Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục – Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.47 KB, 58 trang )

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA QUẢN LÝ

----- o0o -----

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Địa điểm thực tập: Phịng Khảo thí và Quản lý chất lượng
giáo dục – Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên
Sinh viên: CÀ THỊ THU
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Hà Thế Truyền

Hà Nội – 2012
1


MỤC LỤC

Tiêu đề

Trang

Lời mở đầu
Danh mục các từ viết tắt
Phần 1: Tổng quan về Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên
1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT tỉnh

4
6
7


10

Điện Biên.
3. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phịng Khảo thí và Quản lý

16

chất lượng giáo dục
4. Những kết quả đạt được trong học kỳ I năm học 2011 – 2012 của Sở

18

GD&ĐT tỉnh Điện Biên
Phần II: Nội dung báo cáo
1. Danh mục các nội dung thực tập
2. Kiến thức lý thuyết có liên quan
3. Kết quả thu được trong q trình thực tập
3.1. Xây dựng kế hoạch thực tập cá nhân
3.2. Tìm hiểu, nghiên cứu các loại văn bản, tài liệu , thông tin về cơ sở
thực tập.
3.3. Hỗ trợ công tác thi
4. Những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình thực tập
Phần III: Kết luận và khuyến nghị
Phụ lục
Danh mục tài liệu tham khảo

32
33
40
42

47
53
54
58

LỜI MỞ ĐẦU

Giáo dục là q trình tồn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục
đích, có kế hoạch, thơng qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người
2


được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của lồi người. Giáo dục là q
trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm
tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội.
Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ
đã viết trong bài thơ “Nửa đêm”.
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước. Đặc biệt trong những năm gần đây khi đất nước chuyển mình
đổi mới, phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hơn
lúc nào hết vai trò của giáo dục và đào tạo ngày càng được coi trọng.
Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 của Bộ GD&ĐT
đã khẳng định: “Đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là giải
pháp trọng tâm, đổi mới QLGD là khâu đột phá” để nâng cao chất lượng giáo dục
Việt Nam. Chính vì vậy chương trình tuyển sinh, đào tạo những cử nhân quản lý
giáo dục trẻ tuổi đã ra đời và Học viện quản lý giáo dục là một trong những trường
đào tạo đầu ngành về quản lý giáo dục. Sau gần 4 năm đào tạo, Học viện cùng với
Khoa Quản lý triển khai chương trình thực tập tốt nghiệp cho sinh viên. Đây chính

là một dịp để sinh viên tìm hiểu và tham gia các hoạt động QLGD trong thực tiễn
của cơ quan QLNN về GD&ĐT, của các cơ sở giáo dục cũng như hoạt động của
một nhà quản lý.
Theo kế hoạch đào tạo, thực tập tốt nghiệp được thiết kế vào năm thứ tư, có
độ dài là 7 tuần, 5 đơn vị học trình, sau khi sinh viên đã được học đa số các học
phần thuộc chuyên ngành. Thực tập tốt nghiệp nhằm làm cho sinh viên có thể:
Hiểu biết cơ bản về hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục
các cơ sở giáo dục.
3




Vận dụng các kiến thức đã được trang bị vào thực hành một số hoạt động
quản lý ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục, các tổ chức xã hội có
hoạt động giáo dục như: quản lý hoạt động đào tạo, quản lý học sinh sinh viên,
quản lý hoạt động giáo dục, khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục…thực hiện
vai trò của một chuyên viên hoặc trợ lý…
Qua đó giúp sinh viên cập nhật, bổ sung kiến thức; xác định rõ mối quan hệ
giữa lí luận và thực tiễn để xử lý các tình huống quản lý, nâng cao trách nhiệm
nghề nghiệp, trau dồi phẩm chất của một cử nhân quản lý giáo dục. Đồng thời giúp
sinh viên vận dụng những kiến thức về quản lý và QLGD để phân tích và đánh giá
các hoạt động của một công việc cụ thể cũng như hoạt động của các cơ quan
QLGD, cơ sở GD, cá nhân người QLGD. Ngoài ra đợt thực tập sẽ giúp cho sinh
viên có những trải nghiệm thực tế, tạo nền tảng và những định hướng cho nghề
nghiệp sau này.
Thực hiện theo kế hoạch thực tập tốt nghiệp của nhà trường em đã liên hệ
với Sở GD&ĐT Tỉnh Điện Biên để làm tham gia các hoạt động quản lý và làm địa
điểm thực tập tốt nghiệp cho mình.
Điện Biên là một tỉnh miền núi, nhiều năm qua với sự cố gắng phấn đấu của

nhân dân địa phương, tỉnh Điện Biên đã đạt được những thành tích lớn trong phát
triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho bà con dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, nền
giáo dục cũng khởi sắc rõ rệt với nhiều bước đột phá trong khâu quản lý cũng như
trong việc thực hiện các chính sách giáo dục cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Như vậy, giáo dục Điện Biên là một địa điểm thuận lợi để em có thể tham gia học
hỏi và rèn luyện những kỹ năng của mình.
Trong thời gian thực tập và hoàn thiện báo cáo, em xin gửi lời cám ơn chân
thành tới lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên, phòng Khảo thí và Quản lý chất
lượng giáo dục đặc biệt là thầy Phạm Quang Tể, Thầy Nguyễn Ngọc Đông;
4


