Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.92 KB, 81 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hùng

GVHD: TS. Đinh Thế

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................3
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU...............................................................................................4
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................................1
CHƯƠNG I......................................................................................................................................2
ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN
BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ...............................................................2
CHƯƠNG II..................................................................................................................................18
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM
TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN...........................18
2.1 Giới thiệu công ty khách hàng ABC...................................................................................18
2.3 Lập kế hoạch kiểm toán.......................................................................................................21
2.3.1 Tìm hiểu hoạt động của khách hàng và môi trường kinh doanh.............................21
2.3.2 Tìm hiểu chu trình chi phí..........................................................................................30
2.4 Thực hiện kiểm toán............................................................................................................40
2.4.1 Tiến hành thử nghiệm kiểm soát...............................................................................40
2.4.2 Tổng hợp ban đầu và phân tích.................................................................................40
2.4.3 Kiểm tra chi tiết..........................................................................................................45
2.5 Kết thúc kiểm toán...............................................................................................................66
2.6 So sánh kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động giữa Công ty sản xuất và Công ty
thương mại do An Phú thực hiện.............................................................................................66
CHƯƠNG III.................................................................................................................................67
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ
THỰC HIỆN..................................................................................................................................67


3.1 Nhận xét chung về thực trạng kiểm toán chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán
BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện.........................................................67
3.1.1 Ưu điểm 67
3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân............................................................................................68

Đặng Phước Đức

CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hùng

GVHD: TS. Đinh Thế

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán
BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện.........................................................69
3.2.1 Cơ sở đưa ra giải pháp...............................................................................................69
3.2.2 Đề xuất hoàn thiện......................................................................................................70
3.2.3 Các giải pháp hoàn thiện............................................................................................70
3.3 Cách thức tiến hành cụ thể các giải pháp...........................................................................72
3.3.1 Về phía Công ty TNHH Kiểm toán An Phú..............................................................72
3.3.2 Về phía KTV...............................................................................................................72
3.3.3 Về phía khách hàng....................................................................................................72
3.3.4 Về phía GMN và VACPA...........................................................................................73
3.3.5 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng...........................................................73

Đặng Phước Đức

CQ530897



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hùng

GVHD: TS. Đinh Thế

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AN PHÚ
BCTC
BHTN
BHYT
CMKT
CP
GTGT
KPCĐ
KSNB
KTV
TK
TNHH
UNC
VACPA
WPS

Đặng Phước Đức

Công ty TNHH Kiểm toán An Phú
Báo cáo tài chính
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm y tế

Chuẩn mực kiểm toán
Chi phí
Giá trị gia tăng
Kinh phí công đoàn
Kiểm soát nội bộ
Kiểm toán viên
Tài khoản
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy nhiệm chi
Hiệp hội KTV hành nghề tại Việt Nam
Working Papers

CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hùng

GVHD: TS. Đinh Thế

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
MỤC LỤC........................................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................3
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU...............................................................................................4
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................................1
CHƯƠNG I......................................................................................................................................2
ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN
BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ...............................................................2
CHƯƠNG II..................................................................................................................................18

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM
TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN...........................18
2.1 Giới thiệu công ty khách hàng ABC...................................................................................18
2.3 Lập kế hoạch kiểm toán.......................................................................................................21
2.3.1 Tìm hiểu hoạt động của khách hàng và môi trường kinh doanh.............................21
2.3.2 Tìm hiểu chu trình chi phí..........................................................................................30
2.4 Thực hiện kiểm toán............................................................................................................40
2.4.1 Tiến hành thử nghiệm kiểm soát...............................................................................40
2.4.2 Tổng hợp ban đầu và phân tích.................................................................................40
2.4.3 Kiểm tra chi tiết..........................................................................................................45
2.5 Kết thúc kiểm toán...............................................................................................................66
2.6 So sánh kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động giữa Công ty sản xuất và Công ty
thương mại do An Phú thực hiện.............................................................................................66
CHƯƠNG III.................................................................................................................................67
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ
THỰC HIỆN..................................................................................................................................67
3.1 Nhận xét chung về thực trạng kiểm toán chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán
BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện.........................................................67
3.1.1 Ưu điểm 67
Đặng Phước Đức

CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hùng

GVHD: TS. Đinh Thế


3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân............................................................................................68
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán
BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện.........................................................69
3.2.1 Cơ sở đưa ra giải pháp...............................................................................................69
3.2.2 Đề xuất hoàn thiện......................................................................................................70
3.2.3 Các giải pháp hoàn thiện............................................................................................70
3.3 Cách thức tiến hành cụ thể các giải pháp...........................................................................72
3.3.1 Về phía Công ty TNHH Kiểm toán An Phú..............................................................72
3.3.2 Về phía KTV...............................................................................................................72
3.3.3 Về phía khách hàng....................................................................................................72
3.3.4 Về phía GMN và VACPA...........................................................................................73
3.3.5 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng...........................................................73

BẢNG BIỂU
MỤC LỤC........................................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................3
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU...............................................................................................4
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................................1
CHƯƠNG I......................................................................................................................................2
ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN
BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ...............................................................2
CHƯƠNG II..................................................................................................................................18
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM
TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN...........................18
2.1 Giới thiệu công ty khách hàng ABC...................................................................................18
2.3 Lập kế hoạch kiểm toán.......................................................................................................21
2.3.1 Tìm hiểu hoạt động của khách hàng và môi trường kinh doanh.............................21
2.3.2 Tìm hiểu chu trình chi phí..........................................................................................30
2.4 Thực hiện kiểm toán............................................................................................................40
2.4.1 Tiến hành thử nghiệm kiểm soát...............................................................................40

