Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình – thực trạng tại thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHĨA 2011 – 2014

Đề tài:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH – THỰC TRẠNG TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giảng viên hướng dẫn:
NGUYỄN HỮU LẠC

Sinh viên thực hiện:
HỮU THỊ MINH THƯ
MSSV : B100145
Lớp : Luật Hành chính
Khóa : 37 (B2)
Cần Thơ, tháng 4/2014


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.............................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................


........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng 4 năm 2014


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

.............................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng 4 năm 2014


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới quý Thầy, Cô giáo khoa Luật
trường Đại học Cần Thơ đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Thầy Nguyễn Hữu Lạc- GV hướng
dẫn viết luận văn tốt nghiệp, người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn
tôi nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Hội LHPN thành phố Cần Thơ, Sở Văn hóa Thể
thao & Du lịch, các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành
luận văn này.
Mặc dù tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi

những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy, Cô và các bạn.
Cần Thơ, tháng 4 năm 2014
Người viết

Hữu Thị Minh Thư

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

TỪ VIẾT TẮT

NGUYÊN ÂM TIẾNG VIỆT

01

CP

Chính phủ

02




Nghị định

03

CLB

Câu lạc bộ

04

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

05

AECID

Cơ quan hợp tác phát triển Quốc tế Tây Ban Nha

06

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

07

UNODC


08

BLGĐ

Bạo lực gia đình

09

SVHTTDL

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên
Hợp quốc

SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH................................ 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm gia đình và thành viên gia đình ................................................... 3
1.1.2. Khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình ......................................................... 4
1.2. Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình .................................................... 11
1.2.1. Phong tục, tập quán .................................................................................... 11

1.2.2. Tâm lý.......................................................................................................... 11
1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội .............................................................................. 12
1.2.4. Định kiến giới.............................................................................................. 13
1.2.5. Trình độ dân trí ........................................................................................... 14
1.3. Hậu quả của bạo lực gia đình ........................................................................... 14
1.3.1. Hậu quả đối với bản thân người có hành vi bạo lực gia đình .................... 14
1.3.2. Hậu quả đối với nạn nhân bạo lực gia đình ............................................... 15
1.3.3. Hậu quả đối với trẻ em ................................................................................ 15
1.3.4. Hậu quả đối với gia đình............................................................................. 16
1.3.5. Hậu quả đối với xã hội ................................................................................ 16
1.4. Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình .............................................. 16
1.5. Tổng quan những quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ...... 17
1.5.1. Một số quy định quốc tế liên quan đến bạo lực gia đình ............................ 17
1.5.2. Một quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam .. 19
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC
GIA ĐÌNH ................................................................................................................... 25
2.1. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình....................................................... 25
2.1.1. Nguyên tắc thứ nhất: .................................................................................. 25
2.1.2. Nguyên tắc thứ hai:..................................................................................... 26
2.1.3. Nguyên tắc thứ ba: ...................................................................................... 26
2.1.4. Nguyên tắc thứ tư: ...................................................................................... 27
2.2. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể bạo lực gia đình ........................................... 27
2.2.1. Quyền, nghĩa vụ của nạn nhân ................................................................... 27
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ


2.2.2. Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình ........................................ 29
2.3. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình và các cơ quan, tổ chức trong phòng,
chống bạo lực gia đình.............................................................................................. 31
2.3.1. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình ............................................................ 31
2.3.2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác ..................................................... 34
2.4. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ............................ 35
2.4.1. Xử lý kỷ luật ................................................................................................ 35
2.4.2. Xử lý hành chính ........................................................................................ 36
2.4.3. Xử lý theo pháp luật dân sự ........................................................................ 38
2.4.4. Xử lý theo pháp luật hình sự ....................................................................... 41
2.5. Sự cần thiết của quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.......... 42
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN
THƠ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT................................................................. 44
3.1. Tình hình phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn thành phố Cần Thơ. . 44
3.2. Khó khăn, bất cập trong áp dụng pháp luật về phòng, chống bạo lực
gia đình.............. ........................................................................................................ 49
3.2.1. Khó khăn trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn thành
phố Cần Thơ .......................................................................................................... 49
3.2.2. Một số bất cập trong quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực
gia đình .................................................................................................................. 51
3.3. Một số giải pháp, kiến nghị ............................................................................... 55
3.3.1. Giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác phòng, chống bạo lực gia
đình ở thành phố Cần Thơ .................................................................................... 55
3.3.2. Một số kiến nghị khắc phục những bất cập của quy định pháp luật về
phòng, chống bạo lực gia đình .............................................................................. 59
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc


SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT:
1. Bộ luật Dân sự năm 2005.
2. Bộ luật Hình sự năm 1999.
3. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
4. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.
5. Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
6. Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ
“Hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình”.
7. Nghị định số 110/2009/NĐ-CP, ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ “Quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình”.
8. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ “Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng,
chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình”
9. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC, ngày 25
tháng 9 năm 2001 của Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm
sát nhân dân tối cao (2001) hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV “Các tội
xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình” của Bộ luật Hình sự năm 1999.
* TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ:
1. - Đánh vợ
tử vong, lãnh án Thứ ba, 04/12/2012 21 giờ 43 GMT+0
2. Vợ bạo hành chồng và những đòn độc …theo vietnamnet.vn - ngày 15/11/2012.
3. Doanh Toại, Bà nội bị cháu trai bức tử,
[truy cập vào Thứ năm,

08/01/2010 10:34 GMT+7]
4. Xuân Hoa, Sóng ngầm phá tan gia đình,
[truy cập vào 15:02 | 26/08/2010 (GMT+7)]
5. Thiên Lý, Đánh con gái dã man để ép lấy chồng,
[truy cập vào Thứ năm, 30/9/2010 08:50 GMT+7]
* MỘT SỐ TÀI LIỆU KHÁC:

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ

- Hội LHPN Việt Nam, Sổ tay tuyên truyền Bình đẳng giới và Phòng, chống bạo lực
gia đình (Dùng cho Tuyên truyền viên, Phóng viên báo chí), 2009.
- Hội LHPN Việt Nam và Cơ quan hợp tác phát triển Quốc tế Tây Ban Nha, Hỏi –
Đáp vềPhòng, chống bạo lực gia đình, NXB Phụ nữ, 2011.
- Hội LHPN Việt Nam và Cơ quan hợp tác phát triển Quốc tế Tây Ban Nha, Phân
tích một số vụ án Bạo lực gia đình, NXB Phụ nữ, 2011.
- Hội LHPN Việt Nam và Cơ quan hợp tác phát triển Quốc tế Tây Ban Nha, Câu
chuyện hòa giải viên, NXB Phụ nữ, 2012.
- Hội LHPN Việt Nam, Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện luật phòng, chống bạo
lực gia đình (giai đoạn 2008-2013, 2013
- Hội LHPN Việt Nam thành phố Cần Thơ, Kế hoạch Tổ chức hội nghị tổng kết Dự
án “Năng lực tài chính nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình” thành phố Cần Thơ, giai đoạn
I (3/2010-6/2011) và giai đoạn II (7/2011-12/2012).
- Hội LHPN Việt Nam thành phố Cần Thơ, Báo cáo tổng kết Dự án “Năng lực tài
chính nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình” thành phố Cần Thơ, giai đoạn I (3/20106/2011) và giai đoạn II (7/2011-12/2012).
- Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Cần Thơ, Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện luật

phòng, chống bạo lực gia đình (giai đoạn 2008-2013)
- Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Cần Thơ, Báo cáo công tác xây dựng và hoạt
động địa chỉ tin cậy
- Sở Văn hóa Thể thao và du lịch Tp Cần Thơ, báo cáo tình hình triển khai nhân
rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình
- Sở Văn hóa Thể thao và du lịch Tp Cần Thơ, báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện luật
Phòng chống bạo lực gia đình (2008-2013)
- Tổng cục Thống kê và Liên hợp quốc, Kết quả từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực
gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, 2010.
- UNODC, Báo cáo nghiên cứu về chất lượng dịch vụ tư pháp hiện nay cho nạn
nhân bạo lực gia đình ở Việt Nam, 2010.
- UNODC, Tài liệu tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình cho các cán bộ hành
pháp và tư pháp tại Việt Nam, 2010.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan
trọng sinh thành và giáo dục tính cách của mỗi cuộc đời. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt,
xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc
phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp và gián tiếp liên
quan như: Hiến pháp năm 1992; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em; Bộ luật Dân sự; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh về

Người cao tuổi; Pháp lệnh về Người tàn tật.. và đặc biệt là Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình. Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội trong
lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.
Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì các quy phạm pháp luật này chưa thực
sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình
trạng bạo lực gia đình là vấn đề bức xúc trong xã hội vẫn diễn ra hàng ngày càng phổ
biến ở nhiều nơi, gây ra những hậu quả hết sức nặng nề. Để góp phần xây dựng cuộc
sống không bạo lực chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia
đình – Thực trạng tại thành phố Cần Thơ” làm luận văn tốt nghiệp Cử nhân luật của mình.
2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm hiểu các quy định của pháp luật về bạo
lực gia đình hiện nay, xem xét thực trạng tình hình BLGĐ trên địa bàn thành phố Cần
Thơ và làm phong phú thêm về cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài. Đồng thời, qua cơ sở
nghiên cứu, người viết sẽ đề cập thực trạng áp dụng quy phạm pháp luật trong công tác
phòng, chống BLGĐ và kiến nghị những bất cập trong việp áp dụng pháp luật về BLGĐ
ở thành phố Cần Thơ và cả nước hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở kiến thức cơ bản đã học và những tài liệu thu thập được cùng với
những quy định của pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ, người viết còn sử
dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
đối chiếu, suy luận logic…Mặt khác, người viết cũng sử dụng cách thức truyền thống là
đi từ nghiên cứu lý thuyết cơ bản cho đến thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp
dụng, cuối cùng là các kiến nghị giải pháp đề xuất.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

1

SVTH: Hữu Thị Minh Thư



Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ

4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn còn gồm 3
chương:
Chương 1: Khái quát chung về bạo lực gia đình
Chương 2: Thực trạng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Chương 3: Thực trạng áp dụng những quy định pháp luật về phòng, chống BLGĐ trên
địa bàn thành phố Cần Thơ và một số giải pháp đề xuất.
Được sự giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp của Thầy giáo Nguyễn Hữu Lạc em đã cố
gắng, nỗ lực hoàn thành bài chuyên đề này. Tuy nhiên, thời gian hạn chế và kiến thức
cùng với kinh nghiệm thực tế chưa sâu, dựa vào những báo cáo và các bài viết, tài liệu là
chủ yếu, nên còn nhiều thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Kính mong được sự thông
cảm và đóng góp của quý Thầy, Cô hội đồng để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

2

SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. K hái niệm gia đình và thành viên gia đình

Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là tế bào của xã hội. Không giống bất
cứ nhóm xã hội nào khác, gia đình có sự đan xen các yếu tố sinh học, kinh tế, tâm lý, văn
hóa... Những mối liên hệ cơ bản của gia đình bao gồm vợ chồng, cha mẹ và con, ông bà
và cháu, những mối liên hệ khác: cô, dì, chú, bác với cháu, cha mẹ chồng và con dâu, cha
mẹ vợ và con rể... Mối quan hệ gia đình được thể hiện ở các khía cạnh như: có đời sống
tình dục, sinh con và nuôi dạy con cái, lao động tạo ra của cải vật chất để duy trì đời sống
gia đình và đóng góp cho xã hội. Mối liên hệ này có thể dựa trên những căn cứ pháp lý
hoặc có thể dựa trên những căn cứ thực tế một cách tự nhiên, tự phát.
Dưới góc độ pháp lý, Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn
nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và
quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này (khoản 10 Điều 8, Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000)
Tuy nhiên, trong thực tế đời sống cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm
gia đình: gia đình là tập hợp những người cùng có tên trong một sổ hộ khẩu; gia đình là
tập hợp những người cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà…
Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, gia đình được chia thành rất nhiều dạng
thức khác nhau: gia đình hiện đại và gia đình truyền thống; gia đình hạt nhân và gia đình
đa thế hệ; gia đình khuyết thiếu và gia đình đầy đủ…
Xuất phát từ những quan niệm khác nhau về gia đình dẫn tới những quan niệm
khác nhau về thành viên gia đình.
Thành viên gia đình có thể được hiểu là những người gắn bó với nhau bằng quan
hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; hoặc cũng có quan điểm cho rằng thành viên gia
đình là những người cùng được ghi tên trong một sổ hộ khẩu; hoặc là những người cùng
sống trong một gia đình…
Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa truyền thống là tất cả những người trong cùng
dòng họ, trong một đại gia đình từ cụ, kỵ, ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, cháu chắt...
(bao gồm cả con dâu, con rể, cháu dâu, cháu rể...)

