Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Cuộc vận động cách mạng tháng tám ( phần lịch sử việt nam lớp 12 ) để phục vụ cho vấn đề luyện thi đại học và bồi dưỡng học sinh giỏi thi tỉnh và quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.58 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Thành phố Nam Định
**************************

CHUYÊN ĐỀ HỘI THẢO MÔN LỊCH SỬ
CỤM ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ - 2012
Giảng dạy chuyên đề :

“ CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM”
( Phần lịch sử Việt Nam - Lớp 12 )
nhằm mục tiêu:
Luyện thi đại học
&
Bồi dưỡng học sinh giỏi.

Tác giả : Trần Thị Kim Oanh
Nghề nghiệp : Giáo viên dạy môn Lịch sử
Chức vụ : Tổ trưởng tổ Sử - Địa - GDCD

1


Đã nhiều năm nay, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong có nhiều học sinh
tham dự thi học sinh giỏi Tỉnh và Quốc gia đạt nhiều giải cao. Môn Lịch sử cũng
có sự đóng góp sức mình trong đó. Là một giáo viên dạy môn Lịch sử của trường,
tôi luôn có ý thức giảng dạy để đạt 3 mục tiêu:
• Lên lớp - Tốt nghiệp
• Thi đại học
• Thi học sinh giỏi
Tôi xin trình bày một số kinh nghiệm, ý kiến riêng thông qua việc soạn giảng
bài : Cuộc vận động cách mạng tháng Tám ( Phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 ) để


phục vụ cho vấn đề luyện thi đại học và bồi dưỡng học sinh giỏi thi Tỉnh và Quốc
gia.
Bài này thuộc phần kiến thức phản ánh quá trình vận động của Đảng và quần
chúng nhân dân ta chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn
quốc. Chính thời kỳ đấu tranh này đã đưa dân tộc ta thoát khỏi ách thống trị của
bọn đế quốc, phát xít và chế độ phong kiến tay sai phản động, thành lập nên nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông
Nam Á.
1. Về mặt kiến thức:
Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh hiểu được những điều cơ bản nhất về:
• Hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước đã thay đổi khi chiến tranh thế giới
thứ II bùng nổ.
• Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược của Đảng.
• Sự cấu kết của Pháp Nhật thống trị và bóc lột nhân dân ta.
• Nỗi thống khổ của mọi tầng lớp nhân dân dưới ách Pháp Nhật và phong trào
đấu tranh của quần chúng.
• Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc và Đảng trong Hội nghị trung ương 8
và mặt trận Việt Minh.
• Sự chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền.
• Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước.

2. Về mặt tư tưởng:
Trên cơ sở kiến thức cụ thể của bài, giáo viên giáo dục cho học sinh:
• Lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc ngoại xâm (đế quốc Pháp và phát xít
Nhật)
• Sẵn sàng chiến đấu hy sinh để giành lấy độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho
nhân dân.
• Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
• Liên hệ ngày nay: Sự nghiệp của thế hệ trẻ chúng ta là xây dựng và bảo vệ
tổ quốc XHCN. Phải biết vượt khó học tập và vươn lên.

2


3. Về mặt phương pháp:
Thông qua các giờ giảng trên lớp của giáo viên và việc học bài, làm bài tập
của học sinh, học sinh phải biết:
• Chọn lọc sự kiện tiêu biểu trong hệ thống các sự kiện.
• Biết hệ thống sự kiện.
• Biết so sánh, phân tích, đánh giá sự kiện để tìm ra bản chất của sự kiện.
• Trên cơ sở đó giáo viên rèn kỹ năng làm bài cho học sinh ( ra đề, yêu cầu
phân tích để thấy được trọng tâm của đề, phạm vi kiến thức, phân bố thời
gian cho hợp lý, định lượng kiến thức cần dùng ...)
• Học sinh phải biết phân tích các ván đề lịch sử để đánh giá, kết luận.
• Phải biết so sánh, liên hệ

Phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy
A. Tổng hợp kiến thức, rèn kĩ năng và luyện đề.
Trên cơ sở kiến thức cơ bản, tôi nâng lên thành những vấn đề mang tính chất
khái quát để giúp học sinh giải quyết những đề thi của học sinh trong các kì thi
Tuyển sinh đại học và thi học sinh giỏi. Cụ thể :
• Trình bày quá trình và nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách
mạng của Đảng từ khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.
• Điều kiện và nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, sách
lược cách mạng của Đảng trong thời kỳ 1939- 1945 khác với thời kỳ 19361939 như thế nào?
• Các cuộc khởi nghĩa Bắc sơn, Nam kỳ, binh biến Đô lương đã để lại những
bài học kinh nghiệm gì cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền?
• Quá trình ra đời, phát triển và vai trò của lực lượng vũ trang trong cách
mạng tháng Tám 1945.
• Quá trình ra đời phát triển và vai trò của lực lượng chính trị trong cách mạng
tháng Tám năm 1945.

• Trình bày vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc đối với chủ trương chuyển
hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng trong hội nghị trung ương Đảng VIII
( tháng 5/1941 ).
• Quá trình chuẩn bị về mọi mặt cho cách mạng tháng Tám
• Hình thái vận động trong cách mạng tháng Tám.
• Vấn đề thời cơ trong cách mạng tháng Tám- liên hệ lịch sử dân tộc.
• Tính chất của cách mạng tháng Tám.
• Bài học kinh nghiệm về chuẩn bị lực lượng và chớp thời cơ khởi nghĩa.
• Vấn đề mặt trận trong giai đoạn 1930 - 1945 .
• Phân tích những nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám.
• .......

3


Tôi hướng dẫn cho học sinh phân tích đề, lập dàn ý và tập viết.
Quá trình cho học sinh làm bài tập là quá trình củng cố kiến thức và rèn kỹ
năng cho học sinh. Công việc này đối với học sinh giỏi là rất quan trọng vì yêu
cầu viết đối với các em rất cao.
B. Hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức và liên hệ.
Từ những vấn đề trong phạm vi của bài , tôi hướng dẫn học sinh mở rộng, liên
kết với các phần kiến thức khác có liên quan.
Chẳng hạn:
• Vấn đề mặt trận
• Vấn đề chuẩn bị khởi nghĩa
• Vấn đề thời cơ
• Vai trò lãnh đạo
• Vai trò quần chúng
• ...
C. Bài tập củng cố kiến thức, phát huy vai trò của học

sinh.
Ngoài dạng bài tập viết, tôi cho các em vẽ bản đồ Việt Nam và trình bày diễn
biến của cách mạng tháng Tám trên bản đồ.Tôi còn tổ chức cho học sinh hội thảo.
Sau đây tôi trình bày một số ví dụ cụ thể:
1. Đề kiểm tra:
“ Các hình thức tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng Sản
Đông Dương đề ra và vận động thực hiện trong những năm từ 1930 - 1945 ở
nước ta”.
Giải quyết:
 Nêu khái niệm mặt trận:
• Mặt trận là hình thức tập trung lực lượng.
• Mặt trận dân tộc thống nhất là lực lượng của dân tộc đã được hình
thành như thế nào.
• Ơ Việt Nam, Mặt trận dân tộc thống nhất được xây dựng trên nền tảng
khối liên minh công nông vững chắc và đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng Sản.
 Nêu yêu cầu thành lập mặt trận ở Việt Nam trong giai đoạn cách mạng 1930
- 1945, và tên các mặt trận 1930 - 1931 : Hội phản đế Đồng minh Đông
dương ( chưa thực hiện được ). 7/1936: Mặt trận nhân dân phản đế Đ D
3/ 1938: Mặt trận dân chủ Đông dương
11/ 1939: Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông dương
5/ 1941: Mặt trận Việt Minh
 Trình bày các hình thức mặt trận trong từng giai đoạn cách mạng
4


Cụ thể:

• Bối cảnh, yêu cầu lịch sử ở từng giai đoạn.
• Mặt trận hình thành và tác dụng của nó.


