Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên ở tỉnh hậu giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.56 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
******

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GIÁO DỤC TÍNH NHÂN VĂN CHO THANH THIẾU
NIÊN Ở TỈNH HẬU GIANG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Giáo dục công dân
Mã ngành: 52140204

Giáo viên hướng dẫn :

Sinh viên thực hiện:

Ths - GVC. TRẦN THỊ TUYẾT HÀ

NGUYỄN HUỆ THƯ
MSSV: 6106654
LỚP: GDCD 02 – K36

Cần Thơ, 12/2013


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập ở giảng đường đại học, được sự dìu dắt của thầy
cô Khoa Khoa học Chính trị tôi đã tích lũy cho mình những kiến thức nhất định,
tích cực rèn luyện nhân phẩm đạo đức của mình trong mọi hoạt động. Để hôm nay
tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, từng bước trưởng thành và đây sẽ là
hành trang quý báu cho sự nghiệp của tôi sau này.
Tôi chân thành cảm ơn Lãnh đạo Khoa Khoa học Chính trị Trường Đại học


Cần Thơ, quý thầy cô giáo trong khoa. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn trân
trọng và sâu sắc nhất đến cô Trần Thị Tuyết Hà người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài: “ Giáo dục tính nhân
văn đối với thanh thiếu niên ở tỉnh Hậu Giang hiện nay”. Bên cạnh đó, tôi cũng gửi
lời cảm ơn đến thư viện Trường Đại học Cần Thơ, thư viện Khoa Khoa học Chính
trị, Tỉnh Đoàn Hậu Giang, Cục thống kê tỉnh Hậu Giang…đã tạo điều kiện cung cấp
tài liệu cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi đã cố gắng thực hiện đề tài luận văn của mình, song trình độ kiến thức
còn hạn hẹp nên trong quá trình trình bày sẽ còn có những vấn đề chưa đề cập và
cũng sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được sự chia sẽ, những ý
kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Huệ Thư


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn................................................................. 2
5. Kết cấu luận văn .................................................................................................. 3
NỘI DUNG ............................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC TÍNH NHÂN VĂN CHO
THANH THIẾU NIÊN Ở TỈNH HẬU GIANG TRONG THỜI GIAN QUA
1.1 Nhân văn và vai trò giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên ....................... 4

1.2 Thành tựu về giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên ở tỉnh Hậu Giang
trong thời gian qua và nguyên nhân của thành tựu đó .............................................. 7
1.3 Những mặt hạn chế về giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên ở tỉnh Hậu
Giang trong thời gian qua và những nguyên nhân của những mặt hạn chế đó ........ 24
CHƯƠNG 2: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIÁO DỤC TÍNH NHÂN VĂN CHO THANH THIẾU NIÊN Ở TỈNH
HẬU GIANG HIỆN NAY
2.1 Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa, ý thức công dân cho
thanh thiếu niên Hậụ Giang ................................................................................... 31
2.2. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Đoàn – Đội – Hội và phong trào
thanh thiếu niên Hậu Giang trong tình hình mới .................................................... 45
2.3. Giáo dục những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc cho thanh thiếu niên
Hậu Giang ............................................................................................................. 49
2.4. Kết hợp giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên Hậu Giang ở gia đình –
nhà trường – xã hội................................................................................................ 55
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 68


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thanh thiếu niên là lực lượng xã hội to lớn, nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự
phát triển của xã hội hiện tại và là người chủ tương tai của đất nước. Thanh niên là
lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp đổi
mới thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có xứng đáng trong cộng
đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội
chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, lực lượng trẻ
đầy nhiệt huyết.
Cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi

đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các
cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập
của các em” và vào ngày 17/08/1947 trong thư gửi thanh niên một lần nữa Người
lại khẳng định “…thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nhà
nước thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần do các thanh niên. Thanh niên muốn
chủ trương cho xứng đáng ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của
mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai đó”.
Chính vì vậy, thanh thiếu niên có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng phát triển đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Hơn nữa, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, những biến đổi của tình hình trong nước và quốc tế đã tác động mạnh mẽ
đến sự phát triển của thanh thiếu niên cả nước nói chung cũng như sự phát triển của
thanh thiếu niên tỉnh Hậu Giang nói riêng.
Thanh thiếu niên ở tỉnh Hậu Giang sôi nổi tham gia trong các phong trào ở
từng địa phương, tích cực nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, có xu
hướng nghề nghiệp rõ ràng, có tư tưởng chính trị vững vàng, hình thành lối sống
lành mạnh giàu tính nhân văn, luôn phát huy những truyền thống vẻ vang của dân
tộc, hăng hái tham gia các hoạt động vì cuộc sống cộng đồng thể hiện lòng thương
người, tương thân tương ái, hoàn thành tốt nhiệm vụ do Đoàn, Đội phát động …Tuy

1


nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế tiêu cực như: một số thanh niên chưa ý thức
được vai trò bổn phận của mình đối với xã hội, chưa thật sự quan tâm đến các vấn
đề chính trị xã hội, chưa định hướng nghề nghiệp vững vàng, chạy theo lối sống
thực dụng, không quan tâm và giúp đỡ mọi người, đặc biệt là tình trạng thanh thiếu
niên phạm tội, suy giảm giá trị nhân văn ngày càng gia tăng đang là mối lo ngại cho
toàn xã hội.
Vì thế việc giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên là rất cần thiết có ý

nghĩa thiết thực. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc gìn giữ
và phát huy những giá trị nhân văn, củng cố thêm vai trò to lớn của tính nhân văn
đối với đời sống thanh thiếu niên nên tôi quyết định chọn đề tài “ Giáo dục tính
nhân văn cho thanh thiếu niên ở tỉnh Hậu Giang hiện nay” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng việc giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên ở Hậu
Giang trong thời gian qua. Từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên ở Hậu Giang hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, trình bày rõ thực trạng việc giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu
niên ở tỉnh Hậu Giang trong thời gian qua.
Thứ hai, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
tính nhân văn cho thanh thiếu niên ở tỉnh Hậu Giang hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đề tài nghiên cứu việc giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên ở tỉnh
Hậu Giang từ năm 2004 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp phân tích

