Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

LỰA CHỌN vấn đề dạy và PHƯƠNG PHÁP ôn tập CHO học SINH GIỎI KHI GIẢNG dạy LỊCH sử VIỆT NAM từ 1919 – 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.75 KB, 18 trang )

LỰA CHỌN VẤN ĐỀ DẠY VÀ PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP CHO HỌC
SINH GIỎI QUỐC GIA KHI GIẢNG DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1919-1930

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Mục đích chuyên đề
Trong nhiệm vụ của thầy và trò ở các nhà trường THPT chuyên nói chung,
việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu hết sức cần thiết, góp phần nâng
cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Bên cạnh đó
giúp các em nhận thức đúng và làm bài thi tốt nhất.
Trong đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử các năm gần đây, lịch sử
Việt Nam giai đoạn 1919-1930 luôn được đề cập tới, chính vì vậy tôi chọn đề
tài:"Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia
khi giảng dạy lịch sử việt nam giai đoạn 1919-1930".
2. Chọn phương pháp
- Dạy học lịch sử theo quan điểm tích hợp và phương pháp tiếp cận phát triển.
- Sử dụng đề thi mở - một biện pháp đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá.
- Cho học sinh đội tuyển chấm và chữa bài cho bạn

1


PHẦN II. NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP CHO HỌC SINH
GIỎI QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ
1. Đặc điểm về điều kiện dạy và học đối với học sinh giỏi
- Về chức năng và chương trình môn học: Môn lịch sử không chỉ có chức
năng nhận thức khoa học, mà còn có chức năng giáo dục tư tưởng rất đậm nét.
Thông qua việc dạy và học lịch sử phải làm làm rõ những vấn đề mang tính quy
luật của lịch sử dân tộc và lịch sử nhận loại, góp phần quan trọng giáo dục chính
trị, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và đạo đức cách mạng cho học sinh, giáo dục


phong cách, ý thức tổ chức kỷ luật, đặc biệt là niềm tin lý tưởng và tinh thần phấn
đấu cho lý tưởng. Đối với học sinh giỏi điều này càng quan trọng, vì đó không chỉ
là nguồn để đào tạo nhân lực có chất lượng cao, mà còn có khả năng phát triển
thành nhân tài của đất nước.
Một trong những đặc điểm của môn lịch sử là nếu chỉ học thuộc nội dung
của từng sự kiện sẽ rất dễ quên. Thời gian đi qua, không ai có thể nhớ mãi từng
ngày, tháng, từng chi tiết của tất cả các sự kiện lịch sử đã được học. Thực tế ấy đã
và đang diễn ra với tất cả mọi người, không có ngoại lệ. Cần có sự đổi mới tư duy
dạy và học lịch sử, nhằm khắc phục quan niệm sai lầm, cho rằng môn lịch sử chỉ là
một “môn học thuộc lòng”, “không cần tư duy”. Trên thực tế, nếu chỉ yêu cầu học
sinh học thuộc cũng rất vất vả, và dễ chán nản, thậm chí sợ môn học.
- Về đối tượng, học sinh giỏi lớp 11,12 bậc THPT, có tư chất thông minh,
năng động, sáng tạo, lực học tốt, có khả năng tự quyết định được cái gì là quan
trọng cần phải học, chứ không phụ thuộc vào người khác. Các em là những người
ít nhiều có những kinh nghiệm và những quan điểm riêng nên không dễ dàng tiếp
nhận một cách máy móc những thông tin được cung cấp một chiều, hơn nữa còn
có nhu cầu kiểm tra tính đúng đắn của thông tin bằng cách so sánh với những gì đã
biết hoặc đối chiếu với những kinh nghiệm và tài liệu có thể khai thác được.
Học sinh giỏi có khả năng cung cấp thông tin cho nhau và giúp đỡ lẫn nhau
về nội dung, chương trình học tập. Các em thường kỳ vọng những kiến thức và kỹ
năng học được sẽ mang lại lợi ích trực tiếp trong một tương lai gần (kết quả thi
học sinh giỏi), và quan trọng hơn là các em có ý thức cầu tiến, rất nhiệt tình học
tập, muốn vươn lên học tốt.
2


- Về học liệu, việc dạy và học môn lịch sử do Bộ Giáo dục và Đào tạo thống
nhất quản lý, cả về nội dung và thời lượng. Chương trình và sách giáo khoa, cùng
các học liệu quy định khác đều do Bộ tổ chức biên soạn, chỉnh lý, tái bản. Những
nội dung cần điều chỉnh hàng năm đều được hướng dẫn bằng văn bản. Tuy nhiên

