Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Gò Vấp
Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
Cuộc thi
Vận dụng kiến thức
liên môn để giải quyết
các tình huống
thực tiễn dành cho
học sinh trung học
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 1 năm 2015
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh
Phòng Giáo dục và Đào tạo Gò Vấp
Trường: Trung học cơ sở Huỳnh Văn Nghệ
Địa chỉ: 237/65, Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Quận Gò Vấp.
Điện thoại:
Email:
Thông tin về học sinh:
Họ và tên học sinh: Ngô Huỳnh Cẩm Nhung.
Ngày sinh: 2/4/2003, Lớp: 6/7
1. Tên tình huống:
HIỂU BIẾT VỀ PHÁP LUẬT,
AN TOÀN GIAO THÔNG.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Trong rất nhiều vấn đề nóng bỏng của đời sống xã hội - vấn đề an toàn giao thông là
vấn đề được mọi người quan tâm đặc biệt. Bởi đây là vấn đề hằng ngày, hằng giờ ảnh
hưởng trực tiếp đến an toàn tính mạng của người tham gia giao thông.
“An toàn giao thông là nhiệm vụ của mỗi người dân đều phải thực hiện khi tham gia
giao thông an toàn”.
Đó là khẩu hiệu mà ta thường gặp ở nhiều nơi. Từ đường phố, đến những bản tin trên vô
tuyến vào buổi sáng, buổi chiều, buổi tối... Đâu đâu cũng là bài học để nhắc nhở, cảnh
tỉnh người dân có ý thức, có kiến thức về an toàn giao thông. Nhận thức được vấn đề đó,
là một học sinh tôi luôn có ý thức chấp hành luật giao thông, đội mũ bảo hiểm khi đi xe
máy... Để đảm bảo cho chính bản thân mình và cũng là bài học để các bạn học sinh khác
noi theo, phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy với người lớn, khi được người khác chở
phải bám chắc, không đùa nghịch trêu trọc mọi người khi tham gia giao thông...
Tôi nhận thấy an toàn giao thông là vấn đề của mọi người, mọi ngành, mọi tổ chức, tất
cả đều chung tay gánh vác. Nhưng tuỳ theo khả năng, điều kiện, nhiệm vụ được giao mà
mỗi cá nhân, tổ chức có những cách thức thực hiện khác nhau.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều
khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm các
quy tắc an toàn giao thông hay do gặp những tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng
tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản.
Theo số liệu thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, trong 10 tháng đầu năm 2014, cả nước
đã xảy ra 20.801 vụ tai nạn giao thông, làm 7.475 người chết, làm bị thương 19.973
người.
Hiện trường vụ tai nạn xe khách thảm khốc tại Lào Cai
hôm 1/9.
Trung bình mỗi ngày đi qua, trên cả nước, tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của
25 người và làm khoảng 70 người lâm vào cảnh tàn phế suốt đời. Từ năm 2010 tới nay,
trung bình mỗi năm vẫn có đến 11.000 người phải thiệt mạng vì tai nạn giao thông.
Những con số thống kê nói trên phần nào cho thấy sự khủng khiếp về tình hình tai nạn
giao thông ở nước ta. 10 tháng qua, số người chết do tai nạn giao thông ở nước ta còn cao
hơn số lượng người tử vong do bom đạn chiến tranh tại một số quốc gia trên thế giới.
Năm 2014 đã xảy ra những vụ tai nạn đầy kinh hoàng và thảm khốc, có những vụ gây ra
hậu quả vô cùng đau lòng và thương tâm mà phải mất rất nhiều thời gian những người
còn may mắn sống sót hay người thân của họ mới có thể nguôi ngoai đi được, có thể kể
đến là vụ: rơi máy bay Mi171, vụ lật xe khách tại Sa Pa, tai nạn tại Quảng Ninh....
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Là một học sinh, ngày ngày đều tham gia giao thông, tôi nhận thấy đa phần các bạn học
sinh đều có ý thức tốt khi tham gia giao thông. Tuy nhiên bên cạnh đó, tình trạng khi tan
trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp xe máy dàn
hàng ngang thậm chí một xe kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,... vẫn còn xảy ra.
Một số bạn còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi
biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc
độ cao, đùa nghịch trên phố.
Việc đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền những kiến thức, kỹ năng về ATGT cho
học sinh, giám sát và xử lý nghiêm học sinh vi phạm pháp luật ATGT là vô cùng cần
thiết. Mà việc tuyên truyền những kiến thức, kỹ năng về ATGT cho học sinh một cách
thiết thực và có hiệu quả nhất là thông qua việc học các môn học trong nhà trường.
* Môn giáo dục công dân: Giúp chúng em:
- Nâng cao kiến thức về an toàn giao thông.
- Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện…
- Hiểu những quy định cần thiết về trật tự an tòan giao thông, các ý nghĩa quan trọng của
việc chấp hành trật tự an tòan giao thông và các biện pháp bảo đảm an toàn khi đi đường.
