Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH In Tấn Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.93 KB, 57 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
LỜI NÓI ĐẦU
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đặt ra cho các
doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội và không ít thách thức. Các doanh
nghiệp Việt Nam cũng rất tự tin để hội nhập, đồng thời nhìn thấy nhiều cơ hội
mà toàn cầu hoá mang lại. Tuy nhiên, việc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới và khu vực, đòi hỏi yêu cầu cao hơn, do Việt Nam phải mở cửa thị
trường cho doanh nghiệp và hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.Chính việc
mở cửa thị trường là cuộc cạnh tranh gay go quyết liệt cho doanh nghiệp
trong nước.
Trước những cơ hội và thách thức, trong điều kiện hội nhập WTO
hiện nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ: cạnh
tranh của thị trường nội địa và cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, đặc biệt
là chất lượng quản lý và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực có một vai trò rất
quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp và
đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện thành công những kế hoạch, những
chiến lược trước mắt và lâu dài.
Bất cứ tổ chức, doanh nhiệp nào cũng đều được tạo thành bởi các
thành viên là con người hay nguồn nhân lực. Có thể khẳng định rằng song
song với việc phát huy hiệu quả các nguồn lực như vốn,trang thiết bị, chiến
lược kinh doanh,.… thì việc phát huy hiệu quả nguồn nhân lực là sự sống còn
và quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Hơn thế có thể xem nguồn nhân
lực là “tài sản” lớn của doanh nghiệp. Để chuyên nghiệp hóa hệ thống quản
lý, cũng như chăm chút nguồn “tài sản” của mình, các doanh nghiệp cần xây
dựng chiến lược cho DN mình vì hơn bất kỳ ai DN là người hiểu rõ nhất mình
đang cần gì, thiếu gì và phải thay đổi gì. DN cũng phải mạnh dạn tái cấu trúc
DN khi cần thiết với những mô hình quản lý phù hợp với cơ cấu hiện tại của
DN. Nguyên tắc quan trọng nhất trong mọi mô hình quản lý của các DN Việt
Nam chính là “xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp, đồng bộ hiệu quả”.
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39


1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Điều này có tính quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.Vì vậy quản trị và
phát huy hiệu quả nguồn nhân lực của một doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Ý thức được thực tế trên của các Doanh nghiệp Việt Nam và những
kiến thức đã được học, qua thời gian thực tập tìm hiểu công tác quản trị nhân
lực tại Công ty TNHH In Tấn thành, em đã chọn đề tài “Một số Giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH In
Tấn Thành”
Mục tiêu của đề tài này là trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị và
phân tích hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty để khẳng định những
mặt tích cực đã đạt được, đồng thời tìm ra một số hạn chế cần khắc phục để
Công ty phát huy hơn nữa hiệu quả sản xuất, kinh doanh và phát triển trong
xu thế hội nhập toàn cầu.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH IN TẤN THÀNH
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
IN TẤN THÀNH
1.1. Những thông tin chung về Công ty
- Tên giao dịch bằng tiếng việt là: Công ty TNHH in Tấn Thành
- Tên giao dịch tiếng Anh là: Tan Thanh Printing company
- Tên viết tắt: TAN THANH CO.,LTD
- Địa chỉ: Trụ sở chính số 6 dãy 19- 33/4 Lê Thanh Nghị- Bách Khoa-
Hai Bà Trưng- Hà Nội
- Điện thoại: (04) 36811011 Fax: (04) 36423039
- Mã số thuế: 0101342909

- Giấy phép kinh doanh : Số 0102007938 - do sở Kế hoạch đầu tư TP.
Hà Nội cấp
- Giấy phép hoạt động ngành in số: 37/2003/GP-IN-TN do Cục xuất
bản cấp.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
- Công ty TNHH in Tấn Thành là công ty TNHH có hai thành viên trở
lên. Được thành lập Ngày 07/03/2003 theo giấy phép kinh doanh của Sở Kế
hoạch - Đầu tư TP Hà Nội số: Số 0102007938 và Giấy phép hoạt động ngành
in số: 37/2003/GP-IN-TN do Cục xuất bản cấp.
- Công ty có trụ sở tại: số 6 dãy 19 – 33/4 Lê Thanh Nghị - Phường
Bách Khoa - thành phố Hà Nội,và Xưởng sản xuất: số 32 ngõ 1141 đường
Giải Phóng- Quận Hoàng Mai- Thành Phố Hà Nội
Trải qua những thăng trầm không ít những khó khăn như nguồn vốn, máy
móc thiết bị, bạn hàng, nguồn nhân lực có tay nghề … Sau hơn 7 năm hoạt
động sản xuất, vượt lên những khó khăn, Công ty đã mạnh dạn đầu tư trang
thiết bị máy móc tiên tiến của các nước như Nhật Bản, Đức. Công ty bước
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
đầu đã hoàn thiện dây chuyền sản xuất đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu cả về
chất lượng, số lượng và thời gian theo yêu cầu của khách hàng.
Những năm vừa qua, mặc dù có nhiều khó khăn về tài chính do tình hình
biến động của nền kinh tế, toàn bộ ban Giám đốc và cán bộ công nhân viên
trong công ty đã đoàn kết nỗ lực hết mình và tập trung mọi nguồn lực, trí lực,
lựa chọn nhiều biện pháp đảm bảo cân đối nguồn tài chính bằng các phương
pháp đầu tư ngắn hạn, sản xuất thu hồi vốn nhanh, kịp thời phục vụ cho việc
sản xuất kinh doanh được đảm bảo và hoàn thành đúng thời gian lịch trình
của những đơn hàng mà công ty đã ký với khách hàng, cơ cấu sản phẩm và
chất lượng in phong phú, đa dạng Những sản phẩm của Công ty đã chinh
phục được những khách hàng khó tính nhất. Từng bước đưa hoạt động sản