PSG.TS Hà Thế Truyền - Giảng viên hướng dẫn – Học viện Quản lý giáo dục cùng
gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em có thể thực hiện tốt
các cơng việc được giao và hồn thành tốt báo cáo này.
Trong q trình viết báo cáo, em đã cố gắng thu thập, tổng kết, phân tích, xử
lý các thơng tin dựa trên nội dung của bản “Kế hoạch thực tập tốt nghiệp” của
Khoa Quản lý và có tham khảo một số tài liệu của các tác giả, nhưng trong việc
hồn thành báo cáo khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong sự
đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo cùng các bạn sinh viên để bản báo cáo được
hoàn thiện và hữu ích hơn cho các khóa học sau.
Xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc tới các thầy cô giáo.
Xin chân thành cám ơn.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

QLNN

: Quản lý nhà nước


GD

: Giáo dục
5


UBND

: Uỷ ban nhân dân

NQĐH

:Nghị Quyết đại hội

NN&PTNN : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thơng

CHND

: Cộng hịa nhân dân

CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
GDTX


: Giáo dục thường xuyên

BT

: Bổ túc

HV

: Học viên

TCCN

: Trung cấp chuyên nghiệp

VLVH

: Vừa làm vừa học

TT HTCĐ : Trung tâm học tập cộng đồng
TDTT

: Thể dục thể thao

CBQLGD

: Cán bộ quản lý giáo dục

MTQG

: Mục tiêu quốc gia


QLCL

: Quản lý chất lượng

GD&ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

QLGD

: Quản lý giáo dục

NỘI DUNG BÁO CÁO

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ SỞ GD&ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên:
6


Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc miền Bắc Việt Nam giáp với các
tỉnh Lai Châu và Sơn La của Việt Nam, Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc,
Phongsali của Lào ở phía Tây. Điện Biên với diện tích 9.562,9 km vng, dân số
trên 491 nghìn người. Số xã, phường, thị trấn là 112, số xã đặc biệt khó khăn là 87.
Tỷ lệ hộ nghèo là 50,1%.
Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở
chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản
Kéo, Độc Lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của
Pháp (Khu hầm Đờcát). Bên cạnh đó Điện Biên có nhiều hang động, nguồn nước
khoáng và hồ nước tạo thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú như:

Rừng nguyên sinh Mường Nhé; Các hang động tại Pa Thơm (Điện Biên), Thẩm
Púa (Tuần Giáo); các suối khống nóng Hua Pe, U Va; các hồ Pá Khoang, Pe
Lng, Huổi Phạ ...
Quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du
lịch không những của tỉnh Điện Biên, của Tây Bắc mà cịn của cả nước.
Điện Biên cịn có tiềm năng văn hóa phi vật thể, với 21 dân tộc anh em
chung sống, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng rất đa dạng, điển hình là dân tộc
Thái, dân tộc H'Mông.
Điện Biên tỉnh miền núi, biên giới, nhiều dân tộc anh em sinh sống; kinh tếxã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn của cả nước. Để khắc phục tình trạng đó,
Chính quyền địa phương và nhân dân đã nỗ lực không ngừng. Thực hiện mục tiêu
NQĐH XI Đảng bộ tỉnh (2005-2010), nhiều năm qua, bên cạnh việc vận dụng chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để xây dựng cơ chế, chính
sách phù hợp với đặc điểm của địa phương, tập trung lãnh đạo đầu tư, hỗ trợ nhân
dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, phát triển sản xuất, ổn định đời sống các
7


dân tộc, Đảng bộ còn thường xuyên chú trọng việc củng cố, xây dựng hệ thống
chính trị, phát triển mạnh văn hóa giáo dục.
Giáo dục Điện Biên được đặt nền móng tương đối muộn so với các địa
phương khác. Ngày 01/6/1963, Ty Giáo dục Lai Châu được thành lập đã tạo nên
một bước chuyển mình rất lớn cho ngành Giáo dục và Đào tạo Lai Châu. Cũng
trong năm 1963, trường Sư phạm cấp I của tỉnh được thành lập góp phần không
nhỏ trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên cho tỉnh. Ngày 26/9/2003, chính phủ đã
ban hành Nghị định số 110/2003/NĐ-CP Về việc thành lập thành phố Điện Biên
Phủ. Ngày 26/11/2003, Quốc hội khóa X đã phê chuẩn việc điều chỉnh địa giới
hành chính tỉnh Lai Châu. Theo đó, tỉnh Lai Châu được chia tách thành hai tỉnh là
Lai Châu mới và Điện Biên. Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên được hình thành và phát
triển cùng với lịch sử phát triển của Đảng ủy, UBND tỉnh. Trong những năm qua
giáo dục Điện Biên đã vươn lên và đạt được nhiểu thành tích cao, cơng tác giáo dục

