1: 1) hai loại tính trạng này phân li độc lập.
AB
ab
Kiểu gen của P là: AB DD × ab dd;
Kiểu gen của F1 và cơ thể khác là:
AB
AB
ab Dd × ab dd.
Ví dụ 2: Ở một loài động vật, khi lai cá thể thuần chủng thân xám, cánh dài,
mắt đỏ với cá thể thuần chủng thân đen, cánh cụt, mắt trắng được F1 đồng loạt
thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Cho F1 lai với cá thể khác khác, thu được 10000
con, trong đó:
3075 con thân xám, cánh dài, mắt đỏ
3075 con thân đen, cánh cụt,
mắt đỏ
1025 con thân xám, cánh dài, mắt trắng
1025 con thân đen, cánh cụt,
mắt trắng
675 con thân xám, cánh cụt, mắt đỏ
675 con thân đen, cánh dài,
mắt đỏ
225 con thân xám, cánh cụt, mắt trắng
225 con thân đen, cánh dài,
mắt trắng
Xác định quy luật di truyền chi phối các tính trạng trên và viết kiểu gen của
P, F1.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng.
Gợi ý cách giải:
- Vì F1 đồng loạt thân xám, cánh dài, mắt đỏ → thân xám, cánh dài, mắt đỏ trội
hoàn toàn so với thân đen, cánh cụt, mắt trắng.
Trường THPT Chuyên Thái Bình
11
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
Quy ước: A: thân xám; a: thân đen; B: cánh dài; b: cánh cụt; D: mắt đỏ; d:
mắt trắng.
- Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng:
+ Thân xám: thân đen = 1: 1 → kiểu gen của F1 và cơ thể khác là Aa × aa.
+ Cánh dài: cánh cụt = 1: 1 → kiểu gen của F1 và cơ thể khác là Bb × bb.
+ Mắt đỏ: mắt trắng = 3: 1 → kiểu gen của F1 và cơ thể khác là Dd x Dd.
- Xét tỉ lệ phân li đồng thời của 2 cặp tính trạng
+ Thân xám, mắt đỏ: thân xám, mắt trắng: thân đen, mắt đỏ: thân đen, mắt
trắng
= 3: 1: 3: 1 = (1:1) (3:1)→ cặp gen Aa và Dd nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
+ Cánh dài, mắt đỏ: cánh dài, mắt trắng: cánh cụt, mắt đỏ: cánh cụt, mắt trắng
= 3: 1: 3: 1 → cặp gen Bb và Dd nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
+ Thân xám, cánh dài: thân xám, cánh cụt: thân đen, cánh dài: thân đen, cánh
cụt =
4,1: 0,9: 0,9: 4,1 ≠ (1:1) × (1:1) → có hiện tượng hoán vị gen.
ab
+ Đen, cụt = 41% ab = 41% ab × 100% ab → F1 là cơ thể cái và kiểu gen là
AB
ab , f = 18%.
AB
ab
- Kiểu gen của P là: AB DD × ab dd
AB
ab
Kiểu gen của F1 và cơ thể khác là: ab Dd × ab Dd.
2. Một số bài tập vận dụng:
Bài 1: Tại một cơ sở trồng lúa, người ta thực hiện phép lai giữa các cây F1 có
kiểu gen giống nhau và đều chứa ba cặp gen dị hợp quy định ba tính trạng cây
cao, hạt tròn, chín sớm với cây có kiểu gen chưa biết được thế hệ lai gồm:
2250 cây cao, hạt tròn, chín sớm;
2250 cây cao, hạt dài, chín muộn;
750 cây thấp, hạt tròn, chín sớm;
750 cây thấp, hạt dài, chín muộn;
750 cây cao, hạt tròn, chín muộn;
750 cây cao, hạt dài, chín sớm;
250 cây thấp, hạt tròn, chín muộn;
Trường THPT Chuyên Thái Bình
12
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
250 cây thấp, hạt dài, chín sớm;
Cho biết các tính trạng lặn tương phản là cây thấp, hạt dài và chín muộn.
1. Kích thước của cây được điều khiển bởi quy luật di truyền nào?
2. Hình dạng và thời gian chín của hạt được chi phối bởi quy luật di
truyền nào?
3. Viết sơ đồ lai của F1 nói trên.
Bài 2: Ở cà chua, gen H quy định thân cao, gen h quy định thân thấp; gen R quy
định quả đỏ, gen r quy định quả vàng; gen L quy định lá đài dài, gen 1 quy định
lá đài ngắn.
