Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

biến động giá bán lúa và thu nhập của nông hộ ở huyện phong điền – thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.69 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGUYỄN NGỌC MINH

BIẾN ĐỘNG GIÁ BÁN LÚA VÀ THU
NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG
ĐIỀN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

Cần Thơ - 5/2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGUYỄN NGỌC MINH
MSSV: C1200180

BIẾN ĐỘNG GIÁ BÁN LÚA VÀ THU
NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG
ĐIỀN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
LÊ KHƯƠNG NINH

Cần Thơ - 5/2014


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên cho em kính gửi lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn chân thành nhất
đến quý thầy cô thuộc Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh và tất cả các thầy
cô của trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức cần
thiết, quý báu để em có thể hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt, em chân thành cảm ơn thầy Lê Khương Ninh đã tận tình hướng dẫn,
sửa chữa những khuyết điểm thiếu sót trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em chân thành cảm ơn các cô, chú nông dân đã nhiệt tính giúp đỡ em
trong việc thu thập số liệu, giúp em có những kinh nghiệm quý báo khi thực
hiện đề tài này. Nhân đây em xin chúc các cô, chú nông dân có mùa màng bội
thu và dồi dào sức khỏe.
Bên cạnh những mặt đạt được cũng không tránh khỏi những thiếu sót,
Em kính mong nhận được đóng góp của quý thầy cô để bài luận văn của em
được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tế hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Minh

i



TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Minh

ii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1 GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................... Error! Bookmark not defined.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................ Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................... Error! Bookmark not defined.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1 Không gian nghiên cứu ................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.4 Nội dung nghiên cứu ..................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm .......................................................................................................... 4

2.1.2 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................. 4
2.1.3 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 10
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 12
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ........................................................... 12
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 13
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 13
Chương 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH
PHỐ CẦN THƠ ............................................................................................... 16
3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................... 16
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 16
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................. Error! Bookmark not defined.
3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU NĂM 2014. 21
3.2.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu ................................. Error! Bookmark not defined.
iii


3.2.2 Phát triển kinh tế ............................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.3 Về văn hóa – xã hội ....................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 4 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG BIẾN ĐỘNG GIÁ BÁN LÚA ĐẾN
THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN TP. CẦN THƠ ... 25
4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRỒNG LÚA CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN
PHONG ĐIỀN TP. CẦN THƠ .............................................................................. 25
4.1.1 Nguồn lực sản xuất của nông hộ .................................................................. 25
4.1.2 Khái quát thực trạng trồng lúa của nông hộ ............................................... 30
4.2 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ BÁN LÚA ĐẾN
THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN TP. CẦN THƠ ... 36
4.2.1 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 36
4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ .................... 37
Chương 5 GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH GIÁ BÁN LÚA VÀ THU NHẬP CỦA
NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN TP. CẦN THƠ ................................. 40

5.1 Giải pháp về vốn ............................................................................................... 40
5.2 Giải pháp về tạo việc làm cho lao động nông thôn ....................................... 40
5.3 Giải pháp ổn định giá bán lúa .......................................................................... 40
5.4 Nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng lúa ..................................................... 41
5.5 Giải pháp về định hướng phát triển ................................................................ 42
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 44
6.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 44
6.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 47
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 48
BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ .................................................................. 56

iv


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Kỳ vọng về dấu của các biến giải thích trong mô hình .................... 12
Bảng 2.2 Mô tả địa bàn nghiên cứu ................................................................. 12
Bảng 3.1 Diện tích đất huyện Phong Điền ...................................................... 18
Bảng 3.2 Sản lượng sản xuất nông nghiệp ...................................................... 20
Bảng 4.1 Diện tích đất sản xuất của nông hộ .. Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.2 Nguồn lực lao động của nông hộ ..................................................... 26
Bảng 4.3 Tuổi của chủ hộ ................................................................................ 27
Bảng 4.4 Số lượng nông hộ vay vốn sản xuất ................................................. 29
Bảng 4.5 Nguồn thông tin được cung cấp trong sản xuất lúaError! Bookmark
not defined.
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của việc cung cấp thông tin đến kết quả sản xuất .. Error!
Bookmark not defined.

Bảng 4.7 Phương thức tiêu thụ sản phẩm của nông hộ ................................... 34
Bảng 4.8 Rủi ro thường gặp nhất của nông hộ ................................................ 35
Bảng 4.9 Giá bán lúa của nông hộ tại vùng nghiên cứu. ................................. 36
Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi quy mô hình (ln) của các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của nông hộ trồng lúa 2013. ....................................................... 37

v


DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 3.1: Tỷ trọng các khu vực kinh tế 2014. . Error! Bookmark not defined.
Hình 4.1: Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ .................................................... 27
Hình 4.2. Trình độ học vấn của chủ hộ............................................................ 28
Hình 4.3 Các khoản chi phí sản xuất lúa của nông hộ ..................................... 30
Hình 4.4 Nguồn thông tin được cung cấp trong sản xuất lúaError! Bookmark
not defined.
Hình 4.5 Ảnh hưởng của việc cung cấp thông tin đến kết quả sản xuất .. Error!
Bookmark not defined.

