Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

CHUYÊN đề báo cáo BIÊN SOẠN CHỦ đề dạy và PHƯƠNG PHÁP ôn tập CHO học SINH GIỎI KHI GIẢNG dạy LỊCH sử VIỆT NAM từ 1919 – 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.96 KB, 50 trang )

CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO
BIÊN SOẠN CHỦ ĐỀ DẠY VÀ PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP CHO HỌC
SINH GIỎI KHI GIẢNG DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 – 1930
Phạm Thị Hằng
Giáo viên Trường THPT chuyên Lê Hông Phong
Nam Định
PHẦN MỞ ĐẦU
Mục tiêu của trường chuyên về cơ bản vẫn là mục tiêu đào tạo của trường
THPT tức là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mĩ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa… xây dựng nhân cách và trách nhiệm công dân…” và có thêm yêu cầu
được phát triển năng khiếu (về một môn học) để chuẩn bị cho các em tiếp tục học
lên đại học, nhằm đào tạo thành nhưng tri thức giỏi, cao hơn là những nhân tài
cho đất nước.
Để đạt được mục tiêu đó, các trường chuyên phải nâng cao hiệu quả dạy
học, đặc biệt là nâng cao công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Đối với công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi nói chung, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử nói
riêng là vấn đề luôn được các cấp quản lí, các giáo viên trực tiếp giảng dạy quan
tâm và trăn trở. Đây là công việc đòi hỏi thời gian, trí tuệ, tâm huyết của mỗi giáo
viện khi tham gia giảng dạy. Bởi vì, thực tế giáo viên dạy chuyên không có
chương trình thống nhất, sách giáo khoa, sách giáo viên riêng cho chuyên, chưa
có phòng học bộ môn... Giáo viên không được đào tạo, tập huấn để dạy chuyên,
chủ yếu dạy bằng kinh nghiệm tiễn đúc rút từ năm này qua năm khác. Do vậy,
việc tổ chức các buổi hội thảo về các chuyên đề bồi dưỡng HSG quốc gia giữa
các giáo viên ở các trường chuyên là điều rất cần thiết.
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1930 là
giai đoạn lịch sử với lượng kiến thức phong phú, nội dung khá quan trọng,
1


thường có những câu hỏi trong đề thi, thi chọn học sinh giỏi tỉnh, thi Đại học , thi


học sinh giỏi quốc gia. Nên biên soạn theo chủ đề khi giảng dạy lịch sử Việt Nam
từ 1919 – 1930 sẽ giúp học sinh học tập chuyên sâu đáp ứng được mục tiêu: Thi
học sinh giỏi cấp tỉnh, thi Đại học và thi học sinh giỏi quốc gia.
Xuất phát từ thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi và yêu cầu của Hội thảo, tôi
đã viết chuyên đề: “BIÊN SOẠN CHỦ ĐỀ DẠY VÀ PHƯƠNG PHÁP ÔN
TẬP CHO HỌC SINH GIỎI KHI GIẢNG DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ
1919 – 1930” để chia sẻ và mong nhận được những góp ý xây dựng của quý thầy
cô và bạn bè đồng nghiệp.
Cấu trúc của chuyên đề: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, chuyên đề
gồm 2 chương
Chư ơng 1. BIÊN SOẠN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ KHI GIẢNG DẠY LỊCH
SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 – 1930
Chương 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ
VIỆT NAM TỪ 1919 – 1930

2


Chương 1
BIÊN SOẠN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ KHI GIẢNG DẠY LỊCH SỬ VIỆT
NAM TỪ 1919 – 1930
1.Mục tiêu và nội dung của chuyên đề lịch sử Việt Nam 1919 - 1930
1. 1 Mục tiêu
Trong giảng dạy, giáo viên cần xác định mục tiêu của một bài học hay một
chuyên đề bởi nó sẽ định hướng cho việc xác định nội dung kiến thức và phương
pháp dạy học nhằm đạt kết quả tốt nhất. Khi học chuyên đề lịch sử Việt Nam từ
1919 - 1930, học sinh cần đạt được:
-Về kiến thức
Hiểu rõ được những thay đổi của tình hình nước ta do tác động của cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, tạo ra những điều kiện lịch sử

mới thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ phát triển theo hai khuynh hướng chủ
yếu: khuynh hướng vô sản và khuynh hướng dân chủ tư sản.
Những hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin về trong nước, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển từ tự phát
sang tự giác, phong trào yêu nước cũng chuyển dần theo khuynh hướng vô sản,
tất yếu đưa đến sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Sự ra đời
của Đảng là một tất yếu lịch sử của cách mạng Việt Nam. Giá trị to lớn của
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được
Hội nghị hợp nhất nhất trí thông qua.
-Về kĩ năng
Thông qua việc học tập chuyên đề, học sinh được rèn các kĩ năng bộ
môn:
+ Học sinh biết chọn lọc sự kiện tiêu biểu trong hệ thống các sự kiện.
+ Biết lập bảng thống kê sự kiện, lập sơ đồ tư duy để tự học
+ Biết so sánh, phân tích, đánh giá sự kiện để tìm ra bản chất của sự kiện.
3


+ Học sinh phải biết phân tích các vấn đề lịch sử để đánh giá, kết luận.
+ Phải biết so sánh, liên hệ
+ Giáo viên rèn kỹ năng làm bài cho học sinh
-Về thái độ:
Qua nội dung chuyên đề giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, có niềm tin
vào sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc như trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
1.2. Nội dung của chuyên đề lịch sử Việt Nam 1919 – 1930
Quá trình vận đông của cách mạng Việt Nam, từ sau Chiến tranh thế giới
đến 1930, là giai đoạn thể hiện sự phát triển của cách mạng Việt Nam dẫn tới sự
ra đời của Đảng. Khi giảng dạy giai đoạn này, giáo viên cần làm nổi bật những
nội dung cơ bản sau:

- Những nét chính của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất
có ảnh hưởng tới Việt Nam (các nước tư bản thắng trận họp tại Véc-xai phân chia
lại thế giới; bước phát triển mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế).
- Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô lớn đã tác động
mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội Việt Nam. Phân tích được địa vị kinh tế, thái độ
chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt
Nam thời thuộc địa; rút ra được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc đó.
- Những điều kiện kinh tế, xã hội, tư tưởng đã làm nảy sinh hai khuynh
hướng chính trị từ 1919 - 1930:
+ Khuynh hướng tư sản: diễn ra dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản và
tầng lớp trí thức tiểu tư sản, đỉnh cao là sự ra đời tổ chức Việt Nam quốc dân
Đảng năm 1927. Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 đã nói lên sự non
yếu của khuynh hướng chính trị tư sản, đây cũng là mốc đánh dấu sự thất bại của
phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta.
+ Khuynh hướng vô sản: là quá trình phát triển mạnh mẽ của phong trào
4


công nhân. Đặc biệt là từ khi Nguyễn Ái Quốc tìm được con đường cứu nước và
tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin về trong nước thông qua hoạt động của
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, phong trào công nhân đã chuyển dần từ tự
phát sang tự giác. Phong trào yêu nước cũng ngả dần theo khuynh hướng vô sản.
- Năm 1929, điều kiện thành lập Đảng đã chín muồi. Với tư cách là phái
viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập hội nghị hợp nhất ba tổ
chức cộng sản tại Hương Cảng (Trung Quốc). Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt
Nam là sản phẩm tất yếu của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại của cách
mạng Việt Nam.
1.3 Biên soạn một số chủ đề khi ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1930
1.3.1 Một số yêu cầu về mặt sư phạm khi biên soạn các chủ đề trong dạy học

lịch sử
Do yêu cầu, cũng như tính chất của việc bồi dưỡng học sinh giỏi nên việc
biên soạn các chủ đề lịch sử cho học sinh lớp chuyên là rất cần thiết. Vì vậy, khi
xây dựng các chủ đề lịch sử cho học sinh, giáo viên cần chú ý những yêu cầu sau:
Biên soạn các chủ đề lịch sử phải đảm bảo tính phổ thông, phù hợp với
chương trình, mục tiêu và trình độ của học sinh.
Khi biên soạn các chủ đề bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ ôn tập, củng
cố kiến thức đã học mà còn giúp học sinh đào sâu kiến thức, nâng cao hiểu biết,
phát huy được tính sáng tạo, tinh thần tự học, tự nghiên cứu.
Giáo viên cần xây dựng hệ thống các dạng bài tập lịch sử có liên quan để
học sinh ôn lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài tập cùng như phát triển tư
duy lịch sử.
1.3.1. Biên soạn một số chủ đề khi ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1930
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình lịch sử lớp 12 (nâng cao),
chúng tôi đã nghiên cứu và biên soạn các chủ đề sau:
5


Chủ đề 1. Những chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất.
1. Hoàn cảnh quốc tế tác động đến Việt Nam
a. Ảnh hưởng của CMT10 Nga năm 1917
+ Ngày 7/11/1917 (24/10 theo lịch Nga) cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa
tháng Mười đã thắng lợi, đã xoá bỏ ách thồng trị của phong kiến và tư sản Nga
thành lập chính quyền Xô viết đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước
+ Cách mạng tháng Mười Nga còn giải phóng cho các dân tộc bị Đế quốc
Nga áp bức. Cuộc Cách mạng tháng Mười không chỉ là cuộc cách mạng vô sản
mà còn là cach mạng giải phóng dân tộc
+ Thắng lợi của cuộc cách mạng này đã mở ra con đường giải phóng cho
giai cấp công nhân và các dân tộc thuộc địa

+ Cách mạng tháng Mười Nga làm cho phong trào cách mạng ở phương
Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông có mối quan hệ mật thiết
với nhau vì cùng chống một kẻ thù chung là chủ nghĩa Đế quốc.
- Cách mạng tháng mười có ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam
+ Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã tác động đến những người
yêu nước Việt Nam trên con đường tìm chân lý cứu nước mà trước hết là đến với
Nguyễn Ái Quốc. Nhờ cách mạng tháng Mười mà Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến
với chủ nghĩa Mác Lê Nin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, con đường
cách mạng vô sản.
+ Dưới tác động của CM tháng Mười Nga cuộc đấu tranh của cách mạng
Pháp và phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa của Pháp có mối
liên hệ vì cùng chống kẻ thù chung là Đế quốc Pháp.
b. Sự thành lập Quốc tế Cộng sản
- Do sự phát triển của phong trào cách mạng ở các nước tư bản chủ nghĩa,
nhiều tổ chức cộng sản lần lượt thành lập ở các nước châu Âu. Trước yêu cầu
6


mới của sự nghiệp cách mạng, tháng 3/ 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập ở
Matxcova.
- Tại đại hội II (1920), quốc tế cộng sản đã thông qua một loạt cương lĩnh
và văn kiện quan trọng nhằm xác định đường lối chiến lược và sách lược của
phong trào cách mạng thế giới, trong đó đặc biệt là bản Luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa của Leenin. Bản luận cương này đã được Nguyễn Ái
Quốc đọc và Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta là
cách mạng vô sản.
- Tháng 12 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội 18 của Đảng Xã hội
Pháp ở Tua. Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập
Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sự kiện này
đánh dấu bước ngoặt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường

yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Mở ra cho cách mạng giải phóng dân
tộc Việt Nam một giai đoạn mới – giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam
với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường
Cách mạng tháng Mười Nga.
c. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh ở châu Á.
- Đảng Cộng sản Trung Quốc (7- 1921) được thành lập đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào phong trào cách mạng
nước ta.
Như vậy, các sự kiện trên đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cơ bản để
truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta sau chiến tranh thế giới
thứ nhất. Từ đó, hình thành một khuynh hướng các mạng mới ở Việt Nam –
khuynh hướng cách mạng vô sản.
2. Chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa của thực dân Pháp ở Đống Dương
sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
* Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
7


-Mục đích: bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra và khôi phục địa vị kinh
tế của nước Pháp trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
Tăng cường đầu tư vốn trên quy mô lớn, tốc độ nhanh vào các nước ở
Đông Dương. Trong vòng 6 năm (1924 – 1929), số vốn đầu tư tăng gấp 6 lần so
với 20 năm trước chiến tranh.
- Hướng đầu tư: công nghiệp và nông nghiệp. Trong nông nghiệp: tập
trung vào đồn điền (nhất là đồn điền cao su). Trong công nghiệp: tập trung khai
thác mỏ (chủ yếu là mỏ than).
- Mở mang một số ngành công nghiệp chế biến quặng kẽm, thiếc; sản xuất
tơ, sợi, gỗ, diêm, đường, xay xát….
- Thương nghiệp: ngoại thương có bước phát triển mới. Giao lưu nội địa
được đẩy mạnh. Pháp thi hành chính sách độc chiếm thị trường, dùng hành rào

thuế quan để ngăn chặn hàng nhập từ nước khác.
- Giao thông vận tải phát triển (kể cả đường sắt, đường bộ và đường thuỷ),
nhằm phục vụ công cuộc khai thác và mục đích quân sự. Các tuyến đường sắt
xuyên Đông Dương được nối thêm đoạn Đồng Đăng – Na Sầm, Vinh – Đông Hà.
Nhiều cảng biển mới được xây dựng như Bến Thuỷ, Hòn Gai.
- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát
hành tiền giấy, cho vay lãi. Thực dân Pháp còn tăng thuế để bóc lột nhân dân.
- Tác động (nhận xét)
Cuộc khai thác lần hai của thực dân Pháp không tập trung vào công nghiệp
nặng mà chủ yếu là khai thác mỏ và chế biến do đó làm cho nền kinh tế Việt
Nam và Đông Dương mất cân đối và ngày càng bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp,
Đông Dương vẫn là thị trường độc quyền của thực dân Pháp.
Tính chất mật cân đối còn được thể hiện qua mối quan hệ giữa các vùng,
miền; MB và MN kinh tế còn ít nhiều phát triển, trong khi đó miền Trung (Vinh,
Bến Thủy, ĐN, QN) còn lại hầu như vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Tuy
8


nhiên, trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cũng có đầu tư kĩ thuật,
nhân lực song rất hạn chế, cơ cấu kinh tế Việt Nam có chuyển biến ít nhiều, song
chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng.
Thực dân Pháp du nhập một phần yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa, làm cơ
sở cho sự ra đời và phát triển của các giai cấp mới trong xã hội Việt Nam: đó là
giai cấp công nhân, giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản – nhưng lực lượng cách
mạng tiên tiến của thời đại.
* Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục
- Về chính trị: tiếp tục thi hành chuyên chế, mọi quyền hành đều nằm trong
tay thực dân Pháp và tay sai. Bộ máy cảnh sát, mật thám, nhà tù tiếp tục được
củng cố đến tận các hương thôn để xâm nhập, kiểm soát các làng xã. Đồng thời,
chúng cũng thi hành vài cải cách chính trị – hành chính để đối phó với biến động

ở Đông Dương.
- Về văn hoá, giáo dục
+ Hệ thống giáo dục được mở rộng gồm các cấp tiểu học, trung học, cao
đẳng, đại học. Tuy vậy, trường học được mở hết sức nhỏ giọt, chủ yếu phục
vụ cho công cuộc khai thác.
+ Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều, có hàng chục tờ báo bằng chữ
Quốc ngữ và chữ Pháp, nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác và thống trị ở
Đông Dương. Các trào lưu tư tưởng, khoa học, kĩ thuật, văn hóa phương Tây xâm
nhập mạnh vào Việt Nam.
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam
a. Chuyển biến về kinh tế
- Nền kinh tế tư bản thực dân tiếp tục được mở rộng và trùm lên nền kinh
tế phong kiến Việt Nam.

9


- Cơ cầu kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến, song chỉ mang tính chất cục bộ,
chủ yếu vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, ngày công bị cột chặt vào
kinh tế Pháp.
b. Chuyển biến về giai cấp xã hội
- Sự phân hóa giai cấp xã hội Việt Nam diễn ra sâu sắc hơn.
+ Địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa thành ba bộ phận tiểu địa chủ,
trung địa chủ và đại địa chủ. Một bộ phận trung, tiểu địa chủ có ý thức chống đế
quốc và tay sai. Bộ phận đại địa chủ thường được Pháp sử dụng trong bộ máy cai
trị.
+ Giai cấp nông dân chiếm đại đa số trong xã hội Việt Nam (khoảng
90%), bị bị bần cùng hóa không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc
Pháp và tay sai rất gay gắt. Đây là một động lực của cách mạng.
+ Giai cấp tiểu tư sản gồm chủ xưởng, những người buôn bán nhỏ, học

sinh, sinh viên, trí thức… tăng nhanh về số lượng, có ý thức dân tộc dân chủ,
chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên rất
hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
+ Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phân hóa thành
hai bộ phận tư sản mại bản và tư sản dân tộc, trong đó tư sản dân tộc Việt Nam
là lực lượng có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
+ Giai cấp công nhân ra đời trước Chiến tranh thế giới thứ nhât, ngay trong
cuộc khai thác thuộc địa của Pôn Đume với số lượng khoảng 10 vạn, sau chiến
tranh tăng lên 22 vạn (1929).
Ngoài những đặc trưng chung của giai cấp công nhân thế giới: Đại diện
cho lực lượng tiến bộ của thời đại, có hệ tư tưởng riêng là học thuyết Mác Lênin, có tinh thần cách mạng triệt để, có kỉ luật tốt. Tuy vậy, giai cấp công nhân
Việt Nam còn có những nét riêng:
10


+ Có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân.
+ Chịu sự áp bức bóc lột nặng nề của đế quốc, phong kiến và tư bản người
Việt.
+ Kế thừa truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc.
+ Sớm tiếp thu những ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.
Là một giai cấp mới,công nhân đã sớm trở thành một lực lượng chính trị
độc lập, thống nhất, tự giác và vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt
Nam đi theo khuynh hướng tiến bộ.
- Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, chủ yếu là mâu
thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Sự phân
hóa giai cấp, mâu thuẫn xã hội và tác động của trào lưu cách mạng thế giới, nhất
là Cách mạng tháng Mười Nga đã thúc đẩy phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt
Nam ngày càng phát triển.
c. Nhận xét
- Sự biến đổi về kinh tế, nhất là sự biến đổi cơ cấu kinh tế quyết định sự

biến đổi về xã hội, nhất là sự phân hoá giai cấp ngày càng sau sắc, làm cho xã hội
Việt Nam có đầy đủ những giai cấp của một xã hội hiện đại.
- Những giai cấp mới là cơ sở vật chất để tiếp thu những tư tưởng mới vào
Việt Nam (kể cả tư tưởng tư sản và tư tưởng vô sản), làm cho phong trào dân tộc
Việt Nam mang những màu sắc mới mà các phong trào yêu nước trước kia không
thể nào có được.
- Những giai cấp mới cùng những hệ tư tưởng mới làm xuất hiện hai
khuynh hướng tư sản và vô sản. Cả hai khuynh hướng đều cố gắng vươn lên giải
quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra. Đó chính là cuộc đấu
tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam. Đây là đặc
điểm lớn nhất của phong trào yêu nước Việt Nam trong thời gian 1919-1930.

11


Từ nội dung kiến thức cơ bản trên, HS vận dụng giải quyết các bài tập
sau :
Câu 1. Phân tích những sự kiện lịch sử trên thế giới có ảnh hưởng đến
phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 2. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp được
tiến hành trong hoàn cảnh nào? Nội dung cuộc khai thác và tác động của nó đến
kinh tế - xã hội Việt Nam.
Câu 3. Sự phân hóa giai cấp xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ
nhất diễn ra như thế nào? Những biến đổi trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh
thế giới thứ nhất đã tác động gì đến cách mạng Việt Nam
Câu 4. Thái độ các giai cấp trong xã hội Việt Nam đối với sự thống trị của
thực dân Pháp và tay sai như thế nào?
Câu 5. Tại sao nói, giai cấp công nhân có khả năng lãnh đạo cách mạng sau
chiến tranh thế giới thứ nhất?
Chủ đề 2. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới

thứ nhất đến 1930
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 1930
1. Điều kiện lịch sử
a. Kinh tế
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần
thứ hai để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra và khôi phục địa vị của mình
trong thế giới. Cuộc khai thác lần này được tiến hành từ 1919 - 1929 với quy mô
và mức độ lớn hơn nhiều so với cuộc khai thác lần thứ nhất. Cuộc khai thác đã
làm cho nền kinh tế của Việt Nam có sự biến đổi: nền kinh tế của tư bản Pháp
tiếp tục được mở rộng và bao trùm lên nền kinh tế phong kiến Việt Nam. Nền
kinh tế Việt Nam mang tính chất thực dân nửa phong kiến. Cơ cấu kinh tế Việt
12


Nam có chuyển biến mặc dù chỉ có tính chất cục bộ địa phương. Tuy nhiên, sự
chuyển biến đó cũng tạo ra cơ sở kinh tế cho sự xuất hiện những khuynh hướng
cứu nước mới (vô sản và tư sản) ở nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
b. Xã hội
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa trên quy mô lớn và chính
sách thống trị của thực dân Pháp, cơ cấu giai cấp của xã hội Việt Nam có những
chuyển biến mới. Do quyền lợi kinh tế và địa vị của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội
khác nhau nên thái độ và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp cũng khác nhau.
- Giai cấp địa chủ:
Giai cấp địa chủ bị phân hóa thành ba bộ phận là đại địa chủ, trung địa chủ,
tiểu địa chủ. Đại địa chủ tăng cường chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, đàn áp,
bóc lột nông dân về kinh tế, chính trị, làm tay sai cho Pháp, đi ngược lại lợi ích
dân tộc. Phần lớn đại địa chủ trở thành kẻ thù của cách mạng. Trong khi đó một
bộ phận trung tiểu địa chủ ít nhiều vẫn có ý thức chống đế quốc và tay sai, có khả
năng tham gia cách mạng khi có điều kiện.

- Giai cấp nông dân:
Là giai cấp có số lượng đông nhất trong xã hội (chiếm trên 90% dân số) và
cũng là nạn nhân chính của chính sách khai thác thuộc địa, bóc lột tô thuế và
cướp đoạt ruộng đất. Họ bị đẩy vào con đường bần cùng hóa, không lối thoát nên
có mâu thuẫn gay gắt với đế quốc và tay sai. Nông dân Việt Nam có tinh thần dân
tộc và dân chủ sâu sắc, có ý thức chống đế quốc và chống phong kiến cao. Họ có
hai yêu cầu (về lợi ích): độc lập dân tộc và ruộng đất, nhưng họ luôn đặt lợi ích
độc lập dân tộc cao hơn lợi ích ruộng đất. Giai cấp nông dân là một lực lượng
cách mạng to lớn nhất, là động lực của cách mạng.
- Giai cấp tiểu tư sản:
Tiểu tư sản gồm những người tiểu thương, tiểu chủ, học sinh, sinh viên,
nhà văn, nhà báo, công chức... Sau chiến tranh thế giới thứ nhất họ có sự phát
13


triển nhanh về số lượng. Họ có ý thức dân tộc dân chủ, chống thực dân và tay sai.
Đặc biệt bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên nhất nhạy cảm với thời cuộc và tha
thiết canh tân đất nước nên rất hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc.
- Giai cấp tư sản:
Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất và phân
hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản là những
chủ tư bản lớn mở xí nghiệp để gia công, nhận thầu cho đế quốc, có quyền lợi
gắn bó với đế quốc nên trở thành đối tượng cách mạng. Tư sản dân tộc có khuynh
hướng kinh doanh độc lập, địa vị kinh tế nhỏ bé, số vốn ít, thường bị Pháp cạnh
tranh, chèn ép nên có khuynh hướng dân tộc, dân chủ.
- Giai cấp công nhân:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, công nhân tăng lên về số lượng (từ 10
vạn lên 22 vạn). Công nhân Việt Nam có đặc điểm giống công nhân thế giới: đại
biểu cho lực lượng sản xuất tiến bộ của xã hội, điều kiện lao động và sinh sống

tập trung...
Ra đời trong bối cảnh một nước thuộc địa, công nhân Việt Nam cũng có
những đặc điểm riêng: chịu 3 tầng áp bức (đế quốc, tư sản, phong kiến) nên đời
sống hết sức cực khổ; có mối quan hệ gần gũi với nông dân nên thuận lợi cho
việc hình thành mối liên minh công nông; sớm tiếp thu truyền thống yêu nước bất
khuất của dân tộc và chủ nghĩa Mác - Lênin do Nguyễn Ái Quốc truyền bá;
không có công nhân quý tộc, đồng nhất về văn hóa và ngôn ngữ nên có tinh thần
đoàn kết cao. Do đó, công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên thành một động
lực mạnh mẽ của phong trào dân tộc theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của
thời đại.
Như vậy trong xã hội Việt có đầy đủ các giai cấp của một xã hội hiện đại.
Sự phát triển của giai cấp công nhân, tư sản và tiểu tư sản là những lựa lượng mới
14


và là cơ sở xã hội bên trong để tiếp thu những tư tưởng cách mạng từ bên ngoài
dội vào.
c. Tư tưởng
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn
cho dân tộc ta – con đường cách mạng vô sản. Qua nghiên cứu lí luận MácLeenin và khảo nghiệm thực tế, Nguyễn Ái Quốc từng bước hình thành nên lí
luận cách mạng giải phóng dân tộc và truyền bá về Việt Nam.
Tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng Mười Nga cùng với lí
luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được những người yêu
nước Việt Nam truyền bá trong nhân dân ta. Nhờ tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin
và lí luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc đã làm cho phong
trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam phát triển theo khuynh hướng vô
sản. Trên cở sở đó đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu năm
1930.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư tưởng dân chủ tư sản tiếp tục ảnh
hưởng đến Việt Nam. Tiếp đó là chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (Trung

Quốc) phần nào đã ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản, tiểu tư sản
Việt Nam.
Những điều kiện lịch sử nói trên, đã tác động tới sự hình thành hai khuynh
hướng chính trị khác nhau trong phong trào yêu nước Việt Nam từ năm 1919 đến
đầu năm 1930:
- Phong trào yêu nước của tư sản và tiểu tư sản theo khuynh hướng dân
chủ tư sản
- Phong trào đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân khác theo
khuynh hướng vô sản.
2. Phong trào yêu nước của tư sản và tiểu tư sản (1919 - 1930)
a. Phong trào
15


* Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức (1919 - 1925)
- Phong trào của tư sản:
Để chống lại sự cạnh tranh của tư sản Hoa kiều, năm 1919 tư sản phát
động phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá. Ở Hà Nội bài trừ hàng hoá
người Hoa với khẩu hiệu "người Nam chỉ mua hàng của người Nam". Năm 1923,
địa chủ, tư sản đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu gạo ở Nam
Kì của tư bản Pháp.
Cùng với những hoạt động kinh tế, giai cấp tư sản cũng dùng báo chí bảo
vệ quyền lợi của mình. Năm 1923, tư sản và địa chủ Nam Kì (đại biểu là Bùi
Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long...) thành lập Đảng lập hiến để tập hợp lực
lượng, đưa ra khẩu hiệu đòi tự do dân chủ. Tuy nhiên Đảng này có hạn chế là
muốn lợi dụng sự ủng hộ của quần chúng làm áp lực với Pháp và khi Pháp
nhượng bộ cho một số quyền lợi (cho một số ghế trong Viện dân biểu Bắc kì, Hội
đồng quản hạt Nam kì) thì sẵn sàng thoả hiệp với Pháp đi vào con đường cải
lương.
- Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản trí thức:

Tầng lớp tiểu tư sản trí thức đã thành lập các tổ chức chính trị như Việt
Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Đảng thanh niên... Họ tổ chức
những cuộc mít tinh, biểu tình, bãi khóa, lập ra các nhà xuất bản tiến bộ để ra
sách báo, cổ động tinh thần yêu nước, đòi các quyền tự do dân chủ.
Họ cho ra đời nhiều tờ báo tiến bộ như An Nam trẻ, Người nhà quê,
Chuông rẻ, lập các nhà xuất bản tiến bộ như Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường
học thư xã (Sài Gòn)...
Một số hoạt động nổi bật của tiểu tư sản có tiếng vang lớn như cuộc đấu
tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925), cuộc truy điệu để tang
Phan Châu Trinh (1926), đòi thả Nguyễn An Ninh (1926)
Ở nước ngoài: Nhóm thanh niên yêu nước: Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu,
16


