Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ...............................................................4
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................1
Chương I: Khái quát chung và tình hình sản xuất của
xí nghiệp xe điện Hà Nội.................................................................................3
I. Khái quát chung về xí nghiệp xe điện Hà Nội:......................................3
1, Quá trình hình thành phát triển của xí nghiệp:......................................3
2. Phòng nhân sự:......................................................................................5
3. Phòng kế hoạch điều độ: ......................................................................5
4. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng kế toán..............................................6
5. Phòng đào tạo và kỹ thuật- vật tư..........................................................7
5.1- Chức năng nhiệm vụ của bộ phận đào tạo....................................7
5.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý kỹ thuật- công nghệ.....8
5.3 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý vật tư.........................10
6. Đội kiểm tra giám sát..........................................................................11
II. Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.......................................12
1. Thực hiện các chỉ tiêu sản lượng các tuyến buýt nội đô:....................12
2. Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch các tuyến buýt kế cận:.....................13
Chương II: Một số chỉ tiêu và phương pháp thống kê nghiên cứu tình
hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp......................................................16
I. Một số chỉ tiêu nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp.........................................................................................................16
1 Nhóm chỉ tiêu chi phí:..........................................................................16
1.1 Lao động:.....................................................................................16
1.2 Vốn sản xuất kinh doanh..............................................................17
2. Nhóm chỉ tiêu kết quả:........................................................................18
2.1 Giá trị sản xuất (GO)...................................................................18
SV: Nguyễn Ngọc Tú Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2 Giá trị gia tăng(VA) ....................................................................19
2.3 Doanh thu:...................................................................................21
3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả........................................................................21
3.1 Chỉ tiêu năng suất lao động (W)..................................................21
3.2 Hiệu quả sử dụng vốn ................................................................23
II. Một số phương pháp thống kê:...........................................................27
1. Phương pháp dãy số thời gian.............................................................28
2. Phương pháp chỉ số:............................................................................29
2.1 Khái niệm:...................................................................................29
2.2 Phân loại :...................................................................................29
2.3 Tác dụng của hệ thống chỉ số.......................................................30
2.4 Phương pháp xây dựng chỉ số......................................................30
3. Phương pháp dự đoán thống kê...........................................................31
Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê
nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
qua ba năm(2006-2008).................................................................................35
I. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.....................36
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của xí nghiệp .........36
2. Dự đoán doanh thu của Xí nghiệp năm 2009......................................40
2.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân...........40
2.2 Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân..............................40
2.3 Dự đoán dựa vào hàm xu thế.......................................................41
3. Dự đoán lượng khách của Xí nghiệp năm 2007..................................42
3.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân...........42
3.2 Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân..............................42
3.3 Dự đoán dựa vào hàm xu thế.......................................................42
II. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp....................44
SV: Nguyễn Ngọc Tú Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1. Tổng quan về hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp:............................44
2. Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng vốn cố định...............................48
3. Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng lao động....................................50
4. Phân tích ý thức lao động trong Xí nghiệp..........................................53
III. Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Xí nghiệp:...............................................................54
1. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ..........55
2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao tình hình sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp......................................................................................................57
2.1 Những giải pháp nhằn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại
xí nghiệp xe điện Hà Nội...................................................................57
KẾT LUẬN....................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................61
SV: Nguyễn Ngọc Tú Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Mô hình tổ chức của công ty...........................................................................4
Bảng 1: Các chỉ tiêu sản lượng các tuyến buýt nội đô...............................12
Bảng 2: Số liệu chuyến lượt không thực hiện theo kế hoạch.....................12
Bảng 3: Các chỉ tiêu sản lượng cơ bản thực hiện năm 2008......................13
Bảng 4: Các chỉ tiêu sản lượng cơ bản thực hiện năm 2008:...................14
Bảng 5: Doanh thu của xí nghiệp xe điện Hà Nội qua các năm................29
Bảng 6: Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 2006-2008............36
Bảng 7 : Doanh thu của xí nghiệp qua các năm.........................................40
Đồ thị 3.1: Doanh thu bán vé bình quân qua các năm 2004-2008............41
Bảng 8: Số lượng khách của xí nghiệp qua các năm..................................42
Đồ thị 3.2: Số lượng khách của xí nghiệp qua các năm:............................43
Bảng 9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn...........................46
Bảng 10: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định ................................47
Bảng 11: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động. .............................47
Bảng 12: Các chỉ tiêu NSLĐ........................................................................48
Bảng 13: Biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định ...............49
Bảng 14: Biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động ....................51
Bảng 15: Bảng số liệu về năng suất lao động theo doanh thu của công ty
.........................................................................................................................52
Bảng 16: Số liệu thống kê vi phạm của lao động .......................................53
SV: Nguyễn Ngọc Tú Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Giao thông là một trong những vấn đề tối quan trọng đối với mỗi quốc
gia. Các thành phố lớn luôn phải đối mặt với tình trạng ách tắc giao thông.
Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là sử dụng các phương tiện giao
thông công cộng. Ở nước ta hệ thống xe buýt đã xuất hiện từ hơn thập kỷ nay,
đã phần nào đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và giảm bớt tình hình
tắc nghẽn giao thông. Từ đó đến nay hệ thống xe buýt của tổng công ty vận
tải Hà Nội luôn được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển trong đó xí nghiệp
xe điện Hà Nội là 1 trong những công ty thực hiện nhiệm vụ này. Với hoạt
động chính là kinh doanh dịch vụ công cộng nên xí nghiệp luôn đặt mục tiêu
công ích xã hội lên hàng đầu.
Để đạt mục tiêu đưa nghành kinh doanh vận tải buýt có thể tự hoạt động
không cần sự trợ cấp của nhà nước Xí nghiệp đang từng bước hoạt động kinh
doanh có hiệu quả hơn. Có được kết quả đó là nhờ vào những phương pháp
quản trị đứng đắn của bộ máy lãnh đạo Xí nghiệp từ việc phân tích tình hình
sản xuất kinh doanh. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích này em xin
được tìm hiểu về đề tài:
“Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe
điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008”
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên để thực tập của em gồm ba chương:
Chương I: Khái quát chung và tình hình sản xuất kinh doanh của
Xí nghiệp xe điện Hà Nội
Chương II: Một số chỉ tiêu và phương pháp thống kê nghiên cứu
tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xe điện
Hà Nội
SV: Nguyễn Ngọc Tú 1 Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương III: Vận dụng phương pháp thống kê phân tích tình hình
sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp nghiệp qua ba năm
(2006-2008) và một số kiến nghị giải pháp giúp Xí
nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Trong thời gian thực tập vừa qua được sự hướng dẫn của thầy Trần
Ngọc Phác và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế hoạch của
Xí nghiệp đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này. Tuy nhiên do kiến
thức có hạn nên em chưa thể phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp một cách đầy đủ và tốt nhất. Trong chuyên đề thực tập này không thể
tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em xin được thầy sửa bảo để chuyên đề của
em được tốt hơn.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy Trần Ngọc Phác, ban lãnh
đạo, phòng kế hoạch của Xí nghiệp Xe điện Hà Nội.
SV: Nguyễn Ngọc Tú 2 Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương I: Khái quát chung và tình hình sản xuất của
xí nghiệp xe điện Hà Nội
I. Khái quát chung về xí nghiệp xe điện Hà Nội:
1, Quá trình hình thành phát triển của xí nghiệp:
Ngày 13/12/2008 vừa qua xí nghiêp xe điện Hà Nội kỷ niệm tròn 100
năm thành lập. Xí nghiệp được thành lập năm 1899 với tên gọi đầu tiên là
công ty Thổ địa Bắc Kỳ, thuộc sự quản lý điều hành của chính phủ bảo hộ
Pháp. Trong quá trình tồn tại và phát triển xí nghiệp đã nhiều lần thay đổi tên
gọi: Sở xe điện Hà Nội(1954), xí nghiệp xe điện Hà Nội(1955), quốc doanh
xe điện Hà Nội(1959), công ty xe điện Hà Nội(1969) và cuối cùng lại trở về
với tên gọi xí nghiệp xe điện Hà Nội(2001), hiện trực thuộc tổng công ty Vận
tải Hà Nội.
Ngày 25/12/1985 UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 5484/QĐ-
UB về việc tháo bỏ đường xe điện tuyến Bờ Hồ-Chợ Mơ để thử nghiệm vận
chuyển công cộng bằng xe buýt. Ngày 27/4/1993 tuyến buýt bánh hơi Bồ Hồ-
Hà Đông chính thức đi vào hoạt động. Đó cũng là khởi đầu của nghành xe
buýt hiện đại thủ đô hiện nay.
