TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
---- ----
HUỲNH THỊ ANH ĐÀI
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
CHI NHÁNH HUYỆN HỒNG DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài Chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
Tháng 11- 2013
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
---- ----
HUỲNH THỊ ANH ĐÀI
MSSV: 4104668
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
CHI NHÁNH HUYỆN HỒNG DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: Tài Chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ĐOÀN THỊ CẨM VÂN
Tháng 11 – 2013
2
LỜI CẢM TẠ
Được sự phân công của quý thầy cô khoa Kinh Tế và QTKD trường Đại
học Cần Thơ, sau đợt thực tập, em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp
“Phân tích hoạt tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện
Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu”. Để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình, ngoài
sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô,
Ban lãnh đạo và các anh chị trong ngân hàng.
Em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện Hồng Dân đã tạo cơ hội cho em được tiếp xúc với môi trường làm việc
tại ngân hàng. Em cũng xin chân thành cám ơn các anh chị, đặc biệt là bộ phận
tín dụng đã giúp em hiểu biết thêm về các quy chế trong ngân hàng, từ đó đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc nghiên cứu thực tế các lĩnh vực hoạt
động của ngân hàng. Em vô cùng biết ơn quý Thầy Cô của khoa Kinh tế &
Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt những kiến
thức cơ bản cho chúng em trong các năm vừa qua tại trường. Đặc biệt là cô
Đoàn Thị Cẩm Vân đã giúp em hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp cuối khóa
này.
Kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt!
Kính chúc Ban Giám đốc, các anh chị trong Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện Hồng Dân luôn dồi dào sức khỏe và hoàn thành tốt công tác và những
lời chúc tốt đẹp nhất!
Cần Thơ, ngày……tháng….. năm 2013
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thị Anh Đài
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày……tháng….. năm 2013
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thị Anh Đài
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Bạc Liêu, ngày…….. tháng…… năm 2013
Giám đốc
iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .............................................................................. 1
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................... 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................... 3
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ........................................................................... 3
2.1.1 Các khái niệm, bản chất, phân loại và chức năng của tín dụng........... 3
2.1.2 Một số vấn đề về cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội ....... 4
2.1.3 Một số vấn đề về nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội.......... 7
2.1.4 Một số chỉ tiêu liên quan đến việc đánh giá hoạt động tín dụng
trong ngân hàng .............................................................................................. 7
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 9
2.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................. 9
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC
LIÊU .............................................................................................................. 10
3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI
NHÁNH HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU ........................................ 10
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng Chính Sách xã
hội chi nhánh Huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu ................................................ 10
3.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng của Ngân Hàng
Chính Sách xã hội chi nhánh Huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu ......................... 11
3.1.3 Các nghiệp vụ Ngân hàng cung cấp ................................................... 12
iv
3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU ................. 12
Chương 4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH HUYỆN HỒNG DÂN
TỈNH BẠC LIÊU TỪ NĂM 2010 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013................ 14
4.1 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2010
ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ................................................................. 14
4.2 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN
HÀNG TỪ NĂM 2010 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ................................... 17
4.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO
CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG CỦA NHCSXH CHI NHÁNH HUYỆN
HỒNG DÂN TỪ NĂM 2010 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 .......................... 20
4.3.1 Chương trình cho vay giải quyết việc làm ......................................... 21
4.3.2 Chương trình cho vay học sinh sinh viên ........................................... 23
4.3.3 Cho vay hộ nghèo về nhà ở ............................................................... 25
