Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đề cương cao học quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 101 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
Trung tâm Đào tạo Bồi dƣỡng Cán bộ Đối ngoại
------o0o------

Foreign Service Training Center

TÀI LIỆU HỌC TẬP
Khoá Cập nhật kiến thức đối ngoại 2011

HÀ NỘI – 2011


TẬP 2: TÌNH HÌNH THẾ GIỚI, KHU VỰC
MỤC LỤC

PHẦN I: ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG .............................................................................................. 2
Bài 4: Đặc điểm tình hình thế giới và quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh lạnh đến naynhững xu thế lớn trên thế giới ..................................................................................................... 2
Đề cương bài giảng ................................................................................................................... 2
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................................... 34
Bài 5: Quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương từ sau Chiến tranh lạnh
đến nay .......................................................................................................................................... 35
Đề cương bài giảng ................................................................................................................... 35
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................................... 36
Bài 6: Những vấn đề an ninh nổi bật của khu vực châu Á- Thái Bình Dương........................ 37
Đề cương bài giảng ................................................................................................................... 37
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................................... 52
Bài 7: ASEAN và vai trò đối với các vấn đề khu vực ................................................................. 54
Đề cương bài giảng ................................................................................................................... 54
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................................... 87
Bài 10: Quan hệ giữa các nước lớn sau chiến tranh lạnh ......................................................... 90
Đề cương bài giảng ................................................................................................................... 90


Tài liệu tham khảo ..................................................................................................................... 91
PHẦN II: MỘT SỐ BÀI ĐỌC ....................................................................................................... 92
Bài 4: Đặc điểm tình hình thế giới và quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh lạnh đến naynhững xu thế lớn trên thế giới ..................................................................................................... 92
Bài đọc: Thế giới sau chiến tranh lạnh- Một số đặc điểm và xu thế ......................................... 92

1


PHẦN I: ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG
Bài 4: Đặc điểm tình hình thế giới và quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh lạnh đến
nay- những xu thế lớn trên thế giới
Đề cƣơng bài giảng
1. Liên Xô tan rã và hệ quả của nó
1.1. Cải tổ và tan rã
Năm 1985 Tổng bí thư mới được bầu, Mikhail Sergeyevich Gorbachov, và những người
cùng chí hướng như Aleksandr Nikolayevich Yakovlev bắt đầu tiến hành chính sách cải tổ
(perestroika- Перестройка) và công khai hóa (glasnost- Гласность) để giải phóng các tiềm
năng chưa được khai thác của xã hội. Cải tổ tìm cách nới lỏng sự kiểm soát tập trung của Đảng
và nhà nước trong một số lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tự do hóa ngôn luận, bầu cử cạnh
tranh và tiến đến loại bỏ sự can thiệp của các cơ cấu đảng vào kinh tế và một số mặt của đời sống
chính trị xã hội. Nhưng những nỗ lực cải cách đã không thu được kết quả như mong đợi. Khi sự
tích cực của dân chúng dâng cao thì khủng hoảng xuất hiện và trở nên sâu sắc, các tổ chức và
trào lưu dân tộc chủ nghĩa xuất hiện ngày càng nhiều và càng có xu hướng chống Xô viết, đòi
độc lập.
Tốc độ và quy mô của các sự kiện làm những người chủ xướng cải cách không còn kiểm
soát được tình hình và bị cuốn theo các sự kiện. Các thành quả kinh tế thì còn rất nhỏ bé mà
khủng hoảng chính trị ngày càng trầm trọng:
+ Các lực lượng đòi ly khai dần dần nắm các vị trí lãnh đạo của các nước Cộng hòa và ra
các tuyên bố về chủ quyền của nước Cộng hòa.
+ Xung đột sắc tộc trở nên phức tạp có đổ máu thậm chí có nơi chính quyền các nước

Cộng hòa lãnh đạo cuộc xung đột với các Nước Cộng hòa lân cận. Mâu thuẫn dân tộc cực kỳ lớn
trong lòng Liên Xô trước đây vẫn bị dấu kín nay đã bộc lộ và tiến triển không thể kiểm soát
được. Một khi tình hình hỗn loạn thì các mối liên hệ kinh tế giữa các vùng miền và các nước
Cộng hòa cũng bị gián đoạn làm tình hình kinh tế trở nên nguy ngập, tình hình xã hội trở nên
hỗn loạn. Các Đảng viên Cộng sản phân ly và mất hoàn toàn sự kiểm soát và kỷ luật của Đảng và
trở thành các lực lượng quốc gia dân tộc chủ nghĩa. Ngay Xô viết Tối cao Nga, nước cộng hòa
trụ cột của Liên Xô, cũng ra nghị quyết đặt luật pháp nước Cộng hòa cao hơn Hiến pháp Liên
Xô, quyền lực của nhà nước Liên Xô dần trở thành hình thức.
2


Ngày 19 tháng 8 năm 1991 một số nhà lãnh đạo theo đường lối cứng rắn (Chủ tịch Quốc
hội Lukyanov, Chủ nhiệm KGB Kryuchkov, Phó Tổng thống Yanaev, Thủ tướng Pavlov) với lý
do khôi phục sự thống nhất của Liên bang Xô viết tiến hành đảo chính, lập Uỷ ban nhà nước về
tình trạng khẩn cấp, tước bỏ quyền lực của Tổng thống Liên Xô Gorbachov và đưa quân đội vào
thủ đô. Nhưng lực lượng đảo chính không đạt được sự ủng hộ của dân chúng và quân đội, đảo
chính càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước cộng hòa và các thế lực chính trị lãnh đạo
các khu vực. Chỉ qua 2 ngày (21 tháng 8) Bộ trưởng Quốc phòng, Nguyên soái Yazov ra lệnh rút
quân khỏi Moskva, đảo chính thất bại. Trong việc đánh bại đảo chính có vai trò nổi bật của Tổng
thống Liên bang Nga Boris Yeltsin, người đã hiệu triệu dân chúng bảo vệ Nhà Trắng, trụ sở
chính phủ Nga. Thực ra chính CIA đã thông báo trước cho Boris Yeltsin biết trước về những kế
hoạch quan trọng của phe đối lập, giúp ông ta giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với Uỷ ban nhà
nước về tình trạng khẩn cấp do CIA đã đãt máy nghe trộm ngay dưới chân điện Kremli. Đích
thân tổng thống Mỹ là Bush (cha) và thủ tướng Anh là John Major đã gọi điện báo trước về âm
mưu đảo chính và thúc giục Yeltsin phải có hành động nhằm tranh thủ sự đồng tình và nắm chắc
quân đội.
Sau đảo chính, tình hình biến chuyển nhanh chóng. Ngày 8 tháng 12 tại Minsk, thủ đô của
Belarus, các nhà lãnh đạo ba nước cộng hòa Nga, Belarus và Ukraina ra tuyên bố ký thỏa thuận
thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG– Содружество Независимых Государств),
chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết. Ngày 21 tháng 12 tại

Alma Alta, thủ đô của Kazakhstan, tất cả các nước cộng hòa trừ ba nước vùng biển Baltic ký
tuyên ngôn tôn trọng các tôn chỉ và mục đích của thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia
độc lập. Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Liên Xô chính thức chấm dứt tồn tại.
1.2. Phân chia lãnh thổ
1. Armenia Azerbaidjan Belorussia Estonia Gruzia Kazakhstan Kirghizia Latvia
Litva Moldavia Nga.
2. Tadjikistan Turkmenia Ukraina Uzbekistan.
2. Hệ quả của Liên Xô tan rã

- Chấm dứt chiến tranh lạnh.
- CNXH thoái trào và sự thắng thế của CNTB.
- Những mâu thuẫn chính trong QHQT.
- Những xu thế mới.
- Những vấn đề mới.
3


3. Quan hệ giữa các nƣớc lớn sau Chiến tranh Lạnh
Sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực khiến cho quan hệ giữa các cường quốc đã có những
thay đổi nhanh chóng. Hệ thống quan hệ quốc tế đang bước vào một thời kỳ lịch sử quá độ mới
với quá trình hình thành không phải thế giới đơn cực nhưng cũng chưa thể nói là đã định hình
thế giới đa cực. Quan hệ giữa các nước lớn ngày nay thường đan chéo với nhau và hình thành
quan hệ “đa giác” nhiều cạnh, kiềm chế và ảnh hưởng lẫn nhau. Xuất phát từ lợi ích chiến lược
cơ bản, các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh, bổ sung chiến lược đối ngoại, nhằm giành được vị
trí có lợi hay ít ra là không bất lợi nhất trong đời sống chính trị, kinh tế thế giới. Cơ sở để thực
hiện những lợi ích quốc gia là mong muốn một môi trường an ninh ổn định để phát triển và mở
rộng môi trường hợp tác quốc tế, xây dựng “bạn bè đối tác chiến lược cân bằng, ổn định và lâu
dài”. Có thể khái quát những đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa các nước lớn trong giai đoạn
sau Chiến tranh lạnh như sau:
3.1. Quan hệ vừa hợp tác, vừa kiềm chế

Đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa các nước lớn từ sau Chiến tranh lạnh. Các nước
lớn vừa tăng cường hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau, trong đó hợp tác ngày càng được chú trọng.
Lĩnh vực hợp tác cũng được tăng cường cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên nhiều lĩnh vực khác
nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quân sự (các cuộc tập trận chung giữa Nga và
Trung Quốc)..., trong đó chú trọng hợp tác kinh tế, thương mại. Năm 1994, tổng kim ngạch buôn
bán giữa Mỹ và Trung Quốc là 48 tỷ USD; năm 2000 là 116,4 tỷ USD; đến năm 2004 con số này
đã là 169,6 tỷ USD1; Trong năm 1995, quan hệ trao đổi giữa Trung Quốc và Nhật Bản lên tới 55
tỷ USD so với 46,2 tỷ USD năm 1994; năm 2004 kim ngạch buôn bán hai bên là 167,88 triệu
USD.
Tuy có sự hợp tác ngày càng chặt chẽ như vậy nhưng khác với giai đoạn chiến tranh lạnh,
các nước lớn tránh việc đi tới một liên minh nào với nhau. Điều này xuất phát từ việc các nước
không muốn phải hy sinh một phần chủ quyền của mình khi hình thành nên liên minh. Hơn nữa
các nữa các nước lớn cũng không muốn gắn bó chặt chẽ với nhau dưới cơ chế hợp tác liên minh,
không muốn tự ràng buộc mình trong những hành động chung. Điều này có thể thấy được qua
mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc. Mặc dù hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược,
có sự hợp tác chặt chẽ với nhau trong nhiều vấn đề quốc tế nhưng đó vẫn không phải là một liên
minh. Chính những nhà lãnh đạo cao nhất của hai nước cũng đã khẳng định nhiều lần về điều
này.

