Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.05 KB, 15 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển con người là một trong những mục tiêu quan trọng nhất để phát triển
kinh tế, xã hội và đó cũng là phương tiện tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển, không chỉ
trong phạm vi một quốc gia mà còn trên toàn cả thế giới. Trong mỗi tổ chức đều nhận
thấy được công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là rất quan trọng nhằm thúc
đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh của tổ chức đó. Vì vậy, để phát triển bền vững,
xây dựng được một vị thế vững chắc trên thị trường, công việc được đặt lên hàng đầu
là phải quan tâm đến con người - con người là cốt lõi của mọi hành động. Nếu tổ
chức có nguồn nhân lực trình độ kỹ thuật cao, có ý thức trách nhiệm, có sự sáng tạo...
thì tổ chức đó sẽ làm chủ được mình trong mọi biến động của thị trường. Và cũng
chính nguồn nhân lực đó là sự đổi mới, sự cải tiến bằng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật tiên tiến nhằm hiện đại hoá - công nghiệp hoá quá trình sản xuất, quản lý. Công
tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực rất lớn.
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam,
em đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực. Trên cơ sở đó em đã hệ thống hoá cơ sở lý luận của quá trình này, đánh giá công
tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện nay tại Công ty để thấy được những
thành quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Đồng thời, em cũng mạnh
dạn đề xuất một số giải pháp về công tác đào tạo và phát triển nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực tại Công ty. Do vậy, em đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam
- thực trạng và giải pháp”
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực trong công ty, phạm vi nghiên cứu là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam trong 5 năm qua. Nguồn tài
liệu sử dụng trong đề tài là các tài liệu, văn bản, báo cáo của công ty; giáo trình
chuyên ngành; sách báo, tạp chí trong nước. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đề tài là thống kê mô tả, thu thập tài liệu, phân tích, so sánh, sử dụng bảng hỏi, phiếu
điều tra...
Về kết cấu của đề tài, ngoài lời nói đầu và kết luận đề tài được chia thành 3
phần như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong
tổ chức.
Chương 2: Phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển
Nguồn nhân lực của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam.
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC
I. Khái niệm, ý nghĩa, vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1.1. Nhân lực
Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người, bao gồm thể lực và trí lực.
Thể lực là chỉ sức khoẻ bản thân con người, nó phụ thuộc vào tuổi tác, giới
tính, tình trạng sức khoẻ, chế độ ăn uống, mức sống, vóc dáng, cân nặng, chiều cao,
chế độ nghỉ ngơi, chế độ bồi dưỡng, chế độ làm việc…
Trí lực là chỉ sự hiểu biết, kiến thức, tài năng, sự sáng tạo, tính cách, sự say
mê, tinh thần trách nhiệm… Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khao học - kỹ thuật thì
việc sử dụng trí lực được ưu tiên hàng đầu, thể lực chỉ đóng vai trò trợ giúp.
1.2. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người và được nghiên cứu ở nhiều góc độ
khác nhau.
Với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội bao gồm toàn bộ dân

sự trong xã hội có khả năng lao động.
Với tư cách là yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội thì nguồn lực là khả
năng lao động ở các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
Với tư cách là tổng thể cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình
lao động thì nguồn nhân lực bao gồm cả yếu tổ về thể lực và chí lực, thuộc những
người có giới hạn tuổi từ 15 trở lên.
Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng thì nguồn nhân lực được
thể hiện qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ về mặt chất lượng được thể hiện
trên các mặt trình độ văn hoá, trình độ kiến thức chuyên môn, năng lực phẩm chất…
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
“ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là tất cả các hoạt động nhằm duy trì và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ
chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh” (trích TL số 1). Vì
vậy quá trình đào tạo và phát triển NNL cần được tiến hành một cách có tổ chức và
có kế hoạch.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chính là toàn bộ những hoạt động học
tập được tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người lao động,
với mục đích nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao động theo
hướng đi lên.
Vậy đào tạo và phát triển nguồn nhân lực gồm ba hoạt động: giáo dục, đào tạo
và phát triển.
1.4. Ý nghĩa, vai trò của đào tạo và phát triển NNL trong tổ chức
Đào tạo và phát triển NNL nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có trong
tổ chức và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức, giúp cho người lao động có tinh thần
trách nhiệm cao, yêu nghề, ham học hỏi.
Đào tạo và phát triển là điều kiện quyết định để tổ chức có thể tồn tại và đi lên

