Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC HỌC MƯỜI BA LOẠI QUẢ ĂN NHIỀU GÂY MỌC MỤN CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE VÀ BÍ QUYẾT ĂN QUẢ ĐÚNG CÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.32 KB, 14 trang )

/>
TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.
-------------------------------

CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC HỌC
MƯỜI BA LOẠI QUẢ ĂN NHIỀU
GÂY MỌC MỤN CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE
VÀ BÍ QUYẾT ĂN QUẢ ĐÚNG CÁCH.

NĂM 2015

/>

/>
LỜI NÓI ĐẦU
Trong trái cây có rất nhiều loại vitamin, chất xơ,
glucose, vi chất dinh dưỡng… tuy nhiên không phải những
chất này lúc nào cũng tốt cho sức khỏe. Nêu ăn nhiều, chúng
rất dễ gây nóng trong người, làm phát triển mụn nhọt... Ngày
hè nóng bức với sự xuất hiện của mụn nhọt, táo bón, đau đầu,
hôi miệng... là những dấu hiệu thông báo chất độc đang tồn
đọng trong cơ thể bạn. Lựa chọn các loại trái cây có tác dụng
giải độc cho cơ thể lúc này là vô cùng cần thiết. Vì thế nếu
bạn dung nạp một lượng quá mức, ví dụ một người ăn cả kg
vải, nhãn, xoài hay sầu riêng thì lượng đường trong các loại
trái cây này sẽ làm tăng nhiệt cơ thể và gây nóng kể cả cơ thể
bạn là thiên tính hàn. Bên cạnh đó, những người có cơ địa
nhiệt, da mẫn cảm, người bị tăng đường huyết, khi ăn nhiều
trái cây, nạp thêm nhiều đường sẽ sản xuất thêm acid, giảm
kháng thể, gây ra hiện tượng mụn đỏ hay dị ứng da. Vì vậy,
với những loại trái cây dưới đây chũng ta không nên ăn quá


nhiều.
Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý
vị bạn đọc tham khảo và phát triển tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC HỌC

/>

/>
MƯỜI BA LOẠI QUẢ ĂN NHIỀU
GÂY MỌC MỤN CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE
VÀ BÍ QUYẾT ĂN QUẢ ĐÚNG CÁCH
Chân trọng cảm ơn!

/>

/>
CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC HỌC
MƯỜI BA LOẠI QUẢ ĂN NHIỀU
GÂY MỌC MỤN CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE
VÀ BÍ QUYẾT ĂN QUẢ ĐÚNG CÁCH
Trong trái cây có rất nhiều loại vitamin, chất xơ,
glucose, vi chất dinh dưỡng… tuy nhiên không phải những
chất này lúc nào cũng tốt cho sức khỏe. Nêu ăn nhiều, chúng
rất dễ gâ nóng trong người, làm phát triển mụn nhọt...
1. Quả nhãn
Đây là loại trái cây ưa thích của nhiều người vì nó dễ dùng,
ngon, ngọt, thơm… Tuy nhiên, loại quả này là nguồn cơn gây
ra mụn nhọt, mẩn ngứa. Đặc biệt với những phụ nữ mang thai
nên hạn chế ăn nhãn vì khi ăn vào, cơ thể sẽ nóng, gây xáo
trộn sự phát triển bình thường của thai nhi dẫn tới chảy máu,

đau bụng …
2. Quả mận
Mận chứa nhiều carotene khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành
/>

/>
vitamin A rất tốt cho mắt. Hạt mận cũng chứa nhiều chất dinh
dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, phốt pho,
sắt, kali… có tác dụng giải độc. Tuy nhiên, lạm dụng loại quả
này, ăn quá nhiều cũng làm nóng trong người vì quả mận có
tính nóng, phụ nữ mang thai ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng
trong có thể gây phát ban, mụn nhọt, không tốt cho sức khỏe
của cả mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai ăn nhiều mận sẽ khiến cơ thể bị nóng trong
có thể gây phát ban, mụn nhọt,...
3. Quả vải
/>

/>
Là loại quả có hàm lượng đường quá cao, không tốt cho
những thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng
thừa cân. Bên cạnh đó, vải có tính nóng nên chị em bầu cần
hạn chế không nên bổ sung quá nhiều vào cơ thể.
4. Quả đào
Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu
dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ
họng, không tốt với người hay bị ho, mẫn cảm, hay bị dị ứng.
Vì thế, không nên ăn quá nhiều đào và khi ăn nên gọt vỏ để
tránh ăn phải lông đào.