- Nhận biết được một số dấu hiệu những chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí
những tình huống khi đi đường sẽ thường gặp.
- Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an tòan giao
thông; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an tòan giao thông, nhắc nhở bạn bè , gia đình và
mọi người cùng thực hiện.
- Ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an tòan giao thông.
* Giúp chúng em biết được các loại đường giao thông ở Việt Nam:
- Đường bộ.
- Đường sắt.
- Đường thuỷ.
- Đường hàng không.
- Đường ống.
* Giúp chúng em hiểu – biết những quy tắc chung khi tham gia giao thông:
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình.
- Đi đúng phần đường quy định.
- Phải đội mũ bảo hiểm.
- Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải
quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua
đường.
- Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu
đường bộ.
* Giúp chúng em nắm rõ hơn về hệ thống báo hiệu đường:
- Đèn tín hiệu:
+ Đèn xanh : Khi gặp đèn xanh, tất cả các phương tiện được phép đi và phải chú ý.
Người đi bộ không được sang đường.
+ Đèn Đỏ: Khi gặp đèn đỏ, tất cả các phương tiện đang lưu thông phải dừng lại ở phía
trước vạch dừng (trừ trường hợp những xe rẽ phải) người đi bộ được sang đường.
+ Đèn vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu mọi người phải dừng trước vạch.
+ Đèn vàng nhấp nháy: người điêu khiể n phương tiê ̣n giao thông được đi nhưng cần
phải chú ý.
- Hệ thống biển báo: Gồm 5 nhóm:
+ Biển báo cấm.
+ Biển báo nguy hiểm.
+ Biển hiệu lệnh.
+ Biển chỉ dẫn.
+ Biển phụ.
Thông qua những bài giảng sinh động của thầy Lê Trọng Tâm về giáo dục công dân đã
giúp chúng em hiểu biết hơn về luật giao thông, có ý thức khi tham gia giao thông và cư
xử văn minh để ứng xử những khi va chạm…
* Môn Mĩ thuật:
Vẽ tranh: Đề tài an toàn giao thông, giúp chúng em:
- Hiểu biết về an toàn giao thông, chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung.
- Vẽ được những bức tranh về an toàn giao thông theo cảm nhận riêng của từng người .
- Có ý thức chấp hành luật giao thông.
- Giúp cho trẻ em nhâ ̣n thức cao hơn về vai trò và ý nghiã của an toàn giao thông đố i với
mọi người.
- Nêu, lên án những hành vi, vi pha ̣m pháp luâ ̣t về an toàn giao thông.
Những hiǹ h ảnh thực hiê ̣n đúng và chưa đúng an toàn giao thông – Tranh của các bạn
học sinh lớp 6/7, trường THCS Huỳnh Văn Nghệ, Gò Vấp.
Những hin
̀ h ảnh chưa thực hiê ̣n đúng an toàn giao thông:
* Môn Âm nhạc:
Từ việc học hát những bài hát trong nhà trường như: “Chúng em với an toàn giao
thông”, “Hành khúc an toàn giao thông”, “Đèn xanh đèn đỏ”, “Đường em đi”, “Đi đường
em nhớ”…mang lại không khí hồn nhiên, trong sáng, vui tươi và giàu ý nghĩa cho học
sinh chúng em , giúp chúng em dễ hiểu hơn về vai trò của an toàn giao thông trong đời
số ng hàng ngày . Qua các bài hát, chúng em khắc sâu, ghi nhớ kĩ hơn kiến thức về an toàn
giao thông. Chúng em hiểu thêm được rằng nếu chỉ một người có ý thức thì chưa đủ , mà
mỗi người chỉ cầ n chung tay có ý thức hơn về an toàn giao thô
ng thì chỉ trong mô ̣t
khoảng thời gian chắc chắc tình trạng về an toàn giao thông sẽ được cải thiện đáng kể
.
Đây chính là nguồn động lực lớn lao cho tất cả mọi người về nh ững cố gắng không
ngừng nghỉ để cải thiện thực trạng an toàn giao thông nói riêng, phát triển đất nước nói
chung; đó là tình yêu vô bờ bến đối với Tổ quốc.
* Môn Ngữ văn:
Qua việc học – tìm hiểu những bài thơ, truyện kể về An toàn giao thông, chúng em hiểu
rõ hơn và nhận thức được tuân thủ luật giao thông là việc hết sức cần thiết trong đời số ng
hàng ngày của mỗi con người chúng ta , để bảo vệ sự an toàn của chúng ta nói chung và
sự an toàn cho mỗi mô ̣t con người nói riêng. Em xin trích dẫn một mẩu truyện như sau:
Truyện kể: Một cú “sút”.
