Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.7 KB, 22 trang )

Môn học “Nguyên lý máy” trình bày

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

về các vấn đề động học và động lực

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

học của cơ cấu và máy. Các vấn
đề được học là nền tảng của việc
thiết kế hay tìm hiểu nguyên lý của
máy. Môn học cho phép sinh viên có
khả năng độc lập hoặc làm việc theo
nhóm để thiết kế nguyên lý của
máyĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
Tên môn học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Mã số môn học: BIT221

1. Thông tin chung về môn học
Số tín chỉ: 02

Số tiết: 30

Tổng : 30

LT: 29


TH: 0

KT: 01

Thảo luận: 0 Bài

tập: 0
Năm học: 2015 – 2016;

Học kỳ: 1.

2. Thông tin về giảng viên
Họ và tên: Hoàng Phú Hiệp;

Chức danh: TS

Địa chỉ: Tổ 5, Phường Đồng Quang, tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
NR: Tổ 5, phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
CQ: Khoa Sinh- KTNN, trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.
Websites: />E-mail:
Điện thoại di động: 0915.542.543
3. Giờ lên lớp (ghi theo thời khóa biểu)
Lớp N01 học tiết 13,14; Thứ 5; tại phòng B4.B. Từ tuần 10/8- 22/11/2015.
4. Giờ tiếp sinh viên trao đổi về bài học


Sinh viên có thể gặp giảng viên để đặt câu hỏi hoặc nghe giải đáp các thắc
mắc, từ 8 giờ đến 11 giờ thứ 6 hàng tuần tại phòng 505 nhà A4.
5. Mục tiêu môn học
• Kiến thức: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý thuyết cơ

bản nhất và mới nhất về công nghệ sinh học của các đối tượng: vi sinh vật, động
vật, thực vật trong nhiều lĩnh vực như y tế, chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ môi
trường,....
• Kỹ năng: sinh viên có khả năng phân tích kiến thức thông qua bài giảng và
tài liệu học tập từ đó tổng hợp và khái quát lại những nội dung kiến thức cần ghi
nhớ.
• Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc trên lớp, tinh thần tự giác cao trong
tự học.
6. Mô tả môn học
Công nghệ sinh học giới thiệu những nghiên cứu mới nhất, cơ bản nhất
những ứng dụng thực tiễn của các ngành khoa học cơ bản khác trong các lĩnh vực
như: vi sinh vật, động vật, thực vật. Bên cạnh đó Công nghệ sinh học còn đưa ra
một vài ứng dụng hiện đại của Công nghệ sinh học trong giai đoạn hiện nay
7. Yêu cầu và kỳ vọng của môn học
Tài liệu: Sinh viên có các tài liệu học tập và các tài liệu tham khảo môn
học.
Chuẩn bị bài trước khi lên lớp: học nội dung trước và trả lời các câu hỏi
liên quan. Tìm đọc tài liệu liên quan đến nội dung bài giảng hôm sau.
Kiến thức: Sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản trên lớp, tìm và đọc
các kiến thức liên quan đến nội dung bài giảng.
8. Đánh giá môn học
• Kiểm tra giữa học phần: 30%
• Điểm thi kết thúc học phần: 70%.




