Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Phát triển văn hóa doanh nghiệp của chi nhánh ngân hàng TMCP ngoại thương hải dương luận văn ths 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HOÀNG THỊ KIM NGÂN

PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẨN
NGOẠI THƢƠNG HẢI DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HOÀNG THỊ KIM NGÂN

PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẨN
NGOẠI THƢƠNG HẢI DƢƠNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ MINH CƢƠNG
XÁC NHẬN CỦA GVHD

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

Hà Nội – 2015


CAM KẾT
Tôi xin cam đoan Luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực
hiện. Các thông tin và số liệu sử dụng trong Luận văn đƣợc trích dẫn đủ
nguồn tài liệu, kết quả phân tích trong Luận văn là trung thực. Luận văn
không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 29 tháng 05 năm 2015
Tác giả

Hoàng Thị Kim Ngân


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn thạc sĩ này, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết
ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS,TS. Đỗ Minh Cƣơng – Ngƣời thầy đã
luôn tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả
hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô đã giảng dạy trong quá trình
học thạc sĩ, Quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ đề cƣơng, Quý thầy cô Khoa
Quản trị kinh doanh và Khoa Sau đại học, Quý thầy cô trong Hội đồng chấm
luận văn đã truyền đạt các kiến thức bổ ích, đồng thời có những góp ý quý
báu về những thiếu sót, hạn chế của Luận văn, giúp tác giả nhận ra những vấn
đề cần khắc phục để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cán bộ, nhân viên Ngân hàng TMCP
Ngoại thƣơng Việt Nam đã cung cấp các thông tin giá trị, đóng góp một phần
quan trọng để tác giả hoàn thành Luận văn.
Xin đƣợc trân trọng cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè đã
tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả có thể chuyên tâm vào việc nghiên cứu
nội dung của Luận văn.
Tác giả

Hoàng Thị Kim Ngân


MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt..................................................................................... i
Danh mục các bảng ........................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ
DOANH NGHIỆP VÀ VĂN HÓA CỦA VIETCOMBANK .......................... 8
1.1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp ...................................................... 8
1.1.1. Khái niệm, cấu trúc của văn hóa doanh nghiê ̣p .............................. 8
1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của văn hóa doanh nghiê ̣p................................. 14
1.1.3 Sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp ......................... 16
1.1.4 Ảnh hƣởng của văn hóa doanh nghiệp đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. ..................................................................................... 18
1.2.Văn hóa doanh nghiệp trong một số ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc ta. 19
1.2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng và phát triển VHDN
trong NHTM ............................................................................................. 20
1.2.2. Tình hình xây dựng và thực hiện VHDN trong một số ngân hàng
thƣơng mại của nƣớc ta hiện nay ............................................................. 24
1.3. Nguồn gốc và nội dung của hệ thống Văn hóa Vietcombank .............. 25
1.3.1 Nguồn gốc lịch sử phát triển hệ thống Vietcombank...................... 25

1.3.2 Văn hóa Vietcombank ..................................................................... 28
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG HẢI DƢƠNG 49
2.1. Khái quát về Chi nhánh NH TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng ........... 49
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triể n.................................................. 49
2.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực tại Vietcombank Hải Dƣơng. ............... 50
2.2.Việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Vietcombank Hải Dƣơng ..... 52


2.2.1. Quá trình xây dựng và áp dụng Văn hóa Vietcombank tại Chi
nhánh Hải Dƣơng. .................................................................................... 52
2.2.2 Các điểm nối bật của Văn hóa doanh nghiệp tại VCB Hải
Dƣơng……………………………………………………………………60
2.2.3. Đánh giá kết quả xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại
Vietcombank Hải Dƣơng. ........................................................................ 61
2.2.4. Nhƣ̃ng nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. ........................... 69
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI
CHI NHÁNH NH TMCP NGOẠI THƢƠNG HẢI DƢƠNG........................ 74
3.1. Hoàn thiện thể chế quản trị và xây dựng VHDN của Vietcombank.... 74
3.2.Tổ chƣ́c bô ̣ phâ ̣n tham mƣu và kiể m soát quá trin
̀ h xây dƣ̣ng , phát triển
của VHDN ta ̣i Chi nhánh............................................................................. 75
3.3. Ngƣời lãnh đạo phải là tấm gƣơng cho toàn Chi nhánh ....................... 76
3.4. Bồi dƣỡng và nâng cao nhận thức về VHDN cho cán bộ .................... 77
3.5. Có chính sách khách hàng hợp lý theo định hƣớng của VHDN .......... 78
3.6. Xây dựng đạo đức kinh doanh và tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp. ........................................................................................ 79
3.7. Xây dƣ̣ng VHDN phải có chiế n lƣơ ̣c và thời gian ............................... 79
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2

Từ viết tắt
ACB
Agribank

Nguyên nghĩa
Ngân hàng TMCP Á châu
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam

3

BIDV

4

LienVietPostbank Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt

5

NHTM

ngân hàng thƣơng mại


6

VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

7

8

Vietcombank
Vietinbank

Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng
Việt Nam
Ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp cơ cấu lao động qua các năm .......................................................... 50
Bảng 2.2: Bảng tổng kết hoạt động kinh doanh ................................................................ 62
Bảng 2.3: Số liệu về sự nhận thức của cán bộ về biểu hiện của VHDN ............................ 70

ii



MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam đang phải thực hiện mở cửa các
hoạt động kinh tế để thúc đẩy phát triển đất nƣớc. Cùng với đó, là các cam kết
mở cửa trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng nên trong thập kỷ qua có sự gia
tăng đáng kể về số lƣợng các tổ chức tài chính ở Việt Nam, nhiều tổ chức đã có
sự phát triển nhanh chóng; Do đó sức ép cạnh tranh ngày càng tăng lên, để tối
đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại, ngoài các
yếu tố về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, … thì Văn hóa doanh nghiệp
(VHDN) có vai trò đặc biệt quan trọng để mỗi ngân hàng hoàn chỉnh, nâng cao
thƣơng hiệu của mình trong điều kiện cạnh tranh ngày nay. VHDN sẽ tạo nên
những nét riêng, sức hấp dẫn cho doanh nghiệp, góp phần lớn định hình tính
cách, phong thái của những con ngƣời trong doanh nghiệp, nó sẽ ảnh hƣởng
trực tiếp tới sự phát triển bền vững hay suy thoái của doanh nghiệp.
Có thể nói , chƣa bao giờ các ngân hàng lại chăm lo , xây dựng hình ảnh
cho mình đến vậy . Thuật ngữ "văn hóa doanh nghiê ̣p " đƣợc nhắc đến nhiều,
đƣợc đề cập, vận dụng ở các ngân hàng. Tầm quan trọng của nó đƣợc tất cả
thừa nhận, tuy nhiên việc xây dựng và thực hiện sao cho có hiệu quả lại là một
vấn đề không đơn giản.
Vietcombank – nơi hàng ngày tôi đƣợc làm việc và học hỏi từ các thế hệ
đi trƣớc, có thể tự hào là một doanh nghiệp giàu tính văn hóa. Với bề dầy lịch sử
hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, những thế hệ đi trƣớc đã tạo dựng nên
một Vietcombank lớn mạnh, thành công và vững bƣớc với vị trí “Ngân hàng số
1 Việt Nam”; Truyền thống lịch sử, văn hóa và thƣơng hiệu đã không ngừng hun
đúc, phát huy mạnh mẽ tạo lên một tính cách, một văn hóa Vietcombank với
những đặc trƣng riêng rất quý báu. Điều đó cũng phần nào đƣợc thể hiện ở
Vietcombank Hải Dƣơng. Với sự xuất hiện muộn trên địa bàn Hải Dƣơng, mà

1



điểm xuất phát không dựa trên cơ sở nào cũ nên Vietcombank Hải Dƣơng đã gặp
không ít khó khăn trong hoạt động, xây dựng thƣơng hiệu của mình tại địa bàn.
Do vậy, việc nghiên cứu và đánh giá tình hình thông qua đó kết hợp giữa lý luận
và thực tiễn để để xuất các mô hình, hƣớng đi phù hợp nhằm phát triển văn hóa
Vietcombank, tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh và nâng cao vị thế
của Vietcombank hơn nữa trên địa bàn tỉnh là vô cùng cần thiết trong giai đoạn
cạnh tranh hết sức khốc liệt hiện nay.
Từ những phân tích trên cho thấy, việc chọn vấn đề Phát triển văn hóa
doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương
Hải Dương làm đề tài nghiên cứu Luận văn của mình là xuất phát từ nhu cầu
của thực tiễn doanh nghiệp và địa phƣơng.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp Việt Nam nói chung và văn
hoá doanh nghiệp của Vietcombank nói riêng là đề tài đã đƣợc nhiều tác giả
nghiên cứu. Tuy nhiên, luận văn này sẽ xem xét việc phát triển văn hoá doanh
nghiệp của Vietcombank Hải Dƣơng – là một thành viên trong hệ thống
Vietcombank; Nghiên cứu đề tài luận văn cần tập trung vào giải quyết các câu
hỏi nghiên cứu sau :
1. Văn hóa doanh nghiệp là gì? Vai trò và khả năng áp dụng của nó trong quản
trị một ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc ta hiện nay?
2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Vietcombank Hải Dƣơng hiện nay thế
nào? Vì sao cần đặt vấn đề để tiếp tục hoàn thiện, phát triển nó?
3. Cần những phƣơng hƣớng và giải pháp gì để phát triển VHDN của
Vietcombank Hải Dƣơng trong giai đoạn hiện nay?
3.Tình hình nghiên cứu có liên quan
VHDN hiện nay vẫn còn là khái niệm khá mơ hồ với rất nhiều ngƣời, và
hiện nay đang là đề tài tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn của giới doanh


2


nghiệp, các nhà quản lý và trên phƣơng tiện thông tin đại chúng; VHDN quyết
định sự phát triển trƣờng tồn của doanh nghiệp. Sức sống của nó có thể còn lâu
dài hơn đời sống của những nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp để trở thành
tài sản tinh thần, nguồn lực quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền
vững. Vấn đề VHDN đã và đang đƣợc nhắc đến nhƣ một “tiêu chí” để đánh giá
năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đây cũng là
một đề tài hay dự án lớn đã đƣợc nhiều nhà quản trị nghiên cứu và xây dựng
cho doanh nghiệp một nét văn hóa riêng.
Với những vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp,
VHDN đã đƣợc nhiều trƣờng đại học tổ chức nghiên cứu và phát triển để đƣa
“văn hóa doanh nghiệp” trở thành môn học có bài bản nhằm trang bị những
kiến thức tốt cho các nhà kinh tế tƣơng lai.
Bên cạnh đó, VHDN cũng đƣợc nhiều nhà khoa học, các học giả rất quan
tâm nghiên cứu. Ở nƣớc ta đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, hội
thảo , tọa đàm đề cập và giải quyết các vấn đề liên quan đến VHDN. Có thể nêu
ra một số công trình tiêu biểu sau :
- PGS.TS. Đỗ Minh Cƣơng - "Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh"
– NXB.Chính trị quốc gia, (2001). Đây là công trình đầu tiên ở nƣớc ta trình
bày một cách hệ thống về các vấn đề văn hoá kinh doanh, VHDN, triết lý kinh
doanh...từ phƣơng diện cơ sở lý luận và thực tiễn trên thế giới và tại Việt Nam.
Công trình là một tài liệu tham khảo tốt, cung cấp những kiến thức hữu ích đối
với quá trình nghiên cứu luận văn này.
- PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân - "Đạo đức kinh doanh và văn hoá công
ty" – NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân, (2011). Đây là giáo trình của Trƣờng
Đại học Kinh tế Quốc dân. Công trình trình bày rõ khái niệm, bản chất, các
dạng VHDN. Ngoài ra công trình cũng đề cập đến vấn đề vận dụng VHDN


