Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

SIÊU âm TUYẾN vú, KHOA CHẨN đoán HÌNH ẢNH TRUNG tâm UNG bướu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.06 MB, 37 trang )

TRUNG TÂM UNG BƯỚU,
KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH,
BS. LÊ HỒNG CÚC.


LƯU HÀNH NỘI BỘ
____NĂM 2004____


2

PHẦN I: GIẢI PHẨU SIÊU ÂM TUYẾN VÚ
VÀ TIÊU CHUẨN SIÊU ÂM LÀNH - ÁC.
I. CÁC KỸ THUẬT SIÊU ÂM (SA) TUYẾN VÚ:
 Nên dùng đầu dò thẳng (linear) có tần số cao lớn hơn hay bằng 7.5Mhz, có độ ly giải
cao. Đầu dò phải luôn vuông góc với mặt da.
 Số vùng “focus” không nên để quá sâu (focus càng sâu hình ảnh càng chậm).
 Vùng sau quầng vú dễ bỏ sót sang thương, nên cho đầu dò nằm chếch và hướng tâm
sẽ dễ thấy được cấu trúc trong lòng ống hoặc bệnh nhân ở thế ngồi, tuyến vú được đặt
trên mặt phẳng cứng để đầu dò vuông góc với các ồng tuyến sữa.
 Khi đè đầu dò, độ ly giải về độ sâu giãm đi do đường đi của sóng âm truyền đi trong
không gian ngắn nên sẽ giãm được năng lượng mất đi, nhờ vậy các cấu trúc nằm sâu
quan sát được rõ hơn.
 Mô mỡ thâm nhập vào tuyến vú gặp trong vú mỡ hay vú sợi mơ, dễ chẩn đoán lầm là
bướu vú, cần thiết xoay đầu dò 90 độ, bướu vú luôn nhìn thấy được ở hai mặt cắt
vuông góc nhau.
 Khảo sát vú phải khảo sát cả hố nách.

Đầu dò phải vuông góc với mặt da
1- Da, 2- Mỡ dưới da, 3- Dây chằng Cooper, 4- Cân mạc nông,
5- Mô tuyến vú, 6- Tiểu thùy, 7- Ống sữa chánh, 8- Cân mạc sâu,


9- Mỡ sau tuyến vú, 10- Thành ngực.

II.

TUYẾN VÚ BÌNH THƯỜNG:

1.

Vài nét về giái phẩu:

 Mô tuyến vú phân bố nhiều ở 1/4 trên ngoài.
 3 thành phần chính của vú: ống tuyến, mô sợi và mô mỡ. Tỉ lệ mô tuyến vú/ mô liên
kết thay đổi tùy theo tuổi, thể tạng, giai đoạn sinh lý. Từ đó làm cho hình ành tuyến vú
rất đa dạng.
 Có 15 - 20 thùy / vú và 38 - 80 tiểu thùy / thùy.
 Lớp mỡ sau tuyến vú giúp cho vú trượt tương đối so với lớp cơ ngực.


3
 Các bóng lưng do dây chằng Cooper tạo ra sẽ mất đi khi ép vú.
 Khoảng 30 tuổi, bắt đầu sự thoái triển đầu tiên trong chủ mô tuyến vú để thay thế
bằng mô sợi và mô mỡ. Sự thoái triển này khác nhau giữa người này với người khác và
nhịp độ thoái triển cũng khác nhau ngay trên một cá thể.
 Thời kỳ mãn kinh, tuyến vú thoái hóa chứa rất nhiều mô mỡ.
 Cc thay đổi thường gặp: tật thừa tuyến vú (polymastia) và tật thưà núm vú
(polythelia).
Sơ đồ tuyến vú cắt dọc. RMS (retro
mammary space) khoảng sau vú,
PMiM (pectoralis minor muscular)
cơ ngực nhỏ, PMjM (pectoralis

major muscular) cơ ngực lớn.

Sơ đồ sự phân chia thùy, tiểu thùy và đơn vị tiểu thùy -ống
tận của tuyená vú. Đơn vị này là nơi xuất phát các dạng ung
thư tuyến vú.
Tuyến vú phụ ở bụng
(poly

Các vị trí có thể có tuyến vú phụ

Núm vú phụ
(polythelia)


4
2.

Giải phẩu SA:

 Da: khó thấy nếu đặt đầu dò sát mặt da. Người trẻ da dầy hơn người già, nhưng mỏng
hơn 3 mm.
 Lớp mỡ dưới da ( lớp mỡ trước tuyến vú): có cấu trúc echo kém, bên trong có các
đường mỏng echo dầy, dây chằng Cooper, mào Duret.
 Khối sợi - tuyến vú: gồm
 ống tuyến vú, ống gian tiểu thùy, ống tận cùng, tiểu thùy , đơn vị tiểu thùy – ống tận.
 mô liên kết: mô gian thùy chứa mô sợi, mỡ; mô trong tiểu thùy chứa limphô bào, mô
bào, tương bào, đại bào: khó phân biệt trên SA.
 Lớp mỡ sau tuyến vú( lớp mỡ trước cơ ngực): dầy, mỏng hay không có phụ thuộc thể
tạng.
 Núm vú: ngay sát đầu dò, có bóng lưng. Hình bầu dục, tròn.

 Vùng sau núm vú: do các ống sữa chánh song song với chùm tia nên khó phát hiện
bệnh lý trên SA.
 Đôi khi thấy được các tuyến vú phụ, thường gặp nhất là ở hố náøch, trong mô mỡ dưới
da. Dễ nhận biết nhất trong giai đoạn có thai và cho con bú vì tuyến vú này cũng phát
triển như vú chánh. Ngoài giai đoạn này thường dễ lầm với mô mỡ.

3.