Hình thức thi: Vấn đáp

9. Học liệu

9.1. Tài liệu học tập:
[1] Bài giảng Công nghệ Sinh học, Hoàng Phú Hiệp
[2] Phạm Thành Hổ (2005), Nhập môn công nghệ sinh học, NXB Giáo dục.
9.2. Tài liệu tham khảo:
[3] Bernard R. Glick, Jack J. Pasternak – Dịch giả GS. TS Nguyễn Mộng Hùng,
2007, Công nghệ sinh học phân tử - Nguyên lý và ứng dụng của DNA tái tổ hợp
NXB Khoa học kỹ thuật.
[4] Bộ sách về Công nghệ sinh học:
Tập 1: Nguyễn Như Hiền (2006), Sinh học phân tử và tế bào- Cơ sở khoa
học của công nghệ sinh học, NXB Giáo dục.
Tập 2: Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng (2006), Công nghệ sinh học tế
bào, NXB Giáo dục.
Tập 3: Phan Tuấn Nghĩa (2006), Công nghệ sinh học enzyme và protein,
NXB Giáo dục.
Tập 4: Trịnh Đình Đạt (2006), Công nghệ sinh học di truyền, NXB Giáo
dục.
Tập 5: Phạm Văn Ty (2006), Công nghệ sinh học vi sinh và công nghệ môi
trường, NXB Giáo dục.
[5] Chu Hoàng Mậu, (2005), Cơ sở và phương pháp Sinh học phân tử, NXB Đại
học Sư phạm.
[6] Nguyễn Văn Uyển, Nguyễn Tiến Thắng (1998), Những kiến thức cơ bản về
công nghệ sinh học, NXB Giáo dục.
[7] Trần Thị Thanh (2000), Công nghệ vi sinh, NXB Giáo dục.

10. Kế hoạch dạy - học


Tuần thứ: 1
Lớp N01 học tiết 13,14; Thứ 5; tại phòng B4.B ngày 13/08/2015
1. Nội dung:

Mở đầu
1. Khái niệm công nghệ sinh học.
2. Đối tượng nghiên cứu của công nghệ sinh học
3. Phân loại công nghệ sinh học
4. Lĩnh vực nghiên cứu của công nghệ sinh học
5. Lịch sử phát triển công nghệ sinh học
6. Những thành tựu nổi bật của công nghệ sinh học
2. Phương pháp dạy – học
Thày: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan/nghe nhìn, vấn đáp.
Trò: Ghi chép, đọc hiểu, trả lời câu hỏi
3. Câu hỏi thảo luận
• Trình bày các khái niệm về công nghệ sinh học?
• Nêu cơ sở phân loại công nghệ sinh học?
• Nêu các lĩnh vực nghiên cứu của công nghệ sinh học?
• Trình bày các giai đoạn quá trình phát triển của công nghệ sinh học?
• Trình bày một số thành tựu của công nghệ sinh học?
4. Nhiệm vụ của sinh viên:
• Chuẩn bị và đọc các tài liệu được yêu cầu
• Đi học đầy đủ
• Trả lời được các câu hỏi thảo luận
• Tìm hiểu được một số nội dung liên quan
5. Học liệu:
[1] Bài giảng Công nghệ Sinh học, Hoàng Phú Hiệp


[2] Phạm Thành Hổ (2005), Nhập môn công nghệ sinh học, NXB Giáo dục.
6. Đánh giá:
Vấn đáp trực tiếp
Tuần thứ: 2
Lớp N01 học tiết 13,14; Thứ 5; tại phòng B4.B ngày 20/08/2015

1. Nội dung:
Chương 1. Công nghệ vi sinh
1.1.

Một số nghiên cứu mới về công nghệ vi sinh

1.2.

Đặc điểm vi sinh vật trong công nghệ vi sinh

1.3.

Vi sinh vật trong sản xuất các chế phẩm từ sữa

1.3.1. Sản xuất sữa chua
1.3.2. Sản xuất phomat
2. Phương pháp dạy – học
Thày: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan/nghe nhìn, vấn đáp.
Trò: Ghi chép, đọc hiểu, trả lời câu hỏi
3. Câu hỏi thảo luận
• Trình bày một số thành tựu của công nghệ vi sinh hiện nay?
• Hãy nêu thành phần dinh dưỡng và giá trị của sữa chua, quy trình lên men
sữa chua?
• Hãy nêu thành phần của phomat và quy trình sản xuất phomat?

4. Nhiệm vụ của sinh viên:
• Chuẩn bị và đọc các tài liệu được yêu cầu
• Học và nhớ các nội dung của chương
• Trả lời được các câu hỏi thảo luận
• Tìm hiểu được một số nội dung liên quan



5. Học liệu:
[1] Bài giảng Công nghệ Sinh học, Hoàng Phú Hiệp
[4] Bộ sách về Công nghệ sinh học:
Tập 5: Phạm Văn Ty (2006), Công nghệ sinh học vi sinh và công nghệ môi
trường, NXB Giáo dục.
[7] Trần Thị Thanh (2000), Công nghệ vi sinh, NXB Giáo dục.
6. Đánh giá:
Vấn đáp trực tiếp
Tuần thứ: 3
Lớp N01 học tiết 13,14; Thứ 5; tại phòng B4.B ngày 27/08/2015
1. Nội dung:
Chương 1. Công nghệ vi sinh (tiếp)
1.4.

