Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đến thu nhập của hộ nuôi tôm ở tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.82 KB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TÔ QUỲNH ANH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM
NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ
NUÔI TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201

Tháng 05 - 2014
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TÔ QUỲNH ANH
MSSV: 4114349

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM
NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ
NUÔI TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHAN ĐÌNH KHÔI

Tháng 05 - 2014

ii


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành Luận văn Tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự
động viên và giúp đỡ của thầy cô, gia đình, bạn bè. Thông qua Luận văn, tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Phan Đình Khôi, thầy đã
nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Xin cảm ơn các cơ quan ban ngành đã giúp đỡ tôi trong việc thu
thập số liệu, cảm ơn các hộ nuôi tôm ở địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã dành thời gian
quý báu để trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn của đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Phạm Văn Dũng, anh
Quách Vũ Hiệp cùng các bạn Dương Tú Loan, Lê Thúy Hằng, Đỗ Yến Nhi,
Lê Nhật Nguyên, Ngô Khánh Linh đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong suốt thời gian
làm Luận văn.
Sau cùng, xin cảm ơn gia đình đã luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện
để tôi được học tập dưới mái trường này
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014

Người thực hiện


Tô Quỳnh Anh

iii


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014

Người thực hiện

Tô Quỳnh Anh

iv


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................1
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................................................................2
1.3.1 Không gian .............................................................................................2
1.3.2 Thời gian ................................................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................2
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .........................................................................2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................3
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...........................................................................3
2.1.1 Các hình thức nuôi tôm hiện nay ............................................................3
2.1.2 Khái niệm, vai trò và nguyên tắc bảo hiểm .............................................4
2.1.3 Các rủi ro thường gặp trong sản xuất nông nghiệp ..................................5
2.1.4 Bảo hiểm nông nghiệp ............................................................................6
2.1.5 Thu nhập .............................................................................................. 17
2.2 MỘT SỐ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ................................. 18
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 20
2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ..................................................... 20
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 20
2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 20
2.3.4 Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 22
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..... 28
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẠC LIÊU .................................. 28
3.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................... 28
v


3.1.2 Các đơn vị hành chính .......................................................................... 28
3.1.3 Địa lý tự nhiên ...................................................................................... 28
3.1.4 Dân cư và lao động ............................................................................... 29
3.1.5 Tình hình kinh tế năm 2013 .................................................................. 29
3.2 THỰC TRẠNG NGÀNH NUÔI TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU .................. 30

3.2.1 Tình hình chung ................................................................................... 30
3.2.2 Công tác phòng chống dịch bệnh, khắc phục thiệt hại ở tôm ................. 31
3.3 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM
BHNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU .................................................. 32
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU ĐIỀU TRA ....................................................... 35
4.1.1 Đặc điểm của chủ hộ ............................................................................ 35
4.1.2 Đặc điểm của hộ ................................................................................... 37
4.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất ................................................................ 37
4.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA BHNN ĐẾN THU
NHẬP CỦA HỘ NUÔI TÔM ....................................................................... 41
4.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHNN ....................... 41
4.2.2 Đánh giá tác động ................................................................................. 43
4.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................................... 47
4.3.1 Điều chỉnh và ban hành nội dung các quy định, chính sách phù hợp hơn
với thực tế ..................................................................................................... 47
4.3.2 Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách BHNN đến các
hộ nông dân ................................................................................................... 48
4.3.3 Công tác thực hiện được triển khai nghiêm túc, đồng bộ....................... 48
4.3.4 Giải quyết bồi thường nhanh chóng ...................................................... 49
4.3.5 Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật cho hộ nuôi tôm ...................... 50
4.3.6 Hỗ trợ vốn cho hộ nuôi tôm thuộc diện nghèo/cận nghèo ..................... 50
4.3.7 Người dân cần chủ động tăng cường tập huấn kỹ thuật, nâng cao nhận
thức về BHNN và có ý thức trách nhiệm khi tham gia BHNN ....................... 51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 53
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................. 53
vi


5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 55

PHỤ LỤC .................................................................................................... 58

vii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong phân tích hồi quy ....... 23
Bảng 4.1 Thông tin của chủ hộ nuôi tôm ....................................................... 35
Bảng 4.2 Thông tin diện tích nuôi tôm và diện tích tham gia BHNN của hộ .. 38
Bảng 4.3 Mô tả thu nhập của hộ .................................................................... 39
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình logit ........................................................ 42
Bảng 4.5 Kết quả so sánh thu nhập của hộ nuôi tôm theo phương pháp so sánh
giá trị trung bình giữa hai nhóm có kèm kiểm định t...................................... 44
Bảng 4.6 Kết quả đánh giá tác động của chương trình BHNN đến thu nhập của
hộ nuôi tôm theo phương pháp so sánh điểm xu hướng ................................. 45

viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 4.1 Trình độ của chủ hộ ........................................................................ 36
Hình 4.2 Cơ cấu các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất của hộ nuôi tôm . 38
Hình 4.3 Tổng thu nhập và chi phí của hộ nuôi tôm tính theo nghìn
đồng/1.000m2 ............................................................................................... 41
Hình 4.4 Chênh lệch giữa diện tích mua bảo hiểm và tổng diện tích của hộ
tham gia bảo hiểm ......................................................................................... 46

ix



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHNN

:

Bảo hiểm nông nghiệp

DN

:

