Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Rèn luyện kỹ năng đối thoại cho học sinh trong giờ ngữ văn ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.89 KB, 17 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Môn Ngữ văn là môn học rất quan trọng trong nhà trường THPT bởi nó
không chỉ dạy cho các em kiến thức mà còn giáo dục đạo đức, nhân cách và cả
kĩ năng sống cho các em sau này. Nhưng có một thực trạng đáng buồn là hiện
nay, các em học sinh đang mất dần hứng thú về môn học này. Thực trạng trên
hội tụ rất nhiều nguyên nhân và đang được giới chuyên môn bàn luận, nghiên
cứu. Chuyên đề này không đi sâu nghiên cứu thực trạng đáng buồn đó mà chỉ
đưa ra một số giải pháp để tìm lại niềm đam mê cho các em về môn học này mà
thôi.
Nâng cao chất lượng dạy học nói chung và nâng cao chất lượng môn Ngữ
văn trong nhà trường THPT nói riêng là yêu cầu bức thiết không chỉ của ngành
Giáo dục mà của toàn xã hội trong xu thế hội nhập hiện nay. Trong thời đại
bùng nổ và phát triển thông tin như vũ bão, thật sai lầm khi người thầy bắt
người học sinh phải nhớ, phải thuộc nguyên xi những kiến thức mà mình đã
truyền đạt vì điều này hạn chế tư duy khái quát và khả năng sáng tạo của học
sinh.
Giờ đây, học sinh sẽ không còn khổ sở vì phải học theo kiểu: cứ đến giờ
đi học, thì cầm tập lên lớp, giáo viên cứ đọc và học sinh cứ chép, về học thuộc.
Học sinh sẽ được học theo phương pháp giảng dạy mới với phương châm lấy
học sinh làm trung tâm. Để thực hiện được điều này, giáo viên phải kết hợp
nhiều phương pháp dạy học một cách linh hoạt sao cho phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đặc biệt là tìm lại hưng phấn, hứng thú
cho các em trong một giờ dạy. Đó chính là thành công của một giáo viên tâm
huyết trong một giờ dạy Ngữ văn.
Với mục đích đem lại sự hưng phấn, thích thú cho học sinh, đặc biệt là
làm cho các em thật sự động não, nói ra những suy nghĩ, những trăn trở thậm
1


chí phải tranh luận để đi đến chân lí của nhận thức, tôi đã có một mong muốn,


đúc rút thành một chuyên đề mang tính chất cá nhân, đó là “Rèn luyện kĩ năng
đối thoại cho học sinh trong giờ Ngữ văn ở trường THPT”. Làm được điều
này, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cả thầy và trò trong giờ dạy học Ngữ
văn ở nhà trường THPT sẽ được phát huy rất cao.
II. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu để viết ra sáng kiến: “Rèn luyện kĩ năng đối
thoại cho học sinh trong giờ Ngữ văn ở trường THPT” bản thân đã sưu tầm
tài liệu trên các sách báo, các chuyên đề của đồng nghiệp… từ đó thống kê,
phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá, hệ thống hóa thông tin giúp cho đồng
nghiệp liên hệ, đối chiếu với bản thân, rút kinh nghiệm để có những phương
pháp dạy học tốt hơn nhằm đem lại cảm xúc và hứng thú cho học sinh trong giờ
học Ngữ văn. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thực nghiệm nhằm
áp dụng những đề xuất vào trong thực tiễn dạy học để kiểm tra tính khả thi của
vấn đề.

2


B. PHẦN NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM VỀ ĐỐI THOẠI
Theo từ điển tiếng Việt, đối thoại là nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều
người với nhau. Còn một nghĩa khác, đối thoại là để bàn bạc, thương lượng trực
tiếp với nhau giữa hai hay nhiều bên để giải quyết các vấn đề tranh chấp. Như
vậy, đối thoại diễn ra do nhu cầu con người cần trao đổi thông tin với nhau để
bàn bạc về một vấn đề gì đó nhằm mục đích hai bên hiểu nhau hơn và từ đó dẫn
đến thực hiện hành động theo mong muốn. Đối thoại không chỉ đơn thuần nhằm
mục đích thông tin mà chủ yếu là quá trình tác động đến người nhận về quan
điểm, tình cảm và hành động. Trong mối quan hệ giữa thông tin và tác động, thì
thông tin là phương tiện còn tác động là mục đích. Không có lời nói nào chỉ
nhằm mục đích thông tin thuần túy mà thường là qua thông tin, người nói nhằm