Lai hai cà chua thân cao, quả đỏ, lá đài dài với dạng cà chua thân thấp,
quả vàng, lá đài ngắn được F1 đồng loạt là các cây thân cao, quả đỏ, lá đài dài.
Cho F1 tự thụ phấn được F2 phân li theo tỉ lệ:
56,25% cây thân cao, quả đỏ, lá đài dài
18,75% cây thân thấp, quả đỏ, lá đài dài
18,75% cây thân cao, quả vàng, lá đài ngắn
6,25% cây thân thấp, quả vàng, lá đài ngắn
Quy luật di truyền nào chi phối các tính trạng trên? Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Bài 3: Người ta lai nòi thỏ lông đen, dài và mỡ trắng với nòi thỏ lông nâu, ngắn
và mỡ vàng được F1 đồng loạt có kiểu hình lông đen, dài và mỡ trắng. Trong
phép lai phân tích những cá thể chứa ba cặp gen dị hợp quy định các tính trạng
trên, người ta thu được kết quả phân li theo tỉ lệ như sau:
17,5% lông đen, dài, mỡ trắng
17,5% lông đen, ngắn, mỡ trắng
17,5% lông nâu, dài, mỡ vàng
17,5% lông nâu, ngắn, mỡ vàng
7,5% lông đen, dài, mỡ vàng
7,5% lông đen, ngắn, mỡ vàng
7,5% lông nâu, dài, mỡ trắng
7,5% lông nâu, ngắn, mỡ trắng
Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai của P và của F1.
Bài 4: Khi lai 2 giống thuần chủng khác nhau về những cặp tính trạng tương
phản được F1 đều hạt tròn, trơn, đen. Cho F1 lai phân tích thì thu được những tỉ
lệ sau:
Trường THPT Chuyên Thái Bình
13
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
20% hạt tròn, nhăn, đen; 20% hạt dài, trơn, đen
20% hạt tròn, nhăn, trắng; 20% hạt dài, trơn, trắng
5% hạt tròn, trơn, đen; 5% hạt dài, nhăn, đen
5% hạt tròn, trơn, trắng; 5% hạt dài, nhăn, trắng.
1. Xác định kiểu gen và kiểu hình của P và viết sơ đồ lai từ P đến Fa.
2. Phải chọn cặp lai như thế nào để thu được tỉ lệ phân tính:
1 hạt tròn, nhăn, đen: 1 hạt tròn, nhăn, trắng:
1 hạt dài, nhăn, đen: 1 hạt dài, nhăn, trắng.
Biết rằng mỗi tính trạng trên do 1 gen quy định.
Bài 5: Cho lai hai thứ thuần chủng hạt đen, tròn, dài và hạt trắng, nhăn, tròn với
nhau được F1. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ:
6 hạt đen trơn, bầu; 3 hạt đen trơn, tròn: 3 hạt đen trắng, nhăn, dài.
2 hạt trắng nhăn, bầu: 1 hạt trắng nhăn, tròn: 1 hạt trắng, nhăn, dài.
1- Xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
2- Cho F1 lai với cây hạt trắng nhăn dài thì kết quả về kiểu gen và kiểu hình
của phép lai như thế nào?
Biết rằng hạt dài do gen lặn quy định, mỗi gen quy định 1 tính trạng.
Bài 6: Khi lai hai giống thuần chủng được F1 dị hợp tử về các cặp gen và đều là
hạt vàng, trơn, tròn. Cho F1 lai phân tích thu được tỉ lệ:
2 hạt xanh, nhăn, tròn;
2 hạt xanh, nhăn, dài
1 hạt vàng, trơn, tròn;
1 hạt vàng, trơn, dài
1 hạt xanh, trơn, tròn;
1 hạt xanh, trơn, dài.
1. Xác định các quy luật di truyền chi phối từng tính trạng và các tính trạng
nói trên.
2. Xác định kiểu gen, kiểu hình của P và viết sơ đồ lai từ P đến Fa.
Biết rằng các tính trạng hình dạng và kích thước hạt đều tuân theo quy luật 1
gen chi phối 1 tính trạng.