1. Giai đoạn 1930 - 1931:
• Bối cảnh: Việt Nam chịu ảnh hưởng cuộc khủng khoảng kinh tế 1929 1933 của chủ nghĩa tư bản, Pháp trút gánh nặng lên vai nhân dân ta, mâu
thuẫn dân tộc càng trở nên sâu sắc. Lúc này phong trào đấu tranh của
quần chúng đã lên cao. Đảng vừa ra đời, đã kịp thời lãnh đạo quần chúng
đấu tranh.
• Mục tiêu đấu tranh: đánh đuổi đế quốc để giành độc lập dân tộc và lật đổ
phong kiến để giành ruộng đất cho dân cày.
• Mặt trận hình thành: Tại hội nghị trung ương lần thứ 1 ( tháng 10/1930 )
đảng đã quyết định thành lập hội phản đế đồng minh Đông dương vào
ngày 18/11/1930 với mục đích; tập hợp lực lượng quần chúng, đưa quần
chúng vào trận tuyến đấu tranh, đến khi tình thế cách mạng chín muồi sẽ
làm cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Mặt trận này lấy liên minh
công nông làm nòng cốt, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông
dương, nhưng mặt trận không thực hiện được do thực dân Pháp đàn áp dã
man.
2. Giai đoạn 1936 - 1939:
• Bối cảnh: Tình hình trong nước và thế giới có sự thay đổi:
 Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và nguy cơ chiến tranh đe doạ loài
người.
 Trong nước, đời sống của nhân dân hết sức cực khổ.
 Thuận lợi mới: Quốc tế cộng sản ra chỉ thị cho các nước thành lập
Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. Mặt trận
nhân dân Pháp có Đảng Cộng Sản làm nòng cốt đã thắng thế trong
cuộc tuyển cử, thi hành chính sách tiến bộ với thuộc địa, trong đó
có Việt Nam. Trải qua thời kỳ khủng bố trắng, lực lượng cách
mạng đã được hồi phục và chúng ta có thêm hơn 3.000 chiến sĩ
cộng sản, Đảng viên ra tù bổ xung cho lực lượng cán bộ cách
mạng.
• Mặt trận ra đời: Yêu cầu đặt ra lúc này là Đảng phải tập hợp lực lượng để

lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống phát xít, chống nguy cơ chiến
tranh, bảo vệ hoà bình và đòi những quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
 Tháng 7/1936, Đảng họp hội nghị và đề ra chủ trương thành lập
Mặt trận nhân dân phản đế Đông dương. Đến tháng 3/ 1938 đổi
thành Mặt trận dân chủ Đông dương. Mặt trận được thành lập
trong giai đoạn này vẫn lấy liên minh công nông làm nòng cốt, đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông dương. Bên cạnh đó,
mặt trận còn tập hợp những cá nhân, những tổ chức yêu nước khác
ngoài công nông, đấu tranh vì mục đích hoà bình và dân chủ.
5




Tác dụng : trong suốt giai đoạn tồn tại từ 1936 - 1939, Mặt trận
đã lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi những quyền tự do, dân sinh,
dân chủ và tuyên truyền Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, đường lối của
Đảng. Tập dượt cho quần chúng đấu tranh bằng phương pháp mới
là công khai, hợp pháp, đấu tranh chính trị.

3. Giai đoạn 1939 - 1945:
• Bối cảnh: Điều kiện thế giới và Việt Nam đã thay đổi. Tháng 9/1939,
chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, chỉ trong một thời gian ngắn nước
Pháp bị chiếm đóng, bon Pháp ở Đông dương đã phát xít hoá bộ máy
chính quyền, tăng cường bóc lột, đàn áp nhân dân Đông dương. Những
điều kiện đấu tranh công khai không còn nữa. Đảng nhanh chóng rút vào
hoạt động bí mật.
• Mặt trận ra đời: Tháng 11/1939 Đảng họp hội nghị Trung wowng lần thứ
6 đề ra chủ trương thành lập Mặt trận ddaan tộc thống nhất phản đế Đông
dương nhằm chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu là bọn đế quốc, phát xít,

giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Ơ thời kỳ này, Mặt trận được tập
hợp với quy mô rộng lớn hơn và phương pháp đấu teranh cũng đã thay
đổi - chuyển sang đấu tranh bí mật, bất hợp pháp và khởi nghĩa vũ
trang.Tháng 5/1941, khi tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến
chuyển, Nguyễn ái Quốc đã kịp thời trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt
nam. Người đã cùng ban chấp hành Trung ương triệu tập hội nghị Trung
ương lần 8 và nêu chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh, Mặt trận bao
gồm các tổ chức quần chúng yêu nước, các cá nhân để cùng chung mục
đích là giải phóng dân tộc “ Làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập,
làm cho dân Việt Nam được sung sướng, tự do”. Tác dụng:Mặt trận đã
thức tỉnh tinh thần dân tộc, tích cực chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc tổng
khởi nghĩa giành chính quyền. Ơ giai đoạn tiền khởi nghĩa, Mặt trận Việt
Minh có vai trò như một chính quyền cách mạng.
4. Kết luận:
a. Đánh giá vai trò của Mặt trận.
b. Vai trò của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc - Hồ Chí
Minh trong lãnh đạo cách mạng.
c. Vai trò của quần chúng trong đấu tranh cách mạng.
5. Phần liên hệ:
Mặt trận từ năm 1945 đến nay
Tháng 5/1946: Hội liên hiệp Quốc dân Việt Nam
Ngày 3/3/1951: Hội liên hiệp Quốc dân Việt Nam thống nhất với Mặt
trận Việt Minh thành Mặt trận Liên Việt
Tháng 9/1955: Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất toàn quốc họp tại Hà
Nội quyết đinh thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ngày 22/12/1960: Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra
đời
6



Ngày 31/1/1977: Tại thành phố Hồ Chí Minh Đại hội đại biểu các mặt
trận Dân tộc ở hai miền Bắc - Nam họp thống nhất lại gọi chung là: Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Đề kiểm tra số 2
“Phân tích vai trò của Bác Hồ đối với cách mạng Tháng Tám và sự ra đời
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”
Giải quyết:
 Nêu tiểu sử của Bác Hồ và công lao của Bác đối với Cách mạng Việt Nam
 Nêu ý nghĩa lịch sử trọng đại của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
 Nêu và phân tích vai trò của Bác: thông qua những hoạt động của Người để
đánh giá vai trò.
Vai trò 1:
- 28/1/1941 Bác Hồ về đến Trung Quốc, cùng với Đảng trực tiếp lãnh đạo Cách
mạng
- Vận động quần chúng các dân tộc ở Cao Bằng làm Cách mạng, thành lập các
Hội cứu quốc của Việt Minh.
- Mở nhiều khóa huấn luyện chính trị, quân sự cho cán bộ, nhân dân.
- Dịch và viết sách về quân sự, chính trị để làm tài liệu học tập và tuyên truyền.
- Chuẩn bị Hội nghị Trung ương VIII của Đảng vào tháng 5/1941.
Vai trò 2:
- Bác chủ trì Hội nghị Trung ương VIII của Đảng tháng 5/1941 và hoàn chỉnh
chủ trương chỉ đạo chiến lược và sách lược Cách mạng Việt Nam từ năm 1939 1945 được đề ra tại Hội nghị VI
Vai trò 3:
- Bác Hồ trực tiếp chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
(gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang)
- Lực lượng chính trị: Thành lập Việt Minh ngày 19/5/1941 trong đó có các
đoàn thể quần chúng là: Hội cứu quốc (thành phần của Mặt trận Việt Minh,
Việt Minh là trung tâm đoàn kết toàn dân, tiến hành đấu tranh đánh đuổi Pháp Nhật)
- Lực lượng vũ trang: 22/12/1944 Bác thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải

phóng quân.
- Bác còn có nhiều chỉ thị khác về xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ
trang.
Vai trò 4:
- Trực tiếp xây dựng căn cứ địa Cách mạng.
7