4.3.4 Chương trình cho vay đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt
khó khăn.......................................................................................................... 27
4.3.5 Chương trình cho vay đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long ............................................................................. 29
4.3.6 Chương trình cho vay hộ nghèo ......................................................... 31
4.3.7 Chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn ........... 33
4.3.8 Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn ................................................................................................................. 35
4.3.9 Chương trình cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại
vùng khó khăn ................................................................................................. 37
4.3.10 Chương trình cho vay xuất khẩu lao động ....................................... 39
4.3.11 Chương trình cho vay khác .............................................................. 41
4.4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG ỦY THÁC THÔNG
QUA TỔ CHỨC HỘI CẤP XÃ CỦA NHCSXH CHI NHÁNH HUYỆN
HỒNG DÂN TỪ NĂM 2010 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 .......................... 43
4.4.1 Hoạt động cho vay ủy thác qua Hội Phụ nữ ....................................... 44
4.4.2 Hoạt động cho vay ủy thác qua Hội Nông Dân .................................. 46
v
4.4.3 Hoạt động cho vay ủy thác qua Hội Cựu chiến binh .......................... 47
4.4.4 Hoạt động cho vay ủy thác qua Đoàn thanh niên ............................... 48
4.4.5 Cho vay ủy thác khác ........................................................................ 49
4.5 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THÔNG QUA CÁC CHỈ
TIÊU TÀI CHÍNH .......................................................................................... 51
4.5.1 Đánh giá hoạt động tín dụng theo đối tượng ...................................... 51
4.5.2 Đánh giá hoạt động tín dụng thông qua ủy thác ................................. 56
4.6 ĐÁNH GIÁ NHỮNG MẶT LÀM ĐƯỢC VÀ CHƯA LÀM ĐƯỢC
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG .............................. 59
4.6.1 Những mặt làm được trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Hồng Dân................................................................. 59
4.6.2 Những mặt chưa làm được trong hoạt động tín dụng của Ngân
hàng Chính sách xã hội huyện Hồng Dân ........................................................ 60
Chương 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC
LIÊU .............................................................................................................. 61
5.1 THUẬN LỢI ............................................................................................. 61
5.2 KHÓ KHĂN ............................................................................................. 62
5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHCSXH CHI NHÁNH HUYỆN HỒNG DÂN ...... 63
5.3.1 Giải pháp từ phía chính Ngân hàng ................................................... 63
5.3.2 Giải pháp từ phía các Hội đoàn thể nhận ủy thác .............................. 65
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................... 66
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 66
6.2 KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 67
6.2.1 Đối với chi nhánh NHCSXH tỉnh Bạc Liêu ...................................... 67
6.2.2 Đối với Hội đoàn thể nhận ủy thác .................................................... 67
6.2.3 Đối với UBND các cấp huyện xã, thị trấn.......................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 69
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 70
vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện
Hồng Dân từ năm 2010 đến năm 2012 ............................................................ 15
Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện
Hồng Dân từ 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 ...................... 16
Bảng 4.3: Tình hình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện
Hồng Dân từ năm 2010 đến năm 2012 ............................................................ 18
Bảng 4.4: Tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện Hồng Dân từ 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 ............ 19
Bảng 4.5: Tình hình cho vay chương trình giải quyết việc làm tại
NHCSXH huyện Hồng Dân từ năm 2010 - 2012 ............................................. 21
Bảng 4.6: Tình hình cho vay chương trình giải quyết việc làm tại
NHCSXH huyện Hồng Dân từ 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu
năm 2013 ........................................................................................................ 21
Bảng 4.7: Tình hình hoạt động cho vay học sinh sinh viên tại NHCSXH
huyện Hồng Dân từ năm 2010 - 2012 .............................................................. 25
Bảng 4.8: Tình hình hoạt động cho vay học sinh sinh viên tại NHCSXH
huyện Hồng Dân từ 6 tháng đầu năm 2012- 6 tháng đầu năm 2013 ................. 25