Doanh nghiệp

x


xi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nghề nuôi tôm từ lâu đã góp phần tạo nên nguồn thu nhập đáng kể cho
nhiều hộ nông dân. Không ít hộ giàu lên nhờ nuôi tôm. Tuy nhiên, những năm
gần đây tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là hiện tượng tôm
nuôi chết hàng loạt trên diện rộng đã khiến nhiều hộ nuôi tôm điêu đứng.
Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết diễn biến bất lợi, lại thiếu nước sạch phục vụ

cho việc nuôi tôm. Thêm vào đó, do con giống kém chất lượng, người nuôi
thiếu kỹ thuật, không tuân thủ lịch thời vụ, dịch bệnh trên tôm chưa được
khống chế đã làm chính người nuôi tôm kiệt quệ. Hiểu được những khó khăn
của người nông dân, từ năm 2011, Chính Phủ quyết định tiến hành thí điểm
triển khai loại hình Bảo hiểm Nông nghiệp (BHNN), cụ thể là Bảo hiêm tôm
tại năm tỉnh ĐBSCL trong đó có tỉnh Bạc Liêu.
Bạc Liêu là tỉnh ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi nuôi trồng thủy
sản đặc biệt là tôm. Toàn tỉnh có gần 130 nghìn ha đất chuyên nuôi tôm, tập
trung chủ yếu ở TP.Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải. Mặc dù có
những thế mạnh đế phát triển nhưng nghề nuôi tôm của tỉnh phải đối diện với
nhiều thách thức, trong đó khó khăn lớn nhất chính là tôm nuôi luôn mắc phải
dịch bệnh. Chương trính thí điểm bảo hiểm tôm nuôi với kỳ vọng sẽ giúp nông
dân góp phần giảm thiểu rủi ro, không bị động trong sản xuất, có vốn để tái
sản xuất và ổn định thu nhập. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc triển khai
bảo hiểm đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập. Đáng chú ý là việc nhiều hộ
tham gia bảo hiểm tại địa bàn tỉnh phải đợi hàng tháng trời nhưng vẫn chưa
nhận được tiền bồi thường từ bảo hiểm. Việc chậm trễ chi trả bồi thường khiến
nhiều hộ nuôi tôm không đủ vốn thả lại vụ nuôi mới, trường hợp hộ phải treo
ao là khá phổ biến. Từ thực tế trên đặt ra vấn đề liệu bảo hiểm tôm có thực sự
phát huy vai trò của mình là giúp người nuôi tôm giảm thiểu rủi ro và ổn định
thu nhập?
Đề tài “Đánh giá tác động của bảo hiểm nông nghiệp đế thu nhập của hộ
nuôi tôm ở tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện nhằm tìm hiểu rõ tình hình thực tế
triển khai bảo hiểm và xem xét việc tham gia BHNN có giúp ổn định thu nhập
của hộ nuôi tôm. Từ đó đề xuất một số giái pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
chương trình bảo hiểm

1



1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của bảo hiểm tôm đến thu nhập của các hộ nuôi tôm
tại địa bàn TP. Bạc Liêu, huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng tham gia bảo hiểm tôm của nông hộ tại địa bàn
TP.Bạc Liêu, huyện Hòa Bình.
- Đánh giá tác động của bảo hiểm tôm đến thu nhập của các hộ nuôi tôm
ở TP.Bạc Liêu, huyện Hòa Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đang tồn tại
trong việc thực hiện thí điểm BHNN để chương trình có tác động ổn định thu
nhập của hộ nuôi tôm tại địa bàn.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện và nghiên cứu về tác động của bảo hiểm tôm đến
thu nhập của các hộ nuôi tôm tại địa bàn TP.Bạc Liêu và huyện Hòa Bình tỉnh
Bạc Liêu.
1.3.2 Thời gian
Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2011 đến năm 2013.
Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ bảng câu hỏi phỏng vấn 170 hộ
nuôi tôm thuộc địa bàn TP.Bạc Liêu, huyện Hòa Bình trong tháng 02/2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ nuôi tôm gồm nhóm hộ có
tham gia bảo hiểm tôm và nhóm hộ không tham gia bảo hiểm tôm.
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi 1: Thực trạng triển khai thí điểm bảo hiểm tôm tại TP.Bạc Liêu,
huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu?
Câu hỏi 2: Có sự khác biệt về thu nhập giữa hộ có tham gia bảo hiểm và
hộ không tham gia bảo hiểm hay không?
Câu hỏi 3: Biện pháp khả thi nào giúp nâng cao sự đóng góp của

chương trình thí điểm bảo hiểm tôm đối với việc ổn định thu nhập của hộ
nuôi tôm tại tỉnh Bạc Liêu?
2


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các hình thức nuôi tôm hiện nay
Nghề nuôi tôm đã có từ lâu ở Việt Nam, tập trung chủ yếu ở vùng châu
thổ sông Hồng, sông Cửu Long và vùng duyên hải. Tuy nhiên phương pháp
nuôi còn thô sơ, cho đến cuối thế kỷ 20, khi nhu cầu tôm cho nhà hàng, thị
trường, nhà máy chế biến thủy sản... tăng cao và có sự phát triển mạnh mẽ thì
phương pháp nuôi tôm mới có sự cải tiến.
Hệ thống nuôi tôm quảng canh dựa vào con giống tự nhiên của thập kỉ
70 được thay thế bằng nuôi quảng canh cải tiến có bổ sung giống vào cuối
thập kỉ 80. Sang thập kỉ 90, phong trào nuôi tôm sú phát triển mạnh. Việt Nam
đã tồn tại cả 3 hình thức nuôi tôm quảng canh (cải tiến), bán thâm canh và
nuôi thâm canh.
Theo Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận, nuôi tôm quảng canh là
hình nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên trong ao. Mật độ tôm trong ao
thường thấp do dựa hoàn toàn vào nguồn giống tự nhiên. Diện tích ao nuôi
thường lớn để đạt sản lượng cao. Hình thức nuôi quảng canh khá phổ biến và
thích hợp với đại bộ phận nông dân với vốn, kiến thức hạn chế. Hình thức này
có ưu điểm là vốn thấp vì không tốn chi phí giống và thức ăn, kích cỡ tôm thu
lớn, giá bán cao, cần ít nhân lực cho một đơn vị sản xuất (ha) và thời gian nuôi
thường không dài do giống đã lớn. Tuy nhiên nhược điểm là năng suất và lợi
nhuận thấp, thường cần diện tích lớn để tăng sản lượng nên khó vận hành và
quản lý, nhất là ở các ao đầm tự nhiên có hình dạng không cố định. Hiện nay
mô hình này đang bị hạn chế do giá đất và giá nhân công tăng.