Đặng Phước Đức

CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hùng

GVHD: TS. Đinh Thế

2.4.2 Tổng hợp ban đầu và phân tích.................................................................................40
2.4.3 Kiểm tra chi tiết..........................................................................................................45
2.5 Kết thúc kiểm toán...............................................................................................................66
2.6 So sánh kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động giữa Công ty sản xuất và Công ty
thương mại do An Phú thực hiện.............................................................................................66
CHƯƠNG III.................................................................................................................................67
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ
THỰC HIỆN..................................................................................................................................67
3.1 Nhận xét chung về thực trạng kiểm toán chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán
BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện.........................................................67
3.1.1 Ưu điểm 67
3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân............................................................................................68
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán
BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện.........................................................69
3.2.1 Cơ sở đưa ra giải pháp...............................................................................................69
3.2.2 Đề xuất hoàn thiện......................................................................................................70
3.2.3 Các giải pháp hoàn thiện............................................................................................70
3.3 Cách thức tiến hành cụ thể các giải pháp...........................................................................72
3.3.1 Về phía Công ty TNHH Kiểm toán An Phú..............................................................72

3.3.2 Về phía KTV...............................................................................................................72
3.3.3 Về phía khách hàng....................................................................................................72
3.3.4 Về phía GMN và VACPA...........................................................................................73
3.3.5 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng...........................................................73

Đặng Phước Đức

CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đinh Thế
Hùng

LỜI NÓI ĐẦU
Kiểm toán đi vào hoạt động ở Việt Nam chưa lâu, hiện đang trong quá trình
hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường vừa qua có thể thấy vai
trò của Kiểm toán đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh
tế nói chung là rất lớn. Kiểm toán xác minh tính trung thực và hợp lý của các
BCTC, giúp Ban lãnh đạo công ty có những chiến lược kinh doanh hiệu quả, đồng
thời tạo niềm tin cho các bên liên quan. Kiểm toán còn là một công cụ để kiểm soát
nền tài chính của quốc gia, giúp Nhà nước kiểm soát tính trung thực trong hoạt
động các doanh nghiệp từ đó đề ra các chính sách phù hợp.
Vì vậy, sự kỳ vọng vào một BCTC trung thực và hợp lý rất lớn, đòi hỏi các
công ty Kiểm toán phải nỗ lực nâng cao chất lượng. Đặc biệt là các khoản mục
chứa đựng nhiều khả năng sai phạm thì việc hoàn thiện kiểm toán cho khoản mục
đó là điều cần thiết. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán An
Phú, em nhận thấy khoản mục chi phí hoạt động thường trọng yếu và phát sinh rất
nhiều các sai phạm liên quan. Vì vậy trong báo cáo chuyên đề thực tập lần này,

em đã chọn đề tài: Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Chi phí hoạt động trong
quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện
để viết bài. Bài viết gồm ba phần chính sau:
Chương 1: Đặc điểm khoản mục chi phí hoạt động có ảnh hưởng đến kiểm
toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú.
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán
BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú.
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện kiểm toán chi phí hoạt động
trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện.
Do sự hạn chế về mặt kiến thức nên bài báo cáo không tránh khỏi những sai
sót. Kính mong sự góp ý, sửa chữa của TS. Đinh Thế Hùng và các anh chị trong
Công ty TNHH Kiểm toán An Phú để được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Đặng Phước Đức

Đặng Phước Đức

1

CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đinh Thế
Hùng

CHƯƠNG I

ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ
1.1 Khái quát chung về chi phí hoạt động trong doanh nghiệp có ảnh hưởng
đến kiểm toán BCTC.
1.1.1 Bản chất và phân loại chi phí hoạt động trong doanh nghiệp
Chi phí hoạt động là một khoản mục quan trọng và chiếm tỷ trọng khá lớn
trong tổng chi phí của một doanh nghiệp. Đây là các khoản chi gián tiếp, không trực
tiếp liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm, tuy nhiên trực tiếp ảnh hưởng đến kết
quả hoạt động kinh doanh nên doanh nghiệp cần phải có những chính sách phù hợp
để giảm thiểu chi phí, nhưng vẫn đảm bảo tốt khả năng hoạt động.
Khoản mục chi phí hoạt động chính là cơ sở để tính ra lợi nhuận, các khoản
thuế liên quan vì vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, gian lận trong quá trình ghi nhận
nghiệp vụ và tính thuế.
Chi phí hoạt động bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng (TK 641): là các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình
bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới
thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản
phẩm (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển…
Theo chế độ kế toán hiện hành, Tài khoản 641 có 7 tài khoản cấp 2:
• Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân
viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá…bao
gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích BHXH, BHYT,
KPCĐ…
• Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu, bao
bì xuất dùng cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, như chi phí vật
liệu đóng gói sản phẩm, hàng hoá, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản,
bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho
sửa chữa, bảo quản TSCĐ…dùng cho bộ phận bán hàng.

