Chuyên đề khoa học
Năm học 2013 - 2014
MỞ ĐẦU
Việc đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay là một yêu cầu hàng đầu đặt ra cho ngành
giáo dục ở nước ta. Để việc đổi mới có hiệu quả đòi hỏi phải cải tiến nội dung và phương pháp dạy
học. Trong đó cải tiến nội dung có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Vì cải tiến nội dung chính là sự lựa
chọn, bổ sung, hoàn thiện và sắp xếp lại kiến thức. Song để học sinh nắm được nội dung chúng ta
cần cải tiến cả phương pháp dạy học. Mà một trong những khâu quan trọng là việc cải tiến phương
pháp đánh giá kết quả học tập. Nhiều hội thảo, tập huấn về vấn đề này đã được tổ chức nhằm nâng
cao chất lượng của quá trình dạy và học.
Thông qua kiểm tra, đánh giá giúp người học có cơ hội được đánh giá và có thể tự đánh giá,
giáo viên và các nhà quản lý giáo dục thấy được hiệu quả của một chương trình và công việc giảng
dạy ở từng giai đoạn và trong toàn bộ chương trình. Từ đó thấy được những thành công và những
vấn đề cần được rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, định ra những biện pháp thích hợp nhằm
nâng cao chất lượng dạy học. Chính vì vậy, người giáo viên cần phải có một quan niệm đúng đắn
về việc kiểm tra, đánh giá trong công tác dạy học ở trường trung học phổ thông.
Trong những năm gần đây, ở các trường THPT đã sử dụng phương pháp kiểm tra truyền
thống và kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Việc dùng trắc nghiệm khách quan để
kiểm tra đánh giá những bước đầu đã được áp dụng ở các môn học hoá, lý, sinh, ngoại ngữ...Tuy
nhiên, phần lớn các giáo viên cũng chỉ xem trắc nghiệm như là một phương tiện để phục vụ cho
công việc kiểm tra kiến thức học sinh, công việc này vẫn chưa được coi như là một bộ phận hữu cơ
của quá trình dạy học. Do đó, việc kiểm tra đánh giá học sinh vẫn tồn tại những hạn chế nhất định.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học và việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá
trong hoá học, tôi mạnh dạn chọn đề tài : “ Xây dựng hệ thống bài tập - Kiểm tra, đánh giá bằng phương
pháp trắc nghiệm khách quan chương amin – amino axit - protein ” nhằm đào sâu thêm kiến thức hoá học
và kích thích hứng thú học tập của học sinh phổ thông. Do thời gian và tính chất của một chuyên đề
nên trong đề tài này không khỏi có những thiếu sót, rất mong sự góp ý và quan tâm của quý thầy cô
giáo đồng nghiệp cũng như sự phản hồi từ phía học sinh.
Người thực hiện: Võ Chí Tín
-1-
Trường THPT Vinh Xuân
Chuyên đề khoa học
Năm học 2013 - 2014
Chương 1:
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VỀ BỘ MÔN HOÁ
Ở TRƯỜNG THPT VINH XUÂN
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỔ BỘ MÔN
I.1. Đội ngũ giáo viên
- Tổ Hoá - TD - GDQP gồm có 14 giáo viên tham gia giảng dạy. Trong đó:
+ Bộ môn Hoá: 08 giáo viên; nữ: 01. Trong đó có 01 giáo viên làm Hiệu phó và 01 giáo viên phụ
trách phòng thực hành.
+ Bộ môn TD: 04 giáo viên; nữ: 0.
+ Bộ môn GDQP: 02 giáo viên; nữ: 0.
I.2. Thuận lợi
Đa số giáo viên có lập trường, quan điểm chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, có
tinh thần học hỏi, có chí cầu tiến để phát triển năng lực chuyên môn và rèn luyện tay nghề ngày
càng vững vàng.
Trình độ chuyên môn: 100% GV đạt chuẩn. Trong đó có 02 GV đã hoàn chương trình cao
học.
Đa số giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác, có tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong
các hoạt động cũng như trong chuyên môn.
Biên chế giáo viên đủ do đó giáo viên có đủ thời gian để chuẩn bị bài dạy và nghiên cứu
chuyên môn.
Đa số giáo viên trong tổ biết vi tính nên không gặp khó khăn trong việc cập nhật thông tin và
ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
Tổ được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của ban giám hiệu nhà trường.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn: Có 01 phòng thí nghiệm.
Nhìn chung tạm đủ cho nhu cầu sử dụng hiện tại của GV trong tổ.
Có GV chuyên trách PTH nên nhìn chung công tác giảng dạy của giáo viên gặp nhiều thuận
lợi.
I.3. Khó khăn
Đa số giáo viên trong tổ có tuổi nghề quá ngắn và chưa ổn định nên còn thiếu kinh nghiệm
trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh đặc biệt là những học sinh cá biệt.
-
Năng lực chuyên môn không đồng đều. Vì đặc điểm bộ môn nhiều giáo viên chưa được thực
sự ứng dụng CNTT vào giảng dạy...
-
Một số giáo viên ở xa trường nên còn ảnh hưởng đến công tác giảng dạy.
-
Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa đồng bộ, chưa có hiệu quả cao do điều kiện khách
quan của nhà trường cũng như điều kiện chủ quan của giáo viên.
Người thực hiện: Võ Chí Tín
-2-
Trường THPT Vinh Xuân
Chuyên đề khoa học
Năm học 2013 - 2014
Tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học nhìn chung vẫn còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu
giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Phòng thí nghiệm còn gộp nhiều bộ môn khác
nhau.
Chưa trách được tổ độc lập theo bộ môn đôi lúc còn khó khăn trong việc sinh hoạt chuyên
môn. Thời gian sinh hoạt tổ còn ít nên góp ý dự giờ còn hạn chế.
II. ĐIỀU KIỆN TRANG BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM Ở TRƯỜNG THPT VINH XUÂN
Trường THPT Vinh Xuân là một trường thuộc vùng khó khăn của Tỉnh. Là một ngôi trường
mới thành lập. Học sinh của trường không được thi tuyển sinh đầu vào mà chỉ xét tuyển. Học sinh ở
phân tán của các xã Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An...nên có một số khó khăn nhất
định. Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, ở xa trường nên còn khó khăn trong việc đi lại. Tuy nhiên, cùng
với sự cố gắng của học sinh cũng như của đội ngũ giáo viên chất lượng của nhà trường ngày càng
được nâng cao. Đặc biệt là tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp, đại học, học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi
... ngày được nâng cao.
Cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường thì tổ bộ môn Hoá là một trong những
tổ được sự quan tâm của nhà trường. Hiện tại, có 01 phòng thực hành dành riêng cho bộ môn Hoá Sinh để giáo viên và học sinh có thể học tập và nghiên cứu. Diện tích phòng khoảng 80m 2, có tương
đối đầy đủ trang thiết bị cần thiết cũng như hoá chất và dụng cụ thí nghiệm. Tuy nhiên còn khó
khăn nhiều so với các trường THPT khác ở trong Tỉnh.
* Hoá chất: Được sự quan tâm của Sở GD & ĐT Thừa Thiên - Huế và của nhà trường. Vì
vậy, hằng năm tổ bộ môn Hoá được trang bị hoá chất cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy, học tập
của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, do điều kiện bảo quản chưa tốt nên một số hoá chất bị hỏng
như: nhôm bột, dung dịch amoniac,...và thiếu nước cất, dung dịch amoniac, phenolphalein.
* Dụng cụ: Phòng thí nghiệm trên cơ bản có đầy đủ các dụng cụ cho việc thực hành của học
sinh phổ thông. Tuy nhiên, tình trạng ống nghiệm học sinh làm bể hoặc có những thí nghiệm mà
ống nghiệm không thể sử dụng lại nên hằng năm còn thiếu. Về dụng cụ hiện đại phục vụ cho việc
nghiên cứu của giáo viên thì chưa có.
* Sơ đồ: Phòng có nhiều sơ đồ, có một số sơ đồ do Sở cung cấp và một số do giáo viên và
học sinh trang bị. Vì vậy mỗi tiết dạy có thể sử dụng sơ đồ minh hoạ đặc biệt là các tiết dạy hoá
khối lớp 10.
* Mô hình: Cũng như trên, có nhiều mô hình do Sở cung cấp và do học sinh, giáo viên tự
làm như: mô hình tinh thể muối ăn, kim cương, CH4, C2H4, C2H2 ...
III. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG, PHỐI HỢP PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG
CÔNG TÁC GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG THPT VINH XUÂN
Như đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rõ cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ so với một trường
còn nhiều khó khăn như trường THPT Vinh Xuân. Nhưng dưới sự cố gắng chung của học sinh cũng
như của giáo viên giảng dạy. Việc sử dụng phương tiện dạy học rất thuận lợi nên trong công tác
giảng dạy, giáo viên của trường đã kết hợp phương tiện dạy học vào bài giảng. Các tiết thực hành
Người thực hiện: Võ Chí Tín
-3-
Trường THPT Vinh Xuân
Chuyên đề khoa học
Năm học 2013 - 2014
học sinh đều làm thí nghiệm. Tuy nhiên, việc giáo viên sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong giảng
dạy bài mới còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do:
+ Do yêu cầu chưa cao về việc sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong giảng dạy (chỉ khi nào có
thao giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi... thì mới sử dụng).
+ Một số giáo viên còn ngại tiếp xúc với hoá chất, ngại khó và không có thời gian chuẩn bị
do phân bố nhiều tiết dạy liên tiếp trong cùng một buổi...
+ Mỗi giáo viên chưa ý thức cao trong việc khai thác kiến thức bộ môn qua thí nghiệm biểu
diễn.
Người thực hiện: Võ Chí Tín
-4-
Trường THPT Vinh Xuân
Chuyên đề khoa học
Năm học 2013 - 2014
CHƯƠNG 2:
HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG AMIN – AMINOAXIT – PROTEIN
I. DẠNG 1: BÀI TẬP LIÊN QUAN TÍNH CHẤT VÀ NHẬN BIẾT
- Tính bazơ của amin phụ thuộc vào sự linh động của cặp electron tự do trên nguyên tử nitơ:
+ Nhóm đẩy e sẽ làm tăng độ linh động của cặp electron tự do (n) trên nguyên tử N nên tính bazơ tăng.
Chú ý : CH3-NH2 ; C2H5NH2 ; (CH3)2NH2 ; C3H7NH2 có khả năng làm xanh quỳ tím và làm hồng dd
phenolphtalein (PP)
+ Nhóm hút e sẽ làm giảm sự linh động của cặp e tự do trên nguyên tử N nên tính bazơ giảm.
Chú ý :C6H5-NH2 và đđ không có khả năng làm xanh quỳ tím và làm hồng dd phenolphtalein (PP)
+ Khi có sự liên hợp n - π ( nhóm chức amin gắn vào cacbon mang nối π ) thì cặp e tự do trên
nguyên tử N cũng kém linh động và tính bazơ giảm.
+ Tính bazơ của amin bậc 3 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong đó có ảnh hưởng hiệu ứng
không gian của các gốc R.
Chú ý : Tính bazơ của: (CH3)2NH > CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2 > (C6H5)2NH > (C6H5)3N.
Câu 1(Đại học khối A, 2009): Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là:
A. Cu(OH)2
B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH.
Câu 2(Đại học khối A, 2009): Có ba dung dịch: amoni hiđrocacbonat, natri aluminat, natri phenolat và ba
chất lỏng: ancol etylic, benzen, anilin đựng trong sáu ống nghiệm riêng biệt. Nếu chỉ dùng một thuốc thử
duy nhất là dd HCl thì nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm?
A. 5.
B. 6.
C. 3.
D. 4.
Câu 3: Nguyên nhân gây ra tính bazơ của amin là:
A. do amin dễ tan trong nước.
B. do nguyên tử N còn cặp electron tự do.
C. do phân tử amin bị phân cực.
D. do amin có khả năng tác dụng với axit.
Câu 4: Trong các chất: CH3CH2NH2; (CH3)2NH; (CH3)3N và NH3. Chất có tính bazơ mạnh nhất là:
A. NH3.
B. (CH3)3N.
C. (CH3)2NH.
D. CH3CH2NH2.
Câu 5: Trong các chất: CH3NH2; C2H5NH2; (CH3)2NH; C6H5NH2.Chất có tính bazơ mạnh nhất là:
A. CH3NH2.
B. C2H5NH2.
C. (CH3)2NH.
D. C6H5NH2.
Câu 6: Để tách riêng hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2 có thể dùng dung dịch:
A. HCl.
B. HNO3.
C. HCl và NaOH.
D. NaOH và Br2.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Anilin tác dụng được với HBr vì trên N còn có đôi electron tự do.