Những biến đổi bình thưòng và thay đổi theo tuổi của tuyến vú:

 Tuổi dậy thì: mảng echo kém vùng sau quầng vú, do mô vú chứa ít ống tuyến phân
nhánh.
 Vú của người trẻ: lớp mỡ rất ít, mô tuyến thường nhiều hơn sợi, khá đồng nhất. Tùy
theo tỉ lệ và sự phân bố của sợi và tuyến mà tổàn thương sẽ dễ hay khó phát hiện.
 Tuổi trung niên: hình ảnh vú rất đa dạng phụ thuộc vào sự phân bố của mô tuyến, sợi
và mỡ. Lớp mỡ trước và sau vú rõ. Tuyến vú echo dầy không đồng nhất, có thể thấy
được các ống tuyến echo kém 1-2 mm, nhất là ở vùng ¼ trên ngoài hay những vùng
echo kém rãi rác gọi là đảo tuyến (# tiểu thùy), các đảo này thay đổi về kích thước, số
lượng, hình thái và sự phân bố.
 Thoái hóa: tuyến vú mỏng echo dầy thường đồng nhất, lớp mỡ trước và sau dầy, được
g là vú mỡ.
 Thai và cho bú:  Có thai: tuyến vú echo kém do tăng kích thước của đơn vị ống tận
cùng-tiểu thuỳ và giãm mô liên kết.
 Cho bú: tuyến vú echo kém đồng nhất, ống tuyến thấy được hay
không phụ thuộc vào khoảng thời gian từ lần cho bú cuối đến khi khảo sát SA.
 Ở nam: vú chứa ít ống tuyến, lớp mỡ tùy theo thể tạng mà dầy hay mỏng.
 Thay đổi sợi - bọc (TĐSB = Fibro – cystic changes) là hiện tượng sinh lý xảy ra trong
quá trình biến đổi của tuyến vú do sự tác động của nội tiết. Hiện tượng này luôn tồn tại
trên tuyến vú, bắt đầu từ khi người phụ nữ thấy kinh lần đầu tiên cho đến khi mãn kinh
và gây ra sự thay đổi về hình thái của tuyến vú. Sự trong suốt hóa ( hyalinization) của

mô liên kết và sự tác động của nội tiết lên biểu mô và mô liên kết làm cho TĐSB có
nhiều hình thái khác nhau.
Hình ảnh tuyến vú rất thay đổi ở người phụ nữ này đến người khác. Việc
nhận ra các hình thái đa dạng cuả tuyến vú là điều cần thiết, nhằm đễ không
lầm lẫn giữa bình thường và bệnh lý nhất là đối với các tổn thương dạng u.


5
Hình ảnh tuyến vú rất khác nhau ở người trưởng thành
Đường mỡ an
toàn dưới da.
Dây chằng Cooper.
Mô sợi – tuuyến
của tuyến vú.

Da
Lớp mỡ dưới da

Lớp mỡ sau tuyến vú.

Khối cơ ngực.

Tuyến vú bắt đầu phát triển ở bé gái 9 tuổi:
không đối xứng, bên phải dày hơn trái, echo
kém.

Thành phần sợi và tuyến tương đương nhau, các
đảo tuyến kích thước không đều nằm rải rác,
không thấy mô mỡ.


Bé gái 11tuổi, tuyến vú hình điã, echo kém,
đồng nhất.


6
Nữ 27t, mô vú chủ yếu là mô sợi, các ống tuyến
bên trong echo kém vẫn quan sát được. Lớp mỡ
dưới da mõng.

Nữ 27t, 1 con. Tuyến vú chủ yếu là mô sợi
echo dầy, lớp mỡ dưới da dầy, lớp mỡ sau
tuyến vú quan sát được,

Nữ 23t, tuyến vú echo hơi kém, không đồng
nhất, lớp mỡ dưới da và sau tuyến vú không
quan sát được.

Tuyến vú thoái hóa gần toàn bộ ở người mãn
kinh: Mô vú rất mỏng, chỉ còn thấy thành phấn
sợi echo dầy, lớp mỡ rất dầy.

Tuyến vú giai đoạn tiết sữa: Mô tuyến rất dầy
echo kém, lớp mỡ dưới da bị ép dẹp.

.
Tuyến vú giai đoạn tiết sữa: nhiều ống tuyến
dãn.

Tuyến vú phụ ở hố nách: Cấu trúc echo dầy
giống như mô tuyến vú bình thường


Tuyến vú phụ ở hố nách ở nữ 13t: tuyến vú
echo kém không đồng nhất, mô mỡ vùng hố
nách echo kém đồng nhất.

III.

CÁC TIÊU CHUẨN SA CHẨN ĐOÁN UNG THƯ:
1. Ung thư không có tạo u: 5 – 10% carcinôm (Car.) không có tạo thành khối u nên khó
phát hiện trên SA. Hoặc các Car. trong ống: không phát hiện trên SA ở giai đoạn sớm.
Một số Car. tiểu thùy xâm lấn chỉ làm thay đổi cấu trúc vú và tạo bóng lưng trên mô
tuyến, không có bướu nên cần CĐPB với thay đổi sợi bọc (TĐSB).
2. Ung thư có khối u:


7
1. Hình thái:
-Hình dạng
-D//W *(< 2 cm)
-cường độ echo so
với mỡ **
-cấu trúc

LÀNH

TRUNG GIAN

ÁC

Tròn, bầu dục

<0,8
cao

Đa cung

Không đều
>0,8
rất kém

đồng nhất

Không đều
To

Mô mỡ

không đồng nhất

-vôi hóa
-nang trong u
-bờ
-giới hạn
-bóng lưng bên
-halo echo dầy
-âm sau u

to
+/đều

(+)

(-)
tăng

2.Mô chung quanh
-mô kế cận

bị ép dẹp

gián đoạn (hình khuyết)

-mỡ dưới da

không đổi

-dãn ống sữa (khu trú
hay lan toả)
-dãn TM,bạch huyết
-da dầy do x.nhiễm,
phù, viêm hay tắc
mạch bạch huyết
-hạch

(-)

tăng độ echo do ung
thư xâm nhiễm, viêm,
xa, ïchấn thương.
(+)

(-)

(-)

(+)
(+)

(-)

(+)

dẹp
nhiều
(-)

không dẹp
dính
+/-

3.Độ di động
-ép dẹp
-di động
-dính cân mạc

Không đổi

nhỏ
+/không đều
không rõ
(-)
(+)
giãm


(*): D/W = deep / wide = bề sâu / ngang, chì có giá trị khi sang thương < 2 cm.
(**). Chọn độ hồi âm của mô mỡ làm chuẩn đễ so sánh với độ hồi âm của bướu.

PHẦN 2: BỆNH LÝ BƯỚU LÀNH TÍNH
I.

