Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TÍCH hợp LIÊN môn tiết 19 bài 11 lực hấp dẫn ĐỊNH LUẬT vạn vật hấp dẫn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.06 KB, 14 trang )

TÍCH HỢP LIÊN MÔN

Tiết 19 -Bài 11: LỰC HẤP DẪN
ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm về lực hấp dẫn và các đặc điểm của lực hấp dẫn.
- Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn.
- Viết được công thức của lực hấp dẫn và giới hạn áp dụng công thức đó.
2. Về kỹ năng:
- Dùng kiến thức về lực hấp dẫn để giải thích một số hiện tượng liên quan. Ví dụ: sự
rơi tự do, chuyển động của các hành tinh, vệ tinh, …
- Phân biệt lực hấp dẫn với các loại lực khác như: lực điện, lực từ, lực ma sát, lực đàn
hồi, lực đẩy Acsimet, …
- Vận dụng công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản
II.CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mô hình chuyển động của Mặt Trăng, Trái Đất xung quanh Mặt Trời.
Học sinh: Ôn lại kiến thức về sự rơi tự do và trọng lực.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: Trọng lực của vật là gì ? Viết công thức tính trọng lực
Nêu và viết hệ thức định luật III Niu Tơn
3. Hoạt động dạy – học:
GV: Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài bằng kiến thức đã học trong môn lịch sử. “Chiến
thắng Bạch Đằng” diễn ra như nào, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm.
Đặt vấn đề cho bài mới
Giáo viên Trần Thị Hằng

1



 .Hoạt động 1: Phân tích các hiện tượng vật lý, tìm ra điểm chung, xây dựng khái
niệm về lực hấp dẫn.
Trợ giúp của GV
Cho HS xem mô hình.

Hoạt động của HS
HS quan sát trả lời các câu

Khi rơi các vật luôn có hướng hỏi.

Nội dung
I. Lực hấp dẫn

Từ trên xuống, hướng về

ntn ?

Điều gì khiến cho các vật rơi TĐ.
về phía TĐ ?

Do lực hút của TĐ

Khi TĐ hút vật thì vật có hút
TĐ không ?
Lực mà TĐ và vật hút nhau Theo định luật III Newton
có cùng bản chất với các lực ta thì vật sẽ hút lại TĐ
đã học không? (lực ma sát, lực .Không
đàn hồi, … )
.Để phân biệt với các loại lực

hút khác, Newton gọi lực này là
lực hấp dẫn.

HS: Ghi bài

- Mọi vật trong vũ trụ

GV: Chốt nội dung

đều hút nhau với một

.Nhờ có lực hấp dẫn nó giữ

lực, gọi là lực hấp dẫn.

cho Trái Đất quay xung quanh

- Khác với lực đàn hồi

Mặt Trời, Mặt Trăng quay xung

và lực ma sát là lực tiếp

quanh Trái Đất.

xúc, lực hấp dẫn là lực
tác dụng từ xa, qua
khoảng

không


gian

giữa các vật

 .Hoạt động 2: Phát biểu và viết biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn.
HS trả lời các câu hỏi.
Giáo viên Trần Thị Hằng

II. Định luật vạn vật
2


.Yếu tố nào ảnh hưởng đến độ
lớn của lực hấp dẫn ?

hấp dẫn
..Khối lượng 2 vật và

Thông báo nội dung định luật. khoảng cách giữa chúng.
Đơn vị của G là gì ?

1. Định luật:
- Lực hấp dẫn giữa hai
chất điểm bất kỳ tỉ lệ

 N.m2/kg2
.Biểu diễn lực hấp dẫn giữa

thuận với tích 2 khối


các vật như thế nào ?

lượng của chúng và tỉ
lệ

với

bình

phương khoảng cách

GV: Hướng dẫn gọi HS lên
bảng vẽ.

nghịch

giữa chúng.

HS vẽ hình

F21

F12

m1

m2

2. Hệ thức:


Fhd = G

m 1m 2
r2

Thông báo phạm vi áp dụng
m1, m2: khối lượng 2

của định luật

chất điểm.
r: khoảng cách giữa 2
chất điểm.
G: hằng số hấp dẫn.
G = 6,67.10-11
N.m2/kg2.