Bảng 4.9: Tình hình hoạt động cho vay hộ nghèo về nhà ở tại NHCSXH
huyện Hồng Dân từ năm 2010 - 2012 .............................................................. 26
Bảng 4.10: Tình hình hoạt động cho vay hộ nghèo về nhà ở tại NHCSXH
huyện Hồng Dân từ 6 tháng đầu năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2013 ............ 27
Bảng 4.11: Tình hình hoạt động cho vay đồng bào dân tộc thiểu số đặc
biệt khó khăn tại NHCSXH huyện Hồng Dân từ 2010 - 2012 .......................... 28
Bảng 4.12: Tình hình hoạt động cho vay đồng bào dân tộc thiểu số đặc
biệt khó khăn tại NHCSXH huyện Hồng Dân từ 6 tháng đầu năm 2012
đến 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................... 29
Bảng 4.13: Tình hình hoạt động cho vay hộ dân tộc thiểu số nghèo vùng
ĐBSCL tại NHCSXH huyện Hồng Dân từ năm 2010 - 2012 ........................... 29
Bảng 4.14: Tình hình hoạt động cho vay hộ dân tộc thiểu số nghèo vùng
ĐBSCL tại NHCSXH huyện Hồng Dân từ 6 tháng đầu năm 2012 đến 6
tháng đầu năm 2013 ........................................................................................ 30
vii
Bảng 4.15: Tình hình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Hồng Dân
từ năm 2010 - 2012 ......................................................................................... 31
Bảng 4.16: Tình hình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Hồng Dân
từ 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 ....................................... 31
Bảng 4.17: Tình hình hoạt động cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng
khó khăn tại NHCSXH huyện Hồng Dân từ năm 2010 - 2012 ......................... 33
Bảng 4.18: Tình hình hoạt động cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng
khó khăn tại NHCSXH huyện Hồng Dân từ 6 tháng đầu năm 2012 – 6
tháng đầu năm 2013 ........................................................................................ 34
Bảng 4.19: Tình hình hoạt động cho vay nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn tại NHCSXH huyện Hồng Dân từ 2010 – 2012 ................... 35
Bảng 4.20: Tình hình hoạt động cho vay nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn tại NHCSXH huyện Hồng Dân từ 6 tháng đầu năm
2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................... 36
Bảng 4.21: Tình hình hoạt động cho vay thương nhân hoạt động thương
mại tại vùng khó khăn ở NHCSXH huyện Hồng Dân từ 2010 – 2012.............. 38
Bảng 4.22: Tình hình hoạt động cho vay thương nhân hoạt động thương
mại tại vùng khó khăn ở NHCSXH huyện Hồng Dân từ 6 tháng đầu 2012
đến 6 tháng đầu 2013....................................................................................... 39
Bảng 4.23: Tình hình hoạt động cho vay xuất khẩu lao động tại
NHCSXH huyện Hồng Dân từ năm 2012 – 2013 ............................................ 39
Bảng 4.24: Tình hình hoạt động cho vay xuất khẩu lao động tại
NHCSXH huyện Hồng Dân từ 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu
năm 2013 ........................................................................................................ 40
Bảng 4.25: Tình hình hoạt động cho vay khác tại NHCSXH huyện Hồng
Dân từ 2010 -2012........................................................................................... 42
Bảng 4.26: Tình hình hoạt động cho vay khác tại NHCSXH huyện Hồng
Dân từ 6 tháng đàu năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ................................ 42
Bảng 1: Tình hình hoạt động cho vay ủy thác qua hội đoàn thể tại
NHCSXH huyện Hồng Dân từ năm 2010- 2012 ............................................. 71
Bảng 2: Tình hình hoạt động cho vay ủy thác qua hội đoàn thể tại
NHCSXH huyện Hồng Dân từ 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu
năm 2013 ........................................................................................................ 72
viii
Bảng 3: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng theo chương trình tại
NHCSXH Hồng Dân từ năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 ............................ 73
Bảng 4: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng thông qua ủy thác tại
NHCSXH huyện Hồng Dân từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 .............. 74
ix
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình cho vay tại Ngân hàng ............................................ 6
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách Xã Hội huyện
Hồng Dân ........................................................................................................ 11
Hình 4.1: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay giải quyết việc làm tại
NHCSXH huyện Hồng Dân (2010 – 6T2013) ................................................. 51
Hình 4.2: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay học sinh sinh viên tại
NHCSXH huyện Hồng Dân (2010 – 6T2013) ................................................. 52
Hình 4.3: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH
huyện Hồng Dân (2010 – 6T2013) .................................................................. 53
Hình 4.4: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay hộ sản xuất kinh doanh