B. Anilin có tính bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút e của nhân thơm lên nhóm chức NH2.
C. Anilin tác dụng được với dung dịch Br2 vì có tính bazơ.
D. Anilin không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm.
Câu 8: Tên gọi của aminoaxit có công thức cấu tạo CH3 – CH(NH2) – COOH là:
A. axit α - aminopropionic.
B. axit α - aminoaxetic.
β
C. axit - aminopropionic.
D. axit β - aminoaxetic.
Câu 9: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào không lưỡng tính?
A. Amoni axetat.
B. Lysin.
C. Phenol.
D. Alanin.
Câu 10: Dung dịch glixin ( axit amino axetic) có môi trường:
A. axit.
B. bazơ.
C. trung tính.
D. không xác định.
Câu 11: Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là:
A. Na kim loại.
B. dung dịch NaOH.
C. quỳ tím.
D. dung dịch HCl.
Câu 12: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
A. dung dịch NaCl. B. dung dịch HCl.
C. nước Br2.
D. dung dịch NaOH.
Câu 13: Dung dịch metylamin trong nước làm
A. quì tím không đổi màu.
B. quì tím hóa xanh.
C. phenolphtalein hoá xanh.
D. phenolphtalein không đổi màu.
Người thực hiện: Võ Chí Tín
-5-
Trường THPT Vinh Xuân
Chuyên đề khoa học
Năm học 2013 - 2014
Câu 14: Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Các amin đều kết hợp với proton.
B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
C. CTTQ của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.
D. Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin.
Câu 15: Cho (CH3)2NH vào nước, lắc nhẹ, sau đó để yên thì được:
A. hỗn hợp đục như sữa.
B. hai lớp chất lỏng không tan vào nhau.
C. dung dịch trong suốt đồng nhất.
D. các hạt kết tinh không màu lắng xuống đáy.
Câu 16: Cặp ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.
B.(CH3)3COH và (CH3)3CNH2.
C. C6H5CH(OH)CH3 và C6H5NHCH3. D. C6H5CH2OH và (C6H5)2NH.
Câu 17: Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin?
A. CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH -.
B. Fe3++ 3CH3NH2+ 3H2O → Fe(OH)3 +3CH3NH3+.
C. CH3NH2 + HNO2 → CH3OH + N2 + H2O.
D. C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl.
Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng: X → C6H6 → Y → anilin. X và Y tương ứng là:
A. C2H2 và C6H5NO2.
B. C2H2 và C6H5-CH3
C.xiclohecxan và C6H5-CH3.
D. CH4 và C6H5NO2.
Câu 19: Trong các chất: C6H5CH2NH2 , NH3 , C6H5NH2 , (CH3)2NH , chất có lực bazơ mạnh nhất là:
A. NH3
B. C6H5CH2NH2
C. C6H5NH2
D. (CH3)2NH
Câu 20: Trong các chất: C6H5NH2 , C6H5CH2NH2 , (C6H5)2NH, NH3 chất có lực bazơ yếu nhất là:
A. C6H5NH2
B. C6H5CH2NH2
C. (C6H5)2NH
D. NH3
Câu 21: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5-CH2-NH2?
A. Phenylamin.
B. Benzylamin.
C. Anilin.
D. Phenylmetylamin.
Câu 22: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất ?
A. C6H5NH2.
B. (C6H5)2NH
C. p-CH3-C6H4-NH2. D. C6H5-CH2-NH2
Câu 23: Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là
A. Anilin
B. Natri hiđroxit.
C. Natri axetat.
D. Amoniac.
Câu 24: Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là
A. C6H5NH3Cl.
B. C6H5CH2OH.
C. p-CH3C6H4OH.
D. C6H5OH.
Câu 25: Có thể tách riêng các chất từ hỗn hợp lỏng gồm benzen và anilin bằng những chất nào?
A. Dung dịch NaOH, dung dịch brom
B. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH
C. H2O, dung dịch brom
D. Dung dịch NaCl, dung dịch brom
Câu 26: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. anilin, metyl amin, amoniac.
B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.
C. anilin, amoniac, natri hiđroxit.
D. metyl amin, amoniac, natri axetat.
Câu 27: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào
A. ancol etylic.
B. benzen.
C. anilin.
D. axit axetic.
Câu 28: Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là
A. C2H5OH.
B. CH3NH2.
C. C6H5NH2.
D. NaCl.
Câu 29: Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch
A. NaOH.
B. HCl.
C. Na2CO3.
D. NaCl.
Câu 30: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3
chất lỏng trên là
A. dung dịch phenolphtalein.
B. nước brom.
C. dung dịch NaOH.
D. giấy quì tím.
Người thực hiện: Võ Chí Tín
-6-
Trường THPT Vinh Xuân
Chuyên đề khoa học
Năm học 2013 - 2014
II. DẠNG 2: XÁC ĐỊNH CTPT CỦA HỢP CHẤT CHỨA NITƠ DỰA VÀO PHẢN ỨNG ĐỐT
CHÁY
6n + 3
2n + 3
1
- Amin no đơn chức, mạch hở: CnH2n+3N +
O2 → nCO2 +
H2O + N2.
4
2
2
nCO
2
2n
2
Số mol amin = ( nH2O –n CO2) và
=
n=?
3
2n + 3 n H O
2
6n − 7
2n − 7
1
O2 → nCO2 +
H2O + N2.
4
2
2
- Amin tổng quát: CxHyNt +(2x + y/2)/2O2 xCO2 + y/2H2O + t/2N2 (Với y ≤ 2x + 2 + t)
- Hay CxH2x+2-2k-z(NH2)z + O2 xCO2 + (2x + 2 - 2k +z)/2H2O + x/2N2
y z
y
t
- Aminoaxit: CxHyOzNt + ( x +
- ) O2 → x CO2 + H2O + N2.
