Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

20 kỹ năng bé cần trước khi vào lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.77 KB, 8 trang )

20 kỹ năng bé cần trước khi vào lớp 1
Hầu hết các bậc cha mẹ đều tỏ ra lo lắng khi bé chuẩn bị bước vào lớp 1. Các
nhà giáo dục khuyên rằng, nếu bạn biết củng cố một số kỹ năng đơn giản như
đếm số, dạy bé biết tự mặc áo, đi giày ... bé sẽ không còn bỡ ngỡ khi tới trường
nữa.
Bạn có thể tham khảo 20 kỹ năng cần dạy bé ở độ tuổi này, tuy nhiên không
nhất thiết rằng bé nhà bạn phải có đầy đủ những kỹ năng đó mà tuỳ thuộc vào
cách rèn luyện của cha mẹ chúng.
1. Học thuộc bảng chữ cái
Ngày nay, có rất nhiều bài hát hoặc những loại đồ chơi vui vẻ có tác dụng giúp
bé học thuộc lòng bảng chữ cái. Bạn cũng nên giúp bé cách phát âm chuẩn.
Nhiều bé bị ngọng khi nói chữ “l” và “n” hay phát âm sai chữ “p” và “b”.
2. Biết viết tên bé
Đọc và viết là hai kỹ năng khó khăn khi bé bắt đầu làm quen với bảng chữ cái.
Cách tốt nhất là bạn có thể trở thành cô giáo tại gia cho bé. Chuẩn bị một tờ giấy
trắng, bút chì, tẩy, bạn viết thật to tên của bé trên giấy và hướng dẫn bé tô lại.
Tiếp đến, bạn cầm tay và cùng bé viết lại tên cho đến khi thành thạo.

3. Biết nhiều bài hát
Giai điệu và ngôn từ qua bài hát là cách thú vị giúp bé phát triển kỹ năng ngôn
ngữ. Bạn chớ nên ngại ngùng khi cất cao giọng hát tặng bé những bài ngộ
nghĩnh. Các bé thường có xu hướng nhanh thuộc lời bài hát hơn khi cùng được
ngân nga hàng ngày với cha mẹ. Không những thế, bạn còn có thể mượn lời bài
hát để giải thích những sự vật, hiện tượng có trong đó cho bé hiểu.


4. Kỹ năng giao tiếp
Bước chân vào bậc tiểu học, bé phải làm quen với môi trường rộng lớn hơn so
với khoảng thời gian bé học mẫu giáo. Những bé cởi mở, giỏi giao tiếp sẽ thích
nghi với bạn bè, thầy cô nhanh hơn. Cha mẹ nên tạo cho bé thói quen vui chơi
cùng nhóm bạn. Kỹ năng này giúp bé hòa nhập, không khóc nhè và ham thích


đến trường.
5. Sử dụng máy vi tính
Không phải là chỉ cho bé xem hoạt hình hay nghe ca nhạc trên máy tính, bạn
hoàn toàn có thể hướng dẫn bé 5, 6 tuổi sử dụng chuột, bàn phím hay các nút tắt,
mở trên máy vi tính. Bé sẽ học rất nhanh và không bối rối khi phải tiếp xúc với
máy vi tính sau này.
6.Sẻ chia với người khác
Nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm khi nuông chiều bé thái quá. Khi ấy, bé sẽ trở nên
ích kỷ, nghĩ mình là nhất và sẽ khó khăn khi vui chơi với các bạn ở lớp. Bé ích
kỷ thường dễ bị cô lập và khó tiếp thu bài vở hơn các bạn khác.
7. Biết cách tự chăm sóc bản thân
Đến tuổi này, bạn có thể để bé tự lập trong việc mặc quần áo, đội mũ, đi tất, đi
giày ... Có thể bạn muốn làm giúp bé những công việc này cho nhanh nhưng hậu
quả sẽ ngoài tưởng tượng. Bé sẽ không biết xử lý thế nào nếu chẳng may bị tuột
dây giày hay cúc áo ở lớp.
8. Tìm cho bé một người (nhóm) bạn thân
Với bé, có một người bạn để tâm tình hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng.
Vui chơi cùng các bạn cùng lứa không những giúp bé cân bằng tâm lý, thoải mái
tinh thần mà thông qua những người bạn, cha mẹ cũng có thể biết được những
rắc rối bé đang gặp phải để kịp thời can thiệp.