Để thích nghi với nền kinh tế thị trường, xí nghiệp đã định hướng kinh
doanh theo dây chuyền khép kín: từ duy tu, bảo dưỡng sửa chữa...đến vận
chuyển hành khách đều nằm trong hệ thống của xí nghiệp. Được sự quan tâm
đầu tư của nhà nước hiện nay xí nghiệp có khoảng 2000 cán bộ công nhân
viên, với 301 xe chạy trên 18 tuyến buýt.
SV: Nguyễn Ngọc Tú 3 Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Mô hình tổ chức của công ty
SV: Nguyễn Ngọc Tú 4 Thống kê 47B
BAN GIÁM
ĐỐC
PHÒNG
NHÂN
SỰ
PHÒNG
KINH
DOANH
NHÓM
ĐỐI
TƯỢNG
KHÁC
ĐIỂM ĐỖ
GIA THỤY
Các
tuyến:10,40,
54
Tổ bảo vệ
Tổ rửa xe
DEPOT
THỤY
KHUÊ
Gara BDSC
Các tuyến:
22, 32, 47,
48 Tổ bảo vệ
Tổ rửa xe
DEPOT
NAM
THĂNG
LONG
Gara BDSC
Các tuyến
07,2,25,27,34
,35,53,55,56
TUYẾN
XE BUÝT
KẾ CẬN
204,206
DỊCH
VỤ
TAXI
ĐỘI
QL
CSHT
BUÝT
DICH VỤ
KHÁC
Vui chơi
Trông giữ
bến bãi
Dịch vụ
khác
TỔ DỰ
ÁN
PHÒNG
KH-ĐIỀU
ĐỘ
PHÒNG
ĐT-KT-
VẬT TƯ
ĐỘI
KTGS
PHÒNG
TC-KẾ
TOÁN
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban bộ phận
2. Phòng nhân sự:
* Chức năng:
Là phòng tham mưu cho lãnh đạo công ty và tổ chức triển khai thực hiện
các công tác về tổ chức nhân sự và thực hiện chính sách đối với người lao
động.
* Nhiệm vụ:
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy
sản xuất, công tác cán bộ, công tác quản lý lao động
- Tổ chức thực hiện các chế độ về tiền lương,nâng bậc lương hàng năm
cho người lao động trong công ty.
- Tổ chức thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHLĐ và các chế độ liên
quan khác.
- Lập hồ sơ và trình hội đồng kỷ luật công ty xét sử với những trường
hợp vi phạm nội quy, quy chế công ty đã ban hành.
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty xây dựng và theo dõi thực hiện thỏa
ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế khác khi có yêu cầu.
- Quản lý môi trường, tổ chức chăm sóc cho người lao động.
3. Phòng kế hoạch điều độ:
* Chức năng
Là phòng tham mưu tổng hợp giúp lãnh đạo công ty trong công tác lập
kế hoạch,đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn công ty. Đề
xuất các phương án sản xuất kinh doanh va điều phối xe chạy các tuyến.
* Nhiệm vụ
SV: Nguyễn Ngọc Tú 5 Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Lập kế hoạch và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo
từng thời kỳ kế hoạch (dài hạn,trung hạn,ngắn hạn). Cuối kỳ có báo cáo tổng
kết rút kinh nghiệm.
- Chủ động phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sản xuất
kinh doanh để xây dựng, hoàn thiện các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, áp dụng cho
các mô hình sản xuất kinh doanh công ty hiện có.
- Tham mưu cho Lãnh đạo công ty giao kế hoạch kinh doanh cho các
đơn vị.Theo dõi, đôn đốc và quyết toán trong từng kỳ kế hoạch.
- Điều phối số xe chạy các tuyến.
- Nghiên cứu xây dựng và trình Lãnh đạo công ty cac phương án mở
rộng sản xuất cho phù hợp trong từng thời kỳ kế hoạch, đảm bảo hiệu quả
kinh tế.
- Quản lý theo dõi tình trạng thiết bị và phương tiện công ty có. Lập kế
hoạch và chỉ đạo và thực hiện đối với công tác bảo dưỡng, sủa chữa các thiết
bị và phương tiện này.
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty ký kết các hợp đồng với các tổ chức
cá nhân có nhu cầu. Theo dõi việc thực hiện và quyết toán các hợp đồng đã
ký, phù hợp với pháp lệnh hợp đồng kinh tế Nhà nước đã ban hành.
4. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng kế toán
* Chức năng
- Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán
theo đúng quy định của Nhà nước.
- Theo dõi và phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của công ty dưới
mọi hình thái và cố vấn cho ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
SV: Nguyễn Ngọc Tú 6 Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Tham mưu cho ban Tổng giám đốc về chế độ kế toán và những thay
đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
- Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thong tin quản lý năng
động, hữu hiệu
* Nhiệm vụ
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử
dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh và sử dụng vốn của công ty.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch
thu chi tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài
sản, vật tư, tiền vốn, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng
phí, vi phạm chế độ, quy định của công ty.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ công
tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho cơ quan hữu quan
theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành.
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Ban giám đốc công ty.
5. Phòng đào tạo và kỹ thuật- vật tư
5.1- Chức năng nhiệm vụ của bộ phận đào tạo
* Tham mưu cho Giám đốc xí nghiệp về công tác đào tạo cán bộ, công
nhân viên chức tại đơn vị.
- Phối hợp với phòng Nhân sự tham mưu cho Giám đốc về chiến lược và
kế hoạch dài hạn đào tạo phát triển nguồn nhân lực của đơn vị.
SV: Nguyễn Ngọc Tú 7 Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Trên cơ sở nhu cầu đào tạo hàng năm của toàn đơn vị do phòng Nhân
sự tổng hợp và cung cấp, xây dựng kế hoạch đào tạo theo năm, tháng, quý, và
trình Giám đốc phê duyệt.
* Triển khai tổ chức đào tạo theo kế hoạch được phê duyệt theo quy định
của Tổng công ty, của đơn vị
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị cần thiết để triển khai các
khóa đào tạo do đơn vị tổ chức.
- Đối với các khóa đào tạo do đơn vị trực tiếp giảng dạy: Tổ chức lớp
học, phân công giảng dạy, theo dõi đánh giá việc học tập, tổ chức thi, đánh giá
cấp chứng chỉ.
- Phối hợp với phòng Nhân sự đề xuất Giám đốc về đối tượng tham gia
khóa đào tạo do Tổng công ty và bên ngoài tổ chức.
* Chủ trì và phối hợp với phòng Nhân sự của Xí nghiệp tổ chức các kỳ
thi tuyển dụng, thi nâng bậc theo phân cấp và các quy trình, quy định của
Tổng công ty
- Quản lý bộ đề thi theo các nội dung được phân cấp cho đơn vị.
- Chủ trì tổ chức các kỳ thi, chấm thi, báo cáo kết quả thi theo sự phân
cấp.
* Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả đào tạo, đề xuất các giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo và tổng hợp báo cáo Giám đốc đơn vị, Tổng
công ty qua Trung tâm đào tạo theo quy định.
5.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý kỹ thuật- công nghệ
* Quản lý kỹ thuật và đăng kiểm phương tiện
SV: Nguyễn Ngọc Tú 8 Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Quản lý kĩ thuật phương tiện, xây dựng kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa,
theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa, giám sát
chất lượng công tác bảo dưỡng sửa chữa phương tiện.
- Chủ trì phối hợp với gara hoặc bộ phận khác có liên quan.Tiến hành
kiểm tu, chuẩn đoán tình trạng kỹ thuật của phương tiện và lập phương án sửa
chữa trình lãnh đạo xí nghiệp phê duyệt và giám sát thực hiện
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đăng kiểm phương tiện.
- Tham gia xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình quy định bảo
dưỡng sửa chữa, tiêu hao nhiên liệu, đinh ngạch sử dụng vật tư, phụ tùng…
cho phương tiện toàn xí nghiệp.
- Đề xuất áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và công nghệ mới để
nâng cao chất lượng phương tiện và chất lượng công tác bảo dưỡng sửa chữa
- Theo dõi, quản lý cập nhật hồ sơ lý lịch phương tiện
* Quản lý trang thiết bị nhà xưởng, phòng chống cháy nổ
- Quản lý toàn bộ trang thiết bị nhà xưởng và hồ sơ lý lịch trang thiết bị
- Xây dựng kế hoạch, theo dõi, giám sát việc sử dụng, bảo dưỡng sửa
chữa các thiết bị nhà xưởng và thực hiện kiểm định chất lượng định kỳ theo
quy định
- Đề xuất thay thế hoặc bổ sung các trang thiết bị phục vụ công tác
phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai.