BƯỚU SI - TUYẾN (BST):

1. BST điển hình:
 Rất hay gặp ở nữ trẽ, có thể có 1 hay nhiều bướu ở 1 hay 2 vú.
 Bầu dục, giới hạn rõ, mô vú chung quanh đồng dạng, bóng lưng bên, tăng âm sau,
đồng nhất, mô tuyến trước và sau bướu có thể bị ép dẹp (CĐPB: bưóu DT) nhưng
không xâm lấn. Độ tăng âm nhiều, ít, không có hay thậm chí có bóng lưng phụ thuộc


8
vào số lượng mô sợi có trong bướu: bướu càng nhiều mô tuyến thì càng tăng âm phía
sau.
 D/W nhỏ hơn 0,8, do bưóu mềm nên dễ bị ép bởi đầu dò và trục bưóu hướng theo các
ống tuyến.
 Độ echo có thể kém, rất kém hay bằng mô mỡ ( khi độ tương phản với mô tuyến ít sẽ
khó phát hiện trên SA).
 Di động: bướu dẹp khi ép và di động.
2. BST khổng lồ: khi đường kính lớn hơn 5cm, các đặc tính SA tương tự.
3. BST tuổi thanh niên: bướu lớn nhanh đôi khi dễ lầm với ung thư. SA tương tự nhưng
tăng âm sau rất mạnh.
4. BST tiết sữa: Bướu lớn nhanh ở 3 tháng đầu thai kỳ phát triển về phiá mô mỡ dưới da
nên dễ lầm với ung thư .
SA chỉ có thể nói BST, không thể phân biệt các loại BST khổng lồ, bướu

tuổi thanh niên và đôi khi với bưóu diệp thể.
Tuỳ theo tỷ lệ của thành phần sợi và tuyến nhiều hay ít mà hình ảnh bướu
sẽ thay đổi: nếu sợi ít hơn tuyến, bướu echo kém khá đồng nhất và tăng âm
phía sau nhiều, ngược lại sự gia tăng thành phần sợi làm cho bướu trở nên
không đồng nhất, không tăng âm phía sau thậm chí có bóng lưng (rất đều).
II. BƯỚU DIỆP THỂ:
 Giống BST về lâm sàng và bệnh học nên một số tác giả còn gọi là BST khổng lồ; gặp
mọi tuổi nhưng thưòng lớn hơn 40, nếu bướu quá to có thể loét da do chèn ép dễ lầm
với ung thư.
 Về SA: giống BST, bướu tròn, bầu dục, đa cung, giới hạn rõ, không halo, tăng âm sau,
có vùng echo trống nếu bưóu to, không calci.
III.

BƯỚU GAI TRONG ỐNG DẪN SỮA :Ù.

1. Lâm sàng (LS):

 Không thể phân biệt được lành - ác bằng SA, LS và tế bào học.
 Vế lâm sàng, 30% bướu gây tiết dịch núm vú, 40% có bưóu nhưng không tiết dịch,
30% có bưóu và tiết dịch.
 Phần lớn bướu nằm dưới núm hay quầng vú vì nó bắt nguồn từ ống sữa chánh.
2. SA: có 3 dạng: trong ống, trong nang, và dạng đặc. Chụp khí – nang
(Pneumocystographie) ngày nay ít sử dụng vì nhờ có may SA độ ly giải cao. SA có giá
trị khi thấy nang có cặn (máu chảy) hoăïc nang có chồi .

a. Dãn ống tuyến:
 Là dấu quan trọng nhưng chú ý không đè đầu dò vì sẽ làm ống xẹp; không làm chọc
hút bằng kim nhỏ (FNA: Fine Needle aspiration) trước SA sẽ làm nát bướu và ống xẹp.
 Bưóu quá nhỏ chỉ thấy ống tuyến dãn, lòng ống có cặn do viêm và không được lầm với
dãn do TĐSB.

 1 ống sữa dãn có tiết dịch núm vú, bắt buộc phải nghi ngờ nhất là khi tiết máu.
 Car nhú tại chổ: ống tuyến dãn do nhú.
 ng dãn khu trú hoặc phân nhánh, ngoằn nghoèo.


9
b. Nang: là do dãn ống khu trú. Khi thấy chồi trong nang là điển hình. Chồi có thể rất nhỏ
dễ bỏ sót hoặc rất to chiếm trọn nang. Nếu thấy mực nước – nước trong nang là điều gợi ý
đến tổn thương thành ống do K.
c.

Dạng đặc: thưòng nhỏ hơn 2 cm, gần núm vú, tăng âm phía sau.

Các hình ảnh SA có thể thấy được của bướu gai
trong ống dẫn sữa. 1-Loại trong ống dẫn 2Loại trong nang 3- Loại đặc.
.

Bướu gai trong ống dẫn: Bướu chiếm trọn lòng
ống gây dãn ỡ phía sau.

Bướu gai trong ống dẫn sữa: HÌnh A -> C các
ống dẫn dãn dần và ngày càng dãn sâu vào đến
các phân nhánh nhỏ của ống tuyến. Hình D:
dịch chức cặn không đồng nhất do các tế bào
bướu tróc ra.

Nang có chồi bên trong.

3. Đa u nhú trong ống tuyến: khả năng ung thư cao nhưng không đặc hiệu trên SA.


4. Bệnh u nhú ở ngưới trẻ: hiếm, 10 – 48t nhưng nhiều nhất là nhỏ hơn 26t. Thường là
khối u giống BST, đôi khi có ở vú bên kia, 4% có car. đi kèm.
5. Tiết dịch núm vú: 83% là bình thường, 1 số do u tuyến yên, tâm lý, thuốc, TĐSB. Gọi
là bệnh lý khi liên quan đến 1 ống tuyến: do u nhú lành hay ác, bướu lành cũng có thể tiết
máu do hoại tử u.
Các loại dịch tiết và mối tương quan :


10
Sữa
Sinh lý, thuốc, u
tuyến yên, hội chứng
cận ung thư.

Trong: vàng, trắng
Dãn ống sữa,
nang.

Hồng, đỏ
Thai, dãn ống sữa, bệnh lý vú: u
nhú gai, bệnh u nhú gai. Thay
đổi sợi – bọc, ung thư.

Trước một bệnh nhân tiết dịch núm vú, cần hỏi kỹ xem tiết dịch một hay hai
bên, dịch màu gì, có đang điều trị dài hạn bằng một loại thuốc nào, có các
triệu chứng ngoài tuyến vú đi kèm hầu giúp ích cho việc phát hiện bệnh.

