Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Tìm hiểu thực trạng chính tả viết hoa của học sinh tiểu học qua khảo sát khối lớp 4, 5 trường tiểu học xuân hòa, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 57 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÙI THỊ ANH ĐÀO

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CHÍNH TẢ
VIẾT HOA CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
(QUA KHẢO SÁT KHỐI LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN HÒA,
THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC)

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI - 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÙI THỊ ANH ĐÀO

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CHÍNH TẢ
VIẾT HOA CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
(QUA KHẢO SÁT KHỐI LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN HÒA,
THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC)

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. LÊ BÁ MIÊN


HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình hƣớng dẫn của các thầy cô giáo
trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình làm
khóa luận này.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Th.s LÊ BÁ MIÊN thầy đã trực
tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình đểem hoàn thành khóa luận này.
Xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trƣờng Tiểu học Xuân Hòa
đã giúp đỡ, đểem có đƣợc thành công trong khóa luận này.
Trong khi thực hiện đề tài này, do thời gian và năng lực có hạn nên
không tránh khỏi thiếu xót và hạn chế, em rất mong nhận đƣợc sự tham gia
đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để khóa luận này đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Bùi Thị Anh Đào


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Tìm hiểu thực trạng chính tả viết hoa của
học sinh tiểu học (Qua khảo sát khối lớp 4, 5 trƣờng Tiểu học Xuân Hòa,
thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc)” là kết quả màtôi đã trực tiếp nghiên cứu,
tìm tòi thông qua sự hƣớng dẫn của thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè và sách vở.
Đặc biệt, thông qua đợt kiến tập hàng năm và thực tập cuối khóa.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên


Bùi Thị Anh Đào


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 4
7. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................... 4
Chƣơng 1. CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH TẢVIẾT
HOA TIẾNG VIỆT ........................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lí luận về chính tả viết hoa tiếng Việt........................................... 5
1.1.1. Chữ viết ............................................................................................. 5
1.1.2. Chính tả chữ Quốc ngữ ..................................................................... 8
1.1.2.1. Chính tả nói chung ...................................................................... 8
1.1.2.2. Chính tả viết hoa ....................................................................... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn về chính tả viết hoa tiếng Việt..................................... 13
1.2.1. Nhận xét khái quát về thực tiễn thực trạng chính tả viết hoa
của học sinh tiểu học ................................................................................ 13
1.2.2. Thực tiễn trong nhà trường về việc dạy chính tả viết hoa cho
học sinh tiểu học ....................................................................................... 14
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP SỬA LỖI VIẾT
HOACHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC ............................................ 15
2.1. Tiến hành khảo sát lỗi chính tả viết hoa của học sinh .......................... 15
2.1.1. Mục đích khảo sát: .......................................................................... 15
2.1.2. Địa điểm và đối tượng khảo sát ...................................................... 15
2.1.3. Nội dung và phương pháp khảo sát ................................................ 15

2.2. Thực trạng chính tả viết hoa cú pháp của học sinh ............................... 16
2.2.1. Viết hoa chữ cái đầu câu ................................................................ 16


2.2.1.1. Thực trạng chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng,
đầu tên chƣơng, bài mục... ..................................................................... 16
2.2.1.2. Đƣa tƣ liệu thống kê ................................................................. 16
2.2.2. Viết hoa sau dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than............................ 18
2.2.2.1. Thực trạng chính tả viết hoa sau dấu chấm, dấu hỏi, dấu
chấm than. .............................................................................................. 18
2.2.2.2. Đƣa tƣ liệu thống kê ................................................................. 18
2.3. Thực trạng chính tả viết hoa tu từ của học sinh tiểu học ...................... 20
2.3.1. Chính tả viết hoa tên người ............................................................ 20
2.3.1.1. Thực trạng chính tả viết hoa tên ngƣời của học sinh tiểu
học .......................................................................................................... 20
2.3.2.2. Đƣa tƣ liệu thống kê, bảng biểu ............................................... 20
2.3.2. Chính tả viết hoa tên địa danh ........................................................ 23
2.3.2.1. Thực trạng chính tả viết hoa tên địa danh, đơn vị hành
chính của học sinh tiểu học.................................................................... 23
2.3.3. Chính tả viết hoa tên tổ chức, đoàn thể, cơ quan, xí nghiệp .......... 26
2.3.3.1. Thực trạng chính tả viết hoa tên tổ chức, đoàn thể, cơ
quan, xí nghiệp của học sinh tiểu học.................................................... 26
2.5. Biện pháp sửa lỗi chính tả viết hoa của học sinh tiểu học .................... 30
2.5.1. Biện pháp ........................................................................................ 30
2.5.2. Biện pháp sửa lỗi viết hoa .............................................................. 31
2.5.2.1. Giúp học sinh nắm vững và hƣớng dẫn học sinh vận dụng
quy tắc chính tả viết hoa ........................................................................ 31
2.5.2.2. Vận dụng và phát huy nguyên tắc dạy học trọng dạy chính
tả viết hoa cho học sinh ......................................................................... 34
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 37
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 38