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc


3

SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ

Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa hiện đại là những người sống trong cùng một
gia đình, có đời sống chung về mặt vật chất và tinh thần như cha mẹ và con cái, vợ và
chồng, những người khác sống cùng như người giúp việc, giữa những người đã từng là
con dâu với cha mẹ chồng, đã từng là con rể với cha mẹ vợ, giữa những người sống
chung với nhau như vợ chồng. Những người này có một khoảng thời gian sống chung với
nhau ổn định, có sự quan tâm chia sẻ với nhau những công việc của gia đình và xã hội, từ
đó hình thành nên mối liên hệ đặc biệt về tâm lý, tình cảm, tạo nên cách ứng xử giữa họ
với nhau.

1.1.2. K hái niệm bạo lực và bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là hành vi đi ngược lại giá trị đạo đức truyền thống của gia đình và
của dân tộc Việt Nam, là cơn sóng ngầm có sức tàn phá rất lớn, hậu quả để lại rất nặng nề
cho gia đình và xã hội, đây là nguy cơ bạo lực thường trực trong mỗi gia đình. Tư tưởng
lạc hậu, định kiến giới còn tồn tại, ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận người dân, làm
sai lệch quan điểm, nhận thức về giá trị nhân văn cao đẹp của mỗi người và tổ ấm của
chính mình, là nguyên nhân gốc rễ khiến bạo lực gia đình nảy sinh ở các mức độ khác
nhau.
Trong cuộc sống gia đình, không thể tránh khỏi những va chạm, mâu thuẫn giữa
các thành viên với nhau. Tuy nhiên, cách giải quyết mâu thuẫn của mỗi người, mỗi gia
đình là khác nhau. Có người tìm cách đối thoại, trao đổi để cùng nhau vượt qua khó khăn.
Có người cảm thấy cuộc sống không hạnh phúc, không thỏa mãn được mục đích hôn
nhân nên đề nghị ly hôn để giải thoát cho hai vợ chồng. Nhưng cũng có người trút sự bực
dọc, giận dữ lên các thành viên khác trong gia đình, bắt người kia phải phục tùng bằng

cách mắng mỏ, chửi rủa, đánh đập, kiểm soát tài chính,…Đó là bạo lực gia đình.
Khác với bạo lực ngoài xã hội, bạo lực gia đình là sự lạm dụng tình cảm, lòng tin và
thường dựa trên mối quan hệ bất bình đẳng giới. Theo thống kê thì phụ nữ là nạn nhân
chủ yếu của bạo lực gia đình. Trước khi tìm hiểu một số yếu tố tác động đến bạo lực gia
đình, người viết muốn nêu các khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình.
Bạo lực được hiểu là “Sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ” (1), còn
trong thực tế bạo lực được coi như một cách hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung
rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận:
bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực về vật chất, bạo lực về tinh
thần,….
1

Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2000.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

4

SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ

Bạo lực gia đình là “Hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có
khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia
đình” (theo Khoản 2, Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007). Gia đình là
tế bào của xã hội, vì vậy bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực
xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau, có thể phân chia bạo lực gia đình thành 4 dạng:
bạo lực thể chất; bạo lực về tinh thần; bạo lực về kinh tế; bạo lực về tình dục:
1. Bạo lực thể chất: là hành vi đánh đập, ngược đãi, tra tấn hoặc các hành động cố

ý khác làm nạn nhân bị thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc bị thiệt mạng.
Theo kết quả nghiên cứu quốc gia2 về BLGĐ cho thấy: hành vi bạo lực về thể chất
mà phụ nữ Việt Nam thường gặp là tát, ném đồ vật vào người. Tỷ lệ hành vi bạo lực
trong đời tại Việt Nam là 28,6% và tỷ lệ hiện tại (bị bạo lực trong vòng 12 tháng qua) là
5,3%. Phụ nữ thường phải hứng chịu cùng một lúc nhiều hành vi bạo lực về thể chất. Bất
cứ thứ gì cũng có thể được sử dụng như “vũ khí” để gây thương tích như: gậy, ghế, gạch,
chén, giày dép…
Trong thời gian qua, có rất nhiều vụ án liên quan đến BLGĐ, điển hình như: Ngày
4-12-2012, TAND quận Bình Thủy3 xét xử lưu động và tuyên phạt các bị cáo Nguyễn
Văn Cường (ngụ phường Long Hòa, quận Bình Thủy) 6 năm 6 tháng tù giam về tội cố ý
gây thương tích. Ngoài ra, Cường còn phải bồi thường cho gia đình bị hại số tiền trên 63
triệu đồng. Nội dung cụ thể như sau: Ngày 18-6-2012, sau khi uống rượu với bạn bè,
Cường và chị Trần Thị Thu T (vợ Cường) xảy ra cự cãi. Chị T có lời lẽ xúc phạm Cường.
Tức giận, Cường đánh và đạp vào người chị T, rồi bỏ đi. Đến 20 giờ 20 phút cùng ngày,
Cường về nhà và tiếp tục cãi nhau, đánh và xô chị T ngã. Sau đó chị T kêu đau bụng,
Cường và gia đình đưa chị T đến Bệnh viên Đa khoa TP Cần Thơ. Bác sĩ chẩn đoán chị T
bị thương nặng, phải nhập viện để theo dõi. Ngày 26-6, chị T đã tử vong do vết thương
quá nặng.
Từ thực tế trên cho thấy đây là hành vi bạo lực (chồng bạo lực vợ): Đánh đập, xâm
hại đến sức khỏe, tính mạng thành viên trong gia đình. Đây có thể nói là một trường hợp
điển hình của BLGĐ, phản ánh quy luật vòng tròn bạo lực trong việc bất bình đẳng,
người chồng cho rằng mình có quyền “dạy” vợ. Đây là một suy nghĩ sai lầm, lệnh lạc
xuất phát từ sự bất bình đẳng giới (giữa vợ và chồng), người chồng cho mình quyền được

2

Nguồn: Kết qủa nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ do Tổng cục Thống kê và Liên hợp quốc
phối hợp thực hiên, năm 2010.
3


Nguồn: Báo Cần Thơ, ngày 04/12/2012 - Đánh vợ tử vong, lãnh án.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