2


và tổng hợp, logic - lịch sử, gắn lý luận với thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ đặt ra.
Ngoài ra còn nghiên cứu xử lý tài liệu của các cấp, các ngành có liên quan ở tỉnh
Hậu Giang.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Luận văn còn có phần

nội dung gồm 2 chương 7 tiết.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC TÍNH NHÂN VĂN CHO
THANH THIẾU NIÊN Ở TỈNH HẬU GIANG TRONG THỜI GIAN QUA
1.1. Nhân văn và vai trò giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên.
Khái niệm nhân văn
Có nhiều khái niệm về nhân văn nhưng có thể hiểu theo ý nghĩa từng từ như
sau: Nhân là người, văn là vẻ đẹp. Nhân văn có thể hiểu là những giá trị đẹp đẽ của
con người. Nhân văn là giá trị phổ quát, là tổ hợp các yếu tố chân – thiện – mỹ, là
hiện thân của thiên hướng vươn lên và hoàn thiện không ngừng của chính con
người. Vì vậy nhân văn bao giờ cũng là lý tưởng và mục tiêu mà loài người hằng
vươn tới, nó tồn tại, phát triển ngày càng mảnh liệt trong suốt tiến trình phát triển
của xã hội.
Còn khi nói đến tính nhân văn ta không chỉ nói đến tình cảm của con người,
những giá trị về mặt tình cảm mà con người thể hiện trong mỗi công trình cụ thể mà
ta cần phải nói đến những nét văn hóa hằng sâu trong nó. Tính nhân văn là tổng hợp
cách sống cách cư sử, cách học, cách suy nghĩ, cách giao tiếp, lịch sử, truyền thống,
tôn giáo, tâm linh... của con người trong thời hiện tại.
Vai trò giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên
Thanh thiếu niên hay còn gọi là Teen, xì-tin, tuổi ô mai là một giai đoạn
chuyển tiếp thể chất và tinh thần trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai
đoạn trẻ em và trưởng thành. Sự chuyển tiếp này liên quan tới những thay đổi về
sinh học, xã hội và tâm lý, dù những thay đổi về sinh học và tâm lý là dễ nhận thấy
nhất. Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam thì độ tuổi thanh thiếu niên là
khoảng từ 10 tuổi đến 24 tuổi.
Đặc điểm chung của lứa tuổi thanh thiếu niên là lứa tuổi chưa có sự phát triển

hoàn thiện về cả sinh lý, tâm lý và nhận thức, đây là lứa tuổi đang trong quá trình
phát triển để hoàn thiện, đúng với câu nói “ăn chưa no, lo chưa tới”. Thanh thiếu
niên thích thể hiện cái tôi, thích làm những việc khác người hoặc quá mức bình
thường như là một cách để tự khẳng định mình đã là người lớn. Thanh thiếu niên
4


cũng rất dễ bị kẻ xấu kích động, lôi kéo, xúi giục hoặc a dua làm những việc trái
pháp luật, thanh thiếu niên vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của các hành vi vi
phạm pháp luật.
Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc giáo dục những phẩm chất cao quý,
những tác phong đẹp đẽ như khiêm tốn, giản dị. Đó là tinh thần lao động tích cực,
siêng năng, làm hết mình, gan dạ, táo bạo và sáng tạo; là đức tính “trung thành, thật
thà, chính trực” trong đời công và đời tư. Phải cương quyết chống thói lãng phí
trong sản xuất và tiêu dùng. Thanh thiếu niên vốn có nhiều ham muốn, trong đó có
những tham muốn thấp hèn vì vậy cần phải giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu
niên có được ý thức biết tự kiềm chế, không để những ham muốn thấp hèn trở thành
thói quen trong cuộc sống, trong sinh hoạt hằng ngày. Bởi vì, khi đã trở thành thói
quen rồi thì rất khó sửa, có khi còn làm cho thanh thiếu niên đi tới thoái hóa, biến
chất, hư hỏng. Nếu không giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên những giá trị
truyền thống dân tộc, cách cư xử của con người với nhau sau cho có văn hóa, lòng
nhân ái…thì thanh thiếu niên dễ bị ảnh hưởng xấu bởi lối sống thực dụng, lai căng,
không có lý tưởng, lãng quên dần các giá trị truyền thống, xa rời cội nguồn dân tộc.
Giáo dục tính nhân văn là công việc rất khó khăn và công phu, do đó Hồ Chí
Minh đề ra luận điểm: “Vì lợi ích trăm năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải
trồng người”. Đó là chân lý từ ngàn xưa, cho thấy vị trí và ý nghĩa của chiến lược
con người. Thực tế lịch sử cho thấy, tai họa của một dân tộc, một triều đại, một sự
nghiệp cải cách xã hội, không chỉ ở chỗ nó giải quyết đúng đắn hay không về mục
tiêu, nhiệm vụ, biện pháp mà còn tùy thuộc vào việc có chuẩn bị tốt về con người
hay không. Đất nước ta trãi qua nhiều năm tháng đấu tranh kiên cường chóng mọi

kẻ thù, các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam luôn cầm súng để bảo vệ nền độc lập,
tự do của mọi dân tộc.
Việc giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên đang chịu tác dộng của nền
kinh tế thị trường làm cho việc giáo dục tính nhân văn gặp nhiều khó khăn. Hiện
nay những hiện tượng được gọi là tiêu cực xuất hiện nhiều trong đời sống kinh tế xã hội như mua bán văn hóa phẩm đồi trụy, sản xuất và lưu thông nhiều loại hàng
giả, đầu cơ tích trữ, mua bán gian lận, mê tín dị đoan, cờ bạc, mại dâm, ma chay,

5


cưới xin theo hủ tục lạc hậu, nhiều hành vi tội phạm nghiêm trọng…có nguyên nhân
từ mặt trái nền kinh tế thị trường, của việc buông lỏng kỷ cương pháp luật và việc
giáo dục kém hiệu quả. Bên cạnh đó, những quan niệm mới về đạo đức, những
nguyên tắc, chuẩn mực, hệ thống giá trị và đạo đức trên bình diện xã hội đang thay
đổi, đang hình thành xác lập những chuẩn mực mới.
Trong xã hội, thời gian đây đã và đang xuất hiện những hiện tượng đáng ngại
về lý tưởng và lối sống của một bộ phận giới trẻ đó là lối sống cá nhân thực dụng
buông thả, đua đòi ăn chơi, sa vào tệ nạn xã hội, chưa ý thức được vai trò bổn phận
của mình đối với xã hội, chưa thật sự quan tâm đến các vấn đề xã hội, suy giảm các
giá trị nhân văn cao quý… ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ. Nhất là các
em ở lứa tuổi học đường, nhiều thanh thiếu niên không xác định được cho mình
mục đích sống đúng đắn, thiếu hiểu biết pháp luật như tình trạng vi phạm pháp luật
về hình sự, mà đặc biệt là phạm tội về trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cố ý gây
thương tích… ngày càng gia tăng, điều đó đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải có sự
quan tâm thực sự của gia đình và toàn xã hội cần phải tăng cường giáo dục tính
nhân văn cho thanh thiếu niên.
Do đó, việc giáo dục tính nhân văn đối với thanh thiếu niên có vị trí quan
trọng trong các định hướng nội dung giáo dục xã hội chủ nghĩa. Để phát triển toàn
diện, thanh thiếu niên không chỉ cần có năng lực nghề nghiệp chuyên môn giỏi mà
còn phải có những phẩm chất chính trị, pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ…Thiếu phẩm

chất nhân văn, phẩm chất đạo đức, thanh thiếu niên sẽ phát triển một cách chưa
hoàn chỉnh, như Hồ Chí Minh từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng,
có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Trong điều kiện nền kinh tế thị
trường, trong cuộc đấu tranh giữa hai con đường diễn ra phức tạp, gay gắt và lâu
dài, nhiều tàn dư, tập quán và lối sống cũ lạc hậu…càng dễ thâm nhập vào thanh
thiếu niên. Vì thế càng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả giáo dục tính nhân
văn cho thanh thiếu niên hiện nay.
Việc giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên là việc làm cần phải thường
xuyên quan trọng, có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển toàn diện của thanh thiếu niên
cả về trí tuệ lẫn nhân cách.

