THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM DỰ THI.
1. Họ và tên: Ngô Thị Thuý Nga
2. Ngày sinh: 12-11-1975
3. Điện thoại: 0987.486.462
4. Tóm tắt nội dung sản phẩm dự thi:
Dạy học theo chủ đề:
“SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GIẢNG DẠY
TIẾT 25 BÀI 19 : SẮT ( Hoá học 9)”
Sử dụng kiến thức môn học Lý, Hoá, Sinh,Địa, Công Nghệ để giải thích một
số tính chất của sắt , một số ứng dụng , tác hại của sắt trong cuộc sống hàng ngày .
Qua đó xây dựng cho giáo viên và học sinh tập quán thường trực phương pháp
dạy và học tích hợp bộ môn, giúp học sinh có tư duy tổng hợp các kiến thức liên
môn vận dụng vào giải quyết vấn đề.
Qua bài học giúp các em có khả năng phát triển tư duy, tìm tòi và nghiên cứu.
Tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo.
5. Địa chỉ email : Email:
6. Dạy môn: Sinh- Hoá.
7. Sản phẩm liên môn:
- Tính liên môn:
+ Môn Hoá học khối 8,9.
+ Môn Lý khối 7.
+ Môn Sinh khối 8.
+ Môn Địa khối 6.
+ Môn Công nghệ khối 9.
Phụ lục I
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI.
- Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Ba Vì.
- Trường THCS TTNC Bò và đồng cỏ Ba Vì .
- Địa chỉ: Vân Hoà – Ba Vì – Hà Nội .
Điện thoại: . Email:
- Thông tin về giáo viên:
Họ và tên: Ngô Thị Thuý Nga
Ngày sinh: 12-11-1975
Chuyên môn: Sinh- Hoá.
Điện thoại: 0987.486.462
Email:
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI
CỦA GIÁO VIÊN.
1.Tên hồ sơ dạy học:
Dạy học theo chủ đề:
“SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GIẢNG DẠY
TIẾT 25 BÀI 19 : SẮT ( Hoá học 9)”
2. Mục tiêu dạy học:
- Kiến thức: + Học sinh biết và vận dụng được các kiến thức của các môn học
(Địa lý, Công nghệ, Vật lý, Địa lý, Sinh học) với các kiến thức Hoá học
+ Hệ thống kiến thức, nắm vững kiến thức các môn học, áp dụng kiến thức vào
giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.
+ Hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của vấn đề ô nhiễm môi trường , các biện pháp bảo vệ
môi trường , bảo vệ kim loại ,các vật dụng làm từ hợp kim của sắt .
- Kỹ năng:
+ Biết cách phân tích, giải thích hiện tượng thí nghiệm để tìm tòi kiến thức mới
+ Có năng lực tổng hợp, vận dụng các kiến thức liên môn (Địa lý, Sinh học, Vật
lý, Hoá học, Công nghệ) vào giải quyết các vấn đề liên quan tới tính chất vật lí ,
ứng dụng của sắt trong cuộc sống .
+ Rèn luyện kỹ năng “học đi đôi với hành”.
+ Rèn kĩ năng hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ
- Thái độ:
+ Có ham muốn khai thác, tìm hiểu về tính chất của các chất .
+ Ý thức gon gàng , ngăn nắp , khoa học trong khi làm thí nghiệm.
+ Yêu thích môn hoá học
3. Đối tượng dạy học của bài học:
- Đối tượng: Học sinh khối 9 trường THCS TTNC Bò và Đồng cỏ Ba Vì .
- Số lượng học sinh: 24 học sinh.
- Đặc điểm cần thiết khác của học sinh: Học sinh chăm học, có ý thức học tập tìm
tòi, nghiên cứu .
4. Ý nghĩa của bài học
- Xây dựng cho giáo viên và học sinh tập quán thường trực phương pháp dạy và
học tích hợp bộ môn, giúp học sinh có tư duy tổng hợp các kiến thức liên môn vận
dụng vào giải quyết vấn đề.
- Qua bài học giúp các em có khả năng phát triển tư duy, tìm tòi và nghiên cứu.
Tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Có ý thức trong việc học đi đôi với hành, rèn kỹ năng giải quyết các tình huống
trong cuộc sống.
- Các em nắm vững hơn kiến thức của các môn học, biết áp dụng kiến thức vào
giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.
5. Thiết bị dạy học:
- Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học: đồ dùng để học
sinh hoạt động nhóm Bảng phụ, Bút dạ , Phòng chức năng , Các dụng cụ thí
nghiệm , hoá chất phục vụ làm thí nghiệm ; Máy chiếu.
- Các ứng dụng CNTT trong việc dạy học của bài học: Bài giảng điện tử, các hình
ảnh, video.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
a. Mục tiêu bài học:
*.Kiến thức:
- Học sinh dựa vào kiến thức môn vật lí nêu được tính chất vật lý của sắt
và qua thực nghiệm nêu được tính chất hóa học của sắt.
- Biết liên hệ tính chất của sắt với một số ứng dụng trong đời sống, sản
xuất.
- Biết sử dụng các kiến thức môn Sinh học , Địa lí, Công nghệ để giải thích
được các ứng dụng của sắt trong thực tiễn và vai trò của sắt đối với sức
khoẻ con người .
* Kĩ năng :
- Biết dự đoán tính chất hóa học của sắt từ tính chất chung của kim loại và
vị trí của sắt trong dãy hoạt động hóa học.
- Biết dùng thí nghiệm và sử dụng kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán và kết
luận về tính chất hóa học của sắt .
- Viết được các phương trình hoá học minh họa cho tính chất hoá học của
sắt: tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, dung dịch muối của kim
loại kém hoạt động hơn sắt.
* Thái độ: HS có thái độ học tập đúng đắn. Có ý thức cận thận, gọn gàng khi
làm thí nghiệm.
* Cách tổ chức dạy học:
- Dạy học theo chủ đề cho 24 học sinh khối 9 có ý thức học tập tìm tòi và
nghiên cứu.
-Tiến trình dạy học: học sinh nghiên cứu chủ đề theo nhóm dưới sự hướng dẫn
của giáo viên bằng phương pháp bàn tay nặn bột.
- Học sinh làm việc cá nhân theo sự phân công thực hiện nhiệm vụ của nhóm,
các nhóm thu thập, xử lý thông tin, viết báo cáo trong giờ học
- Tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu của các nhóm, các nhóm nhận xét bổ
xung; giáo viên chuẩn hoá kiến thức và đánh giá kết quả.
* Phương pháp dạy học:
Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột: hoạt động theo nhóm, tư duy tổng hợp,
nghiên cứu tài liệu vào dạy và học chủ đề.
Phương pháp khác: Thực nghiệm, Đàm thoại, phân tích tổng hợp, phát hiện và
giải quyết vấn đề.
* Hoạt động của học sinh:
+ Học tập tốt kiến thức bài cũ
+ Có kiến thức về các môn Sinh học , địa lí , công nghệ , Toán học
* Hoạt động của giáo viên:
Giáo viên tổ chức dạy học chủ đề theo phương pháp “bàn tay nặn bột”. Học sinh
tìm ra được kiến thức cần đạt qua bài học.
Sau buổi học yêu cầu các Hs làm việc cá nhân, tìm hiểu các kiến thức liên môn
có liên quan , tìm hiểu các kiến thức liên môn có liên quan đến bài kế tiếp
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận kết quả nghiên cứu. Hoàn thiện nội dung
kiến thức và tổ chức cho học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
- Cách thức kiểm tra, đánh giá:
+Trước khi vào học chủ đề giáo viên cho học sinh:
Nêu lại tính chất hoá học của nhôm , tìm những tính chất giống và khác tính
chất chung của kim loại từ đó làm cơ sở để cho học sinh tìm hiểu , nghiên cứu tính
chất của sắt theo hình thức như vậy
Nêu trật tự dãy hoạt động hoá học của kim loại, từ đó xác điịnh được vị trí của
sắt trong dãy hoạt động hoá học dự đoán được một số tính chất hoá học của sắt
+ Sau buổi học chủ đề, hs về nhà làm việc cá nhân theo sự phân công nhiệm vụ
của giáo viên
+ Đánh giá kết quả học tập theo cá nhân và theo nhóm. Gv đánh giá trên cơ sở
điểm do học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
+ Đánh giá các năng lực của học sinh: đánh giá khả năng tư duy tổng hợp qua
kết quả học tập trả lời các kiến thức liên môn, thái độ hợp tác, ngôn ngữ nói và
viết, xử lí các tình huống trong quá trình học tập,trong quá trình làm việc nhóm.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Điểm cho mỗi cá nhân theo nhiệm vụ được giao.