xuất của Công ty đi vào ổn định và phát triển ngày càng có vị thế trên thị
trường in .
Năm 2003 Với số lượng lao động khi bắt đầu hoạt động mới chỉ có 08
lao động. Cho đến nay số lao động đã lên đến trên 50 người tương đương với
6 bộ phận .Với đội ngũ công nhân lành nghề, cùng với đội ngũ quản lý năng
động nên tổng doanh thu hàng năm của công ty không ngừng lớn mạnh với
các khoản nộp ngân sách thực hiện đầy đủ. Địa bàn hoạt động của công ty rất
rộng rãi ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc .
Năm 2008- 2009, Công ty đã tiến hành thực hiện và hoàn thành nhiều
hợp đồng có giá trị lớn, sản phẩm được đánh giá là có chất lượng cao, cùng
với việc trao đổi mua bán thương mại với tổng doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng.
Mục tiêu và chiến lược của công ty trong những năm tới là tập trung đầu tư
nguồn nhân lực song song với việc phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh
với tiêu chí “ con người là tài sản lớn nhất” để công ty phát triển bền vững thị
trường trong nước và quốctế./.

Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
1.3 Chức năng nhiệm vụ của Công ty
- Công ty TNHH in Tấn Thành là công ty TNHH có hai thành viên trở lên
Công ty có tư cách pháp nhân theo luật pháp và hoạt động theo luật doanh
nghiệp việt nam, từ ngày 7 tháng 3 năm 2003 công ty được cấp giấy phép
kinh doanh và di vào hoạt động thực hiện chế độ hạch toán độc lập, có con
dấu riêng và thực hiện các hoạt đông theo pháp luật hiên hành và theo diều lệ
của công ty.
- Công ty kinh doanh hoạt công các lỉnh vực:
* Thiết kế tạo in và in các sản phẩm
+ Bai bì, nhãn mác, vỏ hộp sản phẩm.
+ Tờ rơi tờ gấp và các sản phẩm quảng cáo.

+ Tiêu đề thư, phong bì, giấy mời, túi xách,
+ Name card, menu, thẻ nhân viên, thẻ vip………
+ Các loại giấy tờ, biểu mẫu phụ lục cơ quan tài chính doanh nghiệp
+ Tư vấn, thiết kế tạo mẫu in, logo, thương hiệu website
+ Sữa chữa, cung cấp và chuyển giao công nghệ thiết bị nghành in……
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
5
Phó giám đốc
Giám đốc
Phòng
kế toán
Phòng
Kinh doanh tổng
hợp
Phòng
Tổ chức nhân sự
PX thiết kế chế bản Phân Xưởng
in Offset
PX thành phẩm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
1.4.1. Cơ cấu tổ chức.
bảng1. Sơ đồ 1 tổ chức bộ máy của Công ty
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
1.4.2: Chức năng nhiêm vụ của từng bộ phận:
- Giám đốc: Giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, là đại diện pháp nhân
của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty và trước pháp luật về việc điều

hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật doanh nghiệp, quyết định và tự
chịu trách nhiệm về kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty cũng như kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .
- Phó giám đốc: Giúp việc giám đốc theo sự phân công của giám đốc, chịu
trách nhiệm về phần việc được giao. Thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng
giải quyết những vấn đề đượcgiám đốc uỷ quyền.
- Phòng tổ chức nhân sự: Quản lý tổ chức lao động, hồ sơ lao dộng, thực
hiện quy chế tiền lương, tiền thưởng, khen thưởng, kỷ luật ,thực hiện công
việc hành chính như: bảo hiểm, văn thư, y tế, hội nghị…
- Phòng kinh doanh tổng hợp: Tham mưu tổng hợp, Dự kiến kế hoạch sản
xuất, đầu tư trang thiết bị, phát triển sản xuất ,lập kế hoạch sản xuất theo kỳ,
tổ chức việc maketting, nắm bắt và thông tin kịp thời cho ban giám đốc về
diễn biến thị trường, đôn đốc thực hiện kế hoạch, tổng kết dánh giá mức độ
hoàn thành kế hoạch , xây dựng các chiến lược kinh doanh..
- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu giúp lãnh đạo Công ty trong công
tác quản lý tài chính tổng hợp các số liệu, thông tin về công tác tài chính kế
toán, thực hiện việc xử lý thông tin trong công tác hạch toán theo quy định
hiện hành của nhà nước. Ghi chép cập nhật chứng từ kịp thời, chính xác , theo
dõi hạch toán các khoản chi phí, kiểm tra giám sát tính hợp lý , hợp pháp của
các khoản chi phí đó, nhằm giám sát phân tích hiệu quả kinh tế của mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó giúp ban lãnh đạo đưa ra những
biện pháp tối ưu. Tập hợp các khoản chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm
qua các giai đoạn, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, theo dõi tăng giảm
tài sản và thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
với nhà nước về các khoản phải nộp.
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
- Phân xưởng thiết kế chế bản: Đây là phân xưởng tiêu đề của công nghệ in
OFFSET thực hiện các giai đoạn từ thiết kế mẫu mã sắp chữ trên vi tính có

