Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Văn hóa doanh nghiệp, những điều cần quan tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.45 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
--------------------
Bài tiểu luận môn Quản trị học
Đề tài:
GVHD: Thầy Lê Việt Hưng
SVTH: Nguyễn Quang Vinh
MSSV: 107202446 Lớp: Ngoại thương 2- K33
1
LỜI MỞ ĐẦU
Hợp tác kinh tế quốc tế mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho nền kinh tế toàn cầu
chúng ta. Bên cạnh những nguồn vốn đầu tư mang vào nước khác, các doanh nhân còn
mang theo cả những thứ vô hình khác, mà một trong những thứ đó chính là văn hóa dân tộc
mà cụ thể là văn hóa kinh doanh.
Những cú sốc văn hóa không phải là một từ ngữ xa lạ đối với người Việt Nam nữa.
Chúng ta đang tiế hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước., mà một trong
những nguồn lực thúc đẩy bánh xe kinh tế đến từ nước ngoài. Bất đồng ngôn ngữ, văn hoá
làm cho chúng ta có một khoản cách với các nhà đầu tư. Từ đó có thể ảnh hưởng không
tốt trong công việc.
Bài tiểu luận này xin đề cập tới một mản rộng của Quản trị, đó là “Văn hóa doanh
nghiệp” mà phân tích chủ yếu là sự khác biệt giữa văn hoá doanh nghiệp Đông Tây là nền
tảng, bên cạnh đó còn gợi mở những bước để phát triển văn hoá doanh nghiệp sao cho
cùng nhịp độ với nhịp phát triển của công ty.
Với kiến thức hạn hẹp cùng thời gian giới hạn, không thể tránh khỏi những sai sót.
Chính vì vậy rất mong sự góp ý của thầy để bài làm được tốt hơn, mang tính khoa học
logic hơn.
Chân thành cảm ơn sự nhận xét của Thầy.
2
Mục lục:
Lời mở đầu ………………………………………………..2
I. Văn hóa doanh nghiệp là gì ….......................................................................4


II. Văn hóa Đông Tây và những ảnh hưởng của nó vào văn hóa doanh nghiệp……..5
III. Văn hóa và chiến lược phát triển ………………………………………………10
Kết luận …………………………………………………………………………….16
3
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là cách thức tổ chức làm việc, là tác động của cơ cấu, bộ máy
tổ chức đến chiến lược kinh doanh, và cuối cùng, đó là cách mà một công ty thực hiện để
thu hút cũng như giữ chân các khách hàng và đội ngũ nhân viên tài năng của mình.
Có thể chia các giá trị của doanh nghiệp thành hai phần. Phần thứ nhất là các giá trị
tồn tại một cách tự phát. Một số trong các giá trị đó được coi là đương nhiên, chúng ta gọi
là các ngầm định. Phần thứ hai là các giá trị mà nhà lãnh đạo mong muốn đưa vào doanh
nghiệp.
Những giá trị được các thành viên chấp nhận thì sẽ tiếp tục duy trì theo thời gian và
dần dần được coi là đương nhiên. Tuy nhiên, các thành viên trong doanh nghiệp rất nhạy
cảm với sự thay đổi môi trường làm việc và các giá trị mà lãnh đạo đưa vào. Thông
thường, sự thay đổi này thường bị từ chối. Các giá trị không được nhân viên thực hiện sẽ
phải thay đổi hoặc loại bỏ khỏi danh sách các giá trị cần đưa vào.
Các ngầm định thường khó thay đổi và ảnh hưởng rất lớn đến phong cách làm việc,
các quyết định, cách giao tiếp và đối xử. Nếu một giá trị đã được kiểm nghiệm qua phong
cách làm việc, việc ra quyết định, cách giao tiếp và đối xử, thì dần dần được coi là đương
nhiên và trở thành ngầm định. Đến đây, việc đưa một giá trị mong muốn vào doanh nghiệp
được coi là thành công.
Một điều thú vị là chúng ta có thể nhận ra những đặc điểm văn hóa của một công ty
một cách dễ dàng và nhan chóng . Ví dụ, nếu đi trong công ty sản xuất áo lướt sóng
Qicksilver tại bờ biển Huntington, California, trong một bộ complê và thắt cà vạt, bạn sẽ
thấy mình không thuộc về thế giới này .
Văn hóa doanh nghiệp là điều chắc chắn tồn tại trong một doanh nghiệp, nó được
hình thành dựa trên những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Có phải doanh nghiệp thiết lập
văn hóa doanh nghiệp với một niềm say mê và có mục đích – hay nó xuất hiện bởi sự
ngầm định?