IV. BƯỚU MỢ VÀ BƯÓU SI TUYẾN MỢ:

1. Bướu mỡ:


 Phần lớn là trong mô mỡ dưới da, ít trường hợp trong mô tuyến và sau tuyến.
 SA: bầu dục, giới hạn rõ, ép dẹp, độ echo thưòng bằng mô mỡ, một số trường hợp
echo dầy hoặc kém hơn.
 Đối với bướu trong mô mỡ dưói da có echo bằng mô mỡ sẽ khó nhận biết nhất là ở vú
thoái hoá mỡ, tổn thương nhỏ không sờ thấy được.
 Khi bướu echo kém nằm trong mô tuyến dễ lầm với BST.

2. Bướu sợi –tuyến - mỡ:

 Hiếm, gồm mỡ, biểu mô và mô sợi. Nếu thiếu thành phần sợi được gọi là
adénolipome. Hamartome kích thưóc thay đổi có thành phần là tiểu thùy tuyến vú được
bao bọc bởi mô mỡ và sợi bình thường.
 SA: bưóu đặc, giới hạn rõ, echo kém có thể giãm âm. Hình ảnh thay đổi do sự thay đổi
về các thành phần trong bướu.
CÁC HÌNH ẢNH CỦA BƯỚU LÀNH Ở VÚ

Bướu sợi tuyến: Bướu echo kém đồng nhất ở ngưới
nữ trẻ, giới hạn rất rõ, tăng âm phía sau, ép dẹp
mô tuyến phía trước và sau, không hình ảnh xâm
lấn.

Bướu echo hơi kém hơn mỡ, giới hạn rõ, ép
mô tuyến phía trước và sau, tăng âm không
rõ.


11

Bướu sợi – tuyến: Bướu echo kém không đồng

nhất trên nền mô vú cũng echo kém nên không có
độ tương phản giữa 2 thành phần này. Đây là
nguyên nhân làm cho dễ bỏ sót các bướu nhỏ. Giới
hạn trước sau của bướu quan sát được rõ nhờ có
da và cơ ngực, giới hạn bên khó dánh giá.

Bướu sợi tuyến rất to, echo kém bằng mô
mỡ, bờ hơi đa cung, đồng nhất, tăng âm phía
sau nhẹ, cân mạc trước và sau của tuyến vú
bị dẩy phồng ra nhưng không có dấu đứt
đoạn.

Bướu sợi – tuyến: nhân echo kém trục ngang, giới
hạn rõ, mô tuyến phía trước và sau bị ép dẹp
không hình ảnh đứt đoạn, tăng âm phía sau rõ.

Bướu sợi – tuyến: nhân echo kém, đầy phồng
cân mạc trước và ép dẹp mô tuyến phía sau,
giới hạn rõ, tăng âm phía sau.

BST đa bào: là dạng mô học hiếm gắp nhưng cho
hình ảnh SA rất đặc biệt, dễ chẩn đoán lầm với
BDT.

BST vôi hoá.; bóng lưng mạnh và khá đều.

BDT giáp biên ác: sang thương echo kém giới


12

BDT lành: bướu ho tử nhiều, dịch lợn cợn

hạn rõ, đồng nhất, giống BST.

ng tuyến vú dãn, bên trong có chồi nhỏ, echo hơi
kém.

Tiết dịch núm vú đỏ, chồi nhỏ nằm ngay núm
vú chánh ở núm vú.

Bướu nhú lành tính: tổn thương dạng đặc trên SA, giới hạn khá rõ đổng nhất, tăng âm nhẹ
phiá sau. Đ thể: u có chồi ro õchiếm gần trọn sang thương.

Car. Dạng nhú trong nang: nang có chồi
bên trong.

BDT: bờ đa cung giới hạn rất rõ.

Bướu nhú lành tính, có chồi bên trong.

Bướu mỡ nằm trong mô tuyến vú, dễ chẩn đoán lầm
vối bướu sợi – tuyến. Tế bào học: chỉ thấy tế bào
mỡ, không thấy tế bào ống tuyến vú.


13

Bướu mỡ to nằm trong mô mỡ trước tuyến vú, mật
độ chắc, đẩy mô tuyến ra sau, echo hơi kém không
đồng nhất vùng trung tâm có nhiều sợi echo dầy.

GPB: Bướu sợi – mỡ.

Bướu mỡ nằm trong mô mỡ dưới da, echo
hơi dầy hơn mô mỡ.

Bướu sợi-tuyến- mỡ: Nhũ ảnh có hình ‘xúc xích bò” , SA giống mô vú bình thường.

PHẦN 3: TỔN THƯƠNG DẠNG VIÊM
Nguyên nhân
Nhiễm trùng

Yếu tố thuận lợi
tạo sữa
Lộn núm vú
Không đặc hiệu
Nang bã
Tuyến Montgomery

Thể loại
viêm tia sữa
abcès dưới quầng vú
dãn ống sữa hay nang

Không nhiễm

dãn ống tuyến
Chấn thương
c tính

dãn ống tuyến

hoại tử mỡ
k dạng viêm

1. Nhiễm trùng:
• Do có sự xâm nhập của tế bào viêm làm cho da dầy lên và tăng độ echo của mô mỡ
dưới da, mô tuyến dầy, độ phân cách giữa tuyến và mỡ dưới da bị nhoà, có thể có
bóng lưng nhẹ. Hình ảnh này giống viêm vú do ung thư nhưng độ lan tràn ít hơn.
• Ở pha kế tiếp sẽ tạo thành áp-xe: nang bờ không đều, không đồng nhất gồm phần đặc
và nang, tăng âm do có dịch.
2. Viêm hiếm khác:
• Lao: nguyên phát do tổn thương tại hệ thống ống tuyến; lao thứ phát: từ máu hay hạch
bạch huyết.


14




Tuyến vú có các nhân giới hạn rõ, có xơ hóa, LS giống ung thư.
SA không đặc hiệu, đôi khi thấy áp-xe lạnh ở thành ngực dạng khuyu áo.
p-xe dưói quầng vú: vùng echo kém dưói núm vú.
Dãn ống tuyến: hay gặp trên SA: ống dãn dưới quầng vú echo trống hoàn toàn do
chứa chất chế tiét. Có thể thấy viêm quanh ống: dày ống tuyến hay bờ ống không rõ
và đôi khi vôi hóa không liên tục ở thành ống.
Tổn thương viêm không phải chỉ gặp khi có nhiễm trùng. Tổn thương viêm
quanh ống khó phát hiện trên SA và đôi khi làm nhằm lẫn với TĐSB
thậm chí k vú.