trong cạnh tranh. Công tác đào tạo và phát triển NNL giúp cho doanh nghiệp: nâng
cao năng suất lao đông, chất lượng công việc, tránh lãng phí thời gian và tiền của, áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật. Đồng thời, công tác đào tạo và phát triển còn giúp cho
người lao động và doanh nghiệp có sự găn kết, nâng cao trình độ chuyên môn của
người lao động, tạo tinh thần trách nhiệm làm việc cho người lao động.
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực
2.1. Vốn
Vốn là yếu tố quan trọng để thực hiện chương trình đào tạo và phát triển. Vốn
là nguồn kinh phí vật chất chủ yếu cung cấp cho quá trình đào tạo NNL được hình
thành và thực hiện. Nếu không có nguồn vốn tài chính thì quá trình sẽ khó được thực
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hiện theo kế hoạch. Nguồn vốn cho đào tạo và phát triển NNL được trích từ nguồn
chí phí hoạt động sản xuất kinh doanh, quỹ phúc lợi của tổ chức, nguồn tài trợ của
các tổ chức ngoài doanh nghiệp, nguồn CBCNV tự đi học…hoặc có thể là do ngân
sách Nhà nước cấp. Như vậy có nghĩa là nguồn vốn phụ thuộc vào ngân sách Nhà
nước, vào kết quả sản xuất kinh doanh của tổ chức đó và vào chính sách của từng tổ
chức trích từ lợi nhuận sau thuế cho các quỹ phúc lợi.
Nguồn vốn này cung cấp cho các hoạt động của đào tạo và phát triển NNL
bao gồm:
- Chi phí thuê giáo viên giảng dạy
- Thuê cơ sở vật chất, trang thiêt bị kỹ thuật phục vụ giảng dạy
- Chi phí xây dưng, lập chương trình đào tạo, tài liệu sử dụng trong quá trình
giảng dạy.
- Nguồn tài chính cung cấp trong quá trình CNV đi học tập: hỗ trợ tiền lương,
học bổng…
Trong thực tế cho thấy, nếu doanh nghiệp nào có nguồn vốn lớn thì quá trình
đào tạo và phát triển NNL được thực hiện thường xuyên và chất lương hơn.

2.2. Chất lượng Nguồn nhân lực
Con người là đối tượng của quá trình đào tạo và phát triển NNL và con người
cũng là mục tiêu của quá trình đào tạo. Vì vậy chất lượng NNL quyết định đến nội
dung của quá trình đào tạo, hình thức quá trình đào tạo, thời gian đào tạo, chi phí đào
tạo.
Chất lượng NNL cao thì quá trình đào tạo diễn ra đơn giản: quá trình đào tạo
chỉ là nâng cao kiến thức chuyên môn, nếu có kiến thức sẵn thì đào tạo dễ tiếp thu và
dễ hiểu hơn. Các yếu tố như trình độ, tuổi tác, tuổi nghề, hoàn cảnh gia đình, tình
trạng bản thân, khả năng tiếp thu… có ảnh hưởng đến kết quả của đào tạo NNL.
Tính chất công việc càng cao, yêu cầu chất lượng NNL tương ứng, do đó quá
trình đào tạo trở nên thiết yếu hơn, vai trò được thể hiện rõ hơn.
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo
Cơ sở vật chất, trang thiết bị bao gồm phòng học, trang thiết bị giảng dạy, máy
móc, vật thí nghiệm, tài liệu…có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đào tạo. Nếu cơ
sở trang thiết bị tốt tạo động lực cho người học viên cảm thấy thoái mái khi học tập,
mức tập trung hoc tập cao dẫn đến quá trình đào tạo hiệu quả cao. Trong yếu tố này
cần quan tâm đến đầu tư theo chiều sâu vì theo tiến bộ phát triển của khoa học kĩ
thuật thì ngày càng ra đời nhiều trang thiết bị giảng dạy học tập hiện đại, để áp ứng
yêu cầu phục vụ cho quá trình đào tạo đạt hiệu quả.
Để có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo tốt, còn phụ thuộc rất
nhiều vào quan điểm của từng tổ chức về đào tạo, vào sự đầu tư của từng tổ chức vào
độ lớn của quỹ phúc lợi…
2.4. Công tác tổ chức đào tạo
Ở mỗi tổ chức có hệ thống công tác tổ chức riêng, phù hợp với điều kiện riêng
của từng tổ chức. Vì vậy, Chương trình đào đào phải hợp lý, khoa học, phù hợp với
môi trường công ty. Đó là sự thống nhất tổ chức từ trên xuống dưới, thống nhất hình
thức, phương pháp đào tạo. Để làm được điều đó thì người lãnh đạo phải đưa ra

quyết định đào tạo để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và đưa ra các kế hoạch dự trù các
rủi ro có thể xảy ra. Tổ chức cũng phải lập thời gian đào tạo cho phù hợp để vừa đạt
được hiệu quả đào tạo vừa đáp ứng được nhu cầu đào tạo
Như vậy, công tác đào tạo tốt cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả của quá trình đào tạo.
2.5. Đội ngũ giáo viên
Để học viên tiếp thu được hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào công tác tổ chức,
cơ sở vật chất, nguồn tài chính, chính bản thân người học viên mà còn phụ thuộc rất
lớn vào đội ngũ giáo viên. Đó là: chất lượng giáo viên và tinh thần trách nhiệm của
đội ngũ giáo viên.
Chất lượng của giáo viên được thể hiện ở: kiến thức chuyên môn giảng dạy,
kinh nghiệm giảng dạy, kỹ năng truyền đạt thông tin, sự sáng tạo trong phương pháp
Sinh viên: Đinh Thị Mai Hương Lớp: KTLĐ 46B
6

×