Đặng Phước Đức


2

CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đinh Thế
Hùng

• Tài khoản 6413 - Chí phí dụng cụ, đồ dùng: Phản ánh chi phí về công cụ,
dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như dụng cụ đo lường,
phương tiện tính toán, phương tiện làm việc…
• Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao
TSCĐ ở bộ phận bảo quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện
bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng…
• Tài khoản 6415 - Chi phí bào hành: Dùng để phản ánh khoản chi phí bảo
hành sản phẩm, hàng hoá. Riêng chi phí sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp
phản ánh ở TK 627 “Chi phí sản xuất chung” mà không phản ánh ở TK này.
• Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ
mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ
trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển
sản phẩm, hàng hoá đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận
uỷ thác xuất khẩu…
• Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền
khác phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã kể trên như chi phí tiếp
khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, quảng cáo, chào
hàng, chi phí hội nghị khách hàng…
Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642): gồm các chi phí về lương nhân

viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp…);
BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn
phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê
đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện,
nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ…); chi phí bằng tiền khác (Tiếp
khách, hội nghị khách hàng...).
Theo chế độ kế toán hiện hành, TK 642 có 8 tài khoản cấp 2
• Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả
cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH,
BHYT, KPCĐ của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh
nghiệp.

Đặng Phước Đức

3

CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đinh Thế
Hùng

• Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất
dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm…vật liệu sử dụng
cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ…(Giá có thuế, hoặc chưa có thuế
GTGT).
• Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ,
đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý (Giá có thuế, hoặc chưa có thuế

GTGT).
• Tài khoản 6424 - Chí phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao
TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban,
kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý
dùng trên văn phòng…
• Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ
phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất… và các khoản phí, lệ phí khác.
• Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải
thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp.
• Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ
mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử
dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế…(Không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ)
được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền
thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ.
• Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc
quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội
nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ…
1.1.2 Nguyên tắc và phương pháp hạch toán
Theo chuẩn mực kế toán số 01- Chuẩn mực chung thì khi hạch toán chi phí
cần phải tuân theo các nguyên tắc cơ sở sau:
1.1.2.1 Nguyên tắc dồn tích
Theo đó, mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến chi
phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm
thực tế thu hoặc chi tiền hoặc tương đương tiền.
1.1.2.2 Nguyên tắc phù hợp

Đặng Phước Đức

4


CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đinh Thế
Hùng

“Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một
khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến
việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra
doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến
doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến
doanh thu của kỳ đó.”
Chi phí tương ứng với doanh thu bao gồm:
Chi phí của kì tạo ra doanh thu, đó là các chi phí đã phát sinh thực tế trong kì
và liên quan đến việc tạo ra doanh thu của kì đó.
Chi phí của các kì trước hoặc chi phí phải trả, nhưng liên quan đến doanh thu
của kì đó.
1.1.2.3 Nguyên tắc giá gốc
“Tài sản được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc tài sản được hình thành theo số
tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài
sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.”
Theo đó, giá trị các khoản chi phí được phản ánh theo số tiền đã trả, phải trả
hoặc theo khoản chi phí hợp lý của khoản chi phí đó vào điểm khoản chi phí này
được ghi nhận.
1.1.2.4

Nguyên tắc nhất quán


“Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp cho chi phí hoạt động
đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường
hợp có thay đổi chính sách kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng
của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh của BCTC.”
Theo đó, thì các chính sách và phương pháp kế toán liên quan đến các khoản
chi phí phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm, ví dụ: các khoản chi phí
về lương, khấu hao TSCĐ.
1.1.2.5 Nguyên tắc thận trọng
“Việc phải xem xét, cân nhắc, có những phán đoán cần thiết để lập các ước
tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.”
Theo đó, đặc điểm theo nguyên tắc thận trọng khi hạch toán chi phí hoạt động:

Đặng Phước Đức

5

CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đinh Thế
Hùng

Phải lập các khoản dự phòng đúng nguyên tắc quy định lập dự phòng không
phản ánh cao hơn giá trị tài sản thực tế thực hiện. Do thực tế các khoản tổn thất đã
phát sinh (hoặc nhiều khả năng đã phát sinh) nên các phải lập dự phòng (tức là trích
vào chi phí) để đảm bảo tính phù hợp giữa doanh thu và chi phí thực tế.
Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản chi phí.

Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
1.1.2.6 Nguyên tắc hoạt động liên tục
“BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên
tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là
doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc
phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả
định hoạt động liên tục thì BCTC phải lập trên cơ sở khác và phải giải thích cơ sở
đã sử dụng để lập BCTC.”
Theo đó, đặc điểm “Giả thiết doanh nghiệp hoạt động liên tục đến việc phản
ánh chi phí của doanh nghiệp theo giá gốc không phản ánh theo giá thị trường.
1.1.2.7 Nguyên tắc trọng yếu
“Kế toán phải thu thập, xử lý và cung cấp đầy đủ những thông tin có tính chất
trọng yếu, còn những thông tin không mang tính chất trọng yếu, ít có tác dụng hoặc
có ảnh hưởng không đáng kể tới quyết định của người sử dụng thì có thể bỏ qua.”
Đặc điểm thông tin được xem là trọng yếu nếu như thiếu thông tin đó hoặc
thông tin thiếu độ chính xác, thì sẽ ảnh hưởng đáng kể đến BCTC, do đó người sử
dụng thông tin sẽ có những quyết định không đúng.
Theo đó, nguyên tắc này được kế toán vận dụng vào trong việc trình bày trên
BCTC. Những khoản mục có cùng nội dung, bản chất kinh tế, không phụ thuộc vào
quy mô có thể gộp lại thành một khoản mục. Mặt khác, những khoản mục mặc dù
có quy mô nhỏ nhưng nếu có nội dung, bản chất kinh tế riêng biệt, mang tính trọng
yếu và phải được trình bày riêng biệt trên BCTC.
 PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN

Đặng Phước Đức

6

CQ530897



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đinh Thế
Hùng

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được hạch toán theo các sơ
đồ sau
Sơ đồ 1.1 Phương pháp hạch toán TK 641

Đặng Phước Đức

7

CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đinh Thế
Hùng

Sơ đồ 1.2 Phương pháp hạch toán TK 642

Cần chú ý một số rủi ro đối với “Dự phòng phải thu khó đòi” có ảnh hưởng
đến chi phí hoạt động khi tiến hành kiểm toán:
- Doanh nghiệp không tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi khi có đủ
các điều kiện được xem là khoản nợ phải thu khó đòi.
-


Số dự phòng trích lập vượt quá số lợi nhuận của Doanh nghiệp.

Đặng Phước Đức

8

CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đinh Thế
Hùng

- Các khoản nợ phải thu khó đòi lập dự phòng không có chứng từ gốc hợp lệ,
không có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp
đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kế nợ, đối chiếu
công nợ và các chứng từ khác…
- Doanh nghiệp không tiến hành thành lập hội đồng thẩm định các khoản nợ
phải thu khó đòi và xử lý theo quy định.
- Tổng mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa bằng 20% tổng
số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
- Doanh nghiệp không tiến hành hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi khi
phần trích lập dự phòng thấp hơn số dư tài khoản dự phòng nợ phải thu khó
đòi.
1.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với chi phí hoạt động
Hệ thống KSNB là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt
được bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của các thông
tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động.
Quản lý chi phí là việc tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng về việc sử

dụng các nguồn vốn và chi phí từ đó đưa ra những quyết định, chính sách ngắn hạn,
dài hạn. Kiểm soát chi phí hoạt động là một việc thiết yếu cho bất cứ loại hình
doanh nghiệp nào dù là sản xuất, thương mại hay là dịch vụ thì chi phí hoạt động
chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp
có thể kiểm soát tốt thì vấn đề chi tiêu sẽ hiệu quả hơn sau cùng là tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
Để quản lý chi phí thì doanh nghiệp phải duy trì một hệ thống KSNB chặt chẽ.
Khi xây dựng các thủ tục kiểm soát cần dựa trên các thủ tục kiểm soát sau:
Thủ tục bất kiêm nhiệm: Thủ tục này cách ly thích hợp về trách nhiệm giữa
bốn chức năng phê duyệt, thực hiện, giữ tài sản và ghi sổ. Việc phân chia trách
nhiệm là một yếu tố tạo nên sự kiểm soát, do vậy thủ tục này có tác dụng kiểm soát
tương đối hữu hiệu.
Thủ tục đối chiếu: Các khoản chi phí phát sinh sẽ được đối chiếu giữa các
phòng ban với nhau do đó có thể hạn chế sai sót và gian lận trong việc ghi nhận các

Đặng Phước Đức

9

CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đinh Thế
Hùng

nghiệp vụ chi phí, góp phần tăng tinh thần trách nhiệm giữa các nhân viên trong
doanh nghiệp.
Thủ tục phê duyệt: Thủ tục này đòi hỏi các khoản chi phí chỉ được phát sinh

khi có đầy đủ sự phê duyệt. Việc phê duyệt phải đúng thẩm quyền, phù hợp với
quy chế và chính sách của Công ty. Khi phê duyệt cần tuân thủ các quy định như
cấp phê duyệt chi phí, cơ sở của phê duyệt chi phí, dấu hiệu của phê duyệt chi phí
cấp ủy quyền.
1.1.4 Ảnh hưởng của chi phí hoạt động đến chất lượng của cuộc kiểm toán
Mặc dù không trực tiếp liên quan đến quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm tuy
nhiên chi phí hoạt động lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp.
Là khoản mục được thể hiện trên BCTC, vừa ảnh hưởng đến lợi nhuận, vừa là cơ
sở để tính các thuế liên quan. Hơn nữa trong kỳ các khoản chi phí hoạt động phát
sinh thường khá lớn vì vậy khoản mục này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Có thể do sai sót
của kế toán hoặc cũng có thể do cố ý gian lận . Do tính ảnh hưởng lan tỏa nếu sai
sót ở mức trọng yếu , nên khoản mục này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của
cuộc kiểm toán. Mặt khác kiểm toán không thể có đủ nhân sự và thời gian để kiểm
tra chi tiết tất cả các nghiệp vụ vì, vậy đòi hỏi phải tiến hành các thử nghiệm kiểm
soát một cách kỹ càng, từ đó đánh giá nên mở rộng , hay thu hẹp phạm vi thử
nghiệm cơ bản.
1.2 Mục tiêu kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC do Công ty
TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động
Tính hiện hữu: Các khoản mục chi phí hoạt động được ghi nhận có thật với
thực tế phát sinh.
Tính đầy đủ: Các khoản mục chi phí hoạt động phát sinh trong kỳ được ghi
nhận đầy đủ, không bỏ sót.
Tính đúng kỳ: Các khoản mục chi phí hoạt động được ghi nhậnđúng kỳ phù
hợp với doanh thu đượcghi nhận tương ứng. Không ghi nhận chi phí liên quan đến
kỳ này vào kỳ sau và ngược lại.

