Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

vấn đề đạo đức thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh vĩnh long – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC CÔNG DÂN

VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN TRONG
THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở
TỈNH VĨNH LONG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

TS.GVC Đinh Ngọc Quyên

Họ và tên: Trần Thành Tài
MSSV: 6106647
Lớp: SP.GDCD 01 - K36

Cần Thơ, 11/2013


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
5. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 3


B. PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƢ
TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA
VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI THANH NIÊN TRONG
SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG............................................................................ 4
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
về đạo đức .......................................................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm đạo đức và đạo đức cách mạng ....................................... 4
1.1.1.1 Khái niệm đạo đức ................................................................. 4
1.1.1.2 Khái niệm đạo đức cách mạng .............................................. 7
1.1.2 Vai trò của đạo đức cách mạng đối với sự phát triển của
xã hội Việt Nam ....................................................................................... 9
1.2 Sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức đối với thanh niên trong sự
nghiệp cách mạng ............................................................................................. 11
1.2.1 Vị thế, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng ............... 11
1.2.2 Sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho thanh niên trong sự
nghiệp cách mạng..................................................................................... 15
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN TRONG
THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH
VĨNH LONG HIỆN NAY ................................................................................ 20
2.1 Khái quát về tỉnh Vĩnh Long trong thời kỳ đổi mới tiến hành
Công nghiệp hóa , hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa .......................................... 20
2.1.1 Khái quát về tỉnh Vĩnh Long .......................................................... 20


2.1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................... 20
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................... 22
2.1.2 Những chủ trương định hướng nhằm tiến hành công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Long ................................................................. 26
2.1.2.1 Khái niệm công nghiệp hóa và mục tiêu, quan điểm về

công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa................................ 26
2.1.2.2 Những chủ trương định hướng nhằm tiến hành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Vĩnh Long ............ 28
2.2 Thực trạng đạo đức thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở tỉnh Vĩnh Long ....................................................................................... 38
2.2.1 Những biểu hiện tích cực của đạo đức thanh niên trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Long ................................... 38
2.2.2 Những biểu hiện tiêu cực của đạo đức thanh niên trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Long và nguyên nhân của nó ... 51
2.3 Những vấn đề đặt ra trong việc giáo dục đạo đức thanh niên thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Long ........................................... 60
2.3.1 Giáo dục lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc trong mỗi
thanh niên ................................................................................................ 60
2.3.2 Giáo dục đạo đức trong học tập và biết sống có lý tưởng,
ước mơ hoài bão trong mỗi thanh niên .................................................... 62
2.3.3 Giáo dục tình bạn và tình yêu cho thanh niên................................. 65
2.3.4 Giáo dục chủ nghĩa nhân đạo cho thanh niên ................................. 67
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH VĨNH LONG HIỆN NAY ....................... 70
3.1 Một số phƣơng hƣớng nhằm giáo dục đạo đức thanh niên thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay ........................... 70
3.1.1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về giáo dục đạo đức
thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ......................... 70


3.1.2 Kết hợp giáo dục những giá trị truyền thống của dân tộc với
giá trị đạo đức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ................... 72
3.1.3 Hạn chế sự tác động tiêu cực của kinh tế đến đạo đức thanh niên...75
3.2 Một số giải pháp nhằm giáo dục đạo đức thanh niên trong thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay ................................... 77
3.2.1 Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong
công tác giáo dục đạo đức thanh niên ...................................................... 77
3.2.2 Giáo dục đạo đức thanh niên bằng cách nêu gương
người tốt, việc tốt ..................................................................................... 81
3.2.3 Gắn liền giáo dục đạo đức với giáo dục chính trị tư tưởng, giáo
dục tư duy khoa học và giáo dục pháp luật cho thanh niên .................... 83
3.2.4 Nâng cao vai trò giáo dục tự rèn luyện đạo đức cho thanh niên
gắn với các phong trào Đoàn và địa phương phát động tổ chức ............. 86
3.2.5 Xây dựng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở tỉnh
Vĩnh Long vững mạnh, là trung tâm đoàn kết và giáo dục thanh niên ............. 88
C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 91
PHỤ LỤC........................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 103


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đạo đức thanh niên là một nhiệm vụ quan trọng đặt lên hàng đầu
và cần thiết. Đây là một vấn đề lớn trong chiến lược xây dựng con người của Đảng
và Nhà nước ta. Đạo đức đã trở thành mục tiêu và động lực để phát triển xã hội.
Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đạo đức cũng như gốc của cây, là
ngọn nguồn của sông nước, cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có
nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không gốc thì cây héo. Người cách mạng
phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo
được nhân nhân”. Người luôn chú trọng đến vấn đề thanh niên, Người xem thanh
niên là “người chủ tương lai của nước nhà”. Trong Di chúc của mình, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã viết về thanh niên với niềm tin và tấm lòng yêu thương vô hạn
của vị cha già dân tộc. Người căn dặn Đảng ta cần phải chăm lo giáo dục đạo đức
cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành những con người xây dựng xã hội chủ

nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên” và đó là một công việc vô cùng quan trọng và rất
cần thiết.
Ngày nay, đất nước đang trong quá trình thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, là điều kiện để phát triển kinh tế. Những trào lưu
văn hóa của thời đại, những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của cơ chế thị trường
đến thanh niên và nhất là về mặt đạo đức. Cùng với những mặt tích cực cần phát
huy thì yếu tố tiêu cực vẫn đang hiện hữu và có xu hướng ngày một tăng, thực
trạng về những tiêu cực của đạo đức của thanh niên xét về lâu dài nếu không có
những giải pháp ngăn chặn kịp thời sẽ để lại những hậu quả khôn lường với sự tồn
tại và phát triển của dân tộc; có thể đẩy dân tộc ta trong tương lai vào tình trạng tự
đánh mất chính mình. Do đó, có thể thấy được thanh niên là một lực lượng quan
trọng, là nhân tố quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Việt Nam. Việc giáo dục cho thanh niên trở thành những con người mới xã hội
chủ nghĩa không chỉ có tài năng, trí tuệ mà còn có phẩm chất đạo đức tốt là việc
hệ trọng đối với cách mạng nước ta hiện nay.