một mục đích tác động nhất định. Chính mục đích tác động này đòi hỏi sự tư
duy của các chủ thể tham gia vào cuộc đối thoại.
Như vậy, đối thoại là sự trao đổi kết quả tư duy của mình đối với người
khác. Cho nên không có kết quả của tư duy thì không có đối thoại, không có
giao tiếp. Ngược lại, đối thoại còn là cơ sở của phương pháp tư duy, phương
pháp nhận thức. Tư duy theo nguyên tắc đối thoại là một hướng tư duy nhằm
phát triển nội dung tri thức cần tiếp nhận. Trong dạy học tác phẩm văn chương,
thông qua ngôn ngữ, giáo viên hướng học sinh tiếp nhận tác phẩm bằng việc tổ
chức các cuộc đối thoại giữa học sinh với thế giới nghệ thuật trong tác phẩm,
với các nhân vật, các sự kiện, tình tiết trong tác phẩm với tác giả để từ đó học
sinh có thể khám phá tác phẩm, hiểu nội dung tác phẩm một cách cặn kẽ. Từ
những hiểu biết trên, sau đây tôi xin cung cấp một số quan điểm mới về đối
thoại.

1.

Đối thoại là một hoạt động giao tiếp bằng lời
3


Trước hết ta hiểu đối thoại là nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người
với nhiều mục đích khác nhau, trong những ngữ cảnh khác nhau. Trong bất cứ
cuộc đối thoại nào cũng gồm ba vận động chủ yếu: sự trao lời, sự trao đáp và
trong cuộc đối thoại đó, các nhân vật đối thoại ảnh hưởng lẫn nhau, tác động
qua lại với nhau, làm biến đổi lẫn nhau. Với cách hiểu này, trong dạy học,
những giờ dạy chỉ có tiếng nói của thầy giáo giảng bài, truyền đạt thông tin,
thuyết giảng, không có tiếng nói của học sinh mà học sinh chỉ có nhiệm vụ lắng
nghe và ghi chép. Giờ dạy như vậy sẽ rất nhàm chán và chỉ gọi là giờ độc thoại
nội tâm của người thầy. Cách dạy này làm sao truyền lửa cho học sinh và gợi
hứng thú yêu thích bộ môn ở các em được. Đây chính là phần lỗi của giáo viên,

có thể là thiếu kinh nghiệm, thiếu phương pháp, thiếu tâm huyết và quan trọng
là thiếu nhiệt tình, thiếu đam mê với nghề nghiệp. Điều này khiến cho học sinh
một phần quay lưng lại với bộ môn Ngữ văn như hiện nay.
Ngược lại, trong giờ học có sự đan xen giữa lời nói của thầy giáo và học
sinh thì đó là dạy học đối thoại. Thầy giáo sử dụng các phương pháp gợi mở, đặt
câu hỏi, nêu vấn đề…, tổ chức cho học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến,
trả lời câu hỏi, trực tiếp trình bày những quan điểm, những hiểu biết của mình
về nội dung bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Dạy học theo kiểu đối
thoại như thế, vai trò chủ thể của học sinh trong giờ học được phát huy. Người
thầy ở đây không phải là nguồn kiến thức duy nhất, không phải là máy phát tin
và học sinh cũng không phải là bình chứa để giáo viên rót thông tin mà là những
ngọn lửa, những người truyền lửa đam mê cho các em.
Quan điểm đối thoại ở trên chỉ mới dựa trên tiêu chí hình thức với những
quan hệ đối thoại có thể có trong giờ văn như đối thoại giữa thầy – trò, đối thoại
trò – trò, đối thoại trò – nhóm trò hay giữa tập thể lớp. Tuy nhiên chúng ta
không chỉ dừng lại ở tiêu chí hình thức mà còn chú ý đến cả trong tư duy, trong
tư tưởng.
2.

Đối thoại là giao tiếp trong tư duy, trong tư tưởng
4


Các chi tiết, tình tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn học đều là những tín
hiệu có thể đem đến cho người tiếp nhận những thông tin phong phú. Mỗi thông
tin tương đương với một phát ngôn. Nó cũng có chủ thể của nó, cũng ghi dấu ấn
riêng. Vì vậy, trước mỗi đối tượng nhận thức, con người có thể nghe thấy nhiều
tiếng nói khác nhau về nó. Đây chính là tính đối thoại trong tiếp nhận thông tin.
Có khả năng nghe được nhiều thông tin từ đối tượng tiếp nhận thì nhận thức
mới có chiều sâu. Cơ chế nhận thức khi đó sẽ diễn ra hai chiều trong tư duy, mà

bản chất hai chiều trong đối thoại: đối thoại trong cái tôi và đối thoại giữa cái tôi
với người khác.
Đối thoại trong cái “tôi” là cách nhận thức có chiều sâu, nhận thức đa
chiều. Nghĩa là người nhận thức luôn đặt ra câu hỏi: Tại sao như thế? Điều đó
có nghĩa là gì?...Đó là cách tạo đối thoại ngầm trong tư duy của người tiếp nhận,
để việc tiếp nhận, lĩnh hội không đơn giản, bằng phẳng.
Đối thoại giữa cái “tôi” với người khác là đối thoại giữa những luồng
nhận thức, tư tưởng tình cảm, quan điểm, chỗ đứng, điểm nhìn của các chủ thể
khác nhau về một vấn đề. Muốn thực hiện hình thức đối thoại này, mỗi bên phải
có nhiều thông tin. Có thể là thông tin cùng chiều hoặc ngược hướng để có cơ
sở lựa chọn, phân tích, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình. Trong giảng dạy môn
Ngữ văn ở trường THPT cũng vậy, trước một hiện tượng đời sống, giáo viên,
học sinh đều có những quan điểm, thái độ đánh giá riêng, đều có tiếng nói riêng
của mình. Để khơi gợi hứng thú, niềm đam mê của học sinh, giáo viên phải biết
tạo mọi điều kiện, mọi tình huống để học sinh tranh luận, đối thoại, tự cảm thụ,
tự bộc lộ ý kiến, suy nghĩ, tình cảm riêng… dưới sự hướng dẫn, định hướng của
mình. Điều cốt yếu là làm sao để học sinh đưa ra quan điểm, thái độ, kiến giải
riêng của mình vào tiếp nhận tạo ra được một cuộc đối thoại thực thụ để học
sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức và phát huy cao độ tính tích cực, chủ động
sáng tạo của học sinh.
Vận dụng quan điểm đối thoại trong tư duy, trong tư tưởng, trong dạy học
5


tác phẩm văn chương ta có thể tổ chức các quan hệ đối thoại giữa bạn đọc học
sinh với thế giới hiện thực trong tác phẩm, với các nhân vật, với các bức tranh
thiên nhiên được miêu tả trong tác phẩm. Học sinh phải được dạy cách nghe
được thông tin từ các quan hệ đối thoại này và tiếp nhận tác phẩm như tham dự
một cuộc tham quan thú vị mà chính nhà văn là người hướng dẫn tham quan.
Giáo viên tạo ra đối thoại bên trong mỗi người học để sự tiếp nhận tri thức

không đơn giản, dễ dãi mà phải có chiều sâu. Mọi đối thoại giữa giáo viên và
học sinh, giữa học sinh và học sinh, giữa học sinh với kiến thức… chỉ là những
phát ngôn của đối thoại diễn ra bên trong mỗi người học. Tiếp nhận theo kiểu
đối thoại sẽ có điều kiện đi sâu vào bản chất của tri thức.
3. Đối thoại làm nảy sinh chân lí

Trong quá trình dạy học và ngay trong một tiết học, người giáo viên phải
xây dựng nhiều câu hỏi khác nhau để đưa người học vào tình huống có vấn đề.
Dưới sự giúp đỡ của thầy giáo thông qua các câu hỏi đó mà làm cho học sinh có
được tri thức mới. Dần dần, học sinh sẽ được rèn luyện thói quen tự nhận thức,
tự đối thoại để chủ động chiếm lĩnh tri thức. Phương pháp này trải qua hai giai
đoạn:
-

Giai đoạn 1: Giai đoạn làm cho người học muốn biết
Giai đoạn này, giáo viên nêu một vấn đề nào đó, một điểm nào đó khiến
cho trò phải chú ý. Đây là dạng câu hỏi phát hiện khiến cho các em chăm chú
vào văn bản. Từ những cái các em đã biết, sau đó đưa các em vào một hoàn
cảnh, một tình huống khiến các em muốn biết, muốn nói.