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TP

:

Thành phố


KHKT

:

Khoa học - kỹ thuật

CN – TTCN :

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

HTX

:

Hợp tác xã

vii



Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta, đặc biệt là ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Trồng lúa là một nghề truyền thống của nhân dân
Việt Nam từ rất xa xưa. Kinh nghiệm sản xuất lúa đã hình thành, tích lũy và
phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của dân tộc ta. Những tiến bộ
khoa học – kỹ thuật trong nước và thế giới trên lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất
lúa đã thúc đẩy mạnh mẽ ngành trồng lúa nước ta vươn lên bắt kịp trình độ tiên
tiến của thế giới.
Những năm gần đây, Việt Nam tham gia vào thị trường lúa gạo thế giới
với sản lượng gạo xuất khẩu đứng hàng thứ hai trong số các nước xuất khẩu
gạo. Đối với người dân Việt Nam cây lúa không những là cây lương thực quý
mà còn là một biểu tượng trong văn hóa ẩn dưới “bát cơm”, “hạt gạo”. Việt
Nam là một nước có nền nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước
thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay nền
nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực
đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên
thế giới. Trong đó, ngành trồng lúa nước ở nước ta là một trong những ngành
sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể,
đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Lúa đã là
cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Cây lúa
không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn
hóa và tinh thần.
Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại sự no đủ cho con người, thì ngày
nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng
ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị. Việt Nam là cái nôi của nền văn
minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc, … cho đến nay

vẫn còn là nền kinh tế của cả nước.
TP. Cần Thơ là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng
lớn và đa dạng với nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp. Phong Điền là một
huyện nằm trong TP. Cần Thơ và Phong Điền nằm trong vùng ngập, hàng năm
phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ và cũng hưởng các nguồn lợi do lũ mang
về. Sự hình thành và phát triển của huyện cũng gắn liền với sự xây dựng và
phát triển của TP. Cần Thơ.

1


Hiện nay, cây lúa có giá trị kinh tế rất cao đáp ứng nhu cầu lương thực
trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác. Vì vậy, để nâng cao giá trị
kinh tế của cây lúa chúng ta không chỉ chú trọng khâu sản xuất mà cả khâu tiêu
thụ, làm cho cây lúa ở huyện Phong Điền TP. Cần Thơ đem lại lợi nhuận lớn
cho huyện mà còn nâng cao đời sống cho người dân.
Sản xuất nông nghiệp mang lại cho nông dân nguồn thu nhập, góp phần
giải quyết lao động tại chỗ, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã
hội. Bên cạnh những hộ sản xuất có hiệu quả, còn một bộ phận lớn các hộ sản
xuất còn lúng túng trong việc tổ chức sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật,
định hướng đầu tư cho việc sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ,…
việc sản xuất nông nghiệp hiện nay còn nhiều khó khăn tồn tại cần giải quyết
đặc biệt là tình trạng giá bán lúa sau thu hoạch. Nhiều hộ sản xuất nông nghiệp
có một vụ mùa bội thu nhưng giá cả bấp bênh không ổn định.
Trước những thách thức trên, việc nghiên cứu sự biến động của giá bán
lúa gây bất lợi cho nông hộ, nhất là thu nhập. Do đó, đề tài phân tích ảnh hưởng
của “Biến động giá bán lúa và thu nhập của nông hộ ở huyện Phong Điền TP. Cần Thơ” được thực hiện.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài này nhằm mục tiêu phân tích sự ảnh hưởng của biến động giá bán

lúa đến thu nhập của nông hộ ở huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ nhằm đề xuất
giải pháp ổn định giá bán lúa để nâng cao thu nhập cho nông hộ trong thời gian
tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài cần phải thực hiện một số mục tiêu cụ
thể như sau:
Mục tiêu 1. Đánh giá thực trạng sản xuất và giá bán lúa của nông hộ ở
huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ.
Mục tiêu 2. Phân tích ảnh hưởng của biến động giá bán lúa đến thu nhập
của nông hộ ở huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ.
Mục tiêu 3. Đề xuất giải pháp ổn định giá bán lúa để nâng cao thu nhập
cho nông hộ ở huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ.

2


1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1.Không gian nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ. Cụ thể gồm 3 xã
là xã Tân Thới, xã Trường Long và xã Giai Xuân.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được sử dụng thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian 03 năm
2011, 2012 và 2013. Nguồn thông tin số liệu sơ cấp được thu thập trong năm
2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Do nội dung của đề tài là phân tích sự biến động của giá bán lúa và thu
nhập của nông hộ nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là giá bán lúa và thu
nhập của các hộ nông dân tham gia sản xuất lúa tại huyện Phong Điền - TP.
Cần Thơ. Cụ thể tại 3 xã là: xã Trường Long, xã Tân Thới và xã Giai Xuân.
1.3.4 Nội dung nghiên cứu

Do hạn chế về thời gian và nguồn tài chính nên đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu sự biến động giá bán lúa đến thu nhập của nông hộ và đề xuất giải pháp
nhằm ổn định giá bán lúa để nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng lúa ở huyện
Phong Điền - TP. Cần Thơ.

3


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm
Hộ nông dân: nông hộ là tế bào kinh tế - xã hội, là hình thức tổ chức kinh
tế cơ sở của nông nghiệp và nông thôn đã tồn tại từ lâu ở các nước nông nghiệp.
Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay các nguồn lực của quá
trình tái sản xuất (diện tích đất, vốn, kỹ thuật, …). Trong quá trình tái sản xuất
nông hộ có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế
quốc dân. Khai thác tất cả các khả năng và tiềm lực của nông hộ sẽ góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc dân.
Kinh tế nông hộ: Nông hộ tiến hành sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, …
để phục vụ cho cuộc sống và người ta gọi đó là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ
gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát
triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Kinh tế nông hộ phát triển
tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp
phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở
nông thôn, cung cấp sản phẩm cho nông nghiệp và xuất khẩu, đồng thời chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế nông hộ.
Sản xuất: sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các nguồn
lực cần thiết để tạo ra sản phẩm hàng hóa một cách có hiệu quả nhất.

2.1.2 Cơ sở lý thuyết
2.1.2.1 Các nhân tố làm biến động giá bán lúa
Giao thông nông thôn: nông hộ tham gia sản xuất ở nơi có giao thông
thuận tiện, gần nhà máy xay xát lúa gạo thì giá bán luôn cao hơn nông hộ tham
gia sản xuất lúa ở nơi chưa có giao thông hay giao thông chưa phát triển.
Bao tiêu sản phẩm: là hiện tượng các doanh nghiệp đưa kỹ thuật, giống
lúa hướng dẫn cho nông hộ gieo trồng theo yêu của doanh nghiệp và tới khi thu
hoạch nông hộ bán cho doanh nghiệp với giá được định sẵn.
Cung của nông dân: khi vào mùa thu hoạch rộ làm cho sức cung tăng lên
quá mức so với bình thường mà nông dân chưa bán trước hay nhận cọc của
thương lái thì bị ép giá.

4


Cầu thị trường: là hiện tượng các doanh nghiệp tăng thu mua lúa để tăng
tạm trữ trong kho hay có được hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài thì giá lúa
tăng lên một cách nhanh chóng. Khi nhu cầu về lúa gạo trên thị trường tăng lên
có 2 mặt như sau:
- Tích cực: đối với nông hộ chưa bán trước cho thương lái (chưa nhận cọc)
thì bán được giá cao theo giá tăng của thị trường.
- Tiêu cực: trong khi giá tăng thì một số nông hộ tỏ ra buồn do đã bán
trước đó hết cho thương lái với giá thấp hơn nay chờ thu hoạch.
2.1.2.2 Thu nhập của nông hộ
Thu nhập của một hộ nông dân được hiểu là một phần giá trị sản xuất tăng
thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động gia đình. Cho tích lũy
và tái sản xuất mở rộng, thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả của các hoạt
động sản xuất kinh doanh mà họ thực hiện. Có thể phân thu nhập của hộ nông
dân thành 3 loại:
1. Thu nhập nông nghiệp (sau khi trừ chi phí sản xuất): gồm thu nhập từ

các hoạt động sản xuất nông nghiệp như từ trồng trọt (lúa, màu, rau, quả, ...) từ
chăn nuôi (gia súc, gia cầm, …) và từ nuôi trồng thủy hải sản (tôm, cua, cá, ...).
2. Thu nhập phi nông nghiệp: là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động
ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế
biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, … Ngoài ra, thu nhập phi
nông nghiệp còn được tạo ra từ các hoạt động thương mại, dịch vụ như buôn
bán, thu gom,..
3. Thu nhập khác: đó là nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê,
làm công ăn lương, từ các nguồn trợ cấp xã hội và sản xuất hoặc các nguồn thu
nhập bất thường khác.
Thu nhập bình quân đầu người của hộ là tổng thu nhập của hộ chia cho số
nhân khẩu của hộ.
2.1.2.3 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
nông dân
a) Cơ sở lý thuyết về biến động giá
Biến động bất thường của giá nông sản là mối quan ngại hàng đầu của cả
nông hộ, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng lẫn chính phủ vì điều đó ảnh hưởng
tiêu cực đến thu nhập, lợi nhuận và ngân sách của các đối tượng này. Mỗi đối

5


tượng chịu ảnh hưởng của sự biến động của giá nông sản theo mỗi kiểu và ở
mức độ khác nhau.
Giá nông sản biến động bất thường do cung cầu ngắn hạn kém co giãn.
Đối với cây ngắn ngày, quyết định sản xuất được đưa ra trước khi biết giá bán
thực tế của sản phẩm. Do đó, sản lượng ngắn hạn thường ổn định bất chấp sự
thay đổi (lớn) của giá. Đối với cây lâu năm, sản lượng càng chậm thay đổi bởi
loại cây này thường cần 2–5 năm để cho sản phẩm và yếu tố đầu vào chỉ có tác
dụng nhất định với tăng trưởng của cây trồng. Nếu cầu kém co giãn, giá sẽ tăng

vọt khi cung thiếu và giảm mạnh khi cung thừa. Trong cả hai trường hợp, nông
hộ đều gặp bất lợi, bởi khi giá tăng thì không có sản phẩm để bán (do độ trễ dài
giữa gieo trồng và thu hoạch) và khi giá giảm thì sản phẩm lại quá thừa.
Biến động giá nông sản ảnh hưởng đến nông hộ trên hai phương diện.
Thứ nhất, biến động giá sẽ chuyển tải vào thu nhập, tiêu dùng và đầu tư (nhất là
các khoản đầu tư vào kỹ thuật sản xuất mới) của nông hộ. Thứ hai, biến động
giá sẽ khiến nông hộ dè dặt (thậm chí không dám) sử dụng các loại yếu tố đầu
vào đắt tiền, làm ảnh hưởng tiêu cực lên năng suất cây trồng và vật nuôi
(Roosen & Hennessy, 2003).
Biến động bất thường của giá nông sản ảnh hưởng tiêu cực đến nông hộ
nói riêng và nền kinh tế nói chung buộc chính phủ phải tìm cách hạn chế nó
thông qua các chính sách điều tiết giá trực tiếp như trợ giá, tạm trữ, ưu đãi thuế,
ngoại thương (thỏa thuận trực tiếp với đối tác), v.v. Song, các chính sách này có
nhược điểm là khiến cho nông hộ lạc quan mức về giá bán nông sản trong khi
có thể thị trường nông sản thực chất vẫn èo uột, không giải tỏa được các trục
trặc về cung cầu trên thị trường nếu chính phủ không can thiệp để điều tiết.
Chính sách kiểm soát giá kém hiệu quả về chi phí do có (nhiều) đối tượng thủ
lợi từ đó. Giá nông sản cao còn kích thích hoạt động sản xuất ở những nơi
không thuận lợi, làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của nông hộ. Một số chính
sách can thiệp lại gặp khó khăn về tài chính do thiếu nguồn tài trợ. Bên cạnh đó,
các chương trình ổn định giá còn chịu ảnh hưởng của động cơ chính trị. Chẳng
hạn, nguyên tắc quản lý – vận hành của một chính sách nào đó có thể bị bóp
méo để làm lợi cho một nhóm nhỏ (đặc quyền) nhưng làm thất bại cả chính
sách lớn mang lại lợi ích cho đại bộ phận nông hộ. Do đó, các hình thức can
thiệp kể trên của chính phủ có mức độ thành bại khác nhau nên cần phải được
hoạch định và thực thi một cách thông minh.
Từ những nhận định trên cho thấy biến động giá luôn ảnh hưởng đến thu
nhập của nông hộ và mức độ ảnh hưởng của biến động giá đến thu nhập của
nông hộ được thể hiện thông qua mô hình hồi quy như sau
6



THUNHAP  0  1BDGIA

Hệ số biến động giá được xác định theo công thức sau
BDGIA 

DOLECHCHUAN
GIABINHQUAN

Trong đó:
BDGIA : là hệ số biến động giá bán lúa của hộ nông dân.
DOLECHCHUAN : là đại lượng dùng để thống kê mô tả mức độ phân tán

của một dữ liệu đã được lập thành bảng tần số.
GIABINHQUAN : là giá bán lúa được tính bình quân của nông hộ.

Tuy nhiên, thu nhập của nông hộ không chỉ phụ thuộc vào hệ số biến
động giá mà còn phụ thuộc nguồn lực của nông hộ
b) Nguồn lực của hộ nông dân
Thu nhập của nông hộ ngày càng đa dạng từ các nguồn thu, đó là thu từ
giáo dục, y tế, sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh ngành nghề phi
nông nghiệp, … mức độ đóng góp vào nguồn thu nhập nông hộ có sự khác
nhau. Tuy nhiên, do nông hộ chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp và
thủy sản là chính nên nguồn thu này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
nguồn thu của nông hộ. Cho đến nay, trồng lúa vẫn là nguồn sinh kế chủ yếu
của nhiều hộ nông dân nhưng phần lớn nông dân tự trồng và tự tìm kiếm kênh
tiêu thụ nên thường không chủ động định được giá bán, và do nông dân tự trồng
nên số lượng sản phẩm thu hoạch không nhiều, mang tính nhỏ lẻ. Điều này làm
cho nông dân luôn thụ động trong việc đưa ra giá bán. Ngay trong cùng một vụ

thu hoạch còn có sự chênh lệch về giá bán giữa các hộ với nhau. Trong khi đó
nông dân chưa có sự quan tâm sâu sắc của chính quyền địa phương trong việc
tiêu thụ lúa khi thu hoạch, trợ giá cho nông dân nhằm tránh với tình trạng
“trúng mùa, rớt giá” trước sự biến động giá liên tục trên thị trường như hiện
nay. Giá cả của các chi phí đầu vào tăng nhưng giá bán thì bấp bênh điều này
ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ.
Đối với hộ nông dân, nguồn thu nhập chính của hộ là từ sản xuất nông
nghiệp. Do đó, thu nhập của hộ nông dân chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố,
từ các yếu tố điều kiện tự nhiên, thị trường, các chính sách của nhà nước đến
các yếu tố thuộc về nguồn lực của hộ nông dân. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập của hộ nông dân, bao gồm các yếu tố thuộc về chủ hộ, là người có
thẩm quyền cao nhất trong việc ra quyết định ở các hộ nông dân (trình độ học
vấn, kinh nghiệm), yếu tố thuộc về đặc điểm chung của hộ (diện tích đất, thời
gian hộ sống ở địa phương, số lao động trong độ tuổi, …). Đặc biệt, các yếu tố

7


về tiếp cận với các tổ chức tín dụng và nguồn vốn tín dụng để hộ mở rộng sản
xuất, …
Như đã trình bày ở phần đầu, nguồn lực của hộ nông dân bao gồm nguồn
lực về vốn, đất đai, lao động, … Nguồn lực của hộ là yếu tố quan trọng giúp
cho hộ có khả năng tham gia lao động, sản xuất, nâng cao thu nhập.
- Nguồn lực vốn
Vốn là yếu tố đầu vào cần thiết cho sản xuất nói chung và cho sản xuất
nông nghiệp nói riêng. Vốn là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả sản
xuất và thu nhập của hộ nông dân. Theo Lê Khương Ninh (2011), trong nông
nghiệp, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu do người sản xuất luôn rất cần
vốn để mua máy móc, vật tư nông nghiệp, giống, thuê lao động, … nhằm đảm
bảo tính thời vụ và phòng tránh rủi ro, qua đó làm tăng thu nhập. Ngoài ra, vốn

đầu tư cho nông nghiệp có thể giúp cho hộ nông dân đầu tư vào hệ thống thủy
lợi hoặc công nghệ mới nhằm đa dạng hóa sản xuất và thu nhập, mua sắm vật
liệu đầu vào, trang trải các chi phí tiếp thị, lắp khoảng trống thu nhập trước mùa
thu hoạch để không phải chịu sức ép bán sản phẩm ngay sau khi thu hoạch với
giá thấp.
Vốn dành cho sản xuất nông nghiệp xuất phát từ nhiều nguồn (vốn tích
lũy từ ngay trong khu vực nông thôn, vốn ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài và
vốn vay tín dụng chính thức, phi chính thức). Đối với hộ nông dân, nguồn vốn
của hộ bao gồm nguồn vốn tự tích lũy, vốn vay hay nguồn vốn hỗ trợ từ nhà
nước, các tổ chức xã hội, từ người thân, …
- Nguồn lực đất đai
Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội
dung kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong công nghiệp, giao thông, … đất đai
là cơ sở làm nền móng, trên cơ sở đó xây dựng các nhà máy, công xưởng, hệ
thống đường giao thông, … Trong nông nghiệp, đất đai có nội dung kinh tế
khác, nó là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được, đất đai là yếu tố
đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là
trong trồng trọt và chăn nuôi.
Đất đai là tài sản quan trọng nhất của hộ nông dân và khả năng tiếp cận
với đất (về cả số lượng và chất lượng) là một yếu tố quyết định đối với sản xuất
nông nghiệp và do đó ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Do phần lớn thu nhập
của hộ nông dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp ở
nước ta chủ yếu sử dụng lao động chân tay và đất tự nhiên nên diện tích đất

8


nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với thu nhập của hộ nông dân. Nông
dân có mức thu nhập khác nhau với kích thước đất và chất lượng đất khác nhau.
Mặc dù diện tích đất đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng sản xuất,

nâng cao thu nhập của hộ nông dân, tuy nhiên, do đặc điểm đất đai trong sản
xuất nông nghiệp, hộ nông dân có thể nâng cao độ phì nhiêu của đất, nâng cao
năng suất trên một đơn vị diện tích đất canh tác để tăng mức sản lượng. Do đó,
đối với những hộ nông dân có ít đất sản xuất nhưng nếu họ tăng cường đầu tư
vốn, sức lao động, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất,
sản lượng trên một đơn vị diện tích, thì sản phẩm đem lại trên một đơn vị diện
tích ngày càng nhiều hơn, mang lại thu nhập cao hơn cho hộ.
- Nguồn lực lao động
Nguồn lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Lao
động là yếu tố đặc biệt tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ về số lượng
người lao động mà cả chất lượng nguồn lao động. Đã có nhiều nghiên cứu về
ảnh hưởng của số lượng và chất lượng lao động đối với thu nhập của hộ nông
dân, số lượng lao động là yếu tố quan trọng giúp hộ tăng thu nhập. Theo lý
thuyết, số lượng lao động trong hộ được xác định là những người trong độ tuổi
lao động (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi). Ngoài ra, hộ gia đình
nông dân chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình để phụ giúp sản xuất, ít thuê
mướn lao động, do đó, ngoài lao động trong độ tuổi lao động, trẻ em và người
lớn tuổi đều có thể phụ giúp một số công việc của hộ thường ngày và khi tới
mùa vụ, sự tham gia này cũng góp phần tạo nên thu nhập cho hộ.
Chất lượng lao động của hộ thể hiện ở trình độ học vấn. Trình độ học vấn
thấp đã làm cho người nông dân bị hạn chế trong việc tiếp cận thông tin, kỹ
thuật sản xuất, ... Thực tế cho thấy những chủ hộ có trình độ học vấn cao có
nhiều cơ hội trong việc tiếp cận các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trong sản
xuất, lựa chọn ngành nghề sản xuất kinh doanh có ưu thế hơn so với những
người có trình độ học vấn thấp. Do đó, trình độ học vấn của chủ hộ càng cao,
khả năng tạo thu nhập cho bản thân và đóng góp vào thu nhập của gia đình càng
lớn.
Ngoài ra, đối với hộ nông dân, do trình độ học vấn của chủ hộ thường
thấp, phần lớn họ ít được đào tạo nghề về chuyên môn làm nông nghiệp và sản
xuất nông nghiệp lại phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nên họ sản xuất dựa theo

kinh nghiệm. Kinh nghiệm của chủ hộ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất
của hộ, thông thường hộ có nhiều kinh nghiệm sẽ phòng tránh được những rủi
ro do thời tiết, khí hậu, phòng trừ sâu bệnh, lựa chọn thời điểm sản xuất và thu
hoạch phù hợp với nhu cầu thị trường, … góp phần tăng thu nhập cho hộ nông
dân.
9


2.1.3 Mô hình nghiên cứu
Thu nhập của nông hộ luôn chịu sự ảnh hưởng của biến động giá mà còn
phụ thuộc vào nguồn lực sản xuất mà nông hộ có được. Do đó, trong nghiên
cứu này, việc phân tích các yếu tố làm ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
được ước lượng thông qua mô hình hồi quy sau.
Luận văn sử dụng mô hình hồi quy có dạng
THUNHAP   0  1BDGIA   2VON  3 DIENTICH   4 LAODONG 

5 HOCVAN  6 KINHNGHIEM  e

Trong đó:
THUNHAP : là biến phụ thuộc trong mô hình. Biến này đo lường thu nhập

bình quân đầu người của hộ nông dân trong một năm (triệu đồng/người/năm).
BDGIA : là hệ số biến động giá bán lúa của nông hộ. Biến động giá ảnh

hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và nông hộ nói riêng buộc chính phủ
phải tìm cách hạn chế nó thông qua các chính sách điều tiết giá trực tiếp như trợ
giá, tạm trữ, … Trong một số trường hợp biến động giá nông sản là do quan hệ
cung cầu ngắn hạn trên thị trường. Điều này làm ảnh hưởng đến thu nhập của
nông hộ, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng lẫn chính phủ ở mỗi đối tượng khác
nhau. Biến động giá nông sản ảnh hưởng đến nông hộ trên hai phương diện.

Thứ nhất, biến động giá sẽ chuyển tải vào thu nhập, tiêu dùng và đầu tư (nhất là
các khoản đầu tư vào kỹ thuật sản xuất mới) của nông hộ. Thứ hai, biến động
giá sẽ khiến nông hộ dè dặt (thậm chí không dám) sử dụng các loại yếu tố đầu
vào đắt tiền, làm ảnh hưởng tiêu cực lên năng suất cây trồng và vật nuôi
(Roosen & Hennessy, 2003). Vì vậy, hệ số 1 được kỳ vọng có giá trị âm.
VON : là biến thể hiện vốn nông dân sử dụng trong việc sản xuất lúa. Đối

với hộ nông dân, vốn của hộ bao gồm nguồn vốn tự tích lũy, vốn vay hay nguồn
vốn hỗ trợ từ nhà nước, các tổ chức xã hội, từ người thân, … do đó, hệ số  2
được kỳ vọng có giá trị dương.
DIENTICH : là biến số tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ nông dân.

Đối với nông dân, đất đai là phương tiện sản xuất chủ yếu không thể thay thế
được và với điều kiện thực tế ở địa phương cho thấy việc ứng dụng khoa học –
kỹ thuật để sản xuất, nâng cao thu nhập trên một diện tích đất canh tác còn
nhiều hạn chế, phát triển sản xuất chủ yếu vẫn là chiều rộng hơn chiều sâu. Do
đó, hộ có nhiều đất để sản xuất được kỳ vọng có thu nhập cao hơn, vì vậy hệ số
 3 kỳ vọng có giá trị dương.

10


LAODONG : là số người trong độ tuổi lao động của hộ. Trong điều kiện

sản xuất ít cơ giới hóa, số lượng lao động là yếu tố quan trọng giúp hộ tăng thu
nhập. Do đó, hệ số  4 của biến này có thể có giá trị dương, tuy nhiên cũng có
thể có giá trị âm. Bởi vì số người trong độ tuổi lao động chưa phản ánh hết số
lao động thực sự trong hộ. Nếu số người trong độ tuổi lao động của hộ là cao
nhưng trong số này có quá nhiều lao động phụ thuộc, chưa tham gia lao động
thì cũng không tạo nên được thu nhập cho hộ.

HOCVAN : là biến trình độ học vấn của chủ hộ. Hệ số  5 được kỳ vọng

mang giá trị dương bởi vì trong gia đình nông dân, chủ hộ thường đóng vai trò
chính trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh và là người đưa ra những quyết
định của hộ. Nếu chủ hộ có trình độ học vấn cao, sẽ thuận lợi trong việc tiếp
cận và ứng dụng KHKT, nắm bắt thông tin liên quan đến sản xuất, khi đó hộ sẽ
sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, thu nhập của hộ được cải thiện hơn so với
những hộ mà chủ hộ có trình độ thấp hơn.
KINHNGHIEM : là biến thể hiện kinh nghiệm sản xuất của hộ nông dân,

được mô tả bằng số năm chủ hộ tham gia vào mô hình sản xuất. Chủ hộ càng có
kinh nghiệm trong sản xuất thì khả năng hộ sẽ tránh được một số rủi ro, có
nhiều bạn hàng, bán sản phẩm được giá cũng như giảm được một số loại chi phí
đầu vào sản xuất, tăng thu nhập của hộ. Vì vậy, hệ số  6 được kỳ vọng có giá
trị dương.

11


Bảng 2.1 Kỳ vọng về dấu của các biến giải thích trong mô hình
Biến

Diễn giải

BDGIA

Hệ số biến động giá bán lúa của
nông hộ

VON


Vốn sản xuất của nông hộ

DIENTICH

Diện tích đất nông nghiệp của
hộ

LAODONG

Số người trong độ tuổi lao động
của hộ

HOCVAN

Học vấn của chủ hộ

KINHNGHIEM Số năm tham gia hoạt động sản
xuất của chủ hộ

Đơn vị đo
lường

Kỳ vọng về
dấu của các
hệ số

%

-


Ngàn đồng

+

1.000 m2

+

Người

+/-

Lớp

+

Năm

+

Nguồn: tự tổng hợp theo kỳ vọng của tác giả

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn số hộ điều tra, thu thập số liệu là 80 hộ. Nên các hộ
được chọn thu thập, điều tra theo tiêu chí là có tham gia sản xuất lúa tại địa bàn
3 xã là xã Trường Long, xã Tân Thới và xã Giai xuân. Tuy nhiên, do người dân
áp dụng mô hình sản xuất không mang tính chất tập trung nên có sự chênh lệch
về số hộ phỏng vấn giữa các xã trong vùng nghiên cứu.

Bảng 2.2: Mô tả địa bàn nghiên cứu


Số hộ

Tỷ trọng (%)

Xã Trường Long

30

37,5

Xã Tân Thới

30

37,5

Xã Giai Xuân

20

25,0

80

100,0

Tổng


Nguồn: kết quả khảo sát 80 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014

12


2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Các số liệu về điều kiện tự nhiên, báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, giá
bán lúa bình quân của ngành nông nghiệp, sản lượng, diện tích sản xuất lúa
được thu thập từ Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn qua các năm 2011
- 2013 của huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ.
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra, phỏng vấn hộ trồng lúa để tìm
hiểu sự biến động giá bán lúa và thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn nghiên
cứu, sử dụng mẫu phỏng vấn đã được lập sẵn.
→ Phương pháp điều tra, thu thập: Nông dân được phỏng vấn trực tiếp
bằng mẫu câu hỏi soạn sẵn về các nội dung như: giá bán lúa, thu nhập, diện tích
đất, trình độ học vấn, … nhằm tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho
nông hộ.
→ Phương pháp thu thập, điều tra số liệu: Số liệu được thu thập dựa theo
tiêu chí hộ có trồng lúa mới được tiến hành điều tra, hộ không có trồng lúa thì
không được tiến hành điều tra thu thập. Cụ thể, đề tài sử dụng phương pháp
phân tầng tổ bằng cách tham khảo các báo cáo từ Phòng Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn của huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ để chọn ra 3 xã: xã Giai
Xuân, xã Tân Thới và xã Trường Long có diện tích trồng lúa nhiều nhất. Sau
đó, đến địa bàn 3 xã tham khảo các cô, chú, bác, … ở địa phương về các hộ có
trồng lúa để tiến hành điều tra thu thập.
2.2.3 Phân tích dữ liệu
Mục tiêu 1. Đánh giá thực trạng sản xuất và giá bán lúa của nông hộ ở

huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ.

 Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng trong đề tài nhằm mô tả
thực trạng trồng lúa của nông hộ. Sử dụng phương pháp trung bình số học đơn
giản, tỷ lệ % để phân tích.
Mục tiêu 2. Phân tích ảnh hưởng của biến động giá bán lúa đến thu nhập
của nông hộ ở huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ.
Đề tài sử dụng mô hình hồi quy trong kinh tế lượng để phân tích

 Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính: mục đích của việc thiết lập
phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán lúa và thu

13


nhập của nông hộ. Chọn những nhân tố ảnh hưởng tốt đến giá bán lúa để phát
huy và khắc phục các nhân tố xấu.
Giới thiệu mô hình hồi quy đa biến
Phương pháp phân tích sử dụng trong bài là ước lượng sự phụ thuộc của
biến độc lập vào biến phụ thuộc, phương sai và độ lệch chuẩn của ước lượng là
bao nhiêu và phương sai này được dùng để đo lường độ chính xác của ước
lượng này và kiểm định giả thiết của mô hình. Độ lệch chuẩn của ước lượng
được so sánh với giá lúa bình quân để xác định sự ảnh hưởng của giá bán đến
thu nhập của nông hộ.
Ước lượng các tham số của mô hình
Nhằm xác định mức ảnh hưởng của biến độc lập vào biến phụ thuộc:
Trong đề tài này được ước lượng theo phương pháp bình phương bé nhất (OLS)
nhằm phản ánh thu nhập của việc sản xuất lúa chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
khác nhau như: diện tích đất, số lao động, trình độ học vấn, kinh nghiệm, vốn,
… Ở đây chỉ đề cập đến các vấn đề ảnh hưởng đến thu nhập như thế nào.

Ta có phương trình tổng quát biểu diễn mối quan hệ giữa biến phụ thuộc
Y và biến độc lập Xi
Y   0  1 X 1   2 X 2  ......   i X i   n X n  e

Trong đó:
Y : là biến phụ thuộc
 0 : là hệ số tự do
 i (i = 1,n): là các hệ số được tính toán bằng phần mềm STATA
X i (i = 1,n): là các biến độc lập (nhân tố ảnh hưởng)

e : là sai số

Multiple R: hệ số tương quan bội, nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa biến
phụ thuộc Y và các biến độc lập X. R càng lớn mối liên hệ càng chặt chẽ.
Hệ số xác định R2 (R – Square): tỷ lệ phần trăm biến động của Y được giải
thích bởi các Xi hoặc % các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại cho các yếu tố
khác mà chúng ta chưa nghiên cứu. R2 càng lớn càng tốt.
2
R (hệ số xác định đã điều chỉnh): dùng để chắc nghiệm xem có nên thêm

vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì ta
quyết định thêm biến đó vào mô hình hồi quy.
Standar error: sai số chuẩn cả phương trình.

14


Observations: số quan sát (n)
Regression: hồi quy
Tỷ số F (số thống kê F): thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của

mô hình hồi quy. F càng lớn mô hình càng có ý nghĩa hay tương ứng với sig. F
càng nhỏ
F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết Ho
Giả thuyết
Ho: tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (β1= β2= βk=0)
H1: β1≠0 tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y.
F càng lớn hay sig.F càng nhỏ thì khả năng bác bỏ H0 càng cao.
Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ càng tốt,
độ tin cậy càng cao. Thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết quả ngay mô hình hồi
quy có ý nghĩa khi Sig.F
 Phương pháp so sánh:
 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa
giá trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này
được dùng để sử dụng so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các
chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ
tiêu kinh tế, từ đó đề ra phương pháp khắc phục.

 Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa
trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này
dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ các chỉ tiêu kinh tế trong thời
gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh
tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp
khắc phục.
Mục tiêu 3. Đề xuất giải pháp ổn định giá bán lúa để nâng cao thu nhập
cho nông hộ ở huyện Phong Điền - TP. Cần Thơ.

15



CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN
THÀNH PHỐ CẨN THƠ
Dọc theo tuyến lộ Vòng Cung lịch sử là màu xanh của bạt ngàn những
vườn cây ăn quả đặc trưng của đất Nam Bộ. Đây con đường huyết mạch Tràng
Tiền – Bông Vang đang được khẩn trương thi công, kia chợ nổi Phong Điền
nức tiếng nườm nượp xuồng ghe đi lại mua bán, … Từ lâu, sự trù phú của đất
đai, cây trái và truyền thống anh hùng của người dân Phong Điền đã được nhiều
người nhắc tới. Và hôm nay, đến Phong Điền chúng ta còn cảm nhận được sức
trẻ đang vươn lên không ngừng.
Là huyện mới, Phong Điền gặp không ít những khó khăn, thách thức trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng bằng những bước đi đúng đắn và có
tính chiến lược Phong Điền đã và đang phát huy lợi thế để bứt phá đi lên.
3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Đặc điểm tự nhiên của địa bàn nghiên cứu được thể hiện bởi vị trí địa lý,
thời tiết khí hậu, thủy văn và thổ nhưỡng cụ thể như sau
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Phong Điền là huyện của TP. Cần Thơ, được thành lập theo Nghị định số
05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ
diện tích tự nhiên, dân số của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân (thuộc TP. Cần Thơ
cũ), xã Tân Thới thuộc huyện Ô Môn và các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường
Long thuộc huyện Châu Thành A. Huyện Phong Điền nằm ở phía Tây Nam của
TP. Cần Thơ, phía Bắc giáp quận Ô Môn và quận Bình Thủy, phía Nam giáp
huyện Châu Thành A của tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp huyện Thới Lai, phía
Đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng. Về hành chính, huyện bao gồm
thị trấn Phong Điền và 06 xã là: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long, Tân
Thới, Giai Xuân và Mỹ Khánh.
Về không gian địa lý, tuy Phong Điền là đơn vị hành chính cấp huyện,
nhưng lại có vị trí địa lý rất thuận lợi, bởi vì xung quanh huyện Phong Điền có

quận Ninh Kiều là trung tâm TP. Cần Thơ nơi tập trung các cơ quan hành chính
của thành phố, quận Bình Thủy là quận có công nghiệp phát triển, sức lan tỏa
và ảnh hưởng của các quận Ninh Kiều, Bình Thủy và Cái Răng trong tương lai
sẽ rất lớn.

16


×