-1-


Vĩnh Long là tỉnh giàu truyền thống cách mạng, là vùng đất sinh ra cố Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Giáo
sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa,… những người con ưu tú của Cách mạng Việt Nam,
niềm tự hào của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân tỉnh Vĩnh Long nói
riêng. Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhân dân Vĩnh Long đã góp phần quan
trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình đổi mới đất
nước, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, tỉnh
Vĩnh Long đã có những đóng góp quan trọng đến sự phát triển của đất nước nói
chung và sự phát triển của tỉnh nhà nói riêng. Sự thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và cơ chế thị trường dưới sự tác động hai mặt tích cực và tiêu
cực ngày nay, thanh niên Vĩnh Long đã bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm đáng

lo ngại nhất là sự xuống cấp về mặt đạo đức. Vì thế, việc giáo dục đạo đức cho
thanh niên Vĩnh Long hiện nay là việc làm cần thiết và cấp bách, với mong muốn
tìm hiểu sâu hơn về vấn đề đạo đức của thanh niên tỉnh Vĩnh Long, tìm hiểu
nguyên nhân, đồng thời tìm ra giải pháp khắc phục và nâng cao đạo đức cho thanh
niên tỉnh nhà nên tôi đã chọn đề tài “Vấn đề đạo đức thanh niên trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Long - Thực trạng và giải pháp” làm
đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và quan điểm về giáo dục đạo đức thanh niên của
Đảng, đề tài góp phần làm sáng tỏ sự cần thiết của giáo dục đạo đức thanh niên,
đồng thời đề ra phương hướng, giải pháp nhằm giáo dục đạo đức cho thanh niên ở
tỉnh Vĩnh Long trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện
một số nhiệm vụ sau:
- Phân tích rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức và sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức đối với thanh niên
trong giai đoạn hiện nay.

-2-


- Phân tích rõ thực trạng đạo đức thanh niên ở tỉnh Vĩnh Long trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó đề ra một số phương hướng và
giải pháp nhằm giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh nhà.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trực tiếp những quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và vai trò của
đạo đức thanh niên trong xã hội. Trên cơ sở đó đi sâu phân tích thực trạng vấn đề
đạo đức thanh niên ở tỉnh Vĩnh Long trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Từ đó đề xuất ra một số phương hướng và giải pháp nhằm giáo dục đạo đức cho
thanh niên của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phạm vi nghiên cứu: Ở tỉnh Vĩnh Long thời kỳ đổi mới, tiến hành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong đó chú ý các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu như: phân tích và tổng hợp; logic và lịch sử; gắn lý luận với
thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ đề tài đặt ra.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm có 3 chương và 7 tiết.

-3-


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƢ TƢỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo
đức
1.1.1 Khái niệm đạo đức và đạo đức cách mạng
1.1.1.1 Khái niệm đạo đức
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức
học đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy
Lạp cổ đại.
Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris) – lề thói (moralis
nghĩa là có liên quan với lề thói, đạo nghĩa). Từ thường xem như đồng nghĩa với

“đạo đức” thì gốc ở chữ Hy Lạp là Ethicos nghĩa là lề thói; tập tục. Hai danh từ đó
chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề thói và tập tục biểu
hiện mối quan hệ nhất định giữa người và người trong sự giao tiếp với nhau hằng
ngày. Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm, moral là đạo đức, còn
Ethicos là đạo đức học.
Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại
bắt nguồn từ cách tìm hiểu về đạo đức của họ. Đạo là một trong những phạm trù
quan trọng nhất của triết học Trung Quốc cổ đại. Đạo có nghĩa là con đường,
đường đi, về sau khái niệm đạo được vận dụng trong triết học để chỉ con đường
của tự nhiên. Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội.
Khái niệm đạo đức lần đầu tiên xuất hiện trong kinh văn đời nhà Chu và từ
đó trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều. Đức dùng để nói đến
nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa là nguyên
tắc luân lý. Như vậy có thể nói đạo đức của người Trung Quốc cổ đại chính là
những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi con người phải tuân
theo.
-4-


Ở phương Tây, vấn đề đạo đức từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
tư tưởng. Cho đến nay, người ta vẫn coi Socrates (469 – 399 TCN) là người đầu
tiên đặt nền móng cho khoa học đạo đức học. Còn Arixtốt (384 – 322 TCN) đã
viết bộ sách Đạo đức học với 10 cuốn, trong đó ông đặc biệt quan tâm đến phẩm
hạnh con người. Nội dung của phẩm hạnh đó chính là biết định hướng đúng, biết
làm việc thiện. Ông nói: Chúng ta bàn về đạo đức không phải để biết đức hạnh là
gì mà là để trở thành con người có đức hạnh.
Trong lịch sử đạo đức học, Êpiquya (341 – 271 TCN) là người đầu tiên đưa
phạm trù Lẽ sống vào đạo đức học và là một trong những người có công luận giải
về sự tự do của con người.
Ngày nay, đạo đức được định nghĩa như sau: Đạo đức là một hình thái ý

thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều
chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ
với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức
mạnh của dư luận xã hội.[15; tr.2]
Trong định nghĩa này có những điểm cần lưu ý:
Thứ nhất, đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn
tại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội.
Xã hội học trước Mác không thể giải quyết một cách khoa học vấn đề
nguồn gốc và thực chất của đạo đức. Nó xuất phát từ “mệnh lệnh thượng đế”, “ý
niệm tuyệt đối, lý tính trừu tượng”, bản tính bất biến của loài người, … chứ không
xuất phát từ điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, từ quan niệm xã hội hiện thực
để suy ra toàn bộ lĩnh vực tư tưởng trong đó có tư tưởng đạo đức.
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, trước khi sáng lập các thứ lý luận và nguyên
tắc bao gồm cả triết học và luân lý học, con người đã hoạt động, tức là đã sản xuất
ra các tư liệu vật chất cần thiết cho đời sống. Ý thức xã hội của con người là sự
phản ảnh sự tồn tại xã hội của con người. Các hình thái ý thức xã hội khác nhau
tùy theo phương thức phản ánh tồn tại xã hội và tác động riêng biệt đối với đời
sống xã hội. Đạo đức cũng vậy, nó là hình thái ý thức xã hội phản ánh một lĩnh
vực riêng biệt trong tồn tại xã hội của con người. Và cũng như các quan điểm triết
-5-