-

Giai đoạn 2: Giai đoạn đối thoại, tranh luận
Giáo viên đưa ra những câu hỏi có vấn đề khiến cho câu trả lời của các
em, ở một phương diện nào đó đều có lí cả và từ đó tri thức, chân lí được bật ra.
Đối thoại, tranh luận là luyện tập cho trò sử dụng và trau dồi trí tuệ của
mình, khiến các em biết nhận thức, biết tư duy. Đối thoại, tranh luận còn giúp
6



cho các em trau dồi kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, đem lại sư năng động trong
tính cách và khơi gợi được hứng thú, say mê trong học tập. Trong đối thoại, ý
kiến, quan điểm, tri thức… của các em được tôn trọng, tạo ra bầu không khí
bình đẳng, tự do, dân chủ trong việc đi tìm chân lí.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỐI THOẠI TRONG GIỜ NGỮ VĂN
Để các em phải nói, được nói, được bộc lộ những suy nghĩ, những cảm
xúc, những hiểu biết của mình không phải là chuyện đơn giản của ngày một
ngày hai mà phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài, bền bỉ. Quá trình đó
có sự đóng góp tích cực của người thầy trong khâu soạn giảng và kĩ năng đứng
lớp. Sau đây tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của bản thân được đúc rút từ
thực tiễn dạy học nhằm làm cho các em có được kĩ năng đối thoại trong giờ dạy
học Ngữ văn ở nhà trường THPT.
1. Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm

Văn chương là một môn học nghệ thuật có khả năng khơi gợi cảm xúc,
suy ngẫm, tưởng tượng... Tác phẩm văn chương luôn gợi ra một chân trời mới
lạ trước mắt người đọc. Muốn đến với chân trời mới lạ ấy phải bắt đầu bằng
việc đọc và phải đọc hay, đọc diễn cảm. Đây là hoạt động đầu tiên để thổi hồn
vào tác phẩm. Là một hình thức hoạt động có tính chất đặc thù của nhận thức
về văn học. Tiếng nói của nhà văn gởi gấm cho bạn đọc thông qua hệ thống
ngôn ngữ kết dệt nên hình tượng của tác phẩm. Đọc tác phẩm văn chương là
một cách giải mã văn bản. Khi tiếp xúc với tác phẩm, người đọc cảm thấy mình
đang hòa nhập, được sống cùng với nhân vật, yêu thương, cảm thông với những
số phận nhân vật tội nghiệp; căm ghét, bất bình với những xấu xa, tội lỗi.
Trong giảng dạy, bằng sức mạnh riêng của đọc, đặc biệt là đọc diễn cảm,
giáo viên dẫn dắt học sinh đi vào thế giới tác phẩm một cách dễ dàng. Đọc diễn
cảm gắn bó với giáo viên, học sinh trong suốt quá trình giảng văn, làm cho tiếng
nói nhà văn luôn luôn gần gũi với giáo viên, học sinh. Giờ giảng văn trở thành

7



một cuộc tâm tình, một cuộc trao đổi thật sự giữa nhà văn- tác phẩm- giáo viênhọc sinh.
Tôi cho rằng đây là khâu đầu tiên và quan trọng nhất của người giáo viên
dạy văn. Đọc diễn cảm, người thầy như thổi hồn vào giờ dạy, khơi gợi hứng thú,
niềm đam mê đối với giờ học để rồi sau đó các em bắt chước đọc hay, đọc diễn
cảm như mình. Đọc diễn cảm còn có tác dụng gợi ra những định hướng đúng
đắn ban đầu trước khi bắt tay vào tìm hiểu tác phẩm.
Ví dụ: Khi nghe thầy giáo, cô giáo hoặc một bạn học sinh trong lớp đọc
bài thơ, đoạn văn rất hay, rất diễn cảm, học sinh sẽ trầm trồ khen ngợi. Đây là
những cảm xúc, những ấn tượng ban đầu để các em đi sâu xâm nhập vào thế
giới nghệ thuật trong văn bản. Những ấn tượng, những cảm xúc này có thể được
gọi ra, nói ra nếu giáo viên biết cách khai thác. Chẳng hạn: Sau khi nghe và đọc
bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, em có những cảm nhận gì? Trình bày suy
nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh?... Sau
những câu hỏi này, các em có thể tự do, chân thành bộc bạch những suy nghĩ,
cảm xúc của mình về tác phẩm. Giáo viên chú ý gọi những em yếu trước, sau đó
mới đến khá, giỏi để cả lớp nghe và đối chiếu. Giáo viên phải biết uốn nắn,
nhận xét những câu trả lời lủng củng, thiếu trọng tâm, thậm chí cả sai lệch để
giúp cho các em lấy lại tự tin trong quá trình đối thoại và tiếp nhận.
2. Sử dụng những câu hỏi gợi mở và tình huống nêu vấn đề