Bài 7: Cho biết P đều thuần chủng khác nhau về 3 cặp gen tương phản, F1 chỉ
xuất hiện một loại kiểu hình thân cao, quả ngọt, tròn. Cho F1 lai với cây khác có
kiểu gen chưa biết, thu được thế hệ lai gồm:
1562 cây thân cao, quả chua, dài
521 cây thân thấp, quả ngọt, tròn
1558 cây thân cao, quả ngọt, tròn
518 cây thân thấp, quả chua, dài
Trường THPT Chuyên Thái Bình
14
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
389 cây thân cao, quả chua, tròn
131 cây thân thấp, quả ngọt, dài
392 cây thân cao, quả ngọt, dài
129 cây thân thấp, quả chua, tròn
Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai, viết sơ đồ lai từ P F2.
Bài 8: Khi cho cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về 3 cặp gen tương phản, thu
được F1 đồng loạt cây cao, lá chẻ, quả dài. Cho F1 giao phấn với cây thấp, lá
nguyên, quả ngắn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình như sau:
1142 cây cao, lá nguyên, quả dài
381 cây thấp, lá chẻ, quả dài
1138 cây thấp, lá chẻ, quả ngắn
379 cây cao, lá nguyên, quả ngắn.
1. Ba cặp gen quy định ba cặp tính trạng nằm trên mấy cặp NST tương
đồng? Vì sao?
2. Các cặp tính trạng được di truyền theo quy luật nào? Lập sơ đồ lai của P
và của F1.
Bài 9: Cho cặp bố mẹ thuần chủng có kiểu hình cây quả to, hạt tròn, vị ngọt lai
với cây quả nhỏ, hạt bầu, vị chua thu được F1 đồng loạt cây quả to, hạt tròn, vị
ngọt. Cho F1 giao phấn với cây quả nhỏ, hạt bầu, vị chua, thu được F2 có tỉ lệ
kiểu hình như sau:
3827 cây quả to, hạt tròn, vị ngọt
3823 cây quả to, hạt bầu, vị chua
425 cây quả nhỏ, hạt tròn, vị chua
424 cây quả nhỏ, hạt bầu, vị ngọt
3828 cây quả nhỏ, hạt tròn, vị ngọt
3824 cây quả nhỏ, hạt bầu, vị chua
426 cây quả to, hạt tròn, vị chua
424 cây quả to, hạt bầu, vị ngọt
Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Giải thích quy luật di truyền chi phối
phép lai. Xác định kiểu gen P, F1 và viết sơ đồ lai.
Bài 10: Khi cho bố mẹ thuần chủng khác nhau về 3 cặp gen tương phản, nhận
được F1 đồng loạt cây hoa vàng, dạng kép, tràng đều. Tiếp tục cho F1 lai với cá
thể khác chưa biết kiểu gen, thu được F2.
171 cây hoa vàng, dạng đơn, tràng đều.
Trường THPT Chuyên Thái Bình
15
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
682 cây hoa vàng, dạng kép, tràng không đều.
679 cây hoa trắng, dạng đơn, tràng đều.
169 cây hoa trắng, dạng đơn, tràng không đều.
512 cây hoa vàng, dạng kép, tràng đều.
2038 cây hoa vàng, dạng kép, tràng không đều.
2041 cây hoa trắng, dạng kép, tràng đều.
509 cây hoa trắng, dạng kép, tràng không đều.
Viết kiểu gen của P, của F1, và tính tỉ lệ các loại giao tử của các cá thể F1.
II.2. Bài tập phối hợp quy luật di truyền phân li độc lập và tương tác gen.
1. Phương pháp giải
Xác định tỉ lệ kiểu hình từng loại tính trạng ở đời con
Một loại tính trạng
do tương tác 2 cặp gen PLĐL
Một loại tính trạng
do một cặp gen qui định
Xác định kiểu gen tương ứng
Xác định kiểu gen tương ứng
Xét sự di truyền đồng thời các loại tính trạng bằng cách
nhân tỉ lệ kiểu hình riêng của các loại tính trạng
Nếu kết quả bằng tỉ lệ đề bài
Một tính trạng đa gen phân li độc lập với tính trạng còn lại
Xác định kiểu gen P
Ví dụ 1: Ở một loài thực vật, khi lai hai cơ thể thuần chủng được F1 đều quả
xanh, bầu dục. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau F2 thu được kết quả sau:
18 cây quả xanh, bầu dục;
6 cây quả vàng, dài;
12 cây quả vàng, bầu dục;
2cây quả trắng, bầu dục;
9 cây quả xanh, tròn;
1 cây quả trắng, tròn;
9 cây quả xanh, dài;
1 cây quả trắng, dài.