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Lỗi chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng, đầu tên
chƣơng, bài mục, của học sinh lớp 4 qua vở chính tả và vở
tập làm văn .................................................................................... 16
Bảng 2.2. Lỗi chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng, đầu tên
chƣơng, bài mục của học sinh lớp 5 qua vở chính tả và vở tập
làm văn .......................................................................................... 17
Bảng 2.3. Lỗi chính tả viết hoa sau dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than
củahọc sinh lớp 4 qua vở chính tả và vở tập làm văn ................... 18
Bảng 2.4. Lỗi chính tả viết hoa sau dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than
của học sinh khối lớp 5 qua vở chính tả và vở tập làm văn.......... 18
Bảng 2.5. Lỗi chính tả viết hoa tên ngƣời của học sinh lớp 4 qua vở
chính tả .......................................................................................... 20
Bảng 2.6. Lỗi chính tả viết hoa tên ngƣời của học sinh lớp 4 qua vở tập
làm văn .......................................................................................... 21
Bảng 2.7. Lỗi chính tả viết hoa tên ngƣời của học sinh lớp 5 qua vở
chính tả .......................................................................................... 21
Bảng 2.8. Lỗi chính tả viết hoa tên ngƣời của học sinh lớp 5qua vở tập
làm văn .......................................................................................... 21
Bảng 2.9. Lỗi chính tả viết hoa tên ngƣời của 2 khối lớp 4, 5 qua vở ghi
(bao gồm vở chính tả, vở tập làm văn) ......................................... 22
Bảng 2.10. Lỗi chính tả viết hoa tên địa danh của học sinh lớp 4qua vở
chính tả .......................................................................................... 23
Bảng 2.11. Lỗi chính tả viết hoa tên địa danh của học sinh lớp 4 qua vở
tập làm văn .................................................................................... 24



Bảng 2.12. Lỗi chính tả viết hoa tên địa danh của học sinh lớp 5 qua vở
chính tả .......................................................................................... 24
Bảng 2.13. Lỗi chính tả viết hoa tên địa danh của học sinh lớp 5 qua vở
tập làm văn .................................................................................... 24
Bảng 2.14. Lỗi chính tả viết hoa tên địa danh của 2 khối lớp 4, 5 qua vở
ghi (bao gồm vở chính tả và vở tập làm văn) ............................... 25
Bảng 2.15. Lỗi chính tả viết hoa tổ chức, đoàn thể, cơ quan, xí nghiệp
của học sinh lớp 4 qua vở chính tả và vở tập làm văn .................. 26
Bảng 2.16. Lỗi chính tả viết hoa cơ quan, tổ chức, đoàn thể của học sinh
lớp 5 qua vở chính tả và vở tập làm văn ....................................... 26
Bảng 2.17. Tổng hợp lỗi chính tả viết hoa của học sinh khối lớp 4, 5 ........... 27
Biểu đồ 2.18. Lỗi chính tả viết hoa của khối lớp 4 qua vở ghi ....................... 29
Biểu đồ 2.19. Lỗi chính tả viết hoa của khối lớp 5 qua vở ghi ....................... 30


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt là một trong những bộ môn quan trọng trong nhà trƣờng
nhằm thực hiện mục đích giáo dục phát triển toàn diện nhân cách của học
sinh. Mục đích của dạy môn Tiếng Việt là: dạy cho học sinh biết sử dụng
tiếng Việt để giao tiếp và mở rộng hiểu biết thông qua các kĩ năng nghe, nói,
đọc, viết, thông qua các giờ dạy môn học này có nhiệm vụ phát triển năng lực,
trí tuệ của học sinh, rèn luyện cho các em phƣơng pháp suy nghĩ và giáo dục
cho các em những tình cảm mới. Đọc đúng thành thạo tiếng Việt, viết đúng
thành thạo chữ Việt là hai yêu cầu cơ bản nhất, trọng tâm nhất trong suốt quá
trình học tập của học sinh trong nhà trƣờng tiểu học. Đó cũng là hai yêu cầu
luôn luôn tồn tại song song với nhau. Có đọc đúng thành thạo tiếng Việt mới
giúp các em viết đúng chữ Việt. Ngƣợc lại quá trình viết là quá trình giúp các
em tƣ duy chính xác lại các kí hiệu về âm, vần, tiếng, từ…cũng nhƣ kí hiệu về

ngữ âm, ngữ pháp trong tiếng Việt. Qua đó kĩ năng đọc của các em đƣợc củng
cố thêm, góp phần lớn vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Trong
quá trình viết thì viết chính tả luôn luôn đƣợc coi trọng hàng đầu. Viết hoa
chính tả là một nội dung khá quan trọng của chính tả tiếng Việt. Qua chính tả
viết hoa, chữ viết tăng thêm khả năng giá trị khu biệt. Viết hoa không liên
quan đến ghi âm (chữ quốc ngữ là chữ ghi âm) nhƣng là một sáng tạo quan
trọng nhằm tăng thêm khả năng biểu đạt của ngôn ngữ. Thể đối lập giữa viết
hoa và viết thƣờng tạo nên giá trị về cú pháp, ngữ nghĩa, tu từ, logic qua chữ
viết. Trong xu thế văn hóa giao tiếp hiện nay, việc truyền thông, trao đổi thực
hiện chủ yếu bằng văn bản cho nên chính tả có xu hƣớng quan trọng hơn phát
âm. Thế nhƣng, chính tả tiếng Việt nói chung, chính tả viết hoa nói riêng
trong nhà trƣờng tiểu học hiện nay còn chƣa thực sự đƣợc chú trọng. Việc
mắc lỗi về chính tả viết hoa ở học sinh còn rất phổ biến. Để khắc phục đƣợc

1


tình trạng viết sai quy tắc chính tả viết hoa của học sinh tiểu học tôi quyết
định chọn đề tài: “Tìm hiểu thực trạng chính tả viết hoa của học sinh tiểu
học (Qua khảo sát khối lớp 4, 5 trường Tiểu học Xuân Hòa, thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc)” để tìm hiểu những lỗi sai phổ biến, từ đó đƣa ra biện
pháp giúp giáo viên dạy chính tả viết hoa một cách hiệu quả.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Tìm hiểu thực trạng chính tả viết hoa của học sinh tiểu học (Qua
khảo sát khối lớp 4,5 trƣờng Tiểu học Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc)” đƣợc tôi nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thực trạng chính tả viết hoa
của học sinh tiểu học để rèn thói quen viết đúng chính tả viết hoa cho
trẻ.Đồng thời tìm hiểu thực trạng chính tả viết hoa của học sinh để đƣa ra các
biện pháp giúp giáo viên định hƣớng dạy chính tả cho học sinh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài chính là thực trạng chính tả viết hoa của
học sinh tiểu học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu trong phạm vi đó là xử
lí tƣ liệu thống kê đƣợc để thấy đƣợc thực trạng chính tả viết hoa của học sinh
tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc đề tài này, nhiệm vụ đặt ra cho ngƣời nghiên cứu
những nhiệm vụ nhƣ sau:
Thứ nhất, đọc, hệ thống hóa đƣợc vấn đề lí luận chính tả chữ viết tiếng
Việt.
Thứ hai, thống kê các tƣ liệu về chính tả viết hoa ở lớp 4, 5 trong trƣờng
Tiểu học Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