1

Số liệu từ www. uschina. org/statistics/tradetable.html

4


Sự tăng cường hợp tác cũng làm cho mâu thuẫn nảy sinh giữa các nước lớn ngày càng
nhiều, tuy nhiên các nước này đều cố gắng tránh đi đến đối đầu, đổ vỡ quan hệ. Khi mâu thuẫn
nảy sinh, các nước lớn thường có những sự phản ứng gay gắt, dùng lời lẽ đao to búa lớn (phản
ứng của Trung Quốc về nội dung cuốn sách giáo khoa lịch sử của Nhật Bản, về việc Thủ tướng

Nhật thăm đền thờ lính Nhật thời chiến tranh thế giới II; hay mâu thuẫn giữa các nước lớn trong
chiến tranh Iraq) nhưng các nước này lại chủ trương thông qua đối thoại hay cơ chế đa phương
(WTO) để giải quyết mâu thuẫn, bất đồng. Họ không để cho một hành động thái quá nào diễn ra
làm đổ vỡ quan hệ giữa họ. Điều đó xuất phát từ nhận thức của các nước này về sự phụ thuộc lẫn
nhau ngày càng nhiều về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại… kể cả các vấn
đề an ninh. Chống lại một nước lớn khác cũng chính là chống lại chính lợi ích của mình.
Bên cạnh việc tăng cường hợp tác, các nước lớn cũng đồng thời tăng cường kiềm chế nhau.
Chiến lược toàn cầu của Mỹ xác định rõ nước Mỹ phải duy trì vị trí số một thế giới, không cho
nước nào vượt lên đe dọa vị trí này. Để làm việc đó Mỹ tiến hành ngăn chặn sự lớn mạnh của tất
cả các nước khác, đặc biệt là các nước có khả năng đe dọa vai trò lãnh đạo của Mỹ trong giới hạn
cho phép. Các nước lớn khác đều bày tỏ mong muốn hình thành trật tự thế giới đa cực, không để
Mỹ thao túng toàn bộ công việc thế giới, do đó họ tăng cường hợp tác với nhau vừa kiềm chế Mỹ
cũng là vừa để kiềm chế lẫn nhau. Trong mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay thì hợp tác
cũng chính là một biện pháp kiềm chế lẫn nhau hữu hiệu. Nước Mỹ không ít lần khẳng định việc
họ hợp tác buôn bán với Trung Quốc là để làm biến đổi tình hình dân chủ ở nước này, tăng
cường sự phụ thuộc của nền kinh tế Trung Quốc vào nền kinh tế Mỹ. Hai nước Nga và Trung
hợp tác với nhau trong Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) cũng không năm ngoài mục tiêu này.
Cả hai đều không muốn nước kia đơn phương hành động ở khu vực này, mở rộng ảnh hưởng quá
mức trong khu vực. Họ hợp tác với nhau cũng là để kiềm chế những hành động của nhau cũng
như của nước khác trong khu vực này. Tháng 6/2005, tại một cuộc gặp thượng đỉnh, các thành
viên SCO đã yêu cầu Mỹ phải đưa ra lịch trình rút khỏi các căn cứ ở Uzbekistan và Kyrgyzstan.
3.2. Quan hệ đối tác chiến lược và liên minh chống khủng bố
Trong mối quan hệ vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau giữa các nước lớn đó xuất hiện
những đặc thù quan hệ mới giữa họ từ sau Chiến tranh lạnh- quan hệ đối tác chiến lược và liên
minh chống khủng bố.
Xuất hiện từ khi Tổng thống B.Enxin gửi thư đề nghị với Chủ tịch Giang Trạch Dân vào
năm 1994, kiểu “quan hệ đối tác chiến lược” đã trở thành dạng quan hệ mới giữa các nước lớn kể
từ sau chiến tranh lạnh. Các nước lớn liên tiếp ký với nhau các tuyên bố thành lập “quan hệ đối
tác chiến lược”: Năm 1997 giữa Nga và Trung Quốc; năm 1998 giữa Mỹ và Trung Quốc; năm
2000 giữa Nga và EU… Những quan hệ đó lấy nền tảng là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi trên tất

5


cả các lĩnh vực kể cả hợp tác an ninh, tạo sự tin tưởng lẫn nhau và giải quyết các mâu thuẫn nảy
sinh thông qua thương lượng. Quan hệ đối tác chiến lược tạo khung hợp tác ổn định lâu dài trong
quan hệ giữa các nước lớn với nhau, nhưng lại không phải là một dạng liên minh mới giữa các
nước này.
Việc hình thành quan hệ đối tác chiến lược xuất phát từ nhận thức của các nước trong việc
tạo dựng môi trường quốc tế hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế trong nước. Họ nhận thức
được mối quan hệ giữa an ninh quốc gia và an ninh quốc tế. Họ tăng cường hợp tác với nhau để
giải quyết những vấn đề an ninh chung đó đồng thời cũng như để kiềm chế đối thủ của mình
luôn.
Tuy cùng gọi là quan hệ đối tác chiến lược nhưng mức độ quan hệ giữa. các nước lớn theo
kiểu này là không đồng đều. Quan hệ giữa Trung Quốc với Nga chủ yếu là về hợp tác quân sự,
còn giữa Nga với EU lại chủ yếu là kinh tế. Các mặt hợp tác khác tuy cũng được chú trọng
nhưng không đáng kể mấy.
Ra đời sau vụ tấn công vào nước Mỹ ngày 11/9/2001, Liên minh chống khủng bố là một
nét mới trong quan hệ giữa các nước lớn. Lần đầu tiên tất cả các nước lớn đều nằm trong một
liên minh do Mỹ cầm đầu. Tuy nhiên đây là một liên minh không thực chất, lỏng lẻo và mỗi
nước lớn tham gia vào đây đều có những động cơ riêng của mình. Nước Mỹ dưới danh nghĩa
chống khủng bố đã đem quân vào Afghanistan (2001), Trung Á (2001), Đông Nam Á ( tháng
1/2002 Mỹ đem 600 quân vào Philippin), và Iraq (2003) và rất nhiều nơi khác để dành riêng cho
mình những lợi thế mà các khu vực này đem lại. Nước Nga nhân cơ hội các nước Phương Tây
tập trung chống khủng bố để dành sự ủng hộ đối với Nga trong cuộc chiến chống khủng bố ở
Chesnia hay ít nhất là không gặp phải sự chống đối của các nước này. Nhật Bản cũng nhân việc
chống khủng bố để đem quân ra nước ngoài, chuẩn bị cho bước khôi phục lại quân đội của mình,
v.v... Mặc dù vậy đây cũng là một bước phát triển mới trong quan hệ giữa các nước lớn. Quan hệ
giữa họ đã được cải thiện đáng kể, nhất là giữa Nga với phương Tây. Hợp tác giữa các nước này
cũng được tăng cường hơn như trong việc trao đổi thông tin tình báo, phong tỏa các nguồn thu
của các tổ chức khủng bố, v.v...

3.3. Mối quan hệ chưa thực sự ổn định
Tuy có những thay đổi đáng kể trên trong quan hệ giữa các nước lớn nhưng thực sự mối
quan hệ giữa họ từ sau chiến tranh lạnh tới nay vẫn chưa ổn định. Vẫn còn nhiều sự bất ổn giữa
các cặp quan hệ khác nhau. Giữa Mỹ và Nga đã có một thời kỳ nồng ấm ngay sau sự sụp đổ của
Liên Xô, nhưng sau đó lại quay trở lại bình thường, rồi lại căng thẳng kể từ khi Mỹ và NATO
tấn công Kosovo. Sau sự kiện 11 tháng 9, người ta nói tới tuần trăng mật trong quan hệ giữa Mỹ
và Nga, nhưng không lâu sau đó sự kiện chiến tranh I-rắc lại một lần nữa làm cho quan hệ hai
6


bên trở nên căng thẳng hơn. Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có những kịch bản tương tự,
khi lên khi xuống, đặc biệt xoay quanh vấn đề Đài Loan… Tính không ổn định trong quan hệ
giữa các nước lớn xuất phát từ việc trật tự thế giới mà trước hết là trật tự giữa các nước lớn là
chưa rõ ràng. Mỹ tuy là siêu cường duy nhất nhưng không còn đủ sức để trở thành bá quyền, một
mình thống trị thế giới. Trong khi đó, các cường quốc khác tuy có mạnh lên nhưng vẫn còn một
khoảng cách quá xa so với Mỹ. Do đó trật tự thế giới hiện nay không phải đơn cực cũng không
phải đa cực mà tạm gọi là thế giới đa trung tâm. Các trung tâm này luôn muốn vươn lên và
không dễ dàng chấp nhận thua thiệt các trung tâm khác. Điều này lý giải vì sao quan hệ giữa các
nước lớn bây giờ vẫn chưa ổn định.
3.4. Sức ép đối với các nước nhỏ
Các nước lớn giữ một vai trò rất quan trọng, thậm chí là quyết định đối với sự vận động và
phát triển của quan hệ quốc tế. Chính vì thế mà quan hệ giữa họ cũng đưa đến những tác động
tích cực cũng như tiêu cực đối với phần còn lại của thế giới. Bên cạnh những thuận lợi ít ỏi, các
nước nhỏ phải chịu rất nhiều sức ép từ những mối quan hệ này, đặc biệt ở hai khía cạnh an ninh
và kinh tế.
3.3.1. Về an ninh
Thứ nhất, nội chiến, xung đột khu vực, sắc tộc, tôn giáo ngày một gia tăng.
Sự hợp tác, kiềm chế trong quan hệ giữa các nước lớn khiến cho các cuộc chiến tranh nóng
hay chiến tranh thế giới thứ 3 có thể bị đẩy lùi, song tính không chắc chắn trong quan hệ giữa
các nước lớn khiến cho xung đột ngày càng gia tăng. Sự thiếu một cơ chế hợp tác an ninh chặt

chẽ giữa các nước lớn khiến cho Mỹ tự cho phép mình tấn công I-rắc. Sự nghi kỵ lịch sử sâu sắc
giữa Trung Quốc và Nhật Bản khiến cho việc tranh chấp ở đảo Điếu Ngư không được giải quyết
mà còn xảy ra nhiều tranh chấp khác như vụ kiện sách giáo khoa lịch sử gần đây. Sự mâu thuẫn
chiến lược trong quan hệ Mỹ-Trung, Mỹ-Nga đã tạo điều kiện cho bọn khủng bố trỗi dậy ở
Chechnya, Pakistan... Nội chiến, xung đột hầu hết xảy ra ở những nước nhỏ, nước kém phát triển
nhưng giàu tài nguyên, có vị trí địa-chính trị quan trọng hoặc mâu thuẫn sắc tộc khiến cho những
đất nước này ngày càng chìm đắm trong khó khăn, chết chóc.