Để khắc phục những nhược điểm của mô hình nuôi quảng canh, mô hình
nuôi quảng canh cải tiến ra đời. Đây là hình thức nuôi dựa trên nền tảng của
hình thức nuôi quảng canh nhưng có bổ sung hoặc là giống ở mật độ thấp (0,5
- 2 con/m2) hoặc là thức ăn theo tuần, đôi khi bổ sung cả giống và thức ăn. Ưu
điểm của mô hình là chi phí vận hành thấp, có thể bổ sung bằng giống tự nhiên
thu gom hay giống nhân tạo, kích tôm thu hoạch lớn, giá bán cao, tăng năng
suất của đầm nuôi. Tuy vậy, mô hình vẫn tồn tại hạn chế là phải bổ sung giống
lớn để tránh hao hụt do địch hại trong ao nhiều, hình dạng và kích cỡ ao theo
dạng quảng canh nên quản lý khó khăn, năng suất và lợi nhuận vẫn còn thấp.

3


Bên cạnh đó, là mô hình nuôi bán thâm canh. Đây là hình thức nuôi dùng
phân bón để gia tăng thức ăn tự nhiên trong ao và bổ sung thức ăn từ bên
ngoài như thức ăn tươi sống, cám gạo... giống được thả nuôi ở mật độ tương
đối cao (10 - 15 con/m2) trong diện tích ao nuôi nhỏ (2.000 – 5.000 m2). Mô
hình này có ưu điểm là ao xây dựng hoàn chỉnh, kích thước nhỏ nên dễ vận
hành và quản lý, kích cỡ tôm thu khá lớn, giá bán cao, chi phí vận hành thấp vì
thả ít giống, thức ăn hỗn hợp dùng chưa nhiều và thức ăn tự nhiên vẫn còn
quan trọng. Nhược điểm của mô hình là năng xuất còn thấp so với ao sử dụng.
Cuối cùng là mô hình nuôi thâm canh. Đây là hình thức nuôi dựa hoàn
toàn vào thức ăn bên ngoài (thức ăn viên đơn thuần hay kết hợp với thức ăn
tươi sống), thức ăn tự nhiên không quan trọng. Mật độ thả cao ( 15 - 30
con/m2). Diện tích ao nuôi từ 1.000 m2 - 1 ha, tối ưu là 5000 m2. Ưu điểm của
mô hình là ao xây dựng rất hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước hoàn toàn chủ động,
có trang bị đầy đủ các phương tiện máy móc... nên dễ quản lý à vận hành.
Nhược điểm của mô hình là kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ (30 - 35 con/kg), giá
bán thấp, chi phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp.
2.1.2 Khái niệm, vai trò và nguyên tắc bảo hiểm

2.1.2.1 Khái niệm và vai trò
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000), kinh doanh bảo
hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó
doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở
bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo
hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm.
Bản chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số
người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt
động dựa trên quy luật số đông (the law of large numbers), hoạt động theo tính
chất lấy số đông bù rủi ro hay phân chia rủi ro đều cho tất cả những người
tham gia. Những người tham gia sẵn lòng chi trả một khoản phí để hạn chế rủi
ro.
Vai trò của bảo hiểm là nhằm đề phòng và hạn chế tổn thất, bảo vệ sự ổn
định và duy trì sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, nâng dần tỷ lệ tiết kiệm
quốc dân. Ngoài ra, bảo hiểm còn là một công cụ tín dụng, giúp tạo lập thêm
nguồn vốn trong nước đáp ứng nhu cầu huy động vốn đầu tư dài hạn cho nền
kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua
hoạt động tái bảo hiểm.
4


2.1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn
(Fortuity not certainty).
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith) cho rằng, tất cả các
giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung
thực tuyệt đối.
Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (insurable interest) là người
được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm.

Nguyên tắc bồi thường (indemnity), theo nguyên tắc này khi có tổn thất
xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường để đảm bảo cho người được bảo hiểm
có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra.
Nguyên tắc thế quyền (subrobgation), theo nguyên tắc này người bảo
hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người
được bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình.
2.1.3 Các rủi ro thường gặp trong sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một lĩnh vực sản xuất mang nhiều rủi ro. Theo
Sciabarrasi (2010), có 5 loại rủi ro trong sản xuất nông nghiệp như sau:
Rủi ro sản xuất (Production Risks): Rủi ro sản xuất làm cho mức năng
suất hoặc sản lượng đầu ra thấp hơn dự đoán. Nguyên nhân chính của rủi ro
sản xuất là do điều kiện thời tiết khắc nghiệt (như hạn hán, đóng băng, hoặc
mưa quá nhiều khi thu hoạch) hoặc là những thiệt hại do sâu bệnh. Để hạn chế
rủi ro này, người nông dân nên đa dạng hóa cây trồng và giống; mở rộng sản
xuất, trồng trọt trên đất dư thừa; áp dụng công nghệ tiên tiến trong quả trình
sản xuất ví dụ như hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống thoát nước; duy trì trang
thiết bị và cơ sở sản xuất nông nghiệp trong tình trạng tốt nhất và cuối cùng là
thực hiện mua BHNN.
Rủi ro về giá/marketing (Price/Marketing Risks): Rủi ro này ảnh hưởng
đến thị trường đầu ra của sản phẩm nông nghiệp hoặc giá nhận được cho sản
phẩm sẽ ít hơn dự kiến. Nguyên nhân làm cho giá thấp hơn do nguồn cung cấp
tăng hoặc nhu cầu tiêu dùng giảm; hoặc tiếp cận thị trường giảm do quy mô
sản xuất của người nông dân nhỏ, lẻ. Để giảm thiểu rủi ro này, người nông dân
có thể tham gia hợp tác xã để tiếp thị và ổn định giá, đảm bảo thị trường đầu
ra; mở rộng kênh bán sản phẩm nông nghiệp cho thương lái và các xí nghiệp
sản xuất để tránh phụ thuộc vào một nguồn ra duy nhất. Xem xét vấn đề đầu ra
trước khi gieo trồng và sản xuất.