3


trong quản lý - tạo lập bản sắc văn hoá công ty. Luận văn đã tham khảo công
trình này khi xây dựng phần cơ sở lý luận.
- PGS.TS. Dƣơng Thị Liễu – "Văn hoá kinh doanh" – NXB Đại học Kinh
tế Quốc Dân, (2012). Công trình đã đề cập đến các lý thuyết về văn hoá kinh
doanh, các yếu tố cấu thành văn hoá kinh doanh. Công trình cũng dành phần
lớn nội dung để trình bày về thực trạng văn hoá kinh doanh tại Việt Nam, văn
hoá kinh doanh quốc tế cũng nhƣ đƣa ra các tình huống văn hoá kinh doanh rất
cụ thể và hữu ích.
- Hội thảo “Phát triển VHDN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho
doanh nghiệp Việt Nam sau khi ra nhập tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO
(2008). Với 14 tham luận, Hội thảo đã tập trung vào những vấn đề nhƣ văn hóa
doanh nghiệp là gì? Thực trạng VHDN Việt Nam, cơ hội và thách thức với
doanh nghiệp hậu WTO; nhận thức của doanh nghiệp về VHDN; Suy nghĩ của
chủ doanh nghiệp về xây dựng VHDN; xây dựng VHDN theo tinh thần Nghị
quyết Trung ƣơng 5, khóa VIII.
- Hội thảo quốc gia do Hiệp hội phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt
Nam (VNABC) phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Bộ Công thƣơng,
Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam
đồng tổ chức với chủ đề: “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo tinh thần Nghị
quyết Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ 9 khóa XI”. Tại Hội thảo, nguyên
Phó Thủ tƣớng Vũ Khoan cũng thẳng thắn chia sẻ những quan niệm về xây
dựng văn hóa. Theo ông, trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, nếu
không am hiểu về văn hóa thế giới thì không giao lƣu đƣợc, nhƣng nếu không
mạnh về văn hóa dân tộc, lại càng không hòa nhập đƣợc. Xây dựng văn hóa
doanh nghiệp là cả một chặng đƣờng dài, cần sự vào cuộc của không chỉ các
doanh nghiệp và doanh nhân.


4


- Tọa đàm khoa học do NGƢT. TS. Đỗ Kim Hảo - Phó Giám đốc Học
viện chủ trì với chủ đề"Phát triển văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động
kinh doanh ngân hàng Việt Nam” đƣợc tổ chức tại Học viện Ngân hàng ngày
11/10/2013. Mục tiêu buổi tọa đàm là chia sẻ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm
giữa những nhà nghiên cứu và những ngƣời làm thực tế, từ đó tìm kiếm và đề
xuất các giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp cho các Ngân hàng Thƣơng
mại Việt Nam, hƣớng tới một hệ thống ngân hàng lành mạnh, minh bạch và
phát triển bền vững;
Ngoài ra, VHDN cũng là đề tài nghiên cứu ngày càng nhiều của các sinh
viên, học viên các cấp với các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ trong các trƣờng đại
học.
Nhƣ vậy, có thể thấy số lƣợng các công trình nghiên cứu về VHDN rất
phong phú chứng tỏ sự hấp dẫn của đề tài này đối với các nhà nghiên cứu. Các
tác phẩm đã chỉ ra các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của
VHDN; đề xuất các mô hình, loại hình VHDN; nghiên cứu ảnh hƣởng của
VHDN tới hiệu quả kinh doanh... Số lƣợng các bài viết, nghiên cứu về sự thành
công trong việc phát triển VHDN của ngân hàng thƣơng mại cũng rất đa dạng,
tuy nhiên chƣa có tác phẩm nào đi sâu vào việc phân tích vai trò và làm thế nào
để phát triển Văn hóa Vietcombank . Em xin cam kết đề tài Luận văn này là
công trình nghiên cứu của riêng em. Viê ̣c cho ̣n đề tài nghiên cƣ́u của em không
bị trùng lắp với đề tài nghiên cứu nào khác.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa doanh nghiệp đƣợc xây dựng và phát triển
trong quá trình hoạt động của Vietcombank nói chung

. Luâ ̣n văn sẽ đi vào


nghiên cƣ́u và phân tić h cụ thể đối với VHDN của Ngân hàng TMCP
thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hải Dƣơng.

5

Ngoại


Phạm vi nghiên cứu: Luân văn chỉ nghiên cứu trong giới hạn mô ̣t số vấn đề cơ
bản về văn hóa và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hải Dƣơng trong thời gian 12 năm kể tƣ̀ khi Chi
nhánh đƣợc thành lập và đi vào hoạt động đến nay
(2003 – 2015).
5. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục tiêu nghiên cứu:

Comment [A1]: Chú ý luôn có dẫu chấm chỗ
này- cách số và chữ.

