Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.2 KB, 23 trang )

ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
HỌC PHẦN : GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
(Hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên THCS)
Biên soạn: GVC – ThS. Nguyễn Thiện Thắng
Chương 1 : GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của giáo dục học (GDH)
1.1.1. Đối tượng của GDH
- Đối tượng của một khoa học: Là một bộ phận trong thế giới khách quan mà khoa học đó
nghiên cứu. Mỗi khoa học có một đối tượng riêng.
- Đối tượng của GDH: có nhiều cách diễn đạt và thể hiện ở nhiều tài liệu GDH khác nhau,
những cốt lõi thì đều thống nhất rằng : Quá trình giáo dục (nghĩa rộng) là đối tượng của
GDH.
1.1.2. Nhiệm vụ của GDH
- Giải thích nguồn gốc phát sinh & bản chất của hiện tượng GD. Tìm ra các quy luật chi phối
Qúa trình giáo dục (QTGD), chi phối sự phát triển của hệ thống GD quốc dân nhằm tổ chức
QTGD đạt chất lượng, hiệu quả cao.
- Nghiên cứu mục tiêu chiến lược và xu thế phát triển của giáo dục – đào tạo trong mỗi giai
đoạn phát triển của lịch sử XH.
- Nghiên cứu tìm tòi các phương pháp, phương tiện GD mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả GD & ĐT
- Nghiên cứu xây dựng các lý thuyết GD mới và khả năng ứng dụng chúng vào thực tiễn.
1.2. Những khái niệm cơ bản của GDH
1.2.1. Giáo dục : (Được xem xét dưới nhiều phạm vi - cấp độ khác nhau)
- Cấp độ 1(Nghĩa rộng nhất): GD với tư cách là quá trình (QT) xã hội hóa con người. Đó là
QT hình thành nhân cách dưới ảnh hưởng của những tác động chủ quan và khách quan, có ý
thức và không ý thức của cuộc sống, hoàn cảnh XH đối với cá nhân.
- Cấp độ 2 (GD xã hội) : Là hoạt động có mục đích của XH với nhiều lực lượng GD tác
động có kế hoạch, có hệ thống đến con người để hình thành những phẩm chất nhân cách cần
thiết.


- Cấp độ 3 (QTSP tổng thể - GD nhà trường): Là QT tác động có mục đích, kế hoạch, nội
dung, PP của nhà GD (nhà trường) đến đối tượng GD (HS) nhằm hình thành những phẩm
chất và năng lực cần thiết theo mục tiêu giáo dục. (bao gồm QTDH và QTGD – hẹp) – Đối
tượng của GDH
- Cấp độ 4 (GD nghĩa hẹp): Là QT bồi dưỡng để hình thành những phẩm chất đạo đức cụ
thể, thông qua việc tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu.
Tóm lại, GD được xem là khái niệm cơ bản nhất của GDH.
+ Về bản chất: GD là QT truyền đạt & tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử XH của các thế
hệ loài người.
+ Về hoạt động: GD là QT tác động đến các đối tượng để hình thành ở họ những phẩm chất
và năng lực cần thiết.
+ Về phạm vi: bao hàm nhiều cấp độ khác nhau. Giữa các cấp độ đó có liên quan đến nhau,
thậm chí bao hàm trong nhau, hòa quyện vào nhau.
1.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng


ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT

1.2.2. Dạy học (DH)
DH là quá trình hoạt động chung giữa người dạy và người học (GV và HS), trong đó
GV đóng vai trò chủ đạo, HS đóng vai trò chủ động nhằm thực hiện các nhiệm vụ DH.
1.2.3. Một số khái niệm khác
- Giáo dưỡng: Bồi dưỡng về tri trức
“Giáo dưỡng, QT & kết quả bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo đã được hệ thống
hóa thành học vấn, là con đường chủ yếu tiếp thu học vấn, giáo dưỡng là việc dạy học trong
các trường học” (Từ điển GDH, Nxb từ điển bách khoa 2001)
- Giáo dục lại: “Hoạt động GD nhằm thay đổi quan điểm, ý thức tư tưởng, nhận thức, thái
độ, hành vi sai lệch với những chuẩn mực của XH để trở thành người tốt có nhân cách được

XH chấp nhận” (Từ điển GDH)
- Tự giáo dục: “Là QT tự mình tiến hành học tập, rèn luyện các phẩm chất đạo đức tốt đẹp
và khắc phục những nét tính cách, thói quen không tốt một cách tự giác và có hệ thống” (từ
điển GDH).
- Giáo dục cộng đồng: “ Phương thức GD không chính quy do người dân trong cộng đồng
(phường/ xã) tự tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của những người không đủ điều kiện
theo học các lớp chính quy (chức năng chủ yếu là thông tin, tư vấn, phổ cập những kiến thức
thiết thực với từng đối tượng học)” (từ điển GDH).
- Xã hội hóa GD “Là huy động mọi lực lượng cùng tham gia, phát triển sự nghiệp GD – ĐT,
tham gia vào QTGD dưới sự quản lý của nhà nước” (P.GS. Đặng Quốc Bảo).
- Xã hội học tập “là một XH ở đó ai cũng được học tập và tự học thường xuyên, suốt đời và ai
cũng có trách nhiệm đối với việc học tập từ trong gia đình đến ngoài XH” (P.GS. Đặng Quốc
Bảo).
1.3. Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt
1.3.1. Tại sao?
- GD xuất hiện (ra đời) từ chính nhu cầu của XH loài người (lúc đầu là tự phát sau là tự
giác).
- Về cơ chế, hoạt động GD là hoạt động truyền đạt và lĩnh hội (thế hệ trước và thế hệ sau).
Nhưng, GD đúng nghĩa của nó chỉ có ở XH loài người (ở đâu xuất hiện, có con người, ở đó
có GD)- tính phổ biến – tính vĩnh hằng.
1.3.2. Thể hiện thế nào?
- Giáo dục thuộc hình thái ý thức XH, bản chất là sự tiếp thu và lĩnh hội kinh nghiệm của
lịch sử XH loài người.
+ Mục đích GD do XH đặt ra và tổ chức thực hiện thông qua GD;
+ Phương tiện GD là kinh nghiệm XH đã được khái quát hóa thành các giá trị vật chất và
tinh thần (nền văn hóa);
+ Người điều khiển QTGD là con người đại diện cho XH;
+ Kết quả GD do XH sử dụng
- Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử XH, GD đều mang những dấu ấn riêng. XH có
giai cấp thì GD cũng mang tính giai cấp.

- Mỗi quốc gia, vùng miền khác nhau, GD cũng mang những sắc thái khác nhau.
1.4. Chức năng của giáo dục
1.4.1. Chức năng văn hóa – tư tưởng
Thực hiện việc nâng cao dân trí; bồi dưỡng nhân tài, hình thành hệ thống giá trị XH,
xây dựng lối sống, đạo đức, thế giới quan, ý thức hệ và các chuẩn mực XH cho thế hệ trẻ.
2.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng


ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT

1.4.2. Chức năng kinh tế - sản xuất
Tái sản xuất sức lao động thông qua công tác đào tạo nhân lực (nguồn lao động có
trình độ) cho cho XH.
Để thực hiện tốt chức năng này, công tác GD & ĐT cần quan tâm đến những vấn đề:
- Gắn kết GD với sự phát triển kinh tế - XH trong từng giai đoạn phát triển của đất nước
(đào tạo gắn với nhu cầu của XH)
- Xây dựng hệ thống cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp sự phát triển kinh tế - XH của đất
nước, đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Quan tâm thích đáng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các trường dạy nghề,
THCN, cao đẳng, đại học.
- Đầu tư cơ sở vật chất trường học cả về số và chất đáp ứng nhiệm vụ đào tạo ở tất cả các cơ
sở GD & ĐT.
1.4.3. Chức năng chính trị - XH
- Trang bị cho thế hệ trẻ cũng như toàn XH lý tưởng phấn đấu vì một nước VN “Dân giàu,
nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh”;
- Thông qua việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực để xóa đói giảm nghèo, tạo sự bình đẳng
trong các tầng lớp dân cư;
- Góp phần tạo ra đội ngũ cán bộ thực sự vì nước, vì dân.