5



Rủi ro tài chính (Financial Risks): Rủi ro này có nghĩa là khả năng có đủ
tiền mặt để đáp ứng nhu cầu sản xuất thấp hơn dự kiến. Nguồn gốc rủi ro tài
chính thường là kết quả của rủi ro sản xuất và rủi ro về giá/tiếp thị. Ngoài ra,
sự gia tăng chi phí đầu vào, tăng lãi suất, số tiền vay ngân hàng lớn, thiếu tiền
mặt hoặc tiền tiết kiệm và những thay đổi trong tỷ giá hối đoái tăng cũng có
thể gây ra rủi ro tài chính. Để giảm thiểu rủi ro tài chính cần phải kiểm soát
chi phí sản xuất, giảm thiểu chi tiêu không cần thiết; xem xét việc thuê máy
móc thiết bị thay vì mua, vay tiền từ các tổ chức tín dụng hỗ trợ người nông
dân để được mức lãi suất thấp trong dài hạn; kết hợp sản xuất nông nghiệp và
phi nông nghiệp để tăng thu nhập; mua bảo hiểm doanh thu cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp
Rủi ro pháp lý và môi trường (Legal and environmental risks): Rủi ro
pháp lý có thể xảy ra khi người nông dân khi tiến hành ký hợp đồng, thỏa
thuận mua bán với thương lái, xí nghiệp sản xuất. Rủi ro pháp lý cũng liên
quan đến trách nhiệm pháp lý về môi trường và mối quan tâm về chất lượng
nước, xói mòn và sử dụng thuốc trừ sâu. Để giảm thiểu rủi ro người nông dân
cần xem xét kỹ các điều khỏan trong hợp đồng trước khi ký kết và cần có
những kiến thức cơ bản về pháp luật. Bên cạnh đó, người nông dân cũng nên
áp dụng các phương thức sản xuất “sạch”, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Rủi ro quản lý nguồn nhân lực (Human resource management risks):
Rủi ro này liên quan đến các cá nhân và các mối quan hệ của họ với nhau ví
dụ như gia đình; người chủ và người làm công. Rủi ro có thể xảy ra khi người
chủ sản xuất, người làm công, hoặc thành viên trong gia đình ly hôn, chết,
khuyết tật. Rủi ro này cũng phát sinh do giao tiếp kém giữa những người cùng
tham gia sản xuất. Để giảm thiểu rủi ro này cần xem xét nguồn lao động thay
thế; có những chế độ ưu đãi đối với người làm công, những thành viên trong
gia đình cần được đối xử một cách bình đẳng.
Từ những rủi ro trên ta thấy việc sản xuất nông nghiệp phải đối mặt rất
nhiều khó khăn, ngoài bản thân người nông dân cần phải có kỹ thuật, quản lý

tốt trong khâu sản xuất và đầu ra thì rất cần thiết phải có một công cụ tài chính
giúp ổn định thu nhập, vì thế BHNN ra đời là một sự tất yếu, góp phần to lớn
giảm thiểu rủi ro, phát triển kinh tế.
2.1.4 Bảo hiểm nông nghiệp
Bảo hiểm nông nghiệp là một nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, có đối
tượng bảo hiểm là các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và
đời sống nông thôn, bao gồm những rủi ro gắn liền với : cây trồng, vật nuôi,
vật tư, hàng hóa, nguyên liệu từ nhà xưởng.
6


BHNN đem lại lợi ích cho xã hội, hỗ trợ làm giảm những rủi ro liên quan
đến sản xuất mà thu nhập của người nông dân được đảm bảo ổn định. Bên
cạnh đó, BHNN còn đảm bảo ổn định xã hội ở khu vực nông thôn, nhờ có bảo
hiểm nông dân yên tâm duy trì sản xuất mà không phải lo về vốn để tái sản
xuất và trả các khoản nợ vay ngân hàng.
Chương trình BHNN cho cây trồng được xem là xuất hiện lấn đâu tiên
tại Pháp và Đức cho cây nho (bảo hiểm mưa đá) vào những năm 20 của thế kỷ
19. Sau đó, chương trình bảo hiểm cho cây thuốc lá (bảo hiểm mưa đá) xuất
hiện tại Mỹ năm 1883
Từ những 1930, chính phủ Mỹ đã đưa ra nhiều chương trình, chính sách
để hỗ trợ nông dân giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là các chương trình giảm thiểu
rủi ro về giá và hỗ trợ giá. Đến năm 1980, chính phủ Mỹ đã mở rộng các loại
cây trồng được bảo hiểm và khuyến khích nông dân tham gia bảo hiểm để
nhận được sự hỗ trợ. Bên cạnh Mỹ, Canada là một trong những quốc gia sớm
thực hiện chương trình BHNN (năm 1939). Nhận thức được việc phải đối mặt
với nhiều thiên tai gây bất lợi cho việc sản xuất của nông dân nói riêng và của
quốc gia nói chung, nhiều quốc gia đã thực hiện BHNN như Ấn Độ, Tây Ban
Nha, Pháp, Brazil, Malaysia...
2.1.4.1 Các hình thức của bảo hiểm nông nghiệp

Trải qua nhiều giai đoạn phát triền, chương trình BHNN ngày một được
hoàn thiện và bổ sung thêm nhiều hình thức bảo hiểm khác nhau nhằm giúp
nông dân giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất.
Roberts (2005) phân loại hình thức BHNN gồm bảo hiểm cây trồng cổ
điển và bảo hiểm cây trồng mới (Classic crop insurance products and New
crop insurance products). Trong bảo hiểm cây trồng cổ điển thì có bảo hiểm
dựa trên thiệt hại ( Damage-based Products) ví dụ bảo hiểm mưa đá; và bảo
hiểm dựa trên năng suất (Yield-based Products); Thông thường, bảo hiểm
năng suất giúp chống lại nhiều rủi ro còn được gọi là bảo hiểm cây trồng đa
rủi ro (Multi-peril crop insurance - MPCI). Trong bảo hiểm cây trồng mới thì
lại được chia ra làm hai hình thức là bảo hiểm doanh thu (Crop-revenue
Insurance Products) và bảo hiểm dựa trên chỉ số (Index-based Insurance
Products).
Mahul (2012) phân BHNN thành hai loại là bảo hiểm bồi thường và bảo
hiểm theo chỉ số (Indemnity-based Insurance products and Index-based
Insurance products). Trong bảo hiểm bồi thường gồm các hình thức bảo hiểm
dựa trên thiệt hại ( Damage-based Products) và bảo hiểm dựa trên năng suất
(Yield-based Products), bảo hiểm rủi ro tai nạn và tử vong (Named-peril
7