9. Biết sáng tác truyện
Nên tạo thói quen kể chuyện cho bé trước giờ đi ngủ hàng ngày. Tiếp đến, bạn
có thể gợi ý để bé biết cách xây dựng những câu chuyện theo trí tưởng tượng
của bé. Bạn chỉ nên đưa cho bé một vài mẫu nhân vật, tình tiết và để bé hoàn
thiện câu chuyện theo cách riêng của bé.

10. Hoàn thành công việc
Bạn nên rèn cho bé kỹ năng hoàn thành công việc theo yêu cầu. Bé buộc phải

đánh răng, rửa mặt khi ngủ dậy hoặc thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Thói
quen này rất hữu ích sau này khi bạn yêu cầu bé phải hoàn thành hết những bài
tập cô giáo giao cho mới được đi ngủ.
11. Tham gia trò chuyện cùng mọi người
Gia đình là môi trường quan trọng nhất với sự phát triển của bé. Dù bận rộn đến
mấy, bạn cũng nên thu xếp thời gian để cùng ăn tối, xem ti vi, nấu ăn hay làm
việc nhà với bé. Nhấn mạnh với bé rằng, bé có thể chia sẻ hay trao đổi về bất kỳ
điều rắc rối nào xảy ra ở lớp sau này.
12. Xây dựng sự tập trung
Ở độ tuổi mẫu giáo, bé thường làm những mọi việc theo ý thích. Chẳng hạn, bé
sẽ bỏ dở bức tranh đang vẽ để xem phim hoạt hình. Tính cách này không tốt nếu
bé đi học mà thiếu tập trung vào bài giảng. Nếu bạn muốn bé hoàn thiện một
bức tranh, tốt nhất nên cho bé làm việc này trong phòng riêng, yên tĩnh và bạn
nên kiểm tra kết quả sau đó.
13. Học đếm số
Bé có thể làm theo đúng những yêu cầu của bạn như “Con đặt 3 quả cà chua vào
rổ giúp mẹ” hoặc trả lời chính xác những câu hỏi có liên quan đến số đếm như
“Nhà mình có bao nhiêu người?”… Đếm số là cách giúp bé tăng cường trí nhớ


và nhanh tiếp thu môn học có liên quan đến con số ở trường.
14. Phân biệt được quá khứ và tương lai
Bạn nên giúp bé hiểu được khái niệm chỉ thời gian đơn giản như ngày hôm qua,
hôm nay, ngày mai hay tuần trước, tuần tới … Khi đi học, bé sẽ phải làm quen
với thời khóa biểu, vì vậy việc nhận diện được thời gian sẽ giúp ích cho bé.
15. Dạy bé cách đặt câu hỏi
Bé thích tò mò hỏi về nhiều thứ xung quanh mình nhưng cách diễn đạt thường
chưa chuẩn xác. Bạn nên dạy bé cách đặt câu hỏi chính xác và dễ hiểu hơn.
Đồng thời bạn cũng nên khuyến khích để bé tự tin khi bày tỏ những vấn đề còn
thắc mắc. Để bé hiểu rằng, bé có thể hỏi cha mẹ, bạn bè hay thầy cô giáo những

điều bé muốn tìm hiểu.
16. Nhận biết thế giới tự nhiên
Chia các loài vật, cây cối, hoa cỏ thành những nhóm riêng biệt để bé dễ nhớ như
nhóm động vật ăn thịt, nhóm động vật ăn cỏ, nhóm cây có quả ăn được, nhóm
cây có quả không ăn được … Cách này giúp bé phát triển tư duy so sánh, tổng
hợp.
17. Chơi xếp hình
Xếp hình là trò chơi trí tuệ phù hợp với lứa tuổi của bé (3 - 6 tuổi). Trò chơi này
còn giúp bé phát triển tư duy logic, vì vậy, bé cũng thông minh hơn khi bước
vào lớp 1.
18. Vận động mỗi ngày
Lịch học ở bậc tiểu học sẽ nặng hơn ở lớp mẫu giáo. Nếu bé không có sức khỏe
tốt, bé sẽ mệt mỏi, buồn chán và học kém. Bạn nên hình thành cho bé thói quen
hoạt động ngoài trời như vui chơi, đạp xe trong công viên, vừa giúp bé khỏe
mạnh, dẻo dai vừa giúp tinh thần bé được minh mẫn.
19. Nhận biết các loại thức ăn không tốt cho sức khỏe
Dạy bé phân biệt những loại thực phẩm an toàn và những loại có hại cho sức
khỏe, đồng thời bạn nên khuyến khích bé ăn đa dạng các chất. Không nên cố
nhét thêm bánh, kẹo ... trong túi quần để bé tiện lợi khi ăn vặt.