5

SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ

đánh đập vợ mà không cần suy nghĩ gì về hậu quả xảy ra. Điều này cũng phản ánh một
thực tế khách quan là pháp luật chưa nghiêm khắc và Luật phòng, chống BLGĐ đã ban
hành nhưng chưa thật sự được triển khai quyết liệt, hiệu quả. Bản thân người gây bạo lực
không ý thức được hành vi của mình (đánh vợ) là có lỗi, là phải bị trừng phạt. Bên cạnh
đó, những người xung quanh (cả người thân, bạn bè, láng giềng), và chính quyền địa
phương trong vụ án cũng chưa làm hết trách nhiệm, chưa can thiệp kịp thời.
2. Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh
dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình. Cụ thể như: sỉ nhục, lăng mạ, coi thường,
làm bẽ mặt trước mọi người, đe dọa hoặc dọa nạt bằng bất cứ cách nào (như quắc mắt,
chửi mắng, đập phá đồ đạc), dọa đánh đập nạn nhân hoặc người thân, dọa đuổi ra khỏi
nhà; hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm; hành vi ngăn cấm, kiểm soát tham
gia các hoạt động xã hội hoặc kinh tế của thành viên gia đình. Các hành vi có thể làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần nạn nhân.
Thông tin từ vụ án4: Ngày 8/01/2010, Công an huyện Tây Sơn, Bình Định cho biết
qua điều tra, bà Đổ Thị D (sinh năm 1923) nhiều lần bị đứa cháu ngược đãi và dọa đánh,
không cho ăn uống, ông Trần Hổ Mang (sinh năm 1975) cháu nội còn cấm bà quan hệ
với con cháu, hàng xóm. Ngày 01/10/2009, đứa cháu bất hiếu uống rượu say về nhà gây
chuyên và hành hạ bà nội, Mang giật đứt gây màn, nắm hai tay lôi bà D ra khỏi giường,
vừa lôi đi, hắn vừa hét to “Tao quăng ra ngoài kia cho chết luôn”. Quá uất ức vì bị cháu

nội hành hà, lại sống trong cảnh cô đơn quá lâu, bà D thắt cổ tự vẫn vào ngày
05/10/2009.
Đây là một dạng bạo lực tâm lý rất nghiêm trọng mà hành vi khách quan của bạo
lực đã cấu thành tội phạm, bất kể có hậu quả vật chất xảy ra hay không. Trong trường
hợp này nếu bà D không tự vẫn thì Mang vẫn phạm tội “Ngược đãi hoặc hành hạ…” theo
quy định tại Điều 151 Bộ Luật Hình sự năm 1999, với khung hình phạt là: Bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Những hành
vi xúc phạm của con cháu thường dẫn đến những tổn thương tâm lý nghiêm trọng đối với
ông bà, cha mẹ. Hành vi của Mang là đi ngược lại truyền thống đạo đức, vi phạm nghiêm
trọng chuẩn mực của xã hội nên không trước thì sau cũng sẽ dẫn đến hậu quả bà D tự vẫn
hoặc bỏ nhà đi. Trong trường hợp này người thân trong gia đình phải có những can thiệp
kịp thời và quyết liệt thì hậu quả không đáng tiếc như có thể họp mặt gia đình, dòng họ
để phân tích về những sai trái, vô đạo của Mang, cần thiết có thể báo cho chính quyền địa

4

Bà nội bị cháu trai bức tử - một số vụ án bạo lực gia đình, NXB Phụ nữ, năm 2011, Tr.23.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

6

SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ

phương can thiệp hoặc nạn nhân có thể chủ động nhờ sự giúp đỡ của cơ quan chức năng
để xử lý hành vi của thủ phạm.
3. Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành

viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản,…). Các
hành vi phổ biến là người chồng không góp tiền để nuôi con cái và duy trì gia đình, đòi
vợ đưa tiền và nếu không sẽ gây bạo lực thể chất, có người còn kiểm soát, cấm vợ không
được tiếp cận mọi nguồn lực của gia đình hoặc bắt người vợ làm việc quá sức.
Một người phụ nữ ở Hà Nội kể5: Vợ chồng tôi phục vụ trong quân đội, lương ổn
định. Lương tôi tháng nào lĩnh về cũng phải nộp cho anh ấy. Mỗi sáng anh đưa cho tôi
30.000 đồng đi chợ mua thức ăn trong ngày ba người ăn và yêu cầu chi tiêu thế nào phải
ghi rõ, tiền thừa 200 đồng cũng phải chuyển sang ngày hôm sau, được biết anh ấy có 13
sổ tiết kiệm ở các ngân hàng nhưng tôi không hề biết được… Cũng một người ở Hà Nội
kể: Trong quá trình ăn uống ông ấy bắt ghi sổ cơ, mà ghi sổ ông ấy còn không tin ở sổ, ví
dụ chị ghi 500 tiền hành thì ông ấy bảo là tại sao không sang nhà hàng xóm xin mà lại
phải mua hành.
Tuy nhiên, trong đời sống gia đình việc "Bạo hành ngược", chuyện nghe có vẻ
buồn cười nhưng lại tồn tại và ngày càng phổ biến hơn trong xã hội hiện nay. Các bà vợ
không cần "thượng cẳng tay, hạ cẳng chân", máu me rùng rợn như kiểu "hoạn chồng", mà
màn bạo hành đôi khi chỉ là những lời đay nghiến, xúc phạm, có ông do phụ thuộc kinh tế
vào vợ nên bị vợ siết chặt chi tiêu hòng ngăn cản chồng đến với các hoạt động kết giao
cộng đồng, quan hệ xã hội. Thoạt nhìn tưởng bình thường, không nghiêm trọng nhưng đó
cũng là một dạng bạo hành gia đình. Nhiều người đàn ông thường xuyên bị vợ bạo hành
về cả thể xác lẫn tinh thần và kinh tế nhưng họ vẫn cố âm thầm chịu đựng. Bởi họ sợ nếu
mọi việc vỡ lở sẽ bị mọi người chê cười. Đơn cử như trường hợp của anh Nguyễn Hữu L.
(45 tuổi), ở cù lao Tân Lộc, Thốt Nốt, TP Cần Thơ6. Cuộc sống hôn nhân của anh L. bắt
đầu trở nên nặng nề sau khi anh bị tai biến dẫn đến liệt nửa người. Từ đó, gánh nặng gia
đình với 4 miệng ăn đè lên đôi vai chị Lê Thị Bé T vợ anh. Cũng từ đó chị Bé T. "thay
tính đổi nết". Cả ngày chị buôn bán ngoài chợ, nên dù bệnh tật anh L. và các con vẫn cố
gắng cơm lành canh ngọt, những mong đỡ bớt cho chị T. một phần vất vả. Thế nhưng,
không ít lần chị buông lời nói mát anh là kẻ vô dụng, sống "bám váy vợ". Tủi nhục,
nhưng không muốn các con buồn, gia đình xáo trộn, anh L. đành nín nhịn. Nào ngờ, chị

5


Sóng ngầm tàn phá gia đình - một số vụ án bạo lực gia đình, NXB Phụ nữ, năm 2011, Tr.23.