 .Hoạt động 3: Xét trường hợp riêng của trọng lực
III.Trọng

lực



trường hợp riêng của
.Nhắc lại khái niệm và biểu HS trả lời các câu hỏi.
thức của trọng lực ?

lực hấp dẫn


?Trọng lực là lực hút của - Trọng lực của một

Theo Newton thì trọng lực TĐ tác dụng lên vật:
Giáo viên Trần Thị Hằng

vật là lực hấp dẫn giữa
3


mà TĐ tác dụng lên một vật là

P = mg

Trái Đất và vật đó.

lực hấp dẫn giữa TĐ và vật đó.

- Điểm đặt của trọng

Nếu vật ở độ cao h so với mặt

lực gọi là trọng tâm

đất thì công thức tính lực hấp

của vật.

dẫn giữa TĐ và vật được viết


P = G

như thế nào ?
Suy ra gia tốc rơi tự do g = ?
.Nếu h << R thì g = ?

M .m
(R + h) 2

g = G

M
( R + h) 2

g = G

M
R2

Độ

P=G

ở gần mặt đất

lực

M .m
(R + h) 2


m: khối lượng vật.
h: độ cao của vật
so với mặt đất.
M và R: là khối

so với giá trị R. Có nhận xét gì
về gia tốc rơi tự do của các vật

trọng

(trọng lượng):

Công thức tính g cho thấy gia
tốc rơi tự do phụ thuộc độ cao h

lớn

lượng và bán kính của
Trái Đất.
Mặt khác ta lại có: P =
mg
Suy ra: g = G

M
( R + h) 2

Nếu vật ở gần mặt đất
(h << R) thì:
g=G


M
R2

 .Hoạt động 4: Củng cố - vận dụng
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về lực hấp dẫn, định luật vạn vật hấp dẫn và viết
biểu thức tính lực hấp dẫn, biểu thức tính gia tốc rơi tự do tổng quát và cho các vật
ở gần mặt đất.
- Vận dụng giải bài tập.
GV: Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vừa học giải thích hiện tượng “Thủy
Triều”

 .Hoạt động 5: Tổng kết bài học
- Giáo viên nhận xét giờ học.
Giáo viên Trần Thị Hằng

4


- Bài tập về nhà: 5,7 SGK và các bài tập ở SBT.
- Đọc mục "Em có biết ?"
- Ôn lại cách sử dụng lực kế để đo lực
- Ôn lại khái niệm: vật đàn hồi, biến dạng đàn hồi, tính chất đàn hồi, lực đàn hồi của
lò xo.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy:

Giáo viên Trần Thị Hằng

5



PHIẾU HỌC TẬP
Học sinh làm bài trong khi củng cố cuối giờ cô thu để chấm
Họ tên: ………………………………………………...…………Lớp:……………………………
Câu 1. Câu nào sau đây là đúng khi nói về lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt
Trăng và do Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất ? Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án em chọn.
A. Hai lực này cùng phương, cùng chiều.
B. Hai lực này cùng phương, ngược chiều.
C. Hai lực này cùng chiều, cùng độ lớn.
D. Phương của hai lực luôn thay đổi và không trùng nhau.
Câu 2. Trái đất và Mặt trăng hút nhau với một lực bằng bao nhiêu? Cho biết bán kính
quỹ đạo của Mặt trăng là r = 3,84.108m, khối lượng Mặt trăng là: m = 7,35.1022kg và
khối lượng Trái đất là M = 6.1024kg.
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……..……....…………………………….…………………………………………………………………

Câu 3. Tính lực hấp dẫn giữa hai tàu thủy : mỗi tàu có khối lợng 100 000 tấn khi chúng
ở cách nhau 50m. Lực đó có làm cho chúng tiến lại gần nhau không?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………..
……..……....…………………………….
…………………………………………………………………….…………….
…………………………….………………………………………………………………

Câu 4. Muốn lực hút giữa hai vật giảm đi một nửa thì khoảng cách giữa hai vật tăng lên
bao nhiêu lần? Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án em chọn.
A. 4 lần

Giáo viên Trần Thị Hằng

B. 2 lần
6


C. √2 lần

D. 1 lần

Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt
Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức do Ngô Quyền lãnh đạo với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết
quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi. Đây là một trận đánh quan
trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn
1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.