6 cây quả vàng, tròn;
Trường THPT Chuyên Thái Bình
16
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết các gen nằm trên NST thường,
không xảy ra trao đổi chéo với tần số 50%, gen lặn quy định quả dài.
Gợi ý cách giải:
*Xác định tỉ lệ kiểu hình từng loại tính trạng ở đời con F2
+ Màu sắc quả: (Xanh: vàng: trắng) = (9:6:1)
màu sắc quả do hai gen không alen phân li độc lập tương tác bổ sung.
Qui ước gen:
(A-B-): Quả xanh
(A-bb; aaB-): quả vàng
(aabb): quả trắng
Kiểu gen F1: AaBb
+ Hình dạng quả: (Dài: tròn: bầu dục) = (1:1:2)
hình dạng quả di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn.
Qui ước gen: DD: quả tròn
Dd: quả bầu dục
dd: quả dài
Kiểu gen F1: Dd
*Xét sự di truyền đồng thời các loại tính trạng ở F2
Ta thấy tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 đề bài ra chính bằng tích các tỉ lệ (9:6:1)
(1:2:1)
các cặp gen chi phối màu sắc và hình dạng quả nằm trên các cặp NST
tương đồng khác nhau, phân li độc lập F1: AaBbDd – quả xanh, bầu dục
*Kiểu gen của P có thể là một trong các trường hợp sau:
P: AABBDD (xanh, tròn) x aabbdd (trắng, dài)
Hoặc P: AABBdd (xanh, dài) x aabbDD (trắng, tròn)
Hoặc P: aaBBdd (vàng, dài) x AAbbDD (vàng, tròn)
Hoặc P: AAbbdd (vàng, dài) x aaBBDD (vàng, tròn)
*Sơ đồ lai: Học sinh tự viết
Ví dụ 2: Lai hai thứ thuần chủng cây cao, quả đỏ dài và cây thấp, quả vàng dẹt với
nhau được F1. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau F2 thu được kết quả như sau:
54 cây cao, quả đỏ tròn;
42 cây thấp, quả đỏ tròn;
27 cây cao, quả đỏ dẹt;
27 cây cao, quả đỏ dài;
21 cây thấp, quả đỏ dẹt;
21 cây thấp, quả đỏ dài;
18 cây cao, quả vàng tròn;
14 cây thấp, quả vàng tròn;
9 cây cao, quả vàng dẹt;
9 cây cao, quả vàng dài;
7 cây thấp, quả vàng dẹt;
7 cây thấp, quả vàng dài;
Trường THPT Chuyên Thái Bình
17
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1. Biết quả dài do gen lặn quy định.
Phương pháp giải:
*Xác định tỉ lệ kiểu hình từng loại tính trạng ở đời con F2
+ Chiều cao cây: (cao: thấp) = (9: 7)
Chiều cao cây do hai gen không alen phân li độc lập tương tác bổ sung.
Qui ước gen:
(A-B-): Cây cao
(A-bb; aaB-; aabb): Cây thấp
Kiểu gen F1: AaBb
+ Màu sắc quả: (đỏ: vàng) = (3: 1) đỏ trội hoàn toàn so với vàng D: đỏ; d: vàng
Kiểu gen F1: Dd
+ Hình dạng quả: (dẹt: tròn: dài) = (1:2:1)
hình dạng quả di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn.
Qui ước gen: EE: quả tròn
Ee: quả bầu dục
ee: quả dài
Kiểu gen F1: Ee
*Xét sự di truyền đồng thời các loại tính trạng ở F2
Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 đề bài ra chính bằng tích các tỉ lệ
(9:7)(3:1)(1:2:1)
các cặp gen chi phối chiều cao thân, màu sắc quả và hình
dạng quả nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, phân li độc lập
F1:
AaBbDdEe – Cây cao, quả đỏ, tròn
*Kiểu gen của P: P: ABBDDee x aabbddEE
*Sơ đồ lai
P: Cây cao, quả đỏ dài x cây thấp, quả vàng dẹt
AABBDDee
aabbddEE
GP:
ABDe
abdE
F1 :
AaBbDdEe
Cây cao, quả đỏ, tròn
2. Một số bài tập vận dụng:
Bài 1: Một loài đậu chỉ ra hoa, kết hạt một lần trong vòng đời (cây mọc từ hạt,
sinh trưởng, ra hoa, kết hạt rồi chết) gồm 4 thứ: một thứ hoa màu đỏ, còn ba thứ
kia hoa đều màu trắng.