nhiệm vụ chọn kiểu chữ, tạo mẫu cho từng loại sản phẩm, chụp, phơi các sản
phẩm theo yêu cầu của khách hàng thông lệnh sản xuất của phòng kinh
doanh cung cấp các dữ liệu đưa vào hệ thống chế bản số trong đó dữ liệu số
(Digital) từ máy tính được chuyển thành dữ liệu tương tự (Anolog) trên film
thông qua các máy ghi film, film được đem bình trước khi phơi lên bản kẽm
rồì chuyển cho xưởng in để thực hiện sản xuất theo đúng trình tự về kỹ thuật
và thời gian.
- Phân xưởng in OFFSET: Là phân xưởng có vai trò chủ yếu trong tất cả
quá trính sản xuất của Công ty, có nhiệm vụ in theo mẫu mã, maket, các bản
kẽm do phân xưởng chế bản chuyển xuống, các công nhân có nhiệm vụ nhận
vật tư từ kho của Công ty cho vào máy OFFSET qua những công đoạn thao
tác , vận hành kỹ thuật để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của
khách hàng.
- Phân xưởng in thành phẩm: Đây là giai đọan cuối để tạo ra sản phẩm in
hoàn chỉnh. Sản phẩm từ phân xưởng in được chuyển về phân xưởng in thành
phẩm thông qua các máy móc thiết bị như máy xén, máy dóng, máy vào bìa..
để hoàn thiện sản phẩm và kiểm tra chất lượng, số lượng của sản phẩm và
cuối cùng là đóng gói sản phẩm nhập kho công ty.
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
2. CÁC THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG TY
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây:
bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU ĐẠT ĐƯỢC NĂM
2006 - 2007 -2008 - 2009
TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009
1 Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 3.175 4.760 4.900 5.250
2 Doanh thu Triệu đồng 11.950,196 12.200,105 12.945,000 14.960,950
3 Sản lượng bình quân
(tờ in các loại)

Triệu tờ 393 406 425 572
4 Nộp ngân sách Triệu đồng 1.560,000 1.605,5 1.643,000 1.976,125
5 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 1.513,505 1.760,000 1.947,560 2.337,707
6 Lương bình quân
(tháng/người)
Nghìn đồng 2.100 2.150 2.175 2.575
( Nguồn : phòng kế toán.)
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Như vậy qua bảng kết quả kinh doanh của công ty ta thấy lợi nhuận sau thuế
của công ty liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty luôn có hiệu quả. Để có được kết quả
như trên có thể thấy được sự nỗ lực của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên
trong công ty .Từ việc quản lý hoạch định kế hoạch của các phòng ban cho tới
trực tiếp xưởng sản xuất đều cố gắng, thống nhất cao.
2.2. Những kết quả đạt được
- Qua thời gian ngắn đi vào hoạt động, Công ty đã xây dựng được một nền
móng ban đầu cho tiến trình xây dựng và phát triển chung.
- Do có sự chuẩn bị sẵn sàng từ trước nên từ khi bắt đầu hoạt động công ty đã
đưa được các dịch vụ của mình vào thị trường nên việc sản xuất và kinh
doanh diễn ra tương đối thuận lợi, và ký kết được các hợp đồng sản xuất có
giá tri phù hợp với mô hình và khả năng của công ty nên bước đầu đã tạo ra
được doanh thu và đảm bảo điều kiện thiết yếu về thu nhập cho toàn thể cán
bộ nhân viên trong Công ty . Xây dựng được định hướng rõ ràng cho tiến
trình phát triển của công ty.
- Sự tăng lên đáng kể lượng khách hàng đặt hàng in, thiết kế, quãng cáo ngày
càng tăng lên đó
là điều kiện và niềm tin vững vàng cho sự tồn tại và phát triển của công ty.
- Thương hiệu và cách thức dịch vụ của công ty đã bắt đầu ghi dấu ấn tốt đẹp

