Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

bàn về báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.92 KB, 23 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
A. LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang ngày một đổi mới, việc chuyển biến từ cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường là một bước tiến quan trọng đối
với nền kinh tế Việt Nam. Sự xuất hiện của nền kinh tế nhiều thành phần đã
tác động đến bản chất và đặc thù của nghề kế toán, nhiều thuật ngữ trong lĩnh
vực kế toán ra đời như: lãi, lỗ, lợi nhuận…, mà đối với kế toán viên quen làm
trong nền kinh tế bao cấp thì khá là trìu tượng và khó hiểu. Đồng thời, theo
đó, ngày một nhiều doanh nghiêp ra đời với các loại hình đa dạng phong phú.
Thông tin kinh tế ngày một trở nên quan trọng và cần thiết đối với nhiều đối
tượng, không chỉ là các nhà quản lý, mà còn là những nhà đầu tư tài chính,
các ngân hàng, nhà nước…Để phục vụ cho nhu cầu kiểm tra, phân tích và
đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp sau một kỳ kế
toán, các đối tượng này thông qua những con số trên các báo cáo tài chính rồi
từ đó rút ra những đánh giá chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiêp.
Nước ta đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế
giới WTO, việc lập các báo cáo tài chính cũng trở nên quan trọng hơn bởi lẽ
nó là nền tảng cho việc hoạch định kế hoạch phát triển trong tương lai của
công ty, là thước đo đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, là căn cứ
để ra các quyết định đầu tư - một trong những mục đích chính mà sau mỗi kỳ
kế toán, các doanh nghiệp phải có được thông tin về kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh kỳ đó, tình hình thực hiện chi phí sản xuất, giá vốn, doanh
thu sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ…. Những thông tin này đựơc thể hiện đầy
đủ trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, có thể thấy
báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng
trong việc quản lý doanh nghiệp, hoạch định chiến lược phát triển sản xuất.
Báo cáo kết quả kinh doanh là một loại báo cáo tài chính, không chỉ đáp ứng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhu cầu cho nhà quản trị mà còn đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin cho
nhiều đối tượng khác. Chính vì lẽ đó, em đã chọn đề tài “ bàn về báo cáo kết


quả hoạt động sản xuất kinh doanh” để nghiên cứu, nhằm hiểu biết thêm về
một bộ phận không thể thiếu trong công tác kế toán. Em hy vọng qua việc
nghiên cứu đề tài, em sẽ có những cái nhìn sâu sắc hơn, đa chiều hơn về báo
cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để hoàn thiện đề tài, em kính
mong nhận được lời phê và ý kiến từ thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
B. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH
I.Khái niệm và vai trò của báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
1.Khái niệm:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh
tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp trong một kì nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh (hoạt
động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính) và hoạt động khác.
Nói cách khác, nó phản ánh tổng quát các doanh thu phát sinh và chi phí đã sử
dụng để tạo ra doanh thu đó, lãi hay lỗ thuần chính là khoảng chênh lệch giữa
doanh thu và chi phí.
2.Vai trò:
Thông qua số liệu về các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh để kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra
về chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ, tình
hình chi phí, thu nhập của các hoạt động khác và kết quả của doanh nghiệp
sau một kỳ kế toán.Thông qua số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh mà kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh
Thông qua số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà đánh giá, dự
đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau và trong
tương lai.
3.Nguyên tắc lập báo cáo kết quả kinh doanh:
Việc lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ

sáu nguyên tắc quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài
chính”
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Hoạt động liên tục
Khi lập và trình bày báo cáo tài chính nói chung cũng như báo cáo kết
quả kinh doanh nói rêng, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần
phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Báo cáo tài
chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên
tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ
khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải
thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình.
- Cơ sở dồn tích
Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích.
Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời
điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được
ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. Các
khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo
nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
- Nhất quán
Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải
nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi:
+ Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp
hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải
thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện.
+ Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình
bày.
- Trọng yếu và tập hợp
Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo
tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ

mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Bù trừ
Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi:
+ Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác.
+ Các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và
các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu.
Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” quy định doanh
thu phải được đánh giá theo giá trị hợp lý của những khoản đã thu hoặc có thể
thu được, trừ đi tất cả các khoản giảm trừ doanh thu. Trong hoạt động kinh
doanh thông thường, doanh nghiệp thực hiện những giao dịch khác không làm
phát sinh doanh thu, nhưng có liên quan đến các hoạt động chính làm phát
sinh doanh thu. Kết quả của các giao dịch này sẽ được trình bày bằng cách
khấu trừ các khoản chi phí có liên quan phát sinh trong cùng một giao dịch
vào khoản thu nhập tương ứng, nếu cách trình bày này phản ánh đúng bản
chất của các giao dịch hoặc sự kiện đó. Chẳng hạn như : Lãi và lỗ phát sinh
trong việc thanh lý các tài sản cố định và đầu tư dài hạn, được trình bày bằng
cách khấu trừ giá trị ghi sổ của tài sản và các khoản chi phí thanh lý có liên
quan vào giá bán tài sản;
Các khoản chi phí được hoàn lại theo thoả thuận hợp đồng với bên thứ
ba (ví dụ hợp đồng cho thuê lại hoặc thầu lại) được trình bày theo giá trị thuần
sau khi đã khấu trừ đi khoản được hoàn trả tương ứng;
Các khoản lãi và lỗ phát sinh từ một nhóm các giao dịch tương tự sẽ
được hạch toán theo giá trị thuần, ví dụ các khoản lãi và lỗ chênh lệch tỷ giá,
lãi và lỗ phát sinh từ mua, bán các công cụ tài chính vì mục đích thương mại.
Tuy nhiên, các khoản lãi và lỗ này cần được trình bày riêng biệt nếu quy mô,
tính chất hoặc tác động của chúng yêu cầu phải được trình bày riêng biệt theo
qui định của Chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các
thay đổi trong chính sách kế toán”.