vùng khó khăn tại NHCSXH huyện Hồng Dân (2010 – 6T2013)..................... 54
Hình 4.5: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn tại NHCSXH huyện Hồng Dân (2010 – 6T2013).......... 54
Hình 4.6: Các chỉ tiêu đánh giá cấp tín dụng ủy thác qua hội Phụ nữ của
NHCSXH huyện Hồng Dân (2010 – 6T2013) ................................................. 56
Hình 4.7: Các chỉ tiêu đánh giá cấp tín dụng ủy thác qua hội Nông dân
của NHCSXH huyện Hồng Dân (2010 – 6T2013) ........................................... 56
Hình 4.8: Các chỉ tiêu đánh giá cấp tín dụng ủy thác qua hội Cựu chiến
binh của NHCSXH huyện Hồng Dân (2010 – 6T2013) ................................... 57
Hình 4.9: Các chỉ tiêu đánh giá cấp tín dụng ủy thác qua Đoàn thanh niên
của NHCSXH huyện Hồng Dân (2010 – 6T2013) ........................................... 58
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
CSXH
: Chính sách xã hội
DTTS
: Dân tộc thiểu số
ĐBSCL
: Đồng bằng sông Cửu Long
HĐQT
: Hội đồng quản trị
HTX
: hợp tác xã
KD
: Kinh doanh
KH
: Kế hoạch
KT - NQ
: Kế toán – ngân quỹ
NN&PTNT
: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHCSXH
: Ngân hàng Chính sách xã hội
NS&VSMTNT
: Nước sạch và môi trường nông thôn
PGD
: Phòng giao dịch
PGĐ
: Phó giám đốc
TK&VV
: Tiết kiệm và vay vốn
UBND
: Ủy ban nhân dân
xi
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong công cuộc thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước,
Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách cải cách để đưa kinh tế đất nước
phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước
luôn chú trọng vào nông nghiệp bởi vì phần lớn kinh tế nước ta vẫn chủ yếu là
nông nghiệp, tăng cường sản xuất lao động để thực hiện xóa đói giảm nghèo,
nâng cao đời sống nhân dân, giúp kinh tế phát triển bền vững trên tất cả các
tỉnh thành.
Bạc Liêu là một tỉnh có kinh tế đang phát triển, đa phần người dân sống
bằng nghề nông, mức sống chưa cao. Do vậy, để nâng cao chất lượng cuộc
sống và thực hiện theo các chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra, tỉnh
luôn khuyến khích người dân chăm lo sản xuất và nâng cao năng suất lao
động. Để đạt được điều này thì việc hỗ trợ về vốn là hết sức cần thiết. Vì thế
vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc cung cấp vốn là rất quan
trọng. Những năm qua, việc cung cấp vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh
tế xã hội tỉnh.
Tuy nhiên, Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động chủ yếu không vì lợi
ích kinh doanh, mà mục tiêu của nó lại gắn chặt với chính sách xóa đói giảm
nghèo của quốc gia, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ đầu tư và tái sản
xuất, giúp cải thiện cuộc sống của người dân. Do vậy mà phần lớn hoạt động
của Ngân hàng là hoạt động tín dụng với mức lãi suất ưu đãi và khách hàng
chủ yếu chính là các hộ gia đình sản xuất, hộ nghèo, học sinh, sinh viên… Bởi
vì đặc thù khách hàng của Ngân hàng là những chủ thể có thu nhập thấp nên
việc thu nợ của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn
cao trong hệ thống ngân hàng. Vì thế hoạt động tín dụng đòi hỏi cần có sự
phân tích thường xuyên để thấy được mặt đạt được và mặt hạn chế cần khắc
phục để kết quả tín dụng tốt hơn, hạn chế tình trạng nợ xấu cũng như đạt được
hiệu quả hoạt động đúng như mục đích đề ra khi thành lập ngân hàng. Chính
vì vậy mà em quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu”
làm đề tài tốt nghiệp.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh
huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích khái quát về cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã
hội huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu.
- Phân tích tình hình cho vay, tình hình thu nợ, tình hình dư nợ và nợ quá
hạn của Ngân hàng.
- Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thông qua các chỉ
tiêu.
- Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu đề xuất một số ý kiến, kiến nghị đối
với các đối tượng có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hoạt động tín dụng trong Ngân hàng là một hoạt động rất đa dạng và
phức tạp. Do vậy, đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu hoạt động cho vay theo
chương trình tín dụng, phương thức cho vay và từ đó nhằm đánh giá công tác
cho vay này tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Hồng Dân tỉnh
Bạc Liêu. Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, bài viết có sử dụng số liệu thứ
cấp do Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hồng Dân cung cấp từ năm 2010,
2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Do vậy, cách sử dụng từ cấp tín dụng có
trong bài cũng có nghĩa đó là hình thức cho vay.
2
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm, bản chất, phân loại và chức năng của tín dụng
2.1.1.1 Các khái niệm về tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện
vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một
thời gian nhất định.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền giữa một bên là ngân
hàng - tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ
chức, cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi
vay vừa là người cho vay; đó là quá trình chuyển dịch tạm thời quyền sử dụng
vốn trên nguyên tắc bình đẳng cả hai bên cùng có lợi.