Công nghiệp rượu bia và cồn nhiên liệu

1.4.1. Sản xuất rượu trắng
1.4.2. Sản xuất rượu nếp than
1.4.3. Sản xuất rượu cần
2. Phương pháp dạy – học
Thày: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan/nghe nhìn, vấn đáp.
Trò: Ghi chép, đọc hiểu, trả lời câu hỏi
3. Câu hỏi thảo luận
• Trình bày quy trình sản xuất rượu trắng ethanol? Trong quá trình sản xuất
bia, rượu cần đặc biệt chú ý đến yếu tố nào để có thể tạo ra nồng độ cồn cao? Giải
thích cơ sở khoa học?
• Trình bày quy trình sản xuất rượu nếp than?
• Trình bày quy trình sản xuất rượu cần?

4. Nhiệm vụ của sinh viên:


• Chuẩn bị và đọc các tài liệu được yêu cầu
• Học và nhớ các nội dung của chương
• Trả lời được các câu hỏi thảo luận
• Tìm hiểu được một số nội dung liên quan
5. Học liệu:
[1] Bài giảng Công nghệ Sinh học, Hoàng Phú Hiệp
[4] Bộ sách về Công nghệ sinh học:
Tập 5: Phạm Văn Ty (2006), Công nghệ sinh học vi sinh và công nghệ môi
trường, NXB Giáo dục.
[7] Trần Thị Thanh (2000), Công nghệ vi sinh, NXB Giáo dục.
6. Đánh giá:
Vấn đáp trực tiếp
Tuần thứ: 4
Lớp N01 học tiết 13,14; Thứ 5; tại phòng B4.B ngày 03/09/2015
1. Nội dung:
Chương 1. Công nghệ vi sinh (tiếp)
1.4.

Công nghiệp rượu bia và cồn nhiên liệu

1.4.4. Sản xuất rượu vang
1.4.5. Sản xuất bia
1.5.

Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh

1.5.1. Khái niệm

1.5.2. Ưu nhược điểm
1.5.3. Quy trình sản xuất phân bón
1.5.4. Một số loại phân bón.
2. Phương pháp dạy – học
Thày: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan/nghe nhìn, vấn đáp.


Trò: Ghi chép, đọc hiểu, trả lời câu hỏi
3. Câu hỏi thảo luận
• Ứng dụng vi sinh trong sản xuất rượu vang?
• Hãy trình bày ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất bia?
• Phân vi sinh là gì? Ưu điểm của phân bón vi sinh?
• Trình bày ưu điểm và nhược điểm của phân bón vi sinh?
• Trình bày một số ứng dụng phân bón vi sinh hiện nay?
4. Nhiệm vụ của sinh viên:
• Chuẩn bị và đọc các tài liệu được yêu cầu
• Học và nhớ các nội dung của chương
• Trả lời được các câu hỏi thảo luận
• Tìm hiểu được một số nội dung liên quan
5. Học liệu:
[1] Bài giảng Công nghệ Sinh học, Hoàng Phú Hiệp
[7] Bộ sách về Công nghệ sinh học:
Tập 5: Phạm Văn Ty (2006), Công nghệ sinh học vi sinh và công nghệ môi
trường, NXB Giáo dục.
[4] Trần Thị Thanh (2000), Công nghệ vi sinh, NXB Giáo dục.
6. Đánh giá:
Vấn đáp trực tiếp
Tuần thứ: 5
Lớp N01 học tiết 13,14; Thứ 5; tại phòng B4.B ngày 10/09/2015
1. Nội dung:

Chương 2. Công nghệ sinh học động vật
2.1.