Viêm ống dẫn sữa: Thành ống dầy – mõng

không đều, cứng, sờ thấy được ngay dưới
da.

Viêm vú giai đoạn tiết sữa: vùng tuyến vú bị viêm
echo dầy hơn mô vú bình thường, lớp da mất hình
ảnh 2 đường song song, khó phân biệt giữa da và
mô mỡ.

Viêm vú abcès hóa: vùng tổn thương nằm sát
núm vú da dầy, mất độ phân cách giữa da và
mỡ, phần tụ dịch echo kém , giới hạn không
rõ, không đồng nhất.

Viêm da vú: da dày phù nê echo dầy mất hình ảnh
2 đường song song, mất sự khác biệt giữa da và
mô mỡ.

Lao vú: vùng viêm echo kém lan toã, giơí hạn
không rõ

Viêm nhiễm ngoài da do cắn.


15

PHẦN IV: CHẤN THƯƠNG VÀ
TỔN THƯƠNG DO THẦY THUỐC GÂY RA
I/. HOẠI TỬ MỢ:







Thường gặp trong mô mỡ, nguyên nhân do:
 Chấn thương, đôi khi bệnh sử không rõ và vô tình phát hiện trên SA.
 Phẩu thuật, nhất là phẩu thuật lớn.
 Vỡ nang hay ống vú dãn.
Có 2 dạng hoại tử mỡ tùy theo mô vú chung quanh và nó khác nhau về LS, nhũ ảnh
và SA.
 Dạng hoại tử giống khối u: biểu hiện là mass không di động, có thể co kéo da và
núm vú. Khó phân biệt với ung thư trên LS, SA và nhũ ảnh.
 Dạng nang dầu: mỡ tự do tụ lại tạo khối giới hạn rõ tròn, vách mõng, nhũ ảnh rất
điển hình.
SA:
 Nếu hoại tử mỡ được bao bọc bởi mô xơ: cho hình ảnh LS, SA, nhũ ảnh giống như
ung thư. Trên SA sẽ thấy lõi echo kém được bao bọc bằng mô sợi echo dầy, vách
dầy không đều, mô mỡ kế cận tăng độ echo, hình ảnh này gợi ý đến ung thư xâm
lấn của tuyến vú.
 Nang dầu là 1 dạng đặc biệt của hoại tử mỡ có hình ảnh giống nang hoặc dạng
đặc vì có chứa echo bên trong và tăng âm sau. Đôi khi có thể thấy được mực dầu
– nước (echo dầy - echo trống). Khi dầu ít dễ lầm nó với xảo ảnh, cần cho bệnh
nhân nghiêng đễ thấy sự di động của mực nước này. Nếu có vôi hóa quanh nang
sẽ tạo bóng lưng, không phân biệt được với vôi hóa của BST.

II. MÁU TỤ:
 Thường sau chấn thương hay do thấy thuốc, nhưng đôi khi hoàn cảnh chấn thương
không thể phát hiện được. Do đó việc phân biệt với xuất huyết không nguyên nhân
(chỉ gặp trong ung thư) đôi khi khó khăn.
 SA: hình ảnh thay đổi tùy theo giai đoạn của khối máu tụ từ echo trống hoàn toàn đến

có echo bên trong, từ ít đến nhiều kèm tăng âm sau. Nếu có kèm viêm sẽ tạo echo
dầy quanh khối máøu tụ.
 Máu tụ cũng có thể thấy ngay sau FNA: tạo echo dầy trong mô mỡ dưói da, khó phân
biệt với xâm nhiễm mô mỡ do bưóu, vì thế không được làm tế bào học trước SA .
III. SẸO MỔ:
 Thay đổi sớm nhất là hiện tượng viêm tại chổ: da dầy, tăng độ SA của mô mỡ dưới da
và cấu trúc mô vú.
 Trể hơn tạo sẹo: thông thường sẹo echo kém và có bóng lưng liên tục từ da vào phần
sâu mô tuyến vú. Do sự xoắn mô liên kết kế sẹo nhiêu khi tạo hình ảnh co kéo, vì thế


16
nên khảo sát sẹo 3 chiều để phân biệt với bướu. Tuy nhiên điều này không phải lúc
nào cũng dễ.
 Nếu sẹo kèm theo hoại tử echo kém ở vùng trung tâm và mô xơ bao quanh không đều,
bóng lưng bên dưới nhiều và/ hoặc không đều, xâm lấn mô chung quanh thì sẽ cho
hình ảnh khó phân biệt với ung thư.
 Khi sự phân biệt bướu và sẹo không thể thực hiện được bằng SA thường về hình dáng,
độ di động và ép dẹp cần dùng SA màu để khảo sát mạch máu, làm FNA và theo dỏi
định kỳ.

IV. TUYẾN VÚ SAU XẠ TRỊ:
 Da trở nên dầy, mỡ dưói da tăng độ echo, dây chằng Cooper dầy và xoắn, cấu trúc vú
thay đổi. Những thay đổi này xuất hiện sớm sau xạ trị và mất dần sau vài năm.
 Dùng SA để theo dỏi đáp ứng xạ trị của bướu nhưng với bưóu nằm sâu thì khó đánh
giá vì sóng âm giãm dần khi đi qua vùng da bị nhiễm tia.

V. TẠO HÌNH:
1. Nhằm làm tăng thể tích tuyến vú:
 Tăng thể tích vú bằng túi nước hay bơm silicone. Khi solicone bơm vào mô mỡ trước

tuyến vú phần lớn sẽ lan tràn trong mô mỡ và phần nhỏ tạo hạt silicon. Ngày nay
người ta đặt túi nước giữa mô tuyến và cơ ngực để thay thế phương pháp nguy hiểm
trên.
 Biến chứng sớm: máu tụ và nhiễm trùng; biến chứng trể: biến dạng túi do vỡ, bao bị xơ
hóa co kéo hay vôi hóa.
 SA: túi silicone hay nưóc echo trống, đôi khi có thể thấy các nếp nhăn bên trong túi.
Túi cũ có chứa hạt echo kém trong túi do silicone thoái hóa, khi túi bị rách silicon trào
ra và tạo cục nằm cạnh bờ của túi.
SA thường không phát hiện được bao xơ, đôi khi thấy dãy xơ sáng song song với bề
mặt túi.
 Bơm silicon vào mô mỡ dưới da, chất dầu này không trải ra đều sẽ tạo hạt silicone rất
điển hình trên SA: hạt có độ hồi âm kém hơn mô ngấm silicon chung quanh, giới hạn
rõ có tăng âm có thể kèm theo mô sợi ở bề mặt của hạt. Phần silicon lan tràn trong
mô mỡ cho độ hồi âm echo dầy kèm góam âm phần thấp và mô bên dưới không thể
khảo sát được.
3. Nhằm giãm thể tích vú: ít thấy ở Việt Nam.