1.5. Cấu trúc của quá trình giáo dục (QTSP tổng thể)
1.5.1. Cấu trúc ngoài: QTGD bao gồm hai thành phần QTDH và QTGD (hẹp). Mỗi quá
trình bộ phận lại bao gồm các thành phần nhỏ hơn.
- Dạy học bao gồm hai yếu tố là dạy và học.
- GD (hẹp) bao gồm tác động GD, tiếp nhận GD, tự GD.
1.5.2. Cấu trúc trong
Bao gồm các thành tố : Nhà giáo dục; đối tượng giáo dục; mục đích, nội dung, phương
pháp, phương tiện, hình thức và kết quả.
Các thành tố trên có mối liên quan chặt chẽ với nhau, vận động và phát triển trong sự
tương tác với môi trường tự nhiên và XH.
1.6. Một số đặc điểm của QTDH và QTGD (hẹp): Tự nghiên cứu
1.7. Các phân ngành của GDH (cấu trúc của GDH)
1.7.1. Giáo dục học đại cương
1.7.2. Giáo dục học chuyên ngành
- Giáo dục học bộ môn (phương pháp dạy học bộ môn);
- Giáo dục học trẻ khuyết tật (giáo dục đặc biệt);
- GDH mầm non, trung học, nghề nghiệp, người lớn, quân sự, y học, TDTT, công tác quần
chúng,…
1.8. Quan hệ giữa GDH với các ngành khoa học khác.
1.9. Các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
1.9.1. Một số khái niệm
- Khoa học (KH)
+ Tiếp cận nội dung: KH là hệ thống tri thức về thế giới khách quan (TN, XH, TD).
+ Tiếp cận nhận thức: KH là 1 quá trình nhận thức (tìm tòi, phát hiện những quy luật của
TGKQ).
+ Tiếp cận hoạt động: KH là 1 dạng hoạt động đặc thù của con người nhằm nhận thức về
thế giới.
+ Tiếp cận khác: KH là sự sắp xếp hợp lý, lôgic theo trật tự (nếp sống khoa học)…
3.


GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng


ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT

- Nghiên cứu khoa học (NCKH)
+ NCKH là quá trình nhận thức hướng vào việc khám phá những thuộc tính bản chất của sự
vật hiện tượng trong TGKQ nhằm phát triển nhận thức khoa học về thế giới./
+ Mục đích của NCKH: Nhận thức; Sáng tạo; Kinh tế; Văn hóa, văn minh.
+ Chức năng của NCKH
Mô tả, giải thích, tiên đoán, sáng tạo (giải pháp).
+ Đặc điểm NCKH: mới mẻ; chính xác; khách quan; kế thừa; cá nhân; phức tạp, khó khăn;
hiệu quả; mạo hiểm và kinh tế.
“NCKH là làm những gì người ta vẫn làm nhưng phải nghĩ những gì người ta chưa nghĩ”

+ Các loại hình NCKH : Nghiên cứu cơ bản; Nghiên cứu ứng dụng; Nghiên cứu triển khai.
- Nghiên cứu khoa học giáo dục (NCKHGD)
Đó là NCKH trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo nhằm:
+ Góp phần xây dựng hệ thống lý luận của KHGD;
+ Góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng GD – ĐT;
+ Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho người nghiên cứu;
+ Góp phần làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách GD.
- Đề tài nghiên cứu trong giáo dục
+ Là vấn đề trong GD chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa thấu đáo đòi hỏi nhà
nghiên cứu phải vận dụng các PP để nghiên cứu giải quyết./
+ Các loại đề tài:
* Dựa theo loại hình có :Nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu ứng dụng; nghiên cứu triển khai;
nghiên cứu dự báo.
* Theo tính chất có: Đề tài lý thuyết; đề tài thực nghiệm; đề tài kết hợp.
* Theo cấp quản lý: Đề tài cấp cơ sở; cấp tỉnh; cấp ngành; cấp nhà nước.

* Theo trình độ đào tạo: tiểu luận; khóa luận; luận văn; luận án.
+ Yêu cầu của một đề tài:
* Có tính cấp thiết trong thời điểm nghiên cứu.
* Có yếu tố mới về lý luận hoặc thực tiễn.
+ Phương pháp phát hiện vấn đề:
* Quan sát những tranh luận, bất đồng về vấn đề nào đó;
* Đọc các tài liệu tìm ra chỗ chưa giải quyết thỏa đáng;
* Từ những vướng mắc trong thực tiễn cần tìm cách giải quyết
+ Căn cứ để lựa chọn đề tài
* Khách quan: Có địa bàn, tài liệu, người hướng dẫn;
* Chủ quan: Có kiến thức và có hứng thú về vấn đề nghiên cứu.
+ Diễn đạt tên đề tài:
Ngắn, rõ, chính xác, dễ hiểu, bao quát được đối tượng, mức độ, nội dung và phạm vi
nghiên cứu.
BT: Nhận xét về các tên đề tài sau:
(1): “Nghiên cứu hứng thú học của học sinh”
(2) “Nghiên cứu để đề xuất một số cách thức để tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường
CĐSP nhằm phát triển lòng yêu nghề cho học sinh – sinhh viên ở trường CĐSP”
(3): Hứng thú học môn tiếng Anh của sinh viên các lớp không chuyên ngành Tiếng Anh ở
trường CĐSP BR - VT.
(4): Quan niệm về tình bạn, tình yêu của sinh viên CĐSP năm thứ nhất Trường CĐSP BR –
VT.
4.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng


ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT

1.9.2. Các giai đoạn cơ bản của quá trình thực hiện một đề tài NCKH

B1. Chuẩn bị nghiên cứu:
- Xác định tên đề tài : (xem phần trước) Ex:“Một số biện pháp hình thành kỹ năng tự học
cho SV CĐSP trong quá trình dạy học GDH”
- Xây dựng đề cương nghiên cứu:(khái quát, chi tiết)
Đề cương nghiên cứu :
(1) Lý do chọn đề tài : (Tính cấp thiết của vấn đề NC)
+ Cơ sở lý luận; + Cơ sở thực tiễn.
(2) Mục đích nghiên cứu : (Để làm gì?)
(3) Khách thể & đối tượng nghiên cứu :
+ Khách thể NC: Là một bộ phận trong TGKQ mà đề tài quan tâm đến. Nó thể hiện giới hạn
mà đề tài không được phép vượt qua. Nó chứa đựng đối tượng nghiên cứu của đề tài.
+ Đối tượng NC: Là một phần trong khách thể mà tác giả đi sâu nghiên cứu. Cái mà tác giả
muốn làm rõ bản chất, quy luật, cải tạo nó.
(4) Giả thuyết khoa học (giả thuyết nghiên cứu)
Xây dựng mô hình giả định, dự báo về bản chất, sự vận động của đối tượng nghiên cứu.
(5) Nhiệm vụ nghiên cứu
Cụ thể hóa mục tiêu thành chương mục.
+ Xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
+ Phân tích làm rõ bản chất và quy luật của đối tượng (thực trạng)
+ Xây dựng, đề xuất các giải pháp, thực nghiệm..
(6) Giới hạn nghiên cứu (Phạm vi nghiên cứu)
Là phạm vi đề tài được thực hiện : Về không gian, thời gian, nội dung, đối tượng khảo sát.
(7) Các phương pháp nghiên cứu
Nêu những PP sẽ sử dụng. Mỗi PP nêu rõ mục đích sử dụng, cách thức tiến hành. Chỉ
ra PP nào là chủ yếu.
(8) Đóng góp mới của đề tài
(9) Cấu trúc của công trình : Thường có 3 phần (mở đầu, nội dung, kết luận).
(10) Danh mục tài liệu tham khảo .
(11) Kế hoạch & nguồn lực để thực hiện công trình.
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu.

Định ra tiến trình, thời gian, nhân lực hoàn thành từng công việc, có thể tóm tắt qua bảng
dưới đây:
TT

Nội dung công việc

1
2

Chọn đề tài
Xây dựng đề cương

….

Thu thập tư liệu

Thời gian hoàn
thành
….
….

Sản phẩm phải có

Người thực
hiện

Tên đề tài cụ thể
Bản đề cương chi
tiết


- Chuẩn bị các điều kiện vật chất và kỹ thuật cho việc nghiên cứu: Giấy in phiếu điều tra;
máy ghi âm, ghi hình;…
5.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng


ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT

B2. Thu thập tư liệu (thông tin)
- Tư liệu về lý luận : Làm thư mục; phâm loại thư mục; đọc sách, báo, tạp chí,… để tìm hiểu
vấn đề một cách hệ thống (chú ý lựa chọn các sách cơ bản có thể đại diện cho các trường
phái.
- Tư liệu về thực tiễn : Qua khảo sát thực tế; thực nghiệm;…
B.3. Xử lý tài liệu: Sàng lọc, phân loại, phân tích,…
B.4. Viết công trình
Viết nháp, chỉnh sửa, xin ý kiến chuyên gia, chỉnh sửa, bản chính, nhân bản, viết tóm tắt,…
B.5. Bảo vệ, nghiệm thu, công bố k.quả nghiên cứu.
- Viết tóm tắt công trình;
- Trình bày kết quả nghiên cứu tại hội đồng nghiệm thu
- Đánh giá công trình:
+ Có tính cấp thiết đối với nhu cầu về lý luận hoặc thực tiễn hay không?
+ Mức độ sáng tạo, những đóng góp mới của đề tài (lý luận , thực tiễn)
+ Tính chính xác và độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu;
+ Khả năng ứng dụng và phát triển của vấn đề.
1.9.3. Các phương pháp NCKH
a) Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Đó là PP dùng để thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu khác nhau nhằm xây dựng các mô
hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu.
- Gồm các PP cụ thể:

+ Phân tích – tổng hợp lý thuyết;
+ Phân loại, hệ thống hóa lý thuyết;
+ Mô hình hóa, sơ đồ hóa;
+ Xây dựng và chứng minh giả thuyết;
+ Nghiên cứu lịch sử. /
b). Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
+ Là PP thu thập thông tin bằng cách tri giác đối tượng và các nhân tố có liên quan.
+ Có nhiều cách quan sát : Trực tiếp – gián tiếp;…
- Phương pháp điều tra
+ Là PP khảo sát 1 nhóm đối tượng trên 1 diện rộng nhất định nhằm phát hiện những vấn đề
liên quan.
+ Có nhiều loại điều tra.
* Đàm thoại (phỏng vấn)
* Điều tra bằng phiếu hỏi (Anket). Với 2 loại câu hỏi (đóng và mở)
BT: Xây dựng một bảng hỏi (10 câu) trong đó có câu hỏi đóng và mở để tìm hiểu thái độ
nghề nghiệp của SV.
c) Các PP khác : Thống kê toán học; Thực nghiệm; Thử nghiệm; Xã hội học, Tổng kết kinh
nghiệm,…
1.9.4. Định hướng phát triển GDH ở nước ta
- Nhiệm vụ chung: GDH phải nhằm thúc đẩy sự phát triển của GD trong thời kỳ CNH, HĐH
đất nước
- Nhiệm vụ cụ thể:
6.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng


ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT


+ Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các vấn đề về PP luận khoa học GD, đảm bảo cho các
công trình nghiên cứu đều có khả năng tiếp cận với xu thế phát triển chung của lý luận và
thực tiễn GD trong nước cũng như hòa nhập với thế giới.
+ Tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về các phương thức GD, các
giải pháp nhằm đảm bảo cho “phát triển GD & ĐT gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - XH,
những tiến bộ khoa học – công nghệ và củng cố quốc phòng – an ninh”.
Ex: Cơ sở lý luận của việc đổi mới nội dung chương trình GD; giải pháp nâng cao chất
lượng GD, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá; vấn đề xây dựng trường đại học đẳng cấp
quốc tế; Ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH; Vấn đề đào tạo theo tín chỉ, theo nhu cầu của
XH;…
+ Nghiên cứu, phát hiện những nhân tố mới trong GD, tổng kết kinh nghiệm & khái quát
thành lý luận.
Câu hỏi
1. Đối tượng của GDH là gì? Nó khác gì với đối tượng của khoa học nói chung?
2. Trình bày mối quan hệ giữa GD (rộng), GD (hẹp) và dạy học; GD và tự giáo dục.
3. Tại sao nói GD là một hiện tượng XH đặc biệt?
4. Trình bày các bước tiến hành nghiên cứu một đề tài KHGD.
5. Trình bày các PP nghiên cứu KHGD.
Bài tập
1/ Xây dựng một bảng hỏi (10 câu) trong đó có câu hỏi đóng và mở để tìm hiểu thái độ học
tập của SV Cao đẳng sư phạm BR - VT.
2/ Tự chọn một đề tài và xây dựng đề cương nghiên cứu cho đề tài đó.
Chương 2: GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Con người
Có nhiều quan niệm khác nhau:
- Quan niệm duy tâm: Con người như “một tồn tại thần bí”. Đây là quan niệm có nguồn gốc
từ rất xưa, khi khoa học kỹ thuật và trình độ con người còn hạn chế nhiều.
Theo quan niệm này, trong mỗi con người tồn tại thì còn có một con người “thần
linh” nào đó. Tuy ta không nhìn thấy nó nhưng nó lại có một sức mạnh tuyệt đối. Nó có thể

giải quyết mọi vấn đề. Con người là có số phận, số phận của con người là do đấng tối cao
(con người thân linh) quyết định. Đây là nguồn gốc của niềm tin tôn giáo.
Quan niệm con người như vậy đúng hay sai?
Quan niệm này, ngày nay còn tồn tại hay không? Mức độ, tính chất thế nào?
Thực tế hiện nay, việc đi lễ chùa, cúng phật tại sao vẫn tồn tại, thậm chí ngày càng
nhiều hơn?
- Quan niệm “con người bản năng”- coi con người chỉ là một tồn tại sinh vật không hơn
không kém (cũng sinh ra, ăn, uống, sinh sản, chết,…).
Quan niệm này đã đánh đồng bản năng sinh tồn của con người với bản năng của động
vật.
Đây cũng là một quan niệm sai lầm mà hậu quả của nó là dẫn đến lối sống tự do, tùy
tiện, tha hóa và thực dụng.
Tiêu biểu cho quan niệm này là nhà Phân tâm học Phrơt (1856 – 1939), người Áo.
7.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng


ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT

Thực tế con người có bản năng hay không? Bản năng của con người có khác gì bản
năng của động vật?
- Với sự phát triển của khoa học – công nghệ, khái niệm “con người kỹ thuật”, người máy
ngày càng tinh vi “biết suy nghĩ” “biết biểu cảm”,…
- Quan niệm của K. Marx về con người
“…Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt,
trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”
Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội. Con người là
chủ thể của lịch sử, của mọi giá trị, của mọi nền văn minh. Con người sáng tạo ra bản thân
mình thông qua việc sáng tạo ra các sản phẩm XH.

2.1.2. Nhân cách
- “Tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một con người, hợp thành hai mặt thống nhất là phẩm
chất (đức) và năng lực (tài)” (Từ điển GDH)
- “Nhân cách là tổ hợp những thái độ, những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý riêng trong
quan hệ hành động của từng người đối với tự nhiên, XH và bản thân” (Phạm Minh Hạc)
- “Nhân cách là một con người cụ thể đã phát triển và định hình về mặt XH, đã trở thành
một chủ thể xã hội” (Thái Duy Tuyên)
Như vậy, nói đến nhân cách là nói đến giá trị về mặt XH của một con người cụ thể
đang sống, và hoạt động như là một chủ thể tích cực.
2.1.3. Sự phát triển nhân cách
- Phát triển là một quá trình biến đổi tổng thể các đặc điểm về lượng và chất của một sự vật
hiện tượng.
- Phát triển nhân cách là quá trình biến đổi tổng thể các đặc điểm về thể chất, tâm lý và xã
hội: Về thể chất là sự tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, các chức năng của hệ thần kinh và
các giác quan; về tâm lý đó là những biến đổi trong các quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí,
nhu cầu, xu hướng, lý tưởng,…; về mặt XH đó là sự tích cực tham gia vào các hoạt động và
cách cư xử với những người xung quanh.
Vậy, con người khi sinh ra đã là một nhân cách chưa? Nhân cách người này có giống
người kia không? Tại sao?
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
2.2.1. Di truyền
- Di truyền là sự tái tạo lại ở thế hệ sau những đặc điểm sinh học giống với thế hệ trước, nhờ
vậy mà duy trì được giống nòi từ đời này qua đời khác. (Những đặc điểm này được mã hóa
trong gen).
Đó là các đặc điểm như màu da, màu tóc, đặc điểm về giải phẫu sinh lý, về đặc điểm
hoạt động của hệ thần kinh, thể tạng.
- Vai trò của di truyền
+ Trước hết di truyền tạo ra sức sống trong bản chất tự nhiên của con người (“Cái trời phú”).
Nó tạo khả năng cho người đó hoạt động có kết quả trong một số lĩnh vực nhất định. Nó
giúp con người có thể thích nghi với những biến đổi của môi trường.

+ Các đặc điểm di truyền là tiền đề vật chất cần thiết (không thể thiếu) cho sự phát triển
nhân cách. Tuy nhiên nó chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ cho sự phát triển nhân cách. Vì
nó còn phụ thuộc vào các nhân tố khác. Bản thân nó không chứa sẵn bất kỳ một đặc điểm
tâm lý – nhân cách nào.
8.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng


ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT

Ex: 2 trẻ sinh đôi cùng trứng.
- Quan niệm sai lầm về vai trò của di truyền:
+ Tuyệt đối hóa vai trò của di truyền (thuyết phân biệt chủng tộc);
+ Xem nhẹ yếu tố di truyền : thuyết môi trường vạn năng.
- Lưu ý : Đánh giá đúng đắn vai trò của nhân tố di truyền. Sớm phát hiện những trẻ có tố
chất bẩm sinh để có những tác động thích hợp, tạo điều kiện cho các tố chất bẩm sinh có cơ
hội, môi trường thuận lợi để phát triển.
2.2.2. Môi trường đối với phát triển nhân cách
- Môi trường là hệ thống phức tạp các hoàn cảnh, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung
quanh trẻ. Có môi trường tự nhiên (đất đai, khí hậu,…), môi trường XH (Kinh tế, chính trị,
sinhh hoạt XH, văn hóa,…); có môi trường lớn, môi trường nhỏ.
- Vai trò:
+ Sự phát triển nhân cách chỉ có thể diễn ra trong môi trường nhất định (nếu không có XH
loài người thì những tư chất có tính người cũng không thể phát triển thành con người thực sự
được)
+ Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động
của mỗi cá nhân. Nhờ đó mà con người chiếm lĩnh được những kinh nghiệm của XH loài
người, chuyển thành kinh nghiệm của cá nhân.
+ Tính chất, mức độ ảnh hưởng của môi trường đến từng cá nhân tùy thuộc vào lập trường,

quan điểm, thái độ của mỗi cá nhân. Môi trường tác động đến dưới 2 góc độ (tích cực và tiêu
cực).
“Hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con người đã sáng tạo ra hoàn
cảnh” (K. Marx)
“Dân tộc ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch và chính Người lại làm rạng rỡ dân
tộc ta, rạng rỡ non sông đất nước ta” (Lê Duẩn)
- Thực tế còn có sự nhận thức sai lầm về vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân
cách:
+ Tuyệt đối hóa nhân tố môi trường (thuyết môi trường định mệnh). Quan niệm này đã làm
thui chột ý chí, sức mạnh của con người, bị động trước hoàn cảnh, ỷ lại hoàn cảnh. “ở bầu
thì tròn, ở ống thì dài”, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
+ Quá xem nhẹ tác động của môi trường “di truyền định mệnh” dẫn đến không quan tâm đến
cải tạo môi trường sống hoặc thuyết “giáo dục vạn năng”
- KLSP: Có cách nhìn đúng đắn về vai trò của nhân tố môi trường đối với sự phát triển nhân
cách.
+ Trong công tác giáo dục cần chủ động tạo ra môi trường lành mạnh.
+ Giáo dục cho HS ý thức khắc phục khó khăn để vươn lên.
2.2.3.Giáo dục và sự phát triển nhân cách
- GD là một quá trình tác động có mục đích, có nội dung, PP của nhà GD & đối tượng GD
nhằm hình thành ở đối tượng GD những phẩm chất, năng lực cần thiết.
- Khi nhận định về GD, ngay từ thời cổ xưa, Khổng Tử đã quan niệm rằng “Hữu giáo vô
loại”; “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo”.
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” (Hồ Chủ tịch)
- GD có vai trò chủ đạo cho sự phát triển nhân cách, thể hiện:
+ GD không chỉ vạch ra chiều hướng cho sự phát triển nhân cách mà còn tổ chức dẫn dắt
hình thành và và phát triển nhân cách, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
9.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng



ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT

+ GD có thể mang lại những tiến bộ cho cá nhân mà các nhân tố khác khó có được, có thể
làm tăng nhanh sự phát triển.
Ex; một đứa trẻ bình thường 3 tuổi có thể nói được nhưng nếu không học thì không thể đọc
và viết được.
+ GD cũng có thể bù đắp những khiếm khuyết của trẻ do bệnh tật gây ra.
Ex: Với những PP đặc biệt, trẻ mù có đọc chữ nổi, trẻ điếc có thể hòa nhập được,…
+ GD có thể uốn nắn những sai lầm, những phẩm chất nhân cách xấu được hình thành bởi
những nhân tố khác (GD lại)
+ GD có thể đón trước sự phát triển, định hướng cho sự phát triển của trẻ, tạo đ/k cho trẻ
phát triển nhanh hơn (Lớp năng khiếu)
- Những quan niệm sai lầm:
+ Tuyệt đối hóa vai trò của GD (GD vạn năng), phủ nhận hoặc xem nhẹ các yếu tố khác.
+ Coi nhẹ vai trò của GD mà cho rằng : “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, để trẻ phát triển
một cách tự do mà không đưa vào khuôn phép.
- KLSP(Làm thế nào để phát huy được vai trò của nhân tố GD?)
+ GD phải định hướng, đi trước sự phát triển;
+ Nội dung, PP GD phải hiện đại, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ;
+ GD cho các em có ý thức tự rèn luyện’;
“Muốn có trò giỏi phải có thầy giỏi, nhưng có thầy giỏi chưa chắc đã có trò giỏi”
Liên hệ thực tế : vấn đề nâng cao chất lượng GD hiện nay, vấn đề trường chuyên, lớp chọn;
vấn đề đổi mới nội dung PP trong GD ở các cấp học.
Trên đây chúng ta vừa thấy được vai trò của các nhân tố di truyền, môi trường sống
và Gd đối với sự phát triển nhân cách. Vấn đề đặt ra là một đứa trẻ sinh ra bình thường về
mặt di truyền, sống trong điều kiện tốt, được mọi người quan tâm, giáo dục liệu có chắc
chắn sau này đứa trẻ đó trở thành người tốt và có ích cho XH hay không?
2.2.4. Hoạt động của cá nhân đối với sự phát triển nhân cách
- Hoạt động của cá nhân chính là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự phát triển nhân cách

của mỗi con người.
- KLSP: Tổ chức cho trẻ tham gia vào nhiều loại hình hoạt động đa dạng phù hợp với đặc
điểm từng lứa tuổi; trong quá trình hoạt động cần xác định rõ mục đích, phương thức hoạt
động.
Tóm lại, có nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển nhân cách. Mỗi nhân tố đều có
vị trí, vai trò nhất định. Trong công tác GD cần đánh giá đúng đắn vai trò của mỗi nhân tố,
biết phát huy tối đa ảnh hưởng tích cực của mỗi nhân tố, đặc biệt là việc GD ý thức tự giác
rèn luyện của mỗi HS.
Đối với con người Việt Nam, trong nhân cách của họ có đặc trưng gì? Trong bối
cảnh hiện nay, chúng ta cần phát huy những đặc trưng đó thế nào?
2.3. Nhân cách con người Việt Nam truyền thống và hiện đại
2.3.1. Con người Việt Nam truyền thống
- Lòng yêu nước;
- Tinh thần đoàn kết;
- Lòng nhân ái;
- Hiếu học.
Phân tích: Cơ sở hình thành; biểu hiện của những đặc điểm trên ở nhân cách con
người VN. Làm thế nào để phát huy những giấ trị nhân cách truyền thống của con người VN
10.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng


ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT

trong thời đại ngày nay? (Tham khảo tài liệu “những vấn đề chung của GDH” tác giả Thái
Duy Tuyên)
Ngoài những đặc điểm trên, nói đến con người VN truyền thống chúng ta còn nhắc
đến những đặc điểm gì nữa?
(Cần cù, chịu khó; tiết kiệm, giản dị; sáng tạo, linh hoạt; tự lập, tự cường; dũng cảm, bất

khuất; mềm dẻo, lạc quan, yêu đời,..)
Bên cạnh những đặc điểm tốt ở trên, nhân cách con người VN truyền thống còn bộc
lộ những gì không còn phù hợp với thời kỳ CNH – HĐH đất nước hiện nay?
Đó là: thói quen làm ăn nhỏ, manh mún, thiếu tầm nhìn xa “ăn xổi” (Phá lúa trồng
cam, rồi lại phá cam trồng lúa,…); tâm lý bình quân chủ nghĩa theo kiểu cào bằng; tác phong
nông nghiệp, mạnh ai người đó làm, ý thức phục tùng kỷ luật (luật pháp) kém; khả năng
hạch toán kinh tế kém.
2.3.2. Con người VN hiện đại
Trước hết cần xác định con người VN hiện đại (thời đại ngày nay) được đánh dấu khi
cả nước thống nhất bước vào thời kỳ quá độ đi lên CNXH, đặc biệt là từ khi đất nước thực
hiện công cuộc đổi mới (1986).
Trong thời đại ngày nay, nhân cách con người VN có những đặc điểm gì? Những giá
trị truyền thống của con người VN được phát huy và phát triển thế nào? Trước những yêu
cầu của thời kỳ mới, nhân cách con người VN còn bộc lộ những hạn chế gì? Tại sao? Cách
khắc phục thế nào?
- Lòng yêu nước,
Nếu trước đây, lòng yêu nước được tập trung thể hiện qua tinh thần anh dũng trong
các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, thì ngày nay tinh thần yêu nước được thể hiện
trước hết ở việc nỗ lực thực hiện lý tưởng “dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ,
văn minh”.
- Tinh thần đoàn kết
Nếu trước đây, tinh thần đoàn kết thường được thể hiện trong việc chống thiên nhiên,
chống giặc ngoại xâm thì tinh thần đó ngày nay phải được phát huy trong việc chung tay xây
dựng đất nước, thực hiện lý tưởng “dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn
minh”.
- Về lòng nhân ái trong con người VN vẫn được phát huy trong thời kỳ đổi mới. Biểu hiện
qua việc thực hiện các phong trào “tương thân, tương ái” “Là lành đùm lá rách” (giúp nhau
trong hoạn nạn, rủi ro vì các nguyên nhân khác nhau)
- Về tinh thần hiếu học, nhìn chung vẫn được kế thừa và phát huy ở mọi tầng lớp nhân dân,
đặc biệt là tuổi trẻ trước những đòi hỏi của nền kinh tế tri thức, với tinh thần “học để lập

thân, lập nghiệp”. Nhiều HS – Sv đạt được các giải cao tại các sân chơi trí tuệ trong nước và
quốc tế.
Tóm lại, nhìn chung những giá trị truyền thống của nhân cách con người VN vẫn
được gìn giữ và phát huy trong thời kỳ mới, tuy nhiên trước những ảnh hưởng từ mặt trái
của thời kỳ mở cửa, của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh những biểu hiện đáng quan
ngại như: tư tưởng hưởng thụ, thực dụng; tệ tham nhũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinh
vi; các tệ nạn XH như ma túy, mại dâm,… đang lan rộng nhanh chóng;