Nghiên cứu nhận diện, đánh giá thực trạng của Văn hoá doanh nghiệp của
Vietcombank Hải Dƣơng hiện nay để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện, phát triển Văn hoá doanh nghiệp để Vietcombank tiếp tục phát triển bền
vững, giữ vững vị thế là ngân hàng hàng đầu trong nƣớc hiện nay.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thƣ́ nhấ t: Trên cơ sở lý luâ ̣n, đề tài nghiên cứu thực tiễn về VHDN trong hoạt
động của các Ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc ta và văn hóa Vietcombank.
- Thƣ́ hai: Luận văn thực hiện nghiên cứu, khảo sát thực trạng việc thực hiện
VHDN của Vietcombank Hải Dƣơng, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và
đƣa ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Thứ ba: Luận văn đƣa ra những đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát

triể n VHDN ta ̣i Vietcombank Hải Dƣơng phù hợp với thực tiễn .hơn
Ba mục tiêu trên đƣợc thực hiện cụ thể bằng 3 chƣơng của luận văn này.
6. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
Trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng; Luận văn đã sử dụng một
cách tổng hợp nhiều phƣơng pháp của các môn khoa học khác nhau nhƣ thống
kê toán học, kinh tế học, văn hóa học… ; dùng phiếu khảo sát, điều tra chọn
mẫu (70 phiếu khảo sát đối với cán bộ Vietcombank Hải Dƣơng), phỏng vấn
kết hợp với nghiên cứu phân tích tổng hợp các dữ liệu dựa trên những thông tin,
nguồn số liệu, báo cáo do Vietcombank Hải Dƣơng công bố, thực hiện sự kết

6


hợp với lý luận về VHDN để phân tích, tổng hợp các vấn đề phát sinh và có liên
quan;
Nguồn thông tin sử dụng: Các báo cáo, quy chế, quy định, văn bản của
Vietcombank; Thông tin thu đƣợc qua phiếu điều tra, phỏng vấn.
- Quy trình làm phiếu khảo sát:
+ Xác định mục đích, đối tƣợng đề tài cần hƣớng tới để thiết kế phiếu khảo sát,
các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến VHDN.
+ Lựa chọn phƣơng pháp điều tra: chọn mẫu, quan sát, phỏng vấn
+ Lên phƣơng án điều tra, xây dựng bảng hỏi
+ Tiến hành phát phiếu điều tra tại các Phòng của VCB Hải Dƣơng
+ Thu nhận, các phiếu điều tra, kiểm tra các thông tin thu đƣợc.
+ Tổng kết điều tra, đánh giá kết quả, tồn tại.
- Số lƣợng phiếu phát ra: 70 phiếu
- Số lƣợng phiếu thu về: 70 phiếu
- Nội dung phiếu khảo sát: tập trung vào sự nhận thức của cán bộ về vài trò
VHDN đối với sự phát triển của VCB Hải Dƣơng.
7. Cấ u trúc và nô ̣i dung của Luận văn

Với mu ̣c tiêu và phƣơng pháp nghiên cƣ́u của đề tài nhƣ trên
, ngoài phần Mở đầu
và phần Kết luận, Luận văn đƣơ ̣c kế t cấ u thành3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luâ ̣n chung về VHDN và văn hóa của
Vietcombank.
Chƣơng 2. Thực trạng VHDN ta ̣i Vietcombank Hải Dƣơng
Chƣơng 3. Mô ̣t số giải pháp phát triển VHDN ta ̣i Vietcombank Hải Dƣơng.

7


CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ
DOANH NGHIỆP VÀ VĂN HÓA CỦA VIETCOMBANK
1.1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, cấu trúc của văn hóa doanh nghiê ̣p
* Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp:
VHDN là một vấn đề tƣơng đối mới, có nhiều định nghĩa khác nhau. Tất
cả các khái niệm đó sẽ giúp chúng ta hiểu về VHDN một cách toàn diện và đầy
đủ hơn.
Theo Deal và Kennedy, "văn hóa doanh nghiệp đơn giản là cách thức mà
doanh nghiệp triển khai hoạt động kinh doanh của mình". [20]
Theo Schneider - một trong những học giả đầu tiên đi sâu nghiên cứu về văn
hoá doanh nghiệp, "văn hoá doanh nghiệp là chất keo kết dính toàn bộ tổ chức
lại với nhau bằng cách cung cấp sự cố kết và liên kết mạch lạc giữa từng bộ
phận nhỏ của doanh nghiệp". [19]
Theo Robert A. Cooke, "văn hoá doanh
nghiệp chính là những hành vi mà các thành viên tin rằng họ cần phải phù hợp
và đáp ứng mong đợi trong tổ chức của họ" [19]. Định nghĩa này nhấn mạnh
đến ý thức của mỗi cá nhân trong tổ chức, họ phải tự điều chỉnh hành vi của
mình để phù hợp với hành vi chung đƣợc tổ chức thừa nhận và áp dụng.

Một định nghĩa phổ biến và đƣợc chấp
nhận rộng rãi do chuyên gia nghiên cứu về văn hoá tổ chức Edgar Schein,
"VHDN là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong doanh
nghiệp học đƣợc trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn
đề với môi trƣờng xung quanh". [21]
Theo Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization –
ILO), "VHDN là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và

8


truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối
với một số tổ chức đã biết". [7]
Georges de Saite Marie – chuyên gia ngƣời Pháp về doanh nghiệp vừa và
nhỏ, đƣa ra định nghĩa : "VHDN là tổng hợp các giá trị, biểu tƣợng, huyền
thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành
nền móng sâu xa của doanh nghiệp" [7]. Đây là khái niệm gắn liền với các yếu
tố văn hoá hữu hình của văn hoá doanh nghiệp, do đó nó sẽ giúp các thành viên
trong doanh nghiệp hiểu đƣợc các yếu tố VHDN vô hình (niềm tin, giá trị cốt
lõi, triết lý...) một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu về VHDN cũng đƣa ra những cách hiểu khác
nhau :
Giáo sƣ Trần Ngọc Thêm cho rằng : "VHDN là một hệ thống các giá trị
do doanh nghiệp sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong
mối quan hệ với môi trƣờng xã hội và tự nhiên của mình" [22].
Theo PGS.TS. Đỗ Minh Cƣơng: "VHDN (văn hoá công ty) là một dạng văn
hoá tổ chức bao gồm những giá trị, những nhân tố văn hoá mà doanh nghiệp
làm ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo nên cái bản sắc của doanh
nghiệp và tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên của
nó". [1]

Theo PGS.TS. Dƣơng Thị Liễu: "VHDN là một hệ thống các giá trị, các
chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của
mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của
doanh nghiệp". [10]
TS. Đỗ Thị Phi Hoài: "VHDN là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị niềm
tin chủ đạo, cách nhận thức và phƣơng pháp tƣ duy đƣợc mọi thành viên trong
doanh nghiệp đồng thuận và có ảnh hƣởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành

9


động của từng thành viên trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh
doanh của doanh nghiệp đó". [10]
Theo PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân: "Văn hoá công ty là một hệ thống
các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, (cách) nhận thức và phƣơng pháp tƣ duy
đƣợc mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hƣởng ở phạm
vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên" [9]. Định nghĩa này thể
hiện hai đặc điểm của văn hoá doanh nghiệp: thứ nhất là VHDN liên quan đến
nhận thức, thứ hai là VHDN có tính thực chứng.
Tổng hợp các quan điểm trên, ta có thể hiểu một cách đầy đủ “VHDN là một
dạng của văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị, những nhân tố văn hóa mà
doanh nghiệp làm ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo nên cái bản sắc
của doanh nghiệp và tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các
thành viên của nó”
Tuy những khái niệm về VHDN ở trên chƣa phải là tất cả song đó cũng là
những nét chung và tƣơng đối đầy đủ về VHDN. Nhƣ vậy, VHDN là toàn bộ
các giá trị văn hóa đƣợc gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại của một
doanh nghiệp, là sản phẩm của những ngƣời cùng làm trong một doanh nghiệp
và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị đƣợc
mọi ngƣời làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo

các giá trị đó. VHDN cũng góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh
nghiệp và đƣợc coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.
* Cấ u trúc của văn hóa doanh nghiệp
VHDN là hệ thống các yếu tố vật thể và phi vật thể mà doanh nghiệp tạo
ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. VHDN vừa hữu hình vừa vô hình. Nó
có thể đƣợc thể hiện qua một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nhƣng cũng có thể
chỉ là cảm nhận rất chủ quan của một khách hàng hay cộng đồng kinh doanh
đối với doanh nghiệp. Cũng có ý kiến cho rằng VHDN không phải là cái gì vô

10


hình, ngƣợc lại, thể hiện rõ trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: trong
mọi hành vi kinh doanh, giao tiếp của cán bộ trong doanh nghiệp và trong các
sản phẩm hàng hóa , dịch vụ của doanh nghiệp . Đi sâu phân tích các biểu hiện
VHDN, theo Edga H.Schein, cấ u trúc của VHDN là hê ̣ thố ng bao gồ m các yế u
tố hƣ̃u hình và vô hình hơ ̣p la ̣i, đƣơ ̣c chia thành 3 yế u tố chính, đƣợc xếp chồng
lên nhau nhƣ một hình tam giác hay hình kim tự tháp đó la:̀
- Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấ u trúc hữu hình . Là những cái
dễ nhiǹ thấ y , nghe thấ y , cảm nhận đƣợc khi tiếp xúc với doanh nghiệp

, là

nhƣ̃ng biể u hiê ̣n bên ngoài của hê ̣ thố ng VHDN nhƣ: Kiế n trúc, đồ ng phu ̣c, biểu
tƣợng logo, khẩ u hiê ̣u, lễ hô ̣i, các ấn phẩm, ...
+ Kiến trúc doanh nghiệp: bao gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công
sở. Từ sự tiêu chuẩn hóa về màu sắc, kiểu dáng của bao bì đặc trƣng, thiết kế
nội thất nhƣ bàn ghế, phòng ốc, biển hiệu, biển quảng cáo, biển chỉ dẫn, biển
tên ... Tất cả đƣợc sử dụng tạo ấn tƣợng thân quen, gần gũi và trang trọng với
mọi ngƣời.

+ Biểu tƣợng: Là một thứ gì đó hoặc hình ảnh biểu thị thay cho doanh nghiệp, có
tác dụng giúp mọi ngƣời nhận ra hay hiểu đƣợc thứ mà nó biểu thị, truyền đạt giá
trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong. Biểu tƣợng là logo thƣờng đƣợc thiết kế để thể hiện
hình tƣợng về một tổ chức, một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Các biểu
tƣợng vật chất này thƣờng có sức mạnh rất lớn vì chúng hƣớng sự chú ý của ngƣời
thấy nó vào một (vài) chi tiết hay điểm nhấn cụ thể có thể diễn đạt đƣợc giá trị chủ
đạo mà tổ chức, doanh nghiệp muốn tạo ấn tƣợng, lƣu lại hay truyền đạt cho ngƣời
thấy nó. Logo là loại biểu trƣng đơn giản nhƣng lại có ý nghĩa rất lớn nên đƣợc các
tổ chức, doanh nghiệp rất chú trọng.
+ Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng những câu
chữ đặc biệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn ngữ để truyền tải
một ý nghĩa cụ thể đến nhân viên của mình và những ngƣời hữu quan. Khẩu