accident and mortality insurance), bảo hiểm miễn dịch (Herd insurance) và
bảo hiểm dịch bệnh (Epidemic disease insurance). Trong bảo hiểm theo chỉ số
có bảo hiểm chỉ số năng suất vùng (Area yield-based index insurance), bảo
hiểm chỉ số thời thiết (Weather index-based insurance) và bảo hiểm bình
thường hóa các chỉ số rau quả (Normalized difference vegetation index /
NDVI insurance), bảo hiểm rủi ro tử vong (Mortality risk insurance).
Theo Dự án Phát triển, thực hiện và đánh giá các đề án bảo hiểm chỉ số
dựa trên quản lý rủi ro tối ưu trong nông nghiệp (Development,
Implementation and Evaluation of Index-Based Insurance Schemes for

Optimal Risk Management in Agriculture) BHNN có 8 hình thức (được trình
bày dưới đây). Các hình thức bảo hiểm này được trình bày dễ hiểu, bao quát,
tổng hợp từ hơn 20 tài liệu tham khảo trên thế giới. Bên cạnh đó, để diễn giải
về bảo hiểm chỉ số một cách dễ hiễu, tác giả sử dụng tài liệu của tác giả
Nguyễn Tuấn Sơn (2008). Các hình thức của bảo hiểm nông nghiệp gồm:
Bảo hiểm rủi ro duy nhất (Single-Risk Insurance): Đây là loại bảo hiểm
cung cấp bảo hiểm chống lại một rủi ro duy nhất. Bảo hiểm rủi ro duy nhất
cũng có thể được hỗ trợ nếu rủi ro là không hệ thống. Ví dụ, bảo hiểm mưa đá
là một trong những bảo hiểm được áp dụng rộng rãi nhất; mưa đá là rủi ro
không hệ thống vì hiện tượng mưa đá chỉ xuất hiện và ảnh hưởng đến một vài
khu vực chứ không xuất hiện rộng khắp. Hợp tác xã của nông dân ở Pháp và
Đức cung cấp bảo hiểm cây trồng - mưa đá vào đầu năm 1820.
Bảo hiểm kết hợp (Combined/Peril Insurance): Đây là loại bảo hiểm còn
được gọi là bảo hiểm đa rủi ro ở một số nước. Công ty bảo hiểm cung cấp bảo
hiểm đối với nhiều rủi ro. Ví dụ, bảo hiểm kết hợp mưa đá và sương. Trong
nhiều trường hợp, phạm vi bảo hiểm được mở rộng với các rủi ro về lửa, động
đất, sét, và các thảm họa thiên nhiên liên quan khác.
Bảo hiểm năng suất (Yield Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp
bảo hiểm chống lại biến động trong sản lượng nông nghiệp. Bất kỳ yếu tố nào
có nguy cơ gây ảnh hưởng đến đến năng đều được bảo hiểm. Những rủi ro này
có thể được liệt kê như lũ lụt, hạn hán , sương giá, mưa đá, hỏa hoạn,...Thông
thường, bảo hiểm năng suất giúp chống lại nhiều rủi ro còn được gọi là bảo
hiểm cây trồng đa rủi ro (Multi-peril crop insurance - MPCI). Đây là một bảo
hiểm tốn kém vì hầu như tất cả các rủi ro đều được bảo hiểm. Vì thế, muốn
người nông dân và các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia, vai trò trợ cấp của
chính phủ là rất lớn. Đặc biệt là ở Mỹ, Tổng công ty bảo hiểm cây trồng liên
bang (Federal Crop Insurance Corporation) đã đưa ra hình thức bảo hiểm cây
trồng đa rủi ro từ năm 1938 .
8



Bảo hiểm giá (Price Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp bảo hiểm
chống lại biến động về giá của sản phẩm nông nghiệp. Như vậy, nếu giá thành
sản phẩm thấp hơn mức đã xác định từ trước thì công ty bảo hiểm sẽ xem xét
và thanh toán tiền bồi thường theo các điều khoản trong hợp đống bảo hiểm.
Cần lưu ý rằng bảo hiểm giá đòi hỏi tính minh bạch về giá. Như vậy, giá xác
định trước không bị ảnh hưởng bởi các công ty bảo hiểm hoặc người được bảo
hiểm. Để xác định mức ngưỡng (threshold prices) và xem xét sự biến động về
giá, có thể sử dụng các công cụ của thị trường tương lai (future market) cho
mỗi sản phẩm nông nghiệp. Một vấn đề trong bảo hiểm giá cần được quan tâm
là xác định được lý do tại sao giá sản phẩm thấp hơn so với dự kiến. Ví dụ,
việc giá sản phẩm thấp do kém chất lượng là điều dễ hiểu nhưng vì lý do này
mà người nông dân được bồi thường thì sẽ gây ra các vấn đề về đạo đức trong
sản xuất. Vì thế vẫn còn các cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này và có ý
kiến cho rằng nên loại trừ nguyên nhân giảm giá do giảm chất lượng.
Bảo hiểm doanh thu (Revenue Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp
bảo hiểm chống lại những thay đổi trong doanh thu của hộ sản xuất. Như ta đã
biết doanh thu bằng giá nhân số lượng, bảo hiểm doanh thu giúp chống lại sự
biến động của cả giá và số lượng. Vì thế, bảo hiểm doanh thu được xem là một
trong những hình thức giúp ổn định doanh thu tốt nhất. Tại Mỹ, Cơ quan Quản
lý rủi ro (Risk Management Agency) đã đưa ra chương trình bảo hiểm doanh
thu cho rất nhiều loại cây; một ví dụ từ chương trình là bảo hiểm doanh thu
cho cây ngô. Chương trình này ước tính sản lượng của ngô dựa trên lịch sử sản
xuất của nông dân. Tiếp theo, giá tương lai cho ngô được xác định từ thị
trường hàng hóa tương lai (future exchange). Sau đó, đem mức giá dự kiến
nhân với sản lượng dự kiến sẽ được doanh thu dự kiến. Dựa trên doanh thu dự
kiến, một ngưỡng doanh thu được xác định để cung cấp bảo hiểm chống lại sự
biến động doanh thu (ví dụ như 80% doanh thu dự kiến ban đầu)
Bảo hiểm toàn bộ trang trại (Whole-Farm Insurance): Đây là loại bảo
hiểm cung cấp bảo hiểm chống lại những thay đổi trong năng suất hoặc doanh