đối với học sinh giỏi, sách giáo khoa chỉ là một tài liệu quan trọng nhất, học sinh
còn phải cập nhật tính thời sự và đọc một số tài liệu khác, nhất là cuốn Đại cương
lịch sử Việt Nam.
- Về thời gian và môi trường học tập, Học sinh giỏi được sự đầu tư của gia
đình và xã hội, được dành nhiều thời gian cho môn học. Đội ngũ thầy, cô giáo có
trách nhiệm cao và nhiệt tình giảng dạy, có kiến thức và phương pháp dạy tốt, có
năng lực sáng tạo, tâm huyết với nghề, coi thành công của học sinh là niềm vui, là
hạnh phúc của chính mình; thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp
vụ.
Số lượng học sinh trong mỗi lớp bồi dưỡng học sinh giỏi không nhiều. Đây
là điều kiện thuận lợi để có thể quan tâm chu đáo đến từng học sinh cụ thể. Tuy
nhiên, do bệnh thành tích, nên sức ép đối với đội ngũ thầy cô phụ trách đội tuyển
và bản thân mỗi học sinh giỏi cũng khá lớn, tạo sự lo lắng, căng thẳng về tâm lý.
2. Yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử
Yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp xuất phát từ nguyên tắc tối
cao là đảm bảo chất lượng dạy học và quyền lợi có nhiều tri thức của học sinh.
Như tất cả các môn, việc dạy và học lịch sử ở các bậc học nói chung, đối với học
sinh giỏi ở bậc trung học phổ thông nói riêng đang rất cần đổi mới về nội dung và
phương pháp. Đó là một yêu cầu khách quan.
Phương pháp dạy học phải phù hợp với tâm lý học sinh giỏi. Tính chủ động
sáng tạo của người học phải được tôn trọng. Vì thế, không thể coi học sinh giỏi
như những "tờ giấy trắng" để người thầy vẽ lên đó các thông tin mang tính áp đặt,
mà phải coi học sinh như những nhà tư tưởng đang hình thành những lý thuyết về
thế giới. Chính vì thế, khi truyền đạt thông tin cho học sinh giỏi, giáo viên cần cư
xử theo kiểu tương tác và làm trung gian giữa "môi trường" và học sinh.
Điều đáng lưu ý trong quá trình dạy học lịch sử là, giáo viên không nên chỉ
tìm những câu trả lời đúng để xác thực cho việc học tập của học sinh, mà cần tìm
kiếm quan điểm của học sinh nhằm biết được những quan niệm hiện có của họ để
có thể hướng dẫn họ tiếp tục học tập và chuẩn bị cho bài tiếp theo.
3



Trong các nhà trường hiện nay, phương pháp đang được sử dụng nhiều nhất
vẫn là giảng bài, nhưng cũng phải tuân thủ nguyên tắc: phát huy tối đa vai trò chủ
đạo của thầy và vai trò chủ động của trò. Cùng với yêu cầu đổi mới phương pháp
dạy và học, vấn đề đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá cũng được đặt ra.
Riêng về phương thức thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn lịch sử vẫn theo
hình thức đề tự luận, có nhiều câu hỏi. Cấu trúc của đề thi mấy năm gần đây là 7
câu hỏi, thang điểm 20. Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia thường yêu cầu các
mục tiêu, bậc 2 (thông hiểu) và bậc 3 (vận dụng), nhiều hơn là bậc 1 (nhận biết).
Nội dung thi là toàn bộ chương trình chuyên môn lịch ở bậc Trung học phổ thông.
3. Dạy học lịch sử theo quan điểm tích hợp và phương pháp tiếp cận
phát triển
Căn cứ vào mục tiêu đối với học sinh giỏi, cần xác định kiến thức và kỹ
năng mà học sinh đã biết để bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng cần có thêm.
Người thầy phải bồi dưỡng những những kiến thức và kỹ năng theo chiều sâu hoặc
kiến thức mới, tránh lặp lại máy móc những nội dung kiến thức và kỹ năng mà học
sinh đã có.
Do vậy, trong bồi dưỡng học sinh giỏi cần xây dựng một chương trình môn
học cụ thể. Hiện nay có ba phương pháp tiếp cận:
- Phương pháp tiếp cận nội dung: biên soạn bài giảng và yêu cầu học sinh
thuộc những nội dung nhất định, mang tính chất định trước.
- Phương pháp tiếp cận phát triển: Thầy không gò ép học sinh theo những
khuôn mẫu có sẵn, chấp nhận vô điều kiện những quan điểm của người dạy, mà
người thầy phải gợi mở, hướng dẫn, khuyến khích tư duy sáng tạo; đào tạo những
con người năng động, làm chủ được kiến thức, chủ động tìm kiếm, tích luỹ kiến
thức để ngày càng tự hoàn thiện, có khả năng tự đánh giá, tự điều chỉnh để không
ngừng vươn lên học tốt, thích ứng với mọi hoàn cảnh, chủ động ứng phó với mọi
tình huống.
4. Sử dụng đề thi mở - một biện pháp đổi mới phương thức kiểm tra,