học, chính trị, nghệ thuật, tôn giáo, đều mang tính chất của kiến trúc thượng tầng.
Chế độ kinh tế xã hội là nguồn gốc của quan điểm về đạo đức con người. Các
quan điểm này thay đổi theo cơ sở đã sinh ra nó.
Thứ hai, đạo đức là phương thức điều chỉnh hành vi của con người.
Loài người đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi: phong tục,
tập quán, tôn giáo, pháp luật, đạo đức… Đối với đạo đức, sự đánh giá hành vi con
người theo khuôn phép chuẩn mực và quy tắc đạo đức biểu hiện thành những khái
niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa. Bất kỳ trong thời đại

lịch sử nào, người ta cũng đều đánh giá như vậy. Các khái niệm về thiện, ác,
khuôn phép và quy tắc hành vi của con người thay đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ
khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác. Và trong xã hội có giai cấp thì bao giờ đạo
đức cũng biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định. Những khuôn phép (chuẩn
mực) và quy tắc đạo đức là yêu cầu của cả xã hội hoặc của một giai cấp nhất định
đề ra cho hành vi của mỗi cá nhân. Bao gồm hành vi của cá nhân đối với xã hội
(Tổ quốc, nhà nước, giai cấp mình và giai cấp đối địch…) và đối với người khác.
Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức nhất định được công luận của xã hội,
hay của một giai cấp, dân tộc thừa nhận. Ở đây, quan niệm về cá nhân về nghĩa vụ
của mình đối với xã hội và đối với người khác (khuôn phép hành vi) là tiền đề của
hành vi đạo đức của cá nhân. Hành vi cá nhân tuân thủ những ngăn cấm, những
khuyến khích, những chuẩn mực cho phù hợp với những đòi hỏi của xã hội… Do
vậy sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện, và xét về bản chất, đạo đức là sự
tự do lựa chọn của con người.
Thứ ba, đạo đức là một hệ thống các giá trị.
Giá trị là đối tượng của giá trị học (giá trị học phân loại các hiện tượng giá
trị theo quan niệm đã xây dựng nên một cách truyền thống về các lĩnh vực của đời
sống xã hội, các giá trị vật chất và tinh thần, các giá trị sản xuất, tiêu dùng, các giá
trị xã hội – chính trị, nhận thức, đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo). Đạo đức là một hiện
tượng xã hội, mang tính chuẩn mực: mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt.
Các hiện tượng đạo đức thường biểu hiện dưới hình thức khẳng định, hoặc
là phủ nhận một lợi ích chính đáng, hoặc không chính đáng nào đó. Nghĩa là nó
-6-


bày tỏ sự tán thành hay phản đối trước thái độ hoặc hành vi ứng xử của các cá
nhân, giữa cá nhân với cộng đồng trong một xã hội nhất định. Vì vậy đạo đức là
một nội dung hợp thành hệ thống giá trị xã hội. Sự hình thành phát triển và hoàn
thiện hệ thống giá trị đạo đức không tách rời sự phát triển hoàn thiện của ý thức
đạo đức và sự điều chỉnh đạo đức. Nếu hệ thống giá trị đạo đức phù hợp với sự

phát triển, tiến bộ, thì hệ thống ấy có tính tích cực, mang tính nhân đạo. Ngược lại
thì hệ thống ấy mang tính tiêu cực, phản động, phản nhân đạo.
1.1.1.2 Khái niệm đạo đức cách mạng
Trong lịch sử phát triển xã hội nói chung và lịch sử phát triển đạo đức nói
riêng đã tồn tại các kiểu đạo đức khác nhau phản ánh trình độ phát triển của xã hội
qua các thời đại khác nhau. Những hình thái sơ khai của quan hệ đạo đức và ý
thức đạo đức đã xuất hiện từ rất sớm ngay trong thời kỳ công xã nguyên thủy, tiếp
đến là sự ra đời, phát triển và thay thế lần lượt của các kiểu đạo đức chiếm hữu nô
lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa.
Trong các kiểu đạo đức của lịch sử thì đạo đức tư bản chủ nghĩa có sự phát
triển cao hơn so với các kiểu đạo đức trước đó. Tuy nhiên, khẳng định tiến bộ đạo
đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo cho sự xuất hiện nền đạo đức mới với tư
cách là biểu hiện về mặt đạo đức của xã hội mới – cộng sản chủ nghĩa mà giai
đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Nền đạo đức này là sự tiếp tục và phát triển của nền
đạo đức vô sản đã xuất hiện trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa.
Nền đạo đức cộng sản, nền đạo đức do giai cấp công nhân tạo nên trong quá
trình đấu tranh xóa bỏ áp bức bóc lột của giai cấp tư bản và xây dựng xã hội mới
do giai cấp công nhân làm chủ mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản. Ph.Ăngghen
đã chỉ rõ: “Nền đạo đức có nhiều nhân tố hứa hẹn, lâu dài nhất, chắc chắn nhất là
nền đạo đức hiện nay đang tiêu biểu cho sự lật đổ hiện tại, tiêu biểu cho tương lai,
tức là nền đạo đức cộng sản” [6; tr.138], Lênin cũng viết: “Đạo đức đó là những
gì góp phần xóa bỏ xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những
người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới” và
“Cơ sở của đạo đức cộng sản là cuộc đấu tranh để củng cố và hoàn thành công
cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản” [32 ;tr.369-372]
-7-


Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và lý luận về đạo đức cộng sản
vào thực tiễn Cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã trở thành nhà lý luận lỗi lạc,

là tấm gương đạo đức sáng ngời soi sáng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Người am hiểu những giá trị đạo đức của các
thời đại cả phương Đông và phương Tây. Cũng như Lênin, Hồ Chí Minh khẳng
định có một đạo đức cộng sản. Trong một số trường hợp, Người gọi đó là: đạo đức
mới, đạo đức cách mạng, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Cụm từ được Hồ Chí Minh sử
dụng nhiều nhất đó là đạo đức cách mạng. Cuối những năm 1958, đầu năm 1959,
ở thời điểm tổng kết 30 năm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tổng kết
những kinh nghiệm của cuộc đời cách mạng sóng gió của mình, Hồ Chí Minh đã
viết tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, tác phẩm tập trung đầy đủ nhất những quan
điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, nói một cách ngắn gọn, khái quát nhất thì: “Đạo đức
cách mạng là:
Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ
chốt nhất.
Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật Đảng, thực hiện đường lối,
chính sách của Đảng.
Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích
cá nhân mình. Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh
quên mình, gương mẫu trong mọi việc.
Ra sức học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê
bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình
tiến bộ” [18; tr.237, 238].
Đạo đức cách mạng mà Hồ Chí Minh khởi xướng và cùng Đảng ta xây
dựng, bồi dưỡng cho các thế hệ cách mạng và nhân dân ta, xét về tính giai cấp và
mục đích, nó thống nhất với đạo đức vô sản, đạo đức cộng sản mà C.Mác và
Ph.Ăngghen là những người đặt nền móng và Lênin là người kế thừa, phát triển.
Đạo đức mới là đạo đức gắn liền với lợi ích của giai cấp công nhân nói riêng và
của quần chúng nhân dân lao động nói chung. Đó là đạo đức chiến đấu vì sự
-8-



nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại, vì tự do, hạnh
phúc của mỗi người, mục đích cuối cùng là góp phần giải phóng con người, trước
hết là giai cấp công nhân và nhân dân lao động thoát khỏi áp bức bất công xã hội.
Đạo đức cách mạng ở Việt Nam là một hình thức đặc thù của đạo đức cộng
sản chủ nghĩa, tính đặc thù của nó được quy định bởi thực tiễn cách mạng Việt
Nam, truyền thống đạo đức dân tộc và dấu ấn sắc thái Hồ Chí Minh.
Tóm lại, đạo đức cách mạng là đạo đức của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động tiến bộ, phản ánh thực tiễn cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp và xây dựng chủ nghĩa xã hội, là tổng hòa các phẩm
chất chính trị và phẩm chất đạo đức tạo nên nền tảng nhân cách của con người
mới, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng cải tạo xã hội
cũ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
1.1.2 Vai trò của đạo đức cách mạng đối với sự phát triển của xã hội
Việt Nam
Từ xưa đến nay, vấn đề đạo đức được xem là một trong những mối quan
tâm hàng đầu trong đời sống xã hội nhân loại. Ở nước ta, từ khi bước vào thời kỳ
đổi mới, vai trò của đạo đức ngày càng trở thành mối quan tâm đặc biệt, sự tác
động của cơ chế thị trường, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hội
nhập kinh tế quốc tế, đã tác động mạnh mẽ đối với đạo đức xã hội. Sự tác động
tiêu cực ngày càng hiện hữu và làm thay đổi những vấn đề căn bản trong cuộc
sống hàng ngày. Để xã hội phát triển tiến bộ đồng thời vẫn giữ vững được nét đẹp
truyền thống dân tộc thì vấn đề đạo đức phải hết sức chú trọng, đặc biệt là thế hệ
trẻ.
Nói đến đạo đức, Hồ Chí Minh luôn coi đạo đức là nền tảng của cách mạng.
Người nói: “Cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông
cạn; cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo
đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân
dân”, “sức có mạnh mới gánh được nặng đi xa, người cách mạng phải có đạo đức
cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [3; tr.29]. Đạo

đức là gốc, là nguồn, là nền tảng, bởi lẽ muốn làm cách mạng thì trước hết con
-9-


người phải có cái tâm trong sáng, cái đạo đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân,
với nhân dân lao động, với dân tộc mình. Cái tâm, cái đức ấy phải thể hiện trong
mối quan hệ hằng ngày với dân, với nước, với đồng chí, đồng nghiệp, với mọi
người xung quanh mình. Trong xã hội nếu không có đạo đức, không thể có được
niềm hạnh phúc cho mỗi con người.
Đạo đức cách mạng không chỉ là cái gốc của người cách mạng mà còn là
động lực mạnh mẽ để người cách mạng đi đến cái trí, hiểu biết khoa học, chủ
nghĩa Mác, phương pháp cách mạng… thì cái đức chính là cái đảm bảo cho con
người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa của chính mình đã giác ngộ, đã đi theo.
Theo Bác: “Đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trong mọi thử
thách. Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi
bước; khi gặp thuận lợi thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác,
khiêm tốn, mới “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoàn thành cho tốt nhiệm
vụ chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ. Không công thần, không quan liêu,
không kiêu ngạo, không hủ hóa” [10; tr.29]. Sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội là sự nghiệp to lớn, khó khăn và nặng nề, con đường đi đến độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, không phải là một đại lộ thẳng tắp.
Vì vậy, chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là công việc thường
xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội.
Đối với Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”.
Người thường nhắc lại ý của Lênin: “Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ,
danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại”. Ở đây, “đạo đức” là những phẩm
chất cần mà con người cần phải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội. Còn “văn minh” tức là trí tuệ, đó là sự hiểu biết đúng đắn
về chủ nghĩa Mác – Lênin, về những tri thức hiện đại, về những hiểu biết để đưa
sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi. Trong đó, đạo đức là nguồn gốc, nền tảng

bởi vì muốn làm cách mạng thì trước hết phải có cái tâm, cái đức trong sáng.
Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp, các
nhóm xã hội, trên mọi lĩnh vực hoạt động; trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã

- 10 -


hội, trong cả mối quan hệ của con người đó với chính mình, với người, với việc để
mọi người phấn đấu, rèn luyện từ đó phục vụ cho sự nghiệp cách mạng to lớn.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng đạo đức có vị trí cực kỳ quan trọng và là
mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng và
hoàn thiện con người mới, đặc biệt là tầng lớp thanh niên Việt Nam trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
1.2 Sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức đối với thanh niên trong sự
nghiệp cách mạng
1.2.1 Vị thế, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng
Thanh niên là “bộ phận quan trọng”, “năng động”, “tốt đẹp nhất”, “to lớn
nhất” và “hy vọng nhất” của cả dân tộc, là những người trẻ tuổi đang trưởng
thành. Đây là những năm tháng sung sức, đẹp nhất của cuộc đời mỗi người, phân
biệt rõ nhất với thiếu niên, nhi đồng và những người lớn tuổi. Họ là biểu tượng
của sự trẻ trung, mạnh mẽ, hoạt bát, hy vọng và ước mơ, là lớp người có trình độ
học vấn, văn hóa và lối sống… phát triển hơn lớp trước. Hiện nay, thanh niên Việt
Nam chiếm 28,9% dân số cả nước và chiếm 36,4% lực lượng lao động của toàn xã
hội, là nguồn nhân lực dồi dào, có tiềm năng to lớn trong sự nghiệp đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là cơ sở cho thấy vị thế và vai trò của
họ trong đời sống xã hội.
Từ góc độ xã hội học, thanh niên được xem là một nhóm xã hội của những
người “mới lớn”. Nghiên cứu về lối sống của thanh niên: “tuổi thanh niên là độ
tuổi quá độ từ trẻ con sang người lớn trong cuộc đời mỗi người”. Các nhà khoa
học cũng khẳng định: Đây là một nhóm động, không ổn định, nó như một dòng

chảy, thường xuyên đón nhận những thành viên mới và chia tay với những người
đã trưởng thành, vượt quá phạm vi lứa tuổi của nhóm.
Từ góc độ tâm lý học, thanh niên là một độ tuổi, ở giữa lứa tuổi trẻ em và
tuổi trưởng thành. Ở giai đoạn này, sự phát triển về thể chất đạt đến đỉnh cao, tuy
nhiên, các yếu tố tâm lý mới được định hình và ổn định một cách tương đối.
Thanh niên có sự khác biệt lớn về nhiều mặt (tuổi, nơi sinh sống, nghề nghiệp…),
do đó, các đặc điểm tâm lý của thanh niên rất phong phú, đa dạng, tuy nhiên,
- 11 -


chúng có một tính chất chung, đó là tính trẻ. Tính trẻ được thể hiện ở sự năng
động, nhiệt huyết, chấp nhận mạo hiểm, giàu mơ ước và hoài bão lớn, thích cái
mới, thích giao lưu, học hỏi và mong muốn có những đóng góp cho xã hội để
khẳng định bản thân.
Phạm vi tuổi của thanh niên khá rộng (từ 16 đến 30). Vì vậy, xét từ góc độ
nghề nghiệp của họ, trong thanh niên có nhiều nhóm nhỏ khác nhau. Nhóm trẻ
tuổi nhất đang chuẩn bị kết thúc những năm học phổ thông, mối quan tâm lớn nhất
của họ là lựa chọn nghề, chọn trường để tiếp tục học cao hơn, hoặc bước vào
nghề; một bộ phận khác đang ngồi trên ghế các trường cao đẳng, đại học, tiếp thu
kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở trình độ cao để trở thành nguồn nhân lực chất
lượng cao của đất nước, một bộ phận khác mới bước vào hoạt động nghề nghiệp,
đang ứng phó với những khó khăn, thử thách ban đầu của hoạt động này; bên cạnh
đó, một bộ phận thanh niên đã khẳng định được vị trí nghề nghiệp của mình, có
những cống hiến nhất định cho xã hội. Ngày nay, nhờ sự phát triển nhanh của
công nghệ - một lĩnh vực có rất nhiều đặc điểm phù hợp với tâm lý thanh niên,
được thanh niên ưa thích và tích cực vận dụng vào chuyên môn, không ít thanh
niên đã sớm đạt được thành tựu lớn, nhanh chóng khẳng định bản thân. Với sự
nhanh nhạy, nhiệt huyết của tính trẻ, dám nghĩ, dám làm và sức khỏe tốt, thanh
niên được xem là lực lượng lao động chủ chốt của xã hội.
Từ góc độ pháp luật, theo điều 1, Luật Thanh niên năm 2005: Thanh niên là

công dân Việt Nam từ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi.
Từ những cơ sở trên, ta định nghĩa thanh niên Việt Nam như sau: Thanh
niên Việt Nam là những người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi; gồm những người có sức
khỏe thể chất đạt đến đỉnh cao; năng động, nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm, thích
giao lưu, học hỏi để nâng cao trình độ về mọi mặt, mong muốn được đóng góp
cho xã hội để khẳng định bản thân. Họ là một lực lượng quan trọng của xã hội
hiện tại cũng như trong tương lai.
Một trong những phát hiện vĩ đại của C.Mác là học thuyết về sứ mệnh lịch
sử toàn thế giới của giai cấp vô sản hiện đại. Trong học thuyết của mình, C.Mác
đề cập đến lớp người trẻ tuổi, đánh giá cao vai trò của thế hệ công nhân đang lớn
- 12 -


lên. Ông cho rằng đó là nguồn bổ sung đặc biệt quan trọng để giai cấp vô sản được
hình thành với tư cách là một giai cấp thực sự khi nó có ý thức được địa vị sứ
mệnh lịch sử và tương lai của nó. C.Mác khẳng định: “Nhưng dù sao thì bộ phận
giác ngộ nhất trong giai cấp công nhân cũng nhận thức rất rõ rằng tương lai của
giai cấp họ và do đó tương lai cả loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo
dục thế hệ công nhân đang lớn lên”. Trong bối cảnh xã hội tư bản, C.Mác cho
rằng: “Cần phải bảo vệ nhi đồng và thiếu niên công nhân khỏi những hậu quả tai
hại của chế độ hiện đại” [5; tr.118]. Ph.Ăngghen đã đề xuất ý tưởng: Thanh niên
không thể đứng ngoài chính trị, chính hiện thực cuộc sống đã, đang và sẽ cuốn hút
tuổi trẻ vào đời sống chính trị. Ông nhấn mạnh rằng, thanh niên không bao giờ
thỏa mãn với lý tưởng trước đây, họ muốn được tự do hơn trong hành động, họ
khát khao lập chiến công và vì sự nghiệp đổi mới, họ sẵn sàng hiến dâng cả máu
và cuộc đời mình. Thanh niên sẽ đủ sức lực và tài năng để giải quyết những mâu
thuẫn đang nảy sinh trong cuộc sống của đất nước.
C.Mác và Ph.Ăngghen luôn gắn thanh niên với giai cấp công nhân và đội
tiên phong chiến đấu của nó. Ph.Ăngghen là người đầu tiên đưa ra các khái niệm
như “Đội quân xung kích quyết định của đạo quân vô sản quốc tế”; “Đội hậu bị