2.1.1.2 Bản chất tín dụng
Trong mối quan hệ tín dụng người cho vay chỉ nhượng lại quyền sử dụng
vốn cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay không có
quyền sở hữu số vốn đó nên phải có trách nhiệm hoàn lại cho người cho vay
khi đến hạn đã thỏa thuận. Sự hoàn trả không chỉ là sự bảo tồn về mặt giá trị
mà vốn tín dụng còn được tăng lên với hình thức lợi tức.
2.1.1.3 Phân loại tín dụng
a. Căn cứ vào đối tượng khách hàng
Theo hình thức phân tín dụng theo đối tượng khách hàng thì có các đối
tượng khách hàng như:
+ Cấp tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu
số…
+ Cấp tín dụng để giải quyết việc làm
+ Cấp tín dụng cho học sinh sinh viên
+ Cấp tín dụng cho hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
+ Cấp tín dụng để xuất khẩu lao động
Ngoài ra còn nhiều đối tượng khách hàng khác nữa trong hoạt động cấp
tín dụng.
b. Căn cứ vào phương thức cho vay
Dựa vào phương thức cho vay thì có:
3
+ Cho vay trực tiếp
+ Cho vay thông qua hình thức ủy thác
2.1.1.4 Chức năng tín dụng
+ Chức năng tập trung và phân phối vốn: Đây là chức năng cơ bản của
tín dụng nhằm điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu để đầu tư phát triển.
Huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và chuyển hóa quyền sử dụng để đáp ứng
nhu cầu vốn cho xã hội.
+ Chức năng tiết kiệm tiền và chi phí lưu thông cho xã hội: Nhờ hoạt
động tín dụng đã tạo điều kiện cho sự ra đời các công cụ như: trái phiếu, séc,
các thẻ thanh toán…để thay thế sử dụng một lượng tiền mặt lớn cho lưu thông
nhờ vậy đã giảm được một số chi phí cho việc in ấn, vận chuyển…
+ Chức năng tạo ra tiền: Thông qua các hoạt động tín dụng và tổ chức
thanh toán trong hệ thống ngân hàng đã tạo ra tiền bút tệ.
+ Kiểm soát các hoạt động kinh tế: Nhằm mục đích bảo tồn vốn của
mình, khi các tổ chức tín dụng cho vay đều yêu cầu người vay phải có tài sản
đảm bảo, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Thông qua nghiệp vụ
trung gian thanh toán hộ, ngân hàng có điều kiện tăng cường kiểm soát đồng
tiền các hoạt động của các đơn vị kinh tế.
2.1.2 Một số vấn đề về cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội
2.1.2.1 Khái niệm
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó NHCSXH giao cho khách
hàng sử dụng một khoản tiền để thực hiện vào mục đích và thời gian nhất định
theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
2.1.2.2 Phương thức cho vay
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hồng Dân cho vay chủ yếu là cho
vay theo theo phương thức trực tiếp và cho vay ủy thác qua hội đoàn thể cấp
xã. Hiện Ngân hàng đang thực hiện 10 chương trình tín dụng.
2.1.2.3 Nguyên tắc và điều kiện cho vay
* Nguyên tắc cho vay
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng.
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng.
4
* Điều kiện cho vay
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả được nợ trong thời hạn cam kết.
2.1.2.4 Đối tượng cho vay
- Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị, các khoản chi phí khách
hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư
phát triển.
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác như những
người thuộc diện trợ cấp của Chính phủ (người có công với cách mạng, đồng
bào dân tộc thiểu số, gia đình thương binh, liệt sĩ…)
2.1.2.5 Thời hạn cho vay
Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất
kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án đầu tư, khả năng trả nợ
của khách hàng và ngân hàng. Được tính từ khi khách hàng nhận vốn vay cho
đến khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi.
2.1.2.6 Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so
với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Lãi suất cho vay của
từng chương trình do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thông thường lãi suất
cho vay tính cho năm, quý, tháng
- Lãi suất nợ quá hạn: Lãi suất cho vay nợ quá hạn thường cao hơn lãi
suất cho vay trong hạn, tối đa không quá 150% lãi suất cho vay trong hạn.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận
nợ, cho vay lưu vụ thì lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ.
- Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất áp dụng theo thỏa thuận ghi
trên hợp đồng tín dụng.