và đào tạo đã từng bước được nâng lên rõ rệt cả về hệ thống cơ sở vật chất đến chất
lượng dạy và học, tỷ lệ học sinh tại địa phương đỗ vào các trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp ngày càng tăng.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Điện Biên, trong giai đoạn 2006 2010 có những bước tiến vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu về quy mô phát triển
và chất lượng giáo dục.
Trong những năm qua, UBND tỉnh Điện Biên có rất nhiều những chính sách
ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút nguồn lực của các tổ chức, cá nhân đầu tư cho phát
triển Giáo dục - Đào tạo như các ưu đãi về thuế: miễn 2 năm, giảm 50% thuế 3 năm
tiếp theo đối với các dự án đầu tư vào ngành nghề, miễn tiền thuê đất 11 năm, hỗ
trợ tín dụng đầu tư, giải phóng mặt bằng... cùng với việc kêu gọi các tổ chức, cá
nhân trong tỉnh, trong nước và nước ngoài ủng hộ về tinh thần, vật chất chung tay
cùng góp sức cho thế hệ tương lai. Tỉnh tích cực đầu tư, xây dựng hệ thống, cơ sở,
8


mạng lưới giáo dục, đẩy mạnh phong trào khuyến học, có chính sách, nhiều giải
pháp giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn, động viên kịp thời học sinh nghèo vượt
khó, chăm lo cải thiện đời sống giáo viên và học sinh bán trú.
Giai đoạn 2006 - 2010, công tác xã hội hóa giáo dục của tỉnh đã được sự
quan tâm, ưu ái, giúp đỡ của nhiều cá nhân, tổ chức chăm lo cho sự nghiệp trồng
người với việc làm thiết thực hiệu quả đầy ý nghĩa. Công tác xã hội hóa giáo dục đã
làm lên diện mạo mới cho tỉnh, với hệ thống các cơ sở giáo dục và đào tạo ngày
càng phát triển, từng bước hoàn thiện đáp ứng nhu cầu học tập, tỷ lệ huy động học
sinh ngày một tăng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh mỗi xã đều có một trường Mầm
non, trường Tiểu học, THCS và Trung tâm học tập cộng đồng; Trung tâm cụm xã
có trường THPT, mỗi huyện có một trường DTNT và một Trung tâm giáo dục
thường xuyên. Năm học 2010 - 2011, quy mô phát triển trường lớp, tỷ lệ huy động
học sinh trong tồn tỉnh đã có bước tiến rõ rệt. Giáo dục Mầm non có 144 trường,
32.550 trẻ; giáo dục Tiểu học 170 trường, 58.075 học sinh; giáo dục THCS 115
trường, 36.808 học sinh; giáo dục THPT 28 trường, 15.305 học sinh. Tỷ lệ học sinh

huy động ra lớp vượt chỉ tiêu đề ra 82,5% trẻ 3 - 5 tuổi học mẫu giáo, huy động
98% trẻ 5 tuổi ra lớp, 99,1% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 98% học sinh trong độ tuổi tiểu
học đến trường, 88,2% số đúng độ tuổi THCS đến trường, 51,2% học sinh THPT.
Ngoài ra cịn tồn tỉnh cịn có 8 Trung tâm giáo dục thường xuyên với 50 lớp,
1.665 học sinh, 2 Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học 35 lớp, 865 học viên; 4 trường
Chuyên nghiệp có 9.414 sinh viên. Bên cạnh đó, hoạt động liên kết đào tạo đặc biệt
được quan tâm, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuẩn hóa đội ngũ cán
bộ, cơng chức và viên chức.
Bằng nhiều hình thức linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương
theo hình thức vừa học vừa làm, từ xa, chính quy... với nhiều ngành nghề khác
nhau như: tài chính, luật, xây dựng, kiến trúc, kinh tế, nơng nghiệp... hiện toàn tỉnh
9


có 4.464 sinh viên đang theo học. Hàng năm cơng tác tuyển sinh vào các trường đại
học, học viện được tỉnh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao; đảm bảo đúng quy trình,
đúng đối tượng, tiêu chuẩn, vùng miền đảm bảo chỉ tiêu do Bộ Giáo dục - Đào tạo
giao, hiện có 314 em đang theo học tại trường đại học, học viện trong nước. Trong
năm 2011, những người làm cơng tác giáo dục có được niềm vui lớn, mùa gặt hái
thành công với 11 học sinh đoạt giải văn hóa cấp quốc gia, 3 học sinh đoạt giải tốn
máy tính Casio, 20 học sinh đoạt giải kỳ thi toán Olimpic Hà Nội mở rộng, kết quả
gấp nhiều lần so với mọi năm.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT tỉnh
Điện Biên:
Theo Quyết định số 581/QĐ-UBND ngày 20/4/2009 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Điện Biên về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, và quyền hạn của
Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên.
Vị trí và chức năng:
- Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham
mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục

và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu
chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất,
thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp
luật.
- Sở Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh,
đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
10


Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở giáo dục và đào tạo được quy định tại Thông
tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 7 năm 2008 của liên bộ
Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng
Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện :
- Trình UBND tỉnh :
+ Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban
hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực giáo dục và đào tạo ;
+ Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm, chương trình, dự án, về
lĩnh vực giáo dục và đào tạo, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành
chính Nhà nước về ngành, lĩnh vực giáo dục thuộc phạm vi quản lý Nhà nước được
giao ;
+ Dự thảo mức thu học phí cụ thể đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo
thuộc phạm vi quản lý của địa phương để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp quyết định theo quy định của pháp luật ;
+ Dự thảo quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị
thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng, Phó trưởng phịng Giáo dục và Đào

tạo thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh :
+ Dự thảo các quyết định thành lập, sắp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động,
giải thể các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập trực thuộc Sở, cho phép thành lập,
đình chỉ hoạt động, giải thể các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập thuộc
phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.
+ Dự thảo qui định mối quan hệ cơng tác giữa Sở GD&ĐT với các Sở có
liên quan và UBND các huyện.
+ Dự thảo quyết định công nhận trường mầm non, trường phổ thông đạt
chuẩn Quốc gia theo qui định trường chuẩn quốc gia do Bộ GD&ĐT ban hành.
11