đánh giá
Khái niệm “đề thi mở” không đồng nhất với khái niệm “được sử dụng tài
liệu”, mà là đề thi trong đó có những câu hỏi “mở”, tạo điều kiện cho sự sáng tạo
của học sinh. Học sinh có điều kiện phát biểu nhận thức của mình về một nhận
4


định, đánh giá, một sự kiện hoặc một quá trình lịch sử, khuyến khích khả năng
phát hiện và giải quyết vấn đề.
Việc thi chọn học sinh giỏi môn lịch sử hiện nay là viết bài tự luận. Tránh
tình trạng học sinh chỉ biết học thuộc lòng sự kiện mà thiếu hiểu biết về nội dung
sự kiện lịch sử và không có tư duy logich khi viết bài. Nên giáo viên sử dụng các
câu hỏi mở sẽ có tác dụng khuyến khích tư duy sáng tạo của học sinh.
5. Hướng dẫn học sinh tự chấm bài, chấm chéo bài bạn, rèn luyện kỹ
năng phân tích đánh giá yêu cầu của đề bài.

5


II. LỰA CHỌN VẤN ĐỀ DẠY VÀ PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP
CHO HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 1919-1930
LỊCH SỬ VIỆT NAM
Trong phần bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia giai đoạn 1919-1930, cần phải
lựa chọn những vấn đề cơ bản và nâng cao, đưa vào các chuyên đề cụ thể để bồi
dưỡng và ôn luyện cho học sinh
1. Những chuyên đề trong giai đoạn 1919-1930
Chuyên đề 1: Những chuyển biến mới về kinh tế và xã hội ở Việt Nam
sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Thực dân Pháp ở Việt
Nam 1919-1929.

2. Tác động chương trình khai thác thuộc địa lần 2 đến Việt Nam.
a. Sự chuyển biến về giai cấp.
b. Tác động tích cực và tiêu cực đến kinh tế, xã hội Việt Nam
Chuyên đề 2: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1930.
1. Những chuyển biến của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ
nhất và tác động của nó đến Việt Nam.
2. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ
sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930.
3. Phong trào công nhân Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến
trước khi thành lập Đảng.
Chuyên đề 3: Nguyễn Ái Quốc và quá trình hoạt động thành lập Đảng
cộng sản ở Việt Nam (1911- 1930).
1. Nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành
2. Quá trình hoạt động chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức dẫn đến sự
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
3. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam
Chuyên đề 4: Những tổ chức yêu nước cách mạng ở Việt Nam từ 1919
đến trước năm 1930.
6


1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
2. Tân Việt cách mạng Đảng
3. Việt Nam Quốc dân đảng và khởi nghĩa Yên Bái
Chuyên đề 5: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
1. Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản ở việt Nam năm 1929.
2. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
3. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng cộng sản Việt Nam.
4. Luận cương chính trị của Đảng
5. Ý nghĩa lịch sử của việc Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.

2. Phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia giai đoạn lịch sử
Việt Nam 1919-1930.
Trước tiên, giáo viên giúp học sinh hiểu kiến thức cơ bản theo sách giáo
khoa. Khi hiểu đúng, đủ kiến thức cơ bản trong chương trình lịch sử Trung học
phổ thông, học sinh tiếp tục tìm hiểu những kiến thức nâng cao liên quan, logich
của các sự kiện lịch sử. Trong giai đoạn 1919-1930, giáo viên nên áp dụng phương
pháp dạy học nêu vấn đề, yêu cầu học sinh tư duy khai thác từng vấn đề, sau đó
các em phân nhóm tự trình bày ý tưởng của mình, nêu thắc mắc của mình, rồi giáo
viên mới chốt lại và cung cấp kiến thức cho học sinh.
Giáo viên thực hiện việc kiểm tra đánh giá học sinh, rút kinh nghiệm và rèn
cách làm bài thi, cách trình bày vấn đề lịch sử… Có thể cho học sinh chấm chữa
chéo bài viết, để các em tự học hỏi và rút ra kinh nghiệm.
3. Một số dạng câu hỏi ôn tập giai đoạn 1919-1930
Câu 1: Cuộc khai thác thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ nhất của
thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?
1.- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), để bù đắp thiệt hại do
chiến tranh gây ra, thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân các nước thuộcđịa
trong đó có Việt Nam. Từ 1919-1929, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa
lần 2, đầu tư với tốc độ nhanh, qui mô lớn vào các nghành kinh tế Việt Nam.
- Chỉ trong vòng 6 năm (1924-1929), số vốn đầu tư vào Đông Dương, chủ
yếu là Việt Nam lên đến 4 tỉ phrăng, nhiều nhất là nông nghiệp, chủ yếu là cao
7