6


1.2. Thành tựu về giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên ở tỉnh Hậu
Giang trong thời gian qua.
1.2.1 Những thành tựu đạt được
Thứ nhất, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục chính trị, tư tưởng, các
hoạt động giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống có bước đổi mới về nội dung,
phương thức hình thành thế hệ thanh thiếu niên Hậu Giang giàu lòng yêu nước, có
lối sống đẹp, có lý tưởng cách mạng, có bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam.
Triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” – phát hiện, tuyên dương nhân rộng các điển hình
tiên tiến. Có thể nói cuộc vận động “Tuổi trẻ Hậu Giang học tập và làm theo lời
Bác” được triển khai với những cách làm sáng tạo, nhiều hình thức đa dạng, phong
phú như: tổ chức hội thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chiếu phim,
tọa đàm, viết báo tường tìm hiểu cuộc đời sự nghiệp của của Bác, tổ chức hành
quân về nguồn tại đền thờ Bác Hồ trong và ngoài tỉnh, tổ chức học tập các tác phẩm
văn học nghệ thuật về cuộc đời, sự nghiệp tư tưởng của Bác gắn với trao đổi, thảo
luận xây dựng chương trình hành động, tiêu chí phấn đấu học tập và làm theo lời

Bác. Mở các lớp học tập chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh, qua đó nhận thức của
đội ngũ cán bộ, thanh thiếu niên trong tỉnh có chuyển biến tốt, từng bước tạo ra
phong trào thi đua sâu rộng cho thanh thiếu niên học tập, rèn luyện theo tấm gương
đạo đức của Bác.
Từ đó phát huy tính tự giác của thanh thiếu niên trong tu dưỡng, rèn luyện
đạo đức, lối sống, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng và tăng cường khả năng
tự đề kháng trước những âm mưu, thủ đoạn lôi kéo, kích động xúi giục, lợi dụng
thanh thiếu niên và chủ động đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các
thế lực thù địch làm ảnh hưởng tiêu cực đến thanh thiếu niên trong tỉnh.
Trong thời gian qua, trong toàn tỉnh đã tổ chức tổng kết 5 năm triển khai
cuộc vận động “Tuổi trẻ Hậu Giang học tập và làm theo lời Bác”, đồng thời tổ chức
hội nghị tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác trên nhiều lĩnh vực, kết
quả đã có 100% cơ sở Đoàn triển khai có hiệu quả cuộc vận động “ Học tập và làm
theo lời Bác”, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức tuyên dương, tôn vinh trên 3.716 đoàn
7


viên, thanh niên và 1.104 tập thể có thành tích xuất sắc trong việc học tập và làm
theo lời Bác [5, tr. 6].
Bên cạnh đó, chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Hậu Giang vì dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” được các cấp bộ Đoàn trong toàn
tỉnh triển khai thực hiện ngày càng đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung,
thu hút đông đảo thanh thiếu niên tham gia. Ban thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp với
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang phát sóng chương trình “Khát vọng
trẻ”, tổ chức vận động các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, các mạnh thường
quân trong và ngoài tỉnh đóng góp các Quỹ học bổng giúp các em học sinh, sinh
viên nghèo vượt khó học giỏi. Qua triển khai thực hiện đã giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp cho thanh thiếu nhi thực hiện ước mơ, hoài bảo của mình, vượt
qua khó khăn, thử thách về điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình để học tập, lao
động hướng đến tương lai tươi sáng.

Thông qua chương trình đến thời điểm này đã mở 499 lớp học tình thương
cho 5.551 em thiếu niên nghèo, đóng góp “Quỹ vì bạn nghèo” với số tiền gần 6 tỷ
đồng, thực hiện 744 công trình “Vì đàn em thân yêu” với tổng trị giá gần 4 tỷ đồng,
thành lập trên 3.000 Quỹ học bổng các loại, trao tặng trên gần 20.000 suất học bổng
cho các em học sinh nghèo trong toàn tỉnh, tổng trị giá gần 5 tỷ đồng [5. tr 6]
Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả giáo dục của Đoàn mà
trước tiên về giáo dục chính trị, tư tưởng: Các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã tích
cực nghiên cứu, thử nghiệm các mô hình, hình thức giáo dục mới để tăng tính hấp
dẫn, phát huy nhân tố tự giáo dục, tự rèn luyện của mỗi đoàn viên, thanh thiếu niên
trong môi trường do Đoàn, Đội tạo ra. Các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng
được triển khai sâu rộng, nội dung phong phú, hình thức đa dạng thu hút đông đảo
thanh thiếu niên tham gia. Các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã kịp thời tổ chức cho
thanh thiếu niên học tập, quán triệt Nghị quyết, chủ trương của Đảng, 6 bài học lí
luận chính trị của Đoàn, triển khai các buổi sinh hoạt chuyên đề về tình hình chính
trị, thời sự thế giới, những tác động đến tình hình trong nước, đặc biệt các vấn đề
liên quan đến chủ quyền của nước ta đối với Biển Đông. Qua đó kịp thời tác động
tích cực đến nhận thức chính trị, thái độ, tư tưởng của thanh thiếu niên trước những

8


vấn đề mới nảy sinh, đồng thời giúp thanh thiếu niên tự tin, bản lĩnh, giữ vững lập
trường tư tưởng trước những tác động tiêu cực, những vấn đề mới nảy sinh của xã
hội hiện nay.
Về giáo dục truyền thống: Được triển khai hiệu quả nhân kỷ niệm các ngày
lễ lớn của đất nước, của Đảng, của Đoàn, Đội, Hội. Nét mới là mỗi đợt sinh hoạt
giáo dục truyền thống lớn đều có chủ đề, chủ điểm. Coi trọng giáo dục thông qua
thực tiễn hành động cụ thể của thanh thiếu niên.
Trong 2 nhiệm kỳ, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh triển khai nhiều hoạt
động có ý nghĩa thiết thực với các hình thức trực quan sinh động, nhiều hoạt động

sôi nổi, mang lại hiệu ứng tuyên truyền cao, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh thiếu
niên tham gia tìm hiểu truyền thống hào hùng của quân và dân tỉnh nhà, truyền
thống lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh…Qua đó giúp đoàn viên, thanh thiếu
niên phát huy và giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trên tinh
thần tự giác, trách nhiệm của tuổi trẻ.
Về giáo dục đạo đức, lối sống: Tổ chức Đoàn các cấp luôn xác định việc giáo
dục rèn luyện đạo đức lối sống cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay
có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần đào tạo giáo dục thế hệ thanh thiếu niên có
trình độ, tri thức, nghiệp vụ chuyên môn cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng đáp
ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Trong nhiệm kỳ, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên được
triển khai dưới nhiều hình thức mới, thông qua nhiều hình thức như: mít tinh, hội
trại, hội diễn, tọa đàm, diễn đàn, họp mặt truyền thống, giao lưu văn hóa văn nghệ,
thể dục thể thao, hái hoa dân chủ, tổ chức lễ thắp nến tri ân, tuyên truyền pháp luật
thông qua xây dựng tiểu phẩm, liên hoan các đội nhóm tuyên truyền ca khúc cách
mạng với chủ đề khắc họa chân dung các anh hùng liệt sĩ, tổ chức hội thi thanh niên
thanh lịch, kể chuyện truyền thống, gặp gỡ nhân chứng lịch sử, cuộc thi tìm hiểu
“Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến và anh hùng”, “80 năm truyền thống vẻ
vang của Đoàn”, cuộc thi viết “Lá thư gửi người lính đảo”, cuộc thi viết “50 năm
huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển”… các diễn đàn nhằm thể hiện nhận thức

9


của thanh niên về trách nhiệm trong xã hội, về xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa,
tiêu biểu như: thực hiện chương trình “Khi tôi 18” trong các trường trung học phổ
thông, phong trào 3 rèn luyện trong các trường trung cấp nghề, cuộc vận động sinh
viên 5 tốt đã kịp thời tác động tích cực, định hướng nhận thức chính trị, thái độ, tư
tưởng của thanh niên.

Về giáo dục ý thức pháp luật: Các hoạt động tuyên truyền giáo dục ý thức
pháp luật cho thanh thiếu niên được duy trì qua việc củng cố, nhân rộng, các mô
hình phổ biến và giáo dục pháp luật có hiệu quả, xây dựng mô hình điểm về chấp
hành pháp luật, góp phần hình thành ý thức pháp luật, lối sống tuân thủ pháp luật
trong thanh thiếu niên.
Trong những năm qua, việc tuyên truyền giáo dục tính nhân văn trong đoàn
viên, thanh niên được các cấp, các ngành trong toàn tỉnh tổ chức sôi nổi, đạt kết quả
thiết thực thu hút hàng triệu lượt đoàn viên thanh thiếu niên tham gia.
Năm 2012, các tổ chức cơ sở đoàn tuyên truyền pháp luật được gần 12.000
cuộc thu hút trên 500.000 lượt đoàn viên, thanh niên tham dự. Trong đó, thông qua
các Câu lạc bộ pháp luật tại 74 xã, phường, thị trấn đã tổ chức tuyên truyền gần
9.000 cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật, qua đó đã giáo dục cảm hóa được 473
thanh thiếu niên chậm tiến ở địa phương [18, tr. 5].
Đặc biệt để phục vụ hiệu quả giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên, từ
năm 2007 – 2012, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã thành lập và cho ra mắt Website
Tỉnh đoàn Hậu Giang (tại địa chỉ: ) qua đó, kịp
thời định hướng nội dung hoạt động và cung cấp thông tin đến đông đảo đoàn viên,
thanh thiếu niên tỉnh nhà.
Phát huy các nguồn lực xã hội trong việc giáo dục tính nhân văn cho thanh
thiếu niên là rất cần thiết, công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể nhằm khai
thác các nguồn lực và phối hợp tốt với các lực lượng xã hội trong công tác chăm sóc
giáo dục thanh thiếu niên thường xuyên được các cấp chú trọng.
Hàng năm các cấp bộ Đoàn phối hợp với các ngành tổ chức ngày hội Hoa
phượng đỏ, tổ chức các lớp tập huấn, các hội thi, tổ chức ngày hội việc làm thanh

10


niên, thắp nến tri ân, tư vấn mùa thi, tuyên truyền giáo dục pháp luật trong thanh
thiếu niên…, phối hợp với hệ thống báo, đài tích cực tuyên truyền quán triệt các chủ

trương, các nội dung hoạt động của Đoàn, là nơi xây dựng nên các mô hình giáo
dục mới, thường xuyên vận động đơn vị, các công ty, doanh nghiệp, các mạnh
thường quân hổ trợ học bổng và dụng cụ học tập để cất nhà tình thương, tình nghĩa,
xây dựng cầu, sữa chữa đường giao thông nông thôn cho những gia đình khó khăn,
vùng sâu vùng xa. Bên cạnh đó, hai Nhà Thiếu nhi trong tỉnh là Nhà thiếu nhi Thị
xã Ngã Bảy và Nhà thiếu nhi Thành phố Vị Thanh thường xuyên hoạt động có tính
giáo dục cao, là nơi xây dựng nên các mô hình giáo dục mới. Thông qua đó, số
lượng thanh thiếu niên được giáo dục thông qua các hoạt động của Đoàn, Đội, Hội
ngày càng đông đảo, góp phần đa dạng hóa và thành công cho việc giáo dục tính
nhân văn trong toàn tỉnh nhà.
Thứ hai, xây dựng tổ chức Đoàn, Đội có sự chuyển biến tích cực, mặt trận
tập hợp đoàn kết thanh niên được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi giáo dục tính
nhân văn cho thanh thiếu niên Hậu Giang.
Nâng cao chất lượng đoàn viên và chất lượng Chi đoàn, Đoàn cơ sở: Công
việc xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đoàn được tập trung chỉ đạo với nhiều biện
pháp có hiệu quả. Phương thức sinh hoạt, hoạt động của Chi đoàn có đổi mới, xây
dựng lề lối, phương pháp làm việc của đội ngũ Bí thư Chi đoàn, Đoàn cơ sở, qua đó
từng bước nâng cao chất lượng sinh hoạt, hoạt động của Chi đoàn, Đoàn cơ sở.
Việc kết nạp đoàn viên thường xuyên được các cấp bộ Đoàn quan tâm, quy
trình kết nạp đoàn viên chặt chẽ hơn đảm bảo đúng độ tuổi theo quy định, tiêu
chuẩn, điều kiện kết nạp Đoàn. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hướng dẫn các cơ sở
Đoàn tổ chức lễ kết nạp đoàn viên theo đúng Điều lệ Đoàn và gây ấn tượng sâu sắc
cho đoàn viên được kết nạp. Công tác nâng cao chất lượng đoàn viên gắn với việc
triển khai các chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới theo 5 tiêu chí rèn
luyện và 10 tiêu chí hành động được các cấp bộ Đoàn quan tâm đúng mức.
Trong nhiệm kỳ vừa qua, đã phát triển được 73.603 đoàn viên mới, đạt 105%
chỉ tiêu Nghị quyết nhiệm kỳ. Tỷ lệ đoàn viên xuất sắc, khá hàng năm chiếm tỷ lệ