+Dự thảo các quyết định, chỉ thị cá biệt khác thuộc thẩm quyền ban hành
của chủ tịch UBND tỉnh.
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật, chính sách,
qui hoạch, đề án, chương trình và các nội dung khác về GD&ĐT sau khi được phê
duyệt, tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GD&ĐT
thuộc phạm vi quản lý của Sở.
- Hướng dẫn các chuyên môn, nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc Sở,
phòng GD&ĐT về thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch và các
hoạt động giáo dục và đạo tạo khác theo quy định của pháp luật và của Bộ
GD&ĐT.
- Quản lý công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ theo
quy định của Bộ GD&ĐT, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác quản lý chất
lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở GD&ĐT của Tỉnh.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn
Tỉnh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và quy định của pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
các ngành học, cấp học trong phạm vi quản lý của Tỉnh; hướng dẫn và tổ chức thực

hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục sau
khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học và công nghệ tiên
tiến trong giáo dục; tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương; quản lý công
tác nghiên cứu khoa học - công nghệ trong các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; xây
dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên
môn, nhiệm vụ được giao.
- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và tổ chức công tác thực hiện công tác thi
đua, khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn; xây dựng và
nhân điển hình tiên tiến về giáo dục và đào tạo trên địa bàn.
12


- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về xã hội hóa
GD&ĐT; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp
GD&ĐT trên địa bàn.
- Giúp UBND Tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh
tế, tấp thể, kinh tế tư nhân có liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT ở địa phương; hướng
dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực
GD&ĐT ở địa phương theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định các
điều kiện, tiêu chuẩn để trình cấp có thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép thành lập
và các hoạt động đối với các cơ sở GD&ĐT có sự tham gia đầu tư của tổ chức, cá
nhân nước ngoài; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các hoạt động của các cơ sở
GD&ĐT này theo các quy định của pháp luật.
- Cấp và thu hồi đăng ký hoạt động của các tổ chức, dịch vụ đưa người đi du
học tự túc ở nước ngồi ở các trình độ phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở, kiểm tra hoại động của tổ chức này theo
quy định của Bộ GD&ĐT và pháp luật; thống kê, tổng hợp người đi nghiên cứu,
học tập ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn Tỉnh,

báo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực GD&ĐT theo phân cấp
của UBND Tỉnh và quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng cùng cấp của Tỉnh hướng dẫn,
kiểm tra,thanh tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ,
tổ chức, biên chế, tài chính của các đơn vị sự nghiệp GD&ĐT trực thuộc Sở theo
phân cấp quản lý của UBND Tỉnh và quy định của pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch biên chế hành chính của sở GD&ĐT và biên chế sự
nghiệp của các đơn vị trực thuộc Sở; tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp
GD&ĐT của Tỉnh hằng năm gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê
13


duyệt; phân bổ chỉ tiêu biên chế sự nghiệp GD&ĐT công lập đối với các đơn vị
trực thuộc theo chỉ tiêu biên chế được UBND Tỉnh giao hàng năm; hướng dẫn,
kiểm tra, thanh tra và tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức sự nghiệp
GD&ĐT hàng năm trên địa bàn Tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán
ngân sách GD&ĐT hàng năm của Tỉnh bao gồm: ngân sách chi thường xuyên, chi
đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, chương
trình mục tiêu quốc gia trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; phân bổ, giao dự toán
chi ngân sách được giao cho các đơn vị trực thuộc Sở; hướng dẫn, kiểm tra việc
lập, giao dự toán ngân sách cho GD hàng năm của các huyện, thành phố.
- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền về việc thực hiện
chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, các quy định của
cấp có thẩm quyền trong lĩnh vực GD&ĐT; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến
nghị của công dân liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền quản lý của
Sở; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí theo phân cấp của
UBND Tỉnh và quy định của pháp luật.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, thanh tra, các

phòng nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở ; quản lý biên chế, cán bộ,
công chức, viên chức của cơ quan Sở GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc Sở; quyết
định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức đối với Trưởng, Phó các chức
năng của Sở, cấp Trưởng và Phó của các đơn vị trực thuộc Sở theo quy định của
tỉnh; công nhận, không công nhận hoặc thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Hiệu
trưởng đối với các cơ sở GD tư thục theo quy định của pháp luật; thực hiện việc
tuyển dụng, hợp đồng lao động, điều động, luân chuyển và các chế độ, chính sách
đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo
quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn UBND cấp huyện quy định cụ
14


thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp
huyện.
- Trong trường hợp cần thiết phục vụ sự nghiệp phát triển GD&ĐT của Tỉnh,
Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định điều động cán bộ, giáo viên của ngành sau khi
được cấp có thẩm quyền chấp nhận.
- Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao và tổ chức thực hiện
ngân sách được phân bổ theo phân cấp của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác báo cáo định kì và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao với UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT.
- Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao hoặc theo quy định
của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức, biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên:
Sở GD-ĐT Điện Biên bao gồm các phòng sau:
- Lãnh đạo Sở
- Văn phòng
- Phòng thanh tra
- Phòng tổ chức và cán bộ

- Phịng Kế hoạch – Tài chính
- Phịng Giáo dục Mầm non
- Phòng Giáo dục Tiểu học
- Phòng Giáo dục Trung học
- Phòng Giáo dục Thường xuyên- Chuyên nghiệp.
- Phịng KT-QLCL giáo dục.
- Phịng CNTT-NCKH
- Cơng đồn ngành
15


- Hội Khuyến Học
Tổng số biên chế Sở Giáo dục và Đào tạo: 62 biên chế.
Lãnh đạo Sở (04 biên chế).
Bao gồm: 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc.
Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước pháp luật về
tồn bộ hoạt động của Sở; Phó Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Giám đốc và
trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công (nhiệm vụ cụ thể tại Quyết
định số 1178/QĐ-SGDĐT ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo
Điện Biên).
3. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Phịng Khảo thí và Quản
lý chất lượng giáo dục:
1,Chức năng:
Phịng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục là đơn vị thuộc cơ quan Sở
Giáo dục và Đào tạo; có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về công tác khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục trong
phạm vi toàn tỉnh theo quy đinh.
2, Nhiệm vụ:
- Tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các kì thi thuộc phạm vi quản lý của
Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Tham mưu thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở
giáo dục và đào tạo trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của Sở GD&ĐT.
- Xây dựng, sử dụng và bảo quản ngân hàng đề thi.
- Lưu trữ bảo quản hồ sơ các kì thi
- Phối hợp tham gia nghiên cứu khoa học, hoạt động của các đề án, dự án,
chương trình.
16


- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc Sở giao.
3. Cơ cấu tổ chức:
a) Trưởng phòng: Phạm Quang Tể
- Phụ trách chung
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Chủ trì phối hợp với các phịng chun mơn nghiệp vụ có liên quan tổ chức
thực hiện cơng tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục đối với các cơ sở giáo
dục và đào tạo thuộc ngành giáo dục.
- Tham gia các dự án, thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu. Chủ trì các đề
tài nghiên cứu khoa học của Phịng.
b) Phó trưởng phịng: Nguyễn Ngọc Đơng
- Phụ trách công tác kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục theo quy định.
- Tham mưu tổ chức thực hiện các kì thi thuộc phạm vi quản lý của Sở
GD&ĐT. Quản lý và sử dụng các thiết bị, phần mềm quản lý thi.
- Tham gia các dự án, nghiên cứu khoa học, các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
c) Chuyên viên: Mai Lương Ngọc
- Xây dựng, sử dụng và bảo quản ngân hàng đề thi.
- Phối hợp, tổ chức các kì thi; cơng tác kiểm định chất lượng các cơ sở giáo
dục.
- Tổ chức công tác kiểm định trường đạt chuẩn quốc gia.
- Quản lý, lưu trữ các hồ sơ của phịng, hồ sơ các kì thi.

- Tham gia các dự án nghiên cứu khoa học, các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ theo phân cơng của Trưởng phịng.
17


- Tham gia các dự án, nghiên cứu khoa học, các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
4. Những kết quả đạt được trong học kì I năm học 2011-2012 của Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên:
Trong năm 5 thực hiện đề án xã hội giáo dục, đã tạo được nền móng vững
chắc để sự nghiệp giáo dục của tỉnh ngày càng phát triển. Và đạt được nhiều
thành tích đáng kể, vào học kỳ I năm học 2011-2012 đã được thống kê với các
thành tích sau:
1. Cơng tác tham mưu, quản lý, chỉ đạo:
Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cấp uỷ, chính quyền
các cấp ban hành văn bản chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo, cụ thể:
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành: Quyết định số 620/QĐ-UBND ngày
07/7/2011 về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2011-2012 về Giáo dục mầm
non, Giáo dục phổ thông và Giáo dục thường xuyên; Quyết định số 746/QĐ-UBND
ngày 09/8/2011 về việc phê duyệt Đề án dạy học 2 buổi/ngày và bán trú cho học sinh
cấp tiểu học tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015; Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày
31/8/2011 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên năm học
2011-2012; Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 08/9/2011 về việc phê duyệt Đề án
tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và THCS tỉnh Điện Biên giai đoạn 20112015, định hướng đến 2020; các quyết định cử cán bộ, học sinh đi đào tạo, học tại
nước CHDCND Lào và CHND Trung Hoa, phân ngành đào tạo cho học sinh tỉnh
Điện Biên đang học tại trường Đại học Xu pha nu vông; các quyết định cử học sinh đi
học theo hình thức cử tuyển, chính quy địa chỉ.
- Các phịng giáo dục và đào tạo tích cực tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa
phương ban hành Nghị quyết phát triển Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011-2015
(Phòng GD&ĐT Thành phố), các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học; tuyển
18