trong lòng khách hàng hiện có và thu hút được sự chú ý của các khách hàng
tiềm năng.
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
2.2.1 Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Bảng 3: Danh sách máy móc thiết bị của Công ty
Tên thiết bị Số lượng Công suất
Máy in Offset 05 12.000tờ/h/máy
Máy chụp bản kẽm 01 60 bản/h
Máy cán 01
Máy xén cắt 01
Máy vào keo 01
Máy bế 02 5.000sp/h
Máy tính thiết kế 03
- Do sản phẩm chủ yếu của Công ty có tính chất đặc thù nên Công ty
không thể sản xuất hoặc tiêu thụ một cách tuỳ tiện mà phải quy định cụ thể về
mẫu mã, số lượng, chất lượng mặt khác sản phẩm của công ty sản xuất theo
đơn đặt hàng nên không có sản phẩm tồn kho.
- Máy móc thiết bị: Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, và do đặc thù
của ngành, nên mọi trang thiết bị, máy móc của công ty đều là máy móc hiện
đại, phù hợp với công nghệ in, phục vụ cho việc in các sản phẩm có chất
lượng cao. Với đội ngủ công nhân lành nghề, có trình độ chuyên môn cao, ý
thức làm việc tốt. Hầu hết mọi phần việc trong quá trình sản xuất đều được
chuyên môn hóa theo lao động và máy móc một cách hợp lý, trừ một số là
theo lao động thủ công như khâu tay, in lưới, đóng ghim, dán hộp, còn lại hầu
hết là dây chuyền sản xuất đều tự động từ khâu cắt giấy đến khâu gói thành
phẩm, sản phẩm sản xuất ra có thể đem nhập kho hoặc bàn giao trực tiếp cho
khách hàng không qua kho.
2.2.2 Những kết quả khác

Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
2.2.2.1. Thành tựu về đời sống, văn hóa tinh thần:
- Cùng với kết quả chung đạt được trong tiến trình sản xuất, thực hiện
dịch vụ kinh doanh trong năm qua Công ty TNHH In Tấn Thành đã tạo được
nền tảng và cơ sở ban đầu cho sự phát triển lâu dài.
- Tạo được niềm tin trong toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty bằng
hình thức thực hiện mở rộng vốn góp cổ phần trong toàn công ty. Tạo ra khí
thế phấn khởi trong cán bộ nhân viên. Đồng thời mọi người trong công ty
luôn ý thức được công ty là của cả tập thể và quyết tâm xây dựng công ty
ngày càng phát triển.
- Tuy công ty đi vào hoạt động được 7 năm, hàng năm công ty luôn thực
hiện chương trình cho toàn thể cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát, tham
quan..
- Thực hiện tổ chức các chuyên mục thể thao, văn hóa giải trí cuối tuần
như: phong trào cầu lông, bóng bàn, Hát cho nhau nghe. Xây dựng tình đoàn
kết gắn bó trong toàn thể công ty.
2.2.2.2 Về xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Công ty có xây dựng cho mình triết lí, phương châm làm việc rất rõ ràng.
Cụ thể:
- Có niềm tin vào tầm nhìn và sứ mạng của Công ty
- Đặt lợi ích lâu dài của Công ty lên hàng đầu
-Tinh thần đồng đội – Đoàn kết chặt chẽ. Quan tâm lẫn nhau giữa lãnh
đạo và nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên
- Tôn trọng lợi ích của Công ty, khách hàng, đối tác, nhân viên, trách
nhiệm xã hội.
- Trung thực, năng động, sáng tạo, cần cù, siêng năng, tự hoàn thiện
- Dũng cảm, chấp nhận thay đổi
- Tự giác chấp hành nội quy, quy định của Công ty

Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
- Cùng nhau xây dựng và phát triển văn hoá Doanh nghiệp nhân văn và
tiến bộ
(Trích Văn hóa doanh nghiệp của Công ty)
2.3. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.1. những hạn chế
Bên cạnh những thành đã đạt được trong những năm vừa qua, thì Công ty vẫn
còn một số hạn chế cần khắc phục đó là:
- Một là: Công tác quản trị nhân lực còn thiếu chiều sâu nên việc nhận thức ở
một số cán bộ công nhân còn hạn chế. Các tổ chức đoàn thể như công đoàn,
đoàn thanh niên, các tổ, bộ phận tuy có đổi mới; nhưng cần phát huy hơn nữa
vai trò của mình, để đáp ứng nhiệm vụ của từng tổ,từng bộ phận từng cá nhân.
Cần tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi, để hoàn thành dứt điểm kế hoạch
từng thời kỳ. Góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch của công ty.
- Hai là; Trình độ tay nghề của một số công nhân còn hạn chế; cần bồi dưỡng
rèn luyện, để sẵn sàng tiếp thu khai thác hiệu quả năng lực công nghệ; đáp
ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm
- Ba là: Tổ chức phân công công việc trong sản xuất, kinh doanh vẫn còn
những hạn chế . Đôi khi không có sự thống nhất giữa các bộ phận quản lý,
quy trình quản trị chưa đồng bộ chưa đồng bộ, sự điều tiết công việc ít nhạy
bén nên đẫn đến kết quả chưa cao.
- Bốn là: Máy móc thiết bị vẫn còn hạn chế, tuy hiện đã có sự đầu tư cho máy
móc thiết bị trong những năm gần đây nhưng vẫn là chưa đủ bởi công nghệ in
hiện giờ phát triển rất nhanh nhất là công nghệ kĩ thuật in của các nước tiên
tiến như Đức, nhật, Mỹ,... Bên cạnh đó một số máy móc thiết bị do không
đúng quy trình nên đã hao mòn, đôi khi hỏng hóc chưa được sửa chữa cẩn
thận vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty.

Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
2.3.2 Những nguyên nhân
2.3.2.1: Nguyên nhân chủ quan.
Đây là những nguyên nhân phát sinh có trong Công ty, trong nội bộ của
Công ty. Những nguyên nhân này ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty. Đó là :
* Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản trị.
Tuy trong những năm gần đây Công ty đã có những thay đổi cơ bản bộ
máy quản lý sao cho gọn nhẹ, nhưng hoạt động phải hiệu quả nhất. Nhưng thế
vẫn là chưa đủ bởi thực tế khi tiến hành đã gặp không ít những khó khăn cũng
như là các vướng mắc. Sự đồng bộ của các phòng ban vẫn còn có những hạn
chế, việc thực hiện nhiệm vụ cấp trên đưa xuống còn chậm. Một số bộ phận
trong công ty chưa thật sự nghiêm túc khi triển khai công việc.
* Trình độ tay nghề. tay của một số công nhân trong Công ty còn yếu, việc
đào tạo thi tay nghề vẫn còn hạn chế. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp
tới chất lượng sản phẩm do đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy cần phải hết sức trú trọng đến vấn đề
nhân lực, đặc biệt là trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân để họ nắm bắt
được công nghệ máy móc ngày càng hiện đại trong xu thế mới.
* Công nghệ máy móc trong Công ty:
Khoa học kĩ thuật càng phát triển thì công nghệ máy móc càng hiện đại,
đây là xu thế tất yếu. Tuy trong những năm gần đây Công ty đã có những đổi
mới, mua sắm máy móc khá hiện đại đặc biệt là máy in của Cộng hoà liên
bang Đức nhưng thế vẫn là chưa đủ. Bởi vậy công suất sản xuất sản xuất vẫn
chưa cao. Nhiều mặt hàng muốn có chất lượng cao đòi hỏi phải có những máy
móc hiện đại. Đây có lẽ là nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty.
2.3.2.2 Nguyên nhân khách quan.

Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Là những nguyên nhân bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty. Đó là :
* Môi trường kinh doanh .
Những cơ hội và những mối đe doạ từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng
đến hoạt động SXKD của Công ty. Môi trường ngành và môi trường vĩ mô đã
có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động SXKD của Công ty. Sự cạnh
tranh của các Công ty đang hoạt động trong ngành cũng như là các Công ty
hoạt động sản xuất khác liên quan đến in ấn đã ảnh hưởng lớn đến cơ hội cho
Công ty. Những thay đổi cơ bản trong chính sách của Nhà nước cũng như tình
hình chính trị của toàn nền kinh tế xã hội cũng là những nguyên nhân gây ra
những khó khăn nhất định cho Công ty trong quá trình hoạt động SXKD.
* Mạng lưới khách hàng.
Đây là nguyên nhân ảnh hưởng tương đối lớn đến hiệu quả kinh doanh
của Công ty. Trong những năm gần đây do nghành công nghệ thông tin phát
triển mạnh nên có sự suy giảm về mạng lưới khách hàng của các sản phẩm
tuyền thông , quảng cáo.. đã làm cho Công ty nói riêng và toàn nghành in nói
chung mất đi một lượng khách hàng tương đối lớn. vì vậy công ty không
những phải cạnh tranh với các đối thủ trong nghành mà còn bị ảnh hưởng của
tác động ngoài nghành.
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
PHẦN II
HI ỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY
TNHH IN TẤN THÀNH
1. Tình hình sử dụng lao động trong Công ty
1.1. Tình hình lao động trong công ty

Bảng 4: Cơ cấu lao động trong công ty
(đơn vị: người )
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng lao động 35 42 48 52
Lao động trực tiếp 30 36 40 43
Lao động gián tiếp 5 6 8 9
( Nguồn : phòng tổ chức nhân sự)
Qua biểu đồ trên cho thấy được cơ cấu lao động của Công ty rất rõ, đó là: lao
động trực tiếp chiếm tỉ lệ lớn hơn nhiều so với lao động gián tiếp. Lao động
trực tiếp liên tục tăng đều hàng năm, nhưng lao động gián tiếp tăng rất ít và
không đáng kể. Điều này chứng tỏ tính hiệu quả của bộ máy quản trị đã luôn
ổn định trong việc sử dụng tối đa các nguồn lực trong Công ty, cũng như đưa
ra được cơ cấu lao động hợp lý phù hợp với đặc trưng của ngành và phù hợp
với yêu cầu của quá trình sx.
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Biểu đồ 1: Sự thay đổi cơ cấu lao động (2006 – 2009)
Nhận xét : Lao động trực tiếp trong Công ty chiếm tỉ trọng lớn và tăng
liên tục trong các năm. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 7 người tương ứng
mức tăng 20% năm 2008 tăng 6 người so với năm 2007 tương ứng mức tăng
12%, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 4 người tương ứng mức tăng 9%.
Lao động trực tiếp tăng hàng năm trong công ty là do nhu cầu lao động tại các
phân xưởng tăng cao, do những năm gần đây công ty đang mở rộng thị trường
và luôn giữ được chữ tín với đối tác. Liên tục trong các năm từ 2006 đến 2009
cơ cấu lao động hầu như không thay đổi, lao động trực tiếp chiếm chủ yếu
khoảng 70%, còn lại 30% là lao động gián tiếp. Tỉ lệ này phản ánh đặc thù
công việc sản xuất kinh doanh của công ty của công ty.Về lao động trực tiếp
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
17

