Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy giai đoạn lịch sử việt nam từ 1930 – 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.62 KB, 13 trang )

LỰA CHỌN VẤN ĐỀ DẠY VÀ PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP
CHO HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
KHI GIẢNG DẠY GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1930 ĐẾN 1945
(Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành – Yên Bái)
A – Đặt vấn đề
Quan điểm viết báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh : Viết cho ai, viết để làm gì,
viết cái gì và viết như thế nào ? không những cần được các nhà báo coi là kim chỉ
nam trong hoạt động nghề nghiệp của họ, mà cũng có thể vận dụng rộng ra để nhắc
nhở mỗi người thầy trước khi lên lớp phải biết xác định rõ : Mình dạy cho ai ? Dạy
để làm gì ? Dạy cái gì và dạy như thế nào ? Bởi vì có xác định được đối tượng học
sinh, mục đích dạy học thì mới xác định được nội dung, phương pháp giảng dạy
cho phù hợp, để đạt được hiệu quả cao nhất.
Trước hết chúng ta xác định đối tượng học sinh ở đây là những học sinh giỏi
quốc gia. Đó là những học sinh đã được tuyển chọn qua các vòng thi cấp trường,
cấp tỉnh để có mặt trong đội tuyển thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Đó là những học
sinh đã được các thầy cô trang bị cho kiến thức nền tương đối vững, có kỹ năng học
và làm bài ở mức độ nhất định. Vì thế, việc lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp
ôn tập cho các em cũng cần được giáo viên cân nhắc kỹ lưỡng. Cái khó ở đây là
giáo viên phải giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ, bởi vì “văn ôn, võ luyện”, nhưng
phương pháp đưa ra phải phù hợp để các em không cảm thấy nhàm chán. Đặc biệt
là phải giúp học sinh có thêm những kiến thức nâng cao dưới dạng chuyên đề.
Thông qua việc tiếp nhận những kiến thức đó, các em có thêm kỹ năng ôn tập và
làm bài tốt hơn, hình thành thái độ và cảm xúc đúng mực đối với các vấn đề, sự
kiện, nhân vật lịch sử để khi viết bài có thể đưa ra những chứng kiến, quan điểm
riêng, đúng đắn.
Giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1930 – 1945 là giai đoạn sau khi Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời năm 1930 đến ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn
độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trước khi đi vào lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh
giỏi quốc gia ở giai đoạn này, chúng ta cần nắm được bức tranh khái quát của cả
giai đoạn với một số nội dung chính như sau :


1. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 cùng với cuộc
“khủng bố trắng” của Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930), đã làm bùng nổ
phong trào cách mạng của quần chúng cả nước trong những năm 1930-1931. Sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa phong trào lên tới đỉnh cao với sự
1


thành lập các Xô viết Nghệ Tĩnh. Phong trào từ cuối năm 1931 đi vào thoái trào,
cách mạng Việt Nam chuyển sang đấu tranh nhằm phục hồi phong trào (19321935).
2. Trong bối cảnh lịch sử những năm 1936-1939, khi chủ nghĩa phát xít xuất
hiện đe dọa hòa bình thế giới và phong trào chống phát xít ở Pháp giành thắng lợi
bước đầu, ở nước ta dấy lên phong trào đấu tranh công khai rộng lớn. Phong trào đã
thu hút đông đảo quần chúng tham gia dưới sự lãnh đạo của Đảng, đấu tranh đòi tự
do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Đây là phong trào quần chúng có mục tiêu, hình
thức đấu tranh mới mẻ ở nước ta và rất hiếm có ở một nước thuộc địa.
3. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã tác động đến toàn thế
giới. Cuộc chiến đấu của nhân dân Liên Xô và các lực lượng dân chủ thế giới
chống phát xít thắng lợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng nước ta và nhiều
nước tiến lên giải phóng dân tộc.
Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, chủ
trì Hội nghị Trung ương 8 (5/1941), hoàn chỉnh chủ trương đặt nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu được đề ra tại Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 :
Giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc trong
phạm vi từng nước ở Đông Dương. Từ đây, cách mạng nước ta đẩy mạnh tiến tới
khởi nghĩa giành chính quyền.
4. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi là kết quả của quá trình chuẩn
bị và tập dượt trong 15 năm từ khi Đảng ra đời. Đảng đã lãnh đạo cuộc đấu tranh
qua nhiều giai đoạn, toàn diện và trực tiếp nhất là giai đoạn tiến tới tổng khởi nghĩa
1939-1945. Tổng khởi nghĩa thắng lợi, chính quyền đã về tay nhân dân, nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.

