Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy giai đoạn lịch sử việt nam từ 1930 – 1945 (5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.3 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO - NINH BÌNH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY
********************

THAM LUẬN
“ LỰA CHỌN VẤN ĐỀ DẠY VÀ PHƯƠNG PHÁP
ÔN TẬP CHO HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA KHI
GIẢNG DẠY GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ VIỆT NAM 19301945 ”
Giáo viên: Đinh Thị Thanh Dung

1


Ninh Bình, ngày 13 tháng 09 năm 2012

“ LỰA CHỌN VẤN ĐỀ DẠY VÀ PHƯƠNG PHÁP
ÔN TẬP CHO HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA KHI
GIẢNG DẠY GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ VIỆT NAM 19301945 ”
Ths Đinh Thị Thanh Dung
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Việt Nam
hiện đại từ năm 1919 đến năm 2000 nói riêng. Thì giai đoạn lịch sử Việt
Nam 1930- 1945 là một trong những nội dung quan trọng trong chương
trình ôn thi Tốt nghiệp, ôn thi Cao đẳng- Đại học và trong các kì thi chọn
học sinh giỏi Tỉnh, học sinh giỏi Quốc gia. Do vậy, đối với giáo viên giảng
dạy bộ môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông nói chung và các trường
trung học phổ thông chuyên nói riêng cần phải trang bị tốt kiến thức giai


đoạn lịch sử này cho các em học sinh, để các em có một hành trang vững
vàng dự thi vào các trường Cao đẳng, Đại học, cũng như đạt thành tích tốt
trong các kì thi học sinh giỏi Tỉnh, kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia. Đây
là một trong những giai đoạn lịch sử cực kì quan trọng, dung lượng kiến
thức nhiều, có nhiều vấn đề phức tạp, khó nhớ, khó học, đòi hỏi học sinh
không những phải có kiến thức tốt, mà còn phải có trình độ tư duy, khái
quát cao…Chính vì vậy, mà đây là một trong những nội dung chính mà các
đề thi Cao đẳng, Đại học, đặc biệt là trong các kì thi chọn học sinh giỏi
2


Quốc gia thường hay ra. Mặc dù các giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở
trường trung học phổ thông nói chung và các trường trung học phổ thông
chuyên nói riêng đều xác định được rõ tầm quan trọng, vị trí, và vai trò của
giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930-1945. Nhưng để dạy tốt, giúp cho học
sinh có thể hiểu và nắm vững giai đoạn lịch sử này,và đạt điểm cao trong
các kì thi Cao đẳng, Đại học lại là một việc khó, đặc biệt là đối với các kì
thi chọn học sinh giỏi Quốc gia. Vậy,“ lựa chọn vấn đề dạy và phương
pháp ôn tập cho học sinh giỏi Quốc gia khi giảng dạy giai đoạn lịch sử
Việt Nam 1930- 1945” như thế nào? Tôi xin được trình bày ý kiến riêng
của bản thân khi giảng dạy giai đoạn lịch sử này như sau.
B. NỘI DUNG
1.

Lựa chọn vấn đề dạy:
Căn cứ vào Đại cương Lịch sử Việt Nam, SGK Lịch sử 12 Cơ bản và

Nâng cao, tôi chia giai đoạn Lịch sử Việt Nam 1930- 1945 thành các
chuyên đề; 1930- 1935, 1936-1939, 1939-1945.
Sau khi phân chia thành các chuyên đề như trên, ở mỗi chuyên đề

chúng ta thực hiện các bước như sau:
+ Xác định các vấn đề cơ bản và các sự kiện tiêu biểu của từng thời
kì.
+ Xác định mối quan hệ, tác động của của tình hình trong nước với
tình hình thế giới, của sự kiện này với sự kiện kia, của thời kì này với thời
kì kia, của giai đoạn 1930- 1945 với giai đoạn khác.
+ Đặt ra những câu hỏi ôn tập, củng cố, nâng cao.
1, Chuyên đề phong trào cách mạng 1930- 1931:
3


a, Nội dung kiến thức cơ bản:
- Tình hình Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 19291933:
- Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh:
+ Nguyên nhân: Thế giới, trong nước...
+ Diễn biến, kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm.
- Phong trào cách mạng 1932- 1935: Đấu tranh phục hồi lực lượng cách
mạng và tiến hành Đại hội Đảng lần thứ nhất.
+ Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào
+ Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa Đại hội Đảng lần thứ nhất 3/1935.
b, Luyện đề:
Đề 1: Trình bày thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong những năm
1929-1933? Qua đó rút ra nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng
1930-1931?
Đề 2: Trình bày phong trào 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ
Tĩnh?
Đề 3: Trình bày ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 19301931?
Đề 4: Phong trào 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh đã để
lại cho phong trào cách mạng Việt Nam những bài học kinh nghiệm gì?
Đề 5: Chứng minh phong trào 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ

Tĩnh là một phong trào cách mạng mang tính chất rộng lớn, quyết liệt, triệt
để?
Đề 6: Căn cứ vào đâu để khẳng định chính quyền Xô Viết Nghệ
Tĩnh là hình thức chính quyền sơ khai công nông đầu tiên ở nước ta?
4


Đề 7: Tại sao nói phong trào 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ
Tĩnh là cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng
Tám sau này?
Đề 8: Trình bày phong trào cách mạng 1932- 1935?
2, Chuyên đề phong trào dân chủ 1936- 1939:
a, Nội dung kiến thức cơ bản:
- Tình hình Việt Nam trong những năm 1936-1939:
+ Tình hình: Thế giới, trong nước...
- Chủ trương của Đảng CS Đông Dương thời kì 1936-1939: Nội dung Hội
nghị BCH TW 7/1936.
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào dân chủ 19361939.
b, Luyện đề:
Đề 1: Trình bày Nguyên nhân bùng nổ của phong trào dân chủ 19361939. ?
Đề 2: Trình bày diễn biến của phong trào dân chủ 1936-1939 và rút
ra nhận xét?
Đề 3: Trình bày kết quả, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của
phong trào cách mạng1936-1939?
Đề 4: So sánh sự khác nhau về chủ trương chỉ đạo chiến lược, sách
lược của Đảng thời kì 1930-1931 với 1936-1939? Vì sao có sự khác nhau
đó?
Đề 5: Tại sao nói phong trào 1936-1939 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ
Tĩnh là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa của
cách mạng tháng Tám sau này?

5


3, Chuyên đề cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945:
a, Nội dung kiến thức cơ bản:
- Tình hình Việt Nam trong những năm 1939-1945:
+ Tình hình: Thế giới, trong nước...
- Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, sách lược của Đảng thời kì
1939-1945:
+ Nội dung, ý nghĩa Hội nghị BCH TW 11/1939
+ Nội dung, ý nghĩa Hội nghị BCH TW8 5/1941
- Các cuộc khởi nghĩa vũ trang 1939-1941:
+ Khởi nghĩa Bắc Sơn: 27/9/1940
+ Khởi nghĩa Nam Kì: 23/11/1940
+ Binh biến Đô Lương: 13/1/1941
- Mặt trận Việt Minh và công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính
quyền 1941-1945.
- Cao trào kháng Nhật cứu nước (3->8/1945)
- Thời cơ của cách mạng tháng Tám
- Diến biến tổng khởi nghĩa giành chính quyền 8/1945
- Sự ra đời của nước Việt Nam DCCH.
- Nguyên nhân thắng lợi , ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của cách
mạng tháng Tám/1945.
b, Luyện đề:
Đề 1: Trình bày và phân tích những sự kiện của lịch sử Thế giới
1939-1945 có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách mạng Việt Nam?
Đề 2: Hoàn cảnh lịch sử nào ĐCSĐD đề ra chủ trương chuyển hướng
chỉ đạo chiến lược, sách lược của Đảng thời kì 1939-1945?
6



Đề 3: Hội nghị BCH TW 11/1939 đề ra chủ trương chuyển hướng chỉ
đạo chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam như thế nào? Em có
nhận xét gì về chủ trương đó?
Đề 4: Tại sao nói Khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, Binh biến Đô Lương
là tiếng súng đầu tiên báo hiệu thời kì đấu tranh mới?
Đề 5: Trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hội nghị TW8? Vì
sao Hội nghị TW8 lại chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh?
Đề 6: Vai trò của mặt trận Việt Minh đối với cách mạng tháng Tám?
Đề 7: Trình bày quá trình phát xít Nhật xâm lược Đông Dương? Vì
sao Nhật đảo chính Pháp? Chính sách của Nhật sau khi đảo chính?
Đề 8: Trình bày chủ trương của Đảng sau khi Nhật đảo chính?
Đề 9: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa cao trào kháng Nhật
cứu nước?
Đề 10: Phân tích thời cơ của cách mạng tháng Tám? Vì sao nói đây
là thời cơ ngàn năm có một?
Đề 11: Trình bày chủ trương của Đảng và MTVM khi Nhật đầu hàng
quân Đồng minh?
Đề 12: Phân tích sự sáng tạo của Đảng trong việc lãnh đạo nhân dân
ta chớp thời cơ giành chính quyền?
Đề 13: Trình bày diễn biến tổng khởi nghĩa giành chính quyền
8/1945?
Đề 14: Trình bày sự ra đời của nước Việt Nam DCCH? Nội dung cơ
bản của tuyên ngôn độc lập 2/9/1945?
Đề 15: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh
nghiệm của cách mạng tháng Tám/1945?
7


II.


Phương pháp ôn tập
Sau khi giảng dạy giai đoạn 1930-1945 giáo viên cần phải đề ra một

phương pháp ôn tập đúng đắn, mang lại hiệu quả cao cho học sinh giỏi
Quốc gia khi giảng dạy giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930- 1945. Nhằm hệ
thống hóa lại kiến thức, nâng cao trình độ của học sinh và rèn luyện kĩ năng
làm bài thi cho các em.
Thứ nhất: Giáo viên biên soạn những câu hỏi ôn tập, củng cố, hệ
thống, khái quát và nâng cao kiến thức cho học sinh như:
Câu1: Chứng minh cách mạng tháng Tám thành công diễn ra trong
vòng 15 ngày nhưng là kết quả của 15 năm đấu tranh?
Câu 2: Từ 1930-1945 Đảng ta đã xây dựng MTDT thống nhất nào?
Hãy nêu vai trò của mỗi mặt trận?
Câu 3: Vai trò của HCM đối với cách mạng Việt Nam trong giai
đoạn 1930-1945?
Câu 4: Sự kết hợp giữa chuẩn bị lâu dài với thời cơ trong cách mạng
tháng Tám được biểu hiện như thế nào?
Câu 5: Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam giai đoạn
1930- 1945 Đảng đã đề ra nhiệm vụ chỉ đạo chiến lược cách mạng như thế
nào? Hãy làm rõ quá trình chỉ đạo chiến lược của Đảng ta trong giai đoạn
1930- 1945?
……..
Thứ hai: Giáo viên biên soạn các dạng đề thi cho học sinh tham gia
đội tuyển Quốc gia.

8


Thứ ba: Giáo viên cho học sinh lập dàn ý, làm các dạng đề thi của

giai đoạn này, sau đó là cho các em làm các dạng đề thi tổng hợp các giai
đoạn của cả phần LSTG và LSVN.
Thứ tư: Giáo viên chấm bài, trả bài, nhận xét và rút kinh nghiệm cho
các em học sinh sau mỗi bài kiểm tra….
C. KẾT LUẬN
Khi giảng dạy giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930- 1945 thì việc “ lựa
chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi Quốc gia khi
giảng dạy giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930- 1945” để học sinh không chỉ
hiểu, nắm được bề rộng kiến thức, chiều sâu của nội dung, giúp cho học
sinh có thể vận dụng tốt kiến thức đó vào bài thi để đạt kết quả cao trong
các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia? Đây là một việc vô cùng khó, mà không
phải giáo viên dạy chuyên nào cũng làm được điều đó. Thậm trí, nó sẽ là
một thách thức đối với mỗi giáo viên dạy chuyên trong đó có tôi. Bản thân
tôi trong năm học vừa qua 2011- 2012 là năm đầu tiên tôi đảm nhiệm vai
trò Chủ nhiệm Đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia Lịch sử 12. Vì còn thiếu
kinh nghiệm nên tôi đã phải vừa học, vừa nghiên cứu tài liệu, vừa đúc rút
kinh nghiệm cho bản thân. Mặc dù kết quả HSG QG ban đầu chưa cao (6/6
giải, 1 nhì, 3 ba, 2 khuyến khích). Nhưng đây là một số kinh nghiệm của
bản thân tôi về việc“ lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học
sinh giỏi Quốc gia khi giảng dạy giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930- 1945”.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía các đồng nghiệp, để

9


tôi có thể rút ra những phần còn thiếu của bản thân trong quá trình giảng
dạy, và đợt tập huấn tiếp theo đạt kết quả cao hơn.

10




×