11.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng


ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT

Câu hỏi
1/. Phân biệt các khái niệm : Con người, nhân cách và phát triển nhân cách.
2/. Bằng hiểu biết của mình hãy chứng minh nhận định sau: Nhân cách con người không
phải sinh ra đã có. Nó được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của mỗi con
người dưới ảnh hưởng của nhiều nhân tố.
3/. Bằng tri thức đã học hãy đánh giá các quan niệm sau:
- “Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh”
- “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”
- “Trẻ em như tờ giấy trắng, nhà giáo dục muốn vẽ lên đó cái gì là tùy nhà giáo dục”
Thảo luận
Những biểu hiện đặc trưng trong nhân cách của sinh viên Việt Nam hiện nay.

Chương 3
MỤC ĐÍCH, NGUYÊN LÝ GIÁO DỤC VÀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
3.1. Mục đích giáo dục – vấn đề cơ bản của giáo dục học

3.1.1. Khái niệm về mục đích, mục tiêu giáo dục
- Mục đích giáo dục (MĐGD)
+ Mục đích :
* “Nơi mình hướng về để mình làm” (Vũ Chất: Từ điển Tiếng Việt dành cho HS)
+ Mục đích giáo dục
* “MĐGD chủ yếu nói về sự hướng tới, nơi muốn đến, kết quả mong muốn đạt được” (Từ
điển GDH)
* MĐGD là kết quả cuối cùng mà QTGD mong muốn đạt được.
Với cách hiểu như trên, MĐGD có những đặc điểm :
• Có tính định hướng, tính lý tưởng;
• Khó xác định thời gian để đạt được;
• Thể hiện tính khái quát của vấn đề;
• Khó đo được kết quả tại một thời điểm nhất định;
• Cấu trúc phức tạp được tạo thành do nhiều mục tiêu hợp lại.
- Mục tiêu giáo dục, là những dự kiến về kết quả đạt được trong một thời gian nhất định của
QTGD.
• Có tính cụ thể với hành động và phương tiện xác định;
• Thời gian thực hiện ngắn, xác định;
• Thể hiện tính xác định của vấn đề;
• Có thể đo được kết quả tại một thời điểm nhất định;
• Là một bộ phận của mục đích (mục tiêu hướng đến mục đích)
- Các loại mục đích, mục tiêu giáo dục:
+ Mục đích, mục tiêu hệ thống (tầm vĩ mô), các nhà quản lý thường quan tâm đến loại này.
+ Mục đích, mục tiêu nhân cách (mô hình nhân cách mà giáo dục cần đạt được).
3.1.2. Ý nghĩa của việc xác định mục đích, mục tiêu giáo dục
- MĐGD là một phạm trù cơ bản của GDH. Nó có tác dụng định hướng cho toàn bộ công tác
nghiên cứu lý luận & các hoạt động thực tiễn GD.
12.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng



ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT

- MĐGD quy định tính chất, phương hướng, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức
QTGD, quy định tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá kết quả của QTGD.
- MĐGD, mục tiêu giáo dục vừa định hướng cho người dạy vừa định hướng cho người học.
3.2. Mục đích, mục tiêu giáo dục của nước ta
3.2.1. Trước cách mạng tháng Tám
Dưới chế độ phong kiến, mục đích GD VN chịu ảnh hưởng nhiều của tam giáo (Nho,
phật, Lão) giáo, nhưng Nho giáo có ảnh hưởng nhiều nhất.
Mục đích GD thời kỳ này chủ yếu là hình thành phẩm chất người “quân tử”, với
những đặc trưng cơ bản: Trung với vua, hiếu với cha mẹ; biết tu thân tích đức, không màng
danh lợi, biết an phận; coi đạo lý làm đầu, sống theo lý tưởng nhân nghĩa, yêu thương người
khác,…
3.2.2. Từ Cách mạng tháng Tám đến nay
- Ngay sau khi đất nước được độc lập, chúng ta đã chủ trương xây dựng nền GD của một
nước độc lập, đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.
- Năm 1950, chúng ta tiến hành cải cách giáo dục (CCGD) lần I, với mục tiêu GD thế hệ trẻ
thành những người công dân trung thành với Tổ quốc, có năng lực và phẩm chất phục vụ đất
nước.
- Năm 1956, chúng ta tiến hành CCGD lần II, với mục tiêu GD là đào tạo, bồi dưỡng thế hệ
thanh thiếu niên trở thành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt, trung
thành với Tổ quốc, những người lao động tốt, cán bộ tốt của nước nhà, có tài, có đức để phát
triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng CNXH ở nước ta, đồng thời để thực hiện
thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ..
- Năm 1979 (chính thức 1981), chúng ta tiến hành CCGD lần III, với mục tiêu đào tạo và bồi
dưỡng đội ngũ lao động mới có đạo đức, có kiến thức khoa học và kỹ thuật, có kỹ năng, có
sức khỏe.
- Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước :

+ Mục đích tổng quát (mục đích hệ thống), tầm vĩ mô: “Nhà nước phát triển giáo dục nhằm
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Điều 55, Hiến phát nước CH XHCN
VN , 1992)
• Nâng cao dân trí;
• Đào tạo nhân lực;
• Bồi dưỡng nhân tài.
+ Mục tiêu nhân cách:
“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người VN phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của người công dân, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 2, Luật GD 2005)
* Mục tiêu GD mầm non (Điều 22, Luật GD 2005);
* Mục tiêu GD phổ thông (Điều 27, Luật GD 2005);
* Mục tiêu GD nghề nghiệp (Điều 33, Luật GD 2005);
* Mục tiêu GD đại học (Điều 39, Luật GD 2005);

13.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng


ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT

3.3. Các nhiệm vụ giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
3.3.1. Trí dục
- Trang bị cho HS hệ thống tri thức về tự nhiên, XH và con người để hình thành thế giới
quan khoa học;
- Phát triển khả năng nhận thức, hình thành kỹ năng học (cách học), kỹ năng vận dụng tri
thức vào giải quyết những nhiệm vụ trong nhận thức, học tập và cuộc sống liên quan đến các
em.

- Hình thành kỹ năng làm việc độc lập, nhu cầu, hứng thú học tập và khả năng làm việc
nhóm một cách hiệu quả;
- Rèn luyện những thói quen, tác phong làm việc khoa học, biết tự kiểm tra và đánh giá khả
năng của bản thân.
3.3.2. Đức dục (GD đạo đức) có nhiệm vụ làm cho HS:
- Có ý thức chấp hành luật pháp, nội quy, quy chế của nhà trường;
- Thấm nhuần các chuẩn mực & quy tắc đạo đức theo quy định của XH trong ý thức, tình
cảm và thói quen hành vi, trong học tập, lao động, sinh hoạt, ở gia đình, nhà trường và XH;
hình thành lối sống mới mang bản sắc, truyền thống của dân tôc.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động XH phù hợp với lứa tuổi và điều kiện của bản thân.
- Có ý thức và kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh,
không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.
3.3.3. Giáo dục lao động
- Có ý thức quý trọng lao động, người lao động, sản phẩm lao động; có thói quen làm việc
hăng say, khoa học, có trách nhiệm, có kỷ luật (trước hết là lao động học tập, phục vụ và tự
phục vụ đối với HS).
- Có những tri thức nhất định về lao động có kỹ thuật, có sáng tạo và hiệu quả cao, phát triển
tư duy kỹ thuật và tư duy kinh tế ở các mức độ thích hợp.
- Giúp HS định hướng và lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân một cách thích hợp (công tác
hướng nghiệp).
3.3.4. Giáo dục thể chất
- Có ý thức giữ gìn, rèn luyện sức khỏe một cách khoa học góp phần phát triển đúng đắn thể
chất và nâng cao năng lực làm việc của cơ thể.
- Trang bị những tri thức cần thiết để hoàn thiện các kỹ năng vận động (đi đứng, chạy, nhảy,
…); phát triển các phẩm chất vận động (nhanh, mạnh, bền, khéo léo).
- Có thói quen và hứng thú luyện tập thể dục thể thao; thói quen về vệ sinh cá nhân và công
cộng.
- Rèn luyện tính dũng cảm, kiên trì, tinh thần kỷ luật, tính đồng đội, nếp sống văn minh, tác
phong quân sự, sẵn sàng tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân khi cần.
3.3.5. Giáo dục thẩm mỹ