su… Diện tích trồng cao su từ 1.500 ha năm 1918 lên đến 78.620 ha năm 1930.
Nhiều công ty trồng cao su ra đời: Công ty Đất đỏ, công ty Misơlanh…
- Trong công nghiệp, Pháp mở rộng qui mô, chú trọng đầu tư vào khai thác
mỏ, trước hết là mỏ than. Nhiều công ty khai thác mỏ mới được thành lập như
công ty than Hạ Long – Đồng Đăng… Ngoài ra thực dân Pháp cho nâng cấp mở
mới số cơ sở khai thác quặng, nhà máy chế biến… nhưng hạn chế phát triển công

nghiệp nặng và một số nghành, để kìm chặt nền kinh tế nước ta và không cạnh
tranh được với chính quốc.
- Thương nghiệp: hàng hoá của Pháp nhập vào Đông Dương trước chiến
tranh là 37%, trong những năm 1929-1930 chiếm 63%. Giao thông vận tải đã xây
dựng và mở mới một số tuyến đường nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác và
chuyên chở vật liệu, lưu thông hàng hóa. Ngân hàng nắm trọn quyền chỉ huy kinh
tế Đông Dương, thực dân Pháp thi hành các biện pháp tăng thuế nên ngân sách
Đông Dương tăng gấp 3 lần so với trước chiến tranh
2. Tác động
a. Tiêu cực
- Nhìn chung nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới, do trong quá
trinh khai thác thực dân Pháp có đầu tư vốn, kĩ thuật, nhân lực, song rất hạn chế.
Nền kinh tế của tư bản Pháp mở rộng và bao trùm nền kinh tế phong kiến lạc hậu
Việt Nam ….
- Tuy nền kinh tế Việt Nam có chuyển biến nhưng vẫn mang tính chất cục
bộ, nghèo nàn và lạc hậu, ngày càng cột chặt nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế
Pháp và vẫn là thị trường độc chiếm của thực dân Pháp
b. Tích cực
- Bên cạnh đó cũng có những yếu tố tích cực, sự du nhập quan hệ sản xuất
TBCN đã phá vỡ kinh tế nông thôn và hình thành những trung tâm đô thị mới,
trung tâm kinh tế mới… sản xuất ra một khối lượng hàng hóa rất cao.
- Cơ cấu kinh tế thay đổi cũng tác động đến sự phân hóa giai cấp trong xã
hội và làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với tư bản Pháp ngày càng sâu
sắc.

8


Câu 2: Thái độ chính trị của giai cấp tư sản và tiểu tư sản sau chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)? Thái độ đó được thể hiện như thế

nào trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
1. Giai cấp tư sản:
Ra đời và phát triển cùng với chương trình khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp. Tư sản chủ yếu là tiểu chủ trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật
liệu, hay làm đại lý hàng hóa cho Pháp. Do quyền lợi kinh tế và thái độ chính trị
nên giai cấp tư sản Việt Nam phân hóa thành hai bộ phận: Bộ phận tư sản mại bản:
Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc và là đối tượng
của cách mạng.
- Bộ phận tư sản dân tộc: Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc
lập,bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ. Tư sản dân tộc Việt
Nam đã đi vào con đường phát triển kinh tế dân tộc, nhưng địa vị kinh tế còn rất
nhỏ bé, tổng số vốn kinh doanh chỉ bằng 5% số vốn của tư bản nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam.
+ Giai cấp tư sản Việt Nam đã bước lên vũ đài chính trị với một phong trào
yêu nước sôi nổi, rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình
thức đâu tranh phong phú. Vd: Từ năm 1919 tư sản Việt Nam tổ chức tẩy chay
hàng Hoa Kiều, vận động “chấn hưng nội hoá”, “bài trừ ngoại hoá”… Năm 1923,
1 số tư sản và địa chủ ở Nam Kì thành lập Đảng Lập Hiến, đưa ra một số khẩu
hiệu đòi tự do dân chủ… Nhưng giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh
tế và chính trị, dễ thỏa hiệp với tư bản Pháp khi chúng nhượng cho một số quyền
lợi, nên không đủ sức giữ vững ngọn cờ lãnhđạo cách mạng
2. Tầng lớp tiểu tư sản:
Ra đời cùng thời gian với giai cấp tư sản, gồm nhiều thành phần như học
sinh, sinh viên, viên chức, tri thức, những người làm nghề tự do, buôn bán
nhỏ…..thường xuyên bị bọn đế quốc bạc đãi, khinh rẻ, đời sống bấp bênh gặp
nhiều khó khăn, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp.Trong đó bộ
phận tri thức, học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với những trào lưu tư tưởng
tiến bộ từ bên ngoài. Vì thế họ là lực lượng hăng hái nhất, thường đi đầu trong các
phong trào, là lực lượng quan trọng của cách mạng.