thu của trang trại. Toàn bộ các hoạt động của trang trại đều được bảo hiểm. Ví
dụ nếu trang trại trồng cả hai loại cây A & B thì nên xem xét mua bảo hiểm
toàn bộ trang trại vì sẽ tiết kiệm được chi phí thay vì mua bảo hiểm riêng lẻ
cho từng loại cây trồng (Hennessy, 1997). Bảo hiểm doanh thu trang trại là
một trường hợp đặc biệt của bảo hiểm doanh thu.
Bảo hiểm thu nhập (Income Insurance): Đây là loại bảo hiểm cung cấp
bảo hiểm chống lại biến động trong thu nhập của người nông dân. Như ta đã
biết, thu nhập bằng doanh thu trừ đi chi phí. Như vậy, bảo hiểm thu nhập giúp
bảo hiểm những rủi ro về thay đổi trong doanh thu, sản lượng, giá cả, cũng
9


như chi phí sản xuất - các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Theo
quan điểm của người được bảo hiểm thì đây là loại hình bảo hiểm hấp dẫn
nhất cho người nông dân; nó cung cấp một sự bảo vệ trực tiếp chống lại tổn
thất về thu nhập. Tuy nhiên, từ quan điểm của công ty bảo hiểm, đây lại là loại
hình bảo hiểm rủi ro nhất bởi không chỉ là doanh thu, mà chi phí cũng có thể
bị ảnh hưởng nhiều bởi hành vi của người nông dân; từ đó rủi ro về đạo đức có
thể xuất hiện.
Bảo hiểm theo chỉ số (Index Insurance): Đặc trưng cơ bản nhất của bảo
hiểm theo chỉ số là lấy các chỉ số khách quan (ví dụ đối với cây trồng là chỉ số
thời tiết) và mức bồi thường tương ứng với mỗi chỉ số (quy định trong hợp
đồng bảo hiểm) làm căn cứ xét bồi thường (không cần tiến hành giám định để
biết độ được mức độ thiệt hại). Để đảm bảo bồi thường hợp lý, mức độ bồi
thường được tính trên cơ sở năng suất bình quân chung của cả vùng. Loại hình
này có mức rủi ro đạo đức khá thấp vì căn cứ để xét bồi thường là chỉ số khách
quan, không phụ thuộc vào ý muốn và hành vi chủ quan của con người. Khả
năng lựa chọn bảo hiểm rủi ro để bảo hiểm cũng hạn chế vì rủi ro được bảo
hiểm là thời tiết (lũ lụt, hạn hán...) tác động đến tất cả mọi người chứ không
phải riêng ai (Nguyễn Tuấn Sơn, 2008).

Bielza và cộng sự (2008) định nghĩa ba loại bảo hiểm dựa trên chỉ số
chính như sau:
Bảo hiểm chỉ số năng suất trong khu vực (Area Yield Index
Insurance) : Loại bảo hiểm này cung cấp bảo hiểm chống lại biến động năng
suất trong một khu vực nhất định. Năng suất bình quân của một khu vực địa
được sử dụng để tính toán mức bồi thường.
Bảo hiểm chỉ số doanh thu trong khu vực (Area Revenue Index
Insurance): Loại hình này cung cấp bảo hiểm chống lại sự biến động trong
doanh thu của một khu vực. Tương tự như bảo hiểm chỉ số năng suất, mức bồi
thường được xác định dựa trên doanh thu bình quân trong khu vực. Bên cạnh
đó, vì doanh thu bằng với giá nhân sản lượng nên chỉ số bảo hiểm dựa trên
doanh thu cung cấp một số loại bảo hiểm đối với rủi ro cả về giá và sản lượng
.
Bảo hiểm chỉ số gián tiếp (Indirect Index Insurance): Đây là một loại
hình bảo hiểm mới, mang tính đột phá. Loại bảo hiểm này cung cấp bảo hiểm
chống lại biến động đối với một chỉ số bên ngoài đã được xác định trước, mà
chỉ số này có thể ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân. Chỉ số này có
thể dxác định dựa trên các chỉ số liên quan đến thời tiết (chẳng hạn như độ ẩm,
mưa , nhiệt độ), hình ảnh từ vệ tinh hoặc một số chỉ số tương đương khác.

10


Bảo hiểm theo chỉ số là loại hình bảo hiểm mới có nhiều ưu điểm như
chi phí quản lý thấp (không cần phải khai thác bảo hiểm theo yêu cầu riêng
của từng người, không cần giám định tổn thất cho do thời tiết gây ra đối với
từng cá nhân người mua bảo hiểm. Bảo hiểm theo chỉ số dễ xác định mức bồi
thường cho từng người mua bảo hiểm. Đây là loại hình bảo hiểm khách quan
không chịu tác động quyền lực của cá nhân (Nguyễn Tuấn Sơn, 2008).
2.1.4.2 Một số nhận định về chương trình thí điểm BHNN giai đoạn