Để phát triển sự hiểu biết của học sinh, giúp các em độc lập suy nghĩ,
người thầy cần sử dụng nhiều câu hỏi gợi mở và tình huống nêu vấn đề. Trong
cùng một tình huống, cùng một vấn đề nhưng cách xem xét và giải quyết vấn đề
ở từng học sinh sẽ khác nhau. Nhu cầu đối thoại, tranh luận nảy sinh. Trình độ,
hiểu biết, tính cách của mỗi trò từ đó được bộc lộ khá rõ nét. Sự đối thoại từ sự
tiếp nhận của từng cá thể góp phần điều chỉnh hành vi, nhận thức của người
khác. Sự hình thành tri thức và nhân cách bắt đầu từ đó. Đây chính là tiền đề
cho việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

8


Sử dụng câu hỏi gợi mở và tình huống nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm
văn chương đã tác động đến học sinh, tạo ra được tư duy khoa học, tư duy sáng
tạo, đồng thời kích thích được cảm xúc thẩm mỹ ở các em. Học sinh phải có sự
dấn thân, phải có sự vui vẻ nhập cuộc để đối thoại cùng tác phẩm, từ đó mà tìm
ra chân lí.
Ví dụ: Đọc đến đoạn cuối tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao, một vấn
đề đặt ra: Vì sao Nam Cao để cho Chí Phèo giết chết bá Kiến, tức là Chí đã giết
đúng kẻ thù của mình, nhưng Chí Phèo lại tự kết liễu đời mình bằng cái chết
quằn quại đau đớn? Qua kết cục đó, nhà văn muốn nói lên điều gì? Những câu
hỏi này hàm chứa những điều học sinh đã biết về mâu thuẫn giữa Chí Phèo và
bá Kiến, về những tội lỗi mà bá Kiến đã gây ra cho Chí, biến Chí thành một tên
lưu manh. Việc Chí Phèo giết bá Kiến là đúng. Nhưng đồng thời câu hỏi còn
đưa học sinh đến một vấn đề mới cần suy luận, lí giải, trao đổi. Vì sao Chí Phèo
lại phải chết? Cái chết của Chí Phèo có sức tố cáo mạnh mẽ cái xã hội cũ đã
không thể cho người dân lương thiện được sống yên ổn. Một bá Kiến chết
nhưng sẽ còn nhiều bá Kiến khác tiếp tục bóc lột. Chí Phèo chết mới chấm dứt
cuộc đời nhục nhã để hi vọng cuộc đời mới may ra tốt lành hơn ở kiếp sau. Chí
Phèo chết trong sự nhận thức rõ về mình. Chí không muốn tiếp tục cuộc sống
của một con quỷ dữ. Chí muốn trở thành một con người nhưng Chí không thể
trở thành người được. Chí chỉ còn cách hũy diệt chính mình. Giá trị hiện thực,
giá trị nhân đạo ở chỗ đó. Đó cũng chính là điều tác giả muốn nói cùng độc giả.
Có thể nói những câu hỏi gợi mở và những tình huống nêu vấn đề sẽ có tác
dụng lôi cuốn học sinh vào quá trình tư duy, đối thoại cùng tác phẩm.
Trong quá trình phân tích tác phẩm, giáo viên thường sử dụng phương
pháp gợi mở- một biện pháp, một cách thức giúp học sinh có phương pháp tự
tìm tòi, học tập, nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện chủ yếu bằng
đàm thoại. Với con đường đàm thoại, giờ học văn có được không khí tâm tình,