Vua Hán đang muốn hành quân nhanh để đánh chiếm lại Tĩnh Hải
quân, nên không nghe theo kế của Tiêu Ích, sai Hoằng Tháo đem
chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào. Lưu Nghiễm tự mình làm
tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện.
Giáo viên Trần Thị Hằng

7


Trong khi vua Hán đang điều quân thì Ngô Quyền đã tiến ra thành Đại
La, giết chết Kiều Công Tiễn. Công Tiễn bị cô thế không đủ sức chống
lại nên thành nhanh chóng bị hạ. Lúc đó quân Nam Hán vẫn chưa tiến
quân Tiết độ sứ, đổi tước phong là Giao Vương, đem 2 vạn quân sang
với danh nghĩa là cứu Công Tiễn. Lưu Nghiễm hỏi kế ở Sùng Văn hầu

là Tiêu Ích. Ích nói:
"Nay mưa dầm đã mấy tuần, đường biển thì xa xôi nguy hiểm, Ngô
Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được. Đại quân phải
nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mới
nên tiến".
Vua Hán đang muốn hành quân nhanh để đánh chiếm lại Tĩnh Hải
quân, nên không nghe theo kế của Tiêu Ích, sai Hoằng Tháo đem
chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào. Lưu Nghiễm tự mình làm
tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện.
Trong khi vua Hán đang điều quân thì Ngô Quyền đã tiến ra thành Đại
La, giết chết Kiều Công Tiễn. Công Tiễn bị cô thế không đủ sức chống
lại nên thành nhanh chóng bị hạ. Lúc đó quân Nam Hán vẫn chưa tiến
vào tới biên giới.
Mượn cọc nhọn và thuỷ triều
Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, Ngô Quyền bảo các tướng
tá rằng:
"Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn
mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã
mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất
phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị
trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn

Giáo viên Trần Thị Hằng

8


vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn
chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế
ngự, không cho chiếc nào ra thoát".

Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông
Bạch Đằng. Khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị phát lộ. Ngô Quyền dự
định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước
triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.

Giáo viên Trần Thị Hằng

9


Trong một bài viết mới đây, việc nhìn nhận lại nghệ thuật đóng cọc gỗ trên dòng Bạch Đằng Giang đã được
phân tích dựa trên các nghiên cứu về địa hình và địa mạo chiến trường xưa; nhận thức về các dòng chảy
cổ; mức thủy triều liên quan tới địa hình và dòng chảy; qui mô bãi cọc và kỹ thuật đóng cọc; mối tương
quan giữa bãi cọc, nước thủy triều và thuyền chiến quân Nguyên. Từ việc nghiên cứu địa hình địa mạo,
dấu vết các dòng chảy cổ và vị trí các bãi cọc có thể đồng ý với các ý kiến trước đây là không thể và cũng
đã không thấy dấu hiệu của các cọc cắm ngang dòng sông Bạch Đằng (hiện nay) được. Cả 3 bãi cọc đã
phát hiện đều cho thấy quy mô rất rộng lớn, có tính chất phòng thủ chiến lược cao, được bố trí ở những vị
trí rất hiểm yếu, vừa có khả năng thu hẹp các dòng chảy, vừa phối hợp với các ghềnh đá tạo vật cản cho
thuyền và gây khó khăn cho tác chiến trên bờ, trong trường hợp đổ bộ. Ngược lại, rõ ràng lối bố trí rích rắc
và tạo thành rào cản ở một số vị trí có tác dụng hỗ trợ các thuyền nhỏ và quân bộ của Đại Việt.
Với quyết tâm chiến lược tiêu diệt sinh lực và tham vọng xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên, Trần Hưng
Đạo đã dày công tổ chức trận đánh có tính chất quyết định trên sông Bạch Đằng. Có thể phục dựng diễn
biến của trận đánh chiến trường Bạch Đằng qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn chuẩn bị chiến trường
Với sự giúp đỡ của người dân địa phương, Hưng Đạo Vương đã khảo sát con nước và địa thế Bạch Đằng
một cách kỹ lưỡng, đặc biệt là các gò đất và các nhánh sông trên đảo Hà Nam. Trong thời gian rất ngắn (từ
sau ngày 19 tháng 2 đến trước ngày 8 tháng 3), quân dân Đại Việt được lệnh đóng cọc chắn ngang các
dòng chảy của sông Bạch Đằng đổ ra biển ở những nơi hiểm yếu, phủ cỏ lên trên (chủ yếu ở những vùng