5. Quả na
Na mùi rất thơm, vị ngọt lịm, được nhiều người ưa thích vì dễ
ăn. Tuy nhiên, quả na được coi là một trong số các loại quả
gây nóng nhất cho cơ thể và chỉ cần ăn vài quả là có thể đã
làm nổi mụn cho một số người vốn sẵn tính nóng trong
người. Thậm chí, nhiều người khi ăn na xong sẽ bị táo bón,
mọc mụn trên mặt.

/>

/>
6. Quả ổi
Loại trái cây này cực nhiều vitamin C, dễ ăn, rất gần gũi với
người dân Việt Nam. Loại quả này là một trong những món
khoái khẩu của nhiều người, thậm chí lúc “nghén”, không ít
phụ nữ nghiền ổi. Ổi cũng có thể ăn được bất kể lúc xanh,
ương ương hay chín. Mặc dù vậy, quả ổi cũng là khắc tinh
đối với sức khỏe nhiều người đặc biệt là với những người hay
táo bón, nên tránh.
7. Vú sữa
Loại quả này thông dụng ở miền Nam hơn ở miền Bắc nhưng
vì thơm ngon, dễ sử dụng nên người dân dù là ở miền nào
cũng rất thích dùng. Thế nhưng, loại quả này khi thời tiết
nóng nực, oi bức không nên ăn nhiều vì vú sữa tính nóng.
Khi ăn vú sữa nhớ tránh xa phần vỏ, vì nếu ăn “phạm” sẽ bị
táo bón do có chứa nhiều nhựa chát.

/>

/>

Không nên ăn nhiều vì vú sữa tính nóng.
8. Quả xoài
Theo Đông y Cổ truyền Việt Nam, xoài không phải có tính
nóng như mọi người vẫn nói mà nó có tính tính bình. Tuy
nhiên, với những quả xoài chín mọng ngọt ngào, nếu ăn
nhiều sẽ sinh nhiệt, trẻ em ăn nhiều cũng bị nổi mụn, rôm
sảy… Những người làm việc trí óc nên dùng xoài chín vì có
công dụng bổ trí não. Quả xoài xanh như xoài tượng ăn với
nước mắm đường chứa nhiều sinh tố C. Vì vậy, mùa nắng
nóng ăn xoài xanh sẽ phòng từ xa cảm cúm.
9. Quả táo

/>

/>
Nước táo có thể chống tiêu chảy, và chống táo bón nếu uống
khi đói. Nếu uống sau bữa ăn, nước táo ép rất tốt cho đường
tiêu hóa. Tuy nhiên, táo chứa nhiều đường và kali, nên nếu ăn
quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu cho tim, thận. Những người
mắc các bệnh như tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, các bệnh
liên quan đến thận, bệnh tiểu đường không nên thường xuyên
ăn táo.
10. Quả lê
Loại trái cây này Việt Nam hầu như không có mà toàn nhập
khẩu từ nước ngoài về, đặc biệt là của Trung Quốc. Trái lê có
tác dụng chữa chứng ho, nhiệt, viêm họng. Những người
thường xuyên lạnh bụng, những người bị tiểu đường không
nên ăn.
11. Trái hồng
Trái hồng chứa nhiều vitamin A, vitamin C, có tác dụng giảm

huyết áp, nhuận phổi. Nhưng vì hồng có rất nhiều nhựa nên
không tốt cho dạ dày, khi kết hợp với axit dạ dày gây tức
thượng vị, khó tiêu. Những người bị chứng táo bón, bụng đói

/>

/>
không nên ăn hồng. Đặc biệt, sau khi ăn cua tuyệt đối không
nên ăn hồng bởi hai thứ này kết hợp sẽ tạo sỏi trong dạ dày.
12. Quả Lựu
Là loại trái cây nhiệt đới chứa nhiều đường, chất khoáng và
vitamin. Lựu có tác dụng hiệu quả trong việc chữa trị chứng
viêm họng, tiêu chảy, sa trực tràng. Các chuyên gia nói rằng
lựu sẽ không tốt cho răng vì vậy không nên ăn quá nhiều.
Đặc biệt những người thể chất yếu cũng không nên ăn lựu.

Những người thể chất yếu cũng không nên ăn lựu.