trao đổi thân mật về những vấn đề mà tác giả nêu ra trong tác phẩm. Mối liên hệ
giữa nhà văn, giáo viên, học sinh được hình thành ngay trong lớp học. Qua đàm
9


thoại, giáo viên nắm bắt kịp thời những tín hiệu phản hồi, những phản ứng của
học sinh để có những điều chỉnh, bổ sung. Tính cách, phẩm chất, trí tuệ, tâm
hồn, tình cảm, phong cách của người học sinh được bộc lộ rõ nét ngay trong quá
trình đàm thoại. Năng lực độc lập làm việc, óc tìm tòi suy nghĩ, cách thức lập
luận và cả thói quen giao tiếp xã hội của học sinh được phát huy một cách tích
cực. Giờ học trở nên sinh động hơn. Học sinh được trực tiếp bày tỏ ý kiến, suy
nghĩ của mình cho tập thể cùng nghe. Tập thể cũng có ý kiến bổ sung, phản bác,
đồng tình… từ đó tạo một không khí trao đổi, tranh luận hào hứng nếu giáo viên
biết cách tổ chức, hướng dẫn học sinh đối thoại cùng nhau.
Ví dụ: Sau khi đặt câu hỏi cho học sinh phát hiện các chi tiết liên quan
đến nhân vật Mị Châu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trong
Thủy, ở câu hỏi kiểu phát hiện này, giáo viên chú ý gọi các em có sức học trung
bình và yếu để cho các em có cơ hội được nói. Dần dần, các em sẽ có thói quen
và tự tin trình bày điều hiều biết của mình trước tập thể. Khi điểm đến chi tiết,
Mị Châu lén cho Trọng Thủy xem nỏ thần, giáo viên đặt vấn đề: Việc Mị Châu
lén cho Trọng Thủy xem nỏ thần nghĩa là nàng chỉ thuận theo tình cảm vợ
chồng mà bỏ quên nghĩa vụ đối với đất nước. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng
Mị Châu làm như vậy là hợp lẽ tự nhiên, hợp với đạo lí vợ chồng, chúng ta cần
thông cảm. Còn ý kiến của em như thế nào? Câu hỏi này đưa các em đến những
suy nghĩ, những nhận thức trái chiều nhau để đối thoại, tranh luận tìm ra chân lí.
Sẽ có em theo ý kiến thứ nhất, sẽ có em theo ý kiến thứ hai. Sau khi nghe các
em dùng lí lẽ, lập luận để bảo vệ ý kiến của mình, giáo viên sẽ đưa ra định
hướng can thiệp. Hết tình huống có vấn đề này, giáo viên tiếp tục đưa ra những
câu hỏi gợi mở, những tình huống có vấn đề khác. Chẳng hạn như: Em có nhận
xét gì về hành động rắc lông ngỗng trên đường chạy nạn của nhân vật Mị

Châu? Mị Châu bị thần Rùa vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu
nhưng sau đó máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc
thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ gì đối với nhân vật
Mị Châu? Nàng Mị Châu đáng thương hay đáng trách? Qua hình tượng
10


nhân vật Mị Châu, tác giả dân gian muốn nhắn nhũ với chúng ta điều gì?
Tôi tin chắc rằng, với hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề như vậy, học sinh sẽ
mạnh dạng bày tỏ nhận thức, quan điểm… của mình, tạo cho các em cở hội
được nói, được trình bày, được tranh luận trước tập thể. Giờ học như vậy sẽ đem
lại hứng thú, niềm đam mê và cả bầu không khí dân chủ cho các em.
3. Bình văn thơ- một sự đối thoại ngầm trong giờ học