Người ta tiến hành hai thí nghiệm sau:
Trường THPT Chuyên Thái Bình
18
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
Thí nghiệm 1: Cho những cây thuần chủng có kiểu gen khác nhau giao
phấn với nhau được F1 đồng loạt có kiểu gen giống nhau. Cho F1 tự thụ phấn F2
phân li theo tỉ lệ 27 cây cho hoa đỏ, thân cao: 21 cây cho hoa trắng, thân cao: 9
cây cho hoa đỏ, thân thấp: 7 cây cho hoa trắng, thân thấp.
Thí nghiệm 2: Cho những cây F1 dùng trong thí nghiệm 1 giao phấn với
những cây đậu khác có kiểu gen chưa biết được thế hệ lai phân li tỉ lệ 9 cây cho
hoa trắng, thân cao: 3 cây cho hoa đỏ, thân cao: 3 cây cho hoa trắng, thân thấp:
1 cây cho hoa đỏ, thân thấp.
1. Hãy xác định đặc điểm di truyền màu sắc hoa của loài đậu nói trên.
2. Những cây đậu thuần chủng P trong thí nghiệm 1 có kiểu hình như thế nào?
3. Hãy cho biết kiểu gen khác nhau của ba thứ đậu hoa trắng thuần chủng.
4. Biện luận và viết sơ đồ lai của thí nghiệm 2.
Cho biết chiều cao của thân cây được quy định bởi một cặp gen.
Bài 2: Cho hai thứ hoa thuần chủng giao phấn với nhau được F1. Cho F1 giao
phấn với:
- Cây hoa thứ nhất được thế hệ lai gồm:
405 cây hoa kép, màu đỏ;
135 cây hoa đơn, màu đỏ;
135 cây hoa kép, màu trắng;
45 cây hoa đơn, màu trắng.
- Cây hoa thứ hai được thế hệ lai gồm:
197 cây hoa kép, màu đỏ;
199 cây hoa kép, màu trắng;
196 cây hoa đơn, màu đỏ;
200 cây hoa đơn, màu trắng.
- Cây hoa thứ ba được thế hệ lai gồm:
134 cây hoa đơn, màu đỏ;
104 cây hoa kép, màu trắng;
136 cây hoa đơn, màu trắng;
106 cây hoa kép, màu đỏ.
Biện luận và viết sơ đồ lai từng trường hợp.
Biết rằng màu sắc hoa do một gen quy định.
Trường THPT Chuyên Thái Bình
19
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
Bài 3: Khi lai giữa chuột lông ngắn, quăn nhiều với chuột lông dài, thẳng được
F1 đồng loạt là chuột ngắn, quăn nhiều. Cho chuột F1 giao phối với chuột có
kiểu gen chưa biết được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ:
37,5% chuột lông ngắn, quăn ít:
37,5% chuột lông ngắn, quăn ít:
18,75% chuột lông ngắn, thẳng:
12,5% chuột lông dài, quăn ít:
6,25% chuột lông dài, quăn nhiều:
6,25 chuột lông dài, thẳng.
Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường; ngoài
các tính trạng đã nêu, trong loài không xét các tính trạng tương phản khác, thế
hệ lai được sinh ra từ 16 kiểu tổ hợp giữa các loại giao tử đực và cái, không có
sự tác động của hiện tượng tương tác át chế.
Quy luật di truyền nào chi phối phép lai? Cho thí dụ về sự tác động của
gen trong việc hình thành tính trạng.
Viết sơ đồ lai từ P đến thế hệ lai.
Bài 4: Khi lai hai thứ thuần chủng ở cùng một loài thực vật được F1. Cho F1 tiếp
tục giao phấn với nhau F2 thu được kết quả như sau:
27 quả xanh, dẹt;
18 quả xanh, tròn;
9 quả vàng, dẹt;
6 quả vàng, tròn;
3 quả xanh, dài;
1 quả vàng, dài.