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
thường ổn định và tăng lên hàng năm lao đông gián tiếp tăng không dáng kể
các vị trí trong công ty hầu như ổn định.
Qua biểu đồ trên càng thấy được cơ cấu lao động của Công ty rất rõ, đó
là: lao động trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so với lao động gián tiếp.
Lao động trực tiếp liên tục tăng đều hàng năm, nhưng lao động gián tiếp tăng
rất ít và không đáng kể. Điều này chứng tỏ tính hiệu quả của bộ máy quản trị
đã luôn ổn định trong việc sử dụng tối đa các nguồn lực trong Công ty cũng
như đưa ra được cơ cấu lao động hợp lý phù hợp với đặc trưng của ngành.
Như vậy, qua bảng trên ta thấy cơ cấu lao động của Công ty là rất hợp
lý, phù hợp với yêu cầu của quá trình sản xuất
1.2. Trình độ lao động trong Công ty
Bảng 5: trình độ lao động trong Công ty
(đơn vị: người )
chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. Đại học 5 6 7 8
2. Cao đẳng 2 3 3 4
3. Trung cấp 10 10 11 11
4. CN kỹ thuật 18 23 29 29
Tổng lao động 35 42 50 52
(Nguồn : phòng tổ chức nhân sự)
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Từ biểu đồ 2 ta thấy được cơ cấu trình độ lao động của Công ty là
tương đối phù hợp, số lao động có trình độ ĐH, CĐ chiếm tỉ trọng nhỏ so với
lượng công nhân kỹ thuật trong Công ty sản xuất là rất hợp lý, như vậy sẽ
làm cho hiệu quả sử dụng lao động là rất cao.
Biểu đồ 2: trình độ lao động trong Công ty
Nhận xét:

Nhìn chung trình độ lao động trong công ty đã được nâng lên rõ rệt qua
những năm gần đây. Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp đều
tăng không dáng kể hàng năm. Do tính ổn định trong công ty nên hàng năm
công ty không có nhiều thay đổi về nhân sự.
Lao động có trình độ công nhân kỹ thuật liên tục tăng cao và đều hàng năm.
năm 2007 tăng 5 người so với năm 2006, năm 2008 tăng 6 người so với năm
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
2007, năm 2009 so với năm 2008 không tăng do tình hình suy thoái kinh tế
nên công ty chỉ duy ỏn dịnh số lao động hiện có.
Cũng từ bảng trên ta thấy cơ cấu giữa lao động có trình độ đại học và ,CĐ
với lao động có trình độ trung cấp và CN kỹ thuật là tương đối hợp lý đối với
một doanh nghiệp sản xuất như công ty tấn thành .
Từ biểu đồ 2 ta thấy được cơ cấu trình độ lao động của Công ty là hợp lý. Số
lao động có trình độ đại học, cao đẳng so với lao động có trình độ trung cấp
và công nhân kỹ thuật chiếm tỉ trọng nhỏ.
Nhìn chung trình độ lao động của công ty là khá hợp lý và có sự phù hợp giữa
lao độngỉtực tiếp và lao động gián tiếp . Với mức cơ cấu lao động khá hợp lý
như vậy sẽ làm cho việc sử dung lao động có hiệu qủa cao hơn.
1.3. Hiệu quả sử dụng lao động trong công ty
Bảng 6: Hiệu quả sử dụng lao động trong Công ty

Chỉ tiêu Công thức
tính
Năm
2006
Năm
2007
Năm

2008
Năm
2009
1.NSLĐBQ
(trđ/người) W=M/NV 369.905 398.744 402.723 409.090
2.Hiệu quả sử dụng
TL HQtl=M/QL 12.967 12.484 11.980 12.825
3.Hiệu suất tiền
lương H=LN/QL 0.610 0.588 0.388 0.651
4.Khả năng sinh lời
của 1 NV H=LN/NV
(trđ/người)
17.416 18.793 13.046 20.779
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)
Nhận xét:
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
NSLĐBQ năm 2007 đã tăng lên so với năm 2006 là 28.839 trđ/ người
tương ứng mức tăng 8 %, . năm 2008 thì NSLĐBQ lại tăng lên so với năm
2007 là 3.979 trđ/ người, tương ứng mức tăng 3%., Năm 2009 so với năm
2008 là 6.367 trđ/người tương ứng mức tăng 1,6 %. Như vậy, trong 4 năm
qua năng suất bình quân của lao động trong Công ty là khá cao và luôn tăng
lên hàng năm. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động trong Công ty in
tấn thành là tốt.
Hiệu quả sử dụng tiền lương cũng rất cao trong các năm chứng tỏ việc
chi ra cho bán hàng của Công ty đã mang lại hiệu quả.
Hiệu suất tiền lương cũng tăng chứng tỏ lợi nhuận doanh nghiệp cũng
tăng , điều này là tốt đối với công ty.
Do năng suất lao động bình quân cao cho nên làm cho khả năng sinh