6

Vợ bạo hành chồng và những đòn độc …theo vietnamnet.vn - ngày 15/11/2012.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

7

SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ

Bé T. ngày càng quá quắt, không những nói bóng nói gió, chị còn đay nghiến thẳng mặt
chồng. Anh L. nóng giận to tiếng, liền bị chị ta hất cả mâm cơm vào người. Không hôm
nào là anh L. không phải chịu cảnh vợ về tới nhà là “đá thúng đụng nia”, nhưng tuyệt
nhiên anh không hề hé răng với ai nửa lời. Có khi, anh L. bị vợ đánh đến bầm tím tay
chân, nhưng khi đến trạm xá anh chỉ cười bảo do liệt nửa người, tập đi nên té. Nhiều lần
anh L. viết đơn ly dị nhưng chẳng hiểu sao, chị T. lại không đồng ý ký đơn. Vì ngại nói
ra lý do chính đáng là bị vợ bạo hành nên năm lần bảy lượt anh L. không thể chấm dứt
với người vợ cạn nghĩa. Cam chịu cảnh "địa ngục trần gian" được 3 năm, trong một lần
cự cãi, chị Bé T. đạp vào chiếc xe lăn anh L. đang ngồi làm anh ngã lăn xuống bậc tam
cấp. Người nhà anh L. trông thấy liền viết đơn tố cáo. Tuy đã được hòa giải êm xuôi,
nhưng vụ việc Lê Thị Bé T. bạo hành chồng trong suốt 3 năm qua đã không thể che giấu
thêm được nữa. Anh Nguyễn Hữu L. được giải quyết ly hôn, 2 đứa con trai đã lớn cũng
xin được ở với cha để tiện bề chăm sóc cho anh.
4. Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các

quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con. Có 3 loại
hành vi được khảo sát quốc gia xác định là bạo lực tình dục: Dùng sức mạnh thể lực để
ép quan hệ tình dục ngoài ý muốn, đe dọa sẽ có điều xấu xảy ra nếu không quan hệ tình
dục, và ép phải làm những việc liên quan đến tình dục mà người vợ cảm thấy nhục nhã
hoặc hạ thấp nhân phẩm.
Một người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế kể7: Bọn chị đi gặt phải 1 tuần mới xong, mà
trong 1 tuần ngày nào anh ấy cũng đòi hỏi, hôm nay không được thì mai anh lại đòi, liên
tục như vậy. Thôi thì mình phải nhắm mắt xuôi tay để chiều anh ấy, vì là vợ chồng thì
cũng phải chiều. Những ngày nhàn rỗi thì anh ấy không thích, những ngày vất vả thì anh
ấy lại đòi hỏi thì thôi mình cũng phải chiều, mình đáp ứng vì đấy là chồng mình rồi…
Đấy, mình biết tính chồng mình, không đáp ứng mà ngày mai vẫn vui vẻ thì có khả năng
vẫn từ chối được; nhưng hôm nay mình không đáp ứng được mà ngày mai công việc đình
trệ, hoặc là ăn uống không vui vẻ thì tốt nhất là ta cứ làm cho nó xong.
Đối với trường hợp trên, tuy chưa gây ra hậu quả nhưng nếu về lâu về dài thì
những hành vi như vậy có thể sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc nếu nạn nhân từ chối quan hệ
nhiều lần… Ví dụ, như trường hợp ở Phan Thiết, Bình Thuận8: Ngày 30/12/2009, Hoàng
Xuân L. (40 tuổi) bị Tòa án nhân dân thành phố Phan Thiết xét xử lưu động về tội hành

7

Kết quả từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam, năm 2010.

8

Làm nhục vợ giữa đám đông - một số vụ án bạo lực gia đình, NXB Phụ nữ, năm 2011, Tr.35.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

8


SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ

hạ vợ... Theo cáo trạng, do ghen tuông vô cớ, L. thường xuyên đánh đập dã mang chị T.
(vợ) và đã từng bị cơ quan chức năng xử lý hành chính và giáo dục nhưng L. vẫn tính nào
tật nấy tiếp tục ghen tuông vô cớ. Ngày 10/9, khoảng 1 giờ, công an tỉnh Bình Thuận,
công an thành phố Phan Thiết, công an xã… có mặt tại nhà L. vận động nhưng L. vẫn
khóa cửa và uy hiếp, thách thức nếu ai bước vào sẽ đâm chết vợ. Trong khi mọi người ở
bên ngoài. L bật đèn, dùng dao khống chế, buộc vợ cởi hết quần áo quan hệ tình dục
trước sự chứng kiến của nhiều người... Nạn nhân (chị T vợ L.) chua xót cho biết, trước
đây mình đã gẫy gánh một lần nên dù L liên tục bạo hành suốt gần 20 năm qua, chị vẫn
cắn răng chịu đựng. Tuy nhiên, lần này thì không còn tình còn nghĩa gì nữa, không còn
có thể tha thứ được nữa.
Trong thực tế có rất nhiều vụ việc hiếm dân tương tự xảy ra giữa những người có
quan hệ thân mật như vợ chồng nhưng không bị phơi bày. Đó là vì hoạt động tình dục
luôn được coi là một vấn đề thầm kín không dễ để nạn nhân chia sẻ, trình báo. Nhưng có
một trở ngại khác lớn hơn chính là quan niệm sai lầm cho rằng: Đã là vợ chồng hoặc
chung sống như vợ chồng thì người phụ nữ phải có nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu tình dục
của chồng.
Phụ nữ gặp khó khăn hơn khi tiết lộ những trải nghiệm bạo lực tình dục so với
những trải nghiệm bạo lực thể xác. Tương tự như vậy, việc nói về bạo lực tình dục trong
hôn nhân được xem như một chủ đề không phù hợp, chuyện phòng the cần kín đáo nên
chuyện bạo lực tình dục thường được các chị em phụ nữ che dấu do nhiều nguyên nhân
như sợ hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng, làng xóm dị nghị, xấu mặt cho gia đình, dòng
họ, do vậy nên các chị em phụ nữ thường chịu đựng. Là phụ nữ không ai không có những
lúc mệt mỏi, ốm đau hoặc những lúc tinh thần không thoải mái nhưng nhiều người chồng
vẫn ép buộc khiến người phụ nữ phải miễn chưỡng quan hệ vợ chồng. Thậm chí có
những trường hợp người chồng, người tình còn dùng đến hành vi bạo lực, đe dọa dùng

bạo lực để giao cấu trái ý muốn, khiến người phụ nữ càng cảm thấy sợ hãi, chán ghét,
sinh ra lãnh cảm.
Theo quy định của pháp luật, bạo lực gia đình được biểu hiện cụ thể qua hành vi
(theo Điều 2, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007)
“1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ,
tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

