Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT các TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN cần bảo vệ môi trường như bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.11 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAN PHƯỢNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỌ AN

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH THCS
- Địa chỉ:

Xã Thọ An - Đan Phượng - Hà Nội

- Điện thoại:

04.33.19 476

- Email:



- Họ và tên học sinh
Họ và tên:
Ngày sinh:
Lớp:
Họ và tên:
Ngày sinh:
Lớp:
Họ và tên:
Ngày sinh:
Lớp:

Lê Thị Hồng Ánh


18/04/2001
8A

Nguyễn Thị Thảo Nhi
02/10/2001
8A

Nguyễn Thị Thu Trang
30/11/2001
8A

Năm học: 2014 - 2015


1. TÊN TÌNH HUỐNG
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay
là tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con
người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương
lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết
đối với các cấp quản lí mà đó còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mọi tầng lớp
xã hội trong đó có cả thế hệ học sinh. Để giúp các bạn nhận thức rõ về tầm quan
trọng của môi trường đối với cuộc sống cũng như ý thức bảo vệ môi trường,
chúng em xin trân trọng giới thiệu bài viết: “ Cần bảo vệ môi trường như bảo
vệ cuộc sống của chính chúng ta”.
2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Giúp các bạn hiểu được tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc
sống con người.
- Các bạn thấy được thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường nước, đất và
không khí đang ngày càng gia tăng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt

của mọi người.
- Nâng cao trách nhiệm ý thức cá nhân trong việc bảo vệ môi trường.
- Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, có thái độ cư xử đúng mực với thiên
nhiên xung quanh mình.
3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để các thầy cô giáo và các bạn học sinh hiểu được tầm quan trọng của môi
trường đối với cuộc sống con người cũng như việc bảo vệ môi trường bài viết
này chúng em vận dụng một số kiến thức:
- Môn Ngữ văn: bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên.
- Môn Giáo dục công dân: giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường.
- Môn Hóa học: những thành phần hóa học gây ô nhiễm môi trường.
- Môn sinh học: ảnh hưởng của môi trường đối với cuộc sống con người.
- Môn Địa lý: những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao.

2


4. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để giải quyết tình huống, chúng em đã vận dụng kiến thức liên môn đã
được học tập trong nhà trường kết hợp với sự nghiên cứu, tìm tòi trên các
phương tiện thông tin, đặc biệt từ nguồn Internet cùng những hiểu biết của bản
thân về môi trường và những tác hại của đó để từ đó đề xuất một số giải pháp
bảo vệ môi trường.
5.THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
a- Thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng ô nhiễm môi trường:
a.1- Môi trường nước:
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây
áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước. Môi trường nước ở nhiều đô
thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải

và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang
gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải.
Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp
dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung
bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD)
có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp
nhiều lần giới hạn cho phép.

Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến
84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH 3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã
gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
3


Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung là rất lớn.
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm
ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý,
gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có
hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh,
mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn
các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác
thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan
trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở
các thành phố lớn là rất nặng.

Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp,
hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở

hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được
xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn
nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật,
các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi
trường nước và sức khoẻ nhân dân.

4


a.2- Môi trường không khí:
Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm bụi
trầm trọng, tới mức báo động. Các khu dân cư ở cạnh đường giao thông lớn và ở
gần các nhà máy, xí nghiệp cũng bị ô nhiễm bụi rất lớn.

Nồng độ bụi trong các khu dân cư ở xa đường giao thông, xa các cơ sở sản
xuất hay trong các khu công viên cũng đạt tới xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép.
Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trung bình lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép
từ 2 đến 3 lần, ở các nút giao thông thuộc các đô thị này nồng độ bụi lớn hơn tiêu
chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần, ở các khu đô thị mới đang diễn ra quá trình thi
công xây dựng nhà cửa, đường sá và hạ tầng kỹ thuật thì nồng độ bụi thường
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 - 20 lần.

5


c- Tác hại của vấn đề ô nhiễm môi trường:
c.1- Đối với sức khỏe con người:
Ô nhiễm môi trường không khí gây ảnh hưởng với sức khỏe cộng đồng và

gây thiệt hại đáng kể đối với các ngành kinh tế sản xuất với nông lâm nghiệp,
ngành công nghiệp, ngành du lịch - PGS Nguyễn Đinh Tuấn, nguyên hiệu trưởng
Trường Đại học Tài nguyên&Môi, cho biết.
Thiệt hại kinh tế do ốm đau các bệnh đượng hô hấp chi phí khám chữa
bệnh, giảm thu nhập do nghỉ ốm, chi phí người chăm sóc.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế thì số người bị các bệnh đường hô hấp
(thường do ô nhiễm không khí gây ra) chiếm từ 3-4% tổng dân số. 74,5 % số
người bị bệnh bụi phổi toàn quốc là công nhân của các ngành mỏ, xây dựng, cơ
khí và luyện kim, là những người thường xuyên tiếp xúc với ô nhiễm bụi.
Số liệu thống kê thực tế cũng cho thấy tỷ lệ số người bị các bệnh hô hấp ở các
địa phương có trình độ phát triển hơn, bị ô nhiễm không khí hơn, như TPHCM,
Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng…, cao hơn từ 4-5 lần so với các địa phương kém
phát triển như Bắc Kạn, Điện Biên.

6


Tổng quan các ảnh hưởng sức khỏe con người từ các loại ô nhiễm.
Theo số liệu điều tra, khảo sát của Cục Y tế Bộ Giao thông Vận tải, thiệt
hại kinh tế do ốm đau các bệnh đượng hô hấp (chi phí khám chữa bệnh, giảm thu
nhập do nghỉ ốm, chi phí người chăm sóc) tính trung bình trên đầu người dân nội
thành Hà Nội là 1.538 đồng/ngày.
Còn đối với người dân nội thành TPHCM là 729 đồng/ngày. Đáng lo ngại
hơn, Tổ chức Y tế thế giới vừa qua đã chính thức công bố, ô nhiễm không khí đã
và đang là nguyên nhân gia tăng số người mắc các bệnh về ung thư.
Theo Bộ Tài nguyên&Môi trường, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường của trường
Đại học Yale và Đại học Columbia của Mỹ đã công bố tại Diễn đàn kinh tế Thế
giới ở Davos, Thụy Sỹ, cho rằng Việt Nam nằm trong 10 nước có môi trường
không khí bị ô nhiễm nhất thế giới. Nguyên nhân là vì nước ta chưa kiểm soát
được các nguồn khí thải công nghiệp, giao thông và xây dựng, phát sinh ngày

càng lớn cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa rất nhanh.
Số lượng xe mô tô, xe máy lưu hành trên phạm vi toàn quốc khoảng 37 triệu
chiếc, ô tô khoảng 2 triệu chiếc, ước lượng từ năm 2005 đến nay, nguồn thải gây
ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải tăng 2,5 lần.
Riêng về công nghiệp, hiện cả nước có 289 khu công nghiệp với tổng diện
tích đất tự nhiên khoảng 80.000 ha. Hơn một nữa số khu công nghiệp trên đã
được phủ kín. Và tình trạng thiếu văn bản pháp lý đủ để kiểm soát hoạt động xả
thải của các doanh nghiệp đã và đang khiến cho môi trường không khí xung
quanh khu vực các khu công nghiệp và phát tán theo hướng gió vào khu dân cư
ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.
7


c.2- Đối với hệ sinh thái:
- Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.

- Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để
thực hiện quá trình quang hợp.
- Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm
tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái
sẵn có dần bị phá hủy.

- Lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm
độ pH của đất.
- Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và
làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.
d- Một số giải pháp để bảo vệ môi trường:

8



Hiện nay, công tác bảo vệ môi trường đang đứng trước nhiều thách thức
đáng quan tâm như: thách thức giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với lợi ích kinh
tế trước mắt trong đầu tư phát triển; thách thức giữa tổ chức và năng lực quản lý
môi trường còn nhiều bất cập trước những đòi hỏi phải nhanh chóng đưa công
tác quản lý môi trường vào nền nếp; thách thức giữa cơ sở hạ tầng, kỹ thuật bảo
vệ môi trường lạc hậu với khối lượng chất thải đang ngày càng tăng lên; thách
thức giữa nhu cầu ngày càng cao về nguồn vốn cho bảo vệ môi trường với khả
năng có hạn của ngân sách Nhà nước và sự đầu tư của doanh nghiệp và người
dân cho công tác bảo vệ môi trường còn ở mức rất thấp…
Trong những thách thức nêu trên, đặc biệt nổi lên là thách thức giữa yêu
cầu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của đất nước với yêu cầu tăng trưởng
kinh tế, giải quyết việc làm.Vì vậy, để tiếp tục thực hiện thắng lợi những mục
tiêu bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển bền vững của Đảng và chủ động
ứng phó với biến đổi khí hậu, trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung giải
quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau:
Trước hết phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ
sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên,
môi trường trong xã hội và của mỗi người dân.

9


Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết, xây dựng
các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện
với thiên nhiên, môi trường.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt
điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Cần

tạo bước chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động cụ thể. Lấy chỉ số
đầu tư cho môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kết quả bảo vệ môi trường
cụ thể để đánh giá.

10


Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với
phát triển kinh tế-xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường. Khắc phục suy thoái, khôi phục và nâng cao chất lượng môi trường;
Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy
rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; Khai thác có hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái; Chú trọng phát
triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng
bền vững; từng bước phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch”, “tiêu dùng
sạch”; Tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động và tranh thủ sự giúp
đỡ của cộng đồng quốc tế cho công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, ứng phó
với biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
Còn đối với học sinh, cần có những hành động thiết thực chung tay bảo vệ
môi trường qua những việc làm mang tính thường xuyên, hằng ngày như tham
gia vệ sinh trường lớp, tích cực hưởng ứng phong trào trồng cây theo tấm gương
của Bác; chủ động trong việc chăm sóc vườn trường, vườn nhà tạo cảnh quan
thiên nhiên tươi đẹp cho nơi mình sống và học tập có một không gian trong sạch.

6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
11


Bài viết của chúng em đã phần nào đề cập được tầm quan trọng của môi
trường đối với cuộc sống mỗi chúng ta để từ đó mọi người có ý thức hơn trong

việc bảo vệ môi trường, có tình yêu thiên nhiên và có thái độ ứng xử thân thiện
với môi trường hơn nữa, góp phần gìn giữ môi trường như gìn giữ và bảo vệ
cuộc sống của mỗi chúng ta. Đồng thời qua bài viết này, chúng em thấy tự tin,
vững vàng hơn với những kiến thức được học về môn Địa lí, Sinh học, Hóa học,
Giáo dục Công dân và môn Ngữ văn với những văn bản nhật dụng viết về chủ đề
bảo vệ môi trường để hiểu thêm và trân trọng về cuộc sống.

12



×