Nguyễn Công Viễn thành lập một tổ chức của những người Việt Nam yêu nước
"Tâm tâm xã". Ngày 19/6/1924 vụ mưu sát toàn quyền Meclanh của Phạm Hồng
Thái đã gây tiếng vang lớn.
* Phong trào cách mạng quốc gia tư sản (1927 - 1930): gắn liền với hoạt
động của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng và khởi nghĩa Yên Bái.
Sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919 - 1926
đã tạo cơ sở cho sự ra đời các tổ chức cách mạng theo khuynh hướng tư sản. Tiểu
biểu là tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng mà cơ sở đầu tiên là Nam đồng thư xã một nhà xuất bản tiến bộ do Phạm Tuấn Tài lập ra. Lúc đầu chỉ là một nhóm
thanh niên trí thức yêu nước chưa có đường lối chính trị rõ rệt, nhưng do ảnh
hưởng của phong trào dân tộc dân chủ đặc biệt là ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam
dân của Tôn Trung Sơn đã dẫn đến sự ra đời của Việt Nam Quốc dân đảng ngày
25/12/1927.
Lúc mới thành lập, Việt Nam Quốc dân đảng chưa xác định được tôn chỉ
mục đích rõ rệt mà chỉ nêu một cách chung chung “trước làm cách mạng quốc
gia, sau làm cách mạng thế giới”. Năm 1928, Đảng đề ra mục đích làm cách
mạng dân tộc xây dựng nền dân chủ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức. Năm 1929,

Đảng bổ sung nguyên tắc “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” vào chương trình hoạt
động. Đầu năm 1930, Việt Nam quốc dân Đảng mô phỏng theo chủ nghĩa Tam
dân của Tôn Trung Sơn (đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân
quyền) .
Thành phần đảng viên rất phức tạp: tư sản dân tộc, nông dân khá giả, binh
lính hạ sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp, thân hào, địa chủ... Mặc dù là
một đảng hoạt động bí mật nhưng tổ chức rất lỏng lẻo, kỉ luật thiếu nghiêm minh,
việc kết nạp đảng viên lại diễn ra bừa bãi tạo cơ hội cho Pháp lợi dụng đưa tay
chân vào Đảng.
Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tiến hành cách mạng bằng sắt và
17


máu, lấy binh lính người Việt trong quân đội Pháp làm lực lượng chủ lực nên cơ
sở trong quần chúng rất ít, địa bàn bó hẹp trong một số địa phương ở Bắc kì. Do
không có đường lối và phương pháp đúng đắn nên hoạt động của Đảng thiên về
quân sự, nặng về hình thức ám sát cá nhân.
Tháng 2/1929 Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát tên trùm mộ phu
Badanh. Thực dân Pháp nhân cơ hội này tiến hành khủng bố những người yêu
nước làm cho Việt Nam Quốc dân đảng bị tổn thất nặng nề. Bị động trước tình
thế, những người lãnh đạo đã dốc hết lực lượng còn lại thực hiện một cuộc bạo
động với hi vọng “không thành công cũng thành nhân”.
Cuộc khởi nghĩa diễn ra vào đêm 9/2/1930 tại Yên Bái, tiếp theo là Phú
Thọ, Hải Dương, Thái Bình. Ở Hà Nội cũng ném bom để phối hợp với các địa
phương. Tại Yên Bái quân khởi nghĩa đã chiếm được trại lính, hạ một số sĩ quan
Pháp nhưng không làm chủ được tỉnh lị nên hôm sau bị quân Pháp phản công và
tiêu diệt. Còn ở nơi khác nghĩa quân chỉ tạm thời làm chủ mấy huyện nhỏ, sau đó
địch chiếm lại, khởi nghĩa nhanh chóng thất bại.
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại đã kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt
Nam Quốc dân đảng, kể từ đó vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng với tư

cách là chính đảng trong phong trào giải phóng dân tộc đã chấm dứt hoàn toàn.
b. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử
* Nguyên nhân thất bại:
- Bản thân giai cấp tư sản rất nhỏ yếu nên không đủ sức giương cao ngọn
cờ lãnh đạo cách mạng.
- Hệ tư tưởng tư sản đã lỗi thời nên không đủ khả năng giúp nhân dân ta
thoát khỏi kiếp nô lệ.
- Tổ chức chính trị của tư sản Việt Nam lỏng lẻo, kết nạp bừa bãi, để mật
thám Pháp chui vào phá hoại từ bên trong. Một tổ chức như vậy không đủ sức
chống đỡ trước sự tiến công của đế quốc Pháp.
18


- Thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và một phương pháp khoa học.
- Kẻ thù đang mạnh, so sánh lực lượng chưa có lợi cho phong trào yêu
nước, thời cơ cách mạng chưa xuất hiện.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp thêm cho chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam, đào tạo và rèn luyện một đội ngũ các nhà yêu nước.
- Khảo nghiệm một con đường cứu nước, chứng tỏ con đường giải phóng
dân tộc dưới ngọn cờ tư tưởng tư sản là không thành công.
- Giúp cho những người yêu nước Việt Nam sớm tìm đến một con đường
mới; tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đưa phong trào yêu
nước Việt Nam chuyển dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản và cũng trở thành
một trong những điều kiện dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
3. Phong trào công nhân (1919 - 1930)
a. Hoàn cảnh lịch sử mới của PTCN
- Thế giới : Thắng lợi của CM tháng Mười Nga 1917, sự thành lập của
quốc tế cộng sản 1919, thuận lợi cho CM thuộc địa. Sự ra đời của ĐCS Pháp
1920, TQ 1921, tạo đk cho CMVN.

- Trong nước : Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp làm cho
XXVN có nhiều chuyển biến dẫn đến sự phân hóa sâu sắc trong xã hội. Các giai
cấp mới hình thành, giai cấp CNVN tăng từ 10 vạn lên 22 vạn. Nó khẳng định xu
thế của thời đại, phug hợp với yêu cầu ls.
* Khái quát : Giai cấp CNVN ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần I
của Pháp. Đặc điểm chung với CNTG, điểm riêng...
b. Phong trào
- Từ năm 1919 - 1925
Năm 1920 công nhân Sài Gòn lập ra công hội bí mật do Tôn Đức Thắng
đứng đầu. Đây là tổ chức đầu tiên của công nhân Việt Nam. Năm 1921 các cuộc
19