9

SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm
trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và
cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện,
tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng
của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả
năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ
thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành
viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung
sống với nhau như vợ chồng”.
Đồng thời, theo Điều 8 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình thì các hành vi liên
quan đến bạo lực gia đình bị nghiêm cấm là:
“1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo
lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực
gia đình.
4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúpđỡ nạn nhân bạo lực gia đình,người phát hiện,
báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng,chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt
động trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối
với hành vi bạo lực gia đình”.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

10

SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ

1.2. Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình


1.2.1. Phong tục, tập quán
Việt Nam là một nước Á Đông với tư tưởng gia trưởng còn nặng nề, điều này có
ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay. Tính gia trưởng được
chấp nhận trong gia đình và ngoài xã hội đã tạo ra một vị trí đặc biệt cho những người
đàn ông trong gia đình: họ có "quyền" quyết định những vấn đề quan trọng, quyết định
thái độ ứng xử với các thành viên khác, họ có quyền “dạy dỗ” vợ con theo ý mình...
Thậm chí, có người coi việc sử dụng bạo lực là ứng xử cần thiết để đảm bảo hạnh phúc
gia đình. Đi cùng với đó là tư tưởng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, "vợ chồng đóng cửa bảo
nhau" nên những việc trong gia đình thì những người khác thường không muốn can thiệp
vào. Đây là những yếu tố gây ra khó khăn rất lớn trong công tác phòng, chống bạo lực gia
đình hiện nay.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những truyền thống tốt đẹp như: kính già yêu
trẻ, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ hay những triết lý Nho giáo tiến bộ “phu thê cung
kính như khách” đã và đang có những tác động tích cực tới việc bảo vệ những thành viên
yếu thế trong các gia đình: người già được kính trọng, trẻ con được yêu thương, vợ chồng
tôn trọng lẫn nhau… Những tư tưởng này nếu được phát huy và áp dụng phù hợp với xã
hội hiện nay thì sẽ góp phần quan trọng, tích cực trong phòng, chống bạo lực trong các
gia đình Việt Nam.

1.2.2. Tâm lý
Khái niệm tâm lý được đề cập ở đây không phải là tâm lý xã hội nói chung mà là
tâm lý của từng thành viên trong gia đình với tư cách là cha, mẹ, con, anh, chị, em…với
nhau và với vấn đề bạo lực gia đình.
Tâm lý của mỗi cặp vợ chồng nói chung vẫn là: “Phu xướng phụ tùy”, đề cao vai
trò tự chủ của đàn ông trong gia đình. Điều này có lúc đã làm mất đi quyền tự vệ của
người vợ trước những hành vi bạo lực của chồng mình. Điều này đã ăn sâu vào suy nghĩ
của rất nhiều thế hệ người Việt Nam: vợ đánh chồng luôn bị coi là hành vi xấu, bị cả xã
hội lên án; còn người chồng đánh vợ thì mặc nhiên được gọi là “biết dạy vợ”; hành vi
“đòi hỏi” của người chồng luôn được coi là chính đáng và người vợ có nghĩa vụ phải
phục tùng theo… Hơn thế nữa, với người đàn ông, việc sử dụng sức mạnh thể chất để

khẳng định mình dường như đã là một thói quen, một điều không thể thiếu; và thực sự
khả năng kiềm chế của họ cũng không bằng phụ nữ nên rất dễ “động chân động tay” khi
phải giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng:
trong suy nghĩ của một số phụ nữ, việc đay nghiến, chì chiết chồng là hoàn toàn bình
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

11

SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ

thường, mà không hề nghĩ đó là hành vi bạo lực, gây ra những tổn thương về tinh thần
cho người chồng.
Cha mẹ luôn dành những tình cảm yêu thương, trân trọng cho con cái mình. Song
quan niệm về giáo dục của phần đông người Việt vẫn là “yêu cho roi cho vọt”. Chính vì
vậy, việc cha mẹ đánh đập, mắng mỏ con cái được coi là bình thường, thậm chí là cần
thiết và không thể thiếu để dạy con thành người. Những đứa con trong gia đình phải chấp
nhận sự giáo dục này, và cuối cùng cũng cảm thấy đó là bình thường để chịu đựng. Bên
cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ vẫn có suy nghĩ con cái là “của mình”, nên mình có quyền đối
xử tùy ý, người khác không được can thiệp vào.
Với các thành viên khác trong gia đình, tâm lý “kính già yêu trẻ”, “kính trên
nhường dưới” vẫn được đề cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa, sự áp
đặt của những thành viên lớn tuổi với các thành viên nhỏ hơn trong gia đình là khá phổ
biến và thường xuyên vì quan niệm “khôn không đến trẻ, khỏe không đến già”. Trong xã
hội hiện nay, điều này thường làm phát sinh tư tưởng chống đối ở giới trẻ khiến các mối
quan hệ trong gia đình trở nên căng thẳng, dễ làm phát sinh bạo lực gia đình.