Đặng Phước Đức

10


CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đinh Thế
Hùng

Tính chính xác cơ học: Các khoản chi phí hoạt động phát sinh được ghi nhận
vào sổ sách một cách chính xác số liệu tổng hợp các sổ chi tiết phải khớp với sổ
cái.
Tính phân loại và trình bày: Các tài khoản khoản mục chiphí hoạt động được
trình bày trên BCTC, thuyết minh BCTC đúng đắn

phù hợp với quy định hiện

hành cũng như các nguyên tắccác chuẩn mực kế toán được thừa nhận rộng rãi.
Tính định giá: Đảm bảo việc ghi chép , phân bổ các yếu tố chi phí dài hạn là
nhất quánphù hợp.
1.2.2 Các vấn đề cần lưu ý khi thực hiện kiểm toán chi phí hoạt động
Rủi ro khi kiểm toán khoản mục chiphí hoạt động thường khá cao vì trong quá
trình hoạt động của khách hàng các khoản chiphí hoạt động phát sinh thường khá
lớn. Có thể do nghiệp vụ của kế toán chưa vững , cũng có thể đấy là hành vi cố ý
gian lận. Các rủi ro thường liên quan đến khoản mục chiphí hoạt động thường khá
nhiều vì vậy khi thực hiện kiểm toán cần lưu ý một các trường hợp sau:
- Chiphí hoạt động bị ghi nhận không đầy đủ. Kế toán bỏ sót một số nghiệp vụ
phát sinh hoặc đến cuối năm tài chính không trích lập dự phòng phải thu khó đòi
theo quy định,
- Một số khoản chi phí thực tế đã phát sinh đã chi, tuy nhiên hóa đơn không

hợp lý hợp lệ , bị mất nhưng vẫn được ghi nhận vào chiphí hợp lý
- Chi phí hoạt động được ghi nhận nhưng thực tế không phát sinh. Điều này
chủ yếu là do hành vi cố ý gian lận của kế toán nhăm làm giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp, do đó có thể giam được số thuế phải nộp.
- Chi phí hoạt động bị ghi nhận không đúng kỳ. Chi phí được ghi nhận không
phù hợp với thưc tế phát sinh. Ghi nhận các khoản chi phí của kỳ này sang kỳ sau
và ngược lại. Thường là các nghiệp vụ xảy ra xung quanh thời điểm chia cắt niên
độ kế toán. Điều này có thể là do sai sót , cũng có thể là hành vi cố ý gian lận.
- Chi phí hoạt động bị ghi nhận không chính xác về mặt số học. Diều này chủ
yếu là do sai sót của kế toán trong việc ghi nhận cac nghiệp vụ xảy ra.
- Hạch toán nhầm lẫn giữa các loại chi phí.

Đặng Phước Đức

11

CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đinh Thế
Hùng

1.3 Quy trình kiểm toán chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC do Công ty
TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Theo chuẩn mực kiểm toán số 300, Lập kế hoạch kiểm toán thì “Kế hoạch
kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập
một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc

kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc
kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phân
công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về
công việc kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán chi phí hoạt động là một phần nhỏ trong kế hoạch kiểm
toán tổng thể, tuy nhiên vẫn có kê hoạch riêng biệt.
Đối với An Phú, khâu lập kế hoạch kiểm toán được tiến hành kỹ lưỡng phục
vụ cho các giai đoạn sau. Mọi cuộc kiểm toán đều được Công ty tiến hành lập kế
hoạch kiểm toán phù hợp vơi đặc thù của khách hàng trên các khía cạnh trọng yếu
của cuộc kiểm toán.
1.3.1.1 Thu thập các thông tin ban đầu về khách hàng
Khi tiến hành bất kỳ một cuộc kiểm toán nào thì KTV phải thu thập, tìm hiểu
về hoạt động của đơn vị được kiểm toán: hiểu biết chung về kinh tế và đặc điểm của
lịch vực kinh doanh có tác đông đến đơn vị được kiểm toán; Các đặc điểm cơ bản
của khách hàng như: linh vực hoạt động, kết quả tài chính nghĩa vụ cung cấp
thông tin kể cả những thay đổi từ lần kiểm toán trước; năng lực quản lý của Ban
giám đốc; hình thức sở hữu, cơ cấu tổ chức, hệ thốngkế toán, chính sách kế toán
của đơn vị đối với khoản mục chiphí hoạt động…
Ngoài ra KTV cần phải tìm hiểu các thông tin pháp lý về doanh nghiệp được
kiểm toán như: Giấy phép thành lập, điều lệ hoạt động của công ty và có sự thay đổi
hay không , cơ cấu vốn ,báo cáo kiểm toán , các hợp đồng và các cam kết quan
trọng
1.3.1.2 Đánh giá sơ bộ BCTC và phân tích

Đặng Phước Đức

12

CQ530897



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đinh Thế
Hùng

Phân tích và đánh giá sơ bộ BCTC trong giai đoạn lập kế hoạch nhằm nắm bắt
được hoạt động của khách hàng những điểm bất hợp lý trên BCTC. Đối với khoản
mục chi phí hoạt động tiến hành đánh giá vàphân tích thường bao gồm:
-

