Môn luật Quốc tế Nhóm3
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia ngày càng
được tăng cường, mở rộng. Hòa mình vào cùng sự phát triển chung của thế giới. Các
điều ước quốc tế đã được kí kết, gia nhập rất đa dạng, thuộc các lĩnh vực quan trọng
của xã hội: thương mại, nông nghiệp, công nghiệp, hàng hải… Các điều ước quốc tế
này đã góp phần tăng cường và mở rộng các quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt,
đặc biệt là đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hợp tác thương mại, thu hút
đầu tư cũng như các nguồn lực chính thức phát triển. Vậy, quốc tế và Việt Nam đã có
những cơ chế thực thi những điều ước quốc tế đó như thế nào? Chúng ta hãy cùng bình
luận và đánh gía việc thực thi các điều ước quốc tế hiện nay.
B. NỘI DUNG
I.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CHẾ THỰC THI LUẬT QUỐC TẾ
1. Điều ước quốc tế và việc thực thi điều ước quốc tế
Để điều chỉnh và nâng cao hiệu quả các mối quan hệ quốc tế của mình với các nước
và các tổ chức quốc tế, nước ta ký kết rất nhiều điều ước quốc tế song phương, tham
gia nhiều điều ước quốc tế đa phương về nhiều lĩnh vực khác nhau. Và tất nhiên nước
ta phải có trách nhiệm thực hiện các cam kết quốc tế quy định trong các điều ước quốc
tế này. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 1 Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc
GVHD: Lê Khắc Đại
Page 1
Môn luật Quốc tế Nhóm3
tế: “Điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các
quốc gia và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó
được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với
nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi của các văn kiện đó”.
Trong thời gian gần đây, Việt Nam chủ động đẩy nhanh tiến trình hội nhập
với việc tích cực ký kết và gia nhập vào các điều ước quốc tế song và đa phương trong
khu vực cũng như trên thế giới nhằm thể hiện rõ chính sách mở cửa, hội nhập toàn
diện và sâu rộng của Đảng và Nhà nước. Theo luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều
ước quốc tế năm 2005 là văn bản luật điều chỉnh một cách tổng thể các vấn đề
liên quan đến công tác điều ước quốc tế của Việt Nam. Luật đã ghi nhận hai
phương thức áp dụng điều ước mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia là áp dụng trực
tiếp và chuyển hoá điều ước ước quốc tế vào pháp luật quốc gia. Cho nên, việc giải
quyết một cách triệt để các vấn đề nêu trên sẽ đặt nền móng cho những luận cứ khoa
học vô cùng quý báu, nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật quốc tế đặc biệt là cơ chế thực thi các điều ước quốc tế theo nguyên tắc pacta sunt servanda;
bảo vệ tối đa lợi ích dân tộc, bảo vệ triệt để chủ quyền và an ninh quốc gia trong điều
kiện hội nhập và toàn cầu hoá.
Thông qua đó Việt nam thực thi luật quốc tế thông qua việc ký kết các điều ước quốc
tế theo các các cơ chế song phương, đa phương hay toàn cầu .
Cơ chế song phương
-Là sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thể bằng cách ký kết các điều ước quốc tế song phương
thông qua đó việc đàm phán, hợp tác hay giải quyết các vấn đề có liên quan được thực
hiện chỉ có gái trị ràng buộc giữa hai bên chủ thể tham gia ký kết đó. Ví dụ :các hiệp
định, hiệp ước, hòa ước , thỏa hiệp, thỏa ước…
-Đối với điều ước song phương, hai bên có thể thông qua văn bản điều ước bằng cách tổ
chức hội nghị toàn thể hoặc thông qua sự thỏa thuận của người có thẩm quyền do các
bên ký kết cử ra.Thỏa thuận này có thể bằng miệng hoặc bằng hình thức ký tắt.