1.2.3. Điều k iện k inh tế xã hội

Điều kiện kinh tế xã hội luôn là yếu tố tác động mạnh tới các mối quan hệ trong
gia đình và ngoài xã hội. Kinh tế khó khăn thường gây nên sự căng thẳng, tranh chấp
trong gia đình, là nhân tố dẫn tới các hành vi bạo lực về thể chất, tinh thần không đáng
có. Việc thiếu thốn về vật chất cũng làm cho các thành viên trong gia đình không có điều
kiện giao lưu, học tập, tiếp cận những tri thức tiến bộ cũng như không được định hướng
về cách ứng xử trong gia đình, khiến tình trạng bạo lực càng dễ có nguy cơ xảy ra. Điển
hình như trường hợp diễn ra tại Cần Thơ9: Tại phiên tòa sơ thẩm, ngày 19-12-2007, Hội
đồng xét xử - TAND TP Cần Thơ tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim H.(ngụ phường
Hưng Phú, quận Cái Răng) 9 năm tù về tội giết người. Nạn nhân là anh Nguyễn Hoàng
N, là chồng với H. hơn 10 năm trời. Anh N. làm nghề bốc vác ở chợ An Lạc; còn H. đi
bán vé số dạo. Vợ chồng H. có con gái hơn 6 tuổi và sinh sống trong một căn phòng trọ ở
Xóm Chài, phường Hưng Phú. Cuộc sống vốn khó khăn, luôn thiếu trước hụt sau, nhưng
anh N. có tật hay rượu chè. Không ít lần ngà ngà say, anh N. “dạy” vợ bằng những trận
đòn roi. Ngày 7-6-2007, sau khi bán vé số về, H. uể oải. Đúng lúc này, anh N. đang ngồi
uống rượu với bạn tại nhà. Mệt mỏi, đói khát mà trong nhà không còn gạo, trong khi
chồng lại nhậu nhẹt, H. cằn nhằn, anh N. lớn tiếng rồi “cho vài bạt tay” để dằn mặt vợ.

9

Theo kết quả khảo sát của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (UBDSGĐ&TE) TP Cần Thơ, năm 2008.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

12

SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ


Cả 2 cự cãi dằn co, trong lúc không kìm được cơn giận, H. dùng dao đâm vào người anh
N., khiến anh tử vong trên đường đi cấp cứu.
Tuy nhiên, ở rất nhiều gia đình, dù điều kiện vật chất đầy đủ nhưng vẫn có hiện
tượng bạo lực gia đình. Điều này có thể được lý giải như sau: khi kinh tế phát triển, các
thành viên trong gia đình có xu hướng thỏa mãn các lợi ích cá nhân mà thiếu đi sự quan
tâm chăm sóc tới nhau; hoặc vì quá ham mê các lợi ích kinh tế mà phát sinh tranh chấp
giữa những người thân trong gia đình. Ở những gia đình này, bạo lực về tinh thần có xu
hướng phát triển hơn bạo lực về thể chất, kinh tế hay tình dục bởi vì những nhu cầu này
đều có thể được đáp ứng phần nào bằng tiền bạc.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa bên ngoài, xu hướng bạo lực
có chiều hướng gia tăng trong xã hội Việt Nam: mọi người đều dễ dàng tìm đến việc sử
dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh. Ngoài ra, sự suy giảm các giá trị
truyền thống cũng làm gia tăng những hành vi bạo lực gia đình vốn hiếm gặp trước đây:
Vợ đánh chồng, con cái đánh đập, mắng chửi bố mẹ, bạo lực tình dục trong gia đình, đặc
biệt là với trẻ em…

1.2.4. Định k iến giới
Do ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu
sắc định kiến giới, đó là những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa, phong
tục tâp quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội: tư tưởng trọng nam, khinh nữ;
chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia trưởng; định kiến giới: phụ nữ là người giữ gìn hạnh
phúc gia đình - “một điều nhịn là chín điều lành”… Những quan niệm này đã khiến cho
người nam giới cho rằng họ có vai trò trụ cột trong gia đình, có quyền định đoạt mọi việc,
họ luôn có tư tưởng mình là “tiếng nói”, có "quyền" quyết định những vấn đề quan trọng,
quyết định thái độ ứng xử với các thành viên khác, họ có quyền “dạy dỗ” trong gia đình
nên có thể mắng chửi vợ một vài câu là điều bình thường, thậm chí tát vợ một vài cái
cũng không sao; hay do hiểu sai mục đích của biện pháp nghiêm khắc trong giáo dục con
cái theo quan niệm “yêu cho roi, cho vọt” dẫn đến nhiều bậc cha mẹ tự cho mình quyền
được đánh đập, hành hạ con cái mình.
Đi cùng với đó là tư tưởng “đèn nhà ai nhà nấy sáng”, "vợ chồng đóng cửa bảo

nhau" nên những việc trong gia đình thì những người khác thường không muốn can thiệp
vào. Đây là những yếu tố gây ra khó khăn rất lớn trong công tác phòng, chống BLGĐ
hiện nay. Tính gia trưởng, “quyền” quyết định “dạy dỗ” như trường hợp BLGĐ đối với

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

13

SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ

con “Đánh con gái dã man để ép lấy chồng”10: Con gái không chịu lấy chồng, bị cha mẹ
ruột dùng xích xích lại đánh đập, lấy mảnh thủy tinh rạch lên người. Chịu không nổi sự
bạo hành đó, cô trốn khỏi nhà đến cơ quan công an tố cáo và được đưa đến bệnh viện khi
vết thương quá nặng. Đó là trường hợp xảy ra thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên mà cơ
quan chức năng đã xử lý năm 2010. Trong trường hợp này có thể thấy tính gia trưởng của
những người trụ cột gia đình, làm cha, làm mẹ luôn thể hiện “quyền” của mình đối với
con cái mà không biết rằng đó là vi phạm pháp luật và không tôn trọng quyền tư do của
con mình.

1.2.5. Trình độ dân trí
Những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới việc phòng, chống bạo lực gia đình nêu trên
đều có thể được giải quyết phần nào bằng việc nâng cao trình độ dân trí. Khi được tiếp
xúc với những tri thức tiến bộ, được hiểu biết về vai trò của gia đình, quyền và nghĩa vụ
của các thành viên trong gia đình cũng như những quy định của pháp luật về phòng,
chống bạo lực gia đình thì hành vi vi phạm trong lĩnh vực này sẽ giảm xuống. Như đã
phân tích ở trên, những yếu tố như tâm lý, phong tục tập quán, quan điểm giới… đã làm
cho những người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân và những người xung quanh,

thậm chí cả những cơ quan có thẩm quyền cho rằng hành vi đó là đúng, là được phép và
không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào. Chính vì vậy mà tình trạng bạo lực gia đình vẫn
phổ biến và không được ngăn chặn một cách hiệu quả. Nhưng nếu trình độ dân trí được
nâng cao, vị trí của gia đình và mỗi thành viên gia đình được khẳng định, kiến thức pháp
luật được cung cấp đầy đủ thì những hành vi bạo lực sẽ khó có cơ hội phát triển: nạn
nhân hiểu rõ quyền của mình và có thể áp dụng những biện pháp tự bảo vệ cần thiết;
người có hành vi bạo lực biết tính chất sai trái của hành vi và những hậu quả có thể phải
gánh chịu, do đó sẽ phải cân nhắc kỹ càng; những người xung quanh, những cơ quan có
thẩm quyền khi biết được nghĩa vụ và quyền lợi của mình sẽ tham gia phòng, chống bạo
lực gia đình một cách tích cực, chủ động hơn.
1.3. Hậu quả của bạo lực gia đình

1.3.1. Hậu quả đối với bản thân người có hành vi bạo lực gia đình
- Vi phạm đạo đức, bị mọi người lên án
- Bị xử lý hành chính (cảnh cáo, phạt tiền, giáo dục ở xã, đưa vào trường giáo
dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, buộc xin lỗi,...).