20. Học nhạc
Chơi thành thạo một loại nhạc cụ nào đó có thể giúp bé phát huy được năng
khiếu, kỹ năng sử dụng đôi tay và tiếp thu nhanh những quy tắc mới từ thầy cô
dạy nhạc.
Cùng con vào lớp 1
Lớp một là lớp đầu tiên trong cuộc đời đi học, đây là một bước ngoặt rất quan
trọng trong cuộc đời của trẻ. Chính vì thế trẻ cần phải được chuẩn bị thật chu
đáo nhằm thích nghi với môi trường mới, một môi trường mà hoạt động học tập
được xem là hoạt động chủ đạo. Ở đây nhiều yêu cầu mới được đặt ra cho trẻ,

phạm vi giao tiếp của trẻ được mở rộng hơn, trẻ có những quyền hạn và nhiệm
vụ mới.

Đây là thời kỳ cuối của giai đoạn hình
thành những chức năng tâm lý ở trẻ. Trong giai đoạn này trẻ đang bước đầu hình
thành những hoạt động tư duy có ý thức, hình thành cá tính, trẻ dần dần chuyển
từ tư duy vô ý thức sang có ý thức, dần dần có được khả năng ghi nhớ, tìm hiểu
và tư duy, đồng thời thu nhận một cách vô thức những tác động từ thế giới xung
quanh. Vậy chúng ta cần chuẩn bị gì và chuẩn bị như thế nào để đạt được hiệu
quả?
Làm thế nào để trở thành bạn của con?
Thế hệ của chúng ta giờ đây là một thế hệ đầy bận rộn với những cuộc hẹn kín
lịch. Ngay cả con trẻ của chúng ta cũng mệt nhoài với quá nhiều hoạt động.


Nhưng giai đoạn bước vào lớp một đòi hỏi chúng ta thực sự phải dành thời gian
để tập trung cho con. Mark Twain đã nói: “Chúng ta luôn quá bận rộn để có thể
dành thời gian cho con cái, chúng ta không bao giờ cho con cái thời gian hay lợi
ích chúng xứng đáng được hưởng. Chúng ta phung phí quà tặng cho con cái,
những món quà quý giá nhất, sự giao thiệp của chúng ta với con cái thì chúng ta
lại cho đi thật miễn cưỡng”.
Tập trung thời gian vào con sẽ giúp bạn quan sát được những thay đổi ở đứa trẻ
và có những điều chỉnh cần thiết và kịp thời. Khi ấy, mối quan hệ của bạn và
đứa trẻ sẽ thân thiết và gần gũi hơn, sự thân thiết, gần gũi này sẽ giúp con trẻ cởi
mở chia sẻ những điều khó khăn của trẻ như: việc hoàn thành các bài tập ở lớp
là nỗi sợ hãi của con bạn, hoặc con bạn e ngại trong việc tiếp xúc với cô giáo
như thế nào… Khi bạn lắng nghe những vướng mắc ấy của con, bạn sẽ biết cùng
con và hỗ trợ con mình như thế nào để con vượt qua. Khi ấy bạn đã trở thành
một người bạn thân thiết và tin cậy của con mình.
Những khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức của trẻ là do những nguyên

nhân nào?
Do trẻ thiếu kiến thức cơ bản: Hiện nay, có một hiện tượng phổ biến, rất nhiều
phụ huynh học sinh lo lắng con mình không theo kịp chương trình học hoặc
muốn tạo sự vượt trội cho con ngay từ lớp một nên đã cho con mình học trước
chương trình, học thêm ngoài những giờ chính khóa. Điều này tạo ra một sự
mâu thuẫn và làm giảm hứng thú học tập của trẻ. Khi trẻ biết trước kiến thức sẽ
tạo tâm lý coi thường, không quan tâm đến việc tập trung vào bài học, gây sự
thờ ơ, giảm hứng thú ngay từ khi bắt đầu việc học.
Để giúp trẻ không quá bỡ ngỡ với việc học và vẫn gây dựng được cho trẻ sự
hứng thú trong học tập, chúng ta không nên học trước chương trình mà cần cho
con trẻ học những kiến thức cơ bản về chữ, số (như nhận mặt chữ, cách đọc âm
vần, cách viết các nét chữ, cách nhận mặt số - để trẻ có hiểu biết về mặt số
lượng, các khái niệm về mặt không gian/ thời gian (trước khi/ sau khi, trên/dưới,
trong/ngoài, nặng/nhẹ… ít nhất, nhiều nhất…).