Khi mới hình thành doang nghệp, những thành viên ban đầu mang vào tổ chức những
giá trị và niềm tin, những tác phong và thái độ ứng xử mang tính phổ biến trong xã hội. Đó
chính là sự ngầm định. Ví dụ như một doanh nhân Hàn Quốc sẽ luôn thể hiện sự quyết
đoán và quyền uy của mình trước nhân viên của anh ta để đổi lại sự tôn trọng và phục tùng
từ những người cấp dưới.
Trong quá trình hình thành văn hóa doanh nghiệp, nhà lãnh đạo mang khuynh hướng
đổi mới, thường đưa vào hệ thống chuẩn mực chung những nét mới, đó là các giá trị mà
nhà lãnh đạo mong muốn đưa vào doanh nghiệp. Chúng ta có thể lấy ví dụ một ông chủ
Nhật Bản đầu tư ở Thái Lan đã thay đổi cách chào hỏi của nhân viên từ cách chào chấp tay
truyền thống của người Thái sang kiểu cúi người của người Nhật đối với cấp trên cũng
như đối tác.
4
I. Văn hóa Đông Tây và ảnh hưởng của nó vào văn hóa doanh nghiệp:
Văn hóa phương Đông (nông nghiệp) Văn hóa phương Tây (du mục)
-Trọng tĩnh: tránh những yếu tố bất định, ít
tư duy mạo hiểm
-Mê tín thần bí
-Có lối sống cộng đồng và đề cao lợi ích
chung
-Đất chật người đông
-Trọng tình cảm
-Đề cao kinh nghiệm
-Thích nhìn về những giá trị quá khứ
-Thích mạo hiểm, khát vọng chinh phục
thiên hiên
-Niềm tin tôn giáo (khác với mê tín)
-Khuynh hướng cá nhân, đặt lợi ích của
mình lên trên hết
Đất rộng người thưa
-Trọng tiền bạc, vật chất.

-Đề cao tính sáng tạo khoa học
-Hướng đến tương lai
Từ những so sánh ban đầu trên, ta có thể dễ dàng hình dung được phần nào văn hóa
của doanh nghiệp phương Đông và phương Tây khác nhau như thế nào.
Bước vào một công ty ở Trung Quốc, hình tượng đầu tiên mà chúng ta thấy được là
hình ảnh hai chú lân (hay sư tử) ngự ở cửa ra vào. Đó là niềm tin thần bí. Và chúng ta cũng
thường xuyên nhắc đến “phong thủy” cũng như là yếu tố đầu tiên được người chủ doanh
nghiệp nghĩ đến khi thành lập doanh nghiệp của mình. Còn khi bước vào doanh nghiệp Tây
phương, chúng ta thấy sự bố trí bàn ghế làm việc có phần bừa bộn, thường là bộ phận này
hòa lẫn vào bộ phận khác. Điều đó chứng minh được tính chất làm việc nhóm là không thể
thiếu được trong các doanh nghiệp này mặc dù người phương tây thì thích mình nổi bật
hơn người khác. Hay khi chúng ta quan sát thấy công ty có nhiều cửa, cây xanh thì chúng
ta có thể thầm mừng vì ông chủ ắc hẳn là người rất “thoáng”, dễ gần. Còn chúng ta nhận
thấy sự tĩnh lặng thì có thể chúng ta sẽ gặp khó khăn khi thể hiện ý tưởng mới.
Một điều cũng dễ dàng nhận thấy là sự khác nhau trong chiến lược phát triển doanh
nghiệp của hai nền văn hóa này. Một doanh nhân người Mỹ sẽ luôn trăn trở xem những gì
sẽ tạo nên sự đột phá trong thời gian tới. Còn một ông chủ người Nhật sẽ cùng các nhà
khoa học nghiên cứu sao cho sản phẩm của mình ngày càng hoàn thiện về chất lượng và
kiểu dáng. Nói như vậy không có nghĩa là các doanh nghiệp châu Á không có sự sáng tạo,
mà nói như thế để nhấn mạnh tính chắc chắn trong cách làm ăn của họ.
Có thể nói câu nói “thương trường như chiến trường” luôn đúng ở mọi lúc mọi nơi
nhưng có lẽ nó được thể hiện rõ nhất trong văn hóa kinh doanh phương Tây. Chúng ta có
những tập đoàn, công ty thành công với sự góp sức của người thân như chồng hoặc vợ, anh
chị em. Thế nhưng, đó lại là một hình ảnh hiếm thấy ở thế giới phương Tây. Họ cho rằng
5
chính những tình cảm cá nhân có thể làm cản trở công việc của họ nên càng tránh xa những
mối ràng buộc đó càng tốt.
Kinh nghiệm là không thể thiếu trong kinh doanh. Khi một người đi phỏng vấn,
chắc chắn họ luôn quan tâm đến vấn đề này. Nếu như bạn nộp đơn vào một chức vụ cao
của bất kỳ một doanh nghiệp châu Á nào, bạn sẽ phải điền vào mục “số năm kinh nghiệm”.