của Đảng” để gắn với thanh niên.
Phát triển sáng tạo những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong
những điều kiện lịch sử mới, V.I.Lênin đã coi thanh niên là “nguồn sinh lực chiến
đấu của cách mạng”. V.I.Lênin đánh giá cao tiềm năng của của tuổi trẻ, Người cho
rằng công việc xây dựng và phát triển xã hội mới văn minh và hiện đại phải thuộc
về thế hệ trẻ. V.I.Lênin nói: Theo một ý nghĩa nào đó, có thể nói rằng nhiệm vụ
thật sự xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, chính là của thanh niên. Với tiềm
năng to lớn đó mà V.I.Lênin đặt niềm tin vững chắc vào thế hệ trẻ: Chúng ta đang
đấu tranh tốt hơn cha ông chúng ta, con cháu chúng ta sẽ đấu tranh còn tốt hơn
chúng ta nhiều và chúng ta sẽ chiến thắng.
V.I.Lênin phê phán gay gắt những đảng viên bảo thủ, không đánh giá đúng
vai trò của lực lượng trẻ trong cách mạng, coi thường thanh niên và chế giễu sự
ngây thơ, thiếu kinh nghiệm của họ. Đồng thời, V.I.Lênin khẳng định lập trường
- 13 -


của người cộng sản chân chính là cần phải giáo dục cộng sản cho thế hệ trẻ và kết
hợp việc giáo dục ấy với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân.
V.I.Lênin nói: “Cho nên, là người cộng sản tức là phải tổ chức và đoàn kết toàn
thể thế hệ thanh niên, phải làm gương mẫu về giáo dục và lý luận trong cuộc đấu
tranh này. Lúc đó các đồng chí mới có thể bắt đầu và hoàn thành công cuộc xây
dựng lâu dài của xã hội cộng sản chủ nghĩa”[30; tr.254]. Người chỉ rõ cần phải
tập hợp thanh niên thành các tổ chức độc lập và tự quản, các tổ chức đó sẽ hoạt
động dưới sự lãnh tư tưởng của Đảng Cộng sản, phải cuốn hút thanh niên vào
phong trào cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với phong trào thanh
niên, việc định hướng chính trị cho tuổi trẻ là điều kiện cần thiết để biến những
năng lực tiềm tàng của thế hệ trẻ thành hiện thực.
Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện
thực tế của nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh
giá đúng vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên và công tác thanh niên trong sự

nghiệp cách mạng. Ngay từ khi đất nước còn chìm đắm dưới ách nô lệ của thực
dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy vai trò quyết định của lực lượng thanh
niên đối với tương lai của Đông Dương. Người nói: “Hỡi Đông Dương đáng
thương hại. Ngươi sẽ chết mất nếu đám thanh niên già nua của người không hồi
sinh” [12;tr.62]. Từ đó Người cho rằng muốn hồi sinh dân tộc trước hết phải hồi
sinh thanh niên bởi “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”, là “người
tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt
thế hệ thanh niên tương lai” [20;tr.315].
Nhận thấy tầm quan trọng của sự nghiệp cách mạng của thanh niên, Chủ
tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ để hoàn thành sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng
cần phải tập hợp, bồi dưỡng và giáo dục thanh niên. Trong Di chúc Người
viết:“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và cần
thiết”.
Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng ta luôn coi thanh niên là vấn đề sống còn
của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của “cách mạng”,
Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Đảng ta đã khẳng định: “Thanh niên ta ngày
- 14 -


nay là lực lượng xã hội to lớn, có tiềm năng hùng hậu … có mặt mạnh cơ bản và
trình độ học vấn cao hơn trước, tầm nhìn rộng, nhạy cảm với thời cuộc, giàu lòng
yêu nước…”, đồng thời Đảng cũng nhấn mạnh: “Sự nghiệp đổi mới có thành
công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng
đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã
hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên”.
Với tinh thần đó, Nghị quyết đại hội IX của Đảng đã xác định đối với thanh
niên cần phải “chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính
trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc
làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Như vậy, những định hướng của Đảng đã

không chỉ phản ánh đúng vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, mà
còn tạo điều kiện về vật chất và tinh thần, xây dựng cơ sở pháp lý để thế hệ trẻ tự
giác phấn đấu, vươn lên, xứng đáng với truyền thống của cha ông, của dân tộc,
tiếp tục khẳng định vị thế của đất nước, của thế hệ trẻ Việt Nam trên trường quốc
tế.
1.2.2 Sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho thanh niên trong sự
nghiệp cách mạng
Ở Việt Nam, trong thời kỳ tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
sẽ có những tác động tích cực trên nhiều phương diện từ kinh tế, chính trị, văn
hóa, đến an ninh quốc phòng. Điều này càng có ý nghĩa sống còn khi “Dân giàu
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh theo định hướng xã hội chủ
nghĩa” là mục tiêu phát triển của nước ta. Có thể nói trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước các giá trị đạo đức truyền thống và hiện đại vẫn
giữ vai trò quan trọng.
Sự hình thành và phát triển nhân cách của con người không phải là cái gì
vốn có mà trải qua quá trình hoạt động giao tiếp… và kế thừa những kinh nghiệm
của thế hệ đi trước thông qua con đường giáo dục.
Giáo dục là sự truyền thụ và lĩnh hội hệ thống kinh nghiệm xã hội (tri thức,
kỹ năng, niềm tin, hành vi, thói quen đạo đức, kỹ năng lao động, ứng xử, sáng
- 15 -


tạo,…). Giáo dục là một nhu cầu tất yếu của xã hội và sự xuất hiện hiện tượng
giáo dục trong xã hội là một nhu cầu tất yếu của lịch sử.
Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Giáo dục, đó là hoạt động nhằm tác
động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng
nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như
yêu cầu đề ra”.
Dưới góc độ triết học có thể thấy rằng giáo dục là một quá trình hai mặt,
một mặt đó là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng giáo dục (sự tác động của

tri thức, văn hóa nhân loại thông qua nhà sư phạm đến đời sống học sinh, sinh
viên); mặt khác (mặt chủ yếu hơn) thông qua sự tác động này mà làm cho đối
tượng tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện mình, tự nâng mình lên qua giáo
dục.
Về bản chất, giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu
cho học sinh, nhằm giúp họ nhận thức đúng, tạo lập tình cảm và thái độ đúng, hình
thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực
của xã hội [28;tr.124].
Ngày nay, giáo dục chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc
gia. Giáo dục nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học – kỹ thuật, tổ chức
quản lý, năng lực thực tiễn của mỗi con người cùng với khoa học, sản xuất, giáo
dục là một trong ba bộ phận hợp thành cơ cấu thống nhất, trở thành nhân tố quyết
định đối với nền kinh tế quốc dân [7;tr.4]. Không chỉ thế giáo dục còn tác động
lớn đến việc xây dựng một hệ tư tưởng cho toàn xã hội, bồi dưỡng một lối sống
lành mạnh, xây dựng một nền văn hóa kết tinh được những tinh hoa của nhân loại,
đồng thời mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc bằng việc giáo dục cho thế hệ trẻ
và các tầng lớp nhân dân.
Thấy được tầm quan trọng và vị thế của thanh niên, các nhà kinh điển Mác
– Lênin đã chỉ rõ để cách mạng thắng lợi cần phải tập hợp và giáo dục thanh niên,
trong đó việc giáo dục đạo đức là việc quan trọng. C. Mác viết: “Nhưng dù sao thì
bộ phận giác ngộ nhất trong giai cấp công nhân cũng nhận thức rất rõ ràng tương
lai của giai cấp họ và do đó tương lai của cả loài người hoàn toàn phụ thuộc vào
- 16 -


việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên” [5;tr.118]. Lênin trong bài diễn văn
tại Đại hội III của Đoàn thanh niên Cộng sản Nga chỉ rõ: “Phải làm cho toàn bộ sự
nghiệp giáo dục, rèn luyện, dạy dỗ thanh niên ngày nay trở thành sự nghiệp giáo
dục đạo đức cộng sản trong thanh niên” [32;tr.244].
Ở nước ta, từ xưa, ông cha ta cũng đã xây dựng hệ thống giáo dục, đào tạo

qua học hành thi cử (như thi Đình, thi Hội, thi Hương) để chọn người tài phát triển
đất nước. Nền giáo dục đó hướng theo sự hài hòa giữa “dạy chữ” (tri thức, tài
năng) và “dạy làm người” (đạo đức), nhưng dạy làm người vẫn là mục đích cao
nhất, bởi “đức thắng tài” và “chữ tâm đó mới bằng ba chữ tài”.
Kế thừa, phát huy truyền thống trong giáo dục, trọng nhân tài của dân tộc
cùng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cách
nhìn đúng đắn và xem giáo dục thanh niên là vấn đề chiến lược, là nhiệm vụ quan
trọng của cách mạng. Giáo dục thanh niên theo Chủ tịch Hồ Chí Minh có nghĩa là
giáo dục toàn diện cả chính trị, tư tưởng, văn hóa, khoa học – kỹ thuật… nhưng tất
cả đều được Người đặt trên nền tảng đạo đức. Người yêu cầu thanh niên phải có
đức, có tài, nhưng vẫn lấy đức làm gốc, bởi lẽ tài chỉ có thể phát huy tác dụng lâu
bền và ngày càng phát triển khi đặt trên nền tảng của đức. Người nói: “Có tài phải
có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức mà không có
tài ví như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai” [17;tr.498] và
Người căn dặn thanh niên: “Muốn làm tròn nhiệm vụ vẻ vang ấy, thanh niên ta
cần phải thấm nhuần tinh thần làm chủ nước nhà và phải trau dồi đạo đức của cách
mạng” [19;tr.305].
Ngày nay, đất nước đang trong quá trình phát triển, đang thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu về đạo đức có còn là
vấn đề đặt lên hàng đầu hay không hay chỉ hội nhập, hiện đại là lo chạy đua về
kiến thức, kỹ năng. Nước ta so với khu vực và thế giới thì không thiếu về nguồn
nhân lực, xét về chất lượng lao động có tay nghề thì ta còn yếu kém hơn. Nước ta
đang phải tiếp tục hoàn thiện cả về cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng, nhưng
cái yếu kém đáng lo ngại hiện nay vẫn là vấn đề đạo đức con người. Kiến thức và
kỹ năng đúng là cần thiết cho mỗi con người nhưng vẫn chưa phải là cấp bách, mà
- 17 -


điều cấp thiết hiện nay là những nhược điểm, khuyết tật đạo đức (chủ nghĩa cá
nhân, chạy theo danh lợi, mất đoàn kết, không hợp tác được với nhau). Để giải

quyết vấn đề này thì ta phải có quyết sách giáo dục – đào tạo.
Đạo đức không phải bẩm sinh, không ai sinh ra đã là thiện hay ác. Vai trò
quyết định nhất vẫn là thuộc về công tác giáo dục. Hồ Chí Minh khẳng đinh vai
trò lớn của giáo dục trong việc giáo dục hóa, rèn luyện nhân cách con người.
Trong thơ Nửa đêm, Người viết: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do
giáo dục mà nên”. Quả đúng như vậy, nếu được giáo dục tốt thì sẽ trở thành người
tốt, người lương thiện, còn giáo dục không tốt sẽ trở thành người xấu, người ác.
Và trong tác phẩm Đời sống mới: “Óc những người tuổi trẻ sạch như một tấm lụa
trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy, sự học ở trong
trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên” [23; tr.14]. Ở đây làm
nổi bật lên vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự hình thành nhân cách con
người. Có không ít trường hợp con người vi phạm đạo đức không tự giác mà
không biết, do thiếu những tri thức đạo đức thông thường. Vì vậy, giáo dục đạo
đức là công việc rất cần thiết nhằm trang bị cho thanh niên những tri thức cơ bản,
có hệ thống về đạo đức, để họ biết cái gì là đúng là phải và làm theo, cái gì là sai
phải tránh. Đặt biệt trong những hoàn cảnh có biến động về chính trị - xã hội, từ
chiến tranh sang hòa bình, từ nông thôn sang thành thị … hiện nay.
Muốn đạt hiệu quả, giáo dục đạo đức theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì không
thể dừng lại ở bồi dưỡng ý thức đạo đức đơn thuần, ở thuyết giảng đạo đức suông
mà Người còn đòi hỏi giáo dục đạo đức phải đi liền với tổ chức, hành động. Người
nhắc nhở: “Giáo dục thanh niên phải liên hệ vào dư luận xã hội” [4;tr.568], phải
tạo nên dư luận xã hội lành mạnh lên án cái ác, ca ngợi cái đẹp, phải “lấy gương
người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau” đó “còn là một phương pháp
lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn”
[17; tr.558].
Trong xã hội hiện đại, hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, khoa học kỹ
thuật phát triển, những mặt trái như lao theo lợi nhuận và đồng tiền thì con người
dễ bị tha hóa, lẽ sống “mình vì mọi người” dễ bị phai nhạt. Chính vì thế, công tác
- 18 -