4 2
2
2
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng liên tiếp thu được 2,24
lít khí CO2 ( ở đktc) và 3,6 gam H2O. CTPT của hai amin là:
A. CH3NH2 và C2H5NH2.
B. C2H5NH2 và C3H7NH2.
C. C3H7NH2 và C4H9NH2.
D. C4H9NH2 và C5H11NH2.
Câu 2: Đốt cháy 2 amin no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp thu được 2,24 lít CO 2 (đktc) và 3,6 g H2O.
Công thức phân tử của 2 amin là:
A. CH3NH2 và C2H5NH2.
B. C2H5NH2 và C3H7NH2.
C. C3H7NH2 và C4H9NH2
D. C2H5NH2 và C4H9NH2
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng liên tiếp thu được CO 2 và H2O theo tỉ
lệ số mol nCO2: n H2O = 1 : 2. Xác định CTPT của 2 amin?
A. CH5N và C2H7N.
B. C2H7N và C3H9N
C. C3H0N và C4H11N.
D. C4H11N và C5H13N.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol một amin bậc I (X) với lượng oxi vừa đủ, thu toàn bộ sản phẩm qua
bình chứa nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình đựng nước vôi trong tăng 3,2g và còn lại 0,448 lít (đktc)
một khí không bị hấp thụ, khi lọc dung dịch thu được 4,0g kết tủa. X có công thức cấu tạo nào sau đây?
A. CH3CH2NH2.
B. H2NCH2CH2NH2.
C. CH3CH(NH2)2.
D. B, C đều đúng.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn một amin thơm X thu được 3,08g CO2, 0,99g H2O và 336ml N2 (đktc). Để trung
hoà 0,1 mol X cần 600ml dung dịch HCl 0,5M. Biết X là amin bậc I, công thức cấu tạo thu gọn có thể có
của X là
- Amin đơn chức 1 vòng thơm: CnH2n-7N +
A. CH3C6H2(NH2)3.
B. CH3NHC6H3(NH2)2.
C. H2NCH2C6H3(NH2)2.
D. cả A, C đều đúng.
Câu 6: Amino axit (Y) có công thức dạng NC xHy(COOH)m. Lấy một lượng axit aminoaxetic (X) và 3,82g
(Y). Hai chất (X) và (Y) có cùng số mol. Đốt cháy hoàn toàn lượng (X) và (Y) trên, thể tích khí oxi cần
dùng để đốt cháy hết (Y) nhiều hơn để đốt cháy hết (X) là 1,344 lít (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của
(Y) là
A. CH3NHCH2COOH.
B. H2NCH2CH2COOH.
C. N(CH2COOH)3.
D. NC4H8(COOH)2.
Câu 7: Hợp chất X chứa các nguyên tố C, H, O, N và có phân tử khối là 89. Khi đốt cháy 1 mol X thu
được hơi nước, 3 mol CO 2 và 0,5 mol N2. Biết rằng, X vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng
được với dung dịch NaOH, ngoài ra còn tác dụng được với nước brom. X là hợp chất nào sau đây?
A. H2N-CH=CH-COOH.
B. CH2=C(NH2)-COOH.
C. CH2=CH-COONH4.
D. cả A, B, C đều sai.
Người thực hiện: Võ Chí Tín
-7-
Trường THPT Vinh Xuân
Chuyên đề khoa học
Năm học 2013 - 2014
Câu 8: Amino axit X chứa một nhóm chức amin bậc I trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu
được CO2 và N2 theo tỉ lệ thể tích 4:1. X là hợp chất nào sau đây?
A. H2NCH2COOH.
B. H2NCH2CH2COOH.
C. H2NCH(NH2)COOH.
D. tất cả đều sai.
Câu 9: Khi đốt cháy hoàn toàn đồng đẳng X của axit aminoaxetic, thu được VCO2 : VH 2O = 6 : 7 . Công thức
cấu tạo thu gọn có thể có của X là
A. CH3CH(NH2)COOH, H2NCH2CH2COOH, CH3NHCH2COOH.
B. H2N[CH2]3COOH, CH3CH(NH2)CH2COOH, CH3NH[CH2]2COOH.
C. H2N[CH2]4COOH, H2NCH(NH2)[CH2]2COOH, CH3NH[CH2]3COOH.
D. kết quả khác.
Câu 10: Hợp chất X chứa các nguyên tố C, H, O, N với tỉ lệ khối lượng tương ứng là 3:1:4:7. Biết phân tử
X có 2 nguyên tử nitơ. Công thức phân tử của X là
A. CH4ON2.
B. C3H8ON2.
C. C3H8O2N2.
D. C2H6O2N2
III. DẠNG 3: XÁC ĐỊNH CTCT CỦA AMIN, XÁC ĐỊNH SỐ ĐỒNG PHÂN CỦA AMIN
Chú ý: Khi viết đồng phân amin nên viết từ đồng phân bậc 1( R-NH2), đến bậc 2(R-NHR’), bậc 3(R-N(-R''')R’).
CHÚ Ý:Số đồng phân amin đơn chức no CnH2n+3N:
Công thức:
Số đp của amin CnH2n+3N = 2n-1 (n<5)
Câu 1:( Trích “ TSĐH A – 2009” )Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu
được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là:
A. 8.
B. 7.
C. 5.
D. 4.
Câu 2: Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết
với dung dịch HCl (dư), thu được 3,925 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là
A. CH3NH2 và C2H5NH2
B. C2H5NH2 và C3H7NH2
C. C3H7NH2 và C4H9NH2
D. CH3NH2 và (CH3)3N
Câu 3: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 4: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 5: Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là
A. 5.
B. 7.
C. 6.
D. 8.
Câu 6: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 7: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 8: Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N ?
A. 3
B. 5
C. 6.
D. 7 .
Câu 9: Có bao nhiêu amin bậc hai có cùng công thức phân tử C5H13N ?
A. 4 .
B. 5 .
C. 6 .
D. 7 .
Câu 10: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2?
A. Metyletylamin.
B. Etylmetylamin.
C. Isopropanamin.
D. Isopropylamin.
Câu 11: Amin nào dưới đây có 4 đồng phân cấu tạo?