7


Thứ hai, quốc tế hoá các vấn đề xung đột cục bộ, nội chiến.
Sự đan xen lợi ích giữa các nước lớn trong các khu vực, cũng như việc các nước này tăng
cường lôi kéo, có thể thiệp vào công việc nội bộ của nước nhỏ khiến cho các xung đột cục bộ,
nội chiến ở các nước nhỏ dễ bị quốc tế hoá. Khi vấn đề nội bộ bị quốc tế hoá sẽ ảnh hưởng đến
chủ quyền quốc gia của các nước nhỏ, khiến họ phải nhượng bộ hoặc tuân theo các giải pháp
quốc tế. Hơn nữa, sự kiềm chế giữa các nước trong diễn đàn đa phương khiến cho các xung đột
không được giải quyết dứt điểm. Ví dụ như vấn đề Đài Loan, Triều Tiên, Biển Đông. Sự kiềm
chế trong quan hệ Mỹ-Trung, khiến cho vấn đề Đài Loan khó có thể giải quyết dứt điểm bởi vì
nếu như Mỹ thực sự coi Trung Quốc là một đối thủ toàn cầu mà sự hợp tác của Trung Quốc là
thiết yếu đối với lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ thì liệu Đài Loan sẽ còn có được Mỹ đứng
đằng sau trong quan hệ với Mỹ hay không? Thực tế đã rõ, Mỹ vẫn ủng hộ Đài Loan và còn muốn
giữ nguyên tình trạng này.
Hoặc vấn đề khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Những cuộc đàm phán 6 bên
về vấn đề Triều Tiên vẫn chưa đạt được sự đồng thuận bởi vì tính toán giữa các nước lớn trong
vấn đề này là khác nhau. Mục tiêu cao nhất của Mỹ là, nếu có thể, muốn thay chế độ CHĐCN
Triều Tiên, nhưng Trung Quốc vẫn muốn duy trì CHĐCN Triều Tiên vì là nước thân cận và khu
đệm của Trung Quốc. Nhật Bản muốn giải quyết vấn đề nhằm phục vụ cho mục tiêu lấy lại sức
mạnh kinh tế và ảnh hưởng của Nhật Bản ở khu vực. Điều này khiến cho vấn đề Bắc Triều Tiên
khó giải quyết trong thời gian tới.

Thứ ba, là tâm trạng bất ổn, e ngại trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh
của các nước nhỏ.
Khác hẳn với thời kì Chiến tranh lạnh, với hai cực Xô-Mỹ rõ ràng, theo đó là các phạm vi
ảnh hưởng cũng rõ ràng. Với trật tự thế giới còn đang nhiều tranh cãi như hiện nay thì phạm vi
ảnh hưởng của các các nước lớn chồng chéo lên nhau. Từ đó ngáng trở nhau trong việc xử lý các
xung đột. Vấn đề biển Đông không còn là vấn đề tranh chấp của các nước lớn xung quanh nó
như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc nữa, mà nó đã có sự can thiệp của các nước lớn. Không
chỉ Mỹ, Nhật sẽ làm mọi cách để ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm biển Đông, đặt con đường
thông thương Đông- Tây huyết mạch này dưới sự kiểm soát của Trung Quốc mà ngay cả Ấn Độ
cũng không thể chấp nhận tình trạng này. Việc hải quân Ấn Độ mở rộng cuộc tập trận ở Ấn Độ
Dương đến tận cùng biển phía Nam, eo biển Malacca là một hành động có tính chất cảnh báo
trước cho Trung Quốc. Do đó hành động của một nước nhỏ như Việt Nam phải dè chừng đến tất
cả các nước lớn trên thế giới.

8


Thứ tư, các nước nhỏ bị động trong việc tham gia vào các quan hệ quốc tế.
Các nước vừa và nhỏ thường phải ngả theo các luật chơi mà quan hệ giữa các nước lớn đề
ra đồng thời họ bị lôi kéo, vuốt ve trong chiến lược tập hợp lực lượng của các nước lớn. Đặc
điểm quan hệ này giúp các nước nhỏ có điều kiện phát triển quan hệ rộng khắp cới các nước lớn
nhưng rất khó để xây dựng một mối quan hệ gắn kết với một nước lớn nào giống như trong
Chiến tranh lạnh. Các nước vừa và nhỏ có thể phát triển mô hình chính trị riêng của mình nhưng
khó chông lại xu hướng toàn cầu hoá, nhất thể hoá kinh tế. Việt Nam phát triển theo mô hình xã
hội chủh nghĩa nhưng nền kinh tế vẫn phải phát triển theo mô hình kinh tế thị trường mắc dù biết
những tác động tiêu cực của nó đối với mô hình xã hội chủ nghĩa. Dưới sức ép trong quan hệ
giữa các nước lớn, các nước nhỏ muốn bảo hộ nền kinh tế của mình cũng không được. Đồng
thời, quan hệ giữa các nước lớn chưa ổn định, liên tục thay đổi tuỳ từng sự kiện, vấn đề như hiện
nay khiến cho nước nhỏ phải luôn luôn chú ý điều chỉnh theo cho phù hợp. Điều này làm mất
khả năng chủ động trong quan hệ quốc tế. Nói tóm lại là các nước nhỏ phải hành động trong

khuôn khổ những luật chơi mà quan hệ giữa các nước lớn tạo ra.
3.3.2. Về kinh tế
Trong bối cảnh hiện nay, các nước nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn mô
hình phát triển kinh tế.
Hình thức quan hệ giữa các nước lớn có sự ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến mô
hình phát triển của nền kinh tế thế giới. Tuy không có một quy ước trên văn bản giấy tờ nào
nhưng các nước này đều tìm mọi cách nhằm thúc đẩy nền kinh tế thế giới đi theo hướng tư bản
chủ nghĩa, theo hướng có lợi cho họ. Sau Chiến tranh lạnh, toàn cầu hoá đã có những bước phát
triển mới, quá trình nhất thể hoá kinh tế diễn ra một cách mạnh mẽ. Điều này đã làm cho việc hội
nhập kinh tế dường như trở thành một cái chung mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải
tham gia vào. Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn cho mình một con đường phát triển riêng là rất
khó khăn với các nước nhỏ. Thực tế cho thấy hầu hết các nước trước đây theo nền kinh tế tập
trung bao cấp nay đều chuyển sang nền kinh tế thị trường và trở thành những thành viên của các
tổ chức tài chính, thương mại thế giới. Theo đó, các nước này đều phải mở cửa thị trường đồng
thời xây dựng một mô hình kinh tế theo những luật chơi nhất định dựa trên mô hình phát triển
chung của nền kinh tế thế giới, hay nói cho cùng là theo những gì mà các nước lớn đang gắng
sức áp đặt cho họ.
Vốn và công nghệ là yếu tố đầu vào quan trọng hàng đầu của mỗi nền kinh tế, đặc biệt
là các nền kinh tế nhỏ, yếu kém. Vậy nhưng các nước nhỏ lại chỉ nhận được một phần rất
nhỏ lượng công nghệ cao cũng như lượng vốn chu chuyển hàng năm trên thế giới.
9


Trong khi hàng năm các nước đang phát triển bị mất một phần lớn lượng lao động chất
xám thì họ vẫn phải tiếp tục sản xuất với những công nghệ lạc hậu. Dường như đã hình thành
một luật chơi chung bất thành văn, cuộc cách mạng khoa học công nghệ chỉ được khoanh vùng
tại phương Bắc và các nước này cũng không hề có ý định "chia sẻ" những thành quả công nghệ
cao với các nước nhỏ hơn mà sự hợp tác, chia sẻ, trao đổi chỉ diễn ra một cách sôi động giữa họ
với nhau.
Về yếu tố vốn, các nước nhỏ hơn cũng chịu thiệt thòi không kém. Theo tính toán của ngân

hàng thế giới năm 2001, các nước đang phát triển chiếm tới 85% dân số thế giới nhưng chỉ 22%
GDP và 7,6% lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới. Như vậy là gần 80% lượng vốn
này được đầu tư vào các nước đang phát triển và một số nước mới nổi như Trung Quốc, Brazil.
Các nước lớn có tiềm năng nhiều, khi họ ký với nhau các Hiệp định thương mại đầu tư
cũng có nghĩa là các luồng vốn đầu tư trên thế giới sẽ đổ dồn vào các nước này nhằm hưởng lợi
ích trong việc xuất khẩu hàng hoá. Ví dụ như khi Mỹ kí hiệp định thương mại song phương với
Trung Quốc thì luồng vốn đầu tư sẽ đổ vào Trung Quốc rất nhiều nhằm hưởng những điều kiện
ưu đãi khi xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ và ngược lại. Tựu chung lại, ta có thể thấy rằng việc các
nước lớn hợp tác với nhau là một trong những nguyên nhân làm cho lượng FDI vào các nước
nhỏ giảm đi.
Qúa trình hợp tác trong các tổ chức lớn làm cho số vốn của họ phình ra khổng lồ và dựa
vào số vốn này họ có thể thao túng toàn bộ thị trường thế giới mà không bao giờ chịu phán xét từ
bất cứ thế lực nào. Phần lớn số tiền này tới từ các hoạt động kinh tế phi thực chất như từ các
sòng bạc hay từ những vụ đầu cơ. Một ví dụ điển hình của nhà tỷ phú Soros đã lũng đoạn thị
trường Đông Nam Á 1997 bằng việc đầu cơ rồi tung ra một số lượng lớn đồng Baht làm giá
đồng tiền này giảm xuống nhanh chóng kéo theo cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực
này. Số vốn này, được đem ra đầu tư để phát triển ở các nước nhỏ thì ít mà phần nhiều được di
chuyển nội trong các tập đoàn lớn qua các hoạt động chuyển tiền, đầu cơ tích trữ. Điều đó vừa
gây sự thiếu vốn ở các nước nhỏ nhưng đồng thời cũng khiến các nước nhỏ luôn phải chịu sức ép
về nguy cơ bị thao túng bởi các tập đoàn lớn.
Bên cạnh đó, các nước nhỏ còn phải chịu sự cải cách thể chế pháp lý, môi trường đầu
tư trong nước, tuân theo những luật chơi chung để có thể tham gia đầy đủ vào quá trình hội
nhập. Chính điều này trong một số ttường hợp sẽ làm giảm tính cạnh tranh hàng hóa của
nước nhỏ.
Các nước lớn luôn muốn tìm kiếm lợi ích từ việc ép các nước nhỏ tự do hóa nền kinh tế
của mình theo đường hướng mà họ đặt ra. Các nước lớn làm được điều này dễ dàng bởi họ chính
là những nhà lãnh đạo của các tổ chức tài chính tiền tệ trên thế giới. Vì đi theo nguyên tắc lợi ích
10