Giáo viên Trần Thị Hằng


10


ngập triều). Các cánh quân thủy và bộ được bố trí mai phục ở nhiều khu vực, trong các thung lũng nhỏ
vùng Tràng Kênh, khu vực Phả Lễ, Do Lễ, vùng đất cao Yên Giang (Phan Đại Doãn…1988, đã dẫn). Các
cánh quân thủy chủ lực chịu trách nhiệm chặn ở vị trí ngang hoặc phía trên với các ghềnh đá, nơi có các
dòng chảy sâu và rộng
.
Giai đoạn tấn công trên mặt nước
Vào thời điểm triều bắt đầu rút mạnh vào rạng sáng ngày mùng 8 tháng 3, cũng là lúc quân Nguyên tập
hợp lực lượng cố gắng rút nhanh ra biển, Hưng Đạo Vương cho ghìm bước tiến của đoàn thuyền quân
Nguyên bằng cách cho quân khiêu chiến rồi giả cách thua chạy (Đại Việt sử ký toàn thư- ĐVSKTT). Với
chiến trường đã chuẩn bị (các bãi cọc và các cánh quân mai phục), có thể thấy việc Nguyễn Khoái khiêu
chiến và giả cách thua chạy là để nghi binh và kéo tản quân địch ra các hướng. Với số lượng lớn thuyền
quân Nguyên và thuyền chiến Đại Việt, có thể đồng ý với giả thiết của PGS. Nguyễn Duy Hinh (1988) rằng,
Trần Hưng Đạo đã cố tình đưa chiến thuyền Nguyên vào thủy vực rộng lớn từ cuối sông Đá Bạc đến cửa
sông Chanh ngày nay. Với vị trí các bãi cọc và chướng ngại vật tự nhiên đã biết, có thể đoán rằng khu vực
quân Thánh Dực Nghĩa Dũng của Nguyễn Khoái "đánh quật lại”, sau đó là chiến thuyền hai vua "tung quân
đánh lớn” là ngay phía trước các ghềnh đá trên sông Chanh và sông Bạch Đằng. Thủy quân chủ lực hẳn
đã được tính toán để được hỗ trợ bởi các cánh quân trên bờ (phía Phục Lễ, Phả Lễ - Hải Phòng và đảo Hà
Nam) nhằm chặn không cho chúng vượt qua các ghềnh đá – cửa tử, để thoát ra biển. "Tờ mờ sáng ngày 8
tháng 3 quân Nguyên đến cảng Bạch Đằng, người Giao chắn ngang chiến hạm ở sông để chống cự quân
ta…” (Bia Lý Thiên Hữu, dẫn theo Nguyễn Duy Hinh 1988). Hưng Đạo Vương đã tạo ra một thế trận để cho
quân đội của mình chủ yếu là thủy quân dễ dàng cơ động để tiêu diệt địch, "Thuyền địch (Trần) xúm cả lại,
tên bay xuống như mưa… (Nguyên sử, dẫn theo Trần Hà 1963: 62), khiến cho "Quân Nguyên chết đuối
nhiều không kể xiết, nước sông do vậy đỏ ngầu cả” (ĐVSKTT, Q5).
Sự xuất lộ khá nhiều mẩu than và một lớp than cháy từ độ sâu khoảng 2-2,3m tại bãi cọc Đồng Má Ngựa,
khác với nhận xét của PGS. Nguyễn Duy Hinh cho rằng không thể dùng hỏa công trong trận này (1988, đã
dẫn) cho thấy khả năng dùng hỏa công là rất lớn, chứng thực cho câu ca của nhân dân vùng Tràng Kênh,

Phả Lễ: Bạch Đằng nhất trận hỏa công/Tặc binh đại phá huyết hồng Mãn Giang (Dẫn theo Phan Đại Doãn
và Diệp Đình Hoa 1970: 79). Từ phía Tràng Kênh, Do Lễ, Phả Lễ, vào lúc nước triều rút, nếu thả các
thuyền nhỏ và bè nứa chứa củi khô và dầu (có thể đốt cháy trong khoảng 30-40 phút - truyền thuyết dân
gian) thì thực sự cùng với thủy binh phía trước, bộ binh hai bên tạo ra một vòng vây khép kín, dồn địch
chạy tháo thân vào các nhánh sông ở khu vực đảo Hà Nam - nơi các bãi cọc đang chờ sẵn.

Giai đoạn quyết chiến trên bờ

Giáo viên Trần Thị Hằng

11


Thơ ca, truyền thuyết, đền miếu và các dấu tích phát lộ cho thấy đảo Hà Nam là nơi diễn ra trận quyết
chiến trên bờ, hay đúng hơn là nửa trên cạn, nửa dưới nước vào cuối ngày 8 tháng 3 năm 1288. Cho đến
khi thủy triều cạn kiệt vào trưa ngày mùng 8 tháng 3, thuyền quân Nguyên đa phần bị đánh đắm, phần bị
gác lên cọc hoặc mắc cạn. Một số lớn quân Nguyên có thể đã phải nhảy ra khỏi thuyền, không bị chết đuối
thì cũng bị sa lầy giữa các bãi cọc và bị quân Đại Việt tiêu diệt hoặc bắt sống, khiến cho "Chiết kích trầm
giang, khô cốt doanh khâu” (giáo gãy đầy sông, xương khô đầy gò – Bạch Đằng Giang phú). Bãi cọc ở
Đồng Má Ngựa có thể là nơi chứng kiến giai đoạn quyết liệt nhằm kết thúc trận đánh. Các di vật lần đầu
tiên phát hiện trong khu vực này như các mẩu than, các mảnh gốm, sành, sứ, thế kỉ 13 được phát hiện
trong lớp bùn cát màu xám đen tương đương với lớp có chân cọc đóng vào có thể là những dấu tích của
trận đánh.
Trong đợt khảo sát và khoan thăm dò tại khu vực phía Nam Đồng Má Ngựa trong khu ruộng Lòng Thong
(phía Nam di tích Đồng Má Ngựa) năm 2012, các mảnh gỗ có dấu vết chế tác được phát hiện trong lớp vỏ
hà lớn, cách mặt ruộng từ 1,6 đến 2,4m. Chúng đặt ra giả thiết về sự tích tụ các tàn dư của trận chiến ở
khu vực này. Đây là những tín hiệu khả quan cho việc phát hiện các dấu vết tàu đắm của trận quyết chiến
lừng danh trong lịch sử.
Cho đến nay, ngoài các truyền thuyết và di tích hiện còn nhiều dấu vết của trận chiến đã hé lộ từ những kết
quả khảo sát và khai quật khảo cổ học ở khu vực Yên Giang, trên đảo Hà Nam và trong phạm vi rộng hơn

của chiến trường. Những dấu tích này chứng thực và làm rõ hơn những gì đã được ghi chép và còn lưu lại
trong trí nhớ của nhân dân. Nó chứng tỏ quy mô to lớn của chiến trường, được bố trí thành nhiều lớp
phòng ngự và tấn công, lợi dụng địa thế thiên nhiên, cắm nhiều bãi cọc chặn các nhánh cổ của sông Bạch
Đằng. Trận đánh được tổ chức cực kì khoa học, có sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều cánh quân, chủ lực
là thủy quân. Nhờ thông thuộc địa hình mà quân Đại Việt di chuyển chủ động trên mặt nước, trong các bãi
lầy và trên bờ. Trong khi đó quân Nguyên dù đã phòng bị nhưng vẫn không thoát nổi trận địa thiên la địa
võng và một đối thủ hiểu rõ tình thế diễn biến của chiến trường, luôn được tiếp sức vào những giai đoạn
cần thiết của cuộc chiến và đầy lòng quả cảm.
Những thông tin từ các cuộc khảo sát gần đây cũng hé mở khả năng nghiên cứu di tích này theo hướng
tiếp cận mới: Nghiên cứu các di tồn của trận chiến, đặc biệt là các dấu tích tàu đắm với tư cách là đối
tượng của ngành khảo cổ học dưới nước và khảo cổ học hàng hải. Đây là nhiệm vụ không chỉ đặt ra cho
các nhà nghiên cứu mà cả các nhà quản lý di sản văn hóa và hoạch định chính sách phát huy giá trị của di
sản văn hóa vô giá này của dân tộc.
PGS. TS Tống Trung Tín- TS. Lê Thị Liên
(Viện Khảo cổ học)
[Nhận diện khoa học về chiến thắng Bạch Đằng]
[Bài 1: Đa dạng nghiên cứu về chiến thắng Bạch Đằng]
Thủy triều là hiện tượng nước biển, nuớc sông... lên xuống trong ngày. Trong âm Hán-Việt, th ủy có ngh ĩa là
nước, còn triều là cuờng độ nuớc dâng lên và rút xuống. Sự thay đổi lực h ấp dẫn t ừ Mặt Trăng (ph ần ch ủ y ếu)
và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay
đã tạo nên hiện tượng nước lên (triều cường) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nh ất định
trong một ngày.
Nguyên nhân của thủy triều là do thủy quyển có hình cầu dẹt nh ưng b ị kéo cao lên ở hai mi ền đối di ện nhau t ạo
thành hình elípsoid. Một đỉnh của elipsoid nằm trực diện với mặt Trăng - là mi ền nước l ớn th ứ nh ất, do l ực h ấp
dẫn của mặt Trăng gây ra. Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền n ước lớn thứ nhất qua tâm Trái
Đất, do lực li tâm tạo ra. Giữa hai nước lớn liên tiếp là nước ròng. Một khi tốc độ góc (t ốc độ quay) c ủa Qu ả Đất
không đổi thì lực li tâm lớn nhất nằm ở nơi có bán kính quay lớn nhất: Đó là mi ền Xích đạo c ủa Trái đất. Tuy
nhiên bán kính quay chưa hẳn là bán kính Quả đất tại Xích đạo, là vì: Quả đất không hoàn toàn quay quanh tr ục

Giáo viên Trần Thị Hằng


12


của nó, cũng như là Mặt Trăng không hoàn toàn quay quanh Trái đất, mà là: H ệ Qu ả Đất-Mặt Tr ăng quay xung
quanh điểm trọng tâm của hệ này. Do khối lượng của Trái đất lớn hơn của Mặt Trăng rất nhiều nên Tr ọng đi ểm
của hệ Trái đất-Mặt Trăng nằm trong lòng Trái đất, trên đường nối tâm của chúng. Tóm l ại: Trái Đất v ừa quay,
vừa lắc.
Thủy triều cực đại đạt được khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía với Trái Đất - l ực hấp dẫn
đạt cực đại, còn khi Mặt Trăng và Mặt Trời nằm đối diện nhau so với Trái Đất thì mức tri ều lên đạt c ực tiểu.
Khái niệm thủy triều được mở rộng trong vật lý học dành cho chênh lệch lực tác động lên các vật th ể n ằm trong
trường hấp dẫn không đều.
Một số nơi trên thế giới cư dân vùng ven biển nhận biết có hai loại thủy tri ều: nh ật tri ều và bán nh ật tri ều. Nh ật
triều là con nước thủy triều lên và xuống một lần trong mỗi ngày (24 gi ờ). Bán nhật triều là con n ước lên xu ống 2
lần trong một ngày, những vùng chịu ảnh hưởng của loại triều này thường nằm ở vĩ tuyến gần xích đạo.
Source:

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống
trong một chu kỳ. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt
trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái đất trong khi Trái đất quay đã tạo nên hiện tượng nước
lên (triều lên) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.
Trái đất vừa quay, vừa lắc. Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt trăng và Mặt trời cùng nằm về một phía so
với Trái đất, và mức triều phía đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu. Thủy triều có nhiều loại, phổ biến
nhất là bán nhật triều. Bán nhật triều là hiện tượng trong một ngày trăng (24 giờ 50 phút) có 2 lần nước lớn
và 2 lần nước ròng. Biên độ của 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng gần như nhau. Khoảng thời gian giữa 2
lần nước lớn liên tiếp và nước ròng liên tiếp là bằng nhau.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là bài học kinh nghiệm để Trần Hưng Đạo vận dụng lại vào năm 1288
Xem lại trận địa cọc ở các bãi lầy được khai quật từ di tích thuộc phạm vi trận Bạch Đằng 1288 của
Trần Hưng Đạo có nhiều kích cỡ khác nhau, tận dụng từ nhiều nguồn, được cắm thành cụm dích dắc,