11



trên 95%. Tỷ lệ tổ chức cơ sở Đoàn đạt vững mạnh, khá chiếm trên 94%. Tổng số
đoàn viên hiện nay là 61.578 đoàn viên [5, tr 13].
Công việc quản lý đoàn viên tiếp tục có nhiều đổi mới, thống nhất sử dụng
thẻ đoàn viên trong việc tiếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn và trong các hoạt động
mang tính tổ chức của Đoàn. Chấn chỉnh quy trình và biện pháp thực hiện trong
việc cấp phát thẻ đoàn viên. Có chế độ kiểm tra định kỳ kỹ thuật thẻ đoàn và việc sử
dụng, bảo quản thẻ đoàn của đoàn viên và tổ chức cơ sở Đoàn. Thực hiện tốt công
tác chuyển sinh hoạt cho đoàn viên, đặc biệt là đoàn viên trường học, quân nhân
xuất ngũ. Vai trò tiên phong gương mẫu của đoàn viên trong các phong trào thanh
niên ở cộng đồng dân cư được khẳng định.
Bồi dưỡng cán bộ có chuyển biến tích cực, các cấp bộ Đoàn tập trung đầu tư
cho tập huấn, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, đào tạo cán bộ theo chức danh, giúp cho đội
ngũ cán bộ nhanh chóng tiếp cận công việc, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục
của các phong trào. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ được đổi mới, sát yêu cầu
nhiệm vụ, coi trọng nâng cao nhận thức, kiến thức lý luận, trang bị kỹ năng, nghiệp
vụ công tác thanh niên. Tỉnh đoàn và các đơn vị có bước chủ động xây dựng kế
hoạch quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và luân chuyển cán bộ Đoàn. Kịp
thời đề xuất ban hành chế độ, chính sách cho cán bộ Đoàn cơ sở. Song song đó các
cấp bộ Đoàn tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng đào tạo, bồi dưỡng quy hoạch, bố
trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ, bổ sung kịp thời, đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp
từng bước trẻ hóa, trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ kỹ năng công tác được nâng
lên so với trước.
Mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên, xây dựng tổ chức Hội Liên
hiệp thanh niên Việt Nam: Công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên có nhiều đổi mới,
hướng rộng rãi đến các thành phần, đối tượng thanh niên. Tập trung phát triển các
Chi hội, đội, nhóm thanh niên theo ngành nghề, sở thích: tăng cường công tác tập
hợp, đoàn kết thanh niên dân tộc, tôn giáo bên cạnh đó tập trung công tác củng cố,
kiện toàn và nâng cao chất lượng sinh hoạt các câu lạc bộ, chi hội, tổ, đội, nhóm.
Trong nhiệm kỳ 2007 – 2012 kết nạp mới 205.732 Hội viên mới, đạt 229% chỉ tiêu

Nghị quyết nhiệm kỳ. Tổng số hội viên hiện nay là 73.514 [5, tr 13].

12


Trong nhiệm kỳ qua, chỉ đạo các đơn vị tổ chức thành công đại hội Hội Liên
Hiệp Thanh Niên Việt Nam cấp huyện và đại hội đại biểu Hội Liên Hiệp Thanh
Niên Việt Nam tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2009-2014; tổ chức thành công Đại hội
thành lập Hội cựu thanh niên xung phong của tỉnh và Hội Doanh nhân trẻ của tỉnh;
thành lập câu lạc bộ Khuyết tật tỉnh; thành lập các câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ cấp
Huyện, Thị xã, thành phố các tổ chức này đã từng bước đi vào hoạt động và mang
lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao hiệu quả công việc kiểm tra, giám sát Đoàn: Công tác kiểm tra của
Đoàn có chuyển biến tích cực, nhận thức của cán bộ, đoàn viên về vị trí, vai trò, ý
nghĩa của kiểm tra, giám sát được nâng lên một bước. Trọng tâm là kiểm tra việc
thực hiện các chương trình, Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, kiểm tra
chuyên đề hoạt động “Tháng thanh niên”, kiểm tra nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng
Chính sách Xã hội, kiểm tra theo chuyên đề và kiểm tra hoạt động công tác Đoàn
và phong trào thanh thiếu niên 6 tháng đầu năm và cuối năm, cụ thể là việc chấp
hành Điều lệ Đoàn trong công tác phát triển đoàn viên, quản lý đoàn viên, chế độ
sinh hoạt Đoàn lồng ghép việc kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết, kết luận cua
Ban Chấp hành Ban Thường vụ Trung ương Đoàn tại 13/13 Huyện, Thị, Thành
đoàn và Đoàn trực thuộc; tổ chức khảo sát toàn diện công tác Đoàn và phong trào
thanh thiếu niên ở 100% các chi đoàn ấp, khu vực của 74 xã, phương, thị trấn trong
toàn tỉnh.
Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và phụ trách Đội Thanh
Niên Hồ Chí Minh có tiến bộ, nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên và tổ
chức cơ sở Đoàn trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng được
nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thiếu nhi.
Trong nhiệm kỳ qua, Đoàn đã quan tâm thực hiện tốt công tác giáo dục

truyền thống, định hướng giá trị, hình thành nhân cách cho thanh thiếu niên nhi
đồng trong tỉnh. Các cuộc vận động “Thiếu nhi Hậu Giang thi đua thực hiện 5 điều
Bác Hồ dạy”, chương trình “Thắp sáng ước mơ Hậu Giang”, phong trào “Kế hoạch
nhỏ” , “Thi đua làm nghìn việc tốt” … được triển khai rộng khắp trong nhà trường
và ở địa bàn dân cư. Các cấp bộ Đoàn đã kịp thời nhân rộng các gương điển hình

13


thiếu nhi học tập tốt, rèn luyện tốt, thường xuyên tổ chức tuyên dương các gương
chỉ huy Đội giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, phụ trách sao giỏi. Công nhận 325.008 cháu
ngoan Bác Hồ.
Thực hiện cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”, Hội đồng các Huyện, Thị
xã, Thành phố thực hiện được trên 652 công trình vì đàn em thân yêu, tổ chức giúp
đỡ 36.748 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Thường xuyên tổ chức các đêm văn nghệ
gây quỹ vì bạn nghèo và tổ chức nhiều hoạt động giúp bạn vượt khó học tốt như
tặng quần áo, xe đạp, dụng cụ học tập, ủng hộ bạn nhỏ vùng lũ. Giúp đỡ các em
thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn và con em gia đình chính sách tiếp tục đến trường,
phát động phong trào “Kế hoạch nhỏ” với số tiền trên 1 tỷ đồng, phát động “Ngày
hội tặng sách cho em” kết quả thu được hàng chục ngàn bộ sách giáo khoa tặng các
em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, vận động phong trào “Hủ gạo tình thương”.
Hàng năm Tỉnh đoàn, Hội đồng đội tỉnh đều phối hợp với Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức và chỉ đạo Hội đồng đội các cấp đều tổ chức
chương trình họp mặt “Nụ cười xuân” và vui trung thu cho các em thiếu nhi, qua đó
tặng hàng chục nghìn phần quà, bánh, lồng đèn trị giá hàng tỷ đồng.
Chăm lo xây dựng Đội và tổ chức phong trào thanh thiếu nhi tiếp tục được
khẳng định. Các cấp bộ Đoàn đã củng cố Hội đồng đội các cấp, kiện toàn đội ngũ
cán bộ làm công tác Đội. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo tỉnh mở các lớp tập huấn công tác Đoàn– Đội – Hội ở các trường học, trang
bị tài liệu nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi cho 100% giáo viên

Tổng phụ trách và Hội đồng Đội các Huyện, Thị xã, Thành phố trong tỉnh.
Tổ chức Hội thi Giáo viên tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh, tổ chức mô hình
họp báo công tác Đoàn trường học và công tác Đội với hình thức họp xoay vòng tại
các đơn vị. Bên cạnh đó, phong trào mỗi đoàn viên có một việc làm thiết thực như:
Cuộc vận động “Khăn hồng tình nguyện”, “Vì đàn em thân yêu” thu được kết quả
cao, qua đó kịp thời giúp đỡ hàng chục ngàn thiếu nhi nghèo, thiếu nhi có hoàn cảnh
khó khăn trong tỉnh.