Túi silicon

Túi silicon được đặt sau tuyến vú, phía trước nhóm cơ
ngực (A) hay giữ cơ ngực lớn và bé (B).


17

Các vị trí thường mỗ để đặt túi silicon:
hố nách, quanh quầng vú, dưới chân
vú.

Túi silicon chưa thoái

hóa, clip nằm ở mặt trước, mô tuyến phía trước rất mỏng.
Vùng echo dầy nằm ở mặt trước của túi là artéfact tại nơi
có mặt phân cách giữa mô sợi echo dấy và echo trống của
slicon.

Túi silicon thoái hóa: không thấy được
hình dạng cùa túi, các nếp gấp bên
trong túi dầy và quan sát rõ. Các túi
thoái hóa trở nên dòn và dễ vỡ.

Túi silicon thoái
hóa: Bên phái: túi dầy, có phàn ứng sợi bao quanh, chất
dịch bên trong thoái hóa echo kém . Bên trái: túi bị vỡ,
silicon tràn ra ngoài tạo thành vùng echo dầy không đồng
nhất, giãm âm phần thấp.

Silicon tạo bóng lưng rất mạnh không
thể nào đánh giá được mô tuyến bên
dưới.

Bơm silicon vào
phần sâu của mô mỡ trước tuyến vú: chỉ thấy được
phần mô mỡ không ngấm silicon, phẩn mô tuyến không
khảo sát được do giãm âm của silicon.

Sẹo đơn góan: sẹo echo kém dẹp, nằm nông
chỉ làm gián đoạn lớp da, không tạo bóng
lưng. Dạng sẹo này thường gặp trong sẹo lồi
không do phẫu thuật.


Sẹo do phẫu thuật: sẹo đi liên tục từ lớp da vào
phân sâu của mô tuyến, echo kém bờ không đều.
Phần sâu có tụ ít dịch nên hiệân tượng giãm âm
không rõ.


18

Sẹo to echo rất kém, bóng lưng mạnh, hình ảnh co
kéo và đứt đoạn mô tuyến vú rất rõ, dễ lấm với ung
thư. Đành giá còn mô bướu rất khó khăn, cần làm
SA màu để tìm sự tươí máu và SA kiễm tra 6 tháng
sau.
CÁC HÌNH ẢNH MÁU TỤ TRONG TUYẾN VÚ SAU CHẤN THƯƠNG.

Sẹo echo kém liên tục từ lớp da, echo kém,
mô vú bị đứt đoạn, bóng lưng mạnh, đánh giá
còn mô bướu hay không thường khó khăn.

Khối máu tụ echo dầy giới hạn không rõ, không
đồng nhất vùng trung tâm echo kém mô mỡ kế
cận tăng độ echo.

PHẦN V: NANG, CÁC THAY ĐỔI LÀNH TÍNH CỦA VÚ
VÀ NỮ HÓA TUYẾN VÚ.
I. NANG VÀ DÃN ỐNG SỮA:
1. LS:
 Thường gặp 35 – 55t, các nang không tăng kích thưóc và số lượng sau mãn kinh trừ
trường hợp có dùng nội tiết.
 Thưòng không triệu chứng nhưng cũng có thể gây đau, nhất là khi nang lớn nhanh.

 Nếu dịch trong nang đỏ phải làm xét nghiệm tế bào học, dịch vàng trong thì không
cần.
2. Bệnh học:
 Do nội tiết gây sự dãn và ứ đọng dịch trong ống sữa (dãn ống sữa) hay trong tiểu thùy
(nang hay chùm nang) của đơn vị tiểu thùy tuyến vú. Loại này rất hay gặp, thường
nhiều tổn thương dạng nang và 2 bên vú.
 Do sự tắc nghẽn của ống tuyến bởi tăng sản biểu mô hay mô sợi (bướu lành hay ác)
được xem là sinh bệnh học quan trong của nang. Thường là nang đơn độc.
 Tuy nhiên nguyên nhân tạo nang do nội tiết cũng có thể chỉ tạo ra một nang duy nhất
hay trong vô số các nang tạo ra do nội tiết có thể có một nang do tắc nghẽn.


19
Sự hình thành nang vú:
A hình vẽ một đơn vị
tiểu thùy – ống tận với
một tiểu thùy bị dãn và
ứ đọng chất tiết. B, C
những tiểu thùy khác
dãn dần, D cuối cùng
tạo thành nang to.

3/. SA có vai trò quan trọng,có thể phát hiện được nang 2mm trên nền vú sợi (mô tuyến
echo dầy).
a/ Nang điển hình: không cần sinh thiết hay chọc hút.
 Echo trống, bờ đều ép dẹp. CĐPB với ung thư trong mô liên kết như limphôm, car. tuỷ
là các tổn thương có cấu trúc echo rất kém và tăng âm sau dựa vào bờ không đều
không ép dẹp và Doppler có mạch máu bên trong.
 Tăng âm phiá sau: một số bướu cũng tăng âm sau nhưng cường độ kém hơn.
 Hình dạng nang: được xác định bởi áp lực của nang và bởi cấu trúc mô tuyến kế cận.