* Công tác bảo hiểm, an toàn
- Xây dựng kế hoach, theo dõi việc mua bảo hiểm cho phương tiện, đảm
bảo phương tiện được bảo dưỡng đúng quy dịnh trong suốt thời gian hoạt
động
SV: Nguyễn Ngọc Tú 9 Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Phối hợp với lái xe, các tổ chức và cá nhân có liên quan để giải quyết
các vấn đề an toàn giao thông.
- Tham gia xây dựng và theo dõi việc thực hiện các quy trình, quy định,
nội quy liên quan đến các vấn đề an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và
vệ sinh công nghiệp.
* Quản lý, ứng dụng công nghệ
- Tham mưu, tư vấn và phối hợp triển khai thực hiện đầu tư thiết bị công
nghệ, tin học phục vụ sản xuất và điều hành hoạt động vận tải của đơn vị.
- Hỗ trợ kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng trang thiết bị
công nghệ, tin học phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Phối hợp thực hiện công tác quản lý thương hiệu trên các phương tiện.
5.3 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý vật tư
* Lập kế hoạch và tổ chức mua sắm vật tư phụ tùng, nguyên nhiên vật
liệu.
- Xây dựng và tổ chức kế hoạch mua sắm, đặt hàng vật tư phụ tùng phục
vụ bảo dưỡng sửa chữa theo quy định của Xí nghiệp, Tổng công ty
- Thực hiện mua sắm vật tư phụ tùng theo kế hoach và theo phân công
của giám đốc xí nghiệp, đảm bảo tuân thủ đúng các quy trình, quy định của
Nhà nước và của tổng công ty có liên quan.
- Đề xuất tham mưu lãnh đạo xí nghiệp trong việc ký kết hợp đồng mua
sắm vật tư, phụ tùng, sửa chữa phương tiện, trang thiết bị theo phân cấp.
* Quản lý cấp phát phụ tùng nguyên nhiên vật liệu
SV: Nguyễn Ngọc Tú 10 Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Theo dõi thống kê việc cấp phát sử dụng vật tư nguyên nhiên liệu trong
quá trình bảo dưỡng sửa chữa cho từng phương tiện theo quy định. Theo dõi
việc thu hồi, phục hồi tái sử dụng vật tư cũ.
- Theo dõi việc cấp phát nhiên liệu cho từng đầu xe và tổng hợp tiêu hao
nhiên liệu theo định mức và các điều chỉnh nếu có, tiêu hao nhiên liệu thực tế
cho từng đầu xe và toàn xí nghiệp
6. Đội kiểm tra giám sát
* Là công cụ của giám đốc xí nghiệp để giám sát toàn bộ các khâu có
liên quan đến chất lượng dịch vụ của đơn vị
- Giúp giám đốc xí nghiệp triển khai thực hiện tốt công tác quản lý điều
hành và hợp đồng trách nhiệm giữa tổng giám đốc với giám đốc xí nghiệp
- Trực tiếp thực hiện việc kiểm tra chống thất thoát doanh thu; kiểm tra
việc thực hiện nội quy, quy chế, các tiêu chí phục vụ của công nhân lái xe và
nhân viên bán vé trong quá trình thực hiện trên tuyến.
- Kiểm tra chất lượng dịch vụ của đoàn phương tiện (vệ sinh, trang thiết
bị nội ngoại thất trên xe…) và kiểm tra công tác quản trị thương hiệu.
* Hỗ trợ công tác điều hành tuyến trong quá trình tác nghiệp theo sự chỉ
đạo của giám đốc xí nghiệp.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có cơ chế phối hợp thông tin với bộ
phận điều hành tuyến để đảm bảo công tác điều hành kịp thời.
- Kịp thời thông tin đến giám đốc hoặc bộ phận được giám đốc ủy quyền
về tình hình giao thông trên tuyến.