1. Xác định kiểu gen, kiểu hình của P và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
2. Cho F1 lai phân tích tỉ lệ kiểu hình Fa như thế nào?
Bài 5: Ở một loài thực vật, khi lai hai thứ thuần chủng được F1. Cho F1 lai lần
lượt với các cây sau:
+ với cây thứ nhất thu được:
98 cây củ trắng, tròn;
298 cây củ đỏ, tròn;
302 cây củ trắng, dài;
102 cây củ đỏ, dài.
+ với cây thứ hai thu được:
401 cây củ trắng, tròn;
402 cây củ đỏ, tròn;
399 cây củ trắng, dài;
401 cây củ đỏ, dài.
+ với cây thứ ba thu được:
1301 cây củ trắng, tròn;
302 cây củ đỏ, tròn;
1299 cây củ trắng, dài;
298 cây củ đỏ, dài.
Trường THPT Chuyên Thái Bình
20
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
1. Xác định quy luật di truyền chi phối mỗi tính trạng và cả hai loại tính trạng.
2. Xác định kiểu gen, kiểu hình của P và viết sơ đồ lai từng trường hợp
Biết rằng hình dạng củ do một gen quy định
Bài 6: Cho hai thứ hoa thuần chủng tương phản giao phấn với nhau được F1.
Cho F1 giao phấn với cây khác được thế hệ lai gồm:
106 cây hoa kép, đỏ;
134 cây hoa đơn, đỏ;
104 cây hoa kép, màu trắng;
136 cây hoa đơn, màu trắng.
Xác định kiểu gen F1 biết rằng màu sắc hoa do 1 gen quy định và hoa đỏ
trội hoàn toàn so với hoa trắng.
Bài 7: Khi lai hai bố mẹ đều thuần chủng nhận được F1 đồng loạt hoa đỏ, quả
ngọt. Cho F1 tự thụ phấn F2 thu được kết quả như sau: 1431 cây hoa đỏ, quả
ngọt: 1112 cây hoa trắng, quả ngọt: 477 cây hoa đỏ, quả chua: 372 cây hoa
trắng, quả chua. Biết vị quả được chi phối bởi một cặp gen.
1. Phép lai được di truyền theo quy luật nào?
2. Viết kiểu gen của P và F1.
3. Cho F1 lai với cây khác chưa biết kiểu gen, thu được thế hệ lai các kiểu hình
theo tỉ lệ 63 cây hoa trắng, quả ngọt : 21 cây hoa trắng, quả chua : 20 cây hoa
đỏ, quả ngọt : cây hoa đỏ, quả chua. Viết sơ đồ lai phù hợp kết quả trên.
Bài 8: Cho F1 tự thụ phấn F2 thu được kết quả như sau: 252 bí vỏ quả trắng,
tròn : 84 bí vỏ quả trắng, bầu : 63 bí vỏ quả vàng, tròn : 21 bí vỏ quả vàng, bầu :
21 bí vỏ quả xanh, tròn : 7 bí vỏ quả xanh, bầu. Biết hình dạng quả do một cặp
gen quy định.
1. Xác định kiểu gen F1.
2. Cho F1 giao phấn với cây khác, F2 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 3: 6: 3: 1: 2: 1.
Tìm kiểu gen của cây lai với F1.
Bài 9: Cho giao phối giữa các con chuột F1, F2 phân li 42,1875% con lông đen,
xoăn : 18,75% con trắng, xoăn : 14,0625 con đen, thẳng : 14,0625% con nâu,
xoăn : 6,25% con trắng, thẳng : 4,6875% con nâu, thẳng. Biết hình dạng lông do
cặp alen Dd quy định.
1. cả hai loại tính trạng trên được di truyền theo quy luật nào?
2. Chọn cá thể có kiểu gen như thế nào để lai với F1 thế hệ sau phân li kiểu
hình theo tỉ lệ 1: 2: 1: 1: 2: 1?
Trường THPT Chuyên Thái Bình
21
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
II.3. Bài tập phối hợp quy luật di truyền phân li độc lập và di truyền liên
kết với giới tính.
1. Phương pháp giải
Xác định tỉ lệ kiểu hình từng loại tính trạng ở đời con
Một loại tính trạng
di truyền theo quy luật Menden
Một loại tính trạng biểu hiện
đặc điểm của gen liên kết với giới tính
Xác định kiểu gen tương ứng
Xác định kiểu gen tương ứng
Xét sự di truyền đồng thời các loại tính trạng bằng cách
nhân tỉ lệ kiểu hình riêng của các loại tính trạng
Nếu kết quả phù hợp với tỉ lệ đề bài
Một tính trạng di truyền liên kết với giới tính phân li độc lập với tính trạng khác
Xác định kiểu gen P
Ví dụ 1: Cho gà trống lông vằn, mào to thuần chủng giao phối với gà mái lông
không vằn, mào nhỏ thuần chủng được F1 lông vằn, mào to. Biết mỗi gen quy
định
một
tính
trạng.