lời của một nhân viên cũng tăng cao trong từng năm.
Tóm lại, qua nghiên cứu tình hình lao động của Công ty TNHH in Tấn
thành trong những năm gần đây , ta thấy công ty đã có rất nhiều thay đổi thay
đổi trong cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao động. Tỉ trọng lao động
trực tiếp đã tăng lên và cân đối cơ cấu so với lao động gián tiếp. Tất cả mọi sự
thay đổi trong công ty đều mang lai hiệu quả cao.
1.4. Thực trạng sử dụng lao động trong Công ty in TNHH Tấn Thành
1.4.1 . Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động trong công ty
Là một Doanh nghiệp nhỏ với số lao động 52 người. Trong vài năm gần
một số lao động của công ty nghĩ việc do nhiều nguyên nhân , Do đó Công
ty cũng đã tuyển dụng thêm một số nhân viên mới. Quá trình tuyển dụng được
tiến hành qua hai giai đoạn đó là tuyển mộ và tuyển chọn. Mục đích của Công
ty là lựa chọn những người đáp ứng được nhu cầu làm việc của Công ty, phải
có năng lực và yêu nghề. Về đào tạo công ty TNHH in Tấn Thành năm nào
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
cũng cử cán bộ đi học các lớp quản lý nâng cao trình độ chuyên môn. Còn
người lao động thường xuyên được bổ túc nâng cao tay nghề tài chỗ. hàng
năm Công ty đều tổ chức thi tay nghề nhằm đánh giá lại trình độ của người
lao động, và săp xếp vị trí làm việc thích hợp, bằng chứng cụ thể là số lao
động có tay nghề của công ty ngày càng nhiều và họ luôn không ngừng nâng
cao trình độ. Đây là dấu hiệu cho thấy công ty đã ngày càng lớn mạnh và
ngày càng tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Nói chung về vấn đề tuyển dụng và đào tạo công ty đã thực hiện nghiêm
công khai với các biện pháp tuyển dụng và đào tạo rất hợp lý và khoa học.
1.4.2 Phân công và hiệp tác lao động
Nhìn chung, vấn đề phân công và hiệp tác lao động của Công ty là tương
đối khoa học và hợp lý. Công ty có 3 phòng nghiệp vụ chức năng: Kế toán,.
phòng kinh doanh tổng hợp, phòng hành chính tổng hợp (phòng nhân sự),

Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Các phòng ban
đã giúp đỡ rất tốt cho lãnh đạo trong các kế hoạch cụ thể của Công ty. Giữa
các phòng ban độc lập nhưng sẵn sàng hỗ trợ cho nhau khi cần thiết.
1.4.3. Công cụ lao động
Vấn đề, công cụ lao động , máy móc thiết bị của Công ty là tương đối
hiện đại. Các dây chuyền máy móc thiết bị của Công ty cho đến nay đều nhập
từ nước ngoài có chất lượng tốt. Dây chuyền in offset được trang bị tất cả các
máy móc có thương hiệu và chất lượng cao như HALEBEEG, ROLAN,
MITSUBITSI , FUJI của các nước CHLB Đức, Nhật, đảm bảo cho ra những
sản phẩm có chất lương cao và tuổi thọ lâu dài . Với những trang thiết bị như
vậy sẽ là cơ hội tốt để người lao động tiếp cận khoa học tiên tiến, nâng cao
tay nghề, nhưng cuối cùng vẫn là hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp cũng
như người lao động.
1.4.4. Định mức lao động
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Các chỉ tiêu năng suất lao động trong các năm qua đã chỉ ra rằng: Công ty
TNHH In Tấn Thành đã đưa ra định mức lao động hợp lý có tính khoa học.
Công ty luôn đề ra mức thời gian cần thiết để các bộ phận đơn vị hoàn thành
tốt công việc của mình. Vì thế năm nào Công ty cũng đều hoàn thành và vượt
mức kế hoạch .
Về quản lý, Công ty đã phân bố số lượng nhân viên theo đặc điểm của từng
bộ phận, quy định rõ số người cụ thể cho mỗi đơn vị. Đứng ở mỗi một trí
công việc họ đều phải chịu trách nhiệm trước việc hoàn thành hay không hoàn
thành công việc và gắn liền là mức lợi ích nhận được từ Công ty.
1.4.5. Đánh giá công tác đãi ngộ người lao động của Công ty
1.4.5.1 Hình thức kích thích vật chất
Trong những năm gần đây Công ty luôn đề ra các chính sách kích thích về
vật chất đối với cán bộ và người lao động bằng các chính sách cụ thể về tiền