5
2.1.2.7 Quy trình xét duyệt cho vay
(1)
Khách hàng
(6)
Kế toán - Ngân quỹ
Ban Giám Đốc
(7)
Cán bộ tín dụng
(5)
(4)
(2)
(3)
Trưởng phòng TD
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình cho vay tại Ngân hàng
Giải thích quy trình
(1) Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng làm hồ sơ xin vay
vốn. Cán bộ tín dụng phụ trách từng địa bàn trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn của
khách hàng (tiếp nhận trực tiếp hoặc qua các tổ TK&VV) có trách nhiệm kiểm
định hồ sơ, tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng loại hồ sơ sau
khi thấy nếu đủ đều kiện thì cán bộ tín dụng gởi phiếu hẹn đến khách hàng để
xuống thẩm định. Sau khi thẩm định dự án xong và trình lên trưởng phòng tín
dụng.
(2) Trưởng phòng tín dụng sau khi xem xét hồ sơ vay vốn, kiểm tra lại
tính hợp pháp, hợp lý của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng trình,
tiến hành xem xét nơi thẩm định (nếu cần thiết), ghi ý kiến vào báo cáo thẩm
định (nếu có) và trình lên Ban Giám đốc duyệt.
(3) Ban Giám đốc xem xét lại hồ sơ căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái
thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng tình mà quyết định cho vay hay không
cho vay.
(4) Nếu hồ sơ được Giám đốc duyệt đồng ý cho vay thì hồ sơ được gởi
sang phòng tín dụng để Ngân hàng và khách hàng tiến hành lập hợp đồng tín
dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài
sản), còn nếu không đồng ý thì thông báo cho khách hàng bằng văn bản.
(5) Cán bộ tín dụng nhận hồ sơ đã được duyệt từ Giám đốc thì chuyển
sang phòng Kế toán – Ngân quỹ.
(6) Phòng Kế toán – Ngân quỹ nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng từ
phòng tín dụng thì phòng Kế toán – Ngân quỹ tiến hành kiểm tra lại hồ sơ vay
vốn một lần nữa xem đã đầy đủ thông tin chưa sau đó làm thủ tục gởi nhận
6
tiền khách hàng, giải ngân cho khách hàng và thực hiện nghĩa vụ hạch toán kế
toán.
(7) Cán bộ tín dụng mở sổ theo dõi khách vay thu nợ và giải ngân cho
người dân. Sau đó tiến hành kiểm tra tình hình vay vốn. Hàng tháng phòng Kế
toán kết hợp với cán bộ tín dụng sao kê nợ đến hạn, quá hạn báo cáo với Ban
Giám đốc để được chỉ đạo kịp thời trong quá trình xử lý.
Ngoài ra, trong quá trình cho vay vốn còn có sự phối hợp của UBND cấp
xã trong việc xác nhận đúng đối tượng được vay vốn của Ngân hàng.
2.1.3 Một số vấn đề về nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội
2.1.3.1 Vốn huy động
Ngân hàng chính sách xã hội huy động vốn theo chỉ định của Nhà nước
cấp trên chỉ đạo xuống, với mức lãi suất bằng các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng huy động lượng tiền chủ yếu từ các cá nhân và tổ chức kinh tế trên
địa bàn. Hình thức huy động vốn của Ngân hàng cũng giống như các ngân
hàng khác (tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…). Ngoài ra,
Ngân hàng còn thực hiện huy động vốn từ các hộ gia đình nghèo bằng cách
tiết kiệm tiền gửi, với số tiền tiết kiệm tối thiểu là 1000 đồng.
2.1.3.2 Vốn ủy thác
Vốn ủy thác là nguồn vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa
phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội,
các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.
2.1.3.3 Vốn điều chuyển
Vốn điều chuyển là nguồn vốn mà chi nhánh điều chuyển từ hội sở hay
các chi nhánh khác trong cùng hệ thống khi nguồn vốn huy động không đủ để
đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của ngân hàng.
2.1.4 Một số chỉ tiêu liên quan đến việc đánh giá hoạt động tín dụng
trong ngân hàng
2.1.4.1 Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra
cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món vay đó đã thu về
hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.
2.1.4.2 Doanh số thu nợ
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được
khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định.
7
2.1.4.3 Dư nợ
Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện
còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.