là trên hết nên sự lựa chọn của các nước lớn là: Mặt hàng nào là lợi thế của họ thì tự do mặt hàng
đó khiến mặt hàng của họ xâm nhập khắp thị trường trên thế giới; còn những mặt hàng nào là
yếu thế của họ, ví dụ như hàng nông sản lại bị coi là những mặt hàng “nhạy cảm” và cần được
bảo hộ. Nghịch lý là ở chỗ những mặt hàng này lại chính là chìa khóa để các nước nghèo hòa
nhập vào thị trường thế giới. Hàng nông sản của họ dù chất lượng cao hơn của các nước phát
triển nhưng do phải chịu sức ép cả về thuế và hàng rào phi thuế quan nghiêm ngặt nên giảm hẳn
tính cạnh tranh. Nếu không có đủ khả năng chiến đấu thì hàng hóa của các nước nhỏ sẽ nhanh
chóng bị đánh bật khỏi thị trường các nước lớn. Sự cạnh tranh bất bình đẳng này làm cho ước
muốn thoát nghèo của các nước nhỏ trở nên xa vời.
3.3.3. Giải pháp của các nước nhỏ
Từ trước đến nay, nước lớn luôn có vai trò quan trọng mang tính quyết định đối với sự vận
động của quan hệ quốc tế. Đối với các nước nhỏ thì các nước lớn cũng như mối quan hệ giữa
chúng với nhau toạ ra cho họ những cơ hội và không ít thách thức trên con đường phát triển của
mình. Do đó có được những giải pháp hiệu quả, linh hoạt trong xử lý quan hệ quốc tế sẽ giúp
nước nhỏ phần nào giảm bớt được sức ép từ phía các nước lớn, giảm thiểu tác động tiêu cực, tận
dụng mặt tích cực để phục vụ cho sự phát triển của quốc gia mình. Trong trạng thái quan hệ giữa
các nước lớn hiện nay, các nước nhỏ đã và đang thực hiện những biện pháp như thế. Những biện
pháp này mang tính tổng thể, không tách rời.
Thứ nhất, xác lập và thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở,
đa phương hoá, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, trước hết là cải thiện và thiết lập quan hệ bình
thường với tất cả các nước lớn, các trung tâm chính trị- kinh tế hàng đầu của thế giới. Việc tăng
cường quan hệ với nhiều quốc gia, đa dạng hoá quan hệ giúp cho những nước nhỏ có khả năng
nhận được sự ủng hộ của các quốc gia đó khi phải chịu sức ép từ các nước lớn hay từ mối quan
hệ giữa những nước lớn tạo ra. Đồng thời, các nước nhỏ phải cải thiện và thiết lập quan hệ bình
thường với tất cả các nước lớn, các trung tâm quyền lực trên thế giới, xây dựng quan hệ đối tác
chiến lược với các nước lớn nhằm tạo khung hợp tác ổn định lâu dài có lợi cho mình. Chỉ khi có
quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, tạo ra khung hợp tác lâu dài với họ thì mới có thể
tiến hành cân bằng trong quan hệ với các nước này. Hầu hết các quốc gia lớn nhỏ trên thể giới
hiện nay đều thực hiện theo chiến lược đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Trong đó
Việt Nam có thể được xem là một ví dụ tiêu biểu về giải pháp này. Hiện nay chúng ta có quan hệ

ngoại giao với 169 quốc gia, có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn.
Thứ hai, xử lý linh hoạt trong quan hệ với các nước lớn. Việc các nước lớn vừa hợp tác
vừa kiềm chế lẫn nhau, tranh thủ lôi kéo các nước vừa và nhỏ về phía mình đưa đến cho những
nước nhỏ những cơ hội để tranh thủ được sự giúp đỡ từ nhiều phía, nhưng đồng thời cũng tạo ra
11


cho những nước này không ít khó khăn, sức ép vì không dễ gì đứng hẳn ở giữa để hưởng lợi. Do
đó trong tình thế hiện nay thì các nước nhỏ có thể chọn lựa giải pháp: Một là, dựa nhiều vào một
nước lớn nào đó trong một số vấn đề nhất định nhưng tránh liên minh chặt chẽ với nước lớn đó
để chống lại một nước lớn khác, hay coi nhẹ quan hệ với các nước lớn khác. Có thể lấy trường
hợp của các nước Phi-líp-pin, Indonesia hay Thái Lan làm ví dụ. Những nước này có sự hợp tác
về quân sự rất chặt chẽ với Mỹ, thường xuyên có những cuộc tập trận chung với Mỹ, trên lãnh
thổ của những nước này hiện diện các căn cứ quân sự của Mỹ không dẫn đến sự đối đầu giữa họ
với những nước lớn khác. Giải pháp thứ hai là, cố gắng đứng giữa, không hợp tác quá chặt chẽ
với một nước lớn nào mà luôn tìm cách đảm bảo cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, các
trung tâm quyền lực. Đây là một việc khó, đòi hỏi các nước nhỏ phải xử lý linh hoạt và thận
trọng trong các quyết định đối ngoại của mình nhằm tranh thủ tối đa những điều kiện thuận lợi từ
các mối quan hệ này, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững ổn định chính trị và độc lập
chủ quyền, an ninh quốc gia. Giải pháp này xuất phát từ nhận định các nước lớn như Mỹ, Nga,
Nhật Bản, Trung Quốc hay EU đều giảm manh các cam kết quốc tế, tập trung tháo gỡ các vấn đề
trong nước, trước hết là vấn đề phát triển kinh tế, cho nên đối với quan hệ với bên ngoài họ có
thể dành cho nhau những nhượng bộ nhất định nhằm đạt được lợi ích trong nước của họ. Và
trong trường hợp nếu có nước nhỏ có mối quan hệ quá chặt chẽ với một nước, hay quá ủng hộ
một nước lớn chống lại một nước lớn kia thì có thể bị hy sinh lợi ích hoặc rơi vào thế bị cô lập từ
những nước lớn khác. Cuộc chiến tranh Iraq là một ví dụ thực tế. Các nước lớn như Nga, Pháp,
Đức lúc đầu lên án Mỹ rất mạnh mẽ và ngăn cản Mỹ tiến hành cuộc chiến tại Iraq, nhưng ngay
sau khi Mỹ tuyên bố giành thắng lợi tại cuộc chiến này, thì cũng chính nhữn nước trên lại tìm
cách cải thiện quan hệ với Mỹ với hy vọng công ty của họ sẽ có phần trong cuộc tái thiết Iraq.
Nếu có một nước nhỏ nào cũng lớn tiếng cùng với ba nước trên phản đối Mỹ thì chắc chắn nước

đó sẽ phải gánh chịu những đòn trừng phạt nặng nề từ phía Mỹ và những nước như Nga, Pháp
hay Đức cũng không giúp được nhiều cho nước này. Đối với nước ta, tư tưởng chỉ đạo trong
quan hệ với các nước lớn là hướng tạo lập cân bằng lợi ích, một mặt thúc đẩy quá trình cải thiện.
mở rộng và phát triển quan hệ với từng nước lớn, mặt khác vẫn tiếp tục giữ vững độc lập, thống
nhất và định hướng XHCN, không để các nước lớn thao túng, áp đặt hoặc lôi kéo. Hội nghị
Trung ương 8 khoá IX về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” (7/2003) đã xác định
thúc đẩy quan hệ với các nước và trung tâm lớn trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tạo thế đan xen lợi ích giữa các nước lớn với nước ta;
tránh bị rơi vào thế đối đầu, cô lập hay lệ thuộc2. Đây là một nhận định quan trọng, thể hiện tư
tưởng đối ngoại cân bằng trong quan hệ với các nước lớn của chúng ta. Cho đến nay, có thể coi
2

Nguyễn Hoàng Giáp, “Phát triển quan hệ với các nước lớn trong chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà
nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, 6/2005.

12


đây là bài học đối ngoại lớn nhất của chúng ta trong quan hệ với các nước lớn. Chúng ta có quan
hệ tốt với tất cả các nước lớn, tạo được môi trường hoà bình ổn định để phát triển.
Thứ ba, bên cạnh những giải pháp trên các nước nhỏ cũng cần liên kết lại trong khối
thống nhất nhằm đấu tranh vì lợi ích chung, giảm thiểu sức ép từ phía các nước lớn và từ
mối quan hệ giữa họ, đồng thời nâng cao được vai trò của mình. Các hoạt động của Phong
trào không liên kết (NAM) trong Chiến tranh lạnh và bây giờ, việc thành lập và hoạt động của
ASEAN, AFTA, MECOSUR, Liên minh thương mại và tiền tệ các quốc gia Tây Phi, nhóm G77,
G100 hay G20... cũng không nằm ngoài mục tiêu liên kết nhau lại trong một tổ chức chung nhằm
đấu tranh với các nước lớn, các nước phát triển, giành cho mình lợi ích xứng đáng trong nhiều
vấn đề. Việc đứng trong một tổ chức, bày tỏ lập trường chung, cùng đưa ra một sáng kiến giúp
cho các nước nhỏ giảm được sức ép từ các nước lớn, nâng cao được tiếng nói của mình trên
trường quốc tế. Sự hợp tác đấu tranh của các nước nhóm G20 trong WTO đã phần nào giúp các

nước này giữ vững được lập trường của mình, giảm được sức ép đòi mở cửa thị trường từ phía
các nước phát triển, đồng thời yêu cầu xoá bỏ trợ cấp nông nghiệp của nước lớn dành cho nông
ân của mình cũng được khẳng định mạnh mẽ hơn. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) ra
đời đã giúp các nước trong khu vực có được những điều kiện tốt hơn để phát triển thương mại
nội khối, đồng thời cũng tạo ra được sức mạnh tương đối trong đàm phán thương mại với các
nước lớn như Nhật Bản hay Trung Quốc để thành lập khu mậu dịch tự do chung với những nước
này. Nếu tách riêng ra từng quốc gia đàm phán với các nước trên thì chắc chắn họ sẽ gặp nhiều
sức ép và bất lợi. Hay sáng kiến thành lập ARF của ASEAN đã tập hợp được tất cả các nước lớn
trong đó, lập ra được một diễn đàn về an ninh khu vực, tránh được sự hiểu nhầm giữa những
nước lớn, từ đó mà đảm bảo phần nào sự ổn định trong khu vực mà hưởng lợi từ điều này là tất
cả các nước lớn trong đó có nước nhỏ.
Nói tóm lại, trong hoàn cảnh hiện nay, các nước nhỏ cần phải kiên trì thực hiện đường lối
đối ngoại độc lập tự chủ, thực hiện cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, tăng cường các
hoạt động ngoại giao đa phương, tăng cường liên kết lại với nhau để tạo thành sức mạnh tổng
hợp giúp họ giảm bớt được sức ép từ phía các nước lớn và quan hệ giữa chúng với nhau, đồng
thời tranh thủ được những yếu tố thuận lợi từ mối quan hệ này phục vụ cho sự phát triển của đất
nước. Trong bức tranh chung của thể giới này, có thể nói các nước Đông Nam Á nổi lên như là
một sự phối hợp thành công giữa các nước nhỏ trong xử lý quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ
với các nước lớn nói riêng.