+ Điểm cho cả nhóm.
+ Điểm của mỗi học sinh là điểm trung bình cộng của điểm mỗi cá nhân và điểm
chung của cả nhóm.
GIÁO ÁN DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
Họ và tên: Ngô Thị Thuý Nga
Chức vụ: Tổ trưởng .
Đơn vị: Trường THCS TTNC Bò và Đồng cỏ - Xã Vân Hoà
Huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội.
Tiết 25
Bài 19: SẮT
( KHHH: Fe - NTK: 56 )
======***=====
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh dựa vào kiến thức môn vật lí nêu được tính chất vật lý của sắt
và qua thực nghiệm nêu được tính chất hóa học của sắt.
- Biết liên hệ tính chất của sắt với một số ứng dụng trong đời sống, sản
xuất.
- Biết sử dụng các kiến thức môn Sinh học , Địa lí, Công nghệ để giải thích
được các ứng dụng của sắt trong thực tiễn và vai trò của sắt đối với sức
khoẻ con người .
2.Kĩ năng :
- Biết dự đoán tính chất hóa học của sắt từ tính chất chung của kim loại và
vị trí của sắt trong dãy hoạt động hóa học.
- Biết dùng thí nghiệm và sử dụng kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán và kết
luận về tính chất hóa học của sắt .
- Viết được các phương trình hoá học minh họa cho tính chất hoá học của
sắt: tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, dung dịch muối của kim
loại kém hoạt động hơn sắt.
3. Thái độ: HS có thái độ học tập đúng đắn. Có ý thức cận thận, gọn gàng
khi làm thí nghiệm.
*Trọng tâm :Tính chất hoá học của sắt
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1.GV: - Giáo án điện tử, máy chiếu.
- Dụng cụ: Bình thuỷ tinh miệng rộng; Đèn cồn; ống nghiệm; dây
sắt hình lò xo; Que sắt
- Hoá chất: Bình clo (đã được thu sẵn), dd Na
2
SO
4
; BaCl
2
; AgNO
3
;
CuSO
4
;HCl ; NaOH; H
2
SO
4 loãng
; H
2
SO
4đ nguội
.
2. HS: Học bài cũ, ôn lại t/c hoá học của nhôm, trật tự các kim loại trong
dãy hoạt động hóa học?
III. Tiến trình bài giảng:
1 . ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: Sĩ số: :………………………
2 . KIỂM TRA BÀI CŨ, ĐẶT VẤN ĐỀ VÀO BÀI : (3 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
*GV:Trình chiếu câu hỏi kiểm tra bài
cũ :
- Nêu các tính chất hoá học của
nhôm.
- Viết các phương trình phản ứng
minh họa nếu có?
*HS: lên bảng trả lời và viết PTPƯ
.
*GV: Gọi 1HS nhận xét và nêu: Trật
tự các kim loại trong dãy hoạt động
hóa học?
*GV: Trình chiếu đáp án . Cho điểm
HS
*GV: Đặt vấn đề vào bài .
*HS: Nhận xét và nêu trật tự các
kim loại trong dãy hoạt động hóa
học.
3. BÀI MỚI:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: I. Tính chất vật lý (6 phút)
*GV: Cho HS thảo luận nhóm
trong thời gian 2 phút với nội
dung câu hỏi sau:
Dựa vào kiến thức đã học
trong môn vật lí, tính chất
vật lý của kim loại, và thí
nghiệm kiểm chứng để tìm ra
tính chất vật lý của sắt?
*HS: Dựa vào kiến
thức học trong môn
vật lí biết nhiệt độ
nóng chảy của sắt ,
khối lượng riêng của
sắt , sắt là kim loại
nặng, có tính nhiễm
từ
Dựa vào kiến thức đã
học về tính chất chung
của kim loại và kiến
thức môn vật lí học
sinh dự đoán được sắt
có tính dẫn điện , tính
dẫn nhiệt , có ánh kim
học sinh tự lựa chọn
làm thí nghiệm kiểm
chứng tính dẫn nhiệt ,
tính dẫn điện , tính dẻo
I. Tính chất vật lý:
- Sắt là kim loại
màu trắng xám, có
ánh kim,có tính
dẻo, dẫn điện dẫn
nhiệt
- Sắt có tính nhiễm
từ
và ghi kết quả trên bảng
phụ( không nhất thiết
phải làm hết các thí
nghiệm ).
*GV: y/c các nhóm báo cáo
kết quả , GV nêu câu hỏi tình
huống cho các nhóm dựa trên
cách lựa chọn thí nghiệm kiểm
chứng của từng nhóm .
*HS: Các nhóm
báo cáo và trả lời
câu hỏi tình huống
của nhóm mình.
-Sắt là kim loại
nặng, nhiệt độ
nóng chảy cao.
*GV: Chốt lại và trình chiếu
tính chất vật lý của sắt.
(?)Sắt có tính chất vật lý nào
khác nhôm và kim loại ?
*HS: trả lời
(?)Bằng phương pháp vật lý
hãy tách riêng nhôm và sắt ra
khỏi hỗn hợp bột nhôm và sắt?
*HS: trả lời
*GV: Liên hệ thực tế về tính
nhiễm từ và dẫn điện của sắt.
Dựa vào đặc điểm địa hình, vị
trí địa lí Trong thực tế nhân
dân địa phương các xã ven
chân núi Ba Vì đẫ biết ứng
dụng tính dẫn điện của sắt
vào trọng cuộc sống hàng
ngày như thế nào ?
( trình chiếu hình ảnh)
Giáo viên lưu ý cách sử dụng
điện trời khá nguy hiểm cũng
do tính dẫ điện của sắt gây
ra : Đó khi có mưa giông thì
dây dẫn tạo nguồn điện cũng
là dây dẫn các nguồn điện từ
các đám mây giông, vì thế có
điện lưới thì không nên sử
dụng nguồn điện tự tạo trên
Trong môn vật lí dựa vào tính
nhiễm từ của sắt chúng ta có
thể tạo ra hình ảnh của
đường sức từ( trình chiếu hình
ảnh)
*HS: Do ảnh hưởng
của dãy núi Ba Vì , do
ảnh hưởng của tổng
đài phát thanh làm
cho khu vực ven chân
núi Ba Vì có điện
trường khá lớn ,
người dân đã biết tận
dụng dòng điện này để
tạo điện thắp sáng và
chạy đài tự tạo
(Galen) bằng cách sử
dụng dây sắt dài
khoảng 200m chăng
lên không trung và
một cọc sắt đóng
xuống đất
*GV: Tổng kết tính chất vật lí
của sắt bằng sơ đồ tư duy
Chuyển ý sang mục II.
Hoạt động 2: II. Tính chất hoá học (25 phút)
*GV: Gọi 1 HS đứng tại chỗ
nêu dự đoán tính chất hóa học
của sắt .
-HS: Nêu dự đoán II.Tính chất hoá
học của sắt:
*GV: Cùng HS kiểm chứng
từng tính chất hóa học của
sắt.
1. Sắt tác dụng với
phi kim:
*GV :Cho HS xem video:
Sắt tác dụng với oxi.
a)Sắt tác dụng với
oxi:
(?) Cho biết hiện tượng,
giải thích, sản phẩm phản
ứng.
*HS: Trả lời
*GV:Gọi 1HS lên bảng viết
PTPƯ
*1HS lên bảng
viết , HS còn viết
PTPƯ vào vở.
3Fe + 2O
2
→
0
t
Fe
3
O
4
*GV: Gọi 1HS khác nhận
xét
*HS: Nhận xét
(?) Trong điều kiện bình
thường sắt có tác dụng với
Oxi không? Vì sao?
*HS: Trả lời miệng
Sắt có tác dụng với oxi
trong không khí vì để
lâu các vật dụng làm từ
“sắt” bị gỉ
So sánh lớp gỉ phía ngoài
của các vật dụng làm bằng
nhôm với các vật dụng làm
bằng “Sắt”
*GV: Trình chiếu hình
ảnh và liên hệ thực tế,
giáo dục ý thức bảo vệ của
công.
Lớp oxit nhôm bám
chắc vào bè mặt kim
loại , bảo vệ ngăn
không cho nhôm tiếp
xúc với môi trường ,
lớp gỉ sắt xốp , bở ,
thường bong ra khỏi
bề mặt vật dụng làm
các vật dụng liên tục
bị phá huỷ bởi môi
trường
*GV: Làm thí nghiệm sắt
phản ứng với Clo.
*HS : Quan sát GV
làm TN
b)Sắt tác dụng với
phi kim khác :
*GV: Gọi HS nêu hiện
tượng, giải thích, dự đoán
sản phẩm phản ứng.
*HS: nêu hiện
tượng, giải thích, dự
đoán sản phẩm
phản ứng.
*GV: Loại khí Clo dư trong
tủ hút khí độc
*GV: Cho HS xem video:
Sắt bột tác dụng với lưu
huỳnh.
*HS: quan sát TN
*GV: gọi HS nêu hiện
tượng, dự đoán sản phẩm
phản ứng.
*HS: Nêu dự đoán
*GV: Cung cấp thông tin:
Sắt tác dụng với
Flo,Brom…tạo muối sắt III.
*GV: Lấy sản phẩm phản
ứng trong tủ hút khí và yêu
cầu HS so sánh sản phẩm
với FeCl
3
, FeCl
2
*HS: trả lời
*GV: Gọi HS viết PTPƯ 1HS lên bảng viết ,
HS còn viết PTPƯ
vào vở.
Fe + S
→
0
t
FeS
2Fe+3Cl
2
→
0
t
2FeCl
3
(?) Em hãy nêu kết luận về
Fe tác dụng với phi kim?
*HS: trả lời
*GV: Trình chiếu kết luận.
*GV: Cho HS thảo luận
nhóm làm TN kiểm chứng :
- Sắt tác dụng với dd axit,
- Sắt tác dụng với dd
muối,
( Thời gian 2phút)
*HS: Thảo luận nhóm
tự lựa chọn các hoá
chất và làm TN và báo
cáo kết quả.
*GV: y/cầu các nhóm báo
cáo kết quả TN sắt tác dụng
với dd axit
*GV: Gọi 1 HS lên bảng
viết PTPƯ sắt tác dụng với
dd axit
*HS: Các nhóm
báo cáo kết quả TN
*1HS lên bảng, HS
còn lại viết PTPƯ
vào vở
2.Sắt tác dụng với
dung dịch axit:
Fe + 2HCl
→
FeCl
2
+ H
2
↑
Fe + H
2
SO
4l
→
FeSO
4
+ H
2
↑
Fe +H
2
SO
4đ nguội
không pứ
*GV: Cho HS quan sát
video: sắt tác dụng với
HNO
3
đ nóng và cho biết
sản phẩm khí của phản ứng.
*HS: Quan sát và
trả lời
*GV: trình chiếu giới thiệu
phản ứng sắt tác dụng với
HNO
3 đ nóng
và H
2
SO
4 đ nóng
*HS: Tiếp thu kiến
thức.
(?)Em có KL gì về tính chất *HS: Trả lời
hóa học của sắt tác dụng
với dd axit ?
Giáo viên tổng hợp chốt
kiến thức bằng sơ đồ tư duy
*GV: Trình chiếu hình
ảnh liên hệ thực tế bảo vệ
các vật dụng gia đình làm
từ sắt, hợp kim của sắt và
vấn đề ô nhiễm môi
trường.
*GV: Gọi 1HS trong nhóm:
dựa vào kết quả TN trên
nêu phương trình phản ứng
và cho biết hiện tượng.
*GV: Gọi 1 HS lên bảng
hoàn thiện PTPƯ.
*GV: gọi HS cho biết sắt
phản ứng và không phản
ứng với dd muối của những
KL nào?
*HS: Trả lời miệng
*HS: Lên bảng.
*HS: Trả lời.
3.Sắt tác dụng với
dung dịch muối:
Fe + CuSO
4
→
FeSO
4
+ Cu
↓
Fe + 2AgNO
3
→
Fe(NO
3
)
2
+ 2Ag
↓
Fe + Na
2
SO
4
:
không pư
Fe + BaCl
2
:
không pư
*GV: Nêu ứng dụng thực tế
mạ vàng, bạc, đồng
*GV: Làm TN kiểm chứng
Sắt tác dụng với dd kiềm
*GV: Cho HS làm BT3
(SGK-60):
Bằng pp hóa học hãy tách
riêng sắt ra khỏi hỗn hợp
bột nhôm và sắt ?
*HS: trả lời miệng
(?) Khi nào sắt phản ứng
tạo hợp chất hóa trị II, khi
nào tạo hợp chất hóa trị III
?
*GV: tổng hợp kiến thức
bằng sơ đồ tư duy .
*HS: Trả lời
(?) Em hãy nêu KL chung
về tính chất hóa học của sắt
?
*HS: Trả lời
(GV trình chiếu kết luận)
*GV: Cung cấp thông tin
chuyển hóa giữa sắt II và
sắt III.( GV trình chiếu…)
*GV nêu: Trong nước
ngầm có lẫn muối sắt II có
hại cho sức khỏe .
Dựa vào kiến thức sinh
học , qua tìm hiểu hãy cho
biết Vì sao trong nước
ngầm có lẫn muối sắt II có
hại cho sức khoẻ?
? Làm thế nào loại sắt ra
khỏi nước ngầm?
*HS: Trả lời miệng.
Sắt là kim loại nặng ,
khi hợp chất của sắt
vào trong cơ thể người
, khả năng đào thải
của cơ thể là rất yếu ,
vì vậy sẽ tích tụ lại
trong cơ thể , gây hại
đến quá trình sinh lí
của cơ thể
*GV: trình chiếu hình ảnh
và liên hệ thực tế về cách
loại nước ngầm theo
phương pháp hiện đại , thô
sơ , theo từng hộ gia đình
và theo hình thức tập trung .
*GV: Nêu câu hỏi
Có cách nào phát hiện trong
nước ngầm có hợp chất sắt
hoà tan
HS: Quan sát , lắng
nghe
HS: Trả lời
+ Ngửi nước có mùi
tanh
+ Các vật dụng đựng
nước có gỉ màu vàng
bám vào
+ Nước để lâu có nổi
váng màu vàng -> nâu
+ Sử dụng nước chè
cho vào nước có màu
đen
Hoạt động 3: củng cố- chơi trò chơi (7 phút)
*GV: Nêu câu hỏi củng cố
bài học
*GV: Hoàn thành bài giảng
dưới dạng bản đồ tư duy(
trình chiếu bản đồ tư duy)
*HS: trả lời câu
hỏi GV nêu ra.
*GV: Cho HS chơi trò
chơi: “Đường lên đỉnh Ba
vì” bằng các câu hỏi củng
cố, mở rộng kiến thức bài
học , rèn cho học sinh kĩ
năng tư duy tổng hợp, kết
hợp kĩ năng toán học làm
một số bài tập .
(GV lần lượt trình chiếu
luật chơi và các câu hỏi)
*GV: Nhận xét giờ học.
*HS: Chia làm 2
đội tham gia trò
chơi.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (3 phút)
- Học thuộc bài
- Xem trước bài 20: Hợp kim của sắt : Gang, thép
- Làm bài tập 2,4,5 trang 60 sgk
- Hướng dẫn bài 5(SGK- tr60)
=================***================
Fe
dư
+ CuSO
4dd
Chất rắn
A : Fe
dư
và
Cu
Fe + 2HCl -> FeCl
2
+ H
2
Cu không pư
Chất rắn cũn lại: Cu
Dung dịch B:
FeSO
4
FeSO
4
+ 2NaOH -> Fe(OH)
2
+ Na
2
SO
4
+ NaOH
+ HCl
Fe
dư
+ CuSO
4dd
FeSO
4
+ Cu