9


+ Giai cấp tiểu tư sản có nhiều hoạt động trong và ngoài nước… thành lập
một số tổ chức chính trị như: Hội phục Việt, Hội Hưng Nam…..Ở nước ngoài sự
kiện tiếng bom Phạm Hồng Thái(6-1924) ở Sa Diện Quảng Châu Trung Quốc như
cánh én báo hiệu mùa xuân cách mạng Việt Nam.
* Thái độ chính trị cùng với những hoạt động của giai cấp tư sản, tiểu tư sản
góp phần mạnh mẽ vào phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ những năm 19191930…. góp phần khảo nghiệm 1 con đường cứu nước. Sự thất bại của cuộc khởi
nghĩa Yên Bái đã kết thúc con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư
sản, chứng tỏ con đường theo khuynh hướng tư sản là không thành công
3. Được thể hiện trong Cương lĩnh….
- Ngay tại Hội nghị thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã thông qua bản
Cương lĩnh chính trị…. Xác định lực lượng của cách mạng nước ta. Lực lượng
cách mạng là công nông, đồng thời “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức,
trung nông… để kéo họ đi về phe giai cấpvô sản. Còn đối với phú nông, trung, tiểu
địa chủ và tư sản Việt Nam mà chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít
ra cũng làm cho họ trung lập”.
+ Cương lĩnh đã thể hiện được vấn đề đoàn kết dân tộc rộng rãi, để tập
trung lực lượng đánh đuổi kẻ thù. Điều này rất đúng với hoàn cảnh một nước
thuộc địa như Việt Nam.
Câu 3: So với phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX, phong
trào đầu thế kỉ XX có những điểm gì mới?
- Về mục tiêu: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX nhằm chống thực dân
Pháp giành độc lập, thiết lập trở lại chế độ phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ
XX cũng nhằm chống thực dân Pháp, nhưng gắn với cải cách xã hội theo hướng tư
bản chủ nghĩa.
- Về tư tưởng: phong trào cuối thế kỉ XIX theo hệ tư tưởng phong kiến, còn
phong trào đầu thế kỉ XX có khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Lãnh đạo phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu, văn thân có tư tưởng

trung quân ái quốc, còn lãnh đạo phong trào đầu thế kỉ XX là những sĩ phu thức
thời có tư tưởng tiến bộ.
- Về hình thức đấu tranh: phong trào cuối thế kỉ XIX chỉ tiến hành khởi
nghĩa vũ trang, phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú
10


theo hai xu hướng bạo động và cải cách; kết hợp nhiều biện pháp như: tuyên
truyền vận động đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sự gíup đỡ từ bên ngoài,
vận động cải cách, mở mang và nâng cao dân trí, dân quyền, xúc tiến chuẩn bị võ
trang bạo động.
- Quy mô: phong trào cuối thế kỉ XIX diễn ra trên một số địa bàn có điều
kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ đấu tranh vũ trang. Phong trào đầu thế kỉ
XX diễn ra trên địa bàn rộng lớn, ở cả trong và ngoài nước, với sự tham gia của
nhiều tầng lớp nhân dân.
Câu 4: Vì sao các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư
sản ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1930 đều bị thất bại nhanh chóng?
Ý nghĩa lịch sử của các phong trào đó?
1. Nguyên nhân thất bại:
- Các phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản tiêu biểu là hoạt động
của Việt Nam Quốc dân đảng, đã phát triển mạnh từ sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất đều lần lượt đi đến thất bại ….
- Tổ chức non kém, không đủ sức để chống đỡ trước mọi thủ đoạn khủng bố
của kẻ thù để tồn tại và phát triển. Cạnh tranh của khuynh hướng vô sản
- Sự thất bại của phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản bắt
nguồn từ nguyên nhân sâu xa và cơ sở kinh tế và giai cấp xã hội Việt Nam sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 như một ngọn đèn tàn trong phong trào
đấu tranh của tư sản dân tộc….
2. Ý nghĩa lịch sử:

- Mặc dù thất bại, song các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân
chủ tư sản vẫn còn có một vị trí quan trọng trong cuộc vận động giải phóng dân
tộc.
- Góp phần bồi đắp lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm
của nhân dân ta và truyền bá những tư tưởng dân chủ ở nước ta.
- Góp phần hỗ trợ và thúc đẩy cho các hoạt động của phong trào công nhân.
Làm nảy sinh hàng loạt các tổ chức chính trị của nhiều thế hệ thanh niên kế tiếp
bước ra làm cách mạng, bằng nhiều con đường khác nhau. Các thế hệ thanh niên
11


ấy sẽ dần dần tìm đến với Đảng Cộng sản. Phong trào yêu nước là một nhân tố
góp vào sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.
Câu 5: Nêu các khuynh hướng chính trị và những biểu hiện của nó
trong phong trào yêu nước chống Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930.
Từ kết cục của mỗi khuynh hướng, hãy rút ra kết luận về con đường giải
phóng dân tộc Việt Nam.
1. Các khuynh hướng chính trị và những biểu hiện của nó trong phong trào
yêu nước chống Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930:
- Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX diễn ra theo khuynh
hướng phong kiến, biểu hiện là các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hương
Khê...
- Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX diễn ra theo khuynh hướng tư sản, biểu
hiện ở hai xu hướng chủ yếu: 1- Xu hướng bạo động (đại biểu là Phan Bội Châu)
với việc lập Hội Duy Tân, tổ chức phong trào Đông du, thành lập Việt Nam
Quang phục hội; 2- Xu hướng cải cách (đại biểu là Phan Châu Trinh) với việc
thành lập trường học mới (tiêu biểu là Đông Kinh nghĩa thục), cuộc vận động Duy
tân, biến thành bạo động trong phong trào đấu tranh chống thuế ở Trung Kì.
- Phong trào yêu nước từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm
1930 có hai khuynh hướng: 1- Khuynh hướng tư sản, biểu hiện qua những cuộc

đấu tranh chống độc quyền hải cảng Sài Gòn, chống độc quyền xuất cảng lúa gạo
ở Nam Kì, thành lập Đảng Lập hiến; thành lập các tổ chức chính trị … 2- Khuynh
hướng vô sản, biểu hiện qua sự phát triển của phong trào công nhân theo phương
hướng từ tự phát đến tự giác, những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc,
gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và
cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Từ kết cục của mỗi khuynh hướng, rút ra kết luận về con đường giải
phóng dân tộc Việt Nam:
- Những phong trào yêu nước theo các khuynh hướng phong kiến hoặc tư
sản đều thất bại, chứng tỏ các các hệ tư tưởng phong kiến và tư sản không đủ sức
giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ. Vì thế độc lập dân tộc không gắn
liền với chủ nghĩa phong kiến hoặc chủ nghĩa tư bản.

12


- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản giành được thắng lợi với
sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với
cách mạng Việt Nam, khẳng định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.
Câu 6: Phong trào công nhân Việt Nam có bước phát triển như thế
nào trong những năm 1926-1929? Sự kiện nào là mốc đánh dấu phong trào
công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành phong trào tự giác?
1. Sự phát triển
- Trong bối cảnh cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc có những bước
phát triển…Hội Việt Nam được thành lập và có những hoạt động hướng về Việt
Nam…phong trào công nhân Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ.
- Trong hai năm 1926-1927 đã liên tiếp bùng nổ 27 cuộc bãi công của công
nhân, lớn nhất là cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của
500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm…

- Cuối năm 1928, sau khi có chủ trương “vô sản hoá” …. nâng cao ý thức
chính trị cho giai cấp công nhân đồng thời qua đó để họ tự rèn luỵên.
- Trong hai năm 1928-1929 có tới 40 cuộc đấu tranh của công nhân. Đấu
tranh của công nhân đã nổ ra tại các trung tâm kinh tế, chính trị…
- Giờ đây các cuộc đấu tranh của công nhân đã mang tính chất chính trị,
vượt ra khỏi phạm vi một nhà máy, một ngành, một địa phương, bước đầu có sự
liên kết thành phong trào chung. Tình hình đó chứng tỏ trình độ giác ngộ của công
nhân đã nâng lên rõ rệt, tuy chưa được đều khắp.
- Sự phát triển của phong trào công nhân dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức
cộng sản ở Việt Nam vào năm 1929, là một xu thế khách quan của cách mang giải
phóng dân tộc Việt Nam. Ba tổ chức cộng sản ra đời đánh dấu bước trưởng thành
của giai cấp công nhân Việt Nam…
- Tuy nhiên ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau,
tranh giành ảnh hưởng của nhau… Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị hợp
nhất các tổ chức cộng sản từ ngày 6-1-1930. Thành công của hội nghị đã dẫn đến
sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, mốc kết thúc quá trình phát triển của
phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác…