2


Thứ ba, xử lí tƣ liệu thống kê đƣợc để thấy đƣợc thực trạng chính tả viết
hoa của học sinh tiểu học.
Thứ tƣ, đƣa ra các biện pháp sửa lỗi chính tả viết hoa ở học sinh tiểu học.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu đó là:
Một, phƣơng pháp điều tra xã hội ngôn ngữ học: để có đƣợc tƣ liệu
thống kê, phân tích, tôi sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội ngôn ngữ học
trên thực địa. Bằng phƣơng pháp này, tôi sử dụng các thủ pháp: chọn mẫu
khảo sát và phân tích, kết hợp việc quan sát, tiếp cận, đàm thoại, phỏng vấn
sâu… Quan sát khoa học là phƣơng pháp tri giác đối tƣợng một cách có hệ
thống nhằm thu thập thông tin về đối tƣợng, tiếp cận, quan sát tổng thể, đảm
thoại, phỏng vấn, theo dõi những mặt biểu hiện trong quá trình học tập của

học sinh, giáo viên trƣờng Tiểu học Xuân Hòa để tìm hiểu lỗi chính tả viết
hoa của các em. Trên cơ sở lỗi đó phát hiện các nhân tố ảnh hƣởng đến lỗi
chính tả viết hoa của học sinh trƣờng Tiểu học Xuân Hòa.
Hai, phƣơng pháp thống kê ngôn ngữ học: sau khi có các tƣ liệu nghiên
cứu điền dã thực địa, đề tài áp dụng phƣơng pháp thống kê ngôn ngữ học để
tìm ra đƣợc những quy luật kết hợp của các đơn vị ngôn ngữ, mối quan hệ
giữa các đơn vị trong cùng một cấp độ với nhau. Đồng thời, áp dụng phƣơng
pháp thống kê ngôn ngữ vào việc thống kê lỗi chính tả viết hoa của học sinh
để có cái nhìn khách quan về thực trạng, về tần số mắc lỗi của HS. “Chỉ có
trên cơ sở thống kê mới có thể biết đƣợc một cách cụ thể nhiều hay ít là nhƣ
thế nào (…) Các đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ thể hiện rất khác nhau trong
sự hoạt động ngôn ngữ. Và cùng một đơn vị nhƣng ở các phong cách cụ thể, ở
các cá nhân cụ thể cũng khác nhau. Do đó cần dùng phƣơng pháp thống kê để
nghiên cứu ngôn ngữ cũng nhƣ sự hoạt động ngôn ngữ” [5,tr13-14]
“Có thể nói rằng, tần số của hiện tƣợng ngôn ngữ phản ánh đặc điểm
chức năng của hiện tƣợng đó. Nếu thực hiện thống kê với một số lần đủ lớn

3


theo đúng yêu cầu và phƣơng pháp bộ môn thì từng đặc trƣng số lƣợng của
một dạng thức sẽ đi tới đặc trƣng chất lƣợng của nó” [5, tr15]. Đề tài còn sử
dụngphƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích, đối chiếu để đi sâu, làm rõ
tƣ liệu đã đƣợc điều tra và thống kê.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đề tài: “Tìm hiểu thực trạng chính tả viết hoa của học sinh tiểu
học (Qua khảo sát khối lớp 4, 5 trƣờng Tiểu học Xuân Hòa, thị xã Phúc
Yên, Vĩnh Phúc)” đƣợc đƣa ra sẽ giúp học sinh khắc phục đƣợc tình trạng
viết sai quy tắc chính tả viết hoa đồng thời giúp giáo viên áp dụng các biện
pháp dạy chính tả viết hoa một cách hiệu quả.

7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của khóa luận gồm 2
chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của chính tả viết hoa tiếng Việt
Chƣơng 2. Thực trạng và các biện pháp sửa lỗi chính tả viết hoa của học
sinh tiểu học

4


Chƣơng 1
CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH TẢ
VIẾT HOA TIẾNG VIỆT
1.1. Cơ sở lí luận về chính tả viết hoa tiếng Việt
1.1.1. Chữ viết
Chữ viết là hệ thống các kí hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản,
là sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các kí hiệu hay các biểu
tƣợng. Nó phân biệt với sự minh họa nhƣ phác họa trong hang động hay các
tranh vẽ, đây là các dạng ghi lại ngôn ngữ theo các phƣơng tiện truyền đạt phi
văn bản, ví dụ nhƣ các băng từ tính trong các đĩa âm thanh. Chữ viết có quan
hệ mật thiết với ngôn ngữ nhƣng không đồng nhất với ngôn ngữ. Ngƣời ta có
thể không biết chữ nhƣng vẫn có ngôn ngữ để giao tiếp. Nhiều dân tộc có
ngôn ngữ riêng nhƣng vẫn chƣa có chữ viết.
Chữ viết tiếng Việt thƣờng đƣợc gọi là chữ Quốc ngữ, cách gọi này có
tác dụng phân biệt với chữ Hán (chữ viết tiếng Trung Quốc) và chữ Nôm (chữ
viết đƣợc tạo ra trên cơ sở chữ Hán). Chữ viết tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) hiện
nay có nguồn gốc từ Châu Âu, đƣợc du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỉ
XVII. Các giáo sĩ đến Việt Nam để truyền đạo Cơ đốc thời kì đó đã nhanh
chóng nhận ra rằng, có thể dùng chữ viết ghi âm tiếng Việt để học tập tiếng
Việt, sử dụng tiếng Việt vào việc giao tiếp với ngƣời Việt. Chữ viết của nhiều

ngôn ngữ Châu Âu giống nhau ở bộ chữ cái La tinh (Bồ Đào Nha, Pháp,
Ý…). Các giáo sĩ thƣờng lấy chữ cái trong bảng chữ cái La tinh ghi âm tiếng
nƣớc mình để ghi âm lời nói mà họ cảm nhận đƣợc với những điều chỉnh cụ
thể. Vì thế, có một số trƣờng hợp, âm tiếng Việt đƣợc viết theo nhiều cách
khác nhau, không theo quy tắc ghi âm thống nhất nào. Dần dần, nhờ công lao
của các nhà truyền giáo, đặc biệt nhờ quá trình chỉnh sửa và hoàn thiện của
một số giáo sĩ ngƣời Việt, việc ghi âm tiếng Việt ổn định theo hƣớng thống

5


nhất. Hệ thống quy tắc chính tả hình thành đã thay thế chữ Hán và chữ Nôm,
đƣợc nhân dân ta chấp nhận và trở thành công cụ giao tiếp thuận lợi. Tuy
nhiên, do những hạn chế lịch sử, địa vị của chữ Quốc ngữ còn phải trải qua
một thời gian lâu dài về sau mới khẳng định đƣợc là thứ chữ viết chính thức
của một đất nƣớc độc lập và thống nhất nhƣ ngày nay.
Chữ Quốc ngữ đƣợc dạy trong nhà trƣờng (theo đƣờng lối tổ chức và cải
cách giáo dục của thực dân Pháp) ở miền Nam từ năm 1879 và miền Bắc từ
năm 1906, đƣợc đƣa vào tiêu chuẩn tuyển chọn công chức ngƣời Pháp và
ngƣời Việt thuộc ngạch hành chính. Mục đích của thực dân Pháp phổ biến
chữ Quốc ngữ để làm công cụ phục vụ chính sách cai trị, nhƣng trên thực tế,
kết quả đem lại đã vƣợt xa ý định hẹp hòi, thâm độc đó. Chữ Quốc ngữ ngày
càng hoàn thiện để thực hiện tốt chức năng giao tiếp của mình.[4, tr 190,191]
Chữ Quốc ngữ đƣợc xây dựng trên cơ sở của bộ chữ cái La tinh, là chữ
viết ghi âm, xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học, tức là nói sao viết vậy. Bộ
chữ này bao gồm 26 kí hiệu sau:
Aa

Bb


Cc

Dd

Ee

Ff

Gg

Hh

Ii

Ji

Kk

Ll

Mm

Nn

Oo

Pp

Qq


Rr

Ss

Tt

Uu

Vv

Ww

Xx

Yy

Zz

Tuy nhiên, so với bảng chữ cái La tinh, bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay
có một số khác biệt: từ gốc là các chữ cái La tinh, chữ Quốc ngữ đã đƣợc sử
dụng theo nguyên mẫu là chữ đơn, hoặc chữ ghép, hoặc thêm dấu phụ vào
chữ cái để có thể thể hiện âm vị, nhƣng cũng có trƣờng hợp thể hiện biến thể
của âm vị. Ngoài ra, vì tiếng Việt có 6 thanh điệu nên chữ Quốc ngữ đã có
thêm 5 ký hiệu huyền (\), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) ghi trên các chữ âm tiết để
biểu thị các thanh tƣơng ứng.
Nhƣ vậy, về cơ bản, chữ viết tiếng Việt bao gồm các chữ cái sau:

6



Aa

Ăă

Ââ

Bb

Cc

Dd

Đđ

Ee

Êê

Gg

Hh

Ii

Kk

Ll

Mm


Nn

Oo

Ôô

Ơơ

Pp

Qq

Rr

Ss

Tt

Uu

Ƣƣ

Vv

Xx

Yy
Trong đó chia ra, có 11 con chữ nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô,

ơ, u, ƣ và 3 nguyên âm đôi iê (yê, ia, ya), ƣơ (ƣa), uô (ua).

Có 24 con chữ ghi phụ âm: b, c (k, q), ch, d, đ, g (gh), gi, h, kh, l, m, n,
nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, th, tr, v, x.
Để viết đúng chính tả cần viết đủ các nét cơ bản (nét khu biệt) cùng
những nét liên kết trong mỗi chữ cái và giữa các chữ cái với nhau (chẳng hạn
chữ “a” không viết nhầm lẫn với chữ “c”, chữ “i” không viết lẫn với chữ
“ô”…). Việc viết đúng chính tả cũng đồng thời phải tuân thủ cách ghi các dấu
thanh và dấu câu, viết đúng quy cách hệ thống chữ số quy định.
Nói chung, chữ Quốc ngữ có các ƣu điểm và nhƣợc điểm sau:
a. Về ưu điểm:
- Chữ Quốc ngữ đƣợc xây dựng theo nguyên tắc âm vị học, về căn bản
đa số các trƣờng hợp đảm bảo đƣợc tƣơng ứng “1 - 1” giữa âm và chữ. Để
đảm bảo nguyên tắc này, chữ Quốc ngữ phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện:
một là, mỗi âm chỉ do một ký hiệu biểu thị; hai là, mỗi ký hiệu luôn luôn chỉ
có một giá trị, tức biểu thị chỉ một âm duy nhất ở mọi vị trí trong từ.
- Cách viết thành âm tiết rời, xét về mặt chính tả, cũng làm cho sự kết
hợp giữa các chữ cái thành đơn giản, tiện lợi.
b. Về nhược điểm:
- Chữ Quốc ngữ có một số những rắc rối trong chính tả, đƣợc chia làm 2
loại: loại không phụ thuộc vào ngữ âm và loại phụ thuộc vào ngữ âm:
Không phụ thuộc vào ngữ âm là trƣờng hợp “d/gi; g/gh; ng/ngh; c/k”.

7


Có thể sự khác biệt trên chữ viết này đã từng phản ánh sự khác biệt về
ngữ âm của tiếng Việt trong lịch sử. Hiện nay sự khác biệt này trong phát âm
không còn nữa, song do tính chất bảo thủ của chính tả và sự khu biệt ngữ
nghĩa của từ, chúng ta vẫn phải phân biệt d/gi; g/gh; ng/ngh; c/k trong tiếng
viết chính tả. Do đó, có thể kết luận rằng: không thể đơn thuần dựa vào phát
âm để viết đúng chính tả trong các trƣờng hợp này.

1.1.2. Chính tả chữ Quốc ngữ
1.1.2.1. Chính tả nói chung
Chính tả chữ Quốc ngữ là một quy định xã hội thống nhất cần tuân theo.
Ý thức viết đúng chính tả là ý thức văn hóa. Những quy tắc chính tả dƣới đây
đã đƣợc tham khảo rất nhiều qua những thảo luận về chính tả tiếng Việt, thậm
chí đã quay ngƣợc lại lịch sử từ năm 1902 khi Hội nghị Khảo cứu Viễn Đông
đƣợc tổ chức tại đây, vấn đề về chữ Quốc ngữ đã đƣợc Uỷ ban Cải cách chữ
Quốc ngữ đề nghị lên chính phủ Toàn quyền lúc bấy giờ. Từ đó tới nay, đã có
rất nhiều thảo luận đƣợc tổ chức nên đã giúp quy tắc chính tả tiếng Việt dần
đƣợc điển chế hóa tới một mức độ khá quan trọng hơn. Song song đó, sự phát
triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự chuẩn hóa của mã chữ Unicode
đã mang tính quyết định trong việc hệ thống hóa những quy tắc về chính tả
tiếng Việt.
Chính tả, theo định nghĩa của từ điển, là cách viết đúng, hợp với chuẩn
và những quy tắc về cách viết chuyển từ dạng thức ngôn ngữ nói sang dạng
thức ngôn ngữ viết. Theo GS. Hoàng Phê [3, tr175] thì: “Chính tả - đó là cách
viết chữ đƣợc coi là chuẩn”, nhƣ vậy có thể hiểu: những cách viết chữ không
đúng so với chuẩn đƣợc coi là sai chính tả. Chính tả, đó là những quy định
mang tính xã hội cao, đƣợc mọi ngƣời trong cộng đồng chấp nhận, mọi ngƣời
đều phải tuân thủ. Những quy định đó thƣờng là thói quen trong sự vận dụng
thực tiễn, nhƣng cũng có thể do các tổ chức, cơ quan Nhà nƣớc có thẩm

8


quyền ban hành và đƣợc xã hội chấp nhận; đƣợc coi là chuẩn mực nói chung,
là chuẩn chính tả nói riêng.
Tính thống nhất của chính tả thể hiện sự thống nhất của một ngôn ngữ.
Cũng nhƣ hệ thống ngữ âm, hệ thống chữ viết hoạt động trong giao tiếp theo
những quy tắc đảm bảo cho quá trình kí mã và giải mã đƣợc thuận lợi và

chính xác. Hệ thống quy tắc chính tả quy định cách viết các từ, viết chữ hoa,
chữ thƣờng, cách dùng các dấu câu, cách viết các từ phiên âm hoặc chuyển tự.
Các hệ thống chính tả trên thế giới thƣờng dựa vào một số nguyên tắc nhất
định. Việc dựa trên một số nguyên tắc hay phối hợp đồng thời các nguyên tắc
khác nhau của chính tả chịu sự chi phối bởi các đặc điểm văn hóa, ngôn ngữ
của quốc gia trong một thời điểm lịch sử cụ thể.[4, tr182].
Nhƣ vậy, chuẩn chính tả là việc chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngôn
ngữ, là quy định buộc mọi ngƣời sử dụng tiếng Việt phải tuân theo. Quy định
ấy thƣờng bao gồm các nội dung sau:
- Quy định chuẩn về việc viết các chữ cái ghi âm vị trong âm tiết
- Quy định chuẩn về viết hoa, viết tắt, phiên âm
- Quy định chuẩn về các dấu câu
Chuẩn chính tả là sự biểu hiện của tính khuôn mẫu, tính chuẩn mực; do
vậy, khi đƣợc hình thành và áp dụng vào thực tế, chuẩn chính tả thƣờng mang
một số đặc điểm là:
Thứ nhất, chuẩn chính tả có đặc điểm cơ bản là mang tính chất bắt buộc
gần nhƣ tuyệt đối. Viết đúng chính tả là một yêu cầu phổ biến đối với mọi
ngƣời chứ không phải của riêng ai. Đối với chính tả, yêu cầu cao là sự thống
nhất, cần có những chuẩn chính tả đƣợc xác định rõ ràng, tránh những trƣờng
hợp mập mờ, hạn chế những trƣờng hợp trung gian.
Thứ hai, nói đến chuẩn chính tả là nói đến vấn đề ổn định, ít thay đổi.
Chữ viết chính tả thƣờng có tính bảo thủ. Tính ổn định cao của chữ viết và

9


chính tả cũng kéo theo sự ổn định cao của những quy định chuẩn chính tả. Vì
thế, trên thực tế sử dụng ngôn ngữ chúng ta thƣờng thấy những thói quen viết
chữ đã ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời sử dụng nên khi có sự biến đổi nào đó,
ngƣời sử dụng cảm thấy khó khăn trong cách viết, khó thay đổi ngay đƣợc

cách viết mới. Tính ổn định cao của chữ viết đôi khi cũng gây rắc rối cho
chính tả. Khi ngôn ngữ đã có sự thay đổi và phát triển thì rất dễ nảy sinh các
mâu thuẫn, tạo nên những bất hợp lý. Mặc dù có tính ổn định cao, song chuẩn
chính tả không phải là bất biến. Chính tả có tính ổn định cao, tuy nhiên trong
quá trình vận động nó vẫn có sự biến đổi với mức độ chậm. Sự biến đổi của
chính tả ít nhiều kéo theo sự thay đổi về chuẩn chính tả. Những chuẩn chính
tả trong thời điểm này đƣợc coi là hợp lí nhƣng đến một thời điểm khác
không còn phù hợp nữa thì tất yếu phải thay đổi.
Thứ ba, chuẩn chính tả thƣờng mang tính truyền thống và số đông. Điểm
xuất phát của chuẩn chính tả là những thói quen phổ biến trong xã hội, vì thế,
chuẩn chính tả thực chất là kết quả của một sự lựa chọn - lựa chọn của nhiểu
hình thức chính tả đang tồn tại.
Trong thực tế, chính tả có vai trò quan trọng không chỉ đối với mỗi cá
nhân mà còn đối với cả cộng đồng xã hội. Việc viết đúng chính tả và thực
hành tốt các kĩ năng viết chữ không chỉ có ý nghĩa trong giao tiếp mà còn thể
hiện năng lực tƣ duy và trình độ văn hóa của mỗi ngƣời. Có những câu
chuyện về “bài học chính tả” cho thấy việc viết đúng chính tả có thể ảnh
hƣởng rất lớn. Năm 2005, Ngân hàng Quốc gia Philippines phải ra thông báo
chính thức xin lỗi toàn dẫn vì sự cố sai lỗi chính tả trên tờ bạc 100 peso mới
phát hành. Ở tờ bạc in mới này, tên tổng thống Aroroyo đã bị in nhầm thành
Arovoyo. Việc sai này dù rất nhỏ nhƣng không chỉ ảnh hƣởng đến thể diện
ngoại giao mà còn làm tổn hại về kinh tế (ngân hàng Philippines phải chấp
nhận in lại đợt giấy bạc mới và hủy serie in lỗi, đồng thời phải chịu toàn bộ

10


chi phí cho sự cố). Do đó, có thể thấy, Chính tả là môn học khoa học, góp
phần nâng cao hiệu quả giao tiếp. Nó ảnh hƣởng không nhỏ đến những thành
công của mỗi cá nhân trong cuộc sống.[4, tr 182,183]

1.1.2.2. Chính tả viết hoa
Viết hoa là một nội dung khá quan trọng của chính tả tiếng Việt. Qua
chính tả viết hoa, chữ viết tăng thêm khả năng giá trị khu biệt. Quy tắc viết
hoa của chữ Quốc ngữ trên cơ sở đối lập giữa viết hoa/viết thƣờng dẫn đến
một loạt ý nghĩa: viết hoa về mặt cú pháp, viết hoa tên riêng (phân biệt với tên
chung), viết hoa tu từ.
Chữ viết hoa trong tiếng Việt có các chức năng cơ bản sau:
a. Đánh dấu sự bắt đầu một câu;
b. Ghi tên riêng của ngƣời, địa danh, tên cơ quan, tổ chức v.v…
c. Biểu thị sự tôn kính: Bác Hồ, Ngƣời...
Hai chức năng a và c nhìn chung đƣợc thực hiện một cách nhất quán
trong chính tả tiếng Việt. Duy có chức năng b (ghi tên riêng của ngƣời, địa
danh, tên cơ quan, tổ chức v.v…) là còn nhiều điểm chƣa thống nhất trong sử
dụng. Ví dụ:
- Cùng một tên ngƣời, tồn tại những cách viết khác nhau: Phan vũ diễm
Hằng, Phan vũ Diễm Hằng, Phan Vũ diễm Hằng, Phan Vũ Diễm Hằng, Phan vũ - diễm - Hằng v.v…
- Cùng một tên đất, tồn tại những cách viết khác nhau: Hà Nội, Hà - Nội,
Hà nội v.v…
- Cùng tên một tổ chức, cơ quan cũng tồn tại những cách viết khác nhau:
Trƣờng đại học bách khoa Hà Nội, Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội,
Trƣờng Đại học bách khoa Hà Nội v.v…
Để khắc phục tình trạng này, phải có một sự nghiên cứu triệt để.

11


1.1.2.2.1. Viết hoa cú pháp
Viết hoa cú pháp là loại viết hoa bắt đầu của câu, cũng có thể tiếp sau
ngay dấu kết thúc câu nhằm phân đoạn về cú pháp và cũng là phân đoạn tƣ
tƣởng. Cách viết hoa về cú pháp có tính thống nhất, ổn định, trở thành chuẩn