10

Đánh con gái dã man để ép lấy chồng - một số vụ án bạo lực gia đình, NXB Phụ nữ, năm 2011, Tr.49.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

14

SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ


- Bị xử lý hình sự (cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chung thân, tử hình) tùy
theo mức độ.
- Có thể bị nạn nhân “tức nước vỡ bờ” bạo lực trở lại, gây hậu quả nghiêm trọng.

1.3.2. Hậu quả đối với nạn nhân bạo lực gia đình
- Tổn thương về cơ thể: gãy xương, tàn phế, bầm dập, rách da, suy giảm chức năng
vận động,…
- Về sức khoẻ sinh sản: vô sinh, biến chứng khi mang thai, bệnh truyền nhiễm qua
đường tình dục, nạo phá thai không an toàn, mang thai ngoài ý muốn.
- Về tâm lý và hành vi: lạm dụng các chất kích thích, lo âu, buồn chán, rối loạn ăn,
ngủ, tự tử.
- Về kinh tế: mất sức lao động, phải phụ thuộc nhiều vào hỗ trợ xã hội, ảnh hưởng
đến khả năng làm việc và thu nhập.
- Nếu bạo lực tiếp diễn nghiêm trọng, nạn nhân có thể tử vong.

1.3.3. Hậu quả đối với trẻ em
- Kết quả học kém
- Thiếu tự trọng, rối loạn hành vi
- Trầm uất, thường bị ác mộng
- Lang thang, có nguy cơ cao mắc tệ nạn xã hội và phạm tội
- Sao chép hành vi khi lớn lên (trở thành người gây bạo lực gia đình hoặc nạn nhân
bạo lực gia đình).
Hành vi bạo lực đều để lại những hậu quả nặng nề về thể chất, sức khỏe, tinh thần,
kinh tế,…đối với nạn nhân. Đặc biệt, với trẻ em thì những hành vi này sẽ để lại dấu ấn
sâu sắc trong tâm hồn trẻ, chi phối đến sự hình thành nhân cách sau này. Những trẻ em là
nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình phải gánh chịu nỗi đau về thể xác, tinh thần lớn
lao, rất dễ có những phản ứng tiêu cực. Còn với những em phải chứng kiến nạn bạo lực
giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bạo lực giữa bố mẹ chúng thì thậm chí còn
bị ảnh hưởng nặng nề hơn, có thể gây nên những chấn thương tâm thần, đôi khi kéo dài
suốt cả cuộc đời. Những đứa trẻ này thường lo lắng, bất an, khó hòa nhập cuộc sống, từ

đó nảy sinh tư tưởng chán đời, học hành sa sút, dễ mắc các bệnh trầm cảm,… Nguy hiểm
hơn, đây chính là mảnh đất để ươm mầm những hành vi bạo lực gia đình trong tương lai,

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

15

SVTH: Hữu Thị Minh Thư


Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình - Thực trạng tại thành phố Cần Thơ

khi mà những đứa trẻ trưởng thành cũng có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết các
mâu thuẫn trong gia đình.

1.3.4. Hậu quả đối với gia đình
- Giảm sút thu nhập do phải nghỉ việc để chăm sóc nạn nhân
- Tăng gánh nặng kinh tế chăm sóc sức khỏe
- Làm tổn hại mối quan hệ gia đình
- Có thể làm cho gia đình ly hôn, ly thân
Bạo lực gia đình cũng làm phát sinh nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững
của gia đình bởi hành vi bạo lực đã xâm phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ giữa vợ với
chồng, hủy hoại tình cảm yêu thương gắn bó giữa vợ và chồng. Thậm chí hôn nhân chỉ
còn là cái cớ, là vỏ bọc để ngụy biện cho hành vi bạo lực.

1.3.5. Hậu quả đối với xã hội
- Giảm sự đóng góp của nạn nhân cho cộng đồng và xã hội
- Ảnh hưởng đến kinh tế địa phương, đất nước
- Tăng gánh nặng trợ giúp của cộng đồng và xã hội cho nạn nhân
- Tăng áp lực lên hệ thống y tế, bảo trợ xã hội, hành pháp và tư pháp

Với những tác động tiêu cực như trên đối với mỗi cá nhân, gia đình, bạo lực gia
đình cũng để lại hậu quả nặng nề cho toàn xã hội. Trước hết, nó làm suy thoái đạo đức
nghiêm trọng: khi mà những quan hệ thiêng liêng, bền vững (tình cảm vợ chồng, sự hiếu
thảo với cha mẹ, tình nghĩa anh em,…) Bên cạnh đó, hành vi bạo lực còn tác động xấu
đến trật tự xã hội: những người xung quanh, những người chứng kiến hành vi sẽ cảm thấy
bất bình, thấy ức chế và không tin vào những giá trị tốt đẹp; hoặc khi đã vô tâm, lãnh
đạm thì chính họ sẽ thực hiện hành vi này, làm gia tăng xu hướng bạo lực trong xã hội.
1.4. Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình
Với những hậu quả nêu trên, việc phòng, chống bạo lực gia đình có ý nghĩa quan
trọng trong việc đảm bảo quyền con người, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của
các thành viên gia đình; đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trẻ em; đảm bảo cho hạnh
phúc, bình yên trong mỗi gia đình cũng như đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Việc phòng, chống bạo lực gia đình trước hết là nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi
bạo lực hoặc nguy cơ gây ra hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích
hợp pháp của tất cả các chủ thể, đặc biệt là nạn nhân của bạo lực gia đình. Không chỉ
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc

16

SVTH: Hữu Thị Minh Thư


×