đấu tranh của công nhân Pháp, Trung Quốc đã cổ vũ công nhân Việt Nam. Mở
đầu là công nhân Bắc Kì đấu tranh đòi chủ cho nghỉ ngày chủ nhật có lương vào
năm 1922. Tiếp đó là các cuộc bãi công ở các nhà máy dệt, rượu, xay xát tại Nam
Định, Hải Phòng, Hà Nội.
Tháng 8/1925 cuộc bãi công của công nhân Ba Son nhằm ngăn cản tàu
Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân Trung Quốc đã
đánh dấu bước chuyển từ tự phát sang tự giác.
Nhìn chung, phong trào công nhân thời kì này diễn ra còn lẻ tẻ, chịu ảnh
hưởng từ bên ngoài, nặng về đấu tranh kinh tế, còn mang tính tự phát, giai cấp
công nhân chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
Tuy nhiên ý thức giai cấp đang phát triển nhanh chóng làm cơ sở cho các
tổ chức và phong trào đấu tranh chính trị sau này mà bắt đầu là cuộc đấu tranh
của công nhân Ba Son đã có mục tiêu về chính trị, thể hiện tinh thần đoàn kết
quốc tế với vô sản thế giới. Vì thế sự kiện này đánh dấu bước chuyển biến của
phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác.
- Từ năm 1926 - 1930
Phong trào công nhân Việt Nam có những điều kiện lịch sử mới tác động.

Đây là thời kì phong trào cách mạng thế giới có bước phát triển đặc biệt ở Trung
Quốc (Quảng Châu là trung tâm). Đại hội V của quốc tế cộng sản (1924) đã ra
những nghị quyết quan trọng về phong trào cách mạng của các nước thuộc địa. Ở
trong nước từ năm 1925 đã xuất hiện một số tổ chức yêu nước như Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng đảng, đặc biệt hoạt động của Nguyễn
Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về nước đã tác động đến sự
giác ngộ chính trị của giai cấp công nhân nước ta, tạo điều kiện cho phong trào
công nhân phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Từ năm 1926 - 1927 bùng nổ nhiều cuộc bãi công của công nhân, tiêu biểu
như cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, 500 công nhân
20


đồn điền cao su Cam Tiên, cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền cà phê
Rayna...
Từ năm 1928 - 1929: toàn quốc có 40 cuộc đấu tranh từ Bắc vào Nam, lớn
nhất là ở nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm
Bến Thuỷ, nhà máy Ba Son, đồn điền Phú Riềng...
Phong trào công nhân thời kì này có sự phát triển về số lượng và chất
lượng. Phong trào phát triển vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bắt đầu liên kết
được nhiều địa phương. Tại nhiều nhà máy xí nghiệp đã có sự lãnh đạo đấu tranh
của các tổ chức Thanh niên và Tân Việt, khẩu hiệu đấu tranh đã kết hợp mục tiêu
kinh tế với mục tiêu chính trị. Giai cấp công nhân dần trở thành một lực lượng
chính trị độc lập.
Sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước đặt ra nhu
cầu phải có một chính Đảng cách mạng đứng ra lãnh đạo. Đó cũng là nguyên
nhân dẫn đến sự tan vỡ của hai tổ chức Thanh niên và Tân Việt, dẫn tới sự ra
đời của 3 tổ chức cộng sản vào cuối 1929. Cuối cùng 3 tổ chức này đã hợp nhất
thành Đảng cộng sản Việt Nam.
Với sự ra đời của Đảng, giai cấp công nhân đã có bộ tham mưu lãnh đạo,

có cương lĩnh cách mạng cụ thể, với ý nghĩa đó, giai cấp công nhân đã hoàn thiện
quá trình từ tự phát đến tự giác, bước lên vũ đài lịch sử đảm nhận sứ mệnh vẻ
vang của giai cấp mình.
c. Ý nghĩa của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng
Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong của cách mạng, họ vừa có phong
trào đấu tranh riêng của mình, vừa tham gia vào phong trào yêu nước chung của
dân tộc và họ đi tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc. Thực chất phong
trào công nhân cũng là một phong trào yêu nước, nó thể hiện tinh thần yêu nước
của giai cấp công nhân Việt Nam. Phong trào vừa nhằm vào mục tiêu riêng của
giai cấp: chống CNTB, đòi quyền lợi về kinh tế chính trị cho mình, vừa nhằm
21


vào mục tiêu chung của dân tộc: chống đế quốc, phong kiến tay sai để giành độc
lập tự do cho dân tộc.
Phong trào công nhân phát triển là cơ sở xã hội, là điều kiện chính trị để
tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, nó tạo ra mảnh đất thuận lợi cho hạt giống Mác Lênin nảy mầm ở nước ta. Cũng chính chủ nghĩa Mác - Lênin truyền bá vào nước
ta, tác động trở lại, làm cho phong trào công nhân chuyển biến từ đấu tranh tự
phát sang đấu tranh tự giác.
Sự phát triển của phong trào công nhân ở giai đoạn tự giác đòi hỏi sự ra
đời của 1 chính đảng cộng sản. Do đó sự phát triển của phong trào công nhân trở
thành một trong 3 nhân tố đưa đến sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam.
HS vận dụng kiến thức giải quyết các bài tập sau :
Câu 1. Đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước Việt Nam từ sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là gì? Vì sao có đặc điểm đó?
Câu 2. Trình bày về tình hình các giai cấp mới ra đời sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất. Những giai cấp này có những hoạt động gì nổi bật trong phong trào
dân tộc dân chủ (1919 - 1925)?
Câu 3. Phân tích quá trình giai cấp công nhân Việt Nam vươn lên từ đấu
tranh tự phát đến đấu tranh tự giác (1919 - 1930). Ý nghĩa của phong trào công

nhân với sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam?
Câu 4. Trình bày những nét chính về Việt Nam Quốc dân đảng từ khi
thành lập đến hết khởi nghĩa Yên Bái. Nêu nhận xét về tổ chức này.
Chủ đề 3: Hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 – 1930
1. Bối cảnh lịch sử dẫn đến Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước
- Bối cảnh quốc tế
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, CNTB từ giai đoạn tự do cạnh tranh
chuyển dần lên giai đoạn độc quyền - chủ nghĩa đế quốc. Việc phân chia thuộc
địa giữa các nước đế quốc lớn đã xong. Giai cấp tư sản Âu - Mĩ thời điểm này đã
22


trở thành các thế lực phản động tăng cường bóc lột nhân dân trong nước và đặt
ách áp bức lên các dân tộc thuộc địa. Những mâu thuẫn trong lòng CNTB đang
bộc lộ gay gắt.
Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở các nước đế quốc ngày một mạnh mẽ
dù bị đàn áp khủng bố ác liệt. Chủ nghĩa Mác - Lê nin trở thành ngọn cờ, cương
lĩnh đấu tranh của giai cấp vô sản và nhân dân lao động bị áp bức trên thế giới.
Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã soi sáng con đường cách
mạng thế giới, mở ra hướng đi mới cho phong trào giải phóng dân tộc: bắt đầu
hình thành con đường cách mạng vô sản.
- Bối cảnh trong nước
Cuối thế kỉ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, nhân dân ta rơi
vào cảnh sống nô lệ, lầm than. Chính sách khai thác bóc lột của Pháp làm cho đời
sống của các tầng lớp hết sức ngột ngạt, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp sâu sắc.
Các phong trào đấu tranh của nhân dân liên tục nổ ra. Phong trào Cần Vương
cuối thế kỉ XIX với danh nghĩa phò vua giúp nước, sôi nổi trong 10 năm nhưng
cuối cùng cũng thất bại. Sự thất bại đó đã chấm dứt cuộc đấu tranh của nhân dân
ta dưới ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến.
Đầu thế kỉ XX, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp làm xã hội Việt

Nam có những chuyển biến về kinh tế, xã hội tạo cơ sở bên trong để tiếp thu ảnh
hưởng của luồng tư tưởng dân chủ tư sản từ Trung Quốc, Nhật Bản dội vào. Các
sĩ phu yêu nước tiến bộ như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã khởi xướng một
phong trào cứu nước theo khuynh hướng mới thay thế cho tư tưởng phong kiến
cũ. Song kết quả cho thấy tư tưởng dân chủ tư sản cũng tỏ ra bất lực trước thời
đại mới. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối
“dường như trong đêm tối không có đường ra”. Hoàn cảnh đó đặt ra yêu cầu phải
tìm con đường cứu nước mới.
- Quê hương, gia đình
23


Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890 tại Nam Đàn, Nghệ An. Thân sinh của
Người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - một nhà nho giàu lòng yêu nước, vì không
chịu cảnh quan trường nô lệ đã từ quan về quê dạy học. Các anh chị của Người đều
quên tình riêng lo việc chung, đều hoạt động trong phong trào yêu nước, bị Pháp bắt
và bỏ tù. Tấm gương của những người thân trong gia đình đã sớm nảy nở ở Người
lòng yêu nước và chí lớn “cứu nước trả thù nhà”.
Vùng đất Nam Đàn, Nghệ An vốn là mảnh đất địa linh nhân kiệt đã từng
sản sinh ra nhiều danh nhân lịch sử. Đây cũng là vùng quê giàu truyền thống đấu
tranh bất khuất. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến Nguyễn Ái Quốc. Ngay
từ lúc còn trẻ, Người đã bộc lộ những phẩm chất cao quý: giàu lòng nhân ái, ham
hiểu biết, có hoài bão lớn, có ý chí để cứu nước, cứu dân.
Tuy chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước của cha anh nhưng bằng trí tuệ
thiên tài, bằng suy nghĩ độc lập đầy bản lĩnh đã tạo cho Người có tầm nhìn vượt
lên trên các nhà yêu nước đương thời. Người sớm nhân thấy những hạn chế, sai
lầm của các nhà cách mạng tiền bối nên đã chọn hướng đi sang các nước Tây Âu
để tìm đường cứu nước. Đó là sự lựa chọn sáng suốt, đúng đắn, mang tầm vóc
lịch sử.
2. Quá trình ra đi tìm đường cứu nước và đến với chủ nghĩa Mác - Lênin

(1911- 1920)
- Trong bối cảnh thời đại sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi sự nghiệp
giải phóng dân tộc đang lam vào “tình hình đen tối tưởng như không có đường
ra”, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Sài Gòn đi tìm đường cứu
nước.
- Từ năm 1911 đến năm 1917, Người đến nhiều nhiều châu lục và quốc gia
trên thế giới, nhất là ba nước tư bản phát triển (Anh, Pháp, Mĩ). Từ thực tiễn lịch
sử, Người nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu
những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
24


- Đầu tháng 12/1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, ở đây Người
hăng hái hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và trở thành nhân
vật lãnh đạo chủ chốt của Hội người Việt Nam yêu nước ở Pari.
- Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp vì đây
là tổ chức chính trị tiến bộ duy nhất ở Pháp lúc đó.
- Tháng 6/1919, thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước,
Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam,
đòi các tự do, dân chủ, quyền bình đẳng cho dân tộc. Mặc dù không được chấp
nhận, nhưng nó là đòn tấn công trực diện đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc vào bọn
đế quốc, có tiếng vang lớn tại Pháp, về Việt Nam và trên thế giới. Người kết
luận: Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của
bản thân mình.
- Giữa tháng 7/1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, Nguyễn Ái Quốc khẳng định:
“Đây là cái cần thiết cho chúng ta. Đây là con đường giải phóng cho chuíng ta”.
- Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (họp tại Tua), Nguyễn Ái
Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành
lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sự kiện

này đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái
Quốc.
Như vậy, sau khoảng 10 năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã bắt
gặp chủ nghĩa Mác – Lênin và xác định được con đường giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng vô sản, mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối
cứu nước đầu thế kỷ XX.
3. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập
Đảng (1920 - 1930)
25


×