2.1.4.4 Nợ quá hạn
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không trả
đúng hạn và không có khả năng trả nợ mà không có lý do chính đáng. Khi đó
ngân hàng chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ
quá hạn.
2.1.4.5 Nợ xấu
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số
18/2007/QĐ-NHNN thì nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4,
nhóm 5. Đây là những khoản nợ có khả năng gây ra rủi ro cho ngân hàng.
2.1.4.6 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả
năng trả nợ vay của khách hàng. Ngân hàng có hệ số thu nợ gần bằng 1 tức là
công tác thu hồi nợ của ngân hàng khá tốt. Hệ số này càng lớn chứng tỏ khả
năng thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt và phần nào thể hiện được chất lượng
công tác thẩm định khách hàng của ngân hàng.
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =
*100%
Doanh số cho vay
2.1.4.7 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Nếu
tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng
dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém,
rủi ro tín dụng cao và ngược lại.
Ta có công thức:
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
x 100%
Tổng dư nợ
2.1.4.8 Vòng quay vốn tín dụng
Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu
hồi nợ nhanh hay chậm. Nó phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông
qua tính luân chuyển của nó.
8
Ta có công thức:
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng
= =
Tổng dư nợ bình quân
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu có liên quan đến hoạt động tín dụng được thu thập, tổng hợp
thông qua các bảng báo cáo tài chính và hồ sơ lưu trữ ở phòng kế hoạch kinh
doanh – tín dụng, phòng kế toán ngân quỹ của Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện Hồng Dân qua 3 năm tài chính (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2013.
Đồng thời tham khảo ý kiến của cán bộ nhân viên trong Ngân hàng.
- Tham khảo, tổng hợp thông tin từ sách, báo, tạp chí ngân hàng, các bài
viết từ Internet có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp tỷ trọng: nghiên cứu kết cấu các chỉ tiêu phân tích.
- Phương pháp so sánh: so sánh sự biến động của dãy số liệu qua các năm
dựa vào số liệu tuyệt đối và số liệu tương đối. Qua đó thấy được sự chênh lệch
tăng hay giảm để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Có 2
loại:
+ So sánh tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và
chỉ tiêu kỳ cơ sở. Nhằm xem xét sự biến động của các chỉ tiêu cần phân tích và
đưa ra các nhận định thích hợp.
+ So sánh tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ
tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tốc độ tăng trưởng, nó phản ánh
xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu.
- Phương pháp tỷ số: xem xét các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả hoạt động.
9
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI CHI NHÁNH HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU
3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI
NHÁNH HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã
hội chi nhánh huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu
Hồng Dân là 1 huyện vùng nông thôn, vùng sâu nằm phía Tây bắc của
tỉnh Bạc Liêu. Có diện tích tự nhiên: 42.356 ha, dân số là 107.964 người, gồm
3 dân tộc anh em là Kinh, Hoa, Khơme. Toàn Huyện có 9 đơn vị, trong đó có
8 xã và 1 thị trấn trong huyện, toàn huyện các đơn vị xã thị trấn đều là xã
nghèo, khó khăn, năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo là 7%. Có 05 xã được hưởng
chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010).
Điều kiện phát triển kinh tế: sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, một phần
nuôi trồng thủy sản. Một bộ phận nhân dân lao động không có trình độ về
khoa học kỹ thuật, tay nghề thấp, thiếu vốn và tư liệu sản xuất, Do vậy đời
sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Mặc dù nhiều
gia đình cũng cố gắng làm ăn nhưng do thiếu kiến thức, nông sản hàng hóa
chưa ổn định, giá cả bấp bênh, thiên tai… nên đem lại hiệu quả thu nhập
không cao. Hộ thoát nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao, đây
chính là những trăn trở của Đảng và nhân dân huyện nhà.
Năm 2003 Phòng giao dịch (PGD) Ngân hàng Chính sách xã hội huyện
Hồng Dân được thành lập, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người
nghèo và đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/09/2003. Với vai trò đặc biệt
của mình, Ngân hàng đã từng bước khẳng định được vị trí và sự thuận lợi
trong việc chủ động thực hiện cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi theo
sự chỉ đạo của chính phủ cũng như hướng dẫn của hệ thống. Các chương trình
cho vay: cho vay giải quyết việc làm, cho vay hộ nghèo, cho vay xuất khẩu lao
động, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn. Đặc biệt năm
2007 thực hiện cho vay 3 chương trình mới đó là chương trình cho vay hộ sản
xuất kinh doanh vùng khó khăn theo quyết định số 31/QĐ-TTg, chương trình
cho vay DTTS theo quyết định 32/ QĐ-TTg, chương trình cho vay học sinh
sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo quyết định 157/ QĐ-TTg đã được các
ngành các cấp quan tâm và chính quyền địa phương ủng hộ và nhân dân
hưởng ứng.