So sánh giữa chiphí thực tế với chi phí dự toán
So sánh giữa số liệu của kỳ nàyvới kỳ trước
So sánh tỷ trọng của chi phí hoạt động trên doanh thu của kỳ này so với kỳ

trước
1.3.1.3 Tìm hiểu, phân tích và đánh giá hệ thống KSNB
Khoản mục chi phí hoạt động có ảnh hưởng trực tiêp đền kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy để có thể quản lý tốt thì doanh nghiệp cần thiết
kế và duy trì một hệ thống KSNB tốt.
Việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá hệ thống KSNB đơn vị được kiểm toán
giúp kiểm toán có thể đưa ra nhận định ban đầu về những khả năng sai sót liên quan
đến khoản mục chi phí hoạt động từ đó lên kế hoạch kiểm toán phù hợp nhằm nâng
cao chất lượng và tiết kiêm thời gian. Để tiến hành tìm hiểu hệ thống KSNB của
khách hàng, KTV có thể đưa ra các câu hỏi sau:
-

Khách hàng có đặt ra quy định hạch toán chi phí, có tuẫn theo những quy

-


định không.
Có đặt ra dự toán chi phí hay không và thực tế có vượt mức dựtoán hay

không.
- Các khoản chi có được quy định về sự phân cấp phê duyệt hay không.
- Có quy định trình tự luân chuyển chứng từ các khoản chi hay không.
- Hàng tháng có đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết với sổ cái hay không.
1.3.1.4 Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu
Mức trọng yếu
Mức trọng yếu là một mức giá trị do KTV xác định tùy thuộc vào tầm quan
trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.
Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của
thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả
phương diện định lượng và định tính.
Trong một cuộc kiểm toán, KTV sẽ tiến xác định mức trọng yếu cho toàn bộ
cuộc kiểm toán và sau đó tiến hành phân bổ cho từng khoản mục.
Đánh giá rủi ro
Đặng Phước Đức

13

CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đinh Thế
Hùng


Chuẩn mực kiểm toán số 315 quy định về xác định và đánh giá rủi ro có sai
sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn
vị.
Những hiểu biết cần có về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị,
trong đó có kiểm soát nội bộ:
Đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị
KTV phải tìm hiểu các thông tin sau:
- Ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp lý và các yếu tố bên ngoài khác,
bao gồm cả khuôn khổ về lâp và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
- Đặc điểm của đơn vị, bao gồm:
Lĩnh vực hoạt động;
• Loại hình sở hữu và bộ máy quản trị;
• Các hình thức đầu tư mà đơn vị đang và sẽ tham gia, kể cả đầu tư vào các
đơn vị có mục đích đặc biệt;
• Cơ cấu tổ chức, sản xuất kinh doanh và quản lý và cơ cấu nguồn vốn của
đơn vị.
Các thông tin này giúp kiểm toán viên hiểu được các nhóm giao dịch, số dư tài
khoản và thông tin thuyết minh cần được trình bày trên BCTC của đơn vị.
- Các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng và lý do thay đổi (nếu
có). KTV phải đánh giá các chính sách kế toán mà đơn vị đang áp dụng

phù

hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của đơn vị , có nhất quán với khuôn khổ
về lập và trình bày BCTC’ ; các chính sách kế toán mà các đơn vị trong cùng
lĩnh vực hoạt động đang áp dụng hay không.
- Mục tiêu, chiến lược của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có liên quan mà
có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu.
- Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị
Kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán

Kiểm toán viên phải tìm hiểu các thôn g tin về KSNB của đơn vị có liên quan
đến cuộc kiểm toán. Mặc dù hầu hết các kiểm soát liên quan tới cuộc kiểm toán
thường liên quan tới BCTC nhưng không phải tất cả các kiểm soát liên quan tới
BCTC đều liên quan đến cuộc kiểm toán. KTV phải sử dụng xét đoán chuyên môn
để xác định kiểm soát nào, riêng lẻ hay kết hợp với kiểm soát khác, có liên quan tới
cuộc kiểm toán.
Lập chương trình kiểm toán

Đặng Phước Đức

14

CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đinh Thế
Hùng

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán
cần thực hiện, phạm vi kiểm toán thời gian hoàn thành phân chia công việc giữa
các Kiểm toán viên cũng như dự kiến về những tư liệu thông tin liên quan cần sử
dụng thu thập. Trọng tâm của chương trình KT là các thủ tục kiểm toán cần thiết
thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được KT;
Chương trình KT thường được thiết kế bao gồm: thử nghiệm kiểm soát và thử
nghiệm cơ bản. Trong đó, thử nghiệm cơ bản bao gồm trắc nghiệm phân tích và trắc
nghiệm chi tiết (trắc nghiệm trực tiếp các số dư tài khoản).
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
Tùy vào đặc điểm hoạt động của khách hàng mà trong giai đoạn thực hiện KT

sẽ có những nội dung công việc khác nhau. Tuy nhiên, trong giai đoạn thực hiện
kiểm toán thường có những nội dung cần thiết sau:
1.3.2.1 Tiến hành thử nghiệm kiểm soát
Thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động
kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở
cấp độ cơ sở dẫn liệu.
KTV phải thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập đầy đủ
bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính hữu hiệu của HĐKS có liên quan nếu:
- Khi đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu, KTV kỳ vọng
rằng các kiểm soát hoạt động hiệu quả (nghĩa là: KTV có ý định dựa vào tính hữu
hiệu của hoạt động kiểm soát để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các
thử nghiệm cơ bản);
- Nếu chỉ thực hiện các KSCB thì không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm
toán thích hợp ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.
- Khi thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát, KTV phải:
Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác kết hợp với thủ tục phỏng vấn nhằm thu
thập bằng chứng kiểm toán về tính hữu hiệu của HĐKS, gồm:
• Các KS đã được thực hiện như thế nào tại các thời điểm liên quan trong suốt

-

giai đoạn được kiểm toán.
• Các KS có được thực hiện nhất quán hay không.
• Các KS được ai thực hiện và thực hiện bằng cách nào.
Xác định liệu các kiểm soát được thử nghiệm có phụ thuộc vào các KS khác
không (kiểm soát gián tiếp) và nếu có liệu có cần thiết thu thập bằng chứng kiểm

Đặng Phước Đức

15


CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đinh Thế
Hùng

toán chứng minh tinh hữu hiệu của các hoạt động kiểm soát gián tiếp đó hay
không.
1.3.2.2 Tiến hành các thủ tục phân tích
Trong bất cứ cuộc kiểm toán nào thì KTV cũng cần tiến hành các thủ tục để
khảo sát hệ thống KSNB của KH nhằm tìm hiểu về tính hiện hữu của các quy định,
chính sách, thực trạng tuân thủ các quy chế. Nội dung các thủ tục mà KTV có thể
áp dụng:
-

Thu thập các quy định bằng văn bản có liên quan đến quản lý CPBH,

CPQLDN;
- Phỏng vấn trực tiếp bộ phậnbán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp.
- Quan sát các dấu vết KS trên các chứng từ.
1.3.2.3 Tiến hành tổng hợp chi phí theo nội dung và phân tích
Nếu doanh nghiệp có đặt ra dự toán chi phí trong kỳ thì tiến hành so sánh thực
tế phát sinh so với dự toán và tiến hành tìm ra nguyên nhân nếu có chênh lệch lớn.
Bên cạnh đó KTV tiến hành tổng hợp CPBH, CPQLDN theo nội dung và theo
tháng. Sau đó tiến hành phân tích sự biến động của chúng so với kỳ trước ; sự biến
động giữa các tháng với nhau. Cụ thể:
-


Đánh giá tỷ trọng của từng nội dung trên tổng chi phí bán hang trên tổng chi

-

phí quản lý doanh nghiệp, chú ý vào những nội dung chiếm tỷ trọng cao...
Tiến hành so sánh sự biến động của từng nội dung kỳ này so với ky trước.

-

Tìm nguyên nhân tại sao có sự biến động này.
Tiến hành so sánh sự biên động giữa các tháng với nhau của theo từng nội

dung, tiến hành tìm nguyên nhân.
1.3.2.4 Tiến hành kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ
Khoản mục CPBH, CPQLDN thường bao gồm nhiều nội dung khác nhau, số
lượng phát sinh lớn nên thường tồn tại nhiều sai phạm. Mặt khác KTV cũng không
thể rà soát lại hết tất cả các nghiệp vụ vì vậy khi tiến hành kiểm tra chi tiết, KTV
thường dựa trên các những nội dung đã tổng hợp , phân tích , khoanh vùng những
khoản mục cần chú ý. Một số thủ tục KTV có thể áp dụng:
-

Tập trung vào các nội dung chi phí có biến động bất thường trong kỳ; chọn
mẫu những nghiệp vụ phát sinh có giá trị lớn , đối chiếu đến các chứng từ
gốc.

Đặng Phước Đức

16


CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đinh Thế
Hùng

-

Những khoản chi phí có liên quan với phần hành kiểm toán khác như chi phí
khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản
trả NH và DH thì cần đối chiếu với giấy tờ làm việc của các KTV khác.
Những sai sót khi tiến hành kiểm tra chi tiết cần chú ý:

-

Các chứng từ đi kèm cần phải hợp lý hợp lệ theo đúng quy định.
Những khoản chi trên 20.000.000 VNĐ bằng tiền mặt thì không được khấu

-

trừ thuế GTGT đầu vào và không được trừ khi tính thuế TNDN
Chú ý kiểm tra vào tháng tiếp theo của ky tiếp theo để xem xét tính đúng kỳ

-

của các khoản chi phí.
Chú ý những khoản chi không được trừ vào chi phí khi tính thuế TNDN. Lưu


-

ý các khoản CP hoa hồng, CP tiếp khách, CP quảng cáo.
Nếu doanh nghiệp có quy định về định mức chi tiêu thì cần đối chiếu với

thực tế các khoản chi xem có bị vượt mức đề ra hay không.
1.3.3 Kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn cuối cùng, KTV tiến hành tổng hợp các kết quả kiểm toán dựa
trên các kết quả khảo sát , phân tích , kiểm tra chi tiết đã thực hiện. Tổng hợp kết
quả kiểm toán chi phí hoạt động thường được thể hiện trên “bản tổng hợp kiểm
toán.”
Nội dung chủ yếu thể hiện trong “ bản tổng hợp kiểm toán ” thường bao gồm:
-

Các sai phạm được phát hiện khi tiến hành kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và

-

đánh giá mức độ sai phạm.
Nguyên nhân sai phạm;
Các bút toán điều chỉnh;
Kết luận về mục tiêu KT;
Đề nghị của KTV.
Các vấn đề cần theo dõi trong lần kiểm toán lần sau.
Bản tổng hợp kiểm toán là cơ sở để đưa ra ý kiến kiểm toán.