Với quan điểm đổi mới, giờ học tác phẩm văn chương với mục tiêu lấy
học sinh làm trung tâm chủ yếu là những hoạt động của học sinh. Việc giảng
bình bị xem nhẹ, lu mờ. Tuy nhiên, giảng bình là một phương pháp có tính đặc
thù, có vai trò rất lớn trong việc cảm thụ và truyền thụ văn thơ. Người giáo viên
thông qua sự hiểu biết và rung cảm về bài thơ, bài văn có nhiệm vụ làm cho học
sinh cũng rung cảm và hiểu biết bài văn một cách đúng đắn, sâu sắc. Cái tài của
người bình tác phẩm trong quá trình tiếp nhận văn học là chon đúng và trúng
những cái hay trong sáng tạo nghệ thuật. Giờ giảng văn có giảng bình sẽ nâng
chất văn, hồn văn trong giáo viên và học sinh, khiến các em rung động trước cái
hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương. Giảng bình sẽ làm bộc lộ cái độc đáo,
mới lạ đầy cảm xúc sáng tạo thẩm mỹ của người nghệ sĩ gởi gấm trong hình
tượng văn học. Lời bình của giáo viên mang xúc cảm, sự thưởng thức, đánh giá
riêng. Người nghe – học sinh say mê tự mình bộc lộ những suy nghĩ, những
cảm xúc của mình trong bầu không khí văn chương, sinh động của việc hưởng
thụ thẩm mỹ. Như vậy, bình văn thơ cũng tạo ra một sự đối thoại trong giờ học
- một sự đối thoại ngầm trong tư duy, trong nhận thức của học sinh. Giảng bình

hay làm cho học sinh yêu thích hơn với Văn, đồng thời là cơ sở cho sự cảm thụ,
sáng tạo phát triển.
4. Giao việc cho học sinh

Giao việc cho học sinh là một biện pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức
của người học. Đây là cách thức để nâng cao khả năng hợp tác giữa giáo viên và
học sinh cũng như giữa học sinh với nhau. Tùy thuộc vào mục đích yêu cầu của
vấn đề mà giáo viên có thể giao việc cho từng em, hoặc nhóm hai, ba em hoặc
11


cả tổ. Với cách tổ chức này, giáo viên hướng dẫn học sinh hợp tác với nhau để
cùng giải quyết một nhiệm vụ học tập. Qua đó, học sinh sẽ tự chiếm lĩnh tri
thức, hiểu thấu đáo vấn đề và phát triển khả năng tư duy sáng tạo.
Giao việc cho học sinh, cho nhóm học sinh có ý nghĩa lớn về nhiều mặt.
Nó góp phần rèn luyện khả năng giao tiếp cá nhân như nghe, nói, tranh luận, rèn
luyện khả năng hợp tác, tương hổ và giúp học sinh tự tin hơn trong học tập. Bên
cạnh đó, nó còn có vai trò kích thích khả năng sáng tạo, tư duy độc lập và trau
dồi kĩ năng trình bày trước đám đông. Có rất nhiều cách giao việc cho học sinh,
tùy thuộc vào mục tiêu bài học và thời lượng cụ thể mà giáo viên sẽ có cách
phân chia hợp lí.
Ví dụ: Để tìm hiểu về tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn một cách sinh động,
giáo viên có thể giao cho nhóm 1 ( tương ứng với tổ của lớp) về nhà tìm hiểu và
thuyết trình cuộc đời, sự nghiệp và phong cách của nhà văn Lỗ Tấn. Chuẩn bị
trên phần mềm powerpoint có sử dụng tranh ảnh bổ trợ. Nhóm 2 tóm tắt tác
phẩm. Nhóm 3 ý nghĩa nhan đề “Thuốc”…
Hay dạy xong bài Viết tiểu sử tóm tắt, để chuẩn bị cho bài Luyện tập
Viết tiểu sử tóm tắt phía sau, giáo viên yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị một bài tiểu sử
tóm tắt về một danh nhân. Bài tóm tắt chuẩn bị trên powerpoint, thời gian cho
thuyết trình của mỗi bài là từ 5 đến 10 phút. Bài thuyết trình của các em phải

được gởi vào email giáo viên trước một ngày để trình duyệt, sửa chữa. Qua
thực tế dạy học, tôi thấy có em tìm hiểu, tóm tắt thuyết trình về Giáo sư Ngô
Bảo Châu, nhà cách mạng – nghệ sĩ Hồ Chí Minh, Nam Cao, Tố Hữu, về một
cầu thủ bóng đá nổi tiếng mà các em yêu thích như Mecxi, Ronaldo… Bài
thuyết trình tiểu sử tóm tắt về một nhân vật lịch sử, một danh nhân được các em
chuẩn bị rất công phu, kĩ lưỡng và thuyết trình trên lớp cũng rất hào hứng, sôi
nổi tạo được sự hứng thú, say mê của những học sinh khác. Tập thể lớp chăm
chú theo dõi các em trình bày. Sau mỗi bài thuyết trình, giáo viên tổ chức cho
các em nhận xét, đánh giá những điều được cũng như hạn chế để rút kinh
nghiệm cho các lần sau. Cứ như thế, tiết học diễn ra rất thoải mái và các em trao
12