10
3.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban của Ngân
hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu
3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách chi nhánh huyện Hồng Dân
gồm:
- Ban giám đốc: 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc
- Các phòng ban gồm: phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng (01 tổ trưởng
và 03 cán bộ tín dụng) và phòng Kế toán – Ngân quỹ (01 trưởng kế toán, 02
cán bộ kế toán và 01 thủ quỹ).
- 02 nhân viên bảo vệ.
Giám Đốc
PGĐ phụ trách KD
PGĐ phụ trách KT-NQ
Phòng KH - Tín dụng
Phòng KT - NQ
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện Hồng Dân
3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc
+ Giám đốc phụ trách chung về hoạt động của Ngân hàng, là người trực
tiếp chỉ đạo, điều hành và giám sát mọi hoạt động tại PGD. Quyết định các
vấn đề có liên quan đến tổ chức đào tạo cán bộ, nghiệp vụ kinh doanh. Có
quyền quyết định chính thức cho một khoản vay.
+ Định kỳ báo cáo kết quả hoạt động của PGD cho cấp trên.
- Phó giám đốc
Phó giám đốc là người dưới quyền Giám đốc, giúp Giám đốc điều hành
hoạt động của ngân hàng, trực tiếp lãnh đạo các phòng ban trực thuộc và chịu
trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận đó.
11
- Phòng kế hoạch nghiệp vụ tín dụng
+ Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với người dân, lập hồ sơ vay vốn,
trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình vay vốn của đơn vị, đôn đốc khách hàng
trả lãi và gốc đúng hạn, kiểm soát hồ sơ.
+ Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết
để phục vụ tín dụng. Từ đó, trình lên Giám đốc để có kế hoạch cụ thể.
- Phòng Kế toán – Ngân quỹ
+ Chịu trách nhiệm thực hiện công tác thu chi giải ngân tiền cho cán bộ
tín dụng để giải ngân cho người dân, hạch toán các tài khoản để theo dõi các
khoản nợ.
+Thực hiện các khoản giao nộp cho ngân sách Nhà nước
+ Hạch toán các khoản thu, chi của Ngân hàng.
3.1.3 Các nghiệp vụ Ngân hàng cung cấp
3.1.3.1 Hoạt động cho vay
Đây là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Ngân hàng thực hiện cho vay
hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác như: học sinh, sinh viên; cho vay
cấp nước sạch; cho vay sản xuất... Với mức lãi suất ưu đãi nhằm cấp vốn kịp
thời để giúp đỡ, hỗ trợ cho các đối tượng trên.
Bên cạnh đó, Ngân hàng còn nhận vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước. Ngân hàng nhận vốn từ các tổ chức khác và cho vay lại
hoặc ủy thác cho các hội và người vay của tổ tiết kiệm vay vốn để tiếp cận
được với nguồn vốn.
3.1.3.2 Huy động vốn
Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Hồng Dân cũng như các
Ngân hàng Thương mại khác là có huy động vốn. Các hình thức huy động của
Ngân hàng là nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của các tổ chúc
kinh tế, cá nhân. Nhận tiền gửi tiết kiệm của người nghèo thông qua Tổ tiết
kiệm và vay vốn, các tổ viên hàng tháng góp tiền cho tổ trưởng. Tuy vậy, hoạt
động huy động vốn không là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, vì thế doanh
số từ hoạt động này rất rất ít. Và đồng thời nếu có cũng là do Ngân hàng thực
hiện theo chỉ định của Ngân hàng cấp trên chỉ đạo xuống.
3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Do Ngân hàng mới thành lập còn non trẻ, cơ sở vật chất chưa đầy đủ,
nguồn vốn còn hạn hẹp và số lượng nhân viên ít nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu
của người dân trong huyện. Để khắc phục những khuyết điểm trên thì trong
12