A. C2H7N
B. C3H9N
C. C4H11N
D. C5H13N
Người thực hiện: Võ Chí Tín
-8-
Trường THPT Vinh Xuân
Chuyên đề khoa học
Năm học 2013 - 2014
IV. DẠNG 4: TÍNH KHỐI LƯỢNG AMIN, MUỐI TRONG PHẢN ỨNG AMIN VỚI AXIT HOẶC
VỚI BROM
* Cần nhớ 2 phương trình:
+ Với HCl: RNH2 +
HCl
R+16
+Với Brom: C6H5NH2 + 3Br2
RNH3Cl
R+52,5
(1)
Tăng 36,5g
C6H2Br3NH2↓ + 3HBr
kết tủa trắng
93
330
Xg
Yg
*PP: 1) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng khối lượng: mamin + maxit = mmuối
2) Tính mol của chất đề bài cho rồi đặt vào ptrình để suy ra số mol của chất đề bài hỏi => tính m
3) Áp dụng định luật tăng giảm khối lượng
C6H5NH2 + HCl C6H5NH3Cl (129,5)
93
Tăng 36,5
Ag
∆m = = B
mMuối = A + B
Câu 1: Cho 5,9 gam Propylamin (C3H7NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối (C 3H7NH3Cl)
thu được là (Cho H = 1, C = 12, N = 14)
A. 8,15 gam.
B. 9,65 gam.
C. 8,10 gam.
D. 9,55 gam.
Câu 2: Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
A. 7,65 gam.
B. 8,15 gam.
C. 8,10 gam.
D. 0,85 gam.
Câu 3: Cho anilin tác dụng vừa đủ với 2000ml dd Br2 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 66.5g
B.66g
C.33g
D.44g
Câu 4: Cho 0,1 mol anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối phenylamoniclorua (
C6H5NH3Cl) thu được là
A. 25,900 gam .
B. 6,475gam.
C. 19,425gam.
D. 12,950gam
Câu 5: Cho m gam anilin tác dụng hết với dung dịch Br2 thu được 9,9 gam kết tủa. Giá trị m đã dùng là
A. 0,93 gam
B. 2,79 gam
C. 1,86 gam
D. 3,72 gam
Câu 6: Thể tích nước brom 5 % (d = 1,3g/ml) cần dùng để điều chế 3,96 gam kết tủa 2,4,6 – tribrom anilin
là
A. 164,1ml.
B. 49,23ml.
C 88,61 ml.
D. 12,61ml .
Câu 7: Cho 20g hỗn hợpX gồm ba amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung
dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,68g muối. Xác định thể tích HCl đã dùng ?
A 16ml
B 32ml
C 160ml
D 320ml
V. DẠNG 5: AMIN TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI (TƯƠNG TỰ AMONIAC)
PTPƯ: 3RNH2 + 3H2O + FeCl3 →Fe(OH)3 ↓ + 3RNH3+ClCâu 1: Cho 9,3 gam một amin no đơn chức bậc 1 tác dụng với dung dịch FeCl 3 dư thu được 10,7 gam kết
tủa. Công thức của amin trên là:
A. C2H5N
B. CH5N
C. C3H9N
D. C3H7N
Câu 2: Cho hỗn hợp 2 amin đơn chức bậc I có tỉ khối hơi so với hiđro là 19 (biết có một amin có số mol
bằng 0,15) tác dụng với dung dịch FeCl 3 dư thu được kết tủa A. Đem nung A đến khối lượng không đổi thu
được 8 gam chất rắn. Công thức của 2 amin là
A. CH3NH2 và C2H5NH2
B. CH3NH2 và C2H3NH2
C. C2H5NH2 và C2H3NH2
D. CH3NH2 và CH3NHCH3
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp hai amin đơn chức bậc I có tỉ khối hơi so với hiđro là 30 tác dụng với FeCl 2 dư
thu được kết tủa X. lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 18,0 gam chất rắn.
Vậy giá trị của m là
A. 30,0 gam
B. 15,0 gam
C. 40,5 gam
D. 27,0 gam
Người thực hiện: Võ Chí Tín
-9-
Trường THPT Vinh Xuân
Chuyên đề khoa học
Năm học 2013 - 2014
Câu 4: Cho 17,4 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức bậc I có tỉ khối so với không khí bằng 2. Tác dụng với dung
dịch FeCl3 dư thu được kết tủa, đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m
là
A. 16,0 gam
B. 10,7 gam
C. 24,0 gam
D. 8,0 gam
Câu 5: Metylamin dư tác dụng với chất nào sau đây chỉ tạo chất kết tủa?
A. CuCl2
B. FeCl3
C. AgNO3
D. NaCl
VI. DẠNG 6: XÁC ĐỊNH CTPT, CTCT CỦA AMINO AXIT
Câu 1: ( Trích “ TSĐH A – 2009” ) Cho 1 mol aminoaxit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1
gam muối Y. Cũng 1 mol aminoaxit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m 2 gam muối Z. Biết
m2 – m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là:
A. C4H10O2N.
B. C5H9O4N.
C. C4H8O4N2.
D. C5H11O2N.
Câu 2: ( Trích “ TSĐH B – 2009” )Cho 0,02 mol aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl
0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH
4%. Công thức của X là:
A. H2NC2H3(COOH)2.
B. H2NC3H5(COOH)2.
C. (H2N)2C3H5COOH.
D. H2NC3H6COOH.
Câu 3: (ĐHA-08) : Phát biểu không đúng là:
A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COOB. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước va có vị ngọt.
C. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (glixin).
Câu 4: (ĐHA-09) Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m 1 gam muối Y.
Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m 2 gam muối Z. Biết m2–m1=7,5.
Công thức phân tử của X là
A. C4H10O2N2.
B. C5H9O4N.
C. C4H8O4N2.
D. C5H11O2N.
Câu 5: (ĐHA-010) : Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8V lít hỗn
hợp gồm khí cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện). Amin X tác
dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, giải phóng khí nitơ. Chất X là
A. CH2=CH-NH-CH3.
B. CH3-CH2-NH-CH3.
C. CH3-CH2-CH2-NH2.
D. CH2=CH-CH2-NH2.
Câu 6: (ĐHB-010) Trung hòa hòan tòan 8,88 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh)
bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là
A. H2NCH2CH2CH2CH2NH2.
B. CH3CH2CH2NH2.
C. H2NCH2CH2NH2
D. H2NCH2CH2CH2NH2.
Câu 7: (CĐ-2010) Ứng với công phân tử C 2H7NO2 có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch
NaOH vừa phản ứng được với dung HCl?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8: Chất X ( chứa C,H,O,N) có thành phần % theo khối lượng các nguyên tố C,H,O lần lượt là 40,5%;
7,86%; 35,96%. X tác dụng với NaOH và với HCl, X có nguồn gốc từ thiên nhiên và M X <100. Công thức
cấu tạo thu gọn của X là:
A. CH3CH(NH2)COOH.
B. H2NCH2CH2COOH.
C. H2NCH2COOH.
D. H2NCH2CH(NH2)COOH.
Câu 9: Cho 18,6 gam một ankylamin tác dụng với dung dịch FeCl 3 (dư), thu được 21,4 gam kết tủa. Công
thức cấu tạo thu gọn của ankylamin là:
A. CH3NH2.
B. C2H5NH2.
C. C3H7NH2.
D. C4H9NH2.
α
Câu 10: X là một - aminoaxit chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH, Cho 0,89 gam X phản ứng vừa
đủ với NaOH tạo ra 1,11 gam muối. Công thức cấu tạo của X có thể là:
A. NH2 – CH2 – COOH.
B. CH3 – CH(NH2) – COOH.
C. NH2 – CH2 – CH2 – COOH.
D. NH2 – CH = CH – COOH.
Câu 11: Hợp chất C3H7O2N tác dụng được với dung dịch NaOH, dung dịch H 2SO4 và làm mất màu nước
brom. Xác định CTCT của hợp chất đó.
Người thực hiện: Võ Chí Tín
-10-
Trường THPT Vinh Xuân
Chuyên đề khoa học
Năm học 2013 - 2014
A. H2N – CH2 – CH2 – COOH
B. CH2 = CH – COONH4.
C. CH3 – CH (NH2) – COOH
D. A và C đều đúng.
Câu 12: X là một axit α-monoamino monocacboxylic, có tỉ khối hơi so với không khí là 3,07. X là
A. glixin.
B. alanin.
C. axit α - aminobutiric.
D. axit glutamic.
VII. DẠNG 7: TÍNH KHỐI LƯỢNG VÀ XÁC ĐỊNH CTPT, CTCT CỦA AMIN DỰA VÀO PHẢN
ỨNG TẠO MUỐI
* TÍNH KHỐI LƯỢNG CỦA AMINO AXIT TRONG PHẢN ỨNG VỚI AXÍT HOẶC BAZƠ
* Phải viết được 2 phương trình có dạng:
+ Với axít HCl:
H2N– R – COOH + HCl ClH3N– R – COOH
R + 61
R+ 97,5
tăng 36,5
+ Với bazơ NaOH:
H2N– R – COOH+ NaOH H2N– R – COONa+ H2O
R + 61
R+ 83
tăng 22
* TÌM CTCT CỦA AMINO AXÍT DỰA VÀO PỨ TẠO MUỐI
*T/ dụng với NaOH:.
Ptpu: (H2N)x – R – (COOH)y + xNaOH (H2N)x – R – (COONa)y + yH2O
n NaOH
= y = số nhóm chức axit ( – COOH)
n a min
* T/d với HCl
Ptpu: (H2N)y – R – (COOH)x + yHCl (ClH3N)x – R – (COOH)y
n HCl
= x = số nhóm chức baz (–NH2)
n a min
x 22( mmuoiclorua − ma.a )
* Ta có: =
y 36,5(mmuoiNatri − ma.a )
Câu 1: Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với
HCl dư thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là
A. axit glutamic.
B. valin.
C. alanin.
D. Glixin
Câu 2: 0,1 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 0,2 mol HCl hoặc 0,1 mol NaOH. Công thức của X có dạng là.
A. (H2N)2R(COOH)2. B. H2NRCOOH.
C. H2NR(COOH)2.
D. (H2N)2RCOOH
α
Câu 3: X là một - amioaxit no chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 23,4 gam X tác dụng với
HCl dư thu được 30,7 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là công thức nào?
A. CH3-CH(NH2)-COOH
B. H2N-CH2-COOH
C.CH3-CH(CH3)CH(NH2)COOH
D.CH2=C(CH3)CH(NH2)COOH
Câu 4: X là một aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm - NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 0,89 gam X tác dụng với HCl
vừa đủ tạo r a 1,255 gam muối. Công thức cấu tạo của X là công thức nào sau đây?
A. H2N- CH2-COOH
B. CH3- CH(NH2)-COOH.
C. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH.
D. C3H7-CH(NH2)-COOH
Câu 5: X là một α - amioaxit no chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 15,1 gam X tác dụng với
HCl dư thu được 18,75 gam muối. Công thức cấu tạo của X là công thức nào?
A. C6H5- CH(NH2)-COOH
B. CH3- CH(NH2)-COOH
C. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH
D. C3H7CH(NH2)CH2COOH
Câu 6: X là một amino axit. Khi cho 0,01 mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80 ml dung dịch HCl 0,125
M và thu được 1,835 g muối khan. Còn khi cho 0,01 mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần 25 gam
dung dịch NaOH 3,2%. Công thức nào sau đây là của X ?
A. C7H12-(NH)-COOH
Người thực hiện: Võ Chí Tín
B. C3H6-(NH)-COOH
-11-
Trường THPT Vinh Xuân
Chuyên đề khoa học
Năm học 2013 - 2014
C. NH2-C3H5-(COOH)2
D. (NH2)2-C3H5-COOH
Câu 7: Cho 4,41g α - aminoaxit X tác dụng với dung dịch NaOH dư cho ra 5,73g muối. Mặt khác cũng
lượng X như trên nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,505 g muối clorua. X? CTCT của X.
A. HOOC-CH2CH2CH(NH2)COOH
B. CH3CH(NH2)COOH
C. HOOCCH2CH(NH2)CH2COOH
D. Cả A,B
Câu 8: 0,1 mol aminoaxit A phản ứng vừa đủ với 0,2 mol HCl, sản phẩm tạo thành pứ vừa hết với 0,3 mol NaOH.
Giá trị x, y (x: số nhóm amoni; y: số nhóm cacboxyl) lần lượt là:
A. (H2N)2R(COOH)3.
B. H2NRCOOH.
C. H2NR(COOH)2.
D. (H2N)2RCOOH
Câu 9: Cho 1 mol aminoaxit X tác dụng với dung dịch NaOH dư m 1 g muối Y. Mặt khác cũng 1 mol X như
trên nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được m2 g muối Z. Biết m1 - m2 = 7,5. CTPT của X?