chung của chính tả tiếng Việt.
1.1.2.2.2. Viết hoa tu từ
Viết hoa tu từ nhằm riêng hóa một cái chung nào đó một cách có ý thức,
thể hiện sắc thái biểu cảm. Loại viết hoa này ít nhiều mang tính cá nhân của
ngƣời viết nhƣng đƣợc xã hội chấp nhận, tức là có tính chuẩn chính tả. Trên
thực tế, loại viết hoa này khá tùy tiện, chƣa có một chuẩn chung.
1.1.2.2.3. Quy định của Bộ Giáo dục về chính tả viết hoa trong nhà trƣờng
Nói đến các quy tắc chính tả hiện hành của tiếng Việt, thƣờng ngƣời ta
hay nói trƣớc hết các quy định chuẩn về việc viết các chữ cái ghi âm vị trong
âm tiết và các quy định chuẩn về viết hoa, viết tắt, phiên âm. Sau đây ta sẽ lần
lƣợt xem xét chúng.
a. Đối với tên riêng tiếng Việt
Tên ngƣời và tên địa lí: viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết và
không dùng gạch nối: Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Hải Phòng, Nam Định, Bến
Tre v.v…
Tên tổ chức, cơ quan: viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các
âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng: Trƣờng Đại học Bách khoa
Hà Nội, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội,…
b. Đối với tên riêng không phải tiếng Việt
Những tên riêng có hình thức phiên âm Hán Việt quen dùng trong tiếng
Việt thì nói chung không thay đổi: Anh, Pháp, Bắc Kinh, Lỗ Tấn,… (viết hoa
tất cả các chữ cái đầu âm tiết của tên riêng phiên âm Hán Việt).

12


Đối với những trƣờng hợp khác, phiên âm trực tiếp ra tiếng Việt, viết tắt
theo cách đọc (đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu
và có gạch nối giữa các âm tiết: Phri-đrích Ăng-ghen, Mát-xcơ-va,…)
Tên cơ quan tổ chức, đoàn thể nƣớc ngoài nếu đƣợc viết theo cách dịch

nghĩa thì viết nhƣ viết tên các cơ quan, tổ chức, đoàn thể Việt Nam; nếu viết
tắt thì viết nguyên dạng tắt, có thể ghi thêm tên dịch nghĩa hoặc tên nguyên
dạng: WB (Ngân hàng Thế giới), WB (World Bank),…
1.2. Cơ sở thực tiễn về chính tả viết hoa tiếng Việt
1.2.1. Nhận xét khái quát về thực tiễn thực trạng chính tả viết hoa của học
sinh tiểu học
Điều tra của tôi cho thấy nhiều em học sinh ở cấp tiểu học nói chung và
ở lớp 4, 5 nói riêng đều chƣa nắm vững quy tắc viết hoa. Còn nhiều học sinh
viết sai do vô ý thức, các em chỉ coi trọng việc viết đúng chữ chứ chƣa tính
đến việc viết hoa. Có hai dạng lỗi chính tả viết hoa: lỗi chính tả viết hoa cú
pháp và lỗi chính tả viết hoa tu từ. Trong lỗi chính tả viết hoa cú pháp lại chia
ra các lỗi: lỗi chính tả viết hoa đầu câu, đầu dòng, đầu tên chƣơng, đề mục,..;
lỗi chính tả viết hoa sau dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than,...Về lỗi chính tả
viết hoa tu từ gồm có: lỗi chính tả viết hoa tên ngƣời, lỗi chính tả viết hoa tên
địa danh và lỗi chính tả viết hoa tên tổ chức, đoàn thể, cơ quan, xí nghiệp. Đa
phần học sinh thƣờng sai ở lỗi chính tả viết hoa tu từ. Nguyên nhân học sinh
mắc nhiều lỗi chính tả viết hoa tu từ là do các em chƣa nắm vững quy tắc viết
hoa nên để xảy ra việc viết hoa tùy tiện, thích viết nhƣ thế nào thì viết nhƣ
vây. Bên cạnh đó cũng có một phần trách nhiệm của các giáo viên khi chƣa
kịp thời phát hiện, kiểm tra và sửa chữa lỗi ngay cho học sinh, để các em hình
thành thói quen viết hoa một cách vô nguyên tắc, ví dụ:
- Về lỗi chính tả viết hoa tên ngƣời Việt:chỉ viết hoa tên họ, tên riêng,
không viết hoa tên đệm (Đoàn trƣờng Sinh, Trần bình Minh, Nguyễn văn

13


Thu,…; chỉ viết hoa tên họ, tên đêm, không tên riêng (Tạ Anh vũ,…); chỉ viết
hoa tên họ, không viết hoa tên đêm, tên riêng (Đặng trung kiên, Nguyễn văn
thu,…)

- Về lỗi chính tả viết hoa tên địa danh: không viết hoa tất cả các chữ cái
đầu (Vĩnh yên, Côn đảo, yên bái, Chùa một cột,…)
1.2.2. Thực tiễn trong nhà trường về việc dạy chính tả viết hoa cho học sinh
tiểu học
Trong nhà trƣờng tiểu học,các em học sinh đƣợc học cách viết các văn
bản theo các thể loại Tâp chép, Nghe - viết và Nhớ - viết. Bên cạnh đó sách
giáo khoa chƣơng trình hiện hành đã thể hiện khá đầy đủ nội dung chính tả
tiếng Việt, trong đó giải quyết vấn đề thực hiện các quy tắc viết hoa cho tất cả
các trƣờng hợp viết hoa của chữ viết tiếng Việt hiện đại. Với nội dung này,
sách giáo khoa hiện hành thể hiện đầy đủ các nội dung chính tả, trong đó có
nội dung viết hoa đƣợc đƣa vào một cách hệ thống. Cụ thể trong chƣơng trình
lớp 5, mức độ rèn luyện trong chính tả âm - vần đó là: nắm đƣợc quy tắc viết
hoa tên ngƣời, tên địa lí Việt Nam và nƣớc ngoài, có ý thức viết hoa đúng tên
cơ quan, tổ chức, danh hiệu, huân chƣơng, giải thƣờng,… Do vậy chính tả
viết hoa cũng là một trong những phần quan trọng trong phân môn Chính tả ở
trƣờng tiểu học. Tuy nhiên do cấu tạo của một số tiết chính tả thƣờng bao
gồm chính tả đoạn, bài kết hợp với chính tả âm, vần hoặc chính tả đoạn, bài
kết hợp với bài chính tả viết hoa. Giáo viên thƣờng chú ý nhiều (tập trung
công sức, thời gian) đến bài tập chính tả đoạn, bài mà chƣa chú trọng đúng
mức đến bài tập chính tả âm, vần hoặc chính tả viết hoa. Mặt khác, giáo viên
chỉ dừng ở mức độ ôn tập, hình thành quy tắc chính tả viết hoa và tổ chức cho
học sinh vận dụng quy tắc vào thực hành để rèn luyện kĩ năng mà chƣa phân
tích hƣớng dẫn kĩ nên học sinh còn phân vân, mơ hồ khi thực hành đối với
những trƣờng hợp phức tạp. Ví dụ trƣờng hợp viết hoa tên tổ chức, cơ quan ,
đơn vị, danh hiệu, giải thƣởng,…