2011-2013
Việt Nam là nước nông nghiệp, có đến 60-70% người dân sống ở nông
thôn và nguồn thu nhập chính là từ sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông
nghiệp lại chịu tác động rất lớn từ các yếu tố bên ngoài đặc biệt là diễn biến
thời tiết phức tạp, sâu bệnh, dịch hại gây khó khăn lớn cho người nông dân vì
thế từ năm 1982, chương trình BHNN đã được triển khai thăm dò với công ty
bảo hiểm duy nhất tham gia là Bảo Việt nhưng đến năm 1998 thì chương trình
tạm ngưng do thua lỗ. Sau Bảo Việt, Groupama (công ty 100% vốn của Pháp)
là tổ chức duy nhất cung cấp dịch vụ BHNN tại Việt Nam từ sau năm 2001.
Nhưng đến năm 2005, công ty tạm hoãn thực hiện BHNN do thua lỗ nặng.
Đến năm 2010 thì Bảo Minh và ABIC (Bảo hiểm ngân hàng Nông Nghiệp)
tham gia cung cấp BHNN.
Có thể thấy rõ, BHNN là một nghiệp vụ rất khó khăn vì hầu hết các công
ty bảo hiểm tham gia đều thua lỗ nặng dẫn đến tạm ngưng chương trình. Nhận
xét về vấn đề này Đào Văn Hùng (2009) cho rằng “BHNN chỉ có thể thực hiện
thành công khi nó trở thành một chính sách của Nhà nước; các giải pháp Việt
Nam áp dụng để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra như giãn nợ, khoanh
nợ cho nông dân vẫn chỉ mang tính chất tạm thời, tình thế, nặng về bao cấp.
Giải pháp lâu dài, bền vững phải là giải pháp thị trường, tức là có sự tham gia
của các doanh nghiệp bảo hiểm và người nông dân cần ý thức rõ ràng về việc
làm thế nào để giảm thiểu tối đa rủi ro”.
Từ ý kiến trên có thể thấy được BHNN là rất cần thiết để giúp người dân
ổn định thu nhập bên cạnh đó, Chính phủ cùng các doanh nghiệp bảo hiểm cần
tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về chương trình bảo hiểm. Ngoài ra,
cần xem xét, áp dụng cách quản lý và sử dụng phương pháp tính bồi thường
hợp lý hơn để doanh nghiệp bảo hiểm không quá thua lỗ, như vậy họ mới có
động lực tham gia tiếp vào chương trình này. Chính vì vậy, để giải bài toán
BHNN, ngày 01 tháng 3 năm 2011 quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 20112013 ra đời và sau đó quyết định số 358/QĐ-TTg nhằm sửa đổi bổ sung quyết
11



định 315/QĐ-TTg. Có thể nói đây là một bước ngoặc mới của BHNN tại Việt
Nam vì với quyết định trên Chính phủ Việt Nam kết hợp Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB) sẽ đưa ra phương pháp tiếp cận mới là bảo hiểm theo chỉ số.
Đó là việc lấy chỉ số khách quan của từng đối tượng bảo hiểm (ví dụ đối với
cây trồng chỉ số bảo hiểm là thời tiết) làm căn cứ xét bồi thường.
Đào Văn Hùng (2009) nhận định “bảo hiểm theo chỉ số có nhiều ưu điểm
như khả năng rủi ro về đạo đức khá thấp vì căn cứ để xét bồi thường là chỉ số
khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn và hành vi chủ quan của con người.
Đồng thời, giảm chi phí quản lý, tránh được tình trạng trục lợi bảo hiểm. Nông
dân cũng dễ dàng nhận bồi thường nếu chẳng may rủi ro xảy ra. Thị trường
này sau khi được thử nghiệm, chắc chắn có nhiều tiềm năng phát triển”. Tuy
nhiên, Phùng Đắc Lộc (2009) cho rằng “hiện nay rất khó triển khai bảo hiểm
chỉ số vì môi trường pháp lý chưa ổn định, thiếu tính minh bạch. Hơn nữa, đặc
trưng của loại hình bảo hiểm này là tính rủi ro đồng nhất, có tính tích tụ và
hàng loạt, tức là DN phải lường trước khả năng chi trả rất lớn, trên diện rộng
nếu có thiệt hại do yếu tố thiên nhiên”.
Thực tế cho thấy đến nay Chính phủ vẫn chưa thể triển khai bảo
hiểm theo chỉ số. Chương trình BHNN triển khai thí điểm năm 2011 – 2013
chủ yếu bảo hiểm theo năng suất. Chương trình bảo hiểm trong giai đoạn thí
điểm gặp không ít khó khăn, thách thức. Có nhiều nhận định được đưa ra về
chương trình này nhưng trong bài nghiên cứu này tác giả xin trích một số nhận
định chủ yếu xoay quanh việc tham gia bảo hiểm tôm của hộ nuôi tôm ở
ĐBSCL nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng.
Lê Vũ Điều (2012) nhận định “sau một năm triển khai thí điểm cho thấy
BHNN còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc, số nông dân tham gia bảo hiểm
còn chưa nhiều. Qua đó có thể thấy việc phát huy vai trò các tổ chức đoàn thể,
các tổ chức chính trị - xã hội tham gia còn hạn chế”. Cùng quan điểm trên Lê
Thị Tuyết Hồng (2012) cho rằng “hiệu quả chương trình chưa cao nguyên

nhân là do một số cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, chưa phù hợp thực tiễn,
các văn bản hướng dẫn còn chậm trong khi trong khi BHNN là một sản phẩm
hoàn toàn mới. Vỉ thế cần sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế
chính sách, điều kiện bảo hiểm, kinh phí để thúc đẩy hiệu quả quá trình triển
khai thí điểm”.
Để giải quyết các vướng mắc trên, Vương Đình Huệ (2012) nhấn mạnh
“Chính phủ sẽ sớm nghiên cứu xem xét giải quyết những điểm còn chưa phù
hợp trong cơ chế chính sách, trong các qui định hiện hành, để kịp thời tháo gỡ
khó khăn vướng mắc, thúc đẩy tiến độ chương trình thí điểm nhanh hơn, sớm
12