14


Chương trình rèn luyện phụ trách Đội được Hội đồng Đội các cấp triển khai
rộng khắp và rất hiệu quả. Kết nạp mới 64.895 Đội viên. Nâng tổng số Đội viên
hiện nay là 55.186 đội viên [5, tr. 15].
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn làm công tác thiếu nhi, giáo viên tổng phụ
trách Đội được quan tâm, chú trọng. Đoàn thanh niên các cấp đã làm tốt công tác
giáo dục, định hướng giá trị hình thành nhân cách và bản lĩnh con người Việt Nam
cho thiếu nhi. Trên tinh thần tự rèn luyện, tự giác học tập theo hướng dẫn của phụ
trách, định hướng của Hội đồng các cấp. Qua đó rèn luyện nề nếp, ý thức tổ chức kỷ
luật tác phong đội viên ngay từ bé.
Ngoài ra, với việc tìm hiểu những trang kiến thức lịch sử, truyền thống. Các
kỹ năng mềm giúp các em năng động, tự tin, bản lĩnh hơn trong giao tiếp và ứng xử
trong tập thể, cộng đồng, hướng đến xây dựng người đội viên, thanh niên phát triển
toàn diện trong tương lai.
Tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, xây dựng chính quyền và các
đoàn thể nhân dân: Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền các đoàn thể nhân dân,
tập trung thực hiện các giải pháp trong bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đoàn viên
ưu tú giới thiệu cho Đảng xem xét, kết nạp.
Tổ chức nghiên cứu, học tập và xây dựng Chương trình hành động của tuổi
trẻ thực hiện Nghị quyết Đại hội của Đảng các cấp. Đồng thời thông qua các hoạt

động, các cấp bộ Đoàn tích cực vận động, tổ chức cho thanh thiếu niên phát huy vai
trò xung kích, gương mẫu thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước,
tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các chủ trương của Đảng về giáo dục thanh
niên, chủ động giới thiệu đại biểu ưu tú của Đoàn tham gia bộ máy của Đảng, Nhà
nước và các đoàn thể. Qua đại hội Đảng các cấp đã có 87 đồng chí cán bộ Đoàn
trúng cử vào các cấp ủy Đảng (trong đó 1 cấp ủy cấp tỉnh; 5 cấp huyện; 65 cấp xã;
16 Chi ủy ấp); có 335 đồng chí cán bộ Đoàn trúng cử Hội đồng nhân dân các cấp
(trong đó 4 Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; 30 cấp huyện; 301 cấp xã)[5, tr. 15].
Tập trung thực hiện các giải pháp trong bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đoàn
viên ưu tú giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp. Công tác tham mưu, chỉ đạo của
Đoàn có nhiều đổi mới, đạt hiệu quả ngày càng cao, tập trung cơ sở, chăm lo giải
15


quyết những vấn đề bức xúc của thanh thiếu niên và công tác Đoàn. Tăng cường
tham mưu xây dựng và tích cực thực hiện chính sách đối với thanh thiếu niên.
Tỉnh đoàn có nhiều đổi mới trong chỉ đạo, hướng dẫn, hoàn thành các chủ
trương công tác theo chương trình làm việc. Chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, bám
sát kế hoạch, tính hành động trong công tác chỉ đạo phong trào Đoàn cao hơn. Bám
sát cơ sở tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện để cơ sở thực hiện các chương trình
công tác, kịp thời bổ sung điều chỉnh chương trình công tác phù hợp với tình hình
thực tiễn của địa phương, đơn vị.
Thứ ba, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống quý báu vẻ vang của
dân tộc.
Lòng yêu nước, cần cù, sáng tạo, yêu thương con người, vì nghĩa giúp đỡ
nhau trong lúc hoạn nạn khó khăn…đó là những giá trị truyền thống đáng tự hào
của dân tộc cũng như ở tỉnh Hậu Giang theo suốt chiều dài lịch sử, tùy vào hoàn
cảnh khác nhau mà những giá trị truyền thống này có sự biến đổi cho phù hợp với
thời đại. Thanh thiếu niên tỉnh Hậu Giang đã và đang nỗ lực xung kích phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, củng cố quốc

phòng an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội thể hiện rõ nét hơn vai trò của lực
lượng thanh thiếu niên trong công cuộc xây dựng quê hương Hậu Giang ngày càng
giàu đẹp, văn minh.
Xung kích lao động sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội: Các cấp bộ Đoàn
trong toàn tỉnh đã tích cực đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên, xây dựng
và thực hiện các chương trình, đề án qua đó tổ chức, huy động thanh niên góp sức
trẻ của mình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, đơn vị. Phong trào “Sáng tạo trẻ” được tổ chức rộng rãi trong thanh niên
công nhân, viên chức, thanh thiếu niên đã khuyến khích, phát huy sáng kiến, ý
tưởng sáng tạo trong lao động sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu
quả. Phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xây dựng các mô hình phát triển
kinh tế, tổ hợp tác, tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới
trong thanh niên nông thôn đạt hiệu quả thiết thực. Qua đó, có hàng trăm mô hình

16


làm ăn có hiệu quả trong thanh niên được tuyên dương điển hình tại hội nghị cấp
huyện, thị xã, thành phố, cấp tỉnh, cấp khu vực và Trung ương.
Xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng: Các hoạt động xung kích
tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng có nhiều đổi mới theo hướng thiết thực, đặc
biệt phong trào “Thanh niên tình nguyện” có bước phát triển, không ngừng mở rộng
về quy mô, nội dung, hình thức, với đội hình tình nguyện, thu hút nhiều đối tượng
tham gia, tập trung vào các nội dung an sinh xã hội. Các hoạt động tham gia xây
dựng văn minh đô thị, bảo vệ môi trường, tổ chức các đội thanh niên tình nguyện
ngày càng phát huy hiệu quả, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia
và được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ. Các chương trình “Tiếp sức mùa thi”,
“Tiếp sức đến trường”, “Khi Tổ quốc cần”, “Vì biên cương Tổ quốc”, “Bảo vệ môi
trường và ứng phó biến đổi khí hậu”, “Bảo vệ dòng sông quê hương”, “Nghĩa tình
biên giới hải đảo”, phong trào xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, nhà nhân ái,