SV: Nguyễn Ngọc Tú 11 Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II. Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
1. Thực hiện các chỉ tiêu sản lượng các tuyến buýt nội đô:
Bảng 1: Các chỉ tiêu sản lượng các tuyến buýt nội đô
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Kế hoạch
năm 2008
Thực hiện
năm 2008
%TH/KH
1 Lượt xe Lượt 1.118.326 1.111.928 99,43
- Tuyến đặt hàng Lượt 957.950 951.809 99,36
- Tuyến xã hội hóa Lượt 160.376 160.119 99,84
2 Khách vé lượt HK 26.538.660 26.757.707 100,83
- Tuyến đặt hàng HK 24.819.364 25.001.431 100,73
- Tuyến xã hội hóa HK 1.719.296 1.756.276 102,15
3 Doanh thu vé lượt 1.000đ 86.843.018 87.419.883 100,66
- Tuyến đặt hàng 1.000đ 81.685.130 82.151.055 100,57
- Chuyến lượt không thực hiện theo kế hoạch:
Bảng 2: Số liệu chuyến lượt không thực hiện theo kế hoạch
TT Nội dung
Lượt
bỏ
Nguyên nhân bỏ lượt
Tắc đường Hỏng xe LX,BV/ĐĐ Khác
1 Trong năm 2008 4.166 2.723 298 1.145
* Thực hiện chuyến lượt.
- Về chuyến lượt đạt 99,43% so với kế hoạch Tổng công ty giao,nguyên
nhân là do:
+ Tổng số chuyến lượt không thực hiện trong năm 2008 là: 4.166 lượt
xe, nguyên nhân do tắc đường là chủ yếu, đặc biệt là những ngày mưa lớn gây
ngập úng đầu tháng 11/2008.
SV: Nguyễn Ngọc Tú 12 Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Do lượt xe kế hoạch của tuyến 32: Tổng công ty giao kế hoạch quý III
bình quân 01 ngày là 370 lượt xe, nhưng triển khai thực hiện là 348 lượt xe,
giảm 22 lượt/ngày.
* Thực hiện sản lượng vé lượt.
- Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng hành khách năm 2008 là:
26.757.707 lượt hành khách, đạt 100,83% so với kế hoạch điều chỉnh tăng
trong quý IV và đạt 101,25% so với kế hoạch tổng công thức giao chính thức.
2. Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch các tuyến buýt kế cận:
a). Tuyến kế cận 204: Một số chỉ tiêu sản lượng cơ bản thực hiện năm 2008:
Bảng 3: Các chỉ tiêu sản lượng cơ bản thực hiện năm 2008
Chỉ tiêu
KH
năm 2008
TH
năm 2008
So với kế hoạch
%TH/KH
(%)
Giátrịtăng
(+) giảm(-)
1 Lượt xe 30.012 25.288 84,26 -4.724
2 HKvận chuyển 847.350 630.047 74,35 -217.303
-Vé kế cận 322.219 266.519 82,71 -55.700
-Vé suốt tuyến 525.131 363.528 69,23 -161.603
3 Khách bq/lượt 28,2 24,9 88,25 -3,3
4 D. thu (1000 đ) 8.149.624 7.539.766 92,52 -609.858
+ Thực hiện chuyến lượt.
- Về chuyến lượt đạt 84,26% so với kế hoạch.
+ Thực hiện sản lượng, doanh thu vé lượt.
SV: Nguyễn Ngọc Tú 13 Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Sản lượng thực hiện đạt 74,35%KH, doanh thu vé lượt đạt 92,5% so
với KH năm 2008. Nguyên nhân: Tổng công ty giao kế hoạch 6 tháng cuối
năm 2008 lượng khách tăng 55% trên tuyến 204 so với 6 tháng đầu năm khi
đưa xe buýt mới B60 vào thay thế xe Tanda. Do tình hình khó khăn về vốn
đầu tư nên tạm thời Tổng công ty chưa đầu tư phương tiện mới thay thế.
b). Tuyến kế cận 206:
Bảng 4: Các chỉ tiêu sản lượng cơ bản thực hiện năm 2008:
TT Chỉ tiêu
KH
năm 2008
TH
năm 2008
So với kế hoạch
%TH/
KH
(%)
Giátrị
tăng(+)
giảm(-)
1 Lượt xe 26.352 28.558 108,37 2.206
2 HK vận chuyển 989.100 947.092 95,75 -42.008
Vé chặng 200.230 246.756 123,24 46.526
Vé kế cận 337.534 312.908 92,70 -24.626
Vé suốt tuyến 451.336 387.428 85,84 -63.908
3 Khách bq/lượt 37,5 33,2 88,36 -4,37
4 D. thu (1000 đ) 8.840.126 10.399.026 117,63 1.558.900
+ Thực hiện chuyến lượt.
- Về chuyến lượt đạt 108% so với kế hoạch đã được Tổng công ty duyệt.
+ Thực hiện sản lượng, doanh thu vé lượt.