13


2. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là mốc đánh dấu phong trào công nhân
hoàn toàn trở thành phong trào tự giác…
Câu 7: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng
dân tộc theo khuynh hướng nào? Nêu những điều kiện chủ quan và khách
quan tác động đến sự lựa chọn ấy?
1. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc
theo khuynh hướng vô sản (khác với con đường cũ: giải phóng dân tộc theo các
khuynh hướng phong kiến hoặc dân tộc dân chủ).
2. Những điều kiện khách quan và chủ quan:

- Tác động của thời đại mới: thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô
sản. Các mâu thuẩn trong lòng chủ nghĩa đế quốc phát triển gay gắt...Cách mạng
tháng Mười Nga thành công...Quốc tế Cộng sản được thành lập...Thời đại đó giúp
cho Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu lí luận và thực tiễn để lựa chọn một con đường cứu
nước đúng đắn.
- Sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam diễn ra
liên tục và anh hùng. Các con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến và
dân tộc dân chủ đều không thành công. Đất nước lâm vào “tình hình đen tối tưởng
như không có đường ra” đặt ra yêu cầu tìm ra một con đường mới…
- Do trí tuệ và nhãn quan của Nguyễn Ái Quốc: thấy được hạn chế trong
các con đường cứu nước của cha ông, thấy các cuộc cách mạng theo khuynh
hướng dân tộc dân chủ “chưa đến nơi”, phân biệt rõ bạn và thù của cách mạng
Việt Nam trên phạm vi quốc tế, phát hiện trong luận cương của Lênin “con đường
giải phóng cho chúng ta”…
Câu 8: Hãy chọn lọc và trình bày 2 đóng góp to lớn nhất của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc trong 30 năm đầu của thế kỷ XX. Lý giải sự lựa chọn đó?
1- Tìm ra con đường cứu nước năm 1920.
- Năm 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Người đã đến
khắp các châu lục để học tập và tìm hiểu qua thực tiển các nước.
- Tháng 7/1920 tại thủ đô Pari Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp cận được tư
tưởng cách mạng của Lê-nin qua Sơ thảo Luận cương “Về vấn đề dân tộc và
thuộc địa”. Tháng 12/1920 tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp Người
14


bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành
người Cộng sản Việt Nam đầu tiên.
* Lý giải:
- Việc phát hiện ra con đường cứu nước mới“ Muốn giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác hơn là con đường cách mạng vô sản.” là đóng góp

to lớn đầu tiên trong cuộc đời cách mạng của Nguyễn Ái Quốc:
- Con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc tìm ra đã kết thúc thời kỳ khủng
hoảng về đường lối lãnh đạo của cách mạng nước ta và mở ra thời kỳ cách mạng
Việt Nam gắn liền với mọi hoạt động của phong trào cách mạng thế giới.
2- Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.
- Cuối năm 1929 xuất hiện 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam, đó là một bước
tiến đồng thời cũng là một nguy cơ của phong trào yêu nước trước sự khủng bố
trắng của thực dân Pháp. Nhận thức được vấn đề, ngày 6/1/1930, Nguyễn Ái
Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất
mang tên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tại Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng, tất cả những nội dung trong cương lĩnh trở thành đường lối cơ bản nhất
của CM VN hơn 70 năm nay.
* Lý giải:
- Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là kết quả tất yếu do hoạt động
của Nguyễn Ái Quốc sau khi tìm ra con đường cứu nước năm 1920. Hoạt động đó
đã kết hợp được 3 nhân tố: chủ nghĩa MácLênin, phong trào công nhân và phong
trào yêu nước V.Nam trong thời đại mới.
- Sự kiện thành lập Đảng là bước ngoặt lớn trong lịch sử cách mạng Việt
Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam được sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng Sản
Việt Nam là nhân tố mang tính quyết định mọi thắng lợi trong quá trình phát triển
của cách mạng Việt Nam.
Câu 9: Tại sao nói Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là tổ chức
tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mục đích của sự thành lập: tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội
Việt Nam Cách mạng thanh niên trong đó có Cộng sản Đoàn làm nòng cốt để đào
15