13


4. Khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng sau Chiến tranh lạnh
4.1. Những đặc điểm cơ bản
4.2.1. Khái niệm
Châu Á-Thái Bình Dương là khái niệm mới xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ hai để
chỉ một khu vực địa lý bao gồm một phần châu Á và các nước trong vành đai Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, không có một khái niệm thống nhất về phạm vi địa lý của khu vực này. Một số học
giả cho rằng châu Á- Thái Bình Dương bao gồm một khu vực rộng lớn với khoảng gần 40 nước

và lãnh thổ2 với 2,4 tỉ dân đang sinh sống (chiếm 44% dân số thế giới). Một số khác cho rằng
châu Á Thái Bình Dương chỉ bao gồm Đông Á và Bắc Mỹ. Trong khuôn khổ cuốn sách này, khu
vực châu Á-Thái Bình Dương được coi là khu vực bao gồm các nước ở Đông Bắc Á, Đông Nam
Á, Nam Á, châu Úc và khu vực Bắc Mỹ. Đây là một khái niệm rộng và có tính chất bao trùm. Do
Ấn Độ là một nước lớn, có vị trí chiến lược, vai trò an ninh quan trọng và là thành viên của Diễn
đàn khu vực ASEAN (ARF), không thể loại trừ ấn độ ra khỏi bất cứ cuộc tranh luận nào về châu
Á- Thái Bình Dương nói chung và an ninh ở khu vực nói riêng3.
4.2.2. Những đặc điểm chủ yếu
Khu vực châu Á- Thái Bình Dương là chiếc nôi của những nền văn minh lâu đời nhất thế
giới như Trung Quốc, Ấn Độ, và một số tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo. Cho
đến tận thế kỷ XIV, văn minh châu Á là một trong những nền văn minh phát triển nhất trên thế
giới. Tuy nhiên, đến thời kỳ cuối thế kỷ XIX, tức là khoảng 100 năm trước, đại bộ phận các nước
châu Á, và gần như toàn bộ Đông Nam Á (trừ Thái Lan) nằm dưới sự thống trị của các cường
quốc thực dân châu Âu. Đến thế kỷ XX, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, trở
thành cao trào từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã đưa đến sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống
thực dân cũ và sự ra đời của một lục địa châu Á mới: lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ, vận mạng
châu Á lại nằm trong tay người châu Á. Hơn thế, từ thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ XX, châu ÁThái Bình Dương nói chung và Đông Á nói riêng, trở thành "câu chuyện" thành công, thu hút sự
2

40 nước và lãnh thổ ở châu Á- Thái Bình Dương bao gồm:
- 7 nước và lãnh thổ ở phía Bắc TBD là Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,
Hồng Kông.
- 10 nước Đông Nam Á: Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Lào, Myanmar, Philippines, Singapore ,
Thái Lan, và Việt Nam,
- 10 nước và lãnh thổ ở Nam TBD: Úc, Newzealand, Papua New Guinea, Đảo Cook, Fiji, Kirihati, Hipne,
Salomon, Tonga, Micronesia.
- 10 nước ở Trung và Nam Mỹ: Mexico, Nicaragua, Guatemala, Honduras, El Salvadore, Panama,
Colombia, Ecuadore và Chilê.
- 2 nước ở phía Bắc bờ Đông Thái Bình Dương là Mỹ và Canada.
3

Hơn nữa, khái niệm này cũng phù hợp với phạm vi hoạt động của Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ là Thái Bình
Dương; Đông Bắc Á; Đông Nam Á; Nam Á và Ấn Độ Dương (gồm 43 nước). Theo Báo cáo Chiến lược châu Á
Thái Bình Dương 1998 của Bộ Quốc phòng Mỹ.

14


chú ý của toàn thế giới. Sự phát triển kinh tế "thần kỳ" của Nhật Bản trong thập kỷ 60, của các
nền công nghiệp mới (NICs) như Hàn quốc, Singapore, Đài Loan và Hồng kông trong thập kỷ
70, các nước ASEAN trong thập kỷ 80 và của Trung Quốc, Việt Nam từ giữa thập kỷ 80, đã làm
cho khu vực này trở thành khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới. Không ít người đã dự
đoán thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ châu Á- Thái Bình Dương.
Tính đa dạng là một đặc điểm nổi bật của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Nó thể hiện ở
sự khác biệt lớn giữa các quốc gia về diện tích, dân số, chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh
tế và tôn giáo. Khu vực bao gồm trên dưới 50 quốc gia lớn nhỏ khác nhau gấp chục lần, thậm chí
gấp 100 lần, từ những quốc gia rộng lớn như Nga, Canada, Mỹ, Trung Quốc đến những nước có
diện tích chỉ vài trăm km2 như Singapore hoặc một số quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương. Về
dân số, khu vực có những quốc gia có dân số lớn nhất trên thế giới như Trung Quốc với hơn 1,3
tỷ và ấn độ hơn 1 tỷ hoặc vài trăm triệu như Mỹ, Nga, Indonesia... đến những nước chỉ có vài
trăm ngàn hoặc vài triệu dân như Bru-nây, Micronesia... Sự đa dạng cũng thể hiện ở các chế độ
chính trị khác nhau. Khu vực châu Á Thái Bình Dương hiện nay có sự tồn tại của các nước tư
bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa và thậm chí một số nước còn tàn dư của chế độ phong kiến.
Trình độ phát triển kinh tế cũng có sự chênh lệch rất lớn. Khu vực có những nước công nghiệp
phát triển hàng đầu như Mỹ, Nhật, Úc; những nước và lãnh thổ mới công nghiệp hoá như Hàn
Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông; đến những nước có trình độ phát triển thấp hơn như
một số nước ASEAN, Trung Quốc và cả những nước nằm trong số được coi là những quốc gia
nghèo nhất thế giới4. Ngoài ra, tính đa dạng còn thể hiện trong những khác biệt về văn hoá, tôn
giáo. Ở khu vực này có những nước đông dân theo đạo Hồi như Inđonesia, Pakistan, Bru-nây
đến những nước đa số dân theo đạo Thiên chúa như Phi-líp-pin, hoặc đạo Phật như Thái Lan,
Trung Quốc v.v...

Một đặc điểm khác của khu vực Á Thái Bình Dương là cả 5 nước lớn Mỹ, Nhật Bản, Nga,
Trung Quốc, Ấn Độ đều nằm ở khu vực và lợi ích của họ đan xen nhau, rất phức tạp. Mối quan
hệ giữa các nước lớn này có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh, chính trị và kinh tế ở châu
Á- Thái Bình Dương. Chỉ tính từ đầu thế kỷ 20 cho đến trước năm 1990, cả 5 nước này hoặc đã
từng trực tiếp gây chiến tranh nóng với nhau, hoặc đối đầu với nhau trong chiến tranh lạnh:
Chiến tranh Nga- Nhật (1905) Mỹ và Liên Xô tuyên chiến với Nhật trong chiến tranh Thế giới II,
đối đầu Xô- Mỹ suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, đụng đầu Mỹ- Trung trong cuộc chiến tranh Triều
Tiên (1950 - 1953), cuộc chiến tranh biên giới Trung-ấn 1962, chiến tranh biên giới Xô- Trung
(1969)... Từ khi kết thúc chiến tranh lạnh quan hệ giữa các nước lớn được cải thiện đáng kể. Tuy
nhiên, cả 5 nước vẫn đang củng cố thực lực, tập hợp lực lượng để giành chỗ đứng thuận lợi nhất
4

Có tám nước châu Á nằm trong danh sách những nước kém phát triển nhất của UNDP.

15


chi phối tình hình khu vực ở thế kỷ XXI. Điều đó sẽ có tác động không nhỏ đến tình hình chung
của khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Trong khi các nước lớn vẫn giữ vai trò chủ chốt, một trong những đặc điểm quan trọng của
khu vực châu Á- Thái Bình Dương là vai trò tích cực của các nước tầm trung trong các vấn đề
chính trị, an ninh cũng như kinh tế của khu vực. Các nước tầm trung như Úc, Canada và đặc biệt
là ASEAN- một tổ chức khu vực bao gồm các nước vừa và nhỏ- đóng một vai trò đáng kể trong
việc xây dựng một trật tự mới ở khu vực châu Á- Thái Bình dương thời kỳ sau chiến tranh lạnh.
Tổ chức ASEAN thành lập từ năm 1967 đã được mở rộng bao gồm toàn bộ các nước Đông Nam
Á và trở thành một thực thể chính trị quan trọng, thậm chí có một số học giả cho rằng một cực,
hay một trung tâm chính trị không thể bỏ qua ở châu Á- Thái Bình Dương. ASEAN giữ vai trò
quyết định trong việc hình thành Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm 1994 và góp phần không
nhỏ cho sự ra đời của APEC năm 1989.
4.2. Những xu thế quốc tế chủ yếu tác động đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