A. C5H9O4N
B. C4H10O2N2
C. C5H11O4N
D. C5H8O4N2
Câu 10: Cho 14,7 gam một amino axit X (có 1 nhóm NH2) tác dụng với NaOH dư thu được 19,1 gam muối.
Mặt khác cũng lượng amino axit trên phản ứng với HCl dư tạo 18,35 gam muối. Công thức cấu tạo của X
có thể là
A. NH2-CH2-COOH
B. CH3-CH(NH2)COOH
C. NH2-(CH2)6 -COOH
D. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)COOH
Câu 11: X là một amin a–amino axit chứa 1 nhóm–COOH và 1 nhóm –NH2. Cho 8,9g X tác dụng với dung
dịch HCl. Sau đó cô cạn dung dịch thì thu được 12,55g muối khan. Công thức đúng của X là :
A. H2N-CH2-COOH
B. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH
C. CH3-CH(NH2)-COOH
D. H2N-CH2-CH2-COOH
Câu 12: Amino axit X chứa 1 nhóm–COOH và 1 nhóm –NH 2. Cho 0,1 mol X tác dụng hết với 400ml dung
dịch NaOH 0,5M cô cạn thu được 15,1g chất rắn. Công thức phân tử có thể có của X là:
A. C4H10NO2
B. C5H11NO2
C. C3H7NO2
D. C3H9NO2
VIII. DẠNG 8: VIẾT CÔNG THỨC CẤU TẠO CÁC ĐỒNG PHÂN PEPTIT VÀ PROTEIN
Lưu ý: Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau thì số đồng phân loại peptit sẽ là
n! Hay từ n amino axit khác nhau ta có n! số peptit. Nhưng nếu có i cặp amino axit giống nhau thì công
thức tính số peptit là: n!/2i
Câu 1(Đại học khối A, 2009): Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là:
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 2(Đại học khối A, 2010): Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều
thu được 3 amino axit: glyxin, alanin và phenylalanin?
A. 3
B. 9
C. 4
D. 6
Câu 3: Khi thủy phân tripeptit có công thức phân tử C 11H21N3O4, thu được 3 amino axit: glyxin, alanin,
leuxin. Số đồng phân của tripeptit trên là
A. 6
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 4(Đại học khối A, 2010): Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1
mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol Phenylalanin (Phe). Thuỷ phân không hoàn toàn X thu được
đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val
B. Gly-Ala-Val-Val-Phe
C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly
D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly
Câu 5: Thuỷ phân hoàn toàn một pentapeptit X thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol
valin (Val) và 1 mol Phenylalanin (Phe). Số đồng phân của X là:
A. 60
B. 120
C. 30
D. 5
IX. DẠNG 9: BÀI TẬP TỔNG HỢP
Câu 1(Đại học khối A, 2010): Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở.
X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol
CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là
Người thực hiện: Võ Chí Tín
-12-
Trường THPT Vinh Xuân
Chuyên đề khoa học
Năm học 2013 - 2014
A. 7 và 1,0.
B. 8 và 1,5.
C. 8 và 1,0.
D. 7 và 1,5.
Câu 2(Đại học khối A, 2010): Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra
8V lít hỗn hợp gồm khí cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện).
Amin X tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, giải phóng khí nitơ. Chất X là
A. CH3-CH2-CH2-NH2.
B. CH2=CH-CH2-NH2.
C. CH3-CH2-NH-CH3.
D. CH2=CH-NH-CH3.
Câu 2(Đại học khối B, 2010): Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn
với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác
dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là
A. 171,0.
B. 165,6.
C. 123,8.
D. 112,2.
Câu 3(Đại học khối A, 2008 ): Có các dung dịch riêng biệt sau:C6H5-NH3Cl( phenylamoni clorua),
H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa.
Số lượng các dung dịch có pH < 7 là:
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 4(Đại học khối A, 2009): Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X
phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí,
làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung
dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 8,2
B. 10,8
C. 9,4
D. 9,6
Câu 5(Đại học khối A, 2009): Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng thu được muối điazoni
B. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.
C. Etylamin phản ứng với axit nitr ơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí.
D. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
Câu 6(Đại học khối A, 2009): Người ta điều chế anilin bằng sơ đồ sau:
HNO3 đăc ( H 2 SO4 đ )
t0 )
Benzen +
→ Nitrobenzen Fe
+ HCl
(
→ Anilin.
Biết hiệu suất giai đoạn tạo thành nitrobenzen đạt 60% và hiệu suất giai đoạn tạo thành anilin đạt 50%. Khối
lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là:
A. 186,0 gam.
B. 55,8 gam.
C. 93,0 gam.
D. 111,6 gam.
Câu 7(Đại học khối A, 2009): Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl
2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol
NaOH đã phản ứng là
A. 0,50.
B. 0,65.
C. 0,70.
D. 0,55.
Câu 7(Đại học khối A, 2010): Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp.
Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và
hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi
đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là
A. C2H6 và C3H8B. C3H6 và C4H8
C. CH4 và C2H6
D. C2H4 và C3H6
Câu 8(Đại học khối B, 2010): Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một
aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH 2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn
0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm
thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 120.
B. 60.
C. 30.
D. 45.
Câu 9(Cao đẳng, 2010): Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được
0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6g X tác dụng với dd HCl (dư), số mol HCl phản ứng là
A. 0,1
B. 0,4
C. 0,3
D. 0,2
Câu 10: Đem trùng ngưng hỗn hợp gồm 22,5 gam glyxin và 44,5 gam alanin thu được m gam protein với
hiệu suất mỗi phản ứng là 80%. Vậy m có giá trị là:
A. 42,08 gam.
B. 38,40gam
C. 49,20gam
D. 52,60 gam
Câu 11: Cho 9,3 gam anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
Người thực hiện: Võ Chí Tín
-13-
Trường THPT Vinh Xuân
Chuyên đề khoa học
Năm học 2013 - 2014
A. 11,95 gam.
B. 12,95 gam.
C. 12,59 gam.
D. 11,85 gam.
Câu 12: Cho 5,9 gam etylamin (C3H7NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối (C 3H7NH3Cl)
thu được là (Cho H = 1, C = 12, N = 14)