tạo những người yêu nước Việt Nam thành những cán bộ tuyên truyền chủ nghĩa

Mác - Lênin, bồi dưỡng rèn luyện những người yêu nước Việt Nam thành những
chiến sĩ cộng sản, chuẩn bị điều kiện cho sự thành lập chính đảng của giai cấp
công nhân Việt Nam.
- Đường lối chính trị:
+ Mục đích tôn chỉ của Hội: làm cách mạng dân tộc (đánh đuổi thực dân
Pháp và giành độc lập cho xứ sở, rồi sau làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa
đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản).
+ Lực lượng Cách mạng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhưng do
công nông làm nòng cốt.
+ Cách mạng phải có Đảng của chủ nghĩa Mác - Lênin lãnh đạo.
+ Cách mạng trong nước cần phải đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới và là
một bộ phận của cách mạng thế giới.
- Hệ thống tổ chức: gồm năm cấp đồng thời xây dựng các tổ chức quần
chúng như công hội, nông hội, hội học sinh, hội phụ nữ.
- Với mục đích thành lập và đường lối trên đây Tuy Hội Việt Nam Cách
mạng thanh niên chưa phải là một Đảng Cộng sản nhưng nó là một đoàn thể có xu
hướng Mác xít. Đường lối chính trị đã thể hiện rõ lập trường Cách mạng của giai
cấp công nhân.
- Trên cơ sở hoạt động đến 1929, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh
niên phân hoá thành hai tổ chức cộng sản: Đông Dương Công sản Đảng, An Nam
Cộng sản Đảng để đến năm 1930 hợp nhất với Đông Dương Cộng sản liên đoàn
hình thành nên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 10: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về nhiệm vụ
chiến lược cách mạng tư sản dân quyền xác định trong Cương lĩnh chính
trị đầu tiên và Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng ta.
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị tháng 10/1930 đều
xác định tính chất cách mạng Đông Dương là: Cách mạng tư sản dân quyền…tiến
lên chủ nghĩa xã hội.

16



+ Cương lĩnh chính trị (1/1930) do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đã xác định
đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành cuộc “tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng, để đi tới xã hội Cộng sản”.
+ Luận cương chính trị (10/1930) do Trần Phú soạn thảo, cũng xác định
những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương “Cách mạng
Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát
triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”.
- Nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản dân quyền:
+ Giống nhau: Chống đế quốc và phong kiến
+ Khác nhau: Cương lĩnh đầu tiên đề cao nhiệm vụ dân tộc: “Nổi bật lên là
nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai phản động, giành độc lập tự do cho toàn thể
dân tộc”. Luận cương 10/930 chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu nên không
nêu được vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà nặng về vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn
đề cách mạng ruộng đất.
- Lãnh đạo: Giống nhau (giai cấp vô sản)
- Động lực:
+ Giống nhau: Công - nông là hai động lực chính.
+ Khác nhau: Cương lĩnh đầu tiên chỉ rõ “phải hết sức liên lạc với tiểu tư
sản, trí thức, trung nông…để kéo họ đi về phe vô sản giai cấp. Còn đối với…phú
nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa lộ rõ mặt phản cách mạng
thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập”. Luận cương 10/1930 đánh giá
không đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản và khả năng liên minh có điều
kiện với giai cấp tư sản dân tộc; không thấy được khả năng phân hoá và lôi kéo
một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.
- Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ 1930 đến nay khẳng định Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là
một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan
điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn. Độc lập dân tộc và tự do

là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này. Luận cương 10/1930 đã bộc lộ một số
nhược điểm mang tính chất “tả khuynh” giáo điều, phải trải qua quá trình thực
tiễn đấu tranh cách mạng, các nhược điểm trên mới dần dần được khắc phục.

17


PHẦN III. KẾT LUẬN
Chuyên đề và đã được triển khai dạy ở đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc
gia môn Lịch sử Chuyên Vĩnh Phúc trong 2 năm đã thu được kết quả. Các em đã
hứng thú và đam mê với môn Lịch sử, trong các buổi học các em tích cực trao đổi
và tranh luận với nhau nhất là các vấn đề mới phát sinh.
Các đề mở đã phát huy được sức sáng tạo của học sinh đội tuyển, các em có
lập luận logic và đưa ra các nhận định phù hợp với tiến trình lịch sử. Việc phân
học sinh chấm và chữa bài của bạn, qua đó giúp các em biết cách học và làm bài
không bị thiếu ý, không viết thừa và nắm kiến thức phần đó tốt hơn.
Kết quả kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử, phần lịch sử
Việt Nam giai đoạn 1919-1930 sau khi sử dụng phương pháp dạy học mới có kết
quả cao hơn
1. Năm học 2012-2013: Đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử có 8/8 học
sinh đạt giải (03 giải nhì, 03 giải ba, 02 giải khuyến khích).
2. Năm học 2013-2014: Đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử có 8/8 học
sinh đạt giải (02 giải nhất 05 giải nhì, 01 giải ba).

Vĩnh Yên, ngày 05 tháng 7 năm 2014..
Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Thị Minh Hải


18



×