dụng cán bộ, giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, chia tách và thành lập trường đáp ứng
yêu cầu phát triển, mở rộng quy mô mạng lưới trường lớp.
Sở và các phòng Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản hướng dẫn nhiệm vụ
năm học các cấp học kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế; quản lý và chỉ đạo có
hiệu quả cơng tác bồi dưỡng giáo viên trong năm 2011; chỉ đạo và thực hiện việc
xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2012; tăng cường
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nền nếp, chuyên môn nhằm giúp cơ sở thực hiện
tốt nhiệm vụ năm học.
Thực hiện quản lý, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự
án đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư trang thiết bị dạy và học; huy động các nguồn
lực, nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới các phòng học, phịng chức năng, nhà nội
trú và nhà cơng vụ; cung cấp đồ dùng học tập, sách giáo khoa, giấy vở viết cho học
sinh diện chính sách kịp thời.
Các đơn vị, cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đồn thể trong
cơng tác tun truyền ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, chuẩn bị tốt các điều kiện cho
năm học mới, tổ chức lễ khai giảng đúng kế hoạch; Thực hiện nhiều giải pháp nhằm
huy động tối đa trẻ trong độ tuổi đến trường, hạn chế học sinh bỏ học, tổ chức tuyển
sinh học sinh vào các lớp đầu cấp học (lớp 1, lớp 6, lớp 10) đảm bảo công bằng, khách
quan. Tổ chức kỷ niệm 29 năm ngày Nhà giáo Việt Nam đảm bảo trang trọng, tiết kiệm,
ý nghĩa; kết thúc học kỳ I đúng kế hoạch, đảm bảo tiến độ và chương trình theo quy
định.
2. Hệ thống trường lớp và quy mô học sinh:
Học kỳ I năm học 2011 - 2012, tồn ngành có 481 trường, 6.844 lớp với
147.165 học sinh (không bao gồm học sinh các trung tâm và sinh viên trường Cao
đẳng Sư phạm), tăng 10 trường, 5.401 học sinh so với cùng kỳ năm học trước, trong
đó:
19



Giáo dục Mầm non: 152 trường, 1672 nhóm lớp, 36.027 trẻ, tăng 7 trường, 125
nhóm lớp và 3.439 trẻ so với cùng kỳ năm học trước.
Giáo dục Tiểu học: 173 trường tiểu học, 04 trường THCS có lớp tiểu học với
3.408 lớp, 59.799 học sinh; tăng 03 trường; 40 lớp; 1.935 học sinh so với cùng kỳ
năm học trước.
Giáo dục THCS: 115 trường, 1.293 lớp với 36.554 học sinh (trong đó có 20 lớp
THCS ở trường PT DTNT THPT với 637 học sinh), giảm 254 học sinh so với cùng kỳ
năm học trước.
Giáo dục THPT: 29 trường (01 trường thành lập chưa hoạt động) với 471 lớp
và 14.785 học sinh, tăng 281 học sinh so với cùng kỳ năm học trước.
01 trung tâm KTTH-HN trực tiếp giảng dạy 125 lớp, 3.078 học sinh, trong đó:
THCS 27 lớp, 633 học sinh; THPT 98 lớp, 2.445 học sinh. Trung tâm phối hợp với
các trường THPT, TT GDTX giảng dạy 89 lớp với 2.885 học sinh.
Giáo dục Thường xuyên: 08 trung tâm 01 TTT GTX cấp tỉnh; 07 TT GDTX
cấp huyện) với 55 lớp với 1.799 học viên; trong đó: bổ túc THPT: 48 lớp với 1.638
HV; bổ túc THCS 7 lớp với 161 HV.
02 Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trực thuộc Sở (01 trung tâm Tin học - Ngoại
ngữ ngoài công lập) với 26 lớp và 648 học sinh.
01 Trường Cao đẳng Sư phạm với 69 lớp, 3.675 sinh viên, trong đó: hệ cao đẳng
39 lớp với 1.801 sinh viên; hệ trung cấp 11 lớp với 528 sinh viên; hệ khơng chính quy
(cao đẳng và trung cấp) 7 lớp với 438 sinh viên; liên kết đào tạo đại học 12 lớp với 908
sinh viên.
3. Kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học:
a) Giáo dục Mầm non
Công tác huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi được
các đơn vị thực hiện khá tốt thông qua việc tuyên truyền, phối hợp, vận động, đầu tư
20



cơ sở vật chất, mở các lớp mẫu giáo ghép... Tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi đạt 10,2%; trẻ
3-5 tuổi đạt 87%; trẻ 5 tuổi đạt 98,4%.
Triển khai và thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới, thực hiện điểm
Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi; xây dựng mơ hình trường học an tồn, phịng chống
tai nạn thương tích theo Thơng tư số 13/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Triển khai thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi đúng kê hoạch.
Thực hiện phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng
đồng thơng qua các hình thức tuyên truyền phong phú: xây dựng các góc tuyên truyền
của nhà trường, của lớp; tổ chức các Hội thi; thông qua các cuộc họp phụ huynh và đến
tận gia đình trẻ (đối với khu vực vùng cao); các kênh phát thanh, truyền hình.
Các đơn vị đã thực hiện tốt cơng tác vệ sinh an tồn thực phẩm và phịng bệnh
cho trẻ, chú trọng việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc
thiểu số, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ bước vào học lớp 1. Năm học 2011-2012, 100%
trẻ trong trường được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng, khám sức khỏe
định kỳ và tiêm phòng, uống vacxin đúng lịch; tổng số trẻ được ăn tại trường là
18.255/34.671 đạt tỷ lệ 52,6%.
Kết quả chất lượng chăm sóc trẻ: Tỷ lệ trẻ có cân nặng bình thường đạt 93%; tỷ
lệ trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng chiếm 7%. Tỷ lệ trẻ phát triển chiều cao bình
thường đạt 90,1%; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao chiếm 9,9 %. So với cùng kỳ
năm học trước, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng giảm 1,8%, tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng về chiều cao giảm 0,4%.
Chất lượng giáo dục trẻ: (Đánh giá theo 5 lĩnh vực phát triển của trẻ): Lĩnh vực
thể chất đạt 95,3 %, lĩnh vực nhận thức đạt 93%, lĩnh vực ngơn ngữ: đạt 90,8%, lĩnh
vực tình cảm xã hội đạt 91,7%, lĩnh vực thẩm mỹ đạt 90 %. Tỷ lệ trẻ đi học chuyên
cần đạt 95.6%.
b) Giáo dục Tiểu học
21


Các đơn vị thực hiện nghiêm túc chương trình tiểu học theo Quyết định số

16/2006/QĐ-BGDĐT và Công văn số 5842/BGDĐT về hướng dẫn điều chỉnh nội
dung chương trình dạy học giáo dục phổ thông; thực hiện dạy học theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng.
Mở rộng quy mô trường lớp dạy hai buổi/ngày ở những nơi có điều kiện về cơ sở
vật chất và đội ngũ giáo viên. Học kỳ I, có 1.420 lớp học 2 buổi/ngày với 29.985 học
sinh, đạt 50,1%. Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục tại 550 lớp ghép với 6.917 học
sinh.
Có 49 trường tiểu học với 374 lớp, 6.667 học sinh dạy tiếng Anh tự chọn. Năm
học 2011-2012, có 26 trường tiểu học thuộc Thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện
Biên dạy tiếng Anh lớp 3 với thời lượng 4 tiết/tuần theo chương trình thí điểm của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường
học (Seqap) tại 21 trường tiểu học tham gia dự án; chương trình P/S Bảo vệ nụ cười
Việt Nam tại 10 trường tiểu học thuộc huyện Mường Chà, Điện Biên và Thành phố
Điện Biên Phủ. Tiếp tục thí điểm xây dựng sân trường thân thiện nhằm tạo khu vui
chơi, thể dục thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh học 2
buổi/ngày tại một số trường huyện Điện Biên, Mường Chà, Điện Biên Đông.
Kết quả 2 mặt giáo dục của học sinh.
c) Giáo dục Trung học
Các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục
trung học; hoàn thành phân phối chương trình mới trên cơ sở điều chỉnh nội dung dạy
học (giảm tải) đảm bảo phù hợp thực tế của nhà trường và quy định của Bộ và Sở
GD&ĐT.
100% trường THCS triển khai đại trà “Xây dựng mô hình trường THCS tổ
chức hoạt động đổi mới phương pháp day học”, qua đó tạo sự chuyển biến tích cực về
22


quan điểm chỉ đạo, đổi mới hiệu quả phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo
hướng phù hợp đối tượng học sinh và thực chất.

Các đơn vị thực hiện nghiêm túc quy trình biên soạn đề kiểm tra theo ma trận,
lập ngân hàng đề. Công tác tuyển sinh vào lớp 6, 10 cơ bản đúng kế hoạch. Huy động
tối đa được học sinh trong độ tuổi ra lớp. Năm học 2011-2012, việc tuyển sinh lớp 6
THCS đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra; các trường THPT đã tuyển sinh được
6.659/8.548 học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10, đạt tỷ lệ huy động 77%.
Chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, đặc biệt là bồi dưỡng học
sinh giỏi quốc gia, tổ chức ôn luyện, thành lập đội tuyển và giáo viên ôn luyện đúng kế
hoạch. Chỉ đạo, hướng dẫn học sinh tham gia thi Olimpic tiếng Anh và Toán học trên
Internet.
Chất lượng giáo dục đạo đức và văn hoá cấp THCS, THPT đã có sự chuyển
biến rõ nét .
d) Giáo dục Thường xuyên
Tổ chức, quản lý và chỉ đạo có hiệu quả cơng tác bồi dưỡng giáo viên các cấp
học theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện công tác tuyển sinh bổ túc
THCS, bổ túc THPT đúng kế hoạch, đúng quy chế, đảm bảo chỉ tiêu được giao.
Các Trung tâm GDTX thực hiện nhiệm vụ, bám sát yêu cầu thực tiễn xã hội.
Thực hiện nghiêm túc chương trình GDTX; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra
đánh giá và việc phụ đạo học sinh yếu kém.
Thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng BT THCS (hệ 4 năm bốn lớp)
và BT THPT. Trong học kỳ I, mở 43 lớp BT THCS (chương trình phổ cập, 6
tháng/lớp) với 851 học viên, Kết quả xếp loại học lực kỳ I: BT THPT có 1638 học
viên, trong đó: học lực khá, giỏi 8,5%, trung bình 48%, yếu 39,2%, kém 4,3%. BT
THCS có 161 học viên, trong đó: học lực khá 21,73%; trung bình 73,3%, yếu 3,73%,
kém 1,24%.
23