theo nhiều hướng có tác dụng ngăn chặn thuyền nhỏ và đặc biệt là quân bộ. Việc bố trí các cánh quân
bộ và các thuyền nhỏ ở ven sông và những khu vực gò cao giữa các bãi cọc này, cùng với các lực lượng
tiếp ứng chủ lực chứng tỏ sự chuẩn bị rất công phu và tài tình cho một trận đánh lớn.

Bãi cọc Đồng Má Ngựa, thôn Hưng Học, phường Nam Hòa, TX Quảng Yên được khai quật năm 2010.
Những chiếc cọc gỗ được Trần Hưng Đạo bố trí làm thành trận địa mai phục kết hợp với việc vận dụng
con nước thủy triều và địa thế lòng sông đã đưa toàn bộ đạo binh Nguyên-Mông vào tử địa, đập tan

Giáo viên Trần Thị Hằng

13


hoàn toàn tham vọng xâm lăng của kẻ thù, thể hiện huy hoàng tài thao lược và nghệ thuật chiến tranh
nhân dân của một triều đại hiển hách nhất trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc.
Cảm hứng lịch sử mang âm điệu anh hùng ca dâng lên dào dạt như những lớp sóng trên sông Bạch Đằng vỗ.
Khách và bô lão ngắm dòng sông, nhìn con sóng nhấp nhô như sống lại những năm tháng hào hùng oanh liệt
của tổ tiên:
“ Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô mã,
Cũng là bãi đát xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao”.
Sau và trước, gần và xa, ta và giặc, người chiến thắng và kẻ thảm bại được đặt trong thế tương phản đối lập đã
khắc sâu và tô đậm niềm tự hào sông núi. “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” vì nó là mồ chôn lũ xâm lược
phương Bắc.
Năm 938, Ngô Quyền dùng mưu đại phá quân Nam Hán:
“Bạch Đằng một trận giao phong
Hoằng Thao lạc vía, Kiều công nộp đầu”
Năm 1288, Trần Quốc Tuấn mở một trận quyết chiến - chiến lược bắt sống Ô Mã Nhi và tiêu diệt hàng vạn quân
xâm lược Nguyên - Mông:
“ Bạch Đằng một cõi chiến tràng,
Xương bay trắng đất, máu màng đỏ sông”.

Cảnh tượng chiến trường vô cùng tráng liệt: “ Tinh thần phấp phới - Tỳ hổ ba quân - Giáo gươm sáng chói”. Các
dũng sĩ nhà Trần với quyết tâm “ Sát Thát, với dũng khí mạnh như hổ báo xung trận. Chiến sự dữ dội ác liệt,
giằng co: “ Trận đánh thư hùng chửa phân - Chiến luỹ Bắc Nam chống đối”. Khói lửa mù trời. Tiếng gươm giáo,
tiếng quân reo , tiếng sóng vỗ. Ngựa hý, voi gầm. Thuyền giặc bị đốt cháy, bị va vào cọc gỗ bịt sắt nhọn vỡ đắm
tan tành. Máu giặc nhuộm đỏ dòng sông. Trận đánh kinh thiên động địa được tái hiện bằng những nét vẽ,
những chi tiết phóng bút, khoa trương rất thần tình. Âm thanh và màu sắc, trực cảm và tưởng tượng được tác
giả phối hợp vận dụng, góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi:
“Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ
Bầu trời đất chừ sắp đổi”.
“Đại Việt sử ký” ghi rõ: Các tướng như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ… đều bị bắt sống, hàng vạn giặc bị tiêu
diệt. Quân ta thu hơn 400 chiến thuyền. Giặc đã lần lượt nếm mùi thất bại, nhục nhã. Dòng sông Bạch Đằng như
một chứng nhận lịch sử:
“Đến nay sông nước tuy chảy hoài
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi”.
Trận thủy chiến sông Bạch Đằng của tổ tiên mang tầm vóc và quy mô hoành tráng, kỳ vĩ.

Giáo viên Trần Thị Hằng

14



×