Đề tài thuyết trình :
Thực trạng về ô nhiễm môi trường
liên quan đến ngành công nghiệp
ôtô.
Thành viên :
Mssv
Lê Văn Tín
12145185
Phạm Văn Cường
12145023
Nguyễn Tuấn Khanh
12145080
Triệu Kim Toàn
12145188
Phạm Ngọc Thiên Ban 1214005
Phan Duy Khôi
12145086
Lương Đại Nghĩa
12145110
Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên
và yếu tố vật chất
nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau,
bao quanh con
người có ảnh hưởng
tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người
và thiên nhiên.
Ô nhiễm môi trường là
tình trạng môi trường bị
ô nhiễm bởi các chất hóa
học, sinh học … gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con
người và các sinh vật
khác.
Ô nhiễm môi trường là
do con người và cách
quản lý của con người.
Có 3 loại ô nhiễm môi
trường chính là ô
nhiễm đất, ô nhiễm
nước và ô nhiễm
không khí .
Thực trạng ô nhiệm môi trường thế giới hiện nay:
Theo một báo cáo quốc tế mới đây, những chứng bệnh có liên quan
đến ô nhiễm đang giết chết 3,2 triệu người mỗi năm, trong đó 2/3 nạn
nhân ở châu Á.
• Tạp chí y khoa Lancet cho biết, mỗi năm ở châu Á có khoảng 2,1
triệu người chết sớm vì không khí ô nhiễm.
• Còn theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), riêng ở khu
vực Đông Nam Á mỗi năm có 700.000 người chết sớm vì liên quan
đến ô nhiễm không khí.
• Ở Mỹ, ô nhiễm môi trường làm 200.000 người chết mỗi năm,
trong đó California chiếm 21.000 trường hợp.
• Ở Ấn Độ, có đến 180 thành phố có mức ô nhiễm cao gấp 6 lần
mức quy định tối đa của WHO. Nước này là quốc gia có số người
chết vì ô nhiễm nhiều thứ 5 trên thế giới.
• Trên toàn châu Âu, số người chết mỗi năm vì ô nhiễm là 100.000
người. Riêng ở Anh, Đức, Pháp, con số này là 29.000 người.
•
Ô nhiễm nguồn không khí
Việc xả khói chứa bụi
và các chất hóa học
CO2, CO, NOx,… vào
không khí là nguồn ô
nhiễm lớn nhất của
con người.
Ô nhiễm nguồn nước
Do khí thải trong
không khí, khi trời
mưa các chất ô
nhiễm lẫn trong
nước mưa góp phần
làm ô nhiễm nguồn
nước.
Ô nhiễm đất
Ô tô phế thải không qua xử lý
gây ô nhiễm đất. Nguy hiểm
tới sức khỏe con người.
Ô nhiễm ánh sáng
Một số ô nhiễm khác
Ô nhiễm tiếng ồn
Ô NHIỄM KHÍ THẢI TỪ Ô TÔ
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, trong nhiều năm trở lại đây, số
lượng phương tiện cá nhân gia tăng nhanh chóng đã khiến cho mức độ
ô nhiễm không khí tại Tp.HCM nói riêng và các thành phố lớn tại Việt
Nam ngày càng tăng.
Nhiều phương tiện cá nhân không thực hiện nghiêm túc chế độ bảo
hành bảo dưỡng định kỳ là nguyên nhân làm tăng lượng khí phát thải ra
môi trường với mức độ độc hại ngày càng lớn.
Đặc biệt, nhiều phương tiện cũ nát, quá hạn sử dụng rất lâu vẫn ngang nhiên tham gia
giao thông, không chỉ đe dọa đến sự an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông mà
còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí của các đô thị, đe dọa đến sức
khỏe và cuộc sống của người dân.
Hiện cả nước có khoảng 1,5 triệu ô tô và 40 triệu phương tiện xe máy
tham gia giao thông. Trong đó, chỉ tính riêng Hà Nội có khoảng 6 triệu xe
máy và Tp.HCM có 8 triệu xe máy đang lưu thông.
Vào giờ tan tầm, tại các ngã tư, nút giao thông lớn, hàng trăm phương
tiện vẫn đang nổ máy dừng chờ đèn xanh đèn đỏ, khiến cho không khí
tại khu vực này luôn trở nên bức bối khó chịu, đặc biệt trong những
ngày nắng nóng
Vào giờ tan tầm, tại các ngã tư, nút giao thông lớn, hàng trăm phương
tiện vẫn đang nổ máy dừng chờ đèn xanh đèn đỏ, khiến cho không khí
tại khu vực này luôn trở nên bức bối khó chịu, đặc biệt trong những
ngày nắng nóng
Lượng các chất ô nhiễm lớn nhất được thải ra trong khi chạy ô tô,
đặc biệt khi chạy nhanh, cũng như trong khi chuyển động với tốc
độ nhỏ. Tỉ phần tương đối (so với tổng khối lượng phát thải) của
hyđrô cacbua và ôxit cacbon cao nhất khi phanh và khi chạy không
tải, tỉ phần các ôxit nitơ - trong khi chạy. Từ những dữ liệu đó, suy
ra rằng các ô tô đặc biệt làm ô nhiễm mạnh môi trường không khí
khi dừng thường xuyên và khi chuyển động với vận tốc nhỏ.
Theo các chuyên gia giao thông, khí thải ô nhiễm môi
trường có tới 70% bắt nguồn từ các phương tiện giao
thông.
Bùng nổ giao thông cơ giới (ước tính)
Năm 1980
2000
2012
Xe đạp
Ô tô, xe
máy
GT công
cộng
Xe đạp
Ô tô, xe
máy
GT công
cộng
Xe đạp
Ô tô, xe
máy
GT công cộng
80%
5%
15%
65%
>30%
<5%
2-3%
87-88%
10%
Số lượng ô tô và xe máy hoạt động
hàng năm của Việt Nam
Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam và Vụ KHCN&MT, Bộ GTVT, 2009
Tỷ lệ phát thải chất gây ô nhiễm do các phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ của Việt Nam
Nguồn: Hội thảo Nhiên liệu và xe cơ giới sạch ở Việt Nam,
Bộ GTVT và Chương trình môi trường Mỹ Á, 2004
Ô nhiễm khí thải đang là thực trạng đáng báo động ở các đô thị lớn, đặc
biệt như ở Hà Nội và Tp.HCM. Nó không chỉ đe dọa tới sức khỏe mà
còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân.
Tác hại của khí thải ô tô lên môi trường
Để biết được tại sao động cơ ôtô, xe máy lại gây ô
nhiễm, phải xét đến quá trình cháy diễn ra trong
buồng cháy của động cơ.
Theo nguyên lý, quá trình cháy lý tưởng chỉ sinh ra CO2, H2O và N2.
Nhưng trong thực tế, thì quá trình cháy xảy ra trong buồng cháy của
động cơ không lý tưởng như vậy. Quá trình cháy thực tế sinh ra các
chất độc nguy hiểm như: NOx , CO, CnHm , SO2, và bụi hữu cơ,…
Chính những chất này là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm được hiểu như sau: “Không khí được coi là ô nhiễm khi
thành phần của nó bị thay đổi do có sự hiện diện của các chất lạ gây
ra những tác hại mà khoa học chứng minh được hay gây ra sự khó
chịu đối với con người khi hít phải”.
Đa phần những chất do động cơ thải ra là những chất gây ô nhiễm.
Tại TP Hồ Chí Minh, các nhà khoa học đã báo động về tình trạng ô
nhiễm không khí, đặc biệt là sự gia tăng nồng độ các chất độc hại
trong không khí như: benzene, nitơ oxit,… Nồng độ bụi đặc trưng
PM10 có nơi đạt tới 80 microgam /m3 trong khi nồng độ cho phép
nhỏ hơn con số này nhiều lần. Nồng độ SO2 lên đến 30
microgam/m3, nồng độ benzene có nơi đạt 35-40 microgam/m3.
Và hàng năm, Việt Nam các phương tiện giao thông đã thải ra sáu
triệu tấn CO2, sáu mươi mốt nghìn tấn CO, ba mươi lăm nghìn tấn
NO2, mười hai nghìn tấn SO2 và hơn hai mươi hai nghìn tấn CmHn.
nồng độ các chất có hại trong không khí ở các đô thị lớn vượt quá
mức cho phép nhiều lần, riêng SO2 cao gấp 2-3 lần.