- Thực hiện kế hoạch sản lượng hành khách đạt 95,7%KH.
- Doanh thu đạt 117,6%KH, nguyên nhân Xí nghiệp đã điều chỉnh tăng
giá vé theo giá xăng dầu.
SV: Nguyễn Ngọc Tú 14 Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
c). Tổng chuyến lượt, sản lượng của 2 tuyến buýt kế cận thực hiện năm
2008:
- Tổng chuyến lượt thực hiện là: 53.846 lượt xe, đạt 95%KH
- Tổng sản lượng vé là: 1.577.139 lượt HK, đạt 86,1%KH
- Doanh thu vé lượt là: 17,93 tỷ đồng, đạt 105,6%KH
SV: Nguyễn Ngọc Tú 15 Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương II: Một số chỉ tiêu và phương pháp thống kê nghiên
cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
I. Một số chỉ tiêu nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
1 Nhóm chỉ tiêu chi phí:
1.1 Lao động:
a. Khái niệm:
Số lượng lao động là những người lao động đã được ghi tên vào danh
sách lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả
lương.
b. Phân loại:
Theo tác dụng của lao động đối với quá trình sản xuất kinh doanh, ta có
thể phân lao động làm hai bộ phận: lao động trực tiếp sản xuất và lao động
làm công khác.
Lao động trực tiếp sản xuất: là những người lao động mà hoạt động lao
động của họ trực tiếp gắn với quá trình sản xuất, kinh doanh.
Ở xí nghiệp thì bộ phận này bao gồm công nhân lái xe và nhân viên ban
vé
- Lao động làm công khác: bao gồm tất cả những lao động làm công ăn
lương còn lại ngoài lao động trực tiếp.
Ở xí nghiệp thì bộ phận này bao gồm các nhân viên trong bộ phận quản
lý hành chính, nhân viên kỹ thuật, bảo vệ…
Tác dụng: cách phân loại này giúp chúng ta tìm ra cơ cấu hợp lý giữa các
loại lao động, tạo điều kiện tăng năng suất và sử dụng tiết kiệm lao động.
SV: Nguyễn Ngọc Tú 16 Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Quản lý lao động trong sản xuất kinh doanh phải đảm bảo các yêu cầu
như: nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động... Muốn vậy
doanh nghiệp phải đưa ra kế hoạch tuyển dụng hợp lý, có sự quan tâm đúng
mức đến người lao động, tạo cơ hội thăng tiến, tạo bầu không khí làm việc
thoả mái góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2 Vốn sản xuất kinh doanh
Về bản chất, vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các tư liệu sản
xuất được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là điều kiện đầu
tiên, điều kiện tiên quyết, quyết định cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Yêu cầu của yếu tố vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp là không
ngừng nâng cao hiệu quả đồng vốn được sử dụng trong quá trình sản xuất, tức
là làm thế nào để đồng vốn luân chuyển nhanh tạo ra lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Vốn kinh doanh được hình thành từ hai loại vốn cơ bản là vốn cố định và
vốn lưu động.
+Vốn cố định: "Là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà
đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản
xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng."
Như vậy đặc điểm cơ bản nhất của vốn cố định là sự hao mòn hữu hình
và vô hình. Hao mòn hữu hình phụ thuộc vào mức sử dụng vốn cố định và các
điều kiện khác có ảnh hưởng đến độ bền lâu dài như chất lượng chế độ quản
lý, sử dụng, bảo dưỡng, khi đó hao mòn vô hình chủ yếu do tiến bộ của khoa
học công nghệ và năng suất lao động xã hội tăng lên quyết định.
SV: Nguyễn Ngọc Tú 17 Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Vốn cố định có ảnh hưởng quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh vì vậy doanh nghiệp cần phải có biện pháp phù hợp để quản lý
nguồn vốn này.
+ Vốn lưu động: "Là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và tài sản lưu
động nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện
thường xuyên và liên tục."
Như vậy vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động được
sử dụng vào quá trình tái sản xuất. Vốn lưu động của doanh nghiệp sản xuất
bao gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu, vốn tiền tệ...
Tài sản lưu động khác với tài sản cố định ở tính chất tái sản xuất và mức
độ chuyển dịch giá trị sản phẩm của chúng vào sản phẩm. TSLĐ không tham
gia nhiều lần như TSCĐ mà chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất, do
đó toàn bộ giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm. Một
đặc điểm khác là TSLĐ phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn ở nhiều bộ
phận quản lý khác nhau nên việc đảm bảo đầy đủ và cân đối bộ phận rất có ý
nghĩa đối với yêu cầu thường xuyên, liên tục của quá trình sản xuất kinh
doanh.