Nang to có hình cầu và ép cấu trúc chung quanh, nang nhỏ dẹp bờ không đều khó
phân biệt với dãn ống tuyến.
 Nhiều nang nằm gần nhau có bờ đa cung, vách ngăn mỏng giữa các nang. Bóng lưng
bên chỉ có đối với các nang có bờ đều.
 Di động không nhiều như BST vì nó xuất phát từ ống tuyến.
b/ Nang không điển hình:
 Dùng để gọi tất cả các tổn thương khác có hình ảnh nang nhưng không phải là nang
điển hình.
 Nguyên nhân: cặn tế bào, sữa, máu, viêm.
 Số lượng nang không điển hình nhiều và có thể không sờ thấy được, phân biệt với
bướu khó, cần FNA đễ loại trừ ung thư nhỏ. Tuy nhiên có một số đặc điểm riêng dựa
vào đó đễ theo dỏi không cần sinh thiết tức thì.
 Nang có cặn: trong nang có các điểm echo dày di động.
 Nang có bóng lưng và có eho trong nang: nếu nang tròn đều đồng nhất, ép mô
chung quanh và không làm gián đoạn mô tuyến nên nghó lành tính nhưng cần
chọc hút, +/- tế bào học.
 Nang có vôi hoá : dễ phát hiện trên nhũ ảnh.
 Nang sau FNA: hiện diện cấu trúc echo trong nang, cần CĐPB bướu trong nang.
 Dày vách nang do viêm, sau phẩu thuật, CĐPB abcès.
 Chỉ định chọc hút nang vú:
+ Nang to.
+ Tất cả những nang không điển hình.
+ Tâm lý hay đau do chèn ép.
c/ Bọc sữa: hình ảnh SA thay đổi phụ thuộc sự cô đặc sữa, khi có độ echo tương đương
mô tuyến sẽ khó chẩn đoán, dựa vào LS là cần thiết.
d/ Bọc bã: dễ phân biệt vì nằm trong da, echo kém hoặc trống kèm tăng âm phía sau,
nhiều hay ít tùy theo độ hồi âm của bọc bã.


20

Nang vú rất hay gặp trong quá trình khảo sát SA tuyến vú, việc chọc hút
nang chỉ nên tiến hành khi đúng chỉ định.
Ngược lại, việc đánh gía nang tạo thành do nguyên nhân nội tiết hay là hậu
quả của u bít lòng ống, chèn ép từ ngoài là điều quan trọng.

Nang vú không điển hình: echo trống không
đồng nhất, có chứa cặn, tăng âm phía sau .

Bọc bã: echo kém, bóng lưng 2 bên, tăng
âm nhẹ phía sau

Nang vú xuất huyết sau chọc hút: nang echo
trống không đồng nhất, bên trong có những
vùng echo dầy, tăng âm phía sau rõ.

Bọc bã: echo kém nằm trong da, bóng lưng
bên, tăng âm phía sau không rõ

Bọc bã nằm trong da, echo kém giãm âm nhẹ
phía sau.
CÁC HÌNH ẢNH KHÁC NHAU CỦA BỌC SỮA


21

Bọc sữa: echo dầy giới
hạn không rõ, không đồng nhất do sự thoái hóa
của sữa trong nang, tăng âm phía sau rõ.

Nang echo hổn hợp, giới hạn rõ, bờ đếu,

không đồng nhất, không tăng âm phía sau.

II/. THAY ĐỔI LÀNH TÍNH CỦA VÚ:
1. KHÁI NIỆM CHUNG:
 Tên cũ gọi là xơ - nang tuyến vú (fibro – cystic disease), ngày nay gọi là thay đổi sợi –
bọc ( TĐSB: fibro – cystic changes).
 Đây không phải là bệnh lý mà là hiện tương sinh lý xảy ra trên tuyến vú bắt đầu từ khi
người phụ nữ có kinh nguyệt lần đầu tiên, đến khi mãn kinh thì quá trình này chấm dứt.
Việc nhận ra sự thay đổi này nhằm hiểu được các hình thái khác nhau của tuyến vú,
giãm tỉ lệ phẫu thuật không cần thiết, có kế hoạch theo dõi thích hợp nhẵm giãm nguy
cơ phát hiện trễ ung thư vì một vài loại mô học của TĐSB dường như có kết hợp với
ung thư ở mức độ nhẹ hay vừa.
 Nguyên nhân do sự không cân đối về nội tiết, có thể do cưòng oestrogène hay giãm
progesteron làm tăng mô liên kết quanh ống, tăng sản ống. Có nhiều loại mô học khác
nhau mà nguy cơ ung thư ít nhiều có liên quan đến. Và sự thể hiện nhiều dạng TĐSB
trên cùng một vú cũng rất hay gặp, vì không phải tất cả mọi nơi trên tuyến vú đều đáp
ứng với nội tiết như nhau.
 Nếu LS điển hình không cần làm sinh thiết. LS chia làm 4 loại: đau vú, hạt, mảng
cứng, tiết dịch núm vú, nhưng thường có sự phối hợp giữa các nhóm với nhau.
Các tổn thương vú và mối liên quan với ung thư:
Không có
Nguy cơ
-Bệnh tuyến
(adenosis)
-Chuyển sản đỉnh tiết
(apocrine metaplasia)
-Nang (cyst)
-Dãn tuyến (duct
ectasia)
-Bướu sợi tuyến

(fibroadenoma)
-Bệnh sợi (fibrosis)

Nguy cơ ít
(x 1,5 – 2)
-Tăng sản vừa,
đặc hay nhú.
-Bệnh u nhú gai
(papillomatosis)

Nguy cơ vừa
(x 5)
-Tăng sản không
điển hình
(atypical
hyperplasia)
dạng ống hay
tiểu thùy.

Nguy cơ cao
(x 10)
-Ung thư tại chổ
(CIS).
-Tăng sản không
điển hình với tiền
căn gia đình ung
thư vú


22

-Viêm vú (mastitis)
-Chuyển sản gai
(squamous
metaplasia)

2. SA:
Mối tương quan giữa LS, SA và mô học của TĐSB:
LS
SA

MÔ HỌC

Đau vú

bình thưòng
Tuyến dầy cấu trúc bình thường

Hạt

Tuyến dầy cấu trúc bình thường
Đa nang -----------------------------------> nang chuyển sản
Nhiều đảo tuyến lan toả
Tuyến echo kém **
không đặc hiệu*
Bóng lưng ----------------------------------> xơ hoá

Gồ lên

Tuyền dầy khu trú với
Cấu trúc bình thưòng **

Nang, dãn ống tuyến
Tuyến dầy có thay đổi **
Cấu trúc tuyến vú
Mass **
Tiết dịch
dãn ống tuyến

không cần
Sinh thiết

không đặc hiệu*
nang ,dãn ống tuyến
không đặc hiệu*
(sclerosing) adenosis
dãn ống tuyến

(*) có thể là 1 trong các loại sau: adenosis, nang chuyển sản, nang, dãn ống tuyến,
fibrosis, tăng sản ống hay tiểu thùy.
(**) Các tổn thương cần theo dõi định kỳ 6 tháng – 1 năm, FNAC nếu cần.