- Năm 1941 xây dựng Cao Bằng thành căn cứ địa thứ hai (căn cứ thứ nhất là
Bắc Sơn do Đảng thành lập tại Hội nghị VII)
- Năm 1942 thành lập khu giải phóng Việt Bắc gồm 6 hình thức trên cơ sở 2
căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai và Cao Bằng, đồng thời thành lập khu giải phóng
Việt Bắc gồm 6 tỉnh miền thượng du Cao - Bắc - Lạng - Thái - Hà - Tuyên. Khu
giải phóng do Bác đứng đầu. Việt Bắc là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam
độc lập sau này.
Vai trò 5:
- Bác đã 2 lần đi trung Quốc để liên hệ với Đảng Cộng Sản Trung Quốc và các
lực lượng đồng minh dân chủ chống phát xít để tranh thủ sự ủng hộ. Qua đây
Bác Hồ thấy được dã tâm của Tưởng Giới Thạch.
Vai trò 6:
- Bác dự đoán sáng suốt thời cơ cho Cách mạng và khi thời cơ đến Bác chủ
động chớp thời cơ, có quyết tâm cao, cùng Đảng lãnh đạo quần chúng khởi
nghĩa.
Vai trò 7:
- Soạn thảo tuyên ngôn và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Bác trực tiếp thành lập chính phủ của nước Việt Nam mới và đứng đầu chính
phủ đó, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Trong tuyên ngôn độc lập Bác nêu rõ các quyền dân tộc cơ bản đã giành được
và quyết tâm bảo vệ nó
Vai trò 8:

- Năm đầu sau khi giành được độc lập và chính quyền Bác đã
có những chủ trương biện pháp, sách lược đúng đắn, sáng
suốt nhằm xây dựng và bảo vệ chính quyền khi còn non trẻ
phải đứng trước những kẻ thù lớn mạnh.
3- Đề kiểm tra số 3 :
Trình bày hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng trong thời kì
cách mạng 1939 – 1945
Giải quyết:
Chủ trương của Đảng được thay đổi linh hoạt qua nhiều thời kì nhỏ :9/1939 –
5/1941, 5/1941 – 9/3/1945, 9/3/1945 – 15/8/1945, 15/8/1945 – 2/9/1945
Ở mỗi thời kì nhỏ cần nêu hoàn cảnh lịch sử , sau đó nêu chủ trương của Đảng
4 – Đề kiểm tra số 4:
8


Thời cơ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến như thế nào? Tại sao
đây là thời cơ “ ngàn năm có một” ?
Giải quyết:
Ý 1 : Thời cơ cách mạng tháng Tám đã đến;
+ Lý luận về thời cơ :
- Thời cơ cách mạng là sự kết hợp nhuần nhuyễn những điều
kiện bên trong và bên ngoài, những yếu tố chủ quan và
khách quan, trong đó điều kiện bên trong, yếu tố chủ quan
đóng vai trò quan trọng nhất
- Thời cơ đến và đi rất nhanh, không lặp lại. Vì vậy các nhà
lãnh đạo phải chuẩn bị sẵn sàng để chớp thời cơ, không
được để lỡ mất thời cơ
+ Thời cơ cách mạng tháng Tám ở Việt nam :
- Điều kiện khách quan: Chủ nghĩa phát xít bị đánh bại…
- Điều kiện chủ quan : Vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò

của quần chúng nhân dân qua các thời kì đấu tranh
- Kết luận : Như vậy đến 8/1945, những điều kiện khách quan
và chủ quan đã kết hợp nhuần nhuyễn, thời cơ cách mạng đã
chin muồi
Ý 2 : Tại sao đây là thời cơ ngàn năm có một ?
+ Xác định thời gian và giải thích : Thời cơ chỉ tồn tại trong khoảng thời
gian từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng đến trước khi quân Đồng minh vào Đông
dương(28/2/1945)
+ Xác định yếu tố : Trong 3 yếu tố của thời cơ thì 2 yếu tố chủ quan đã
có, còn yếu tố Nhật suy yếu đến cực độ chỉ xuất hiện khi Nhật đầu hàng Đồng
minh đến trước khi quân Đồng minh vào nước ta…phân tích ý này …
+ Tác dụng, ý nghĩa : Chưa có thời điểm nào như thời gian từ
15/8/1945 đến 28/8/1945 cách mạng nước ta hội tụ được những điều kiện khách
quan và chủ quan đầy đủ như thế
Trong thời gian từ 14/8 - 28/8 ta đã giành
được chính quyền thì ki quân Đồng minh kéo vào, ta đã ở thế chủ động để đón tiếp
. Như vậy các kẻ thù khó có thể câu kết với nhau mà xóa bỏ thành quả cách mạng
của ta
Cần liên hệ trong lịch sử dân tộc như thời
Quang Trung đại phá quân Thanh, tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
4 – Đề kiểm tra số 5:
Hãy trình bày những suy nghĩ của bản thân về những nguyên nhân thành
công của Cách mạng tháng Tám 1945
9


Giải quyết:
1/ Do nhân dân ta biết kế thừa và phát huy đến cao độ truyền thống đấu
tranh chống ngoại xâm anh hùng bất khuất trong lịch sử hàng ngàn năm của
dân tộc

+ Truyền thống này có ở tất cả các dân tộc nhưng đối với Việt Nam do hoàn
cảnh đặc biệt trong quá trình dựng nước và giữ nước nên truyền thống này có nét
đặc trưng riêng. Nêu quá trình từ thời Bắc thuộc đến thời hiện đại , dẫn các cuộc
đấu tranh tiêu biểu , nêu hoàn cảnh đặc biệt , kẻ thù nguy hiểm lớn mạnh … và
chiến thắng to lớn của dân tộc ta
+ Ách áp bức bóc lột tàn bạo của phát xít Nhật, Pháp đã thúc đẩy lòng yêu nước
có từ ngàn xưa , làm bùng lên sức mạnh của mấy nghìn năm lịch sử. Vì vậy khi
Đảng cộng sản Đông dương và mặt trận Việt Minh giương cao ngọn cờ cứu nước
thì mọi người đã nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến
2/ Nhờ có đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta
Đảng đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo cách mạng , chuẩn bị trong suốt 15
năm qua các thời kì cách mạng 1930 – 1931, 1932 – 1935, 1936 – 1939, 1939 –
1945, qua các hội nghị 6,7,8 của BCHTW Đảng, qua các Mặt trận dân tộc thống
nhất, nhận biết thời cơ mau lẹ và lãnh đạo nhân dân chớp thời cơ khởi nghĩa giành
chính quyền
3/Nhờ có hoàn cảnh khách quan vô cùng thuận lợi
Quân đội Nhật trên chiến trường châu Á Thái bình dương bị Hồng quân Liên
xô và lực lượng Đồng minh đánh bại. Quân Nhật ở Đông dương hoang mang tan rã
cùng chính phủ bù nhin Trần Trọng Kim – đó là thời cơ vô cùng thuận lợi cho cách
mạng nước ta
Quá trình giải quyết câu hỏi là dựa trên những nguyên nhân thắng lợi đó mà
nêu lên những suy nghĩ của mình . Trong những nguyên nhân trên thì do có sự
lãnh đạo của Đảng là quan trọng nhất , từ đó đánh giá vai trò lãnh dạo của
Đảng và công lao vĩ đại của Bác Hồ đối với cách mạng Việt Nam
III .Kết luận:
Giảng dạy bài để phục vụ cho mục đích luyện thi đại học và bồi dưỡng học
sinh giỏi, tôi đã tiến hành những công việc như trên. Mục đích cuối cùng là giúp
cho học sinh hiểu sâu sắc những vấn đề cơ bản của kiến thức mà sách giáo khoa
trình bày, trên cơ sở đó phải phân tích, giải thích, liên hệ để tìm đến những mối
liên quan, giải quyết những đề thi mang tính chất khái quát, tổng hợp cao.

10


IV .Kết quả:
Qua một số năm tôi thực hiện việc giảng dạy, thực tế các học sinh dự thi đại
học và thi sinh giỏi Tỉnh, Quốc gia đều làm bài tốt.

11



×