Cho gà mái F1 giao phối với gà trống lông không vằn, mào nhỏ được F2 phân li
theo tỉ lệ 1 gà trống mào to, lông vằn: 1 gà trống mào nhỏ, lông vằn: 1 gà mái
mào to, lông không vằn: 1 gà mái mào nhỏ, lông không vằn. Xác định kiểu gen
của P và F1.
Gợi ý cách giải:
- Xét tính trạng kích thước mào gà: Khi gà trống mào to thuần chủng giao
phối với gà mái mào nhỏ thuần chủng thu được F1 mào to chứng tỏ mào to trội
hoàn toàn so với mào nhỏ. Quy ước: A: mào to, a: mào nhỏ. Và tỉ lệ phân li của
tính trạng kích thước mào là F2 1/1.
- Xét tính trạng màu lông gà: khi lai gà trống lông vằn thuần chủng với gà
mái lông không vằn thuần chủng thu được F1 lông vằn chứng tỏ lông vằn trội
hoàn toàn so với lông không vằn.
Trường THPT Chuyên Thái Bình
22
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
Quy ước: B: lông vằn, b: lông không vằn. Tỉ lệ phân li của tính trạng màu
lông F2 là 1/1.
- Tính trạng màu sắc lông phân bố không đều ở hai giới
gen quy định màu
lông
nằm
trên
NST
giới
tính
X.
tỉ lệ phân li kiểu hình chung ở F2 là: 1: 1: 1: 1 = tỉ lệ bài ra
Quy luật di
truyền chi phối hai tính trạng trên là phân li độc lập.
Kiểu gen của gà trống P là: AAXBXB, gà mái P là: aaXbY, gà mái F1 là:
AaXBY
Ví dụ 2: Cho gà trống chân ngắn, lông vàng lai với gà mái chân ngắn, lông đốm
thu được F1:
Gà trống: 59 con chân ngắn, lông đốm: 30 con chân dài, lông đốm.
Gà mái: 60 con chân ngắn, lông vàng: 29 con chân dài, lông vàng.
Biết một gen quy định một tính trạng
1. Giải thích kết quả phép lai trên?
2. Xác định kiểu gen của P và viết các loại giao tử của P khi giảm phân
bình thường.
Gợi ý cách giải:
* Xét tính trạng màu sắc: đốm/ vàng = 1/1 là kết quả của phép lai phân
tích nhưng sự phân tính của gà trống và gà mái khác nhau đồng thời có sự di
truyền chéo nên cặp gen quy định màu lông nằm trên NST X (ở vùng không
tương đồng), mặt khác tính trạng lông vàng phổ biến ở gà mái suy ra lông vàng
là tính trạng lăn, lông đốm là tính trạng trội.
- Quy ước gen: Trống: + vàng: XaXa + đốm: XAXMái: + vàng: XaY + đốm: XAY
- P: Trống vàng XaXa x Mái đốm XAY
F1: 1 trống đốm XAXa : 1 mái vàng XaY
* Xét tính trạng kích thước chân biểu hiện như nhau ở trống và mái nên
cặp gen quy định tính trạng này nằm trên NST thường. Ta có tỷ lệ
ngắn / dài = 2/1, theo quy luật phân tính F1 (3:1) như vậy có một tổ hợp gen
gây chết.
- Nếu tính trạng chân ngắn trội hoàn toàn thì tổ hợp gây chết là đồng hợp trội.
Quy ước gen: BB – chết; Bb- ngắn; bb- dài
- P: Trống chân ngắn Bb x Mái chân ngắn Bb
F1: 1BB (chết): 2 Bb (ngắn): 1 bb (dài)
Trường THPT Chuyên Thái Bình
23
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
- Nếu chân ngắn là trội không hoàn toàn thì tổ hợp gây chết cũng là đồng hợp
trội và kết quả tương tự.
* Xét chung cả hai tính trạng: Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST (NST
thường và NST giới tính) nên chúng PLĐL với nhau.