Anh Cả đèo Thanh đến đầu phố thì đã nghe tiếng bọn Thanh reo lên. Chắc bọn này đang
tập ”sút”. Giá ở nhà thì hôm nay Thanh nhất định ra tập với bọn chúng. Kha ngả người ra
phía sau để nhìn cho rõ. Cậu Thanh bắt “nhựa” lắm và “sút” cũng mạnh đáo để, chẳng thế
mà Bắc và Minh cứ chạy theo bóng suốt mặt đường. Chiếc xe đạp lướt qua trước mặt
Thanh. Thanh không chú ý vì còn mải nhìn quả bóng lăn ở gần cuối phố. Để khuyến
khích Thanh, Kha vừa vỗ tay, vừa reo: Hoan hô thủ môn Thanh ! Hoan hô !
- Bỗng một tiếng “bốp” làm Kha giật cả mình.
- Anh Cả đưa tay bưng lên mặt. Chiếc xe loạng choạng. Anh Cả và Kha ngã xuống!
Thì ra Bắc đã sút quả bóng vào chính giữa mặt Anh Cả. Khắp mặt anh Cả bị trát đất, bụi
tung vào mắt làm đôi mắt của anh Cả cứ hấp háy. Anh Cả đe sẽ mách thầy giáo. Còn Kha
vừa ôm đầu, vừa la hét:
- Các cậu vô ý quá, vô ý quá…!
Bọn Thanh, Bắc đứng im. Lúc sau Thanh mới nói với Kha:
- Thôi từ mai chúng tớ không đá ở đây nữa mà sẽ vào trong sân đình.
(Theo Báo nhi đồng)
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
Vận dụng kiến thức các môn đã học có liên quan đưa ra để thuyết phục, tuyên truyền
cho các bạn học sinh và mọi người khi tham gia giao thông phải:
+ Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường qui định...luôn luôn có thói quen chấp
hành thực hiện đúng luật lệ an toàn giao thông.
+ Phải hình thành thói quen văn minh đô thị khi tham gia giao thông. Học cách chờ đợi
(chờ đèn xanh), biết cách nhường đường, rẽ phải... đúng quy định.
+ Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện không
đủ giấy tờ quy định; không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, hành lang bảo vệ an toàn giao
thông; không có thói hư tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông
cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông.
(Hình ảnh thực hiện đúng an toàn về giao thông)
( Hình ảnh không thực hiện đúng an toàn về giao thông)
Cổng trường THCS Huỳnh Văn Nghệ (Gò Vấp) giờ tan trường.
- Các tư liệu được sử dụng : Thông tin trên mạng, Báo pháp luật, Luật giao thông đường
bộ, các ứng dụng CNTT trong việc giải quyết tình huống.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
Để các bạn học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung nhận thấy được hiểm họa của tai
nạn giao thông luôn rình rập mỗi chúng ta, không kể già, trẻ, trai, gái, không kể mọi
thành phần xã hội, thì tối 16/11/2014, Ủy ban ATGT Quốc gia đã tổ chức “Lễ tưởng
niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”. Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng
“Ngày thế giời tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” năm 2014 với
thông điệp: “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại”.
Lấy ý tưởng “Cuộc sống vốn dĩ tươi đẹp, chỉ từ một giây phút ngắn ngủi mà số
phận của những người tham gia giao thông có thể thay đổi”, Lễ tưởng niệm được thể
hiện qua hình thức nghệ thuật hóa các câu chuyện nhân văn có thật trong năm 2014,
nhằm truyền tải thông điệp mạnh mẽ về lời cảnh tỉnh tới những người ngồi sau tay lái
hôm nay và mai sau cần có ý thức hơn nữa để không gây ra những tai nạn thương tâm,
những mất mát cho chính bản thân, gia đình, xã hội. Các nhân vật tự kể câu chuyện về
hoàn cảnh bị tai nạn giao thông. Chương trình với những hình ảnh nhân văn nhưng cũng
đầy tính chân thực và xúc động.
"Hãy vì niềm thương xót những người đã mất mà hành động cho sự an toàn của
những người đang sống. Vì sự phát triển chung của đất nước, vì tương lai của con
em chúng ta, vì mạng sống của mỗi cá nhân, các cơ quan tổ chức, các doanh nghiệp
ở trung ương và địa phương cùng đồng chí, đồng bào hãy làm những gì có thể để
giao thông ở nước ta ngày càng văn minh hơn, an toàn hơn. Hãy sống có ý thức,
trách nhiệm với bản thân, gia đình để những tai nạn thương tâm không bao giờ còn
xảy ra".
Tất cả những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta, những con số thống kê của các tổ
chức thế giới về vấn nạn giao thông ở Việt Nam buộc tôi, thế hệ mầm non, những người
chủ đất nước trong tương lại phải suy nghĩ và hành động. Làm sao để giảm thiểu số vụ tai
nạn giao thông, những thương vong về tính mạng? Chúng ta chỉ có một cách học luật, am
hiểu luật và chấp hành đúng luật. Ngoài ra chúng ta, những đội viên thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh cần tích cực tham gia các hoạt động về an toàn giao thông, chẳng
hạn như tháng giao thông. Các bạn ơi, chúng ta hãy là những tuyên truyền viên giao
thông cho gia đình, trường học, thôn xóm các bạn nhé!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 1 năm 2015
Người viết:
Ngô Huỳnh Cẩm Nhung.