14


Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP SỬA LỖI VIẾT HOA
CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

2.1. Tiến hành khảo sát lỗi chính tả viết hoa của học sinh
2.1.1. Mục đích khảo sát:
Để đánh giá khách quan thực trạng lỗi chính tả viết hoa của học sinh
tiểu học, tôi tiến hành khảo sát nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng lỗi chính tả
viết hoa của học sinh tiểu học.
2.1.2. Địa điểm và đối tượng khảo sát
Tôi đã tiến hành khảo sát hai khối lớp 4 và lớp 5 của trƣờng Tiểu học
Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.3. Nội dung và phương pháp khảo sát
 Khảo sát qua vở tập làm văn của học sinh
Ở từng khối, mỗi lớp chúng tôi chọn 35 vở tập làm văn bao gồm cả năm
đối tƣợng: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
Tổng số vở tập làm văn 02 khối x 05 lớp x 35 vở = 350 quyển vở. Trong đó:
+ Khối lớp 4 là 175 quyển vở tập làm văn. Tôi chọn những bài viết có số
lƣợng trung bình khoảng 200 chữ/bài để khảo sát
+ Khối lớp 5 là 175 quyển vở tập làm văn. Tôi chọn những bài viết có số
lƣợng trung bình khoảng 350 chữ/bài để khảo sát
 Khảo sát qua vở chính tả của học sinh
Ở từng khối, mỗi lớp tôi chọn 35 vở chính tả bao gồm cả năm đối tƣợng:
giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
Tổng số vở chính tả 02 khối x 05 lớp x 35 vở = 350 quyển vở. Trong đó:
+Khối lớp 4 là 175 quyển vở chính tả. Tôi chọn những bài viết có số
lƣợng trung bình khoảng 200 chữ/bài để khảo sát

15



+ Khối lớp 5 là 175 quyển vở chính tả. Tôi chọn những bài viết có số
lƣợng trung bình khoảng 350 chữ/bài để khảo sát
2.2. Thực trạng chính tả viết hoa cú pháp của học sinh
2.2.1. Viết hoa chữ cái đầu câu
2.2.1.1. Thực trạng chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng, đầu tên
chương, bài mục...
Nhìn chung ở lỗi chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng, đầu tên
chƣơng, bài mục ở học sinh khối lớp 4, 5 ít mắc phải. Học sinh thƣờng mắc
lỗi này trong khi viết những bài thơ, một số ít không viết hoa đều tên chƣơng,
bài mục. Bởi khối 4, 5 là khối cuối cấp tiểu học nên kĩ năng viết của các em
học sinh ở 2 khối này tƣơng đối vững hơn so với các em học sinh đầu cấp tiểu
học. Tuy nhiên việc học sinh khối lớp 4, 5 mắc phải lỗi sai này là không đáng
có. Lỗi sai này xảy ra ở một số học sinh thiếu ý thức, cẩu thả trong khi viết.
2.2.1.2. Đưa tư liệu thống kê
Bảng 2.1. Lỗi chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng, đầu tên chƣơng,
bài mục,... của học sinh lớp 4 qua vở chính tả và vở tập làm văn
Lớp

4A1

4A2

4A3

4A4

4A5

Tổng lỗi


Chính tả

1

2

1

2

0

6

Tập làm văn

1

1

4

0

2

8

2


3

5

2

2

14

Vở

Tổng lỗi

16


Bảng 2.2. Lỗi chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng, đầu tên chƣơng,
bài mục của học sinh lớp 5 qua vở chính tả và vở tập làm văn
Lớp

5A1

5A2

5A3

5A4

5A5


Tổng lỗi

Chính tả

1

0

1

1

0

3

Tập làm văn

1

1

1

0

0

3


2

1

2

1

0

6

Vở

Tổng lỗi

Phân tích và nhận xét bảng 2.1 và bảng 2.2
 Tỉ lệ lỗi chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng, tên chƣơng, bài
mục... ở vở ghi của học sinh (bao gồm vở chính tả và vở tập làm văn).
Với tổng 350 vở ghi, khối lớp 4 có tổng số lỗi chính tả viết hoa chữ cái
đầu câu, đầu dòng,...là 14 lỗi, trung bình có 0,04 lỗi/ vở ghi.
Với tổng 350 vở ghi, khối lớp 5 có tổng số lỗi chính tả viết hoa chữ cái
đầu câu, đầu dòng,...là 6 lỗi, trung bình có 0,02 lỗi/ vở ghi.
Tổng số lỗi chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng,... của cả hai
khối 4, 5 là: 20 lỗi, trong đó:
+ Khối 4, với 14 /20 lỗi, chiếm 70%
+ Khối 5, với 6/20 lỗi, chiếm 30%
 Ở khối lớp 4 tỉ lệ mắc lỗi chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu
dòng,..cao hơn khối lớp 5.

 Một số lỗi chính tả viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng,… của học sinh:
không viết hoa chữ cái đầu của tiếng đứng đầu mỗi câu thơ:
“Nếu chúng mình có phép lạ
ngủ dậy thành ngƣời lớn ngay
đứa thì lặn xuống đáy biển”

17


×