nhà ước mơ, hiến máu tình nguyện, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người
nghèo trong xã hội, thực hiện các công trình, phần việc thanh niên, tham gia giữ gìn
trật tự an toàn giao thông, ra quân tuyên truyền các loại dịch bệnh, vận động học
sinh bỏ học ra lớp; tổ chức thăm và tặng quà cho mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình
chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn…
Cụ thể, đã tiến hành thực hiện 2.492 công trình, phần việc thanh niên và có
trên 86.837 đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia, ước tính làm lợi trên 50 tỷ đồng;
hỗ trợ tu sữa và xây mới 241 căn nhà tình thương, nhà nhân ái, nhà tình nghĩa, nhà
ước mơ, mái ấm thanh niên cho gia đình đoàn viên, hội viên, đội viên trị giá trên 4
tỷ đồng; hiến 16.406 đơn vị máu; khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho
42.087 lượt người [5, tr 9]. Những phong trào trên đã thu về kết quả ngoài mong
đợi, được giới trẻ nhiệt tình hưởng ứng đã và đang khắc họa hình ảnh thế hệ thanh
niên thời kỳ mới, luôn trung thành tuyệt đối và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
nêu cao lòng yêu nước và trách nhiệm công dân, dám dấn thân, tình nguyện vì cộng
đồng, đến những nơi khó khăn, đảm nhận những việc mới, việc khó với ý chí quyết
tâm đưa tỉnh nhà phát triển đi lên.

17


Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội:
Tổ chức Đoàn các cấp trong tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt của thanh niên quân
đội, công an trong việc tuần tra, phát hiện và tham gia giải quyết các vụ việc vi
phạm pháp luật, các “điểm nóng” ở địa bàn dân cư. Phong trào “Thanh niên Quân
đội thi đua rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” ngày
càng có chiều sâu, phát huy được tinh thần xung kích vượt khó, đoàn kết, sáng tạo,
tình nguyện của tuổi trẻ quân đội trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của
đơn vị.
Phong trào “Thanh niên Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ
dạy – xung kích, sáng tạo, tình nguyện, lập công vì an ninh Tổ quốc” tiếp tục phát

triển với nhiều cách làm sáng tạo. Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo” có
bước phát triển mới, tập trung tuyên truyền cho đoàn viên thanh niên về chủ quyền
biển đảo Tổ Quốc, ủng hộ nguồn lực, kinh phí; hỗ trợ cán bộ, chiến sỹ và nhân dân
vùng biên giới, hải đảo; tăng cường kết nghĩa với các đơn vị, địa phương nơi biên
giới, hải đảo. Đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên trong toàn tỉnh tích cực
tham gia chương trình: tặng quà cho chiến sỹ biên giới, hải đảo, chương trình “Góp
đá xây Trường Sa”. Kịp thời củng cố nâng cao chất lượng các đội dân quân tự vệ
thông qua việc tiếp tục duy trì việc tuần tra canh gác; thành lập đội thanh niên xung
kích an ninh, xây dựng được chi hội dân quân tự vệ; xây dựng đội ngũ tuyên truyền
viên chống HIV/AIDS…
Ngoài ra lực lượng thanh niên còn xung kích trong cải cách hành chính:
Đoàn Thanh niên các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy, tranh thủ chính quyền đến
nay mạng Internet đã được lắp đặt hầu hết ở các cơ sở Đoàn trực thuộc. Thường
xuyên tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh thiếu niên học tập và ứng dụng công
nghệ thông tin vào công tác chuyên môn, vận động sức trẻ xung kích, sáng tạo trong
xây dựng công sở văn minh, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Tiếp tục đẩy mạnh
phong trào “Ba trách nhiệm” trong thanh niên công chức, viên chức để hình thành
những phẩm chất đạo đức của người cán bộ trẻ năng động, sáng tạo, giỏi nghiệp vụ,
tận tụy, cầu thị và có trách nhiệm với công việc; tổ chức các hoạt động biểu dương,
tôn vinh các tập thể, cá nhân tiên tiến có sáng kiến hay, mô hình và giải pháp hiệu
quả trong cải cách hành chính. Các cấp bộ Đoàn thuộc khối chính quyền tình
18


nguyện làm thêm ngày, giờ khi công việc và nhân dân yêu cầu, tình nguyện tư vấn,
hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân giải quyết các thủ tục hành chính thực hiện tốt công
tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính của công dân.
Trong nhiệm kỳ 2007 – 2012 tổ chức 5.103 cuộc tuyên truyền về cải cách
hành chính, có 119.031 đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia, tổ chức 19 cuộc thi
tìm hiểu cải cách hành chính; 36 lớp tập huấn về cải cách hành chính; xây dựng

được 568 mô hình cơ sở văn minh; 370 mô hình văn hóa doanh nghiệp [5, tr 10].
Để phát triển kinh tế thì thanh niên ngày nay cần chủ động xung kích hội
nhập kinh tế quốc tế. Các cấp bộ Đoàn có nhiều hoạt động nhằm phát huy vai trò
của thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là lực lượng học sinh, sinh viên.
Động viên thanh thiếu niên tích cực học tập ngoại ngữ, tin học, trang bị các kiến
thức và kỹ năng cần thiết trong hội nhập. Tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh
niên và nhân dân tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng
hàng Việt Nam”.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua các cấp bộ Đoàn thường xuyên tổ chức tập
huấn, tuyên truyền về nâng cao nhận thức cho đoàn viên về chủ trương hội nhập
kinh tế quốc tế, khai thác thông tin trên mạng Internet kịp thời cập nhật những
thông tin về giá cả và sự biến động của thị trường nhằm cung cấp cho đoàn viên,
thanh niên trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Hàng năm, Ban Thường vụ Tỉnh
đoàn đều cử cán bộ tham gia giao lưu, học tập kinh nghiệm tại Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc,…để có thể áp dụng những kinh nghiệm học hỏi được vào thực
tiễn tỉnh nhà làm giàu thêm cho quê hương.
Thứ tư, gia đình – nhà trường – xã hội luôn đồng hành với thanh thiếu niên
trong các lĩnh vực học tập, nghề nghiệp việc làm, nâng cao sức khỏe thể chất, tinh
thần và phát triển các kỹ năng xã hội để có thể giúp thanh thiếu niên phát triển toàn
diện hoàn thiện về nhân cách lẫn trí tuệ.
Gia đình – nhà trường – xã hội luôn tạo điều kiện tốt nhất để thanh thiếu niên
được học tập, nâng cao trình độ, tay nghề, phát triển tài năng. Trong thời gian qua,
các trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, vận động và tổ chức học
sinh, sinh viên cam kết thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi
19


cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Tổ chức thi tìm hiểu, hái
hoa dân chủ, thi đố vui để học, tích cực vận động giúp đỡ học sinh, sinh viên có

hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tốt nhất để tiếp cận các nguồn vay vốn để học
nghề, lập nghiệp.
Trong nhiệm kỳ 2002 – 2007 Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã phối hợp với sở
Lao động thương binh và xã hội, Liên minh Hợp tác xã, các doanh nghiệp mở các
lớp đào tạo nghề, tư vấn việc làm cho thanh niên nông thôn. Đã tổ chức được 946
lớp đào tạo nghề, tư vấn cho 30.321 thanh niên. Giới thiệu 11.459 đoàn viên thanh
niên có việc làm, trong đó có 1.926 bộ đội xuất ngũ [5, tr 11].
Từ năm 2007 – 2012, các cấp bộ Đoàn tổ chức được 579 lớp học tập nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có 46.580 đoàn viên, thanh niên tham gia, xây
dựng 3.170 quỹ học bổng các loại với số tiền gần 5 tỷ đồng [5, tr 11].
Phong trào thi đua “Sinh viên 5 tốt”, “Ba rèn luyện” tiếp tục phát triển góp
phần nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên. Ban Thường
vụ Tỉnh đoàn phối hợp với các ngành hàng năm tổ chức chương trình “Tư vấn mùa
thi”, tổ chức hội thi “Tin học trẻ”, tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học công
nghệ và truy cập mạng Internet đến 100% xã, phường, thị trấn. Đồng hành với
thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm: Tích cực tổ chức các hoạt động tuyên
truyền nhằm nâng cao nhận thức cho thanh niên và xã hội về nghề nghiệp việc làm.
Tổ chức sâu rộng các hoạt động tư vấn nghề và hướng nghiệp, phối hợp với các
ngành tổ chức “Ngày hội việc làm thanh niên”, tọa đàm, tư vấn giới thiệu việc làm,
sàn giao dịch việc làm, đặc biệt cho thanh niên khu vực nông thôn và trường học,
giúp thanh niên có nhận thức đúng về lao động và nghề nghiệp, định hướng nghề và
chọn nghề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.
Đồng thời, tăng cường tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, khuyến khích và
vận động thanh niên chủ động tự tạo việc làm, tự giúp nhau lập nghiệp, góp vốn và
liên kết trong sản xuất kinh doanh. Song song đó, tổ chức thăm hỏi, động viên gia
đình con em tại ngũ, quan tâm đến chế độ chính sách cho bộ đội xuất ngũ trở về địa
phương như: đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho đoàn viên thanh niên tại các nhà

20



máy, xí nghiệp, khu công nghiệp…Vận động thanh niên chủ động tạo việc làm, góp
vốn liên kết, tích cực hướng dẫn, giúp thanh niên vay vốn phát triển sản xuất. Trong
nhiệm kỳ, đã phối hợp cùng Ngân hàng chính sách xã hội và các ngân hàng khác
trong tỉnh phát vay để đoàn viên, thanh niên được vay vốn giải quyết việc làm tăng
thu nhập, ổn định cuộc sống với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Cụ thể từ năm 2007 – 2012 có 48.922 đoàn viên, thanh niên được dạy nghề,
152. 085 đoàn viên, thanh niên được tư vấn giới thiệu việc làm, có hàng trăm thanh
niên tham gia xuất khẩu lao động.
Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe, thể chất và đời sống tinh
thần: Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các
hội thi, hội diễn thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tham
gia. Trong đó, tổ chức được 1.553 hội thi, hội diễn, liên hoan văn hóa nghệ thuật,
thu hút 251.018 lượt đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia và 1.867
hoạt động thi đấu, giao lưu thể dục, thể thao thu hút 183.945 lượt đoàn viên, thanh
niên, học sinh, sinh viên tham gia. Góp phần từng bước đáp ứng nhu cầu đời sống
văn hóa tinh thần của thanh thiếu niên, vừa là phương thức có hiệu quả trong công
tác tập hợp đoàn kết thanh niên. Triển khai các công trình giáo dục sức khỏe, phòng
chống ma túy, mại dâm và bệnh xã hội, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Hàng năm phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tổ chức “Liên hoan tiếng hát học sinh, sinh viên”; tổ chức “Hành trình về
Phú Quốc” giao lưu với chiến sĩ Tiểu đoàn 553 – vùng 5 Hải quân, tham quan di
tích lịch sử và nghe kể chuyện truyền thống về Phú Quốc…Đặc biệt trong nhiệm kỳ
tổ chức thành công Liên hoan “Phụ trách giỏi” và Liên hoan “Học sinh, sinh viên”
khu vực đồng bằng sông Cửu Long thu hút hàng chục nghìn đoàn viên, thanh niên,
học sinh, sinh viên tham gia.
Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội: Thường xuyên tổ
chức các chương trình tập huấn cho đội ngũ cán bộ Đoàn nòng cốt nhân các ngày kỷ
niệm lớn trong năm đặc biệt là ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh. Tổ chức được 143 lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho 12. 028 lượt

cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên.

21


Tổ chức các Hội trại 26/3, 30/4 trong nhiệm kỳ tổ chức 6 trại huấn luyện cấp
tỉnh và 15 trại huấn luyện cấp huyện. Tổ chức “Hành trình sống đẹp” thông qua
hoạt động hội trại, mít tinh, ôn lại truyền thống, giao lưu văn hóa, khám chữa bệnh
phát thuốc miễn phí, thăm tặng quà cho gia đình chính sách, thực hiện các công
trình, phần việc thanh niên… đã giúp thanh niên hình thành các kỹ năng cần thiết
trong làm việc, giao tiếp và các hoạt động an sinh xã hội. Bên cạnh đó, phối hợp với
lực lượng công an và các ngành chức năng trong việc quản lý, cảm hóa, giáo dục
thanh thiếu niên chậm tiến, gần gũi, chia sẽ, động viên, từng bước đưa thanh thiếu
niên lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng.
Thành tích của công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên trong những
năm qua thể hiện rõ ý chí quyết tâm và lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa thiết tha của
tuổi trẻ Việt Nam nói chung, của tuổi trẻ Hậu Giang nói riêng. Trong hoàn cảnh đất
nước gặp nhiều khó khăn trở ngại, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo trực
tiếp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thế hệ trẻ tỉnh Hậu Giang vững
vàng trước mọi thử thách, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong sản xuất,
lao động, học tập, có những cống hiến xuất sắc và trưởng thành nhanh chóng xứng
đáng là lực lượng xung kích đi đầu trong mọi chuyến tuyến.
1.2.2 Nguyên nhân của những thành tựu trong việc giáo dục tính nhân
văn cho thanh thiếu niên.
Trong thời gian qua, việc giáo dục tính nhân văn cho thanh thiếu niên ở tỉnh
Hậu Giang đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Để đạt được những thành tích đó là
do những nguyên nhân sau:
Một là, Đảng và Nhà nước có những chủ trương kịp thời và phù hợp liên
quan đến thanh thiếu niên như: Luật Thanh niên, Nghị định 120 về Hướng dẫn thi
hành luật thanh niên, Quy chế cán bộ đoàn…Đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 7

(khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì
đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa”. Từ đó, có nhiều thuận lợi trong quá trình
triển khai thực hiện nhiệm vụ. Cùng với đó là tình hình ổn định về chính trị và phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước là tiền đề cơ bản cho việc giáo dục tính nhân văn
cho thanh thiếu niên phát triển.

22


×