Giúp HS biết cảm thụ, đánh giá, thể hiện, giữ gìn, sáng tạo và bảo vệ cái đẹp một
cách đúng đắn trong học tập, trong nghệ thuật và trong cuộc sống.
Tóm lại, việc phân định các nhiệm vụ trên cốt để hình dung đầy đủ và cụ thể các mặt,
các nội dung, các yêu cầu của từng mặt giáo dục trong sự phát triển toàn diện nhân cách HS.
Trên thực tế, giữa các nội dung, nhiệm vụ đó đan xen vào nhau, hỗ trợ nhau, tác động ảnh
hưởng đến nhau, không tồn tại một cách hoàn toàn riêng biệt và mỗi mặt đều có khả năng
giải quyết đồng thời một số nhiệm vụ giáo dục khác, trong đó có ưu thế hơn ở việc thực hiện
một số nhiện vụ nhất định.
14.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng


ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT

3.4. Nguyên lý giáo dục (NLGD)
3.4.1. Khái niệm nguyên lý giáo dục
- Nguyên lý: Luận điểm cơ bản của một học thuyết.
Trong GD, để đảm bảo thực hiện mục đích GD một cách hiệu quả, các nhà quản lý
giáo dục (QLGD) thường đưa ra những luận điểm có tính chung nhất để chỉ đạo việc lựa
chọn nội dung, xác định PP, hình thức tổ chức QTGD. Những luận điểm đó được gọi là
những nguyên tắc giáo dục. Ex: Đảm bảo thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong GD; Gd
phục vụ đường lối phát triển KT – XH; Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS; …
trong những nguyên tắc đó, những nguyên tắc cơ bản nhất được gọi là nguyên lý GD.
- Vậy, NLGD là nguyên tắc cơ bản nhất nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục có chất
lượng và hiệu quả.
3.4.2. Nội dung nguyên lý giáo dục
“Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết
hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo
dục gia đình và giáo dục xã hội” (Điều 3, khoản 2 luật giáo dục 2005).

NLGD là một thể thống nhất và có thể phân tích ở các ý sau:
a) Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn
- Cơ sở khoa học:
+ Chủ nghĩa Mác cho rằng lý luận và thực tiễn là hai phạm trù có quan hệ biện chứng với
nhau. Lý luận không có thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn không có lý luận là thực tiễn mù
quáng.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
+ Mục đích cuối cùng của việc học là làm việc (hành) “ Các cháu HS không nên học gạo,
không nên học vẹt… Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và
thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau” (Hồ Chí Minh : nói chuyện tại ĐHSP HN
ngày 21. 10.1964).
“Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành
không trôi chảy” (HCM tuyển tập. T5).
- Yêu cầu:
+ Về nhận thức : Trong công tác GD, dạy học, các nhân tố trong cấu trúc của QTGD, QTDH
cần quát triệt sâu sắc tầm quan trọng, tính tất yếu của việc kết hợp giữa học với hành, lý luận
với thực tiễn.
+ Trong dạy học cần đảm bảo cung cấp cho HS hệ thống tri thức lý luận chính xác phù hợp
với điều kiện thực tế và đặc điểm tâm sinhh lý của HS; giúp HS thấy được mối liên hệ giữa
tri thức lý luận và thực tiễn cuộc sống; biết vận dụng kiến thức lý luận vào giải quyết những
vấn đề trong giải quyết các nhiệm vụ nhận thức và trong thực tế cuộc sống.
b) Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất
- Tại sao?
+ Lao động là một trong nhân tố quan trọng làm vượn chuyển thành người.
+ Lao động sản xuất là dạng quan trọng nhất của thực hành.
+ Mục tiêu tổng quát của giáo dục cũng hướng đến việc cung cấp nguồn nhân lực (người lao
động).
- Yêu cầu
+ Trong giảng dạy kết hợi GD cho HS có thái động đúng đắn đối với lao động,…
+ Tổ chức cho HS tham quan các cơ sở sản suất, nhà xưởng,…

15.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng


ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT

+ Gắn kết mục tiêu đào tạo của nhà trường với nhu cầu nguồn nhân lực của XH,…
c) Nhà trường gắn với gia đình và xã hội
- Tại sao?
+ Mỗi môi trường giáo dục đều có thế mạnh riêng. Việc kết hợp ba môi trường GD sẽ tạo ra
sức mạnh tổng hợp để tác động đến HS sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
+ Sự phát triển nhân cách HS chịu sự tác động của nhiều nhân tố.
+ Thực tế trong nhiều trường hợp trẻ en chưa ngoan là do sự thiếu kết hợp chặt chẽ giữa các
môi trường GD trên.
- Yêu cầu
+ Trong GD, nhà trường gia đình và XH cần có thống nhất về yêu cầu đối với trẻ.
+ GD nhà trường cần hướng đến và đáp ứng yêu cầu về nhân lực của XH, phục vụ cho sự
phát triển kinh tế - XH.
3.4.3. Phương hướng thực hiện nguyên lý giáo dục
- Từng bước nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục;
- Thực hiện nghiêm túc, có chất lượng nhiệm vụ giáo dục phổ thông;
- Thường xuyên cải tiến nội dung, chương trình phương pháp đảm bảo khoa học, đáp ứng
yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu thế toàn cầu hóa và hội
nhập.
- Đảm bảo cân đối giữa việc trang bị tri thức với hình thành kỹ năng và thái độ hợp lý trong
GD & ĐT ở mọi cấp học, bậc học.
- Tổ chức cho HS được tham gia vào nhiều hoạt động thực tiễn (ngoài giờ học trên lớp) như
hoạt động XH, lao động,…
- Thu hút được các tầng lớp, các tổ chức trong XH và gia đình HS cùng có ý thức tham gia

vào công tác GD theo điều kiện và sở trường của mình.
3.5. Hệ thống giáo dục quốc dân (HTGDQD)
3.5.1. Khái niệm HTGDQD
Là toàn bộ các cơ quan chuyên trách việc GD & học tập cho thanh thiếu niên và công
dân của nước đó.
Bao gồm hệ thống nhà trường và hệ thống cơ quan GD ngoài nhà trường (nhà văn
hóa, câu lạc bộ, thư viện, rạp nhát,…)
Nhà trường là đơn vị cấu trúc cơ bản của HTGDQD. Đây cũng là nơi QTGD được
diễn ra một cách khoa học, chặt chẽ nhất do một đội ngũ chuyên trách đảm nhận.
3.5.2.Đặc điểm của HTGDQD
Nó phản ánh chế độ chính trị - XH; trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật;
chính sách văn hóa; truyền thống của quốc gia đó
3.5.3. Những nguyên tắc xây dựng HTGDQD
- Đảm bảo thể hiện vị trí, vai trò của GD đã được ghi trong Hiến pháp “GD & ĐT là quốc
sách hàng đầu”
- Đảm bảo việc thực hiện mục đích, mục tiêu GD nhằm “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ,
bồi dưỡng nhân tài”
- Thể hiện được nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN có tính nhân dân, dân tộc,
khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng; thực
hiện theo nguyên lý “học đi đôi với hành, GD kết hợp với LĐSX, GD nhà trường kết hợp
với GD gia đình và GD xã hội”.
16.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng


ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT

- Đảm bảo việc “phát triển GD phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - XH, tiến bộ khoa
học – công nghệ, củng cố an ninh, quốc phòng; bảo đảm cân đối về về cơ cấu trình độ, cơ

cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu
quả; kết hợp đào tạo và sử dụng”.
- Đảm bảo được sự công bằng – dân chủ trong giáo dục.
- Ngôn ngữ dùng trong nhà trường là Tiếng Việt.
- Đảm bảo thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục.
- Đảm bảo mọi tổ chức đều có trách nhiệm tham gia công tác giáo dục.
- Đảm bảo sự thống nhất quản lý trong HTGDQD.
3.5.4. Hệ thống GDQD Việt Nam hiện nay (Điều 4, Luật GD 2005)
- HTGDQD gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
- Các cấp học và trình độ đào tạ của Hệ thống GDQD gồm :
+ Giáo dục mầm non : Nhà trẻ và mẫu giáo;
+ Giáo dục phổ thông : Tiểu học, THCS và THPT.
+ Giáo dục nghề nghiệp: Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
+ Giáo dục đại học: đào tạo 4 trình độ (Cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ).
(xem chi tiết các cấp, bậc học tại chương 2, Luật Giáo dục 2005)
Trả lời các câu hỏi:
- Các cơ sở GD nào là cơ sở GD phổ thông? (Đ30)
- Các cơ sở GD nào là cơ sở GD nghề nghiệp? (Đ 36)
- Các cơ sở GD nào là cơ sở GD đại học? (Đ 42)
- Các cơ sở GD nào là cơ sở GD thường xuyên? (Đ 46)
Câu hỏi thảo luận
1/ Nêu những ưu điểm và hạn chế trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục ở nhà trường
phổ thông hiện nay. Từ đó rút ra những kết luật sư phạm cần thiết?
2/ Nêu những ưu điểm và hạn chế trong việc thực hiện nội dung nguyên lý giáo dục ở các
trường phổ thông hiện nay. Từ đó đề xuất những giải pháp cần thiết?
3/ Nêu những ưu điểm và hạn chế trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở bậc đại học ở
Việt Nam. Từ đó đề xuất những biện pháp cần thiết?
Chương 4: NGƯỜI GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
4.1. Vai trò và nhiệm vụ của người GV THCS
4.1.1. Vai trò

+ Từ xưa, người thầy giáo luôn được nhân dân kính trọng, xã hội tôn vinh.
+ Với chức năng dạy học và giáo dục, người GV có vai trò to lớn trong việc giáo dục thế hệ
trẻ, thực hiện mục tiêu giáo dục.
“…Không có thầy giáo thì không có giáo dục… không có giáo dục, không có cán bộ thì
cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa” (Hồ Chí Minh)
Cụ thể: GV là người điều khiển quá trình dạy học, là người cung cấp hệ thống tri thức
cơ bản cho HS, là tấm gương về đạo đức, tác phong cho các em HS noi theo.
+ Trong nhà trường, GV là những người quyết định lớn đến chất lượng GD.
17.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng


CBG gdh c CSP BR - VT

Núi n cht lng GD ph thụng l phi núi n i ng GV. Cht lng trc mt, cht
lng sau ny, cht lng ton b s nghip GD ph thụng ca chỳng ta ch yu da vo
i ng GV. (Phm Vn ng)
C Tng bớ th Lờ Dun cng khng nh: ng v nhõn dõn ta giao phú vic dy d
con em ca mỡnh cho cỏc thy cụ giỏo, cng tc l phú thỏc cho cỏc thy cụ s mng o
to th h tng lai cho dõn tc.
Trong dy hc hin i, ngi GV cú vai trũ th no? Cú cỏc mc (thang bc
khỏc nhau) nh sau:
Mc
Giỏo viờn

1
Cung cp tri thc
2
Cung cp v gi ý m

rng
3
Nờu vn & gii thiu
cỏch gii quyt
4
Nờu vn
5
6

Hc sinh

Kim tra

Thu nhn
GV kim tra
Thu nhn t GV v cỏc ngun GV kim tra
khỏc
Thc hin
GV ỏnh giỏ nng lc
HS
T tỡm cỏch gii quyt vn GV v HS cựng ỏnh
vi s tr giỳp ca GV
giỏ
GV trao i kinh nghim Gii quyt vn vi s tr Gv & HS cựng ỏnh
HS nhn dng vn giỳp ca GV
giỏ (HS t ỏnh giỏ)
cn cho mỡnh
T la chn vn ny sinh, HS t ỏnh giỏ
???
xỏc nh vn phi gii

quyt; gii quyt vn cú s
tr giỳp

4.1.2. Nhim v v quyn hn ca ngi giỏo viờn
- Nhim v v quyn hn ca ngi GV núi chung : (Xem 72, 73, Lut GD)
- Nhim v v quyn hn ca ngi GV THCS : (iu 31, 32, iu l trng trung hc)
Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên trờng trung học
1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Dạy học và giáo dục theo chơng trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy thực hành thí
nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, lên lớp đúng giờ,
quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trờng tổ chức, tham gia các hoạt động
của tổ chuyên môn;
b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phơng;
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao
chất lợng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;
d) Thực hiện Điều lệ nhà trờng; thực hiện quyết định của Hiệu trởng, chịu sự kiểm tra
của Hiệu trởng và các cấp quản lý giáo dục;
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gơng mẫu trớc học sinh, thơng yêu, tôn
trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học
sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo
dục học sinh.
18.

GVC- ThS. Nguyn Thin Thng


CBG gdh c CSP BR - VT


g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có
những nhiệm vụ sau đây:
a) Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo
dục sát đối tợng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;
b) Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ
môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các
tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ
nhiệm;
c) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thởng
và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh đợc lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn
luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và
học bạ học sinh;
d) Báo cáo thờng kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trởng.
Điều 32. Quyền của giáo viên
1. Giáo viên có những quyền sau đây:
a) Đợc nhà trờng tạo điều kiện để giảng dạy và giáo dục học sinh;
b) Đợc hởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và đợc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo
các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;
c) Đợc trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trờng;
d) Đợc hởng lơng và phụ cấp (nếu có) khi đợc cử đi học để đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành;
đ) Đợc hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trờng và cơ sở giáo dục
khác nếu đợc sự đồng ý của Hiệu trởng và thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy định tại
Điều 31 của Điều lệ này;
e) Đợc bảo vệ nhân phẩm, danh dự;
g) Đợc hởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những
quyền sau đây:
a) Đợc dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;

b) Đợc dự các cuộc họp của Hội đồng khen thởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết
những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;
c) Đợc dự các lớp bồi dỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;
d) Đợc quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày;
đ) Đợc giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.
4.2. Nhng yờu cu i vi nhõn cỏch ngi GV THCS
4.2.1. Nhng yờu cu chung
- Cú kh nng tỡm kim v chn lc thụng tin (tri thc) ỏp ng yờu cu ca mc tiờu giỏo
dc ca bc hc, lp hc.
- Cú nhu cu v kh nng khụng ngng hon thin v phm cht v nng lc ca bn thõn
mt cỏch ch ng v sỏng to (nng lc t hc v t hc sut i)
- Cú kh nng lm ch c cm xỳc ca mỡnh ng thi bit truyn cm xỳc n cho HS,
to cm hng hc tp cho HS.
19.

GVC- ThS. Nguyn Thin Thng


ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT

- Có khả năng tổ chức việc học của HS một cách hiệu quả (là người hướng dẫn, gợi mở, cố
vấn và trọng tài cho các em HS.
- Có khả năng ứng dụng CNTT để cải tiến PPDH, nâng cao chất lượng GD.
4.2.2. Những yêu cầu về phẩm chất
- Thế giới quan và niềm tin: Có thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; có
niềm tin vào mục tiêu lý tưởng của Đảng, của cách mạng Việt Nam là xây dựng một nước
VN “dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ văn minh”.
- Gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh.
- Có lòng yêu nghề, mến trẻ.

4.2.3. Những yêu cầu về năng lực
Năng lực SP của người GV là khả năng thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục với
chất lượng cao. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:
- Năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học (giáo dục): Đó là khả năng
thấu hiểu thế giới bên trong của trẻ một cách tường tận, nắm bắt kịp thời những diễn biến tư
tưởng, tình cảm, tâm lý của chúng.
- Năng lực thiết kế (xây dựng kế hoạch) dạy học/ giáo dục: Đó là khả năng xác định mục
tiêu, xây dựng nội dung, tiến trình hoạt động để đạt mục tiêu một cách tốt nhất.
- Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học /giáo dục: Đó là khả năng biến mục tiêu và
kế hoạch dự kiến thành hiện thực. Điều này được cụ thể bằng các kỹ năng như:
+ Kỹ năng vận dụng tri thức khoa học, biết linh hoạt lựa chọn, phối hợp hợp lý các PP để
phát huy khả năng tự học của HS;
+ Kỹ năng giao tiếp: Biết chủ động thiết lập, vận hành và điều chỉnh các mối quan hệ (với
HS, đồng nghiệp, phụ huynh, cộng đồng địa phương,…) tạo được sự đồng thuận, hợp tác
huy động mọi nguồn lực (trong và ngoài nhà trường) cùng tham gia vào công tác giáo dục.
+ Kỹ năng quản lý hoạt động DH /GD trong phạm vi trách nhiệm của mình, khích lệ, động
viên được mọi đối tượng HS (Giỏi, khá, TB, yếu,…) đều hăng hái đóng góp vào sự tiến bộ
của bản thân và tập thể.
- Năng lực kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động DH/GD. Đó là khả năng xác định nhanh
chóng, chính xác và công bằng kết quả học tập, rèn luyện của HS. Chẳng những thế mà còn
phải biết đề ra được các giải pháp cần thiết để cải thiện thực trạng theo hướng mục tiêu.
Đồng thời phải biết phát triển khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong HS, giúp các
em tự điều chỉnh cách học để ngày càng tiến bộ hơn. Bên cạnh đó GV còn phải nắm bắt và
vận dụng kết hợp các PP kiểm tra truyền thống và PP kiểm tra hiện đại có ứng dụng công
nghệ thông tin.
- Năng lực giải quyết những vấn đề, tình huống nảy sinh trong thực tiễn DH/GD: Đó là khả
năng phát hiện, đặt ra và giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề, tình huống gặp phải
trong hoạt động nghề nghiệp. Năng lực này thể hiện bản lĩnh và độ nông sâu của kinh
nghiệm nghề nghiệp ở mỗi GV. Nó được biểu hiện ở các kỹ năng như:
+ Kỹ năng phát hiện, nhận dạng vấn đề, diễn đạt vấn đề, xây dựng giả thuyết, lập đề cương,