Một số nghiên cứu mới hiện nay


2.2.

Công nghệ nuôi cấy tế bào động vật

2.2.1. Khái quát về nuôi cấy tế bào động vật
2.2.2. Các ưu điểm và hạn chế của nuôi cấy tế bào động vật
2.2.3. Các sản phẩm thương mại của nuôi cấy tế bào động vật có vú
2.3.

Công nghệ tế bào gốc

2.3.1. Khái niệm tế bào gốc (Stem cells) và CN tế bào gốc
2.3.2. Phân loại tế bào gốc
2.3.3. Ứng dụng và thành tựu
2.4.

Công nghệ phôi động vật có vú

2.4.1 Cấy truyền hợp tử
2.4.1.1.

Khái niệm

2.4.3.2.


Ý nghĩa của cấy truyền phôi

2.4.3.3. Ứng dụng của cấy truyền phôi
2.4.2. Thụ tinh nhân tạo
2. Phương pháp dạy – học
Thày: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan/nghe nhìn, vấn đáp.
Trò: Ghi chép, đọc hiểu, trả lời câu hỏi
3. Câu hỏi thảo luận
• Các ưu điểm và hạn chế của nuôi cấy tế bào động vật?
• Nêu một số sản phẩm thương mại của công nghệ nuôi cấy tế bào động vật có
vú?
• Nêu khái niệm tế bào gốc và các ứng dụng của tế bào gốc hiện nay?
• Phân loại tế bào gốc theo nguồn gốc phân lập?
• Ứng dụng của tế bào gốc hiện nay?
• Trình bày phương pháp phân loại tế bào gốc theo các mức độ biệt hoá?
• Công nghệ cấy truyền phôi là gì?
• Nêu ý nghĩa của công nghệ cấy truyền phôi.
• Khái niệm thụ tinh nhân tạo? Các bước và thành tựu của thụ tinh nhân tạo?


4. Nhiệm vụ của sinh viên:
• Chuẩn bị và đọc các tài liệu được yêu cầu
• Học và nhớ các nội dung của chương
• Trả lời được các câu hỏi thảo luận
• Tìm hiểu được một số nội dung liên quan
5. Học liệu:
[1] Bài giảng Công nghệ Sinh học, Hoàng Phú Hiệp
[3] Bernard R. Glick, Jack J. Pasternak – Dịch giả GS. TS Nguyễn Mộng Hùng,
2007, Công nghệ sinh học phân tử - Nguyên lý và ứng dụng của DNA tái tổ hợp

NXB Khoa học kỹ thuật.
[4] Bộ sách về Công nghệ sinh học:
Tập 1: Nguyễn Như Hiền (2006), Sinh học phân tử và tế bào- Cơ sở khoa
học của công nghệ sinh học, NXB Giáo dục.
Tập 2: Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng (2006), Công nghệ sinh học tế
bào, NXB Giáo dục.
Tập 3: Phan Tuấn Nghĩa (2006), Công nghệ sinh học enzyme và protein,
NXB Giáo dục.
Tập 4: Trịnh Đình Đạt (2006), Công nghệ sinh học di truyền, NXB Giáo
dục.
[5] Chu Hoàng Mậu, (2005), Cơ sở và phương pháp Sinh học phân tử, NXB Đại
học Sư phạm.
[6] Nguyễn Văn Uyển, Nguyễn Tiến Thắng (1998), Những kiến thức cơ bản về
công nghệ sinh học, NXB Giáo dục.
6. Đánh giá:
Vấn đáp trực tiếp


Tuần thứ: 6
Lớp N01 học tiết 13,14; Thứ 5; tại phòng B4.B ngày 17/09/2015
1. Nội dung:
Chương 2. Công nghệ sinh học động vật (Tiếp)
2.5.

Tạo dòng hay nhân bản vô tính động vật (animal cloning)

2.5.1. Chia tách phôi
2.5.2. Kỹ thuật Roslin tạo dòng vô tính cừu Dolly
2.5.3. Kỹ thuật Honolulu tạo dòng vô tính chuột nhắt
2.5.4. Nhân bản các động vật khác

2. Phương pháp dạy – học
Thày: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan/nghe nhìn, vấn đáp.
Trò: Ghi chép, đọc hiểu, trả lời câu hỏi
3. Câu hỏi thảo luận
• Trình bày quy trình nhân bản vô tính bằng phương pháp Roslin?
• Trình bày quy trình nhân bản vô tính bằng phương pháp Honolulu?
• So sánh hai phương pháp nhân bản vô tính của Roslin và Honolulu?
4. Nhiệm vụ của sinh viên:
• Chuẩn bị và đọc các tài liệu được yêu cầu
• Học và nhớ các nội dung của chương
• Trả lời được các câu hỏi thảo luận
• Tìm hiểu được một số nội dung liên quan
5. Học liệu:
[1] Bài giảng Công nghệ Sinh học, Hoàng Phú Hiệp
[4] Bộ sách về Công nghệ sinh học:
Tập 4: Trịnh Đình Đạt (2006), Công nghệ sinh học di truyền, NXB Giáo
dục.


[6] Nguyễn Văn Uyển, Nguyễn Tiến Thắng (1998), Những kiến thức cơ bản về
công nghệ sinh học, NXB Giáo dục.
6. Đánh giá:
Vấn đáp trực tiếp
Tuần thứ: 7
Lớp N01 học tiết 13,14; Thứ 5; tại phòng B4.B ngày 24/09/2015
1. Nội dung:
Chương 2. Công nghệ sinh học động vật (Tiếp)
2.6.

Kỹ thuật chuyển gen ở động vật


2.6.1. Khái niệm
2.6.2. Đặc điểm chuyển gen ở động vật
2.6.3. Thành tựu của kỹ thuật chuyển gen ở động vật
2.6.4. Những ứng dụng của động vật chuyển gen
2.7. Liệu pháp gen
2.7.1. Khái niệm
2.7.2. Phân loại
2.7.3. Phương pháp chữa trị căn bản
2.7.4. Một số thành tựu
2. Phương pháp dạy – học
Thày: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan/nghe nhìn, vấn đáp.
Trò: Ghi chép, đọc hiểu, trả lời câu hỏi
3. Câu hỏi thảo luận
• Nêu khái niệm và một vài thành tựu của động vật chuyển gen?
• Trình bày đặc điểm quá trình chuyển gen ở động vật?
• Một số thành tựu chuyển gen ở động vật hiện nay?
• Hãy nêu ứng dụng của động vật chuyển gen hiện nay?


• Trình bày vấn đề an toàn sinh học sau chuyển gen ở động vật?
• Trình bày khái niệm liệu pháp gen và một vài thành tựu liệu pháp gen?
• Phân loại liệu pháp gen?
4. Nhiệm vụ của sinh viên:
• Chuẩn bị và đọc các tài liệu được yêu cầu
• Học và nhớ các nội dung của chương
• Trả lời được các câu hỏi thảo luận
• Tìm hiểu được một số nội dung liên quan
5. Học liệu:
[1] Bài giảng Công nghệ Sinh học, Hoàng Phú Hiệp

[4] Bộ sách về Công nghệ sinh học:
Tập 4: Trịnh Đình Đạt (2006), Công nghệ sinh học di truyền, NXB Giáo
dục.
[6] Nguyễn Văn Uyển, Nguyễn Tiến Thắng (1998), Những kiến thức cơ bản về
công nghệ sinh học, NXB Giáo dục.
6. Đánh giá:
Vấn đáp trực tiếp
Tuần thứ:8
Lớp N01 học tiết 13,14; Thứ 5; tại phòng B4.B ngày 01/10/2015
1. Nội dung:
Chương 3: Công nghệ sinh học thực vật
3.1.

Một số nghiên cứu mới về công nghệ sinh học thực vật

3.2.

Nuôi cấy mô cơ quan thực vật

3.2.1.

Cơ sở và nguyên tắc

3.2.2.

Hạn chế của nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô, tế bào thực vật


3.2.3.


Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào

3.2.4.

Ứng dụng và thành tựu của công nghệ nuôi cấy mô tế bào

2. Phương pháp dạy – học
Thày: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan/nghe nhìn, vấn đáp.
Trò: Ghi chép, đọc hiểu, trả lời câu hỏi
3. Câu hỏi thảo luận
• Nêu khái niệm và cơ sở khoa học của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật?
• Hãy nêu những hạn chế của nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô, tế bào
thực vật?
• Các ứng dụng của nuôi cấy mô tế bào thực vật? Trình bày ứng dụng nhân
giống vô tính trên quy mô lớn?
• Hãy nêu ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật trong tạo củ khoai bi, hạt
giống nhân tạo và sản xuất cây giống sạch bệnh?
• Nêu đặc điểm của phương pháp nuôi tế bào thực vật?
• Trình bày quy trình công nghệ nuôi cấy mô thực vật?
4. Nhiệm vụ của sinh viên:
• Chuẩn bị và đọc các tài liệu được yêu cầu
• Học và nhớ các nội dung của chương
• Trả lời được các câu hỏi thảo luận
• Tìm hiểu được một số nội dung liên quan
5. Học liệu:
[1] Bài giảng Công nghệ Sinh học, Hoàng Phú Hiệp
[4] Bộ sách về Công nghệ sinh học:
Tập 4: Trịnh Đình Đạt (2006), Công nghệ sinh học di truyền, NXB Giáo
dục.



[6] Nguyễn Văn Uyển, Nguyễn Tiến Thắng (1998), Những kiến thức cơ bản về
công nghệ sinh học, NXB Giáo dục.
6. Đánh giá:
Vấn đáp trực tiếp
Tuần thứ:9
Lớp N01 học tiết 13,14; Thứ 5; tại phòng B4.B ngày 08/10/2015
1. Nội dung:
Chương 3: Công nghệ sinh học thực vật (Tiếp)
3.3. Biến dị soma
3.3.1. Khái niệm
3.3.2. So sánh đột biến và biến dị soma
3.3.3. Ứng dụng biến dị soma.
3.4. Nuôi tế bào thực vật
3.4.1. Đặc điểm nuôi tế bào thực vật
3.4.2. Những sản phẩm của nuôi tế bào thực vật
2. Phương pháp dạy – học
Thày: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan/nghe nhìn, vấn đáp.
Trò: Ghi chép, đọc hiểu, trả lời câu hỏi
3. Câu hỏi thảo luận
• Khái niệm biến dị soma? So sánh đột biến và biến dị soma?
• Khái niệm biến dị soma? Nêu ưu điểm và nhược điểm biến dị soma?
• Nêu đặc điểm của phương pháp nuôi tế bào thực vật?
• Trình bày một số sản phẩm của phương pháp nuôi tế bào thực vật?
4. Nhiệm vụ của sinh viên:
• Chuẩn bị và đọc các tài liệu được yêu cầu
• Học và nhớ các nội dung của chương


• Trả lời được các câu hỏi thảo luận

• Tìm hiểu được một số nội dung liên quan
5. Học liệu:
[1] Bài giảng Công nghệ Sinh học, Hoàng Phú Hiệp
[4] Bộ sách về Công nghệ sinh học:
Tập 4: Trịnh Đình Đạt (2006), Công nghệ sinh học di truyền, NXB Giáo
dục.
6. Đánh giá:
Vấn đáp trực tiếp
Tuần thứ: 10
Lớp N01 học tiết 13,14; Thứ 5; tại phòng B4.B ngày 15/10/2015
1. Nội dung:
Chương 3: Công nghệ sinh học thực vật (Tiếp)
3.5.

Kỹ thuật chuyển gen ở thực vật

3.5.1. Ưu điểm của kỹ thuật chuyển gen
3.5.2. Phương pháp chuyển gen
3.5.3. Thành tựu cây trồng chuyển gen
3.5.4. Các cây trồng chuyển gen và tiềm năng đóng góp của cây trồng biến đổi gen
3.5.5. Vaccine thực vật (vaccine ăn được)
2. Phương pháp dạy – học
Thày: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan/nghe nhìn, vấn đáp.
Trò: Ghi chép, đọc hiểu, trả lời câu hỏi
3. Câu hỏi thảo luận
• Khái niệm cây chuyển gen, gen chuyển? Nêu lợi ích của cây chuyển gen?
• Trình bày ưu điểm của kỹ thuật chuyển gen ở thực vật?


• Trình bày thành tựu của công nghệ chuyển gen ở thực vật hiện nay? (Trình bày

một số thực vật chuyển gen và một vài đặc điểm về kỹ thuật chuyển gen)
• Trình bày tiềm năng đóng góp của cây trồng biến đổi gen?
• Khái niệm vaccine thực vật (vaccine ăn được)?
• Ưu nhược điểm vaccine thực vật?
• Quy trình sản xuất vaccine thực vật?
• Một số thành tựu vaccine thực vật?
4. Nhiệm vụ của sinh viên:
• Chuẩn bị và đọc các tài liệu được yêu cầu
• Học và nhớ các nội dung của chương
• Trả lời được các câu hỏi thảo luận
• Tìm hiểu được một số nội dung liên quan
5. Học liệu:
[1] Bài giảng Công nghệ Sinh học, Hoàng Phú Hiệp
[4] Bộ sách về Công nghệ sinh học:
Tập 4: Trịnh Đình Đạt (2006), Công nghệ sinh học di truyền, NXB Giáo
dục.
6. Đánh giá:
Vấn đáp trực tiếp
Tuần thứ: 11
Lớp N01 học tiết 13,14; Thứ 5; tại phòng B4.B ngày 22/10/2015
1. Nội dung:
Kiểm tra kiến thức 1 tiết
2. Phương pháp: Tự luận
4. Nhiệm vụ của sinh viên:
• Làm bài kiểm tra


Tuần thứ: 12
Lớp N01 học tiết 13,14; Thứ 5; tại phòng B4.B ngày 29/10/2015
1. Nội dung:

Chương 4: Sự phát triển của công nghệ sinh học hiện đại
4.1.

Bộ gen người và dự án bộ gen người

4.1.1. Mục tiêu của dự án
4.1.2. Những mốc căn bản trong công bố kết quả
4.2.

Giám định gen

4.2.1. Định danh hài cốt
4.2.2. Xác định huyết thống
4.3. Nhiên liệu sinh học
4.3.1. Khái niệm và phân loại
4.3.3. Xăng sinh học
4.3.4. Diesel sinh học
4.3.5. Khí sinh học
2. Phương pháp dạy – học
Thày: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan/nghe nhìn, vấn đáp.
Trò: Ghi chép, đọc hiểu, trả lời câu hỏi
3. Câu hỏi thảo luận
• Trình bày mục tiêu và các mốc căn bản của dự án gen người?
• Khái niệm và phân loại nhiên liệu sinh học?
• Quy trình giám định hài cốt?
4. Nhiệm vụ của sinh viên:
• Chuẩn bị và đọc các tài liệu được yêu cầu
• Học và nhớ các nội dung của chương
• Trả lời được các câu hỏi thảo luận



• Tìm hiểu được một số nội dung liên quan
5. Học liệu:
[1] Bài giảng Công nghệ Sinh học, Hoàng Phú Hiệp
6. Đánh giá:
Vấn đáp trực tiếp
Tuần thứ: 13
Lớp N01 học tiết 13,14; Thứ 5; tại phòng B4.B ngày 05/11/2015
1. Nội dung:
Chương 4: Sự phát triển của công nghệ sinh học hiện đại (Tiếp)
4.4.