B – Lựa chọn vấn đề dạy và ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy
giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1930 – 1945
Để giúp học sinh ôn lại các kiến thức cơ bản của Lịch sử Việt Nam giai đoạn
1930-1945, có thể cho học sinh ôn tập theo chiều ngang (theo tiến trình lịch sử).
Còn để giúp các em có thêm những kiến thức nâng cao, và sâu hơn, giáo viên có
thể bổ dọc các vấn đề bằng cách tập hợp một nhóm sự kiện cùng chung một chủ đề
và có liên quan đến nhau. Cụ thể như sau :

I. Vấn đề ôn tập theo chiều ngang (theo tiến trình lịch sử)
2


Yêu cầu cần đạt được
về kiến thức
Phong trào - Trình bày được hoàn cảnh,
cách
mạng những diễn biến chính của
1930-1931
phong trào cách mạng 1930 –
1931.
- Trình bày được hoàn cảnh,
nội dung Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương lâm thời
Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ nhất (tháng 10/1930).
- So sánh được nội dung của
Cương lĩnh tháng 2/1930 và
Luận cương tháng 10/1930.
Rút ra được những hạn chế của
Luận cương và giải thích được

nguyên nhân của những hạn
chế đó.
- Phân tích được ý nghĩa lịch
sử, bài học kinh nghiệm của
phong trào cách mạng 19301931 mà đỉnh cao là Xô viết
Nghệ - Tĩnh

Vấn đề lựa chọn
để học sinh ôn tập
- Nguyên nhân, diễn biến chính,
kết quả, ý nghĩa lịch sử, bài học
kinh nghiệm của phong trào cách
mạng 1930-1931.
- Tại sao nói Xô viết Nghệ Tĩnh
là đỉnh cao của phong trào cách
mạng 1930-1931 ?
- Chứng minh Xô viết Nghệ Tĩnh
là nhà nước kiểu mới.
- Tại sao nói phong trào 19301931 là bước tập dượt đầu tiên
cho Cách mạng tháng Tám năm
1945 ?
- Hoàn cảnh, nội dung của Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương
lâm thời Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ nhất (10/1930).
- Lập bảng so sánh về Cương lĩnh
tháng 2/1930 và Luận cương
tháng 10/1930 trên các lĩnh vực :
Tính chất xã hội, Tính chất cách
mạng, Kẻ thù của cách mạng,

Nhiệm vụ - Mục tiêu, Lãnh đạo,
Lực lượng, Quan hệ với cách
mạng thế giới, Ưu điểm, Hạn
chế.
- Giải thích nguyên nhân dẫn đến
hạn chế của Luận cương.
- Phân tích bài học kinh nghiệm
của phong trào cách mạng 19301931.
Phong trào - Hiểu được nội dung chủ yếu - Phong trào cách mạng nước ta
cách
mạng của lịch sử Việt Nam từ 1932 được phục hồi như thế nào trong
3


1932-1935

đến 1935 là sự phục hồi lực
lượng cách mạng.
- Trình bày được những nét cơ
bản về Đại hội đại biểu lần thứ
nhất của Đảng Cộng sản Đông
Dương (tháng 3/1935)
Phong trào - Trình bày được bối cảnh thế
dân
chủ giới và tình hình Việt Nam
1936-1939
trong những năm 1936 – 1939.
- Phân tích được những điểm
chính trong chủ trương của
Đảng đề ra ở Hội nghị Ban

chấp hành Trung ương tháng
7/1936.
- Trình bày được những hình
thức đấu tranh tiêu biểu và ý
nghĩa lịch sử, bài học kinh
nghiệm của phong trào dân chủ
1936 – 1939.
- So sánh được phong trào cách
mạng 1930-1931 với phong
trào dân chủ 1936-1939. Thấy
được nét độc đáo của phong
trào dân chủ 1936-1939 đối với
các phong trào cách mạng
1930-1931 và 1939-1945.
- Rút ra được tính chất của
phong trào dân chủ 1936-1939.

những năm 1932 - 1935 ?
- Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa
của Đại hội đại biểu lần thứ nhất
của Đảng Cộng sản Đông Dương
(tháng 3/1935).

- Hoàn cảnh thế giới và trong
nước trong những năm 19361939.
- Nội dung, ý nghĩa của Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương tháng
7/1936.
- Các hình thức đấu tranh của

nhân dân ta từ 1936 đến 1939.
- Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh
nghiệm của phong trào dân chủ
1936-1939.
- Tại sao nói : Phong trào dân chủ
1936-1939 là cuộc tập dượt lần
thứ hai cho Cách mạng tháng
Tám năm 1945 ?
- Lập bảng so sánh phong trào
cách mạng 1930-1931 với phong
trào dân chủ 1936-1939.
- Nét độc đáo của phong trào dân
chủ 1936-1939 so với phong trào
cách mạng 1930-1931, 19391945 là gì ? Lý do dẫn tới sự
khác biệt đó.
- Phong trào dân chủ 1936 - 1939
có mang tính dân tộc không ? Vì
sao ?
Phong trào - Biết được những sự kiện nổi - Hãy trình bày những nét chính
giải
phóng bật về tình hình Việt Nam về tình hình nước ta những năm
4


dân tộc 1939- trong những năm 1939 -1945.
1945
- Phân tích được sự chuyển
hướng chỉ đạo đấu tranh của
Đảng trong thời kỳ này thông
qua hoàn cảnh, nội dung và ý

nghĩa của các Hội nghị Trung
ương Đảng 6, 7,8.
- Nắm được nội dung chính
của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn,
khởi nghĩa Nam Kