Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Một số tư liệu phục vụ dạy học địa lí lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.11 KB, 33 trang )

MỤC LỤC

Mở đầu.........................................................................................................................1
Nội dung.......................................................................................................................2
I. Một số tư liệu phục vụ dạy học Địa lí 12..............................................................2
1. “Khoán 100” và “Khoán 10” trong nông nghiệp Việt Nam....................................2
2. Các điểm cực trên đất liền của Việt Nam................................................................3
3. Lịch sử hình thành biên giới trên đất liền giữa Việt Nam
với các nước láng giềng.......................................................................................5
4. Những vùng đất ngập nước lớn nhất Việt Nam.......................................................7
5. Khối núi Ngọc Linh - Khối núi cao nhất Nam Trung Bộ........................................7
6. Sóng lừng - những điều chưa biết............................................................................9
7. Thế nào là rét đậm, rét hại? ...................................................................................10
8. Sương muối và tác hại của nó................................................................................10
9. Việt Nam bước vào thời kỳ cơ cấu "dân số vàng".................................................11
10. Phân loại đô thị ở Việt Nam.................................................................................12
11. Các nhà máy lọc dầu đã và đang xây dựng ở Việt Nam......................................16
12. Nhà máy thủy điện Sơn La - nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam
và Đông Nam Á...................................................................................................17
13. Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.........................................18
14. Những nhà máy điện gió ở Việt Nam..................................................................20
15. Các sân bay dân dụng ở Việt Nam.......................................................................21
16. Các vệ tinh của Việt Nam đã được phóng thành công lên không gian...............23
17. Các di sản thế giới của Việt Nam.........................................................................24
18. Đất hiếm và công dụng của nó.............................................................................28
19. Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long................................28
II. Một số kinh nghiệm khi sử dụng tư liệu phục vụ dạy học Địa lí 12..............29
Kết luận......................................................................................................................31
Phần đánh giá và xếp loại của Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm
cấp Trường và Sở GD & ĐT Thừa Thiên Huế...............................................32



MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam đang ngày càng phát triển và thay đổi một cách mạnh mẽ, sâu sắc. Có
được những kết quả to lớn, kì diệu đó là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta, với việc
đề ra công cuộc Đổi mới toàn diện từ năm 1986. Điều này tác động lớn đến toàn xã hội,
trong đó có các giáo viên Địa lí và các em học sinh phổ thông.
Chương trình, SGK Địa lí 12 tạo cho học sinh cơ hội để có được những kiến
thức cơ bản về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, dân cư, sự phát triển các ngành kinh tế
và của các vùng kinh tế ở nước ta. Tuy nhiên, do những nội dung trong sách giáo
khoa Địa lí 12 đã được cập nhật, biên soạn từ khoảng năm 2005 và được đưa vào dạy
học chính thức từ năm 2006. Trải qua gần 10 năm, có những nội dung không còn tính
thực tế cao, một số nội dung đã được điều chỉnh, thay đổi theo thời gian cùng với sự
phát triển của đất nước. Vì vậy, với mục đích là giúp giáo viên giảng dạy môn Địa lí
và học sinh lớp 12 hiểu được đầy đủ và cập nhật một số nội dung trong sách giáo
khoa Địa lí 12 trong các tiết dạy, bản thân đã sưu tầm, cập nhật, chọn lọc và tổng hợp
“Một số tư liệu phục vụ dạy học Địa lí 12”.
2. Mục tiêu của đề tài
Trên cở sở thực tiễn nhiều năm dạy học Địa lí 12, bản thân nhận thấy có một số
kiến thức nhiều giáo viên không còn nhớ hoặc không hiểu biết đầy đủ nên phần nào
gặp nhiều khó khăn khi giảng giải cho học sinh; đề tài cung cấp một số kiến thức bổ
sung, cập nhật và kinh nghiệm sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong dạy học
Địa lí 12.
3. Phương pháp nghiên cứu
Sưu tầm, tổng hợp các tư liệu có liên quan đến một số kiến thức trong các bài
học Địa lí 12. Từ những tư liệu sưu tầm được, bản thân tiến hành cân nhắc và chọn
lọc một số tư liệu có tính cập nhật hoặc chuyên sâu liên quan đến một số kiến thức
trong các bài học của SGK Địa lí 12 mà nhiều giáo viên không nhớ hoặc không hiểu
biết đầy đủ.

4. Bố cục đề tài
Các tư liệu được trình bày trong đề tài này được sắp xếp theo tiến trình các bài học
trong SGK. Tuy nhiên, cũng có một số tư liệu có thể được sử dụng ở nhiều bài học
khác nhau.

2


NỘI DUNG

I. MỘT SỐ TƯ LIỆU PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12
1. “Khoán 100” và “Khoán 10” trong nông nghiệp Việt Nam
a. “Khoán 100”
Ngày 13 tháng 1 năm 1981, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị 100/CT, cho phép áp dụng chế
độ khoán trong toàn bộ nền nông nghiệp Việt Nam. Nội dung cơ bản của Chỉ thị 100/CT là
xóa bỏ chế độ công điểm và ăn chia trong các hợp tác xã, giao ruộng đất cho các đơn vị
hoặc cá nhân người lao động, áp dụng định mức giao nộp sản phẩm cho hợp tác xã rồi hợp
tác xã căn cứ trên các diện tích nhận khoán mà phân bổ nghĩa vụ đó cho từng hộ xã viên.
Định mức này căn cứ trên năng suất thực tế của ruộng đất trong những năm trước đó.
Người nông dân có trách nhiệm nộp thuế nông nghiệp, nộp thóc nghĩa vụ, nộp phần thóc
điều hòa trong nội bộ hợp tác xã (nhằm giúp đỡ những hộ gặp khó khăn và những dịch vụ
cần thiết của công tác quản lí, kĩ thuật, cung ứng vật tư,…). Phần còn lại mình được
hưởng. Như vậy, người nông dân bắt đầu thấy được rằng, bản thân cần tự chịu trách nhiệm
về công việc sản xuất của mình. Tuy phải làm một số nghĩa vụ, nhưng người nông dân có
thể biết trước những nghĩa vụ đó là bao nhiêu, họ sẽ có thu nhập là bao nhiêu sau mỗi mùa
vụ. Đó chính là tác dụng kích thích lớn lao của Chỉ thị 100/CT.
Như đã nói ở trên, Chỉ thị 100/CT năm 1981 (Khoán 100) đã có tác dụng lớn lao
trong việc cởi trói cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng Khoán 100 vẫn còn nhiều hạn chế, do
đó nó chỉ phát huy tác dụng trong một số năm đầu. Tuy đã xóa bỏ chế độ công điểm,
nhưng người nông dân vẫn chưa thật sự được làm chủ ruộng đất. Việc giao khoán được

tiến hành hằng năm, mỗi năm có một định mức khác nhau. Trong những năm đầu thực
hiện Khoán 100 (1981 - 1982), mức khoán còn căn cứ trên mức sản lượng thực tế của các
hợp tác xã trước đây. Mức khoán này vốn rất thấp nên người nông dân còn dễ dàng vượt
khoán, sau khi làm xong các loại nghĩa vụ, họ vẫn còn có dư thóc lúa để ăn. Nhưng khi
thấy nông dân làm ăn khấm khá nhờ khoán, hợp tác xã căn cứ vào mức sản lượng của năm
trước để nâng mức nghĩa vụ cho năm sau, cho nên người nông dân dần dần mất hết hào
hứng, vì càng nâng cao năng suất thì nghĩa vụ càng nặng. Vì thế, từ những năm 1984 –
1985 trở đi, nhiều nông dân thấy mức khoán cao quá nên không nhận ruộng nữa. Đó là
điều nghịch lí của cơ chế Khoán 100.
Đến những năm 1986 - 1987, sản xuất nông nghiệp lại bắt đầu sa sút. Cơ chế khoán
cũ không còn sức kích thích đối với sản xuất nông nghiệp nữa. Từ năm 1987, sản lượng lúa
giảm sút, tình trạng đói lại xuất hiện một cách trầm trọng. Đặc biệt, năm 1987 là năm mất
mùa nên nạn đói diễn ra tràn lan ở Bắc Bộ, Trung Bộ. Theo cuộc điều tra của Viện Quản lí
kinh tế Trung ương thì cả nước năm đó có tới 2 triệu người bị đói. Như vậy, cơ chế Khoán
100 từ chỗ là một giải pháp tiến bộ đã trở thành một sức cản đối với sản xuất nông nghiệp.
b. “Khoán 10”
Sau hơn 7 năm thực hiện Chỉ thị 100/CT (Khoán 100) năm 1981 với những kết quả
đạt được cùng những hạn chế của nó. Tháng 4 năm 1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10
(Khoán 10) về cải tiến chế độ khoán trong sản xuất nông nghiệp. Bộ Chính trị khẳng định
chủ trương chuyển sang một mô hình mới trong kinh tế nông nghiệp: Lấy hộ nông dân làm
đơn vị sản xuất tự chủ. Hợp tác xã là tổ chức tự nguyện của nông dân, chủ yếu lo toan các
lĩnh vực dịch vụ, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm. Hộ nông dân là đơn vị chủ thể của
đơn vị sản xuất nông nghiệp, có quyền chủ động trong việc quyết định phương án sản xuất.
3


Ngoài thuế là nghĩa vụ duy nhất đối với Nhà nước, số sản phẩm còn lại được mua bán với
cơ chế thuận mua vừa bán. Hộ nông dân cũng có quyền tự kiếm thêm vật tư, tự do xuất
khẩu các sản phẩm thừa ngoài nghĩa vụ. Nhà nước còn khuyến khích các hộ cá thể bỏ vốn
và sức lao động để mở rộng sản xuất.

Như vậy là, so với Chỉ thị 100/CT năm 1981, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm
1988 có một bước tiến lớn: Người nông dân được trao quyền sử dụng đất và phương tiện
sản xuất lâu dài, được chủ động trong cả sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm được
bán cho Nhà nước theo cơ chế thỏa thuận, không còn sự áp đặt về giá, về số lượng. Đó là
một sự giải phóng có ý nghĩa rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp, tạo ra một sự chuyển
biến nhanh chóng của nền nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là ngành sản xuất lương thực, từ
chỗ thiếu đói triền miên tới chỗ nhanh chóng đủ ăn, dư thừa để xuất khẩu vào năm sau…
2. Các điểm cực trên đất liền của Việt Nam
a. Điểm cực bắc: Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay
còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển,
thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nơi điểm cực Bắc của Việt Nam. Từ
trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có 2 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn
nước được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho đồng bào dân tộc hai bản sử dụng. Cột cờ
Lũng Cú có lịch sử rất lâu đời, trải qua nhiều lần phục dựng, tôn tạo. Cột cờ mới hình bát
giác có độ cao trên 30m được khánh thành ngày 25 tháng 9 năm 2010.
* Lịch sử dựng cờ
Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước
biển. Đây là một điểm nhỏ trên đoạn đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Nếu mô
phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành một
chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A pa Chải (Điện Biên) và Sa Vĩ (Móng
Cái), còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam
Cảnh quan dưới chân cột cờ là núi non trùng điệp xen kẽ bởi những khoảnh ruộng
bậc thang tạo nên một vẻ đẹp rất hoang dã, đặc trưng của vùng Tây Bắc địa đầu của Việt
Nam.
Cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt và ban đầu chỉ làm
bằng cây sa mộc. Cột được xây dựng lại từ thời Pháp thuộc, năm 1887. Những năm sau
đó như 1992, 2000 và đặc biệt năm 2002 cột cờ tiếp tục được trùng tu hoặc xây dựng lại
nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian, trong đó năm 2002 cột cờ được
dựng với độ cao khoảng 20m, chân và bệ cột có hình lục lăng và dưới chân cột là 6 phù
điêu họa tiết bề mặt trống đồng Đông Sơn. Trên đỉnh cột là cán cờ cao 9m cắm quốc kỳ

Việt Nam có có chiều dài 9m, chiều rộng 6m và tổng diện tích rộng 54m 2, tượng trưng cho
54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam.
* Cột cờ hiện nay
Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang đã có
văn bản chỉ đạo Ủy ban Nhân dân huyện Đồng Văn tiến hành tháo dỡ cột cờ Lũng Cú cũ
và tiến hành trùng tu, tôn tạo và xây dựng mới. Theo thiết kế cột cờ mới được xây dựng
với chiều cao 33,15m (hơn cột cờ cũ 10m) trong đó phần chân cột cao 20,25m, đường kính
ngoài thân cột rộng 3,8m. Kiểu dáng bát giác của cột cờ khá gần với kiểu cột cờ Hà Nội.
Chân, bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh mô phỏng hoa văn mặt của trống đồng
Đông Sơn và những họa tiết minh họa các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước,
cũng như con người, tập quán của các dân tộc ở Hà Giang. Thân cột cờ có cầu thang bộ đi
lên đỉnh. Trên đỉnh cột là quốc kỳ Việt Nam với cán cờ cao 12,9m và lá cờ, cũng tương tự
như những lá cờ sử dụng trước đó, có diện tích 54m2.
4


Đường lên đỉnh núi có cột cờ cũng được xây dựng lại với 839 bậc đá lên theo lối cũ
và đồng thời xây một lối đi mới cũng có số lượng bậc là 839 đi xuống. Dưới chân cột là
nhà lưu niệm trưng bày các dụng cụ lao động, trang phục, sản phẩm văn hóa của các dân
tộc Hà Giang.
Với khoảng 20,8 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách Nhà nước 3 tỷ đồng, vốn tài trợ
của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) 15 tỷ đồng
và Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kinh doanh đô thị Hà Nội 6,9 tỷ đồng, cột cờ mới đã
được xây dựng trong 6 tháng (từ ngày 08-03-2010 đến ngày 02-09-2010). Vào thời điểm
khánh thành cột cờ, lá cờ trên đỉnh cột được lắp trong cán cờ làm bằng nguyên một thân
cây gỗ pơ mu cao gần 13m, hiện nay cán cờ được làm bằng inox.
* Trạm bảo vệ cờ Lũng Cú
Đồn biên phòng Lũng Cú nằm dưới chân núi, cách cột cờ khoảng 12 km, có nhiệm vụ
chính bảo vệ 25,5 km đường biên giới Lũng Cú giáp Trung Quốc. Tương truyền tại địa
điểm dựng đồn biên phòng này, từ thời Tây Sơn sau khi đại thắng quân xâm lược phương

Bắc, hoàng đế Quang Trung đã cho đặt một chiếc trống đồng rất lớn và cứ mỗi canh giờ
trống lại được gióng lên ba hồi vang xa như để khẳng định chủ quyền đất nước. Chính vì
thế, Lũng Cú khi đọc chệch âm sang âm tiếng H'Mông của từ Long Cổ, tức trống của vua,
và người H'Mông tại nơi đây hầu như đều biết đánh trống đồng. Rất có thể cũng vì một
trong những lý do nói trên mà nhà nước Việt Nam khi xây dựng cột cờ đã đặt phù điêu
trống đồng Đông Sơn dưới chân cột.
Hiện nay tại đồn biên phòng Lũng Cú có một trạm chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ lá cờ
trên Cột cờ Lũng Cú và hầu như cứ khoảng 1 tuần hoặc lâu nhất là 10 ngày cờ lại phải
được thay mới, do sức gió trên đỉnh Lũng Cú rất mạnh khiến cờ dễ hư hỏng. Theo cán bộ
của trạm, lúc nào trong trạm cũng có hàng chục lá cờ lớn cỡ 54m2 để dự phòng.
b. Điểm cực Nam: Mũi Cà Mau thường được coi là điểm cực Nam trên đất liền
của Việt Nam. Mũi đất này còn có tên là Mũi Bãi Bùng.
Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc
Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái mũi là biển Đông, bên
phải là biển Tây, tức Vịnh Thái Lan.
Hiện nay nếu xét về mặt địa lý thì mũi Cà Mau không phải là điểm cực Nam trên đất
liền của Việt Nam, mà chỉ nằm ở vùng cực Nam của Việt Nam. Điểm cực Nam trên đất
liền của tỉnh Cà Mau nằm ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, có độ vĩ 8°30' Bắc. Mũi Cà
Mau là điểm cực Tây của tỉnh Cà Mau.
Trước đây một số tài liệu nói rằng điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam là xóm
Rạch Tàu, cũng thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, ở tọa độ 8°34' (hoặc 8°30') độ vĩ
Bắc, 104°40' (hoặc 104°50') độ kinh Đông.
Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu "Nước Việt Nam trải dài
từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau". Vì vậy, trong tâm thức người Việt, cùng với Ải Nam
Quan (Lạng Sơn), Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi.
c. Điểm Cực Tây ApaChải, cách TP.Điện Biên Phủ khoảng 250 km. Là điểm cực
Tây của Việt Nam, vùng giáp biên 2 nước Trung Quốc và Lào. ApaChải thuộc xã Sín
Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Cột mốc ở độ cao 1.864m là điểm cực tại kinh
độ:102 độ 09’00”Đ - vĩ độ: 22 độ 23’53”B, nằm trên đỉnh núi Khoan La San - xã Sín Thầu
- huyện Mường Nhé - tỉnh Điện Biên là nơi xác định ranh giới ba nước là Việt Nam - Lào Trung Quốc, được các bên thống nhất cắm mốc vào ngày 27/6/2005. Cột mốc đẹp nhất

Đông Dương này được làm bằng đá granit, nằm trên bệ đá cắm giữa một hình lục giác,
ngoài cùng là khối vuông mỗi cạnh dài 5m. Cột mốc hình lăng trụ, cao 2m tính từ chân đế
5


ba cạnh, có ba mặt được viết bằng chữ quốc ngữ và khắc quốc huy của từng nước (mặt nào
quay về hướng nào thì thuộc chủ quyền lãnh thổ nước đó) và là cột mốc duy nhất không
đánh số trên khắp chiều dài biên giới nước ta.
d. Điểm cực Đông
Điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam nằm ở mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm,
vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa tại toạ độ 12,38941°B
109,27899°Đ. (không nên nhầm với mũi Điện, còn gọi là mũi Đại Lãnh ở Phú Yên). Mũi
Đôi là nơi đón ánh Mặt Trời đầu tiên trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Đông Dương và cả
Đông Nam Á lục địa). Nơi này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di
tích quốc gia.
3. Lịch sử hình thành biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
3.1.Tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc
Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài khoảng 1.406km tiếp giáp giữa 7
tỉnh của Việt Nam từ Tây sang Đông là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao
Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang - Quảng
Tây của Trung Quốc. Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được
hình thành qua quá trình lịch sử và tồn tại một cách tương đối ổn định kể từ khi Việt Nam
thoát khỏi ách Bắc thuộc từ thế kỷ thứ X. Tuy nhiên biên giới Việt Nam - Trung Quốc
mang khái niệm biên giới vùng, chưa phải là đường biên giới được phân giới cắm mốc,
đánh dấu bằng một hệ thống mốc giới chính xác.
Đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần đầu tiên được pháp lý hóa bởi Công
ước ngày 26/6/1887 và Công ước bổ sung ngày 20/6/1895 giữa Chính phủ Pháp (nhân
danh Việt Nam) và triều đình Mãn Thanh, Trung Quốc. Đường biên giới theo Công ước
Pháp - Thanh đã được hoạch định và phân giới cắm mốc và cụ thể hóa trên thực địa bằng
một hệ thống mốc quốc giới (314 mốc) từ Móng Cái đến tận biên giới Việt Nam - Trung

Quốc - Lào. Đến trước khi Việt Nam giành được độc lập năm 1945, hai bên Pháp - Thanh
thực hiện quản lý theo đường biên giới và hệ thống mốc giới theo Công ước 1887; 1895 và
có tiến hành một số hoạt động kiểm tra, sửa chữa mốc giới hoặc bổ sung một số mốc giới.
Trong những năm 1950 - 1960, hai bên chủ yếu quản lý đường biên giới theo tập
quán và theo các bản đồ của Pháp hoặc Trung Quốc xuất bản. Trong những năm 70 của thế
kỷ 20, với mục tiêu giải quyết các tranh chấp về quản lý biên giới lãnh thổ giữa hai nước,
ta và Trung Quốc đã tiến hành 3 lần đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền, sau
đó đàm phán bị gián đoạn do những biến cố của lịch sử. Sau khi Việt Nam và Trung Quốc
bình thường hoá quan hệ năm 1991, từ năm 1994 - 1999, hai bên thống nhất tiến hành đàm
phán giải quyết các vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Ngày
30/12/1999, hai nước đã ký Hiệp ước biên giới trên đất liền. Sau khi Hiệp ước biên giới
được Quốc hội hai nước phê chuẩn và có hiệu lực tháng 7/2000, hai bên thống nhất triển
khai phân giới cắm mốc trên thực địa.
Công tác phân giới cắm mốc trên thực địa được bắt đầu triển khai từ tháng 12/2001
bằng việc cắm mốc 1369 tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) - Đông Hưng
(Quảng Tây). Sau 8 năm phấn đấu không biết mệt mỏi, ngày 31/12/2008 hai bên chính
thức ra Tuyên bố kết thúc toàn bộ công tác phân giới cắm mốc trên thực địa. Trong năm
2008 - 2009, hai bên tập trung vào soạn thảo 3 văn kiện pháp lý về biên giới lãnh thổ gồm
Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và Hiệp định về
cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Ngày 18/11/2009, hai bên chính thức ký 3 văn kiện này. Ngày 14/7/2010, tại cửa khẩu
Thanh Thủy (Hà Giang), hai bên chính thức tuyên bố 3 văn kiện biên giới có hiệu lực và
6


chính thức quản lý biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc theo 3 văn kiện biên
giới và hệ thống mốc quốc giới mới.
Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã được cụ thể hóa trên thực
địa một cách khoa học, chi tiết, phù hợp với thực tế bằng một hệ thống mốc giới hiện đại
gồm 1.971 cột mốc (trong đó có 1 mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc,

1.548 cột mốc chính; 422 cột mốc phụ).
Hiện nay, hai nước đang quản lý biên giới theo 3 văn kiện và xúc tiến ký kết Hiệp
định hợp tác khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc và Hiệp định
tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân.
3.2. Tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Lào
Chiều dài của đường biên giới Việt Nam - Lào khoảng 2.067 km. Do đặc điểm địa
lý và lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam và Lào, giữa hai nước đã có một đường ranh giới
tự nhiên hình thành trên thực tế từ lâu đời chạy dọc theo các dải núi cao từ Phù Xám Xậu
(Lai Châu) tới Trường Sơn.
Từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1945, Việt Nam và Lào bị thực dân Pháp thống trị,
giữa hai nước là những ranh giới hành chính trong cái gọi là “Đông Dương thuộc Pháp”.
Trong thời kỳ này, để thực hiện chính sách “chia để trị” và triệt để khai thác thuộc địa,
thực dân Pháp đã tùy tiện cắt, nhập một số khu vực đất đai của Việt Nam sang Lào và của
Lào sang Việt Nam. Nhưng nói chung, toàn bộ đường biên giới giữa các xứ Bắc Kỳ, Trung
Kỳ và Ai Lao đã được thể hiện trên bản đồ Pháp vẽ và cơ bản phù hợp với đường biên giới
đã hình thành trên thực tế.
Đến năm 1945, sau khi Việt Nam và Lào cùng giành được độc lập, ranh giới hành
chính giữa các xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Ai Lao được hai nước thỏa thuận là đường biên
giới quốc gia.
Để xác lập một đường biên giới rõ ràng, phù hợp với luật pháp quốc tế, ngày
18/7/1977, ta và Lào đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới và ngày 24/01/1986 ký Hiệp ước
bổ sung Hiệp ước hoạch định. Trong giai đoạn 1978 - 1987, hai bên đã cơ bản hoàn thành
công tác phân giới cắm mốc trên thực địa, còn lại 18 đoạn biên giới tồn đọng do địa hình
hiểm trở và bom mìn, với chiều dài khoảng 150 km và cắm được 199 vị trí mốc (214 cột
mốc). Kết quả đó được ghi nhận tại Nghị định thư về phân giới trên thực địa và cắm mốc
quốc giới ký ngày 24/01/1986, Nghị định thư bổ sung Nghị định thư về phân giới trên thực
địa và cắm mốc quốc giới ký ngày 16/10/1987.
Từ năm 1996 - 2003, hai bên đã hoàn thành đo vẽ bộ bản đồ đường biên giới quốc
gia Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/50.000. Hai bên cũng đã giải quyết xong toàn bộ các tồn đọng
về biên giới lãnh thổ vào năm 2007 và từ năm 2008 đến nay đang thực hiện "Dự án tăng

dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào" - theo kế hoạch hai bên sẽ hoàn
thành toàn bộ công tác cắm mốc trên thực địa vào tháng 6/2013 và hoàn thành toàn bộ các
văn kiện pháp lý ghi nhận kết quả cắm mốc vào năm 2014.
3.3. Tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Cam-pu-chia
Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Cam-pu-chia dài khoảng 1.137 km
được hình thành qua quá trình lịch sử lâu dài và có nhiều biến động. Trong thời kỳ Pháp
thuộc, đường biên giới này được hoạch định bằng các Thoả ước Pháp - Cam-pu-chia và
các Nghị định của Thống đốc Nam Kỳ và Toàn quyền Đông Dương.
Đường ranh giới hành chính nêu trên đã được chính quyền Pháp thể hiện đầy đủ
trên 26 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản, thông
dụng trước năm 1954.
7


Năm 1985, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Cam-pu-chia đã
được ký kết (có hiệu lực năm 1986). Theo quy định của Hiệp ước hoạch định biên giới
năm 1985, hai nước thống nhất lấy đường biên giới thể hiện trên bản đồ Bonne tỷ lệ
1/100.000 do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản gần năm 1954 nhất làm đường biên giới
giữa hai nước.
Từ cuối tháng 4/1986 đến cuối tháng 7/1988, hai nước đã tiến hành phân giới được
hơn 200 km đường biên và cắm được 72 mốc. Tuy nhiên, đến năm 1989, công tác phân
giới, cắm mốc đường biên giới giữa hai nước bị ngưng trệ.
Từ năm 1999 đến năm 2005, đàm phán Việt Nam - Cam-pu-chia về biên giới đã
được nối lại trong khuôn khổ Uỷ ban liên hợp. Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên
giới năm 1985 đã được ký chính thức tại Hà Nội ngày 10/10/2005. Hiệp ước đã được cơ
quan quyền lực cao nhất của hai nước phê chuẩn. Hiện nay, hai bên đang tiến hành phân
giới, cắm mốc. Đến hết tháng 4/2013, hai bên đã tiến hành phân giới được 849,6 km/1.137
km (theo Hiệp ước năm 1985); xác định được 287 cột mốc; xây dựng được 279 cột mốc.
4. Những vùng đất ngập nước lớn nhất Việt Nam
4.1. Đồng Tháp Mười là một vùng đất ngập nước của Đồng bằng sông Cửu Long có

diện tích 697.000 hecta, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, trong
đó Long An chiếm non phân nửa. Vùng Đồng Tháp Mười có khu bảo tồn đất ngập nước
Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim. Trong các cuộc chiến tranh chống Pháp và chiến
tranh Việt Nam, Đồng Tháp Mười là một trong những chiến khu quan trọng nhất. Trong
thập niên 1980, ba tỉnh nói trên đã đẩy mạnh khai hoang vùng Đồng Tháp Mười. Đây là
một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương
thực thành một trong những nước xuất khẩu lúa gạo quan trọng trên thế giới. Đồng Tháp
Mười cũng là bối cảnh của bộ phim Cánh đồng hoang nổi tiếng tại Việt Nam.
4.2. Tứ giác Long Xuyên là một vùng đất hình tứ giác thuộc Vùng đồng bằng sông
Cửu Long trên địa phận chủ yếu của 2 tỉnh Kiên Giang, An Giang và một phần nhỏ thuộc
TP. Cần Thơ. Bốn cạnh của tứ giác này là biên giới Việt Nam-Cam pu chia, vịnh Thái Lan,
kênh Cái Sắn và sông Hậu. Hoặc có thể hình dung 4 đỉnh của tứ giác này là TX Châu Đốc
và TP Long Xuyên (An Giang), TP Rạch Giá và TX Hà Tiên (Kiên Giang).
Vùng Tứ giác Long Xuyên có diện tích tự nhiên khoảng 489.000 hecta. Địa hình
trũng, tương đối bằng phẳng với độ cao tuyệt đối từ 0,4 đến 2 mét.
Mùa lũ (từ tháng VII đến tháng XII), vùng này thường ngập trong nước với độ sâu từ
0,5 đến 2,5 mét. Mùa khô, vùng này thường khô hạn và bị nước mặn xâm nhập. Chương
trình thủy lợi thoát lũ qua biển Tây của Chính phủ Việt Nam đã phần nào giải quyết tình
trạng ngập lũ và đất bị nhiễm mặn của vùng này.
Những năm 1988 - 1989, các tỉnh đã mở bước đột phá khai thác tiềm năng vùng đất
hoang hóa, nhiễm phèn nặng, ít người lui tới này.
Nhiều người là nông dân, cán bộ, đảng viên đã “xâm mình” quyết dấn thân với mảnh
đất “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tợ bánh canh”. Nhiều người khác đã cùng làm theo,
góp phần xây dựng nên diện mạo mới của vùng tứ giác Long Xuyên ngày nay.
5. Khối núi Ngọc Linh – Khối núi cao nhất Nam Trung Bộ
5.1. Vị trí
Ngọc Linh liên sơn hay khối núi Ngọc Linh là khối núi cao nhất miền Trung Việt
Nam, nằm trên dải Trường Sơn, là một phần của Trường Sơn Nam. Khối núi này nằm trên
8



phần cao nguyên phía Bắc Tây Nguyên, Việt Nam, tại địa phận các tỉnh Kon Tum, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai. Dãy Ngọc Linh có độ cao khoảng 800 - 2.600 m.
Dãy Ngọc Linh, chạy viền theo ranh giới phía Đông của huyện Đăk Glêi, Tu Mơ
Rông của tỉnh Kon Tum với các huyện Phước Sơn và Bắc Trà My, Nam Trà My của
tỉnh Quảng Nam, tiếp đến là trên ranh giới giữa huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum với các
huyện Sơn Tây, Sơn Hà, Ba Tơ của tỉnh Quảng Ngãi, các huyện KBang, Đắk Đoa của
tỉnh Gia Lai. Dãy núi này chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam bắt đầu với ngọn núi
Ngọk Lum Heo, núi Mường Hoong, Ngọc Linh, Ngọc Krinh, Ngọk Tem, Ngọk Roo. Dãy
Ngọc Linh là đường phân thủy của hai hệ thống sông: một chảy sang phía Tây có sông Sê
San, góp nước cho sông Mê Kông; một hệ thống chảy sang phía Đông, đổ trực tiếp ra biển
Đông là các con sông Cái (đầu nguồn sông Vu Gia), sông Thu Bồn ở Quảng Nam,
sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi, sông Ba chảy qua tỉnh Phú Yên.
5.2. Các đỉnh núi cao
- Ngok Lum Heo, cao: 2116 m;
- Mường Hoong, cao: 2400 m;
- Ngok Linh (núi Ngọc Linh), được xem là cao nhất Nam Trường Sơn (từ dãy Bạch
Mã đến hết cao nguyên Nam Trung Bộ) và nửa phía Nam Việt Nam (tức Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên và Nam Bộ, các vùng phía Nam đèo Hải Vân) với độ cao tuyệt đối là 2.598m.
- Ngọc Phan, cao: 2.251 m;
- Ngọc Krinh nằm ở trên ranh giới hai huyện Đắk Hà và Kon Plông, cao: 2.066 m;
- Ngọk Tem, thuộc xã Ngọk Tem huyện Kon Plông, cao: 1362 m;
- Ngọc Bôn Sơn, cao: 1.939 m;
- Kon Bo Ria, cao: 1.500 m;
- Ngọk Roo, nằm trên ranh giới hai huyện Kon Plông và Kbang, đầu nguồn sông Ba,
cao: 1509 m;
- Kon Krông, cao: 1.330 m.
5.3. Đặc sản
Trong dãy Ngọc Linh có loài nhân sâm nổi tiếng Việt Nam mang tên sâm Ngọc Linh,
hay sâm Việt Nam, sâm trúc, sâm Khu Năm (Panax vietnamensis thuộc họ Cam

tùng Araliaceae) mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc Kon
Tum và Quảng Nam ở độ cao 1.500 đến 2.100m. Theo TS Nguyễn Bá Hoạt cán bộ Viện
Dược liệu Việt Nam, về mặt hoá học, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh đã phân lập được
52 saponin, trong đó, 26 sanopin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật. Trong
lá và cọng đã phân lập được 19 saponin dammaran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới.
Ngoài thành phần chính là saponin, trong sâm Ngọc Linh còn xác định 17 acid amin, 20
chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.
5.4. Giao thông
Gần đầu phía Bắc của dãy núi (dưới chân ngọn Ngọc Lum Heo) có đường Hồ Chí
Minh chạy theo hướng Bắc - Nam, tới thị trấn Đắk Glei. Phía Nam dãy có đường quốc lộ
24 chạy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, từ thị xã Kon Tum qua thị trấn Kon Plông sang
tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra, còn có đường nhỏ (đường 672), chạy vào núi theo hướng Đắk
Tô - Tu Mơ Rông.

9


6. Sóng lừng – những điều chưa biết
Có hai loại sóng cực kỳ đáng sợ đối với những người đi biển: sóng thần và sóng lừng.
Sóng thần là hệ quả của hoạt động kiến tạo vỏ trái đất và đã được nghiên cứu khá kỹ,
nhưng sóng lừng cho đến nay vẫn là hiện tượng gây nhiều tranh cãi.
Vậy từ đâu có sóng lừng?
Gió tạo nên sóng và chiều cao của sóng phụ thuộc vào sức gió, thời gian thổi của gió
và diện tích mặt nước mà gió thổi qua. Giả sử một cơn bão có gió cấp 12 (khá hiếm) lướt
qua từ eo biển Trung Mỹ, băng qua bề mặt Thái Bình Dương, đến vùng biển Đông của
Việt Nam, vượt quãng đường xấp xỉ 18.000 km, thì sau một giờ di chuyển, nó tạo được
những con sóng có độ cao trung bình 4,2 mét. Theo các tính toán, sau một ngày đêm, sóng
do cơn bão này tạo ra sẽ cao trung bình 14,1 mét, sau một tuần, sóng đạt 20,7 mét, nhưng
rồi dừng ở đó, không thể cao hơn được nữa, do nhiều yếu tố cản trở, trong đó quan trọng
nhất là trọng lực.

Vậy từ đâu sinh ra những con sóng lừng cao hơn 25 mét? Lại càng khó hiểu khi sóng
lừng cao trên 30 m thường xuất hiện vào những lúc biển tốt, hoàn toàn không có gió lớn.
Ngày 27/2/2003, tàu Perm của hải quân Nga đo được chiều cao của một con sóng lừng
thuộc vào hàng kỷ lục: 34 mét - bằng chiều cao của tòa nhà 12 tầng! Các nhà khoa học còn
cho rằng có thể có những con sóng lừng cao trên 50 mét dù cho đến nay chưa ai bắt gặp.
Về lý thuyết, sóng lừng có thể xuất hiện trong lúc biển động và nếu một con sóng lừng trên
30 mét "đội" trên đầu mình một con sóng 20 mét do gió tạo ra thì chiều cao tổng cộng rõ
ràng trên 50 mét.
Xác suất xảy ra điều này là rất thấp, song không phải là bằng không. Năm 1995, trên
vùng biển Bắc của Nga, trong một cơn biển động, sóng đã quét sạch mọi thứ trên một giàn
khoan dầu của hãng Statoil mà lúc bình thường là cao 41 mét so với mặt biển. Người ta
nghi đây là loại sóng mẹ - con như đã nói ở trên.
Trong khuôn khổ chương trình lớn MaxWave của Cơ quan vũ trụ châu Âu có một dự
án mang tên WaveAtlas (Bản đồ sóng) với nhiệm vụ phát hiện hoặc dự báo về sóng lừng
nhằm cảnh báo cho tàu thuyền trên các hải trình quan trọng. Các nhà khoa học thực hiện
dự án này không thể nào lý giải nổi hiện tượng sóng lừng xuất hiện đơn lẻ nhưng cũng có
thể xuất hiện thành cặp, thậm chí thành bộ ba, bộ bốn, bộ năm song song nhau. Lại nữa,
sóng lừng có thể bất ngờ nhô lên, đứng nghễu nghện vài phút rồi đổ sụp xuống, tan biến
không để lại dấu vết, nhưng cũng có thể lừng lững tiến bước vượt hàng nghìn kilomét như
bức tường nước di động, thậm chí cả trong trường hợp xuất hiện thành bộ ba, bộ bốn. Tất
nhiên cần có một lực tác động tức thời dâng nước lên cao thành sóng lừng, nhưng lực nào
giữ cho sóng chắc chân trên đường "hành quân" nghìn dặm?
Sóng lừng quả là một thứ "hạt dẻ" khó nhằn đối với các nhà nghiên cứu vì chúng
không phụ thuộc bất cứ quy luật tự nhiên hay nguyên tắc vật lý nào cả. Trên quan điểm
toán học, một số người cho rằng sóng lừng là tích hợp của nhiều con sóng nhỏ, song xem
ra thuyết này không vững, vì khi có sóng lừng xuất hiện ngay trong điều kiện trời yên biển
lặng. Trên quan điểm hải dương học, số khác lại cho rằng ở những nơi mà gió đang thổi
ngược chiều cản trở dòng hải lưu bỗng yếu đi, dòng chảy đột ngột tăng tốc, phần nước
chảy nhanh ở đằng sau va chạm với khối nước chảy chậm ở phía trước gây ra hiện tượng
sóng lừng. Thuyết này tuy có vẻ có lý, song lại không thể áp dụng để lý giải sóng lừng

vùng biển Bắc, nơi không hề có dòng hải lưu nào cả.
Một số khác nữa vận dụng kiến thức vật lý địa cầu, cho rằng ở một số nơi trên trái
đất, đặc biệt trên các đại dương, có những điểm mà trọng lực có những biến thiên nhất
định; nếu ở đó lực hút của Trái đất cao hơn mức bình thường thì sẽ tạo ra vùng lõm trên
10


mặt biển, trường hợp ngược lại - tạo vùng lồi (trên thực tế, các nhà du hành vũ trụ quả có
quan sát được những vùng lồi hoặc lõm như thế trên bề mặt các đại dương). Dưới tác động
của lực quay trái đất, kết hợp nhiều yếu tố khác, ven rìa các vùng lồi - lõm này rất có thể
xuất hiện sóng lừng. Nhưng điều lạ là sóng lừng vẫn thường xuất hiện ngay cả ở những nơi
mà lực hút trái đất tỏ ra bình thường và trên mặt biển chẳng có vùng lồi hay lõm nào cả.
Mọi chuyện lại rơi vào bế tắc!
Qua hoạt động thực tiễn, các chuyên gia thuộc dự án WaveAtlas khẳng định: không
thể dự báo sóng lừng, cả về thời gian lẫn địa điểm.
7. Thế nào là rét đậm, rét hại?
- Rét đậm: Khi nhiệt độ trung bình ngày trong khu vực dao động phổ biến trong
khoảng từ 13 đến 15 độ C.
- Rét hại: Khi nhiệt độ trung bình ngày trong khu vực giảm xuống dưới 13 độ C.
Trong các bản tin dự báo thời tiết thường đề cập đến hiện tượng rét đậm, rét hại. Hiện
tượng này chủ yếu được hiểu cho vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ,
nơi có các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhiều nhất vào mùa lạnh. Các thuật ngữ này
không áp dụng đối với vùng núi vì ở đó rét đậm, rét hại không phải xảy ra từng đợt mà hầu
như xảy ra suốt tháng. Ví dụ: tại Sapa (Lào Cai), rét đậm hầu như xảy ra suốt tháng 12,
tháng 1 và tháng 2.
Trên thực tế, sản xuất ở Việt Nam với cây lúa là cây lương thực chủ đạo. Thuật ngữ
rét đậm, rét hại được sử dụng chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Các nhà khoa
học đã tính toán được rằng khi nhiệt độ trung bình ngày dưới ngưỡng rét đậm, rét hại sẽ
ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây lúa.
Nếu rét đậm, rét hại xảy ra trong một ngày thì cây lúa vẫn có khả năng quang hợp và

phát triển bình thường. Nếu kéo dài từ 2 ngày trở lên thì cây lúa sẽ không còn khả năng
quang hợp và tự bảo vệ mình dẫn đến không còn khả năng đề kháng và bị chết.
Một điều chú ý là nhiệt độ trung bình ngày dưới 15 độ C và 13 độ C phải gắn với
hiện trạng thời tiết nhiều mây, đầy mây và có thể có mưa nhỏ, khi đó mới được coi là rét
đậm, rét hại. Trong thực tế, vào những ngày trời quang mây về đêm, nhiệt độ xuống rất
thấp, nhưng ban ngày trời nắng nhiệt độ lên rất cao, nhiệt độ trung bình ngày vẫn có thể
dưới 15 độ C nhưng không được coi là rét đậm.
8. Sương muối và tác hại của nó
Sương muối là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối
ngay trên mặt đất hay bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác khi không khí trên đó ẩm và
lạnh. Nó thường hình thành vào những đêm đông, trời lặng gió, quang mây, khi mà bức xạ
là nguyên nhân chủ yếu của quá trình lạnh đi của không khí và các vật thể.
Nên nhớ rằng nó không mặn mà chỉ trắng như muối, gần giống với lớp tuyết ở trong
khoang lạnh của tủ lạnh.
Xem ra “màu trắng” của nó đã được thể hiện trong tên gọi sương muối ở nhiều thứ
tiếng trên thế giới, như tiếng Anh “hoar frost”, trong đó “hoar” là “trắng như tóc hoa râm”;
tiếng Trung là “bạch sương”, bạch là trắng, tiếng Pháp là “gelée blanche”, “blanche” là
trắng. Có nơi cho rằng có 2 loại sương muối: “hoar frost” và “rime”, nhưng với “rime”,
không khí ẩm ban đầu ngưng kết thành các hạt nước, sau đó mới bị lạnh đi để trở thành các
hạt băng. Sương muối là hiện tượng nguy hiểm đối với nhiều loại cây trồng và vật nuôi.
Ở nước ta sau khi không khí lạnh về, vùng núi Bắc bộ nằm sâu trong không khí lạnh,
đêm trời quang mây, lặng gió, không khí ẩm đã lạnh lại bị bức xạ mất nhiệt nên tiếp tục
11


lạnh, nhiệt độ không khí giảm nhanh dẫn đến hình thành sương muối. Sương muối thường
hình thành khi nhiệt độ không khí ≤ 40C (trong lều khí tượng ở độ cao 2m), khi ấy nhiệt độ
bề mặt các vật thể hay cây cỏ ở mặt đất đã có thể xấp xỉ 00C, nhưng phải đủ ẩm mới hình
thành được sương muối. Các vùng đồng bằng nước ta chỉ có sương giá (không phải sương
muối), song nó cũng nguy hiểm đối với một số cây trồng nếu thời gian sương giá kéo dài.

Vào mùa thu, về đêm trời thường quang đãng, gió lặng, nhưng buổi sáng ta lại thấy
những giọt nước long lanh đọng trên ngọn cỏ, lá cây. Đó là những hạt sương móc. Sương
móc hình thành do sự ngưng hơi nước trên các vật ở gần sát mặt đất khi nhiệt độ các vật
này giảm xuống dưới điểm sương của không khí. Trời quang, gió lặng chính là điều kiện
thuận lợi cho sự hình thành sương móc.
Nếu nhiệt độ mặt đất giảm xuống 0 0C hay thấp hơn, hơi nước sẽ ngưng kết thành thể
rắn, xốp, có màu trắng như muối nên gọi là sương muối. Sương muối cũng là một loại thời
tiết nguy hiểm vì nhiệt độ quá lạnh của nó làm chết cây trồng. Ở nước ta, hiện tượng sương
muối thường xẩy ra trong các tháng mùa đông, nhất là vào các tháng 12, tháng 1 và tháng
2.
Nơi hàng năm xuất hiện sương muối nhiều nhất là các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, một số
nơi trung du tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hòa Bình cũng có hiện tượng này. Thậm chí vùng
núi Thanh Hóa và Tây Nghệ An cũng có năm xuất hiện sương muối (như tháng 12 năm
1975). Các tỉnh Trung Trung Bộ trở vào đến Nam Bộ hầu như không có hiện tượng sương
muối.
9. Việt Nam bước vào thời kỳ cơ cấu "dân số vàng": Thời cơ cất cánh
Vào lúc 2 giờ 45 phút ngày 01-11-2013, công dân thứ 90 triệu của Việt Nam chào
đời. Đây là sự kiện, có nhiều ý nghĩa trong lịch sử phát triển nhân khẩu học cũng như
trong tiến trình phát triển của đất nước.
9.1. Thành công từ công tác dân số
Ngày 26-12-1961, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Quyết định số 216-CP về việc
hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch. Với quyết định này, chương trình Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình chính thức được triển khai tại Việt Nam và ViệtNam cũng là một trong những
quốc gia đầu tiên ở châu Á triển khai chương trình.
Sau Tổng điều tra dân số năm 1989, các nhà khoa học đã dự báo vào năm 2010, dân
số Việt Nam sẽ đạt 105 triệu người; theo đó, Việt Nam đạt 90 triệu người vào năm 2002.
Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực trong chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, đến ngày
01-11-2013, dân số Việt Nam mới đạt 90 triệu người, chậm hơn so với dự báo 11 năm.
Như vậy, trong vòng hơn 20 năm qua, Việt Nam đã tránh sinh được 20,8 triệu người. Đây
là thắng lợi hết sức to lớn của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, góp phần quan

trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao thu nhập
bình quân đầu người và tạo đà cho kinh tế xã hội phát triển.
Khi phụ nữ sinh ít con, làm giảm các nguy cơ ốm đau, bệnh tật, tử vong do mang thai
và sinh nở; đồng thời nâng cao cơ hội về giáo dục đào tạo, lao động việc làm, thu nhập,
góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao vị thế người phụ nữ trong gia đình và xã hội, thực
hiện bình đẳng giới. Thành công của chương trình dân số không chỉ mang đến các cơ hội
cho phụ nữ mà còn cho nam giới, cho người già và trẻ em trong việc tiếp cận và thụ hưởng
các chính sách của Đảng và Nhà nước trên mọi lĩnh vực. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1
tuổi đã giảm từ 42,3 phần nghìn (năm 1989) còn 15,4 phần nghìn (năm 2012). Tuổi thọ
người Việt Nam tăng lên, đạt 73 tuổi năm 2012, đặc biệt là kỳ vọng sống của nhóm dân số
60 tuổi tương đương với các nước phát triển (21,5 năm). Thành công trong chương trình
12


Dân số - Kế hoạch hóa gia đình sẽ tạo đà cho Việt Nam thực hiện thành công các Mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc vào năm 2015.
Nhờ mức sinh giảm trong hàng thập kỷ trước đó, từ năm 2007, Việt Nam chính thức
bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, tức cứ 2 người trong độ tuổi lao động (15 - 64 tuổi)
mới có 1 hoặc ít hơn 1 người trong độ tuổi phụ thuộc (<15 tuổi và > 65 tuổi); đây là cơ hội
có một không hai trong lịch sử phát triển nhân khẩu học của bất cứ quốc gia nào trên thế
giới. Lịch sử cho thấy, một số nước ở Đông Nam Á trở thành “con hổ, con rồng” kinh tế
cũng nhờ thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”. Các nhà khoa học dự báo, thời kỳ cơ cấu “dân số
vàng” của Việt Nam sẽ kéo dài khoảng 30 - 35 năm. Đây là cơ hội hiếm có, duy nhất để
Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu và cất cánh bay lên. Việt Nam hiện có hơn 62 triệu người
(69% dân số) trong độ tuổi lao động, là nguồn nhân lực khổng lồ cho công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cho sự chấn hưng và phát triển của dân tộc Việt Nam.
9.2. Tận dụng cơ cấu “dân số vàng”
Việt Nam đang đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về quy
mô dân số. Với 90 triệu người, chúng ta có 90 triệu người tiêu dùng. Điều đó cho thấy,
Việt Nam là thị trường lớn, tiềm năng và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam đang có nhiều cơ hội để liên kết quốc gia, khu vực trong chuỗi giá trị toàn cầu
khi nền kinh tế của đất nước ngày càng hội nhập sâu, rộng với khu vực và thế giới. Điều đó
sẽ tạo đà cho Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao Việt Nam tận dụng được lợi thế cơ cấu dân số
vàng cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước khi mà chất lượng nguồn nhân lực còn
nhiều hạn chế. Hiện chỉ có 13,4% dân số 15 tuổi trở lên được đào tạo chuyên môn kỹ thuật
(thành thị: 25,4%, nông thôn: 8%). Trong nhóm dân số 25 trở lên tuổi thì chỉ có 18,9% có
trình độ học vấn bậc trung và chưa đầy 5,5% có trình độ học vấn bậc cao. Tỷ lệ này thấp
hơn nhiều các nước trong khu vực. Lao động Việt Nam còn hạn chế về sức bền, kỹ năng
quản lý. Bên cạnh đó là bài toán về tạo việc làm, giảm tình trạng thất nghiệp, lao động dôi
dư, nông nhàn,… Với thị trường trên 62 triệu lao động và 90 triệu người tiêu dùng, nhưng
việc lồng ghép công tác dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các
cấp, ngành, lĩnh vực chưa thực sự được chú trọng và phát huy hiệu quả.
Dân số Việt Nam tròn 90 triệu người là dịp để chúng ta nhìn lại chặng đường đã qua,
bức tranh hiện tại và có những định hướng cho công tác dân số nói riêng, cũng như những
quyết sách cho công tác kế hoạch, quy hoạch ngành, lĩnh vực, địa phương nói chung. Mặc
dù còn có những khó khăn, thách thức, nhưng những tác động từ thành công của chương
trình dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn.
Với dân số 90 triệu người hiện nay, dự kiến dân số Việt Nam năm 2015 khoảng
92 triệu người, chắc chắn đạt được chỉ tiêu quy mô dân số dưới 93 triệu người vào
năm 2015 như Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020 đã đề ra.
10. Phân loại đô thị ở Việt Nam
10.1. Khái niệm: Các đô thị tại Việt Nam là những thành phố, thị xã, thị trấn được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập.
10.2. Phân loại đô thị
Tại Việt Nam, trước đây việc phân loại đô thị thực hiện theo Nghị định số
72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ. Từ ngày 2 tháng 7 năm 2009,
việc phân loại đô thị thực hiện theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm
2009 của Chính phủ. Tại Việt Nam hiện có 6 loại hình đô thị: loại đặc biệt và từ loại I đến
13



loại V. Nghị định số 42/2009/NĐ-CP sử dụng số La Mã để phân loại đô thị, nhưng nhiều
tài liệu vẫn dùng số Ả Rập: loại 1 đến loại 5.
Một đơn vị hành chính để được phân loại là đô thị thì phải có các tiêu chuẩn cơ bản
như sau:
1. Có chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc
gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có
vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất
định.
2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4 nghìn người trở lên.
3. Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và
được tính trong phạm vi nội thành, nội thị, riêng đối với thị trấn thì căn cứ theo các khu
phố xây dựng tập trung.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị,
khu vực xây dựng tập trung) phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
5. Đạt được các yêu cầu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng xã hội và
hạ tầng kỹ thuật).
6. Đạt được các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Đối với các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì các tiêu chí
đánh giá được nới lỏng hơn: quy mô dân số và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 50% tiêu
chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định
so với các loại đô thị tương đương. Đối với một số đô thị có tính chất đặc thù, tiêu chuẩn
về quy mô dân số và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 60% tiêu chuẩn quy định, các tiêu
chuẩn khác phải đạt quy định so với các loại đô thị tương đương và bảo đảm phù hợp với
tính chất đặc thù của mỗi đô thị.
10.2.1. Đô thị loại đặc biệt
Đô thị loại đặc biệt là các đô thị:
1. Giữ vai trò "trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du
lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự

phát triển kinh tế - xã hội của cả nước".
2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu người trở lên.
3. Mật độ dân số nội đô bình quân từ 15.000 người/km² trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động ở khu vực nội đô từ 90% trở
lên.
5. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
Hiện ở Việt Nam có hai thành phố được chính phủ xếp loại đô thị đặc biệt là thủ đô
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Hải Phòng cũng đang được xem xét là đô thị
loại đặc biệt vào năm 2020, muộn nhất là 2025. Để hỗ trợ chính quyền hai thành phố này
hoàn thành chức năng của đô thị loại đặc biệt, Chính phủ cho Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh hưởng một số cơ chế tài chính-ngân sách đặc thù.
10.2.2. Đô thị loại I
Đô thị loại I, trong cách phân loại đô thị ở Việt Nam, là những đô thị giữ vai trò trung
tâm quốc gia hoặc trung tâm vùng lãnh thổ liên tỉnh. Tiêu chí xác định thành phố là đô thị
loại I gồm:

14


1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du
lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước.
2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở lên đối với đô thị trực thuộc trung
ương và từ 500 nghìn người trở lên đối với đô thị trực thuộc tỉnh.
3. Mật độ dân số nội đô bình quân từ 12.000 người/km² trở lên đối với đô thị trực
thuộc trung ương và từ 10.000 người/km² trở lên đối với đô thị trực thuộc tỉnh.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động ở khu vực nội đô từ 85% trở
lên.
5. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
Hiện ở Việt Nam có 3 thành phố trực thuộc trung ương là đô thị loại I, gồm: Hải

Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. 11 thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại I, gồm: Huế, Vinh,
Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Vũng
Tàu và Hạ Long.
Hải Phòng là đô thị trung tâm của vùng duyên hải Bắc Bộ, Đà Nẵng là đô thị trung
tâm của miền Trung, Cần Thơ là trung tâm của vùngTây Nam Bộ. Thái Nguyên là trung
tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc. Nam Định là trung tâm vùng Nam đồng bằng
sông Hồng. Vinh và Huế là hai trung tâm của Bắc Trung Bộ. Đà Lạt và Buôn Ma Thuột là
hai trung tâm của khu vực Tây Nguyên. Nha Trang và Quy Nhơn là hai trung tâm
của Duyên hải Nam Trung Bộ.Việt Trì là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt
Nam và là trung tâm của liên tỉnh phía Bắc. Vũng Tàu là thành phố du lịch biển ở
vùng Đông Nam Bộ và là đô thị trung tâm về dầu khí, du lịch, cảng biển. Hạ Long là thành
phố dịch vụ, du lịch biển quốc tế ở vùng đồng bằng sông Hồng nơi có kỳ quan thiên nhiên
thế giới Vịnh Hạ Long.
10.2.3. Đô thị loại II
Đô thị loại II phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du
lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có
vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số
lĩnh vực đối với cả nước.
2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 800 nghìn người trở lên đối với đô thị trực thuộc
trung ương và từ 300 nghìn người trở lên đối với đô thị trực thuộc tỉnh.
3. Mật độ dân số nội đô bình quân từ 10.000 người/km² trở lên đối với đô thị trực
thuộc trung ương và từ 8.000 người/km² trở lên đối với đô thị trực thuộc tỉnh.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động ở nội đô từ 80% trở lên.
5. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn
chỉnh.
Hiện nay có 11 thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại II gồm: Biên Hòa; Hải
Dương; Thanh Hóa; Mỹ Tho; Long Xuyên; Pleiku; Phan Thiết; Cà Mau; Tuy Hòa, Thủ
Dầu Một; Uông Bí (Quảng Ninh).
Trong số 11 Đô thị loại II trên, Theo dự thảo chương trình phát triển đô thị quốc gia

giai đoạn 2011-2020 được Bộ Xây dựng trình Thủ tướng, có 2 đô thị sẽ được nâng lên loại
I là: Biên Hòa (Đồng Nai), Thanh Hóa (Thanh Hóa) đưa tổng đô thị loại I cả nước lên 16
đô thị.
Quyền quyết định công nhận đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II thuộc về thủ tướng
chính phủ Việt Nam.
15


10.2.4. Đô thị loại III
Đô thị loại III phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật,
dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh;
2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn người trở lên.
3. Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 người/km² trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động nội đô từ 75% trở lên;
5. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;
Đô thị loại III có thể là một thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh. Tại thời điểm
7/8/2010, Việt Nam có 32 đô thị loại III. Đến 1/10/2010, Việt Nam có 35 đô thị loại III.
Đến 9/2011 có 36 đô thị loại III. Đến tháng 12/2013 có 42 đô thị loại 3.
Trong số 42 Đô thị loại III trên, Theo dự thảo chương trình phát triển đô thị quốc gia
giai đoạn 2011-2020 được Bộ Xây dựng trình Thủ tướng, có 13 đô thị loại III sẽ được nâng
lên thành đô thị loại II, gồm Lào Cai, Điện Biên Phủ (Điện Biên), Lạng Sơn, Vĩnh Yên
(Vĩnh Phúc), Móng Cái, Cẩm Phả (Quảng Ninh), Ninh Bình, Đồng Hới (Quảng
Bình), Quảng Ngãi, Rạch Giá (Kiên Giang), Sóc Trăng, Bà Rịa (Bà Rịa-Vũng Tàu), Sa
Đéc (Đồng Tháp); đưa tổng đô thị loại II của Việt Nam lên 24 đô thị.
10.2.5. Đô thị loại IV
Đô thị loại IV phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
1. Chức năng đô thị: là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học - kỹ thuật,
giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một vùng trong tỉnh

hoặc một tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh
hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh.
2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên.
3. Mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 người/km² trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị tối thiểu đạt 70% so với tổng số lao
động.
5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị đạt các tiêu chí quy định
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị từng bước được thực hiện theo quy chế quản lý kiến
trúc đô thị.
Các đô thị loại IV có thể là thị xã hoặc thị trấn.
Quyền quyết định đô thị loại III và loại IV thuộc về Bộ Xây dựng Việt Nam xem xét,
thẩm định và quyết định công nhận.
10.2.6. Đô thị loại V
Đô thị loại V phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
1. Chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính,
văn hóa, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của huyện hoặc một cụm xã.
2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn người trở lên.
3. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km² trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65% so với
tổng số lao động.
16


5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: từng mặt đã hoặc đang được xây dựng tiến
tới đồng bộ.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị từng bước được thực hiện theo quy chế quản lý kiến
trúc đô thị.
Các đô thị loại V là thị trấn.
Quyền quyết định công nhận đô thị loại V thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

11. Các nhà máy lọc dầu đã và đang xây dựng ở Việt Nam
11.1. Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thuộc Khu kinh tế Dung Quất, là nhà máy lọc
dầu đầu tiên của Việt Nam xây dựng thuộc địa phận xã Bình Thuận và Bình Trị, huyện
Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm quốc gia
của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ 21.
Nhà máy chiếm diện tích khoảng 810 ha, trong đó 345 ha mặt đất và 471 ha mặt biển.
Công suất tối đa của nhà máy là 6,5 triệu tấn dầu thô/năm tương đương 148.000
thùng/ngày, dự kiến đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam.
Nhà máy sản xuất khí hóa lỏng LPG, propylene, polypropylene, xăng A92 và A95,
dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, diesel và dầu nhiên liệu. Nhà máy gồm 14 phân xưởng chế
biến công nghệ, 10 phân xưởng năng lượng phụ trợ và 8 hạng mục ngoại vi. Các hạng mục
chính của nhà máy bao gồm:
- Cảng nhập dầu thô
- Khu bể chứa dầu thô
- Các phân xưởng phụ trợ
- Các phân xưởng công nghệ
- Khu bể chứa trung gian
- Đường ống dẫn và khu bể chứa sản phẩm
- Cảng xuất sản phẩm bằng đường biển và trạm xuất bằng đường bộ
- Đê chắn sóng
- Khu nhà hành chính
- Nhà máy sản xuất polypropylene
Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất được chính thức khởi công ngày 28 tháng 11 năm
2005. Chạy thử 2009.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được xây dựng với tổng mức đầu tư là hơn 3 tỉ đô la
Mỹ (khoảng 40.000 tỉ đồng) với tên dự án là Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất của chủ đầu
tư là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PetroVietnam.
Hợp đồng chính xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam ký với Tổ hợp nhà thầu Technip gồm các Nhà thầu: Technip (Pháp), Technip
(Malaysia), JGC (Nhật Bản) và Tecnicas Reunidas (Tây Ban Nha).

11.2. Dự án liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Sáng 23/10/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát lệnh khởi công
Dự án liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hoá.
Với tổng vốn đầu tư ước tính trên 9 tỷ USD, quy mô sản xuất các sản phẩm hóa dầu
10 triệu tấn/năm, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn là Dự án có quy mô lớn nhất, công nghệ
hiện đại nhất Việt Nam. Dự án có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội, an
17


ninh năng lượng của đất nước, đồng thời góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa
tỉnh Thanh Hóa.
Các nhà đầu tư tham gia vào dự án gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) 25,1%;
Công ty dầu khí Cô Oét (KPI/KPE) 35,1%; Công ty Idemitsu Nhật Bản (IKC) 35,1%;
Công ty hoá chất Mitsui Nhật Bản (MCI) 4,7%. Để phối hợp triển khai Dự án này, các nhà
đầu tư đã thành lập Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) theo Hợp đồng liên
doanh ký ngày 7/4/2008 và Giấy chứng nhận đầu tư cấp ngày 14/4/2008. Dự án nhằm mục
tiêu nâng năng lực tự cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước từ 30% hiện nay lên
70% từ giữa năm 2017.
Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn là tổ hợp lọc hoá dầu chế biến sâu, tầm cỡ thế giới
với công suất 200 nghìn thùng/ngày tương đương 10 triệu tấn/năm (cao hơn 4 triệu tấn so
với công suất hiện tại của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất). Nhà thầu cung cấp dầu thô dài
hạn cho dự án là Tập đoàn Dầu khí Cô Oét và sản phẩm đầu ra gồm khí hoá lỏng LPG 32
nghìn tấn/năm, xăng Ron92 1.131 tấn/năm, xăng Ron95 1.131 tấn/năm, nhiên liệu phản lực
580 nghìn tấn/năm, Diesel cao cấp 2.161 tấn/năm, Diesel thường 1.441 tấn/năm,
Paraxylene 670 nghìn tấn/năm, Benzen 238 nghìn tấn/năm, Polypropylene 238 nghìn
tấn/năm, lưu huỳnh rắn 244 nghìn tấn/năm.
12. Thủy điện Sơn La - nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á
Nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện nằm trên sông Đà tại xã Ít Ong,
huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Nhà máy được khởi công xây dựng ngày 2

tháng 12 năm 2005,. Sau 7 năm xây dựng, Thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày
23 tháng 12 năm 2012, sớm hơn kế hoạch 3 năm, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất
Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á.
12.1. Quá trình xây dựng
Nhà máy được khởi công vào năm 2005 nhưng trước đó 30 năm những chuyến khảo
sát đầu tiên đã được thực hiện bởi các chuyên gia viện Thủy điện và công nghiệp Moscow,
Cty Electricity and Power Distribution của Nhật Bản, Cty Designing Research and
Production Shareholding của Nga và SWECO của Thụy Điển.
Năm 2001, dự án Thủy điện Sơn La được đưa ra Quốc hội khóa X thảo luận, gây ra
nhiều tranh cãi về tính an toàn do mực nước thiết kế cao lại nằm trong khu vực có thể có
động đất, lo ngại các tác động về môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng... Do đó ngày
29/6/2001, dự án Thủy điện Sơn La được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, nhưng
chưa quyết phương án xây dựng. Tháng 12/2002, Báo cáo nghiên cứu khả thi được thông
qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XI. Phương án xây dựng công trình cũng được Quốc
hội thông qua với mục tiêu phát điện tổ máy số 1 vào năm 2012 và hoàn thành toàn bộ
công trình vào năm 2015.
Năm 2003, EVN đã hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện phương án Sơn
La. Công tác tái định cư cũng được bắt đầu triển khai thực hiện. Tháng 12/2003, những
người thợ đầu tiên thuộc Tổng công ty Sông Đà có mặt tại công trường để triển khai xây
dựng mặt bằng công trường và đồng thời tận dụng thời gian chuẩn bị công trường trong 2
năm (2004 - 2005) để thi công các công trình dẫn dòng. Ngày 15/1/2004, Thủ tướng đã ra
quyết định số 09/QĐ-TTg phê duyệt dự án Thủy điện Sơn La.
Ngày 2/12/2005, công trình Thủy điện Sơn La được khởi công xây dựng. Trong quá
trình thiết kế, thi công dự án đã được thay đổi nhiều so với phương án ban đầu như cao
trình được hạ xuống từ khoảng 295 xuống còn 215-230, thay biện pháp đổ bê tông đập
dâng bằng công nghệ dầm lăn với phụ gia khoáng là tro bay của Nhiệt điện Phả Lại, thay
phương án từ nhà máy 8 tổ máy (8 x 300 MW) sang phương án nhà máy 6 tổ máy (6 x 400
18



MW); thay phương án máy biến áp 1 pha bằng máy biến áp 3 pha... Để tăng tính an toàn
của đập các chuyên gia nước ngoài từ Nga, châu Âu, Trung Quốc đã được mời giám sát,
đóng góp bổ sung thêm những tiêu chuẩn rất chặt chẽ,... Ngày 11/1/2008, những khối bê
tông đầm lăn đầu tiên được sản xuất. Tới ngày 25/8/2010 kết thúc quá trình đổ bê tông đầm
lăn đập chính nhà máy. Tháng 4 năm 2010 sau hơn 7 năm triển khai, các tỉnh Sơn La tỉnh
Điện Biên và Lai Châu đã hoàn thành công tác di chuyển toàn bộ các hộ dân ra khỏi vùng
lòng hồ Thủy điện Sơn La.Ngày 15/5/2010, các đơn vị thi công đã tiến hành đóng kênh
dẫn dòng tích nước hồ chứa. Ngày 05/11/2010, hồ chứa đã tích nước đến cao trình 189,3m
đáp ứng cho phát điện tổ máy số 1. Ngày 20/8/2010, rotor tổ máy số 1 đã được lắp đặt
thành công. Ngày 07/01/2011, tổ máy số 1 phát điện chính thức. Ngày 26/9/2012, tổ máy 6
(tổ máy cuối cùng) của Nhà máy Thủy điện Sơn La đã hòa thành công vào điện lưới quốc
gia.
Ngày 23/12/2012, công trình Thủy điện Sơn La chính thức khánh thành trở thành đập
thủy điện lớn nhất Đông Nam Á với cao độ đỉnh đập 228,1 m; dài 961,6 m; chiều rộng đáy
đập 105 m; chiều rộng đỉnh đập 10 m. Dung tích hồ chứa thủy điện 9,26 tỷ m3, với tổng
công suất lắp máy 2.400 MW, sản lượng điện bình quân hàng năm trên 10 tỷ kW, bằng gần
1/10 sản lượng điện của Việt Nam năm 2012.
12.2. Thông số kỹ thuật
- Diện tích hồ chứa: 224 km2. Dung tích toàn bộ hồ chứa: 9,26 tỉ mét khối nước.
- Công suất lắp máy: 2.400 MW, gồm 6 tổ máy.
- Điện lượng bình quân hằng năm: 10,2 tỉ KW
- Tổng vốn đầu tư: 42.476,9 tỉ đồng (bao gồm vốn đầu tư ban đầu là 36.786,97 tỉ
đồng và lãi vay trong thời gian xây dựng là 5.708 tỉ đồng). Vốn thực tế 60.196 tỷ đồng,
tăng khoảng 60% so với ban đầu.
- Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
- Chủ thầu chính: Tổng công ty Sông Đà
- Nhà thầu: Công ty Cổ phần Sông Đà 5, Công ty cổ phần Sông Đà 7, Công ty cổ
phần sông đà 9,...
- Tổng số hộ dân phải di chuyển: 17.996 hộ tại 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.
13. Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là tên gọi chung của chuỗi hai nhà máy điện hạt
nhân I và II đang trong dự án xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam với tổng công suất
trên 4.000 MW. Theo quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia, nhà máy điện hạt nhân I và
II sẽ được khởi công vào tháng 12 năm 2014 và hoàn thành vào năm 2022, phát điện vào
cuối năm 2020. Dự án được tiến hành theo kiến nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dựa
trên ước tính thiếu thốn điện năng đến 2020, được Quốc hội Việt Nam thông qua chủ
trương đầu tư xây dựng. Về nguồn kinh phí, Nga đồng ý cho Việt Nam vay 10,5
tỷ USD, Nhật cũng đồng ý cho vay nguồn vốn ODA làm điện hạt nhân. Tổng mức đầu tư
dự toán khoảng 200.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2008.
13.1. Vị trí
Theo Nghị quyết của Quốc hội cuối năm 2009:
- Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam,
tỉnh Ninh Thuận.
- Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh
Ninh Thuận.
19


Theo thông tư bổ sung của Bộ Khoa học và Công nghệ, nếu trong vòng bán kính
8 km có đứt gãy hoạt động mà không có giải pháp khắc phục thì phải chuyển địa điểm xây
dựng.
Trung tâm Ninh Thuận cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 350 km.
13.2. Đối tác và công nghệ
- Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I
Tháng 5 năm 2010, Nga được lựa chọn làm đối tác cung cấp công nghệ cho nhà máy
điện hạt nhân I, với cam kết lâu dài sẽ hỗ trợ Việt Nam trong công tác quản lý và xử lý chất
thải hạt nhân, đồng thời xây dựng một chương trình quốc gia về vấn đề này. Nga đưa ra
mức giá ở nhà máy mức công suất 2.000 MWh là gần 8 tỷ USD và đồng ý cho Việt Nam
vay tín dụng xuất khẩu để triển khai dự án. Nhà máy được dự tính xây dựng với hệ số an
toàn cao trên cơ sở các lò phản ứng nước nhẹ hiện đại; sử dụng công nghệ nước áp

lực (VVER) theo thiết kế của nhà máy điện thế hệ 3 với mức độ an toàn hơn hẳn thế hệ
2 (như nhà máy Fukushima I). Các chương trình hệ thống nhà máy điện hạt nhân đảm bảo
an toàn chủ động và thụ động. Theo công nghệ mới, khu vực đảm bảo an toàn trong trường
hợp xảy ra sự cố nằm cách nhà máy 800 m. Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga
tại Việt Nam khẳng định phía Nga hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của Nhà máy
Điện hạt nhân Ninh Thuận I.
- Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận II
Chính phủ Việt Nam đã ký các thoả thuận hợp tác xây dựng máy điện hạt nhân Ninh
Thuận II với Nhật Bản. Tháng 9 năm 2011, Nhật Bản cho tàu khảo sát địa chất đến Việt
Nam khảo sát địa chất biển phục vụ dự án xây dựng nhà máy II.
Các chuyên gia Công ty Điện nguyên tử Nhật Bản (JAPC) đưa ra công nghệ và các
đặc tính an toàn của các thế hệ lò phản ứng tiên tiến của Nhật có khả năng chống động đất
và sóng thần cùng hướng khắc phục sau sự cố nhà máy điện Fukushima I.
13.3. Địa chất và an toàn hạt nhân
Ninh Thuận được các nhà địa chất xác định là vùng động đất cấp 5 hoặc 6. Về mặt
khoa học, trận động đất có cường độ lớn hơn 6,5độ Richter xảy ra ngoài biển có khả năng
gây ra sóng thần. Tại vùng Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận (giáp Ninh Thuận, thuộc tuyến
đứt gãy 109 - 110 độ) hàng năm đều có động đất, cường độ từ 4,7 đến 5,2 độ Richter. Đây
là hoạt động kiến tạo bình thường không gây nguy hiểm, nhưng nếu động đất trên 8 độ
Richter, ước tính sau 15-30 phút, sóng thần sẽ đến đất liền và ảnh hưởng trực tiếp lên khu
vực nhà máy. Các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế cho rằng, với mức độ động đất vốn
có, nếu núi lửa hoạt động có thể gây ra sóng thần nhưng mức độ cũng không mạnh. Theo
cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, khu vực xây dựng nhà máy tương đối ổn định
và những trận động đất thông thường sẽ không ảnh hưởng đến khu vực nhà máy.
Tháng 3 năm 2011, đại diện Ban chuẩn bị đầu tư dự án cho biết: "Hai nhà máy điện
hạt nhân tại Ninh Thuận sẽ được thiết kế ở mức dự phòng cao hơn từ 15 đến 30% so với
mức độ động đất cao nhất đã từng xảy ra ở Việt Nam (6,8 độ Richter)". Ngoài ra 2 nhà
máy còn được thiết kế hệ thống đê chắn sóng cao 15m, mặc dù mức sóng cao nhất ghi
nhận được tại Ninh Thuận là 8m.
Từ 26 đến 28 tháng 7 năm 2011 đã diễn ra hội thảo quốc tế về "Các vấn đề liên quan

đến động đất và sóng thần trong việc phê duyệt địa điểm Nhà máy điện hạt nhân Ninh
Thuận" với sự tham dự của hàng trăm chuyên gia đến từ Nga, Nhật Bản, Hoa
Kỳ, Armenia và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế. Mục tiêu của hội thảo là đưa ra
phương án xây dựng tối ưu nhất, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả vận hành của nhà máy.
20


Tháng 8 năm 2011, tại Hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 9,
các chuyên gia khảo sát cho biết có một số đứt gãy đang hoạt động bị bỏ sót trong các
nghiên cứu, khảo sát trước đây. Các đứt gãy này được cho là có vai trò quan trọng đối với
sự ổn định công trình trong khu vực. Các chuyên gia kiến nghị khảo sát bổ sung. Ngày 3
tháng 2 năm 2012, công tác khảo sát địa chất đã bắt đầu tiến hành.
13.4. Đào tạo nhân lực
Theo các chuyên gia, Việt Nam thiếu cán bộ trong lĩnh vực công nghệ điện hạt nhân
trầm trọng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký hợp đồng đào tạo nhân lực với Tập đoàn Nhà
nước và điện hạt nhân của Nga. Từ 2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đưa khoảng 40
người đi đào tạo. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang xem xét vấn đề này trong thời
điểm Việt Nam chưa có người làm về công nghệ hạt nhân. Thủ tướng Chính phủ cũng
nhấn mạnh và yêu cầu cơ quan chuyên ngành nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp
quy, đào tạo nguồn nhân lực cho nhà máy điện nguyên tử đầu tiên khu vực Đông Nam Á.
Nga bắt đầu đào tạo nhóm sinh viên Việt Nam đầu tiên tại trường đào tạo
thuộc Rosatom với dự định tăng dần số lượng trong tương lai. Ba trung tâm đào tạo cho
sinh viên đang được xây dựng, dự kiến hoàn thành và hoạt động trước khi vận hành điện
hạt nhân 2 năm.
Ông Sueo Machi, Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế
(IAEA), Điều phối viên Diễn đàn hợp tác hạt nhân Châu Á (FNCA), phát biểu rằng vai trò
của người vận hành nhà máy điện hạt nhân rất quan trọng do đó đòi hỏi sự đào tạo chuyên
sâu. Bên cạnh đó, trong năm 2010, Nhật Bản đã đào tạo cho Việt Nam 50 - 60 lượt cán bộ
trong lĩnh vực điện hạt nhân và sẽ tiếp tục giúp đào tạo nhân lực để bảo đảm an toàn vận
hành điện hạt nhân.

Đại diện ban quản lý dự án cho biết theo kế hoạch đến năm 2020 sẽ có khoảng 200
kỹ sư được đào tạo, huấn luyện về điện hạt nhân cho hai nhà máy.
13.5. Lùi thời điểm khởi công
Tại lễ tổng kết của Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) ngày 15-01-2014, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã nêu Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận có thể đến năm 2020 mới
khởi công.
Giải thích sự trì hoãn khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đến
năm 2020 (thay vì năm 2014 theo kế hoạch), ông Chủ tịch Hội Năng lượng Việt Nam, cho
rằng: do dự án này còn một số vấn đề quan trọng chưa dứt điểm được.
Cụ thể là phương án tài chính vẫn đang được bàn thảo, chưa ngã ngũ giữa Việt Nam
và các nước cho vay. Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vay vốn của Nga và phía
Nga đồng ý cho Việt Nam đối ứng 20% vốn của dự án, nghĩa là Việt Nam chỉ bỏ ra 20%,
còn lại vay từ Nga. Trong khi đó, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 vay vốn của Nhật
Bản và phía Nhật lại yêu cầu Việt Nam đối ứng 30% vốn.
Ngoài ra, đối với điện nguyên tử, yếu tố quan trọng hàng đầu chính là lựa chọn công
nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, do đó việc cần thêm thời gian để Việt Nam có thể lựa
chọn công nghệ tối ưu và đào tạo đủ lượng nhân sự tối thiểu cũng là điều cần thiết.
14. Những nhà máy điện gió ở Việt Nam
14.1. Dự án điện gió Bình Thuận – dự án điện gió đầu tiên ở Việt Nam
Lúc 14 giờ chiều 18.4.2012, tại xã Bình Thạnh (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận),
Công ty CP tái tạo năng lượng Việt Nam (REVN) và UBND tỉnh Bình Thuận đã chính
thức khánh thành nhà máy điện gió giai đoạn 1. Đây là dự án điện gió đầu tiên của cả nước
chính thức đi vào hoạt động.
21


Theo REVN, toàn bộ dự án (giai đoạn 1) với diện tích 350ha, có 20 trụ tua bin tháp
điện gió. Mỗi tua bin có công suất 1,5MW. Tất cả tua bin của dự án đều nhập từ Cộng hòa
Liên bang Đức, riêng các trụ tháp ống cao 85 mét được sản xuất trong nước.
Năm 2009, năm tua bin đầu tiên đã được phát điện và đấu nối với lưới điện quốc gia.