Công nghệ sinh học nano

4.4.1. Khái niệm
4.4.2. Hướng nghiên cứu chính
4.4.3. Các phần tử sinh học trong công nghệ sinh học nano
2. Phương pháp dạy – học
Thày: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan/nghe nhìn, vấn đáp.
Trò: Ghi chép, đọc hiểu, trả lời câu hỏi
3. Câu hỏi thảo luận
• Khái niệm công nghệ nano?
• Các hướng chính nghiên cứu công nghệ nano trong sinh học?
• Các phân tử sinh học trong công nghệ nano và ứng dụng?
4. Nhiệm vụ của sinh viên:
• Chuẩn bị và đọc các tài liệu được yêu cầu
• Học và nhớ các nội dung của chương
• Trả lời được các câu hỏi thảo luận
• Tìm hiểu được một số nội dung liên quan
5. Học liệu:



[1] Bài giảng Công nghệ Sinh học, Hoàng Phú Hiệp
6. Đánh giá:
Vấn đáp trực tiếp
Tuần thứ: 14
Lớp N01 học tiết 13,14; Thứ 5; tại phòng B4.B ngày 12/11/2015
1. Nội dung:
Chương 4: Sự phát triển của công nghệ sinh học hiện đại (Tiếp)
4.5.

Công nghiệp sản xuất vaccine

4.5.1. Phân loại vaccine
4.5.2. Vaccine cổ điển
4.5.3. Vaccine công nghệ gen
4.5.4. Vaccine DNA
4.6. An toàn sinh học sau chuyển gen
2. Phương pháp dạy – học
Thày: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan/nghe nhìn, vấn đáp.
Trò: Ghi chép, đọc hiểu, trả lời câu hỏi
3. Câu hỏi thảo luận
1. Nêu các loại vaccine? Trình bày vaccine cổ điển và các vấn đề về vaccine cổ
điển?
2. Khái niệm vaccine công nghệ gen? Ưu điểm vaccine công nghệ gen?
3. Khái niệm vaccine DNA? Ưu điểm và nhược điểm vaccine DNA?
4. Nhiệm vụ của sinh viên:
• Chuẩn bị và đọc các tài liệu được yêu cầu
• Học và nhớ các nội dung của chương
• Trả lời được các câu hỏi thảo luận

• Tìm hiểu được một số nội dung liên quan


5. Học liệu:
[1] Bài giảng Công nghệ Sinh học, Hoàng Phú Hiệp
[3] Bộ sách về Công nghệ sinh học:
Tập 5: Phạm Văn Ty (2006), Công nghệ sinh học vi sinh và công nghệ môi
trường, NXB Giáo dục.
[6] Trần Thị Thanh (2000), Công nghệ vi sinh, NXB Giáo dục.
6. Đánh giá:
Vấn đáp trực tiếp
Tuần thứ: 15
Lớp N01 học tiết 13,14; Thứ 5; tại phòng B4.B ngày 19/11/2015
1. Nội dung:
Chương 5. Phân tích và định hướng giảng dạy các nội dung kiến thức công
nghệ sinh học ở chương trình sinh học phổ thông
5.1. Xác định kiến thức công nghệ sinh học trong chương trình sinh học phổ
thông;
5.2. Phân tích và định hướng giảng dạy kiến thức công nghệ sinh học trong
chương trình, sách giáo khoa phổ thông.
2. Phương pháp dạy – học
Thày: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan/nghe nhìn, vấn đáp.
Trò: Ghi chép, đọc hiểu, trả lời câu hỏi
3. Câu hỏi thảo luận
• Trình bày mục tiêu và các mốc căn bản của dự án gen người?
• Khái niệm và phân loại nhiên liệu sinh học?
• Khái niệm công nghệ nano?
• Các hướng chính nghiên cứu công nghệ nano trong sinh học?
• Các phân tử sinh học trong công nghệ nano và ứng dụng?



4. Nhiệm vụ của sinh viên:
• Chuẩn bị và đọc các tài liệu được yêu cầu
• Học và nhớ các nội dung của chương
• Trả lời được các câu hỏi thảo luận
• Tìm hiểu được một số nội dung liên quan
5. Học liệu:
[1] Bài giảng Công nghệ Sinh học, Hoàng Phú Hiệp
6. Đánh giá:
Vấn đáp trực tiếp
TRƯỞNG BỘ MÔN

Ngày 10 tháng 08 năm 2015
GIẢNG VIÊN

PGS. TS. Chu Hoàng Mậu

TS. Hoàng Phú Hiệp



×