Công tác dạy nghề phổ thông cho học sinh được thực hiện đủ chương trình, đảm
bảo chất lượng tại 8/8 trung tâm GDTX : 15 lớp, 431 học viên.
Các trung tâm từng bước cải tiến công tác điều tra, dự báo nhu cầu học tập của

cán bộ và nhân dân, xây dựng kế hoạch mở lớp sát với thực tế. Quản lý tốt về đào tạo
và cấp phát chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Kết thúc học kỳ I, các trung
tâm đã đào tạo 24 lớp tin học trình độ A, B cho 632 học viên; 3 lớp tiếng Anh với 42
học viên, 04 lớp tiếng dân tộc (Thái, Mông, Lào) cho 115 học viên; 03 lớp tập huấn
chuyên đề thiết kế bài giảng E-learning với 65 giáo viên và cán bộ quản lý; 01 chuyên
đề quản trị mạng cho 22 học viên; 8 lớp bồi dưỡng ngắn hạn với 592 học viên. Ngồi
ra cịn tổ chức giảng dạy tin học cho 68 HV lớp Đại học kiến trúc, dạy Tiếng Anh cơ
bản, Tiếng Anh chuyên ngành cho 96 học viên lớp Đại học kế toán từ xa.
Công tác liên kết đào tạo được thực hiện đúng quy định. Học kỳ I, Trung tâm
GDTX tỉnh liên kết mở 20 lớp (hệ Từ xa, hệ VLVH, hệ cao đẳng, hệ TCCN) với 1557
học viên, trong đó tuyển sinh mới 4 lớp, 215 học viên. Các trung tâm GDTX Tuần
Giáo, Mường Nhé, Mường Chà đã liên kết mở 6 lớp TCCN hệ VLVH với 238 học
viên; trung tâm GDTX huyện Mường Chà, Mường Nhé, Tuần Giáo, Điện Biên Đông,
Tủa Chùa liên kết 14 lớp Trung cấp nghề với 410 học viên.
Tích cực tham mưu với chính quyền địa phương thực hiện chính sách, nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống TT HTCĐ, mở các lớp xóa mù chữ và
tiếp tục giáo dục sau khi biết chữ. Kết quả học kì I, các TT HTCĐ đã tổ chức 2491 lớp
với 30290 lượt người tham gia tập huấn nghiệp vụ, chuyển giao công nghệ, bảo vệ
môi trường; 1817 lớp với 56700 lượt người tập huấn kiến thức y tế, CSSK, dân số,
pháp luật; tổ chức văn hóa, văn nghệ,TDTT với 32191 lượt người; đọc sách với lượt
42224 người và các hoạt động khác với 46291 lượt người. Trung tâm HTCĐ hoạt
động khá hiệu quả như: Trung tâm HTCĐ xã Nà Tấu, Thanh Chăn, Thanh Nưa huyện Điện Biên.
24


đ) Giáo dục Chuyên nghiệp
Thực hiện tốt công tác tuyển sinh vào đại học, cao đẳng năm 2011; triển khai các
văn bản, tư vấn và hướng dẫn học sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2, 3 vào các
trường ĐH, CĐ năm 2011 và hướng dẫn học sinh đăng ký dự xét tuyển hệ TCCN vào
các trường CĐ trên địa bàn tỉnh. Năm 2011, tổng số phiếu đăng kí dự thi đại học, cao

đẳng của toàn tỉnh là 7.445, trong đó: Đại học: 4.611; cao đẳng: 2.834.
Thực hiện cơng tác tuyển sinh theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, hệ cử
tuyển, chính quy theo địa chỉ đảm bảo đúng quy định: tuyển sinh cử tuyển các trường
Đại học trong nước 84 học sinh; tuyển sinh cử tuyển theo NQ 30a là 92 học sinh; xét
tuyển học trung cấp hệ chính quy địa chỉ tại trường CĐSP Điện Biên là 200 học sinh.
Thực hiện việc tốt việc tuyển sinh đi học ở các trường THPT, hệ THPT trong
trường Đại học tại các trường: Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Hữu Nghị 80, Hữu Nghị
T78, hệ THPT trong trường ĐH Lâm nghiệp).
Công tác hợp tác đào tạo đảm bảo kế hoạch đề ra: Cử 05 học sinh đi học tại Đại
học Xu Pha Nu Vông, nước CHDCND Lào; cử 05 học sinh đi học cử tuyển, 02 cán bộ
học thạc sỹ tại trường Đại học Tài chính Vân Nam - Trung Quốc; tiếp nhận 90 học
sinh (trong đó có 15 cán bộ) của 3 tỉnh Bắc Lào sang học tiếng Việt tại TTGDTX tỉnh;
phân ngành đào tạo cho 73 học sinh Lào đã hoàn thành chương trình tiếng Việt cơ bản
tại 3 trường cao đẳng: Y tế, KT-KTTH, Sư phạm tỉnh.
Trường Cao đẳng Sư phạm tiếp tục đổi mới quản lý và phương pháp đào tạo,
thực hiện nghiêm túc quy chế tuyển sinh, quy chế đào tạo. Năm 2011 nhà trường
tuyển mới 973/950 chỉ tiêu, đạt 102,4 %, tăng 6,3 % so với năm 2010, trong đó: cao
đẳng chính quy tuyển được 696/700 chỉ tiêu (trong đó có 19 lưu học sinh Lào và 44
học sinh cử tuyển); Trung cấp chuyên nghiệp tuyển được 272/250 chỉ tiêu.

25


×