Nhưng thủ tục đó có thể không thấy có ở các doanh nghiệp Âu Mỹ. Họ luôn có những cách
kiểm tra “kinh nghiệm thực sự” (ở đây có thể thay bằng chữ “tài năng”) của bạn. Những
bài toán hóc búa, những tình huống nan giải thường được các nhà tuyển dụng phương Tây
dành cho các ứng viên.
Còn một vấn đề mà chúng ta cần quan tâm nữa là khoảng cách giữa “chủ” và “tớ”
trong công ty. Vấn đề này sẽ được phân tích kỹ bằng những số liệu ở phần sau. Ở đây, với
cái nhìn tổng quát thì có sự khác biệt rất lớn giữa hai nền văn hóa trong góc độ này. Một
nhân viên nhất thiết phải cúi đầu chào cấp trên của mình dù ở bất cứ đâu: công ty, trên
đường, siêu thị… Đặc biệt là ở các nước Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản thì cấp
trên cũng đồng nghĩa là “bề trên” của mình. Một sự thật bất ngờ là ở Hàn Quốc, việc dùng
bạo lực chỉ huy cấp dưới của mình là một chuyện hết sức bình thường. Còn ở phương Tây
thì khoảng cách quyền lực đôi khi rất mỏng manh, điều khiến họ quan tâm không phải là
địa vị của họ trong công ty cao đến mức nào mà là số tiền họ nhận được từ những gì họ bỏ
ra là bao nhiêu. Qua góc độ này chúng ta cũng có thể thấy được hai khía cạnh khác nữa
cũng liên quan đến văn hóa danh nghiệp từ sự khác biệt giữa văn hóa Đông Tây: sự coi
trọng địa vị hay tiền bạc; sự bền vững trong công việc.
Nếu như mục bạn nói rằng bạn đi làm vì sở thích thì xin bạn hãy xem lại sự thật của
vấn đề. Mỗi chúng ta làm việc chỉ vì một trong hai thứ: tiền bạc và danh vọng. Một người
có địa vị cao trong xã hội chưa chắc đã có thu nhập cao và ngược lại. Người Á Đông, đặc
biệt là người Việt Nam và Trung Quốc thường thích có địa vị cao trong công ty cũng như
trong xã hội. Danh tiếng có thể lấp đi khoảng cách về tiền bạc? Điều này là không chắc
chắn, và nó cũng vô cùng nguy hiểm khi người ta chọn con đường thăng tiến địa vị để mở
đường cho việc mở rộng hầu bao. Nhưng một anh kỹ sư người Mỹ sẽ luôn tự hào vì mình
luôn là người có mức lương ngất ngưỡng trong công ty. Không hẳn là anh ta không màn
đến vị trí của mình mà anh ta sẽ có thể kiếm được nhiều tiền hơn khi anh ta chú tâm vào
công việc kỹ thuật của mình hơn là vào công tác quản lý.
Trong chính trị, ở Liên bang Xô Viết có một vị Thủ tướng đã cống hiến cuộc đời
mình cho 3 đời Tổng Bí Thư, quả thật là một sự gắn bó lâu dài. Thế nhưng vấn đề đặt ra là
những gì ông ta đã cống hiến cho đất nước có dày như khoảng thời gian đó không? Trong
kinh doanh cũng vậy, bạn sẽ có lúc ngán ngẫm của công việc của mình. Tại sao chúng ta

6

×