Làm gì khi con mình tỏ ra chậm chạp, thụ động trong môi trường học tập?
Đây là yếu tố thuộc về tính khí của trẻ. Có bốn nhóm trẻ với những tính khí
chính: nhóm sôi nổi – nhóm trầm tĩnh – nhóm linh hoạt – nhóm chậm chạp, mỗi
nhóm có những đặc điểm riêng và có những điểm mạnh/ điểm yếu khác nhau để
cha mẹ cần có những giúp đỡ phù hợp và không gây áp lực với con mình nếu
như thấy dấu hiệu của sự chậm chạp.
Nhóm trẻ chậm chạp thường thụ động hay kéo dài thời gian và dường như lơi lề
mề, nhưng có điểm mạnh: làm việc cần cù, có quy tắc, suy nghĩ chính xác, tính
kiên định và thực tế cao. Vì thế, các bậc cha mẹ không nên đánh giá con mình
kém cỏi hơn con nhà khác mà cần xem lại cách thức tổ chức thời gian, không
gian học tập, xem lại phương pháp học tập có phù hợp với tính khí của trẻ hay
không để có những điều chỉnh thích hợp và thuận lợi nhất cho trẻ.
Những yếu tố về thể chất ảnh hưởng ra sao đến việc học của trẻ?
Các yếu tố về giác quan cũng có thể gây cho trẻ những khó khăn về mặt học tập.

Một trong những vấn đề chúng ta có thể nhận thấy đó là hiện tượng ngày càng
nhiều trẻ phải đeo kính ngay từ những bậc học nhỏ. Đó là do những yếu tố chủ
quan như xem tivi nhiều, sử dụng máy tính chơi games, đọc sách dưới ánh đèn
không đủ ánh sáng… còn có những yếu tố khách quan như ô nhiễm môi trường,
ánh sáng nơi học tập… Hoặc yếu tố về thính lực do những tác động của tiếng ồn
dẫn đến khả năng lắng nghe cô giáo giảng… hoặc yếu tố về phát âm như phát
âm sai (nói ngọng, sử dụng ngôn từ không chuẩn…) dẫn đến việc trẻ nghèo nàn
về ngôn từ và ngại giao tiếp với bạn bè.
Việc chăm sóc trẻ không chỉ là lo cái ăn cái mặc và đưa các em đến trường, mà
còn cần phải tạo ra môi trường thuận lợi cho trẻ để giúp các em phát triển việc
tiếp thu kiến thức của mình. Chúng ta phải lưu ý đến thị lực, thính lực và khả
năng tập trung của trẻ để làm giảm thiểu đến mức tối đa trong khả năng có thể,
những tác động từ bên ngoài và ngay từ chính các em. Nên đưa các em đi khám
mắt, tai ít nhất 3 – 6 tháng một lần và sắp xếp cho các em một góc học tập phù


hợp với những tiêu chuẩn về ánh sáng, âm thanh cũng như tìm những biện pháp
giúp các em có khả năng tập trung hơn.
Làm thế nào để có thể dạy dỗ và chỉ bảo con trẻ mà không gây ra sự giận dữ
và bất mãn ở chúng?
Trẻ cũng giống như chúng ta, đôi khi chúng ta tỏ ra bất cần hoặc giận dữ với
những câu nói của người khác. Ở trẻ, có thể phản ứng giận dữ yếu đuối hơn do
trẻ chưa đủ sức phản kháng lại người lớn, tuy nhiên nếu để quá trình giận dữ và
bất mãn ở trẻ diễn ra lâu sẽ gây cảm giác tự ti đối với trẻ nhút nhát hoặc sự hung
dữ ở trẻ lanh lợi.
Vì vậy, khi chúng ta yêu cầu trẻ làm việc gì đó, các bậc phụ huynh có nhiều
cách để đưa ra những thông điệp thiện chí. Hãy nói với con bạn : Bố/Mẹ rất tôn
trọng cảm giác của con, hoặc Bố/Mẹ rất muốn biết con suy nghĩ thế nào về
chuyện đó?… Trẻ sẽ có cảm giác chúng được coi như những người trưởng
thành, chúng sẽ đáp lại những yêu cầu của bạn một cách tốt nhất. Bằng cách đó,

chúng ta gửi tới trẻ thông điệp quan trọng nhất: Bố mẹ hy vọng con sẽ chịu trách
nhiệm về những hành vi của mình. Đây cũng là cách để chúng ta giúp trẻ tiến
gần hơn tới sự trưởng thành về mặt cảm xúc và tâm lý./.



×