A. 8,15 gam.
B. 9,65 gam.
C. 8,10 gam.
D. 9,55 gam.
Câu 13: Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
A. 7,65 gam.
B. 8,15 gam.
C. 8,10 gam.
D. 0,85 gam.
Câu 14: Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 38,85 gam muối. Khối lượng anilin đã
phản ứng là
A. 18,6g
B. 9,3g
C. 37,2g
D. 27,9g.
Câu 15: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X
là
A. C2H5N
B. CH5N
C. C3H9N
D. C3H7N
Câu 16: Nicotin là một chất hữu cơ có trong thuốc lá, gây nghiện và mầm mống của bệnh ung thư. Hợp
chất này được tạo bởi 3 nguyên tố C,H,N. Đem đốt cháy hết 2,349 gam nicotin , thu được nitơ đơn chất,
1,827 gam H2O và 3,248 lit (ở đktc) khí CO2. CTĐG của nicotin là:
A. C3H5N.
B. C3H7N2.
C. C4H9N.
D. C5H7N.
α
Câu 17: Cho - aminoaxit mạch thẳng X có công thức H2NR(COOH)2 tác dụng vừa đủ với 100 ml dung
dịch NaOH 1M, thu được 9,55 gam muối. Tên gọi của X là:
A. Axit 2- aminopropanđioic.
B. Axit 2- aminobutanđioic.
C. Axit 2- aminopentanđioic.
D. Axit 2- aminohexanđioic.
Câu 18: Hỗn hợp A gồm hai aminoaxit no, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp, có chứa một nhóm amino và một
nhóm chức axit trong phân tử. Lấy 47,8 gam hỗn hợp A cho tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 3,5 M (có
dư), được dung dịch B. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch B cần 1300 ml dung dịch NaOH 1M. Công
thức hai chất trong hỗn hợp A là:
A. CH3CH(NH2)COOH ; CH3 CH2CH(NH2)COOH.
B. CH3 CH2CH(NH2)COOH ; CH3 CH2CH2CH(NH2)COOH.
C. CH3 CH2CH2CH(NH2)COOH ; CH3 CH2CH2 CH2CH(NH2)COOH.
D. H2NCH2COOH ; CH3CH(NH2)COOH.
Câu 19: Este X được điều chế từ một aminoaxit và ancol etylic. Đốt cháy hoàn toàn 20,6 gam X thu được
16,2 gam H2O, 17,92 lit CO2 và 2,24 lít N2. Các thể tích khí đo ở đktc. Tỉ khối hơi của X so với không khí
gần bằng 3,552. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. H2NCH2COOC2H5.
B. H2N(CH2)2COOC2H5.
C. H2NC(CH3)2COOC2H5.
D. H2NCH(CH3)COOC2H5.
α
Câu 20: X là một - aminoaxit chỉ chứa 1 nhóm – NH2 và 1 nhóm – COOH. Cho 1,72 gam X phản ứng
vừa đủ với HCl tạo ra 2,51 gam muối. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH2 = C(NH2) – COOH.
B. CH3 – CH(NH2) – COOH .
C. H2N – CH = CH – COOH .
D. H2N – CH2 – CH2 – COOH .
(Những phương án được bôi nhạt là đáp án để tham khảo!)
Người thực hiện: Võ Chí Tín
-14-
Trường THPT Vinh Xuân
Chuyên đề khoa học
Năm học 2013 - 2014
KẾT LUẬN
Trong chuyên đề này chúng tôi đã thực hiện được những công việc cụ thể sau:
1. Đã nghiên cứu cơ sở lý thuyết và những vấn đề thực tiễn có liên quan đến chuyên đề này:
Tổng quan về kiểm tra trắc nghiệm và vấn đề đánh giá trong giảng dạy hoá học.
2. Khảo sát điều kiện trang bị phòng thí nghiệm ở trường THPT Vinh Xuân và thực trạng
việc sử dụng, phối hợp phương tiện dạy học trong công tác giảng dạy.
3. Đã xây dựng được hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan liên quan đến chương amin –
aminoaxit – protein và đưa ra được 09 dạng toán để học sinh dễ tìm hiểu và giải toán. Trong mỗi
dạng toán chúng tôi đã có một số lưu ý và hướng dẫn nhằm giúp học sinh ôn lại lý thuyết một cách
dễ dàng.
4. Mặt hạn chế của chuyên đề:
Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan là một phương pháp mới, tài liệu
tham khảo còn ít, do thời gian và năng lực có hạn và rong giới hạn của một chuyên đề khoa học
nên chúng tôi chỉ đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm khách quan về kiến thức cũng như bài tập về
chương amin – aminoaxit – protein mà chưa tiến hành thực nghiệm trên những câu hỏi đã ra.
Chúng tôi hy vọng chuyên đề tiếp theo sẽ tiếp tục tiến hành thực nghiệm thông qua những bài kiểm
tra để đánh giá chất lượng của câu hỏi đã ra.
5. Một số kiến nghị:
Với chuyên đề này, chúng tôi gặp khó khăn khi tiến hành thực nghiệm. Vì do nhiều nguyên
nhân khách quan cũng như chủ quan của bản thân.
Với chuyên đề này, chúng tôi xin mạnh dạn đề nghị cấp trên đặc biệt với giáo viên phụ trách
bộ môn Hoá học cần khảo sát các đề kiểm tra bằng thực nghiệm để tiến tới xây dựng ngân hàng câu
hỏi chung cho tất cả giáo viên bộ môn hoá trong Tỉnh.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan kích thích được năng lực
học tập của học sinh. (Học sinh rất hứng thú khi làm bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm).
* Học sinh được kiểm tra với lượng kiến thức nhiều hơn rất nhiều.
* Về đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan kết quả được khách quan hơn so với tự luận.
Phú Vang, ngày 20 tháng 03 năm 2014
Người thực hiện
VÕ CHÍ TÍN
Người thực hiện: Võ Chí Tín
-15-
Trường THPT Vinh Xuân
Chuyên đề khoa học
Năm học 2013 - 2014
PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG
XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG THPT VINH XUÂN
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
................................................................................................................
Xếp loại:..............................................................................................................................
Vinh Xuân, ngày .....tháng .....năm 2014
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG
XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN - HUẾ
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
................................................................................................................
Xếp loại:.................................................................................................................................
Người thực hiện: Võ Chí Tín
-16-
Trường THPT Vinh Xuân