Cho đến thời điểm hiện nay, mỗi năm dự án sản xuất ra 85 triệu kWh điện và được hòa vào
lưới điện quốc gia.
14.2. Dự án điện gió Bạc Liêu (xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc
Liêu) là một dự án xây dựng nhà máy sản xuất được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 khởi
công ngày 09 tháng 9 năm 2010. Dự kiến, sau khi hoàn thành cả 2 giai đoạn, sẽ có
62 turbin điện gió với tổng công suất là 99MW và điện năng sản xuất mỗi năm khoảng 320
triệu kWh. Cả 62 cột tháp và turbin điện gió đều được đặt trên biển. Mỗi turbin có công
suất xấp xỉ 1,6MW do hãng General Electrics GE)cung cấp, cấu tạo thép đặc biệt không gỉ,
cao 80m, đường kính 4 m, nặng trên 200 tấn, cánh quạt được làm bằng nhựa đặc biệt, dài
42 m, có hệ thống điều khiển tự gập lại để tránh hư hỏng khi bão lớn. Loại turbine này có
chất lượng công nghệ cao, đã được GE nghiên cứu nhiệt đới hóa. Toàn bộ hệ thống được
xây dựng trên biển, vùng có điều kiện địa chất công trình phức tạp với chiều dày lớp đất
yếu lớn. Công ty nghiên cứu thiết kế móng trụ turbine là Công ty CP tư vấn thiết kế XD
Giao thông thủy (TEDI WECCO) thuộc TCT Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI),
một trong số các tư vấn giàu kinh nghiệm trong thiết kế công trình biển.
Chủ đầu tư dự án là Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng - Thương mại và Du lịch
Công Lý. Quy mô vốn đầu tư ước khoảng 5000tỷ đồng.
Tính đến tháng 10/2012, đã có 10 trụ và turbin gió được lắp đặt xong. Đây là một
trong những dự án điện gió đầu tiên tại Việt Nam.
15. Các sân bay dân dụng ở Việt Nam
Tên
STT
bay

sânMã
Tỉnh
ICAO/IATA

Số
Loại

đường đường
băng băng

Năm
Chiều
dài
Bay
xây
đường băng
đêm
dựng

1

Sân bay
VVCS/VCS
Côn Đảo

Bà RịaVũng 1
Tàu

nhựa
đường

1287m

Không

2


Sân bay
VVPC/UIH
Phù Cát

Bình
Định

bê tông

3051m

1966 Không

3

Sân bay
VVCM/CAH Cà Mau 1
Cà Mau

nhựa
đường

1500m

1962 Không

4

Sân bay
quốc

tếVVCT/VCA Cần Thơ1
Cần Thơ

nhựa
đường

3000m

1961 Có

5

Sân bay
Buôn MaVVBM/BMV Đắk Lắk 1
Thuột

nhựa
đường

3000m

1972 Có

bê tông

3500m/3048m 1940 Có

6

1


Sân bayVVDN/DAD Đà Nẵng2
quốc
tế

22


Đà Nẵng
7

Sân bay
Điện BiênVVDB/DIN
Phủ

Điện
Biên

8

Sân bay
VVPK/PXU
Pleiku

9

Sân bay
quốc
tếVVCI/HPH
Cát Bi


10

Sân bay
quốc
tếVVNB/HAN Hà Nội 2
Nội Bài

bê tông

3200m/3800m 1977 Có

11

Sân bay
quốc
tế
VVTS/SGN
Tân Sơn
Nhất

Thành
phố Hồ
2
Chí
Minh

bê tông

3048m/3800m 1930 Có


12

Sân bay
quốc
tế
Khánh
VVCR/CXR
1
Cam
Hòa
Ranh

bê tông

3048m

13

Sân bay
Kiên
VVRG/VKG
Rạch Giá
Giang

1

nhựa
đường


1500m

Không

14

Sân bay
quốc
tếVVPQ/PQC
Phú Quốc

Kiên
Giang

1

bê tông

3000m

Không

15

Sân bay
Liên
VVDL/DLI
Khương

Lâm

Đồng

1

nhựa
đường

3250m

1961 Có

16

Sân bay
VVVH/VII
Vinh

Nghệ
An

1

nhựa
đường

2400m



17


Sân bay
VVTH/TBB
Tuy Hòa

Phú Yên 2

18

Sân bay
Quảng
VVDH/VDH
1
Đồng Hới
Bình

bê tông

2400m

19

Sân bay
quốc
tếVVCL/VCL
Chu Lai

bê tông

3048m/3050m 2004 Không


20

Sân bay
Thanh
VVTX/TXD
Thọ Xuân
Hóa

1

bê tông

1830m

Không

Gia Lai 1

nhựa
đường

1817m



Hải
Phòng



tông/nhựa 2402m
đường

1985 Có

1

Quảng
2
Nam
1


tông/nhựa 844m/2902m
đường

3200m

1965 Có

Không
1930 Không


23


21

Sân bay

quốc
tếVVPB/HUI
Phú Bài

Thừa
Thiên -1
Huế

bê tông

2675m



16. Các vệ tinh của Việt Nam đã được phóng thành công lên không gian
16.1. Vệ tinh Vinasat-1
a. Quá trình phóng vệ tinh
Vinasat-1 là vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam được phóng vào vũ
trụ lúc 22 giờ 16 phút ngày 18 tháng 4 năm 2008 (giờ UTC). Dự án vệ tinh Vinasat-1 đã
khởi động từ năm 1998 với tổng mức đầu tư là khoảng hơn 300 triệu USD. Việt Nam đã
tiến hành đàm phán với 27 quốc gia và vùng lãnh thổ để có được vị trí 132 độ Đông trên
quỹ đạo địa tĩnh.
Vinasat được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane 5 ECA tại điểm bãi
phóng Kourou, Guyane, một tỉnh hải ngoại của Pháp tại bờ bắc của Nam Mỹ. Vệ tinh
Vinasat-1 của Việt Nam cùng phóng với vệ tinh Star one C2 của Brasil trên cùng một tên
lửa. Việc lựa chọn phương án phóng kép như vậy có thể làm giảm chi phí cho các bên.
Theo kế hoạch ban đầu, việc phóng vệ tinh Vinasat-1 sẽ được tiến hành ngày
29/3/2008. Tuy nhiên sau đó nhà thầu đã 2 lần hoãn thời gian phóng (lần đầu là 12/4 và sau
đó là 19/4 theo giờ Việt Nam) do các lý do kỹ thuật để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Cuối
cùng vệ tinh đã được phóng hồi 22 giờ 16 phút ngày 18 tháng 4 năm 2008 (giờ UTC) (tức

5 giờ 17 phút ngày 19 tháng 4 năm 2008 (giờ Việt Nam). 27 phút sau khi phóng, Star One
C2 tách khỏi tên lửa. Tên lửa xoay hướng để tiếp tục mang Vinasat-1 đến đúng vị trí. 2
phút sau (phút thứ 29) Vinasat-1 đã tách khỏi tên lửa đẩy và cho tín hiệu gửi về trái đất.
Sau 1 tháng đo thử tại không trung, Vinasat-1 được đưa vào khai thác vào tháng 6/2008.
b. Ý nghĩa
Vinasat-1 sẽ phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, ngoài ra Vinasat-1 còn phủ sóng
ở Nhật Bản, miền đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Ấn Độ, các nước Đông Nam
Á, Úc, biển Đông và một phần Myanma. Vinasat-1 là một vệ tinh viễn thông địa tĩnh, sau
khi phóng lên có thể cung cấp dịch vụ đường truyền vệ tinh để phát triển các dịch vụ ứng
dụng như dịch vụ thoại, truyền hình, thông tin di động, truyền số liệu, Internet, các dịch vụ
đào tạo và y tế từ xa, truyền tin cho ngư dân trên biển, dự báo thời tiết, đảm bảo an ninh
quốc phòng... Đặc biệt cung cấp đường truyền thông tin cho các trường hợp khẩn cấp như
thiên tai, bão lụt, đường truyền cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo mà các phương thức
truyền dẫn khác khó vươn tới được.
Ngoài ý nghĩa kinh tế, việc phóng vệ tinh Vinasat-1 còn khẳng định chủ
quyền của Việt Nam trong không gian và nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhờ đó, Việt Nam trở thành nước thứ 93 trên thế giới và nước thứ 6 trong khu vực Đông
Nam Á có vệ tinh riêng bay vào quỹ đạo.
16.2. Vệ tinh Vinasat-2
Vinasat-2 là vệ tinh viễn thông địa tĩnh của Việt Nam do nhà thầu Lockheed
Martin - đối tác cung cấp Vinasat-1, sản xuất trên nền tảng khung A2100.
Vệ tinh VINASAT-2 được phóng vào lúc từ 5 giờ 13 phút (giờ Hà Nội) ngày 16
tháng 5 năm 2012 tại bãi phóng Kourou ở Guyana bằng tên lửa Ariane 5 ECA. Trong lần
phóng này tên lửa sẽ mang theo vệ tinh Vinasat-2 và vệ tinh viễn thông JCSAT13 của Nhật Bản.
24


Vệ tinh Vinasat-2 đã được phóng thành công vào quỹ đạo vào lúc 5h 46 phút vào lúc
5 giờ 46 phút tại phòng điều khiển Trung tâm Vũ trụ châu Âu. Các chuyên gia kỹ thuật
thông báo hai vệ tinh đã được phóng thành công, những người có mặt đồng loạt vỗ tay vui

mừng việc phóng thành công hai vệ tinh Vinasat-2 của Việt Nam và JCSAT-13 của Nhật
Bản lên quỹ đạo.
16.3. VNREDSat-1
VNREDSat-1 hay VNREDSat-1A(tênđầyđủVietnam Natural Resources Environment
and Disaster-monitoring Satellite-1A) là vệ tinh quang học quan sát Trái Đất, nặng
120kg, ở cao độ 680km, có khả năng chụp ảnh toàn bộ các khu vực trên bề mặt Trái Đất.
Hệ thống vệ tinh VNREDSat-1 là hệ thống vệ tinh quan sát Trái Đất đầu tiên của Việt
Nam. Vệ tinh VNREDSat-1 do Công ty EADS Astrium (Pháp) thiết kế, chế tạo và được
chứng nhận đủ điều kiện để đưa lên quỹ đạo. Ngày 8/3/2013, vệ tinh VNREDSat-1 đã
được vận chuyển an toàn trong một công-ten-nơ đặc biệt đến bãi phóng
ở Kourou, Guyana thuộc Pháp (ở Nam Mỹ). Đây là bãi phóng nằm trong Trung tâm
Không gian Guyana, bãi phóng vệ tinh của Châu Âu. Trung tâm Không gian này nằm
trong sự quản lý chung của Cơ quan Vũ trụ Pháp (CNES) và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu
(ESA). Nhà thầu duy nhất được phép vận hành các đợt phóng ở đây là Công ty
ArianeSpace (Pháp).
Vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt nam (VNREDSat-1) dự kiến được phóng vào
lúc 09 giờ 06 phút ngày 3/5/2013 (theo giờ Hà Nội) từ bãi phóng Kourou, Guyana thuộc
Pháp. Tuy nhiên, việc phóng bị hoãn do thời tiết xấu. Vệ tinh VNREDSat-1 phóng thành
công lên quỹ đạo ngày 7/5/2013.
17. Các di sản thế giới của Việt Nam
17.1. Khái niệm di sản thế giới
17.1.1. Di sản văn hóa
Theo Công ước di sản thế giới thì di sản văn hóa là:
Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay
các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình sự kết
hợp giữa công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng,
do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan
điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa
thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật

toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.
17.1.2. Di sản thiên nhiên
Theo Công ước di sản thế giới thì di sản thiên nhiên là:
Các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động sáng tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các
nhóm các hoạt động kiến tạo có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc
khoa học.
Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới
được xác định chính xác tạo thành một môi trường sống của các loài động thực vật đang bị
đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn.
Các địa điểm tự nhiên hoặc các vùng tự nhiên được phân định rõ ràng, có giá trị toàn
cầu về mặt khoa học, bảo tồn hoặc thẩm mỹ.
25


×