11


hiệu là hình thức dễ nhập tâm và đƣợc không chỉ nhân viên mà cả khách hàng
và nhiều ngƣời khác luôn nhắc đến. Khẩu hiệu thƣờng rất ngắn gọn, hay sử
dụng các ngôn từ đơn giản, dễ nhớ. Khẩu hiệu là cách diễn đạt cô đọng nhất của
triết lý hoạt động, kinh doanh của một tổ chức, một công ty. Vì vậy, chúng cần
đƣợc liên hệ với bản tuyên bố sứ mệnh của tổ chức, công ty để hiểu đƣợc ý
nghĩa tiểm ẩn của chúng.
+ Ấn phẩm điển hình: Là những tƣ liệu chính thức có thể giúp những ngƣời hữu
quan có thể nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hóa của một tổ chức. Chúng có
thể là bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thƣờng niên, tài liệu giới thiệu về tổ chức,
công ty, sổ vàng truyền thống, ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, tài liệu quảng cáo,
trang Web công ty, các tài liệu hồ sơ của công ty.....
- Cấp độ thứ hai : Những giá tri ̣ được chia sẻ , được chấ p nhận , được
tuyên bô. Là những thể thức , tâ ̣p tu ̣c trải qua quá trì nh hoa ̣t đô ̣ng của doanh
nghiê ̣p chúng đƣơ ̣c các thành viên trong doanh nghiê ̣p chấ p nhâ ̣n , áp dụng và

trở thành phổ biế n, nhƣ: Nhƣ̃ng chuẩ n mƣ̣c hành vi; Tâ ̣p quán, tâ ̣p tu ̣c; Các nghi
thƣ́c tín ngƣỡng ; Chuẩ n mƣ̣c đa ̣o đƣ́c nghề nghiê ̣ p; Chiế n lƣơ ̣c, mục tiêu, triế t
lý của doanh nghiệp, ...
- Cấp độ thứ ba: Những ngầm định nền tảng và quan niê ̣m chung . Là
nhƣ̃ng giá tri ̣văn hóa đƣơ ̣c hình thành sau mô ̣t thời gian hoa ̣t đô ̣ng, va cha ̣m, xƣ̉
lý nhiều tình huống thực tiễn của doanh nghiê ̣p trở thành những thói quen, mặc
định có tính cộng đồng, tự nhiên và bền vững. Các giá trị này đã ăn sâu vào tâm
lý hầu hết các thành viên gần nhƣ không thể bị phản bác , không thể thay đổ i và
không đƣơ ̣c làm khác đi. Các quan niệm chung này định hƣớng cho suy nghĩ ,
cảm nhận và hành vi của các thành viên trong cả mối quan hệ bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp , nhƣ: Các giá trị nền tảng , các giá trị cốt lõi ; Quan niê ̣m
kinh doanh; Quan điể m phát triể n, ...

12


Theo cách phân chia này, Schein cho rằng bản chất của văn hoá tổ chức nói
chung hay văn hoá doanh nghiệp nói riêng là nằm ở những ngầm định và quan
niệm chung của chúng. Nếu văn hoá của một tổ chức đƣợc nhận biết ở cấp độ
một và hai thì chúng ta mới tiếp cận nó ở bề nổi, tức là có khả năng suy đoán
các thành viên của tổ chức đó "nói gì" trong một tình huống cụ thể. Chỉ khi nắm
bắt đƣợc lớp văn hoá thứ ba thì chúng ta mới có khả năng dự báo họ sẽ "làm gì"
khi vận dụng những giá trị này vào thực tiễn.
Song đến nay khi trích dẫn, luận giải mô hình “kim tự tháp 3 tầng” hay “tảng
băng chìm” của E. Schein, nhiều ngƣời chƣa chú ý đến mối quan hệ biện chứng
giữa các tầng VHDN. VHDN thƣờng hình thành ban đầu từ các tạo tác hữu hình,
sau đó đƣợc chắt lọc, khái quát hoá thành các triết lý, giá trị và quy tắc ứng xử, đƣợc
doanh nghiệp văn bản hoá và chia sẻ trong tổ chức, tức là tầng thứ 2 của kim tự tháp
hay tảng băng chìm. Đến mức độ này, VHDN đã đƣợc xây dựng đến tầng tƣ tƣởng,
triết lý, chuẩn mực nên có có ảnh hƣởng, tác động chi phối tới tầng thứ nhất, tức là

tới các sản phẩm hữu hình và hành vi ứng xử bộc lộ ra bên ngoài. Nếu không hiểu
đƣợc tầng thức hai thì “tình trạng dễ quan sát nhƣng không dễ lý giải” của VHDN
vẫn tồn tại, cũng có nghĩa là biểu hiện của nó ra bên ngoài còn kém bền vững.
Nhƣng VHDN sẽ phát huy tác dụng cao nhất, mạnh nhất khi nó trở thành quan niệm
chung, niềm tin và hành vi tự nhiên, mặc định của mọi thành viên trong doanh
nghiệp, tức là tạo đƣợc tầng thứ 3- nền tảng của nó. Muốn các văn bản và quy chế
VHDN biến thành hành động thực tế, hành vi tự nhiên thì đòi hỏi phải có một quá
trình giáo dục, truyền thông, thực thi bằng các thiết chế và biện pháp cụ thể. Đây là
tầng khó xây dựng nhất của một hệ thống VHDN có sự định hƣớng và theo chƣơng
trình hành động của lãnh đạo. Mặt khác, một số quan niệm, hành vi chung vẫn có
thể trở thành văn hoá của doanh nghiệp đƣợc các thành viên của nó chấp nhận một
cách tự nhiên, phổ biến qua thời gian tồn tại của nó. Nhƣng cách hình thành VHDN
kiểu này có nguy cơ là, nếu những thói hƣ, tật xấu, phong tục lạc hậu một khi đã trở