sau Chiến tranh Lạnh
Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra một chương mới trong quan hệ quốc tế. Đối đầu căng
thẳng giữa hai phe đã nhường chỗ cho xu thế hoà bình và hợp tác, trật tự thế giới hai cực đang
dần được thay thế bởi trật tự đa cực. Toàn cầu hoá và khu vực hoá, tiến trình đã bắt đầu từ trong
thời kỳ Chiến tranh lạnh nhưng bị kiềm chế bởi Chiến tranh lạnh, giờ đây trở nên mạnh mẽ hơn
bao giờ hết. Những xu thế này là những xu thế chủ đạo và lâu dài, sẽ tiếp tục chi phối quan hệ
quốc tế nói chung và tình hình khu vực châu Á- Thái Bình Dương trong những thập kỷ đầu của
thế kỷ 21.
4.2.1. Xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển
Xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển đã trở thành xu thế chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế
thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Các nước trên thế giới, lớn cũng như nhỏ, đều mong muốn duy trì
một môi trường quốc tế hoà bình và tăng cường hợp tác quốc tế để phục vụ cho mục tiêu hàng
đầu là phát triển kinh tế. Mặt khác, ở nhiều khu vực trên thế giới, xung đột cục bộ và nhất là
xung đột sắc tộc, tôn giáo và tình trạng bất ổn định vẫn tiếp tục xảy ra. Tuy vậy, tranh chấp lãnh
thổ, xung đột cục bộ khó có khả năng lan rộng, kéo theo sự đối đầu trực tiếp của các nước lớn và
làm bùng nổ một cuộc Chiến tranh thế giới thứ 3. Khả năng chiến tranh thế giới khó có thể xảy
ra vì các nước lớn hiện nay đều có lợi ích lâu dài và cơ bản trong việc duy trì hoà bình để phát
triển kinh tế. Chiến tranh với tư cách là một biện pháp chính sách trong quan hệ quốc tế không
phục vụ lợi ích cho các nước bởi cái giá của chiến tranh trở nên quá lớn và lợi ích của việc tiến
hành chiến tranh ngày nay đã giảm đi đáng kể. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế cao, kết quả của
quá trình toàn cầu hoá giữa các nền kinh tế, tuy không loại trừ khả năng chiến tranh nhưng có tác
16


dụng giảm khả năng xung đột vì lợi ích đan xen, chồng chéo. Đồng thời với sự phát triển của
khoa học và công nghệ, chiến tranh sẽ khó có kẻ thắng, người thua, vũ khí hạt nhân sẽ huỷ diệt
tất cả. Mặt khác, phong trào chống chiến tranh ngày càng phát triển, góp phần ngăn chặn chiến
tranh thế giới mới.
4.2.2. Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá
Sự chuyển đổi công nghệ từ những năm 70 và cuộc cách mạng tin học đã thúc đẩy mạnh

mẽ tiến trình toàn cầu hoá. Một mạng lưới toàn cầu về mậu dịch, sản xuất, thông tin, tiền tệ và kỹ
thuật dần dần được hình thành. Tỷ lệ tăng trưởng mậu dịch thế giới đã vượt quá tỷ lệ tăng trưởng
sản xuất của thế giới. Mặt khác, giá thành giao thông vận tải và thông tin ngày càng giảm, thúc
đẩy nhanh hơn tiến trình toàn cầu hoá. Xu thế toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, không thể
đảo ngược. Và nó mang lại cơ hội cũng như hàm chứa những thách thức to lớn đối với các quốc
gia đặc biệt là các nước đang phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế châu Á là minh
chứng sống động về sức tàn phá của các lực lượng tài chính xuyên quốc gia đối với các nền kinh
tế đang phát triển, chưa được chuẩn bị đầy đủ để đương đầu với nhũng thách thức của toàn cầu
hoá.
Song hành với xu thế toàn cầu hoá là xu thế khu vực hoá. Ở châu Âu, viễn cảnh toàn bộ
châu Âu nằm trong một thực thể khu vực EU không còn là viễn cảnh xa vời. Quá trình mở rộng
được tiến hành đồng thời với quá trình tăng cường hoà nhập đặc biệt là hoà nhập kinh tế. Đồng
tiền chung châu Âu Euro ra đời tháng 1/1999 và sẽ chính thức đi vào sử dụng từ 1/2002 đã đẩy
tiến trình khu vực hoá ở châu âu lên một tầm cao mới. Ở châu Á- Thái Bình Dương, tiến trình tự
do hoá thương mại của APEC đang tiếp tục tiến triển. Liên kết tiểu khu vực cũng được thúc đẩy.
Tiến trình AFTA của ASEAN, NAFTA của Bắc Mỹ, CER giữa Úc và New Zealand là những ví
dụ điển hình về xu thế liên kết khu vực. Toàn cầu hoá và khu vực hoá không phải là hai xu thế
đối nghịch nhau. Ngược lại, khu vực hoá có thể được coi là một bước đệm, ở mức độ nào đó là
sự tập hợp lực lượng giữa các nền kinh tế khu vực để đối phó với những thách thức, cạnh tranh ở
tầm toàn cầu.
4.2.3. Xu thế đa cực hoá
Sự sụp đổ của Liên Xô làm cho Mỹ trở thành siêu cường duy nhất với ưu thế vượt trội cả
về kinh tế, quân sự, chính trị và văn hoá. Hơn nữa, thập kỷ đầu của thời kỳ sau chiến tranh lạnh
lại chứng kiến một thời kỳ phát triển dài lâu nhất trong lịch sử của nước Mỹ. Khoảng cách giữa
Mỹ và các đối thủ đặc biệt là Nhật bản và EU càng được mở rộng vì sự chênh lệch lớn trong tốc
độ phát triển kinh tế. Từ năm 1990 đến 1998, kinh tế Mỹ tăng tới 27%, gần như gấp đôi so với

17



EU 15% và Nhật bản 9%5. Mỹ có khả năng duy trì được vị trí siêu cường của mình trong nhiều
thập kỷ tới. Nền kinh tế Mỹ vẫn là nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh nhất trên thế giới, sức
sáng tạo khoa học công nghệ của Mỹ vẫn giữ vị trí hàng đầu. Đặc biệt công nghệ tin học của Mỹ
và ứng dụng của nó đã góp phần tăng năng suất lao động đáng kể và làm cho "nền kinh tế mới"
của Mỹ duy trì được tăng trưởng ngay cả trong khi một loạt các nền kinh tế ở châu Á- Thái Bình
Dương lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Về quân sự, Mỹ vượt xa các nước lớn khác như Nga,
Trung quốc. Mỹ là nước duy nhất có khả năng triển khai lực lượng ra toàn cầu. Do mức giảm chi
ngân sách quân sự của Mỹ thấp hơn so với các nước khác, với khoảng 80 % toàn bộ chi phí trên
thế giới dành cho nghiên cứu và phát triển quân sự, Mỹ đã gần như trở thành độc quyền trong
lĩnh vực này6. Mỹ nắm giữa vai trò chủ đạo trong các thiết chế tài chính, thương mại thế giới như
IMF, WTO, WB... Mỹ cũng là nước lãnh đạo khối liên minh an ninh quân sự xuyên Đại Tây
Dương, NATO và qua đó duy trì sự phụ thuộc của các nước Tây âu vào Mỹ về mặt chính trị và
quân sự. Ở châu Á, hệ thống San Fransisco do Mỹ thành lập từ sau chiến tranh lạnh đến nay vẫn
đươc duy trì và củng cố. So sánh lực lượng có lợi cho Mỹ cùng với môi trường quốc tế sau chiến
tranh lạnh thuận lợi hơn đối với việc thực hiện tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ. Tuy nhiên, dù
là siêu cường duy nhất với sức mạnh tổng hợp vượt trội, Mỹ không có thể chi phối toàn bộ công
việc của thế giới và áp đặt ý chí của mình. Quyền lực trong kỷ nguyên toàn cầu hoá trở nên phân
tán hơn bao giờ hết. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, sức mạnh còn lại và khả năng hồi phục của
Nga, tính độc lập ngày càng cao của Nhật bản và EU cũng như sự lớn mạnh của Ấn Độ, và đặc
biệt là sự hình thành những tập hợp lực lượng chống lại xu thế đơn cực của Mỹ, làm cho Mỹ khó
có thể thực hiện được tham vọng của mình. Điều này càng rõ hơn ở khu vực châu Á- Thái Bình
Dương, nơi mà theo nhiều học giả, một trật tự khu vực đa cực đang hình thành rõ nét. Tuy nhiên,
trật tự thế giới đang hình thành là một trật tự đa cực không đồng đều trong đó cực Mỹ là cực áp
đảo. Cực Mỹ không chỉ áp đảo ở khía cạnh so sánh lực lượng mà còn về phạm vi địa lý. Trong
khi vai trò an ninh chính trị của Trung Quốc và Nhật chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Á, của
Nga và Tây Âu ở châu Âu, thì Mỹ có mặt và là diễn viên chủ yếu trên cả hai sân khấu chính trị
quan trọng nhất của thế giới là châu Âu và châu Á.
Là một bộ phận quan trọng của thế giới, châu Á- Thái Bình Dương cũng nằm trong dòng
chảy chung và không thể không chịu ảnh hưởng của những xu thế quốc tế chủ đạo. Thực chất,
những xu thế này có tác động sâu sắc đến cục diện quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á- Thái Bình

Dương và đặc biệt là quan hệ giữa các diễn viên chủ yếu ở khu vực này là Mỹ, Trung Quốc,
Nhật Bản, Nga và Ấn Độ. Tuy còn nhiều điều chưa chắc chắn trong thời kỳ chuyển tiếp nhưng
có thể thấy rằng hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển là dòng chảy chính ở khu vực châu Á5
6

John Ikenberry, "Getting hegemony right", The National Interest, Washington, Spring 2001.
International Institute for Strategic Studies, The Military balance 1999/2000, Oxford University Press, 1999.

18


Thái Binh Dương trong thời kỳ mới. Xu thế hoà bình và đối thoại cũng như xu thế toàn cầu hoá
có tác dụng thúc đẩy hoà dịu và tăng cường hợp tác giữa các nước lớn. Mặt khác, xu thế đa cực
hoá vừa là kết quả, vừa là tác nhân của sự cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau giữa các nước lớn. Sự
đấu tranh giữa chủ trương xây dựng một thế giới đơn cực của Mỹ và sự phấn đấu cho một thế
giới đa cực trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Ấn Độ giành được chỗ đứng của mình là
một cuộc ganh đua lâu dài, khó khăn và còn ẩn chứa nhiều bất trắc. Vì vậy, hai mặt hợp tác và
đấu tranh sẽ tiếp tục đan xen nhau và sẽ thể hiện trên những thăng trầm trong quan hệ giữa các
diễn viên chính ở khu vực trong nhiều thập kỷ tới.
4.3. Bối cảnh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sau Chiến tranh Lạnh
4.3.1. Tình hình phát triển kinh tế
Cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 khi chiến tranh lạnh kết thúc, châu Á- Thái Bình Dương
nổi lên là một khu vực phát triển năng động, nơi tập trung các nền kinh tế phát triển nhanh nhất
thế giới. Điều đáng nói không chỉ là một số lớn các nước ở khu vực tham gia vào sự phát triển
kinh tế năng động mà tốc độ phát triển kinh tế cao còn được duy trì liên tục trong nhiều thập kỷ.
Trong suốt thập kỷ 80 và nửa đầu thập kỷ 90, các nước NICs và ASEAN đã luôn giữ được tỷ lệ
tăng trưởng 6-8%. Đặc biệt nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới,
với tỷ lệ tăng trưởng lên tới 9,5% trong suốt thời kỳ từ 1978 đến 19967. Ngay cả khi các nền kinh
tế trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á năm
1997-1998, kinh tế Trung Quốc tuy có giảm tốc độ tăng trưởng chút ít nhưng vẫn giữ được mức