/>

/>
13. Quả hạt dẻ
Hạt dẻ chứa nhiều chất bột, protein và nhiều loại vitamin có
lợi cho gan và thận, điều chỉnh chức năng của dạ dày. Các
chuyên gia khuyên những người mắc bệnh về thận nên
thường xuyên ăn hạt dẻ. Tuy nhiên, hạt dẻ rất khó tiêu hóa
nên không nên ăn quá nhiều trong một lần.
14. Quả mít
Mùa hè đã nóng lại còn có trái mít, một loại trái cây gây ra
nóng, mụn nhọt tức thì cho sức khỏe nếu sử dụng. Tuy nhiên,

trái mít thơm lừng, múi vàng mọng ngọt sẽ khiến nhiều người
không cưỡng lại được. Vì thế, dù có muốn ăn thế nào, cũng
nên dùng mít hợp lý, không nên ăn nhiều cùng lúc và liên tục.
Nên hạn chế ăn nhất là lúc tiết trời oi bức.
15. Sầu riêng, chôm chôm
Hai loại trái cây này cũng được liệt vào danh sách trái cây có
tính nóng và thông thường chúng thịnh hành ở phía Nam.

/>

/>
Những loại trái cây này sẽ “tiếp lửa” cho cơ thể bạn và khi
dùng nó chắc chắn không tránh khỏi mụn nhọt. Tuy nhiên, ăn
vài quả và ăn không thường xuyên chắc chắn cũng không đến
mức nguy hại cho sức khỏe.
Lưu ý khi sử dụng trái cây nóng
BS Lương Ngô Hải Triều (khoa Hồi sức - Bệnh viện Trưng
Vương TP.HCM) tư vấn:
- Tùy vào cơ địa mỗi người, việc hấp thu một lượng đường
đáng kể ở các loại trái ngọt này cần có hạn mức. Chẳng hạn,
khi bạn dung nạp một lần từ 8 - 10 trái vải hay nhãn, một-hai
trái xoài, múi sầu riêng thì điều này còn giúp “thắm da, mát
thịt”, vì các chất vitamin phong phú và lượng đường tự nhiên
trong trái cây có lợi cho sức khỏe.

/>

/>
Ăn sầu riêng chắc chắn không tránh khỏi mụn nhọt.
Nhưng nếu bạn dung nạp một lượng quá mức, ví dụ một

người ăn cả kg vải, nhãn, xoài hay sầu riêng thì lượng đường
trong các loại trái cây này sẽ làm tăng nhiệt cơ thể và gây
nóng là điều đương nhiên. Bên cạnh đó, những người có cơ
địa nóng, da mẫn cảm, người bị tăng đường huyết, khi ăn
nhiều trái cây, nạp thêm nhiều đường sẽ sản xuất thêm acid,
giảm kháng thể, gây ra hiện tượng mụn đỏ hay dị ứng da.
- Nên ăn trái cây tùy theo thể trạng và sức khỏe của mình.

/>

/>
Trước hết, bạn xác định cơ thể mình nhiệt hay hàn (nóng hay
lạnh) để ăn trái cây như biện pháp điều hòa thân nhiệt. Người
có thân nhiệt nóng thường có biểu hiện đổ mồ hôi trộm, nóng
bứt rứt, đại tiện khó, nước tiểu vàng. Người thân nhiệt lạnh
(hàn) có biểu hiện đại tiện lỏng thường xuyên, đi tiểu đêm
nhiều lần, xương lưng và khớp gối thường lạnh. Đối với trái
cây, trái loại mát thường có vị chát, chua, ít ngọt, trái loại
nóng rất nhiều béo và nhiều vị ngọt.
- Đối với người cơ địa hàn thì nên ăn trái cây tính nhiệt hoặc
bình, người cơ địa nhiệt thì bổ sung trái cây tính hàn để hạ
nhiệt cơ thể. Nếu bạn dung nạp thuận chiều với cơ địa hay ăn
quá nhiều một loại trái cây mát, nóng cũng đều bất lợi.
Một khẩu phần ăn hợp lý là đủ lượng đường, đạm, chất béo,
khoáng chất, chất xơ, nếu bạn nạp quá nhiều đường hay quá
nhiều chất béo, nhiều năng lượng sẽ dẫn đến tình trạng dư
thừa, thức ăn khó tiêu, bạn bị mất ngủ sẽ dễ nóng nảy cáu gắt,
phát sinh mụn nhọt.
Ngược lại, bạn ăn trái cây nhiều chất xơ, sinh tố, khoáng chất


/>

/>
nhưng không nạp đủ lượng calori cần thiết sẽ dẫn đến tình
trạng suy nhược cơ thể, trầm cảm, âu lo.
Sưu tầm.

/>


×