Đặng Phước Đức

17


CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đinh Thế
Hùng

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG
KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN

2.1 Giới thiệu công ty khách hàng ABC
Công ty ABC tên giao dịch là XYZ, thành viên của VINACHEM (Tập đoàn
hóa chất Việt Nam), tọa lạc tại Đường số 8 - Khu công nghiệp Biên Hòa I – Đồng
Nai. XYZ khởi đầu sự nghiệp của mình vào năm 1968. Những người sáng lập đã
lấy chữ XYZ để đặt tên cho nhà máy và chọn Biên Hoà – một vùng đất mưa thuận
gió hòa và được đánh giá là có tiềm năng cho phát triển công nghiệp – làm nơi “an
cư lập nghiệp”.
XYZ có 02 nhà máy, 01 tại Hà Nội và 01 tại Biên Hòa. Cả 02 nhà máy được
các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu đánh giá cao. Công suất thiết kế hiện tại: 180.000
tấn bột giặt và 90.000 tấn tẩy rửa lỏng.
Hiện nay, XYZ là đối tác chiến lược của Unilever trong việc cung ứng các sản
phẩm chất tẩy rửa có chất lượng cao như : Bột giặt OMO, Bột giặt Surf, Nước rửa
chén Sunlight, Nước lau sàn nhà VIM...Số lượng sản phẩm cung ứng cho Unilever
tăng đều qua các năm là một minh chứng về năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
XYZ đã đầu tư công nghệ phun sấy trong sản xuất bột giặt, đối với các sản
phẩm tẩy rửa lỏng thì áp dụng phương pháp sản xuất tiên tiến nhất, tuân thủ nghiêm
ngặt qui trình chống vi sinh, sử dụng tia cực tím xử lý nước đưa vào sản xuất. Toàn
bộ công nghệ sản xuất bột giặt và tẩy rửa lỏng của XYZ được các chuyên gia kỹ

thuật của Unilever tư vấn và hỗ trợ. Nền tảng về chất lượng sản phẩm tiếp tục đưa
XYZ trở thành một trong những đối tác chiến lược của nhiều công ty, đặc biệt là tập
đoàn đa quốc gia Unilever.
Ngoài việc cung ứng các sản phẩm cho Unilever, công ty cổ phần bột giặt
NET còn cung ứng một lượng lớn Bột giặt, Nước rửa chén cho thị trường xuất khẩu
như : Nhật Bản, Úc, New Zealand, các nước ASEAN, Châu Mỹ, Châu Phi …Việc
thâm nhập thành công thị trường Nhật Bản - một thị trường được đánh giá là khó
tính với yêu cầu về chất lượng cực kỳ nghiêm ngặt, doanh nghiệp đã khẳng định
trình độ kỹ thuật công nghệ của mình đạt yêu cầu khu vực và thế giới. Chính việc
Đặng Phước Đức

18

CQ530897


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đinh Thế
Hùng

cải tiến và cập nhật hệ thống máy móc, công nghệ mới vào trong sản xuất đã giúp
XYZ mở rộng thêm được rất nhiều mối quan hệ hợp tác làm ăn, nhiều đối tác chiến
lược, kiến tạo nên thị phần vững chắc cho XYZ trong thị trường sản phẩm chất tẩy
rửa trong và ngoài nước. Thành công này đã và đang mở ra nhiều hướng phát triển
mới cho XYZ trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Đó cũng là nhân tố để
XYZ tự tin mở rộng thêm một số mảng hoạt động khác, góp phần tạo thêm nhiều
nguồn thu cho công ty.
Tại thị trường nội địa, XYZ chọn cho mình con đường riêng để đến với người
tiêu dùng bằng tấm lòng của một nhà sản xuất chân chính, luôn giữ chữ “TÍN” với

khách hàng qua “CHẤT LƯỢNG & GIÁ CẢ”. Vì vậy, so với sản phẩm của các
công ty khác, các sản phẩm của XYZ luôn dành được sự chấp nhận và tin tưởng của
đông đảo người tiêu dùng.
2.2 Tìm hiểu và đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng
Do công ty ABC là khách hàng mà An Phú kiểm toán lần đầu tiên nên công
việc tìm hiểu và đánh giá khách hàng được tiến hành một cách cẩn thận nhằm xem
xét khách hàng mới này có thể chấp nhận được hay không, kết quả sẽ được thể hiện
rõ trên giấy tờ A130 Phê duyệt cung cấp dịch vụ- khách hàng mới
Bảng 2.1 WPS A130 Phê duyệt cung cấp dịch vụ- khách hàng mới

BẢN CHẤP NHẬN CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO KHÁCH

< A130>

HÀNG THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG
Tên khách hàng
Kỳ kiểm toán
Hình thức lựa chọn KTV
Những nét chính trong kinh doanh

:
:
:
:

Công ty Cổ phần ABC
Cho năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/2014
Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông
Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối
hóa chất tẩy rửa. Các sản phầm ngoài tiêu thụ

trong nước còn được xuất khẩu tới các nước khác.
Ngoài sản xuất và phân phối các sản phẩm tẩy rửa,
Công ty còn thực hiện các hoạt động gia công cho

Loại hình kinh doanh

Đặng Phước Đức

các hãng khác
: Sản xuất và phân phối sản phẩm

19

CQ530897


×