kết kết thúc thí điểm để triển khai đại trà. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo
hiểm tham chương trình này cần phải nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy chương
trình. Tuy đây là một lĩnh vực phi lợi nhuận, nhưng về lâu dài sẽ là cơ hội cho
các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển các loại công cụ tài chính vi mô, cơ hội
để các doanh nghiệp mở rộng thị trường, phát triển đưa vào thị trường các sản
phẩm bảo hiểm nông nghiệp khác”.
Vấn đề BHNN tuy được quan tâm, đầu tư nhưng trong quá trình triển
khai không tránh khỏi nhiều bất cập sơ suất nhất là trong khâu bồi thường thiệt
hại. Việc bồi thường chậm trễ, không thỏa đáng khiến nhiều hộ dân bức xúc:
Một hộ nuôi tôm tại Bạc Liêu cho biết “công ty bảo hiểm thương lượng
nếu muốn được bồi thường nhanh thì phải chịu chấp nhận mức thỏa thuận
khoảng 120 triệu đồng trong khi số tiền này đáng lý ra là 300 triệu. Biểu phí
bồi thường ngay từ đầu do công ty bảo hiểm quyết định chứ có phải do dân
đâu mà bây giờ công ty kêu gọi dân chia sẻ. Mới chỉ là thí điểm thôi mà còn
ngược xuôi đủ điều, chúng tôi thấy nản lắm. Nếu nhân rộng mà làm như thế
này chắc chẳng ai tham gia”.
Hộ nuôi tôm tại Cà Mau cũng cho biết “tham gia BH con tôm vì tin
tưởng rằng đây là chủ trương của Nhà nước, có sự chứng thực của chính

quyền địa phương. Tuy nhiên khi ao nuôi bị thất bát thỉ phải chờ đợi hàng
tháng trời vẫn chưa nhận được bồi thường. Giờ chúng tôi tay trắng cả rồi, nuôi
vụ nào cũng bị thất bát hết, chỉ còn trông cậy vào khoản tiền BH này thôi. Nhà
nước giúp dân thì hãy giúp đến cùng”.
Trên đây là ý kiến của cá nhân hộ nuôi tôm tham gia bảo hiểm tôm, cần
phải xem xét từng trường hợp và điều khoản cụ thể của hộ nuôi trong lúc ký
hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm mới có thể kết luận ý kiến của người dân
là xác đáng hay chưa. Tuy nhiên cũng qua ý kiến trên, các ban ngành có liên
quan cũng cần thường xuyên giám sát hoạt động chi trả bồi thường để người
dân có vốn tái sản xuất và trên cả là niềm tin vào chương trình để người dân
tích cực tham gia.
Về vấn đề chi trả bồi thường chậm, phía Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo
Việt cho biết số tiền chi trả bảo hiểm cho dân đội lên gấp 3 lần số tiền thu lại
từ việc ký bảo hiểm. Tính đến hết tháng 5 - 2013, Bảo hiểm Bảo Việt đã chi
trả bồi thường cho nông dân các tỉnh triển khai ba sản phẩm cây lúa, vật nuôi
và thủy sản 350 tỷ đồng. Riêng bảo hiểm con tôm thiệt hại lớn nhất. Trong
tổng số tiền chi trả, việc bồi thường thiệt hại tôm tại hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc
Liêu lên đến 340 tỷ đồng.

13


Cũng về vấn đề chi trả bồi thường chậm cho người nông dân, Trịnh
Hoàng Khanh (2013) cho rằng “do số lượng hợp đồng tham gia bảo hiểm bị
thiệt hại đội lên ngoài dự toán nên công ty Bảo Minh Cà Mau phải chờ ý kiến
của Tổng công ty. Do vậy, việc bồi thường có chậm trễ. Bên cạnh đó, Trần
Thanh Lạc (2013) nhận định “đây là chương trình sử dụng tiền từ ngân sách
nhà nước, là trách nhiệm mà các tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan đoàn thể
đều vào cuộc... nên những người thực hiện Chương trình BHNN không dám
lơi là, bất cẩn. Chỉ cần mình thiếu trách nhiệm một chút thôi là mang tội với

Ðảng, với Nhà nước, với nhân dân. Thà chậm còn hơn nhanh mà không minh
bạch, rõ ràng”.
Mặc dù việc chi trả còn chậm và nhiều vướng mắc nhưng vẫn có những
hộ những hộ nuôi tôm thông qua BHNN mà được ổn định thu nhập thậm chí là
giàu lên nhờ BHNN. Trần Vĩnh Hậu (2013) cho biết “những hộ khá, giàu đầu
tư nuôi tôm với số lượng lớn tham gia bảo hiểm nuôi tôm, kết quả là mặc dù
không được mùa nhưng nhiều hộ bỗng chốc trở thành đại gia nhờ tiền bồi
thường của bảo hiểm”.
BHNN qua 3 năm triển khai tuy tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc chưa
kịp tháo gỡ nhưng cũng góp phần không ít vào việc cải thiện thu nhập cho
người dân. Tuy vậy, khi chương trình BHNN thí điểm kết thúc thì người dân
lại thêm một mối lo. Ý kiến hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu cho biết người nuôi tôm
tỏ ra hoang mang khi từ đầu năm 2013 tới giờ đã qua hơn một vụ nuôi nhưng
cán bộ cho biết vẫn chưa thể triển khai ký HĐBH mới được. Vì vậy, nhiều gia
đình ở đây phải bỏ trắng ao, không dám thả tiếp vì e ngại rủi ro. Nếu chương
trình ngừng lại, toàn vùng nuôi tôm có diện tích 50 ha về cơ bản sẽ bị “bỏ
trắng”. Đây là tình hình chung của người nuôi thủy sản tại năm tỉnh ĐBSCL
được Chính phủ chỉ định tham gia thí điểm BHNN.
Lý giải cho sự việc trên Trần Thanh Lạc (2013) cho biết “nguyên tắc của
BH là phải quản lý được rủi ro, mà trước hết là rủi ro của bản thân mình. Biết
ký hợp đồng chắc chắn sẽ bị thiệt hại do địa bàn đang trong vùng dịch thì
không tổ chức Bảo hiểm nào làm cả, cũng không ai, không cấp nào có quyền
yêu cầu doanh nghiệp mạo hiểm”. Ngoài ra, nguyên nhân cốt lõi của tình trạng
tạm ngừng trên là do doanh nghiệp Bảo hiểm gốc (Bảo Việt, Bảo Minh) còn
chưa thu xếp được hợp đồng tái bảo hiểm năm 2013.
Đồng quan điểm trên, Phạm Xuân Phong (2013) cho biết “trong điều
kiện có rất nhiều khó khăn bủa vây, nếu không thu xếp được tái BH, chắc chắn
Bảo Minh không thể mạo hiểm ký HĐ với người nuôi. Trên thế giới, cũng
chẳng ai làm như thế cả”.
14



×