2. Nhóm chỉ tiêu kết quả:
2.1 Giá trị sản xuất (GO)
a. Khái niệm
Giá trị sản xuất của hoạt động giao thông vận tải là toàn bộ giá trị các
sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích do lao động của doanh nghiệp làm ra
trong một thời kỳ nhất định.
SV: Nguyễn Ngọc Tú 18 Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
b. Nội dung, ý nghĩa của chỉ tiêu
- Ý nghĩa: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh vận tải của doanh
nghiệp.
Là cơ sở để tính các chỉ tiêu giá trị gia tăng(VA), giá trị gia tăng
thuần(NVA) và các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp
- Nội dung: GO của doanh nghiệp vận tải bao gồm:
Doanh thu vận chuyển, bốc xếp hàng hóa
Doanh thu vận chuyển hành khách hành lý
Doanh thu về cho thuê các phương tiện vận chuyển, bến bãi, kho
chứa và phương tiện bảo quản hàng hóa
Doanh thu về quản lý cảng vụ, bến bãi
Doanh thu về dịch vụ vận tải, đại lý vận tải, hoa tiêu tín hiệu, dẫn
dắt tàu thuyền, hướng dẫn đường bay
Doanh thu, tạp thu khác liên quan đến các hoạt động vận tải
Doanh thu phụ không bóc tách đưa vệ nghành phù hợp
c. Cách tính GO của doanh nghiệp
GO của doanh nghiệp là doanh thu từ hoạt động vận chuyển hành khách
2.2 Giá trị gia tăng(VA)
a. Khái niệm
Giá trị gia tăng là phần giá trị tăng thêm của hoạt động kinh doanh vận
tải được lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời gian nhất định.
b. Ý nghĩa
Là cơ sở để tính GDP, GNP và thuế VAT
SV: Nguyễn Ngọc Tú 19 Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Là cơ sở để phân chia lợi ích giữa người lao động(V) với doanh nghiệp
(M) và Nhà nước(VAT)
c. Phương pháp tính
Chỉ tiêu VA được tính theo 2 phương pháp:
- Phương pháp sản xuất:
Giá trị gia tăng = Giá trị sản xuất - Chi phí trung gian
(VA) (GO) (IC)
- Phương pháp phân phối:
Giá trị Thu nhập Thu nhập Thu nhập Khấu
gia tăng lần đầu lần đầu lần đầu hao tài
của doanh = của người + của doanh + của chính + sản cố
nghiệp lao động nghiệp phủ định
(VA) (V) (M1) (G) (C1)
Trong đó:
V: Thu nhập lần đầu của người lao động bao gồm:
- Tiền lương hoặc thu nhập theo ngày công của người lao động(có thể
nhận bằng tiền mặt hoặc hiện vật)
- Các khoản thu nhập ngoài lương hoặc ngoài thu nhập theo ngày công
của người lao động
- Các khoản doanh nghiệp nộp hộ người lao động như: bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế…
- Các phụ cấp: phụ cấp độc hại, phụ cấp công tác…
SV: Nguyễn Ngọc Tú 20 Thống kê 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
M: Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp bao gồm:
-Lãi trả tiền vay ngân hàng hoặc các khoản vay mà doanh nghiệp
phải trả lãi
-Tiền lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp
G: thu nhập lần đầu của chính phủ bao gồm:
- Các khoản thuế và các khoản phí phải nộp cho nhà nước
C1: khấu hao tài sản cố định dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
2.3 Doanh thu:
a. Khái niệm:
Là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp toàn bộ kết quả hoạt động dịch vụ vận tải
của doanh nghiệp trong kỳ tính toán
Thực chất ở xí nghiệp thì đó là số tiền bán vé thu được từ hoạt động vận
chuyển hành khách
b. Công thức tính:
DT = giá vé x số lượng hành khách
3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả
3.1 Chỉ tiêu năng suất lao động (W)
W=
T
Q
Trong đó:
- Q là kết quả sản xuất kinh doanh: có thể tính bằng sản phẩm hiện vật
hoặc tính bằng tiền tệ (GO,VA,NVA,DT,LN)
SV: Nguyễn Ngọc Tú 21 Thống kê 47B