đổi, nhận xét, đánh giá rất chân thành. Tạo được thói quen này, các em sẽ dần
dần tự tin trong khâu trình bày, tranh luận, trao đổi, góp ý. Rèn được kĩ năng
diễn đạt, lập luận trước đám đông. Kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo trong
suy nghĩ. Tạo được mối quan hệ gắn bó, gần gũi giữa các em trong khi cùng
chung giải quyết một nhiệm vụ học tập.

13


C. PHẦN KẾT LUẬN
Như trên đã trình bày, đối thoại, tranh luận có rất nhiều hình thức và có
vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Làm thế nào để
các em được nói ra những suy nghĩ, lập luận, cảm xúc riêng, được tranh luận,
góp ý, nhận xét để tìm kiếm tri thức, đem lại hứng thú cho các em trong giờ học
Ngữ văn, đặc biệt là làm sao để các em yếu, nhút nhát phải “mở miệng”, để dần
dần lấy lại tự tin trong học tập và trong cuộc sống là điều mà tôi luôn trăn trở.
Căn cứ vào bản chất của đối thoại, vào từng đặc điểm loại thể của tác phẩm,

giáo viên sẽ tổ chức các hình thức hoạt động đối thoại để giờ học tác phẩm văn
chương trở nên hiệu quả hơn.
Dạy học theo xu hướng lấy học sinh làm trung tâm và nâng cao khả năng
đối thoại, giúp cho các em tự tin, chủ động sáng tạo trong tiếp nhận tri thức, gắn
kết trong tình cảm, có kĩ năng lập luận, diễn đạt trước đám đông là nhu cầu cấp
thiết của thời đại. Vì vậy giáo viên phải là người hướng dẫn học sinh phương
pháp tiếp cận với kiến thức, tiếp cận với cái mới một cách khoa học, hợp lý và
có hiệu quả nhất. Giáo viên phải là người thật sự am hiểu và có cách lí giải, cắt
nghĩa, cảm thụ một cách tinh tường về tác phẩm mình dạy. Chính từ sự cảm thụ
sâu sắc đó, giáo viên có thể chủ động “chèo lái” tiết dạy sao cho phù hợp với
trình độ và hứng thú của học sinh.
Tôi nhận thấy rằng, thầy cô giáo cần phải có ý thức bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề; luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học,
kết hợp nhiều phương pháp khác nhau phù hợp với mọi đối tượng học sinh
trong từng lớp để các em chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng nhất; Quan
trọng là học sinh phải được giáo viên trang bị phương pháp học như thế nào là
hiệu quả và khả năng tư duy, lập luận, tranh luận được nâng cao. Làm được tất
cả các điều trên, thiết nghĩ, cảm xúc, hứng thú và sự yêu thích đối với bộ môn
Ngữ văn sẽ quay về trong tình cảm của các em.

14


……………………….
Vinh Xuân, ngày 26 tháng 3 năm 2013
Người thực hiện

TRẦN NGỌC MƯỜI

15



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Viết Chữ, Đối thoại và định hướng cảm thụ văn chương trong

dạy học tác phẩm văn học, NXB Hà Nội 2008.
2. Phan Thị Tuyết Nhung, Một số giải pháp góp phần nâng cao chất

lượng bộ môn qua các giờ dạy Ngữ Văn ở trường THPT, Chuyên đề
lưu hành nội bộ 2012.
3. Phan Thị Tuyết Nhung, Cách làm bài văn nghị luận xã hội ở trường

THPT, Chuyên đề lưu hành nội bộ 2013.

16


4. Phan Trọng Luận, Phương Pháp dạy tác phẩm văn chương, NXB

Giáo dục 2009.PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG
XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA TRƯỜNG
(Chủ tịch HĐ xếp loại, ký và đóng dấu)
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Xếp loại …………………………………………………………………………
Vinh Xuân, ngày…..tháng…….năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG
XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỞ GD-ĐT THỪA THIÊN HUẾ
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………

17



×