tăng trưởng ngoạn mục: 7,1% năm 1999; 8% năm 2000.
Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế ở châu Á đã ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ phát triển
của các nền kinh tế trong khu vực. Ở mức độ nào đó, câu chuyện huyền thoại về phát triển kinh
tế và những dự báo đầy lạc quan thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ châu Á- Thái Bình Dương đã bị ảnh
hưởng đáng kể bởi cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực vẫn
còn rất lớn và khu vực châu Á- Thái Bình Dương vẫn là một trong những trung tâm kinh tế thế
giới bởi những nhân tố cơ bản quyết định sự năng động kinh tế vẫn tồn tại. Nhiều nhà kinh tế
hàng đầu trên thế giới đã dự đoán các nền kinh tế bị khủng hoảng ở khu vực sẽ tiếp tục phát triển
với tốc độ tương đối thấp hơn trước, song vẫn cao so với các khu vực khác, sau khi thực hiện
những cải cách và điều chỉnh chính sách kinh tế, tài chính cần thiết8. Tiền đề lâu dài và vững
chắc cho sự phát triển kinh tế năng động của các nền kinh tế ở khu vực bao gồm:
- Đại đa số các nước trong khu vực đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế và thực hiện
những chính sách kinh tế đối nội và đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu bao trùm này. Sự cam kết
7
8

"Một vài số liệu về kinh tế Trung quốc", theo OECD, Tài liệu Tham khảo đặc biệt, 12/11/2001, tr. 13-14
Alan Greenspan, "Prosperity can return", Sydney Morning Herald, 4/12/1997.

19


mạnh mẽ của chính phủ các nước trong khu vực đối với công nghiệp hoá và hiện đại hoá, chính
sách mở cửa, hội nhập và hợp tác khu vực là nét nổi bật của các nền kinh tế ở khu vực, từ những
nền kinh tế phát triển đến những nước đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc, các nước ASEAN
trong đó có Việt Nam.
- Lực lượng lao động có học vấn cao và giá thành tương đối thấp so với các khu vực khác,
tỷ lệ tiết kiệm cao, đức tính cần cù, tài nguyên thiên nhiên phong phú ở nhiều nước trong khu
vực cũng là cơ sở quan trọng cho sự phát triển kinh tế năng động của những nước trong khu vực.
- Tuy còn ở mức khiêm tốn, nhưng những cơ chế hợp tác khu vực trong lĩnh vực kinh tế,

tài chính ngày càng có vai trò tích cực, thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước và góp phần cho
sự phát triển kinh tế năng động trong khu vực. Sự phát triển cả về bề rộng và chiều sâu của các
chương trình hợp tác trong khối ASEAN như kế hoạch thành lập khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA), khu vực đầu tư ASEAN (AIA) sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế
của các nước ASEAN. Tiến trình ASEAN +3 là một ví dụ điển hình về xu hướng tăng cường
hợp tác tài chính, kinh tế trong khu vực nhằm ngăn chặn và đối phó với mặt trái của toàn cầu
hoá. Sáng kiến về Quỹ Tiền tệ châu Á gần đây lại được các nước trong khu vực đưa ra, thể hiện
nỗ lực của các quốc gia châu Á xây dựng những cơ chế hợp tác mới nhằm duy trì ổn định tài
chính và tiền tệ, một trong những điều kiện thiết yếu cho phát triển kinh tế.
Sự phục hồi tương đối nhanh chóng và vững chắc kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu
Á năm 1997, tuy mức độ có khác nhau giữa khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, cho thấy rõ
cơ sở vững chắc và tiềm năng phát triển của khu vực vẫn lớn . Cho dù tốc độ trung bình đã chậm
lại so với trước, khu vực châu Á- Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động nhất thế
giới. Tiềm năng kinh tế của khu vực châu Á- Thái Bình Dương chính là một trong những nhân
tố quan trọng làm cho vị trí của khu vực này tăng lên đáng kể trong tính toán chiến lược của các
nước lớn.
Mặt khác, các nước trong khu vực phải đương đầu với những thách thức to lớn. Sự trì trệ
kéo dài của kinh tế Nhật Bản, nền kinh tế đầu tàu trong khu vực sẽ tiếp tục có ảnh hưởng to lớn
đến sự phát triển kinh tế khu vực. Từ năm 1992 đến nay, tăng trưởng kinh tế Nhật chỉ đạt 1%,
thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ và EU trong thập kỷ 90. Năm 1997 và
nửa cuối năm 1999, kinh tế Nhật thậm chí đã bị suy thoái9. Dự kiến, tốc độ tăng trưởng năm
2001 chỉ đạt khoảng hơn 1%, bất chấp những biện pháp chi tiêu của chính phủ nhằm kích thích
nền kinh tế phát triển. Trong khi đó, nợ chính phủ của Nhật Bản lên tới 125% của GDP, mức cao

9

Catharine Dalpino & Bates Gill, (eds), Brookings Northeast Asia Survey, 2000-2001, The Brookings Institution,
2001, tr. 64

20



nhất trong các nước phát triển10. Ảnh hưởng tiêu cực thậm chí sẽ nghiêm trọng hơn dưới tác
động cộng hưởng của nền kinh tế Mỹ đang suy giảm mạnh và có nguy cơ đi vào suy thoái. Do sự
phụ thuộc lẫn nhau rất cao giữa các nền kinh tế trong khu vực, đặc biệt là sự phụ thuộc của các
nền kinh tế khu vực hướng vào xuất khẩu vào thị trường to lớn của Mỹ và nguồn đầu tư từ phía
Nhật bản, sự suy thoái kinh tế cùng một lúc của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ có tác động
sâu sắc đến sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực. Bên cạnh nguyên nhân khách quan,
bản thân những nền kinh tế khu vực cũng có những yếu kém nội tại mà nếu không được kiềm
chế và kiểm soát, sẽ ảnh hưởng đến triển vọng phát triển kinh tế. Sự bất ổn định về chính trị và
xã hội của một số nước, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Philippinnes, cũng có
khả năng đe doạ tiềm năng phát triển kinh tế khu vực. Một thách thức to lớn khác, có khả năng
đe doạ tiềm năng phát triển của khu vực về lâu về dài, bắt nguồn từ tình trạng phát triển không
đồng đều của châu lục. Sự phân hoá giàu nghèo ở đây quá lớn. Nếu châu Âu về cơ bản là lục địa
giàu chia đều, châu Phi là nghèo chia đều thì châu Á và Mỹ La Tinh là hai lục địa có sự chênh
lệch giàu nghèo lớn nhất. 800 triệu, hay hai phần ba số người coi là nghèo đói, tức là mức sống
dưới 1 đô la Mỹ một ngày, là người dân của lục địa châu Á.
4.3.2. Cục diện an ninh chính trị
Sự sụp đổ của Liên Xô cũ và cùng với nó là sự kết thúc Chiến tranh lạnh đã dẫn đến những
thay đổi căn bản trong cục diện an ninh khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Thế đối đầu hai cực
giữa hai siêu cường thời kỳ Chiến tranh lạnh và mối quan hệ tam giác chiến lược Mỹ-Xô-Trung
từ những năm 70 ở châu Á- Thái Bình Dương không còn. Thay vào đó là một môi trường chiến
lược mới hoà bình và tương đối ổn định. Các nước lớn trong khu vực đều điều chỉnh chiến lược
theo hướng hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình. Tuy nhiên, môi trường an ninh khu
vực tiềm ẩn những thách thức an ninh to lớn. Quan hệ giữa các nước lớn chưa ổn định. Bên cạnh
những vấn đề an ninh truyền thống như tranh chấp lãnh thổ, những di sản của Chiến tranh lạnh
vẫn còn tồn tại ở bán đảo Triều Tiên và vấn đề Đài Loan, các nước trong khu vực lại đứng trước
một loạt những vấn đề an ninh phi truyền thống như vấn đề môi trường, nạn cướp biển, buôn bán
vũ khí và tội phạm xuyên quốc gia. Trong khi đó, ở khu vực vẫn chưa có một cơ chế hợp tác an
ninh toàn khu vực, có khả năng giải quyết các mâu thuẫn và các vấn đề an ninh đa dạng của khu

vực.
Điều chỉnh chiến lƣợc của các nƣớc lớn
Là siêu cường duy nhất còn lại và là một cường quốc Thái Bình Dương, Mỹ có lợi ích to
lớn về chính trị, an ninh ở khu vực này. Những mục tiêu chính sách cơ bản nhất của Mỹ ở khu
10

Catharine Dalpino & Bates Gill, (eds), Brookings Northeast Asia Survey, 2000-2001, The Brookings Institution,
2001, tr. 64

21


vực trong thời kỳ mới vẫn không đổi: ngăn chặn sự xuất hiện của một nước bá quyền khu vực;
đảm bảo tự do hàng hải; duy trì tiếp cận thương mại đối với các nền kinh tế khu vực; đảm bảo
hoà bình và ổn định nhằm và duy trì và củng cố quan hệ an ninh với các đồng minh ở khu vực11.
Để đảm bảo những lợi ích này, Mỹ duy trì các lực lượng triển khai phía trước và các liên minh
an ninh song phương ở khu vực. Do đó, Mỹ đóng một vai trò quan trọng thông qua sự hiện diện
quân sự, các mối quan hệ liên minh an ninh mật thiết với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và các thoả
thuận hợp tác quân sự với một số nước ASEAN. Mặc dù chiến tranh lạnh kết thúc và mục tiêu
chủ yếu của các liên minh an ninh của Mỹ ở châu Á không còn, thời kỳ năm 1996 và 1997, Mỹ
và một số nước ở châu Á đã có những thoả thuận duy trì và nâng cấp các liên minh song phương
này. Trong bối cảnh nhưng xu thế chủ đạo ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương đã nêu trên, xu
hướng tăng cường các liên minh an ninh quân sự đặt ra một số vấn đề. Thứ nhất, những liên
minh an ninh này là di sản của chiến tranh lạnh. Sự tiếp tục tồn tại của nó sau khi chiến tranh
lạnh kết thúc chứng tỏ tư duy chiến tranh lạnh còn tồn tại. Thứ hai, việc Mỹ tăng cường các liên
minh an ninh song phương gây lo ngại đối với một số nước khác đặc biệt là Trung Quốc. Phương
châm hợp tác phòng thủ Mỹ-Nhật 1997 cùng với việc Nhật quyết định tham gia chương trình
TMD có tác động không thuận đối với quan hệ Mỹ- Trung, mối quan hệ song phương quan trọng
nhất ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Những căng thẳng trong quan hệ Mỹ- Trung, MỹNga không loại trừ khả năng dẫn đến phân cực giữa Mỹ, Nhật một bên, Nga và Trung quốc một
bên. Thứ ba, việc Mỹ chú trọng tăng cường các liên minh an ninh quân sự đặt ra câu hỏi đối với