lương và tiền thưởng.
- Tiền lương.
Hình thức trả lương của Công ty là trả lương theo tháng đối với nhân viên
gián tiếp , mức lương của người nhân viên được xác định vào vi trí và trách
nhiệm công việc , trình độ và thời gian làm việc. đối với lao động trực tiếp thì
hình thức trả lương thông qua đinh mức sản phẩm. Tổng quỹ lương của Công
ty năm 2006 là 882 trđ thì đến năm 2007 đã tăng lên 1.083 trđ , đến năm 2008
tăng lên là 1.252 trđ và năm 2009 là 1.606,8 trđ. Với tổng quỹ lương đã kéo
theo thu nhập bình quân của người lao động tăng theo, điều này rất có lợi cho
người lao động.
Có thể thấy được rằng mức lương của người lao động trong Công ty cao so
vơi một số doanh nghiệp khác và cũng từng bước tăng lên. đây chỉ là phần
lương cứng. Ngoài ra nếu người lao động làm việc thêm ngoài giờ thì Công ty
sẽ trả thêm lương ngoài giờ theo quy định của Công ty.
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
- Tiền thưởng.
Khoản tiền thưởng của Công ty chủ yếu được lấy ra từ 4 quỹ: Tiền vượt
mức kế hoạch, tiền tăng năng suất lao động, tiền tiết kiệm chi phí và một phần
lợi nhuận của công ty Khoản tiền này dùng để thưởng cho tất cả những ai
hoàn thành tốt nhiệm vụ, những người có đóng góp tích cực cho Công ty
trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hợp tác…tiền thưởng được quy ra các
mức cụ thể để thưởng cho những đóng góp tuỳ theo mức độ. Khi áp dụng
chính sách thưởng như vậy đã tác động rất mạnh đến người lao động và đã tạo
cho họ lao động hăng say hơn, có trách nhiệm cao với công việc, họ sẵn sàng
làm thêm giờ khi Công ty yêu cầu.
Ngoài ra những ai tham gia và có thành tích tốt trong các hoạt động tập thể
cũng được Công ty thưởng hợp lý.
1.4.5.2 Hình thức kích thích tinh thần.

Tổ chức Công đoàn của Công ty là đại diện bảo vệ quyền lợi cho người lao
động của Công ty. Hoạt động trong tổ chức này luôn đem lại những lợi ích về
vật chất lẫn tinh thần cho người lao động, chăm sóc sức khoẻ, giảm bớt khó
khăn về đời sống cho cán bộ và người lao động của Công ty.
Trong những năm qua, tổ chức này đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức
khác trong việc giáo dục cán bộ,công nhân viên chức, hướng họ tham gia vào
các phong trào thi đùa bổ ích. Hàng năm đều tổ chức cho người lao động và
gia đình họ đi tham quan, nghỉ mát…nhằm tạo cho họ có cơ hội nghỉ ngơi gần
gũi cung gia đình và đồng nghiệp.
Với sự kết hợp giữa hai hình thức trả lương trên, Công ty đã tạo được
niềm tin rất lớn đối với toàn thể cán bộ, CNV trong Công ty. Điều này càng
khẳng định sự gắn bó, sự hănng say trong công việc của họ đối với Công ty.
1.4.6. Kết quả công việc của nhân viên
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Đánh giá kết quả của nhân viên là một nội dung rất quan trọng trong quá
trình khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn. Nếu việc đánh giá thiếu
chính xác không khách quan sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến Công ty cũng
như đến người lao động. Hiện nay Công ty đánh giá kết quả công việc của cán
bộ công nhân viên căn cứ vào hiệu quả công việc được giao cho mỗi nhân
viên. Để khích lệ cán bộ công nhân viên hăng say công tác, Công ty đều xét
thi đua hàng tháng, quý, năm và phân loại thi đua như sau:
- Loại A: Hoàn thành tốt công việc, chấp hành tốt nội quy.
- Loại B: Hoàn thành công việc song kém hơn loại A.
- Loại C: Không hoàn thành công việc, kỹ luật kém.
Căn cứ vào tiêu thức phân loại Công ty luôn đề ra các biện pháp khen
thưởng và kỷ luật kịp thời đối với người lao động.
1.4.7. Kỷ luật lao động.
Kỷ luật lao động là yếu tố không thể thiếu được trong các quá trình phát

triển của Công ty. Công ty đã từng bước xây dựng chế độ kỷ luật lao động
phù hợp với chính sách của Nhà nước và phù hợp với đăc thù của nghành
nghề, Quan điểm của Công ty. Mục đích của kỷ luật lao động là để sửa lại
những hành vi không đúng chứ không phải là để trừng phạt. quản lý và sử
dụng lao động có tốt hay không thể hiện ở nhân viên trong Công ty có chấp
hành tốt các nội quy của Công ty hay không. Công ty xây dựng một hệ thống
nội quy rõ ràng và chặt chẽ. Các điều khoản trong nội quy vừa đảm bảo an
toàn lao động vừa thể hiện những hình thức xử lý người lao động khi họ vi
phạm kỷ luật như khiển trách, chấm dứt hợp đồng lao động…
Sinh viên: Phạm Văn Tấn Lớp: QTKD-TH K39
25

×