13


thành một bộ phận của VHDN hay văn hoá tổ chức tất gây ảnh hƣởng tiêu cực tới
sự phát triển của nó song lại tồn tại rất lâu dài và khó xoá bỏ. Nhƣ vậy, cách ứng xử
của những nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc, có tâm – có tầm, là chủ
động xây dựng và triển khai, thực thi một hệ thống văn hoá mạnh và đẹp trong tổ
chức, doanh nghiệp của mình một cách chủ động, tích cực.
Áp dụng cấu trúc VHDN nêu trên vào các doanh nghiệp ta thấy không có
doanh nghiệp nào lại không có văn hóa của mình . Song điều quan tro ̣ng là các
doanh nghiê ̣p có thể nhâ ̣n biế t đƣơ ̣c đúng đắ n giá tri ̣và vai trò của các yế u tố
văn hóa mà mình có để xây dƣ̣ng và phát huy c

húng trở thành VHDN và sử

dụng VHDN nhƣ một lợi thế cạnh tranh trong quá trình hoạt động và phát triển

của doanh nghiệp hay không, điề u đó còn phu ̣ thuô ̣c rấ t lớn vào quan điể m và ý
thƣ́c xây dƣ̣ng VHDN của nhà lañ h đa ̣o cũn

g nhƣ các thành viên của doanh

nghiê ̣p đó . Ngoài ra, viê ̣c xây dƣ̣ng thành công VHDN không chỉ dƣ̀ng ở viê ̣c
đa ̣t đƣơ ̣c các yế u tố văn hóa nhƣ trên mà điề u quan tro ̣ng nhấ t là VHDN phải
thƣ̣c sƣ̣ hòa quyê ̣n với doanh nghiê ̣p để trở thà nh niề m tin, trở thành mô ̣t phầ n
máu thịt, trở thành tƣ duy , nhâ ̣n thƣ́c của mo ̣i thành viên trong doanh nghiê ̣p
trong quá trình hoa ̣t đô ̣ng và phát triể n của mình. Làm đƣợc nhƣ vậy, VHDN đã
trở thành một phƣơng thức quản trị doanh nghiệp có tính nhân văn, bền vững và
đƣợc mọi ngƣời đồng thuận, tự giác thực hiện.
1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của văn hóa doanh nghiê ̣p
Một là, VHDN tạo ra sự thống nhất, đồng tâm của mọi thành viên trong
doanh nghiệp bằng một hệ thống các giá trị - chuẩn mực chung, từ đó tạo nên
một nguồn lực nội sinh chung của doanh nghiệp. Xã hội càng phát triển thì nhu
cầu của con ngƣời ngày càng cao. Các nhu cầu giờ đây không đơn giản chỉ là ăn
no, mặc ấm mà còn là ăn ngon, mặc đẹp. Ngƣời lao động làm việc không chỉ vì
tiền mà còn những nhu cầu khác nữa. Theo Maslow, hệ thống nhu cầu của con
ngƣời gồm 5 loại nhu cầu xếp theo thứ tự từ thấp đến cao: Nhu cầu sinh lý; Nhu

14


cầu an ninh; Nhu cầu xã hội – giao tiếp; Nhu cầu đƣợc kính trọng và Nhu cầu tự
khẳng định để tiến bộ. Các nhu cầu trên là những cung bậc khác nhau của sự ham
muốn có tính khách quan ở mỗi cá nhân.
Vì vậy, doanh nghiệp mà nắm bắt đƣợc các nhu cầu khác nhau của ngƣời lao động
thì sẽ có đƣợc nhân tài cho doanh nghiệp mình. Bởi con ngƣời luôn là trung tâm
của mọi việc, là yếu tố quan trọng làm nên thành công của doanh nghiệp. Và mỗi

một cá nhân trong doanh nghiệp mang trong mình nét văn hoá riêng góp phần tạo
nên nét văn hoá chung cho toàn doanh nghiệp đó. Trong một nền VHDN chất
lƣợng, các thành viên nhận thức rõ ràng về vai trò của bản thân trong toàn bộ tổng
thể, họ làm việc vì mục đích và mục tiêu chung.
Hai là, VHDN tạo nên phong thái của doanh nghiệp, là bản sắc của
doanh nghiệp, là đặc tính để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp
khác. VHDN chứa đựng trong nó rất nhiều bộ phận và yếu tố nhƣ kiến trúc, sản
phẩm, tập tục, nghi lễ, thói quen, cách họp hành, chiến lƣợc kinh doanh, logo,
ấn phẩm điển hình, giai thoại về ngƣời sáng lập doanh nghiệp… Và chính
những yếu tố đó đã làm nên một phong thái, một nét riêng, đặc trƣng của doanh
nghiệp đó mà không doanh nghiệp nào khác có thể bị lẫn vào, giúp phân biệt
doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác bởi những nét văn hoá đặc trƣng của
doanh nghiệp đó. Không có doanh nghiệp nào lại không có văn hóa, vấn đề là
văn hóa kiểu gì mà thôi. Và VHDN tốt cũng sẽ gây ấn tƣợng mạnh cho ngƣời
ngoài, là niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp.
Bản sắc văn hóa không chỉ là “tấm căn cƣớc” để nhận diện doanh nghiệp mà
còn là phƣơng thức sinh hoạt và hoạt động chung của một cộng đồng. Qua quá
trình hoạt động lâu dài của doanh nghiệp, các yếu tố của VHDN sẽ đƣợc tạo
lập, thử thách để rồi tồn tại nhƣ một hệ thống, tạo ra lối hoạt động, kinh doanh
của chính nó.