* Kiểu gen của P: Trống ngắn vàng: BbXaXa, Mái ngắn đốm: BbXAY
* Giao tử: - Trống: BXa, bXa
- Mái: BXA, bXA, BY, bY
2. Một số bài tập vận dụng:
Bài 2: Thực hiện pháp lai ruồi giấm cái cánh ngắn, mắt đỏ với ruồi giấm đực
cánh dài, mắt nâu. Tất cả ruồi F1 có cánh dài, mắt đỏ. Cho các ruồi giao phối với
nhau, thế hệ sau gồm:
Ruồi giấm cái
Ruồi giấm đực
75 cánh dài, mắt đỏ
39 cánh dài, mắt đỏ
23 cánh ngắn, mắt đỏ
37 cánh dài, mắt nâu
14 cánh ngắn, mắt đỏ
10 cánh ngắn, mắt nâu
Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai và kiểu gen P.
Bài 3: Trong 1 thí nghiệm lai ruồi giấm con cái cánh dài, mắt đỏ x đực cánh
ngắn, mắt trắng F1: 100% cánh dài-mắt đỏ.
F1x ngẫu nhiên F2 ♀: 306 Dài, đỏ: 101 Ngắn , Đỏ
♂: 147 Dài, đỏ: 152 Dài, trắng: 50 Ngắn, đỏ: 51 Ngắn, Trắng.
Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Giải thích kết quả thu được và viết sơ đồ lai.
Bài 4: Một thí nghiệm lai giữa ruồi giấm cái thân xám, mắt đỏ với ruồi giấm
đực thân đen, mắt trắng thu được toàn bộ ruồi F1 thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao
phối ngẫu nhiên thu được F2 phân li theo tỉ lệ:
Ruồi cái:
3 thân xám, mắt đỏ: 1 thân đen, mắt đỏ
Ruồi đực:
3 thân xám, mắt đỏ: 3 thân xám, mắt trắng:
1 thân đen, mắt đỏ: 1 thân đen, mắt trắng.
Biện luận để xác định quy luật di truyền chi phối các tính trạng trên. Viết
kiểu gen của F1. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.
Bài 5: Ở 1 loài chim, 2 tính trạng chiều cao chân và độ dài lông được chi phối
bởi hiện tượng 1 gen quy định 1 tính trạng. Cho chim thuần chủng chân cao,
lông đuôi dài lai với chim thuần chủng chân thấp lông đuôi ngắn. F1 thu được
đồng loạt chân cao, lông đuôi dài.
1. Cho chim mái F1 lai với chim trống chân thấp, lông đuôi ngắn thu được:
Trường THPT Chuyên Thái Bình
24
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VI
25% trống chân cao, đuôi dài
25% trống chân thấp, đuôi dài
25% mái chân cao, đuôi ngắn
25%mái chân thấp, đuôi ngắn
2. Cho chim trống F1 lai với mái chưa biết kiểu gen được tỷ lệ sau:
37,5% chân cao, đuôi dài: 37,5% chân cao, đuôi ngắn
12,5% chân thấp, đuôi dài: 12,5% chân thấp, đuôi ngắn
Biện luận và viết SĐL
II.4. Bài tập phối hợp quy luật di truyền liên kết / hoán vị gen và tương tác
gen.
1. Phương pháp giải
Xác định tỉ lệ kiểu hình từng loại tính trạng ở đời con
Một loại tính trạng
do tương tác 2 cặp gen PLĐL
Một loại tính trạng di truyền
do một cặp gen qui định
Xác định kiểu gen tương ứng
Xác định kiểu gen tương ứng
Xét sự di truyền đồng thời các loại tính trạng bằng cách
nhân tỉ lệ kiểu hình riêng của các loại tính trạng
Nếu kết quả khác với tỉ lệ đề bài xét tiếp các trường hợp
Nếu số biến dị tổ hợp giảm
Nếu số biến dị tổ hợp tăng
Di truyền tương tác gen phối hợp với
liên kết gen hoàn toàn
Di truyền tương tác gen phối hợp
với hoán vị gen
Xác định các gen liên kết với nhau
Xác định các gen cùng nằm trên một NST
Xác định kiểu gen P
Xác định kiểu gen P; tần số hoán vị gen
Ví dụ 1: cho F1 lai phân tích được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ
7% cho quả tròn, hoa tím
18% cho quả tròn, hoa trắng
Trường THPT Chuyên Thái Bình
25