Cơ chế đa phương, toàn cầu
-Là sự thỏa thuận giữa nhiều quốc gia trên thế giới hay giữa các tổ chức thế giới với các
quốc gia khác bằng cách ký kết các điều ước quốc tế, thông qua đó việc thực thi luật
GVHD: Lê Khắc Đại
Page 2
Môn luật Quốc tế Nhóm3
quốc tế có giá trị ràng buộc với các chủ thể tham gia nó. Ví dụ : Hiến chương, hiến
ước, công ước…
-Đối với điều ước đa phương, các bên ký kết có thể thông qua văn bản điều ước bằng cách
bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết. Theo quy định của điều 9 Công ước viên 1969, Việc
thông qua văn bản của một điều ước sẽ phải thực hiện với sự đồng ý của tất cả các
quốc gia soạn thảo điều ước đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 2.Việt thông qua
văn bản của một điều ước trong một hội nghị quốc tế sẽ phải thực hiện bằng 2/3 số
phiếu của những quốc gia có mặt và bỏ phiếu, trừ trường hợp những quốc gia này
quyết định áp dụng quy tắc khác theo đa số như trên.
2. Pháp luật quốc tế về việc thực thi điều ước quốc tế
Những nguyên tắc của Công ước Viên năm 1969 về việc thực thi điều ước quốc tế.
-Một số các nguyên tắc và quy phạm của Luật điều ước quốc tế được quy định trong Công
ước Viên năm 1969 về Luật điều ước. Nguyên tắc tự nguyện ký kết các điều ước quốc
tế.
- - Nguyên tắc thực hiện các cam kết quốc tế một cách có thiện chí (nguyên tắc pacta
servanda). Nguyên tắc sự thay đổi các điều kiện Có một số điều kiện xuất hiện có thể
dẫn đến sự chấm dứt hiệu lực của một điều ước, cụ thể:
- + Sự vi phạm điều ước của một quốc gia thành viên;
- + Đối tượng gắn liền với việc thi hành điều ước không còn tồn tại (Điều 61);
-+ Các hoàn cảnh tồn tại vào lúc ký kết điều ước đã hoàn toàn thay đổi (Điều 62)
-+ Bùng nổ xung đột vũ trang giữa các quốc gia thành viên (Điều 73);
-+ Xuất hiện một quy phạm Jus cogens mới (Điều 64).
- - Nguyên tắc thực hiện một điều ước thì tốt hơn là hủy bỏ điều ước đó (favor contractus).
II. BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ THỰC THI LUẬT QUỐC TẾ
1.Thực trạng thực thi điều ước quốc tế ở Việt nam
1.1. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của Việt Nam
Trong thời gian qua, hoạt động hợp tác về tài nguyên và môi trường cơ bản đã
duy trì được quan hệ với các đối tác sẵn có, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế
đa phương, song phương: tích cực tham gia các chương trình hợp tác, các công ước
quốc tế liên quan đến các lĩnh vực địa chính, tài nguyên nước, khoáng sản, khí tượng
- thuỷ văn, bảo vệ môi trường.
a. Hỗ trợ và đối thoại về chính sách, xây dựng thể chế
GVHD: Lê Khắc Đại
Page 3
Môn luật Quốc tế Nhóm3
Đây là vấn đề được cả cộng đồng các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam quan
tâm. Hiện nay, đã và đang hình thành các cơ chế song phương và đa phương, nhằm
tăng cường đối thoại về chính sách, xây dựng thể chế trong lĩnh vực khai thác, sử
dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Điều này sẽ giúp cải thiện sự điều phối, tính
làm chủ của phía Việt Nam, nâng cao hiệu quả, tránh trùng lắp các chương trình dự
án về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa các nhà tài trợ; các
thông tin được xử lý kịp thời, kinh nghiệm quốc tế thường xuyên được cập nhật để có
những điều chỉnh phù hợp.
Hợp tác song phương với các đối tác về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ
môi trường tiếp tục được duy trì và phát triển, cụ thể là với Thuỵ Điển (địa chính và
bảo vệ môi trường), Pháp (công nghệ viễn thám, khoáng sản), Nga, Trung Quốc,
Nhật Bản, Pháp, Mỹ (khí tượng - thuỷ văn), Nhật Bản (bảo vệ môi trường, địa chất),
Ngân hàng Phát triển châu Á, Ô-trây-li-a, Đan Mạch (tài nguyên nước), Ca-na-đa (tài
nguyên nước, bảo vệ môi trường), Hàn Quốc (bảo vệ môi trường, khoáng sản).
b. Tăng cường tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế
Việc đẩy mạnh tham gia các dự án khu vực và quốc tế đã không ngừng
được chú trọng, nhất là trong lĩnh vực khai thác sử dụng tài nguyên nước và bảo vệ
môi trường. Đó là Dự án do Ngân hàng Phát triển châuÁ (ADB) tài trợ cho In-đô-nêxi-a và Việt Nam về đầu tư thuỷ lợi, chính sách tài chính và phân phối nguồn nước
Dự án ASEAN về phòng, chống cháy rừng; Chương trình ngăn ngừa xu thế suy thoái
môi trường ở biển Đông… Đến nay, Việt Nam đang tham gia nhiều diễn đàn khu
vực, quốc tế về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường như ASEAN,
APEC và Liên hợp quốc.
1.2.Trong lĩnh vực kinh tế thương mại
Đây là lĩnh vực mà Việt Nam đã tham gia ký kết, gia nhập nhiều công ước quốc tế. Có
thể kể đến các công ước như Công ước Paris, Thỏa ước Madrid, Nghị định thư
Madrid, Công ước Berne.... Số lượng các điều ước quốc tế về kinh tế - thương mại mà
Việt Nam đã tham gia ký kết rất nhiều khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO
GVHD: Lê Khắc Đại
Page 4
Môn luật Quốc tế Nhóm3
và thực thi hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) và sau khi Việt Nam trở
thành thành viên của các điều ước quốc tế về lĩnh vực kinh tế - thương mại khác.
Hiện nay thì việc tham gia kí kết các hiệp định về kinh tế rất nhiều chúng ta kí kết với
nhiều nước trên thế giới nhằm đư nền kinh tế hội nhập vào trong một thị trường chung
giúp cho nền kinh tế thương mại của nước ta có khả năng cạnh tranh và cọ xát với các
nền kinh tế nước bạn (chúng ta hợp tác với Cuba ,Trung Quốc và các nước trong khu
vực Mỹ La Tinh...)
1.3.Trong lĩnh vực nhân quyền
- Hiện nay, Việt Nam đã kí kết, gia nhập nhiều công ước trong lĩnh vực nhân quyền.
Công ước quốc tế về nhân quyền quan trọng đầu tiên mà Việt Nam kí kết là Công ước
quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ(CEDAW). Tiếp theo là
Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước về quyền trẻ
em và 2 Nghị định thư bổ sung của công ước quyền trẻ em; Công ước quốc tế về ngăn
ngừa và trừng trị tội ác diệt chủng; Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng phạt các
tội ác A-pácthai. Mới đây 28/11/2014, VIệt nam thông qua Nghị quyết phe chuẩn các
Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tra tấn và quyền của người khuyết tật- đều là
những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực nhân quyền và bảo về nhân quyền .
+ Việt Nam đã trình và bảo vệ thành công tất cả các báo cáo quốc gia liên quan các
công ước quốc tế về quyền con người.
+ Việt Nam đã tích cực phối hợp với các nước đóng góp cho mục tiêu chung là
thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về
quyền con người.
+ Việt Nam đã tham gia học tập tại các quốc gia khác, tổ chức các cuộc hội thảo,
chủ động mời một số báo cáo viên của LHQ và đón nhiều đoàn nước ngoài vào tìm
hiểu tình hình ở Việt Nam.
+ Công tác tuyên truyền đối ngoại nói chung đặc biệt là lĩnh vực con người ngày
càng được quan tâm và đẩy mạnh.
2. Những thành công và hạn chế trong việc thực thi điều ước quốc tế
GVHD: Lê Khắc Đại
Page 5
Môn luật Quốc tế Nhóm3
2.1. Thành công
So với nhiều quốc gia trong khu vực, Việt Nam đươc đánh giá là nước có pháp luật
quốc gia về điều ước quốc tế khá phát triển. Cơ sở pháp lý cơ bản để điều chỉnh hoạt
động kí kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam là các quy định trong bản hiến
pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và sau cùng là Hiến pháp 2013, các quy định pháp luật
về điều ước quốc tế đã phát triển và đạt được sự phù hợp nhất định với xu thế phát
triển của luật quốc tế hiện đại cũng như nhu cầu thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế của
Việt Nam với các nước và tổ chức quốc tế, điển hình:
- Việt Nam đã thực hiện tốt việc chuyển hóa các điều ước quốc tế vào pháp luật quốc
gia.
- Việt Nam đã tích cực tổ chức và tham gia vào các dự án tăng cường hiệu quả thực
thi điều ước quốc tế.
- Việt Nam thực hiện đầy đủ việc báo cáo với các tổ chức quốc tế về tình hình thực
hiện điều ước quốc tế ở Việt Nam theo đúng quy định của điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.
- Việt Nam từng bước thực hiện việc tuyên truyền phổ biến các điều ước quốc tế và
vai trò của việc thực hiện nghiêm minh các điều ước quốc tế mà chúng ta là thành viên
tới các cá nhân, tổ chức đặc biệt là những chủ thể tham gia trực tiếp vào việc thực thi
các điều ước quốc tế.
Về quan hệ hợp tác song phương: Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn
170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên
230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại
song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống
đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và
các tổ chức quốc tế.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước thường
trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5), các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối
tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm
GVHD: Lê Khắc Đại
Page 6
Môn luật Quốc tế Nhóm3
của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật
Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Số lượng các cơ quan đại diện của ta ở
nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4
phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1 văn phòng kinh tế văn hóa.
Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức
tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân
hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa
lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế
giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia
nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực
thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về
hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm
1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm
1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương (APEC).
Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan
trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.
2.2. Hạn chế
- Các hạn chế trong công đoạn trước khi điều ước quốc tế có hiệu lực ở Việt Nam:
+Về việc chuẩn bị dự thảo điều ước quốc tế song phương
+Việc đánh giá tính hợp hiến của các điều ước quốc tế
+Việc lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi ký điều ước quốc tế
+ Về việc nộp lưu chuyển bản gốc điều ước quốc tế cho Bộ Ngoại giao
+Về việc công bố Điều ước quốc tế trên công báo
+Việc thực hiện trách nhiệm báo cáo hàng năm về tình hình ký kết và thực hiện điều
ước quốc tế.
-Các hạn chế trong công tác triển khai thực hiện các điều ước quốc tế sau khi điều
GVHD: Lê Khắc Đại
Page 7
Môn luật Quốc tế Nhóm3
ước quốc tế đã có hiệu lực tại Việt Nam.
+ Cơ sở pháp lý: Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay không đủ căn cứ để các cá
nhân, tổ chức dựa vào đó để áp dụng cho việc thực thi các điều ước quốc tế.
+Cơ chế bảo đảm thực thi điều ước quốc tế chưa hiệu quả.
+Nhận thức của cán bộ, công chức còn hạn chế.
+Sự tham gia của các cơ quan thông tin đại chúng trong hoạt động tuyên truyền, phổ
biến các điều ước quốc tế còn nhiều hạn chế.
+Sự thiếu hụt các nguồn vật chất bảo đảm cho việc thực thi các điều ước quốc tế.
2. Kiến nghị
-Xử lý mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong quá trình bảo đảm
thi hành các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Mặc dù đã được khẳng định trong các văn bản của pháp luật về mối quan hệ giữa điều
ước quốc tế với hệ thống pháp luật quốc gia nhưng một vấn đề đặt ra mà chúng ta cần
phải giải quyết đó là xử lý với các điều ước quốc tế trái với quy định của Hiến pháp.
Đây là điều kiện tiền đề để đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế có hiệu quả.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật:
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về việc thực thi điều ước quốc tế.
+ Cần minh bạch hệ thống các văn bản pháp lý có các quy định về những lĩnh vực mà
các điều ước quốc tế tác động đến.
- Thiết lập một môi trường tốt để đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế
-
Cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh với các hành vi vi phạm điều ước quốc
tế. Xử lý mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong quá trình
bảo đảm thi hành các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia
Mặc dù đã được khẳng định trong các văn bản của pháp luật về mối quan hệ giữa
điều ước quốc tế với hệ thống pháp luật quốc gia nhưng một vấn đề đặt ra mà
chúng ta cần phải giải quyết đó là xử lý với các điều ước quốc tế trái với quy định
của Hiến pháp. Đây là điều kiện tiền đề để đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế
có hiệu quả.
GVHD: Lê Khắc Đại
Page 8
Môn luật Quốc tế Nhóm3
-
Cần phải có những bảo đảm cần thiết để điều ước quốc tế được thực hiện tại Việt
Nam. Các yếu tố bảo đảm có thể tính đến:
+ Bảo đảm về chính trị: Ngay từ khi hoạch định việc ký kết, phê chuẩn, gia nhập
các điều ước quốc tế, chúng ta phải tính đến tính khả thi của các điều ước quốc tế
đó.
+ Bảo đảm về pháp lý: Đi đối với việc thể chế hóa các điều ước quốc tế, chúng ta
cần phải tiến hành việc rà soát lại cả hệ thống pháo luật đồng bộ, tương ứng và sâu
rộng giữa điều ước quốc tế với pháp luật trong nước.
+ Bảo đảm về tổ chức: Song song với việc bảo đảm kiện toàn các cơ quan tổ
chức, đơn vị phải đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên gia để nghiên cứu, đề xuất việc
xây dựng các điều ước quốc tế song phương, đa phương phù hợp với thông lệ
quốc tế.
+ Bảo đảm tuyên truyền cho các doanh nghiệp, các cá nhân hiểu biết về điều ước
quốc tế.
+ Tăng cường mở rộng các cuộc hội thảo, các dự án để nâng cao nhận thức các
cơ quan, tổ chức, cá nhân về các điều ước quốc tế.
Trong khuôn khổ hợp tác đa phương:
- Phát triển bền vững trở thành nội hàm quan trọng cũng như nội hàm liên kết ngày
một sâu rộng hơn, đan xen kinh tế với chính trị, chiến lược với nhiều đối tác hơn và
trên các tầng nấc. Đồng thời hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng
an ninh, KH-CN,...
- Cần đẩy mạnh hội nhập đa phương đi vào chiều sâu.
Chủ động tham gia, tích cực đề xuất sáng kiến và đóng góp cho hợp tác, liên kết trong
khuôn khổ đa phương.
Trong khuôn khổ hợp tác song phương: các bên cần thắt chặt tình đòa kết, đổi mới
mãnh mẽ hơn trong quá trình hợp tác và phát triển. Nâng cao hiệu lực quản lý, giám
sát của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Trong bối cảnh hiện nay, việc có quá nhiều hiệp định song phương có thể làm nảy
sinh rủi ro đối với hệ thống thương mại đa phương vì mỗi hiệp định lại quy định về
các cách thức tiếp cận và điều tiết thương mại khác nhau. Vậy, vấn đề được đặt ra đó là
toàn cầu có bị chia rẽ bở song phương và đa phương?
GVHD: Lê Khắc Đại
Page 9
Môn luật Quốc tế Nhóm3
Trong tiến trình hội nhập, còn rất nhiều thách thức và khó khăn ở phía trước, điều quan
trọng là bản thân mỗi nước phải tự điều chỉnh cho phù hợp với tiến trình hội nhập, góp
phần đưa quan hệ hợp tác ngày càng phát triển.
Cũng trong hiện nay, nhiều vấn đề toàn cầu nảy sinh như tranh chấp quốc tế, môi
trường,.. Và phải nói đến vai trò vô vùng quan trọng của các tổ chức mang tính toàn
cầu, điển hình là WTO. Bởi vậy, bên cạnh cơ chế song phương và đa phương ngày
càng phát triển thì cơ chế toàn cầu cũng khẳng định được vị thế của mình.
C. KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, điều ước quốc tế đã trở thành một công cụ hợp
tác quốc tế có hiệu quả đã được khẳng định một cách phổ cập ở nhiều cấp độ hợp tác
giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế. Việt Nam cũng đã sử dụng
công cụ này để tăng cường quan hệ với các nước thế giới. Số lượng các điều ước quốc
tế mà Việt Nam đã tham gia kí kết, gia nhập, phê chuẩn trong những năm gần đây đã
gia tăng đáng kể về số lượng, đa dạng về mặt nội dung. Và bằng cách nào để thực thi
điều ước quốc tế là hoàn toàn xuất phát từ ý chí của quốc gia, là công việc nội bộ của
quốc gia nhằm thi hành điều ước, chứ không phải là một quy định có tính chất bắt
buộc của quá trình kí kết điều ước quốc tế theo Luật quốc tế.
GVHD: Lê Khắc Đại
Page 10