15


Ba là, VHDN có tính “di truyền”, bảo tồn được cái bản sắc của doanh
nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của
doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, đổi mới – phát triển và bảo tồn có
mối quan hệ biện chứng với nhau. Một doanh nghiệp không có khả năng tự đổi
mới và phát triển lâu dài thì sớm muộn sẽ bị thất bại. Trái lại, doanh nghiệp có
khả năng bảo tồn và di truyền bản sắc, nếu nó có năng lực phát triển bền vững.

Lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp dựa trên hệ thống văn hóa tổ chức của nó là
cách thức để doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực, vốn cộng đồng và là điều
kiện để nó phát triển bền vững.
1.1.3 Sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Giai đoạn non trẻ
Trong quá trình phát triể n VHDN , phong cách và tƣ tƣởng của ngƣời lãnh đạo
ảnh hƣớng lớn tới việc hình thành VHDN, họ là ngƣời quyế t đinh
̣ viê ̣c hin
̀ h
thành hệ thống giá trị văn hóa của doanh nghiệp cũng là ngƣời tạo nên nét đặc
thù của VHDN. Nhà lãnh đạo có vai trò khơi dậy , nuôi dƣỡng và đinh
̣ hƣớng ,
phát huy VHDN , đồ ng thời truyề n thôn g, thẩ m thấ u các giá tri ̣văn hóa của
doanh nghiê ̣p cho các thành viên và hơn hế t , nhà lãnh đạo còn là tấm gƣơng về
văn hóa trong doanh nghiê ̣p của miǹ h . Bên cạnh đó, những hành động và tấm
gƣơng cụ thể trong doanh nghiệp cũng là những yếu tố ảnh hƣởng lớn tới việc
hình thành VHDN. Những tấm gƣơng này có sức thuyết phục cao đối với nhân
viên về việc tuân thủ các quy định của doanh nghiệp. Do đó, có thể nói văn hóa
lãnh đạo quyết định chất lƣợng văn hóa của cả doanh nghiệp.
Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp phải tập trung tạo ra những giá trị văn
hóa khác biệt so với các đối thủ, cũng cố những giá trị đó và truyền đạt cho
những ngƣời mới (hoặc lựa chọn nhân lực phù hợp với những giá trị này). Nền
văn hóa trong những doanh nghiệp thành đạt thƣờng đƣợc kế thừa mau chóng
do Những ngƣời sáng lập ra nó vẫn tồn tại; Chính nền văn hóa đó đã giúp

16


doanh nghiệp khẳng định mình và phát triển trong môi trƣờng đầy cạnh tranh;
Rất nhiều giá trị của nền văn hóa đó là thành quả đúc kết đƣợc trong quá trình

hình thành và phát triển doanh nghiệp.
Do vậy, mỗi doanh nghiệp đều nỗ lực xây dựng một hệ thống quan điểm
giá trị để công nhân viên chức chấp nhận, tạo ra sự hài hòa trong nội bộ doanh
nghiệp, một không khí văn hóa tích cực để phát huy thế mạnh văn hóa của tập
thể, tăng cƣờng nội lực và sức mạnh của doanh nghiệp. Thƣ̣c hiê ̣n VHDN sẽ ta ̣o
nên phong cách và bản sắ c của doanh nghiê ̣p cũng nhƣ ta ̣o môi trƣờng làm viê ̣c
thân thiê ̣n, hiê ̣u quả và sƣ̣ gắ n kế t , thố ng nhấ t ý chí, đinh
̣ hƣớng thái đô ̣ và hành
vi của các thành viên trong doanh nghiê ̣p , tƣ̀ đó giúp làm tăng sƣ̣ ổ n đinh
̣ của
doanh nghiê ̣p. Ngoài ra, VHDN cũng góp phầ n nâng cao khả năng ca ̣nh tranh
của doanh nghiệp thông qua việc tạo bầu không kh í và tác phong làm việc tích
cƣ̣c, khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo của các thành viên

, nâng cao đa ̣o

đƣ́c kinh doanh và ta ̣o uy tín, tạo phong cách cho doanh nghiệp trong nhận thức
của khách hàng. Ngƣơ ̣c la ̣i, nế u mô ̣t doanh nghiê ̣p có nề n văn hóa yế u sẽ ta ̣o ra
nhƣ̃ng tác đô ̣ng tiêu cƣ̣c làm xấ u đi uy tín , hình ảnh và kìm hãm sự phát triển
của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, trong giai đoạn này, việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp
hiếm khi diễn ra, trừ khi có những yếu tố tác động từ bên ngoài nhƣ khủng
hoảng kinh tế khiến doanh nghiệp thất bại trên thị trƣờng. Khi đó sẽ diễn ra quá
trình thay đổi nếu những thất bại này làm giảm uy tín và hạ bệ ngƣời sáng lập –
nhà lãnh đạo mới sẽ tạo ra diện mạo văn hóa doanh nghiệp mới.
Giai đoạn giữa
Khi ngƣời sáng lập không còn giữ vai trò thống trị hoặc đã chuyển giao quyền
lực cho ít nhất 2 thế hệ. Doanh nghiệp có nhiều biến đổi và có thể xuất hiện
những xung đột giữa phe bảo thủ và phe đổi mới (những ngƣời muốn thay đổi
văn hóa doanh nghiệp để củng cố uy tín và quyền lực của bản thân).


17


×