a/




b/





c/

Đau vú:
Đau khu trú một vùng của vú, hay cả một bên vú, thậm chí cả 2 vú.
SA không đặc biệt, đôi khi chỉ thấy mô tuyến tại nơi đau hơi dầy hơn bình thưòng.
Hay hình ảnh nhiều đảo tuyến (echo kém) nằm rải rác khắp hai vú với kích thước có
thể không bằng nhau. Đây là hình ảnh rất hay gặp trong TĐSB. Cần phân biệt với dãn
ống tuyến hay một tổn thương bướu nhỏ sẽ bị bỏ sót vì lầm lẫn với các đảo tuyến.
Nhân:
LS có thể thấy một hay nhiều hạt lổn nhổn. SA thấy nốt dầy của mô tuyến với cấu trúc
giồng tuyến vú kế cận. Khi tuyến vú càng dày hay lớp mỡ càng mỏng thì càng dễ phát
hiện các nốt của tuyến vú.
Hình ảnh dày tuyến vú và có thay đổi cấu trúc mô vú: mô vú echo kém tương đương
mỡ, có thể chiếm một phần hay toàn bộ vú, có thể kèm bóng lưng do xơ hóa (fibrosis).
Rất hay gặp ở người tiểu đường phụ thuộc insulin. Chẩn đoán phân biệt với ung thư
vú dễ vì ung thư vú không cho bóng lưng lan tõa mà không bướu.
Gồ lên:


23
 Có thể là nang, không cần chọc hút nếu không đúng chỉ định.
 Có thể là TĐSB khu trú: dạng dầy khu trú mô tuyến cấu trúc giống mô tuyếân chung
quanh.
 Có thể là TĐSB dạng bướu = Dầy tuyến vú khu trú dạng bướu (sclérosing adénosis):
hình ảnh giống như bướu di động kém, trục ngang, bóng lưng bên ít thấy, giới hạn
trứơc sau rõ, không thay đổi mô vú kế cận, hay có ép dẹp mô tuyến phía trước sau
giống như bướu sợi – tuyến nếu tổn thương to, ít dẹp khi ép. Nghó nhiều đến tổn thương
TĐSB dạng bướu nếu thấy cấu trúc ống tuyến bên trong. Việc lầm lẫn sang thương
này với bướu sợi -tuyến là điều rất hay gặp, chủ yếu là tìm hình ảnh ống tuyến trong
lòng tổn thương và độ di động kém hơn bướu sợi tuyến. Sự sai lầm này chấp nhận

được vì đều là các tổn thương lành tính. Tuy nhiên đôi khi phân biệt với ung thư rất
khó. Nếu hình ảnh này kèm theo thay đổi cấu trúc mô vú phải làm FNA để loại trừ
bưóu.
4. Dãn ống tuyến: thưòng gặp ở mãn kinh, có thể sờ thấy ở vùng quanh quầng vú, lòng
ống có cặn do cặn tế bào hay tinh thể acid béo.

iii. NỮ HOÁ TUYẾN VÚ:
2 kiểu hình ảnh:
 Echo kém sau quầng vú: bầu dục hay tam giác, echo kém, giới hạn rõ tương đương vú
ở tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn hoạt động.
 Vùng echo dầy lan toã: mô tuyến echo dầy kèm cấu trúc ống ở vùng sau quầng vú,
hình ảnh tương đương mô vú nữ trưởng thành. Đây là giai đoạn ngưng hoạt động.
Nguyên nhân của TĐSB là do sự không cân đối về nội tiết nhưng biểu hiện
của nó trên tuyến vú rất đa dạng và thường kết hợp nhiều dạng khác nhau.
Không dùng SA đễ chẩn đoán loại mô học của TĐSB vì điều này không cần
thiết, nhưng phải biết các dạng mô học nào có xác suất thành ung thư cao
để theo dõi chặt chẽ.

TĐSB xơ hóa tạo bóng lưng, mất khi ép. Phải ép đầu dò với các loại hình ảnh này đễ không bỏ sót
bướu nằm bên dưới.


24
TĐSB lan tõa
tạo hình ảnh
không đồng
nhất trên
tuyến vú (đảo
tuyến kích
thước không

đều). Đây là
hình ảnh
thường gặp
khi khảo sát
SA nhưng cần cẩn thận đểã không bỏ sót các sang
thương nhỏ.

TĐSB: tuyến vú echo kém (kém hơn mômỡ)
lan toã, đồng nhất. Hình ảnh này thường
gặp ở những người có lớp mỡ dưới da mõng.

TĐSB lan tõa, các đảo tuyến kích thước
khá đồng đều.

TĐSB: khu trú
với càc ồng tuyến dãn ngoằn ngoèo, giới hạn rõ.
Chọc hút ra ít dịch vàng trong. Tế bào học: TĐSB có
chuyển sản đỉnh tiết.

TĐSB dạng bướu: nhân echo hơi dầy hơn mô mỡ,
trục ngang giới hạn trước sau rõ, thấy được cấu trúc
ống bên trong tổn thương.

TĐSB dạng bướu: nhân echo kém, giới ha(ïn
trước sau rõ, có dãn nhẹ ống tuyến kế cận.
Chú ý vẫn còn thấy được cấy trúc ốâng bên
trong tổn thương.


25


TĐSB khu trú có kèm theo dãn các ống
tuyến.

TĐSB dạng bướu: khôi echo hơi dầy hơn mô
mỡ, dẹp, thấy được ống tuyến bên trong. Bên
cạnh có cấu trúc nang echo trống đồng nhất,
tăng âm phía sau.

TĐSB: Tiết dịch núm vú hồng một bên, SA thấy hình ảnh khối u vùng trung tâm có kèm dãn ống
sữa chánh kế cận.

TĐSB / car. vú đã phẫu: Nhân echo rất kém (so với mô
mỡ), giới hạn trước rõ, giới hạn sau rõ không đều,
không quan sát được ống tuyến bên trong bóng lưng 2
bên không đối xứng. Tuy nhiên không thấy hình ảnh
đứt đoạn mô tuyến vú. GPBL: tăng sản ống tuýên vú.

TĐSB dạng bướu: khối echo kém, giới
hạn không rõ, khu trú ở một vùng tuyến
vú, không giống cấu trúc mô tuyến chung
quanh.
GPBL: tăng sản tuyến vú không điển
hình.


×