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Có thể so sánh
Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa
các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu
trong báo cáo tài chính của kỳ trước. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm
cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những
người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính của kỳ hiện tại.
Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong
báo cáo tài chính, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh (trừ khi việc này
không thể thực hiện được) nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và
phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại. Nếu không thể
thực hiện được việc phân loại lại các số liệu tương ứng mang tính so sánh thì
doanh nghiệp cần phải nêu rõ lý do và tính chất của những thay đổi nếu việc
phân loại.
II.Nguồn số liệu và phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh:
1.Để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, người lập phải dựa trên cơ
sở các nguồn số liệu sau:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của quý trước năm trước.
- Sổ kế toán trong kì của các tài khoản loại 5 “doanh thu”, loại 6 “chi phí
sản xuất kinh doanh”, loại 7 “thu nhập khác”, loại 8 “chi phí khác”, loại 9
“xác định kết quả kinh doanh”.
- Các tài liệu khác (thông báo nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, sổ chi tiết
tài khoản thuế thu nhập doanh nghiệp…)
2.Nội dung và kết cấu báo cáo kết quả kinh doanh:
Báo cáo gồm có 5 cột:
Cột số 1: các chỉ tiêu báo cáo;
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Cột số 2: mã số của các chỉ tiêu tương ứng;
Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể
hiện chỉ tiêu trên bản thuyết minh báo cáo tài chính;
Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kì báo cáo năm;
Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh).
Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được trình bày theo mẫu
sau:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm………
Đơn vị tính:............
CHỈ TIÊU

số
Thuyết
minh
Năm
nay
Năm
trước
1 2 3 4 5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (10 = 01 - 02)
10
4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20 = 10 - 11)
20
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26

7. Chi phí tài chính 22 VI.28
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23
8. Chi phí bán hàng 24
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
30
11. Thu nhập khác 31
12. Chi phí khác 32
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
50
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
51
52
VI.30
VI.30
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 – 51 - 52)
60
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70
Lập, ngày ... tháng ... năm ...
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Ghi chú: (*) Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần.
3. Phương pháp lập các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ và doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư trong kỳ báo cáo của doanh
nghiệp. Theo quy định, đối với các doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu ghi nhận ở chỉ tiêu này là giá bán
không bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu ra; còn đối với các doanh nghiệp tính
thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp hoặc đối tượng không chịu
thuế giá trị gia tăng doanh thu ghi nhận trên chỉ tiêu này là tổng giá thanh toán
bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Tương tự với các mặt hàng chịu thuế xuất
khẩu hay thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh thu ghi nhận ở chỉ tiêu này là giá bán
( bao gồm cả thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt).
+ Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, doanh thu được ghi
nhận ở chỉ tiêu này bao gồm doanh thu về thanh lý, nhượng bán, doanh thu
hoạt động cho thuê bất động sán đầu tư.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số luỹ kế phát sinh có của tài khoản
511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và tài khoản 512 “doanh thu
nội bộ” trên sổ cái trong kỳ báo cáo.
Các khoản giảm trừ ( Mã số 02):
+ Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng
doanh thu trong năm, bao gồm: các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá
trị gia tăng của doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp
trực tiếp phải nộp tương ứng với doanh thu của kỳ báo cáo.
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Nợ của tài khoản
511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và tài khoản 512 “doanh thu
bán hàng nội bộ” đối ứng với bên có của tài khoản 521 “chiết khấu thương
mại”, tài khoản 531 “ Hàng bán bị trả lại”, tài khoản 532 “Giảm giá hàng
bán”, tài khoản 333 “thuế và các khoản phải nộp nhà nước(Tài khoản

3331,3332,3333) trong kỳ báo cáo trên Sổ Cái hoặc Nhật Ký- Sổ Cái.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10):
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu thực thu khi tiêu thụ sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư. Nói cách khác, doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ chính là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ với các khoản gảim trừ doanh thu.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào phần phát sinh Nợ của tài khoản
511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và tài khoản 512 “doanh thu
bán hàng nội bộ” đối ứng với bên có của tài khoản 911 “Xác định kết quả
kinh doanh” (Chi tiết hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ) trong kỳ báo
cáo hoặc tính bằng cách lấy chỉ tiêu có mã số 01 “doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ” và trừ đi chỉ tiêu có mã số 02 “các khoản giảm trừ doanh thu” ở
trên(Mã số 10= Mã số 01- Mã số 02).
Website: Email : Tel : 0918.775.368

×