giáo dục thanh niên trở nên vô cùng cấp bách trong giai đoạn hiện nay vì cách
mạng Việt Nam có bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn phụ
thuộc vào kết quả bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Vì vậy, để đưa đất nước
thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều
nước trong khu vực và thế giới, chúng ta phải giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo
đức của mỗi cá nhân đặc biệt là thanh niên, đồng thời phát triển yếu tố tài năng
trên cơ sở đạo đức có được.
Tài năng con người muốn phát triển phải dựa trên cơ sở của sự phát triển
đạo đức. Không có những phẩm chất, những giá trị đạo đức làm cơ sở, nền tảng,
tài năng sẽ rất khó phát triển (Hồ Chí Minh:“có tài mà không có đức là người vô
dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”) hoặc phát triển theo hướng
xấu đi, thậm chí có nhiều tài năng sẽ trở thành tội ác, phản đạo đức, phản nhân
văn, mang lại thảm họa cho loài người.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng và ảnh hưởng sâu rộng của cuộc
cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, có người cho rằng, chỉ cần phát triển tài
năng là đủ. Theo họ có tài nghĩa là đã có đức, vì vậy chỉ cần luyện tài mà không
luyện đức cũng đủ biến đổi cuộc sống, biến đổi xã hội. Đây là quan niệm không
biện chứng không khoa học.
Nước ta đang trong thời kỳ phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa sẽ xuất hiện những yếu tố mới làm sâu sắc hơn, phong phú thêm những giá trị
truyền thống đồng thời cũng gây ra những xáo trộn, những thay đổi trong lối sống,
những quan niệm về các chuẩn mực đạo đức xã hội. Vấn đề ở chỗ là làm thế nào
để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà vẫn giữ được nét đẹp riêng, những
giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Đây quả là vấn đề bức thiết đang đặt ra
cho toàn xã hội Việt Nam để từ đó ta có thể thấy rõ sự cần thiết trong việc giáo
dục đạo đức cho thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở nước ta hiện nay.

- 19 -



CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN TRONG THỜI KỲ
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH VĨNH LONG HIỆN NAY
2.1 Khái quát về tỉnh Vĩnh Long trong thời kỳ đổi mới tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa
2.1.1 Khái quát về tỉnh Vĩnh Long
2.1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vĩnh Long là một tỉnh nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long
là sông Tiền và sông Hậu. Thành phố Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh
135 km theo hướng bắc theo quốc lộ 1, cách thành phố Cần Thơ 33 km về phía
nam theo quốc lộ 1. Nằm trong tọa độ từ 9052’40’’ đến 10019’48’’ độ vĩ bắc và
105041’18’’ đến 106017’03’’ độ kinh đông. Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như
một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu
Long, phía đông giáp tỉnh Bến Tre và đông nam giáp tỉnh Trà Vinh phía Tây giáp
tỉnh Cần Thơ, phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang.
Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 km2 bằng 0,4% diện tích cả
nước. Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ,
có cao trình khá thấp so với mực nước biển, với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt
cửa sông, tiểu địa hình của Tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm Tỉnh và cao
dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch
lớn.
Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa
là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400 – 1.450 mm
kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, nhiệt độ tương đối cao, ổn định, nhiệt độ trung
bình là 27oC, độ ẩm trung bình 79,8%.
Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 1/1/2010, tỉnh Vĩnh Long được chia ra
5 loại đất sử dụng như sau (tỉnh không có đất lâm nghiệp): Đất nông nghiệp
116.180,6 ha, chiếm 78,6%; Đất chuyên dùng 9.163,9 ha, chiếm 6,2%; Đất ở nông

thôn 5.502,3 ha, chiếm 3,7%; Đất ở đô thị 656,8 ha, chiếm 0,44%; Đất chưa sử
dụng, 105,3 ha, chiếm 0,07%.
- 20 -


Theo Nghị quyết số 32/2006/NQ–CP ngày 17 tháng 11 năm 2006 của
Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất
2006-2010 tỉnh Vĩnh Long thì đất sản xuất nông nghiệp có 106.738 ha, trong đó
đất trồng cây hàng năm có 51.722 ha, đất trồng cây lâu năm là 55.016 ha (cây ăn
trái, cây công nghiệp và các loại cây lâu năm khác). Thực tế sử dụng đất đến
1/1/2010 cho thấy đất sản xuất nông nghiệp, cũng như đất trồng cây hàng năm đều
đạt mức lớn hơn mục tiêu quy hoạch, chủ yếu theo hướng tăng diện tích màu và
cây ăn trái. Tổng kết 5 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lãnh đạo tỉnh,
ngành nông nghiệp cũng như các huyện thị đều thống nhất tăng diện tích cây ăn
trái, giảm diện tích chuyên lúa (giảm lúa vụ 3, bỏ diện tích 2 vụ lúa) tăng diện tích
luân canh lúa và hoa màu.
Các tầng nước ngầm của Vĩnh Long như sau:
- Tầng nước ngầm ở độ sâu trung bình 86,4 m, nước nhạt phân bổ chủ yếu ở
vùng ven sông Hậu và sông Tiền, bề dày tầng chứa nước không lớn. Trữ lượng
khai thác tiềm năng khoảng 46.169 m3/ngày.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình 150 m, nước nhạt phân bổ
khu vực ven sông Hậu và một số xã phía Nam tỉnh Vĩnh Long. Bề dầy tầng chứa
nước khá lớn. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 86.299 m3/ngày.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình 333,2 m, chất nước kém
không thể khai thác.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình 425 m. Bề dầy tầng chứa
nước khá lớn. Đây là tầng chứa nước đang được khai thác nhiều bằng các giếng
khoan công nghiệp. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 31.669 m3/ngày.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình từ 439 m trở xuống. Nước
nhạt chỉ phân bổ ở khu vực thành phố Vĩnh Long (ven sông Tiền). Bề dầy tầng

chứa nước khá lớn. Đây là tầng chứa nước đang được khai thác nhiều bằng các
giếng khoan công nghiệp. Đặc biệt đây là tầng chứa nước khoáng. Trữ lượng khai
thác tiềm năng khoảng 19.520 m3/ngày.
Nguồn nước mặt của Tỉnh Vĩnh Long với 91 sông, kênh được phân bổ đều
khắp trong tỉnh:
- 21 -


×