sự cam kết thực sự của Mỹ đối với hợp tác an ninh đa phương ỏ khu vực, đặc biệt là tiến trình
ARF. Thứ tư, cho rằng mình là mục tiêu ngầm của việc tăng cường các liên minh an ninh song
phương của Mỹ, Trung Quốc có khả năng sẽ thúc đẩy hơn nữa xu hướng hiện đại hoá quân sự.
Đây sẽ là một trong những nhân tố dẫn đến việc tăng cường chạy đua vũ trang giữa các nước
trong khu vực.
Do tầm vóc, vị trí chiến lược, tiềm năng chính trị, quân sự và kinh tế, Trung Quốc ngày
càng tỏ rõ là một cường quốc có ảnh hưởng sâu rộng ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Chính sách mở cửa về kinh tế của Trung Quốc thực hiện từ 1979 đã tạo nên sự chuyển biến lớn
lao. Nền kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng với tốc độ 8-9% đã tăng GDP của Trung Quốc
lên gấp 3 lần chỉ trong vòng chưa đến hai thập kỷ và cuối năm 2001 đạt gần 1200 tỷ USD 12.
Theo nhiều dự đoán, nếu Trung Quốc tiếp tục chính sách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp
tục tăng trưởng ở mức trên 5% mỗi năm trong vòng hàng chục năm tới.13 Là một cường quốc với

11

Marvin Ott, "East Asia: Security and Complexity", Current history, 4/2001, tr. 152
Joseph S. Nye, "The 'Nye report': six years later", International Relations of the Asia Pacific, Vol. 1, No 1, 2001,
Oxford University Press, tr. 100
13
Ezra F. Vogel, “Living with China-U.S.-China Relations in the Twenty-Fist Century”, Norton and Company,
1997, p.19.
12

22


dân số lên tới 1,3 tỷ người, Trung Quốc đang trên đường phát triển thành một siêu cường về kinh
tế và quân sự. Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực làm cho các nước lớn khác
như Mỹ, Nhật Bản, Nga và Ấn Độ lo ngại. Hơn nữa, do Trung Quốc liên quan mật thiết đến hầu
hết các thách thức an ninh ở khu vực như Đài Loan, tranh chấp ở biển Đông, vấn đề Triều Tiên,

cách thức mà Trung Quốc giải quyết những vấn đề này như thế nào, có tác động vô cùng to lớn
đến cục diện an ninh ở khu vực. Trong những thập kỷ tới, mục tiêu bao trùm và trước hết trong
chiến lược của Trung Quốc là tạo dựng một môi trường an ninh thuận lợi để tăng tốc phát triển
kinh tế, xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc phát triển. Trung Quốc chủ trương chính
sách ngoại giao toàn phương vị, một mặt tăng cường quan hệ với Mỹ, Nhật Bản phục vụ cho
mục tiêu phát triển kinh tế, mặt khác tăng cường quan hệ với Nga, nhằm đấu tranh với xu thế
đơn cực của Mỹ. Trung Quốc cũng chú trọng quan hệ với các nước ASEAN và ngày càng trở
nên tích cực tham gia các diễn đàn ở khu vực do ASEAN khởi xướng.
Mặc dù vẫn ở trong tình trạng bất ổn định cả về kinh tế lẫn chính trị, Nga vẫn là một trong
những cường quốc chủ chốt ở châu Á- Thái Bình Dương. Thứ nhất, thừa hưởng từ Liên Xô cũ
phần lớn sức mạnh quân sự và hạt nhân, Nga vẫn là cường quốc quân sự số 2 trên thế giới với
kho vũ khí chiến lược đã cắt giảm đáng kể nhưng vẫn còn đủ sức tiêu diệt 10 lần nước Mỹ. Nước
Nga còn có những tiềm năng to lớn về khoa học, công nghệ cũng như tài nguyên thiên nhiên, kể
cả những tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa chiến lược như dầu lửa, khí đốt. Thứ hai, Nga là một
cường quốc Âu-Á và từ giữa thập kỷ 90 và đặc biệt gần đây dưới thời Tổng thống Putin, Nga đã
điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng cân bằng Âu-Á, có những bước đi chủ động, tích
cực tham dự vào các vấn đề ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương và ở mức độ nào đó đã phần
nào khôi phục ảnh hưởng của mình ở khu vực này. Thứ ba, các nước trong khu vực cũng có lợi
ích trong việc lôi kéo Nga tham gia và có vai trò trong các vấn đề khu vực. Trung Quốc có lợi
ích trong việc thúc đẩy quan hệ với Nga nhằm đối trọng quan hệ với Mỹ và Nhật Bản. Nga cũng
có vai trò quan trọng ở bán đảo Triều Tiên. Sự nồng ấm trong quan hệ Nga- Bắc Triều Tiên gần
đây với chuyến thăm Bắc Triều Tiên của Putin 2/2001 và chuyến thăm Nga của lãnh tụ Bắc
Triều Tiên tháng 8/2001 cũng cho thấy ảnh hưởng đáng kể của Nga ở khu vực này.
Là một trong những cường quốc chủ chốt của khu vực, Nhật Bản đang nỗ lực phát huy vai
trò an ninh chính trị của mình cho tương xứng với sức mạnh về kinh tế. Trụ cột của chính sách
châu Á- Thái Bình Dương của Nhật vẫn là liên minh an ninh Mỹ- Nhật tuy rằng mục tiêu ban
đầu của Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật đã không còn. Việc duy trì liên minh an ninh Mỹ- Nhật tiếp
tục phục vụ lợi ích của cả hai nước trong giai đoạn hiện nay. Đối với Nhật, do những ràng buộc
của Hiến pháp hoà bình 1947 (Điều 9), Nhật Bản hiện vẫn không có đủ khả năng tự bảo vệ và
đối phó với các thách thức an ninh khu vực. Mặc dù ở Nhật có không ít tiếng nói ủng hộ việc

23


Nhật sửa đổi hiến pháp và trở thành một nước "bình thường", việc sửa đổi hiến pháp của Nhật
vẫn là một vấn đề gây tranh cãi và ngay nội bộ Nhật cũng chưa đạt được sự nhất trí về vấn đề
này. Vì vậy, ít nhất trong tương lai ngắn hạn, Nhật vẫn tiếp tục phải dựa vào Mỹ để đảm bảo an
ninh cho mình. Tuy rằng hiện thời không có mối đe doạ trực tiếp như trong thời kỳ Chiến tranh
lạnh nhưng theo đánh giá của Nhật, ngoài thực tế chiến lược chưa rõ ràng ở khu vực, ít nhất có 3
vấn đề có khả năng đe doạ an ninh của Nhật là vấn đề bán đảo Triều Tiên, tiềm năng quân sự và
đặc biệt là kho vũ khí hạt nhân của Nga và sự nổi lên của Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc tăng
cường hợp tác với Mỹ vẫn trong khuôn khổ liên minh an ninh Mỹ- Nhật giúp cho Nhật mở rộng
vai trò chính trị và an ninh của mình trong khu vực, một vai trò tương xứng hơn với địa vị siêu
cường thứ 2 về kinh tế mà không gây ra sự phản đối của các nước khác trong khu vực. Kể từ khi
Chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật đã điều chỉnh chính sách nhằm đóng một vai trò chính trị lớn
hơn ở khu vực. Những nỗ lực của Nhật theo hướng này đã được thể hiện từ 1992 khi Quốc hội
Nhật thông qua quyết định cử lực lượng phòng vệ của Nhật tham gia vào chiến dịch gìn giữ hoà
bình của Liên Hợp Quốc ở Cam-pu-chia. Năm 1997, Thủ tướng Nhật Hashimoto trong chuyến
thăm một số nước Đông Nam Á đã đề nghị tiến hành gặp gỡ cấp cao với ASEAN và nhấn mạnh
khía cạnh chính trị trong quan hệ với ASEAN thay vì khía cạnh kinh tế truyền thống trong quan
hệ Nhật- ASEAN. Và gần đây, tháng 11/2001, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua đạo luật cho
phép các lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) tham gia, hỗ trợ hậu cần cho chiến dịch chống khủng
bố của Mỹ. Đây là những biểu hiện rõ nét trong chiến lược "quay trở về châu Á" và quyết tâm
nâng cao vai trò an ninh-chính trị của Nhật thời kỳ sau Chiến tranh lạnh.
Sự nổi lên của Ấn Độ, một cường quốc lớn ở châu Á, tuy không ở mức độ mạnh mẽ và thu
hút sự chú ý như Trung Quốc, nhưng cũng là một nhân tố quan trọng trong cục diện an ninh ở
khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Là nước đông dân thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc với
dân số hơn 1 tỷ người, tốc độ phát triển kinh tế đạt hơn 5% vào những năm 90, Ấn Độ đang ngày
càng trở nên quan trọng hơn trên bàn cờ chiến lược ở khu vực này. Sự kiện Ấn Độ gia nhập câu
lạc bộ các cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân từ năm 1998, sức mạnh quân sự đặc biệt là hải
quân và vị trí chiến lược quan trọng của Ấn Độ càng làm cho nước này trở thành một trong

những cường quốc có vai trò đáng kể ở khu vực. Hơn nữa, ấn Độ cũng đang có những điều chỉnh
chính sách mạnh mẽ nhằm tăng cường vị trí và ảnh hưởng ở khu vực. Ấn Độ chủ trương tăng
cường quan hệ với Mỹ, Nhật Bản để tranh thủ sự ủng hộ về kinh tế, tài chính, công nghệ của
những nước này. Đối với Trung Quốc, chính sách của Ấn Độ là chủ trương chung sống hoà bình,
tăng cường hợp tác kinh tế. Một hướng ưu tiên chính sách quan trọng khác của Ấn Độ là chính
sách "hướng đông", tăng cường quan hệ với ASEAN và các nước ở Đông Á, cả về kinh tế và
chính trị. Năm 1995, Ấn Độ trở thành thành viên đối thoại đầy đủ của ASEAN và năm 1998, Ấn
Độ đã trở thành thành viên chính thức của ARF. Những bước điều chỉnh chính sách mạnh mẽ
24


×