tiến hành điều tra, thực nghiệm, xử lý kết quả, viết báo cáo, ứng dụng triển khai kết quả (Kỹ
năng nghiên cứu khoa học);
+ Kỹ năng phát hiện và giải quyết các tình huống sư phạm một cách hiệu quả.
Tóm lại, trên đây là các năng lực cơ bản (chung cả cho dạy học và giáo dục) cần có
đối với người GV. Cũng có thể tách ra theo hai chức năng (dạy học và giáo dục) của người
20.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng


ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT

GV để xem xét. Chẳng hạn, trong dạy học, chúng ta sẽ nhấn mạnh đến các năng lực chuẩn bị
giáo án, lên lớp giảng bài, đánh giá.
4.3. Các mối quan hệ của GV THCS trong hoạt động sư phạm
4.3.1. Với tập thể sư phạm và ban lãnh đạo nhà trường
Đây là mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể; giữa người chỉ huy và người chấp hành.
Về nguyên tắc, người GV phải thực thi (chấp hành) các quyết định, các yêu cầu dưới dạng
những nhiệm vụ mà Ban giám hiệu, Hội đồng sư phạm đặt ra cho mỗi GV. Đó vừa là quan
hệ điều khiển – chấp hành vữa là quan hệ hợp tác, cộng đồng trách nhiệm để cùng thực hiện
mục tiêu chung (phát triển nhân cách HS)
4.3.2. Với các tổ chức của học sinh và cá nhân HS
Các tổ chức của HS như: Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Ban cán sự lớp,…
Thông qua các tổ chức này để tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa, tổ chức rèn
luyện, tu dưỡng và vui chơi, giải trí,… có hiệu quả, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở, đoàn
kết, thân ái, vui tươi, lành mạnh trong học tập và rèn luyện.
Với các tổ chức của HS, GV cần giữ vai trò là người cố vấn, giúp đỡ khi cần thiết,
tuyệt đối không can thiệp một cách quá đáng, ánh hưởng đến tính độc lập của các tổ chức
đoàn thể của HS, đặc biệt ở các lớp lớn.
Với các cá nhân HS, GV cần gần gũi, quan tâm để hiểu được tâm tư, tình cảm và khả

năng học tập cũng như những nét tính cách của từng HS, tạo được sự tin tưởng nơi HS, giữ
được quan hệ thầy trò nhưng không tạo sự ngăn cách.
4.3.3. Với phụ huynh học sinh
Đây là mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục, đặc biệt đối
với các GV chủ nhiệm lớp.
GV cần bằng nhiều hình thức để xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên
với phụ huynh HS. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho công tác giáo dục HS.
4.3.4. Với các tổ chức xã hội khác
Đó là sự phối hợp, hợp tác giữa nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục. GV
cần căn cứ vào tình hình thực tế để có sự kết hợp một cách tích cực với chính quyền, các tổ
chức đoàn thể ở địa phương trong công tác giáo dục HS.
4.4. Bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lực của người GV THCS
4.4.1. Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của người GV là một chủ trương quan trọng của
Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Điều 80, Luật GD 2005: “Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên
môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng
cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định
của Chính phủ”.
4.1.2. Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS
- Về công tác đào tạo:
Hãy cho biết những nhận xét của mình về công tác đào tạo GV nói chung và đào tạo
GV THCS nói riêng ở nước ta hiện nay?
+ Các nguồn đào tạo:
21.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng


ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT


* Các trường sư phạm và các khoa sư phạm trong các trường đại học;
* Người học học tại các trường cao đẳng, đại học và học thêm chứng chỉ NVSP (Bậc 1 hoặc
bậc 2)
+ Về mục tiêu đào tạo : Hướng vào 3 vấn đề chính: Kiến thức, kỹ năng và thái độ.
+ Về nội dung, chương trình đào tạo (đối với các trường, khoa sư phạm): thường có 3 khối
kiến thức : chung, chuyên môn và nghiệp vụ.
+ Về phương pháp đào tạo: cần chuyển từ kiểu đào tạo đồng loạt – tái hiện sang kiểu đào tạo
bằng hoạt động, học theo phương thức hướng dẫn nghiên cứu và tự nghiên cứu; tăng cường
luyện tập, thực hành, rèn luyện nghiệp vụ; gắn kết chặt chẽ giữa trường sư phạm với trường
phổ thông trong suốt quá trình đào tạo.
+ Về hình thức tổ chức đào tạo:
Linh hoạt, nhiều loại hình với phương châm tạo điều kiện tối đa cho người học có thể
tham gia. Hiện tại việc đào tạo GV cũng đang được tiến hành dưới nhiều hình thức (tập
trung, tại chức, từ xa, chuyên tu, liên thông,…).
- Về công tác bồi dưỡng
Trước hết cần xác định đây là việc làm thường xuyên, suốt quá trình hành nghề của
mỗi GV “Người GV còn sống chừng nào họ còn học, khi họ vừa mới ngừng việc học thì con
người GV trong họ cũng chết liền” (K.Đ. Usinxki). Vì vậy:
+ Về phía các cơ quan quản lý nhà nước về GD & ĐT (đứng đầu là Bộ GD & ĐT) cần xây
dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ cho GV một cách bài bản, khoa học, với nhiều
hình thức đa dạng, phong phú (theo chu kỳ, theo môn học, theo chuyên đề cho phù hợp với
từng khối lớp học, ngành học, ở những vùng miền khác nhau;…).
+ Đối với mỗi cá nhân: Cần tích cực, chủ động tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ phù hợp với vị trí công tác, nhiệm vụ giảng dạy – giáo dục của mình với những
hình thức thích hợp. (liên hệ)
Kết luận
Người GV nói chung và GV THCS nói riêng có vị trí vai trò hết sức quan trọng “là
người kỹ sư tâm hồn”, là nhân vật trung tâm, quyết định lớn đến chất lượng giáo dục, đặc
biệt là giáo dục phổ thông. Nhiệm vụ của người GV vừa hết sức vẻ vang nhưng cũng không
kém phần vất vả. Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người GV cần phải biết phát

huy tối đa những kiến thức có được trong quá trình được đào tạo ở nhà trường, đồng thời
phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên, nghiệp vụ cũng như đạo
đức nghề nghiệp cho bản thân.

Câu hỏi
1/ Trình bày vai trò và nhiệm vụ của người GV THCS.
2/ Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong thời đại ngày nay, người GV THCS phải là
người như thế nào? Từ đó rút ra những kết luận sư phạm bổ ích.
Bài tập thảo luận

22.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng


ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT

Giải thích và làm sáng ý kiến sau: Nếu hôm nay, ngày mai và cả ngày kia nữa bạn cứ
cho đi những gì bạn có mà không chịu bồi bổ thêm tri thức, năng lực và nghị lực thì cuối
cùng bạn sẽ không còn gì cả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thái Duy Tuyên : Những vấn đề chung của GDH, Nxb ĐHSP, 2003
- Phạm Viết Vượng: Giáo dục học, Nxb ĐHQG HN, 2000.
- Hà Thị Đức: Giáo dục học đại cương, Nxb GD 2006.
- Nguyễn Văn Lê : Giáo dục học đại cương, NxbGD, 2000.
- Nguyễn Thanh Bình: Lý luận GDH Việt Nam, Nxb ĐHSP, 2005.
- Đặng Quốc Bảo: GD Việt Nam hướng tới tương lai – vấn đề và giải pháp, Nxb chính trị
quốc gia 2004.
- Lưu Xuân Mới: Phương pháp luận NCKH, Nxb ĐHSP, 2003.
- Tạp chí khoa học giáo dục và Tạp chí giáo dục.


23.

GVC- ThS. Nguyễn Thiện Thắng



×