Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Cuộc đua cho con học chữ trước khi vào lớp một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.29 KB, 3 trang )

Đua nhau cho con học chữ trước khi vào lớp 1: Ai làm khổ ai?
- “Con chị biết đọc chữ chưa? Con tui đọc báo ro ro rồi. Sao đến giờ còn chưa cho bé đi học
chữ? Phải biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1, cả lớp đứa nào cũng biết chữ rồi, cô giáo
không chờ con mình đâu...”.
Tìm thầy dạy chữ cho con hiện đang là câu chuyện “thời sự” giữa các bậc phụ huynh có con
sắp vào lớp 1 ở nội thành TP.HCM, Hà Nội... Hầu hết phụ huynh đang bị cuốn theo làn sóng
“học thêm trước tuổi” này.
Đứng trước cổng trường mầm non tại Hà Nội vào thời điểm này, phụ huynh có thể nhận được
cả mớ những tờ thông báo về các lớp “luyện chữ, làm toán nhanh” dành cho trẻ tuổi mẫu giáo.
Tăng tốc
Chị Minh Hòa - nhân viên văn phòng Tập đoàn Vincom, Hà Nội - cho biết: “Nhiều người nói
không cho con đi học biết chữ, biết tính trước khi vào lớp 1 sẽ bị lạc lõng, không theo kịp
chương trình. Nghĩ tới nghĩ lui mãi cũng phải quyết định cho con đi học trước cho giống mọi
người”. Bà Nguyễn Thị Ngọ ở ngõ 1, đường Lạc Trung, Hà Nội, phải đi xe ôm đưa cháu đến
lớp học, kể: “Ở trường mầm non, cháu cũng được học chữ cái, số đếm nhưng nghe nói bây giờ
phải đọc thông viết thạo trước khi vào lớp 1. Trước cháu đã học với một cô giáo nghỉ hưu gần
nhà nhưng giờ bố mẹ cháu sợ cô nghỉ lâu rồi, dạy không chuẩn nên phải chọn nơi khác với
mức học phí 2 triệu đồng cho 40 buổi học trong vòng 20 tuần”.
Trung tâm luyện chữ Mai Đông, phố Trúc Khê, Nam Thành Công mỗi ngày có ba ca dạy chữ,
học phí 600.000 đồng cho 15 buổi học luôn đông học trò. Nhưng nhiều phụ huynh khác vẫn
thích tìm các cô dạy kèm riêng cho con mình thay vì học trung tâm. Theo tờ rơi quảng cáo,
chúng tôi tiếp xúc với một giáo viên tiểu học có tiếng ở khu tập thể Thanh Xuân Bắc. Cô giáo
này cho biết: theo nhu cầu phụ huynh cô chỉ nhận kèm 3-4 trẻ, học phí 800.000 đồng/tháng
cho tám buổi học.
“Con chị biết đọc chưa?”, trước cổng Trường mầm non Bình Thọ, Q.Thủ Đức, TP.HCM, chị
Tâm hỏi một bà mẹ có con cùng học lớp lá với con chị. Chị tỏ ra kinh ngạc khi bà mẹ kia rụt
rè cho biết con mình vẫn chưa nhớ hết bảng chữ cái: “Trời đất! Vậy vào lớp 1 làm sao học
nổi? Con tôi giờ đọc truyện ro ro rồi. Cả lớp biết đọc biết viết hết, cô giáo đâu có chờ mỗi con
mình! Bây giờ mà chưa biết gì coi như quá muộn rồi!”.
Rồi chị kể một mạch lịch học của con mình: “Giờ về nhà cho con bé uống gấp một hộp sữa. 5
giờ rưỡi (17g30 - NV) phải có mặt ở nhà cô, học chữ tới 6 giờ rưỡi. Về nhà tắm rửa, ăn cơm


xong phải ngồi viết bài cô cho nữa, mỗi ngày viết ba trang”. Sau đó chị tận tình giới thiệu rất
nhiều người, nhiều nơi dạy chữ gần đó: giáo viên đang dạy tiểu học có, giáo viên tiểu học đã
nghỉ hưu, kể cả giáo viên mầm non và sinh viên dạy kèm cũng có...
Đây là câu chuyện ở trường mầm non công lập. Còn câu chuyện của phụ huynh nhiều trường
tư thục, chuyện học chữ trước là đương nhiên. Các cô mẫu giáo phải kiêm luôn vai trò dạy
chữ cho trẻ lớp lá. Nhiều phụ huynh có con 5 tuổi quyết định bỏ trường công, gửi con vào
trường tư chỉ vì lý do trường tư có dạy chữ!
Rượt đuổi nhau và... làm khổ nhau!
Đua nhau học chữ từ 4-5 tuổi không phải là chuyện mới. Dù chương trình lớp 1 được biên
soạn cho trẻ chưa biết gì nhưng cuộc đua này vẫn ngày càng quyết liệt, ngày càng có nhiều
người tham gia, số trẻ biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1 cứ năm sau cao hơn năm trước.
Nhiều lớp học nội thành TP.HCM số trẻ chưa biết đọc có thể đếm trên đầu ngón tay. Và hậu
quả thực trạng này: trẻ con, phụ huynh và giáo viên đều khổ sở!
Tranh luận về việc có nên cho con học chữ trước hay không, với tư cách “người từng trải”,
anh Nguyễn Minh Quang, ở Q.Tân Phú, TP.HCM, nói như đinh đóng cột: “Không học trước
không được! Hồi thằng lớn nhà tôi vào lớp 1 không học trước gì cả, đến lúc họp phụ huynh cô
hiệu trưởng nói: 40% học sinh lớp 1 vào trường chưa biết gì cả làm các cô rất cực! Năm nay,
rút kinh nghiệm rồi, thằng nhỏ sắp vào lớp 1, dứt khoát phải học trước thôi...”.
Dù con đã học lớp 3, nhưng anh Minh Thành, phụ huynh Trường tiểu học NTS ở Q.3,
TP.HCM vẫn còn hối hận vì đã không cho con học trước khi vào lớp 1: “Gần hết lớp đã đọc
được chữ và cô giáo... quên rằng vẫn còn có học sinh đang cần cô chỉ dạy từ cách cầm viết
đến những nét đầu tiên. Con tôi bị sốc và vất vả bơi theo các bạn suốt năm lớp 1”.
Vì sao phụ huynh không thể yên tâm để con mình “chưa biết gì” khi vào lớp 1? Có hay không
thực trạng giáo viên dạy theo kiểu lớp đã biết chữ rồi? Giáo viên cũng rất khổ! Một cô giáo
dạy lớp 1 Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Q.9, TP.HCM bộc bạch: “Hầu hết những em đã
biết đọc không còn hứng thú nghe cô dạy, lúc cô gợi mở tư duy không thèm nghe. Trong khi
đó, những em không học trước dễ lâm vào tình cảnh hoang mang, lo lắng, khi thấy các bạn
đọc ào ào các em dễ khủng hoảng ngay từ những ngày đầu tiên đi học. Chúng tôi không đồng
tình việc phụ huynh cho con học trước nhưng làm sao ngăn cản được phụ huynh. Đầu năm
học, lớp đã phân hóa thành nhiều “trình độ” khác nhau, giáo viên rất vất vả. Nếu giáo viên dạy

theo những học sinh chưa biết gì, lúc đó sẽ dạy gì với những em đã biết? Có lúc tôi phải mang
giấy vào lớp để các em đã biết chữ ngồi... tô màu và giữ yên lặng khi các bạn tập những nét
chữ đầu tiên!”.
“Ngày xưa, học sinh như tờ giấy trắng. Giờ hầu hết các em học trước, học cả những thói quen
sai rất khó sửa, chẳng hạn như cầm bút sai, ngồi sai tư thế, viết sai nét. Tai hại nhất, vì đã biết
trước, các em mất tập trung, mất hứng thú học tập,kh đến i học những cái khó hơn cũng không
tập trung” - cô Lê Thị Ngọc Nga, tổ trưởng khối lớp 1 Trường tiểu học Võ Trường Toản,
Q.10, TP.HCM, tâm tư. Trong một tiết giáo viên phải dạy kiến thức không có nhiều thời gian
để sửa sai. Theo cô Nga, thực tế có rất ít học sinh có đủ kiên nhẫn sửa được những cái sai đến
gần hết năm lớp 1, hầu hết không sửa được cũng đành chịu!
Trẻ vào lớp 1 đúng ra chỉ cần thuộc âm, nhớ được bộ chữ cái nhưng trước phong trào học
trước như hiện nay, những học sinh bình thường bỗng trở thành cá biệt, có vẻ thua kém trong
lớp. Dần dần, giáo viên rất dễ đánh đồng trình độ theo số đông học trò.
Ông Phạm Xuân Tiến, trưởng phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội, nói: “Do phần
đông cha mẹ cho con học trước nên đã xảy ra tình trạng giáo viên lớp 1 dạy không đúng phân
phối chương trình, không dạy kỹ theo yêu cầu vì nghĩ rằng học sinh đã biết rồi. Mới đây, khi
kiểm tra đột xuất chúng tôi đã xử lý kỷ luật giáo viên ở một trường tiểu học dạy sai quy định
khiến những học sinh chưa được đến lò học trước không theo kịp chương trình”.
Rầm rộ đưa con đi học sớm, chính các phụ huynh đang cắt ngắn tuổi thơ được vui chơi của
con mình, làm khổ giáo viên và gây khủng hoảng, lo âu cho những đứa trẻ khác, cô trò làm
khổ lẫn nhau. Bình ổn việc này, có lẽ ngành giáo dục cần chấn chỉnh tâm lý giáo viên.
Chương trình lớp 1 là chương trình dành cho trẻ chưa biết chữ, xin giữ cho trẻ nguyên vẹn
những cảm xúc đẹp đẽ từ những con chữ đầu tiên và sự tự tin từ ngày đầu vào lớp 1.

×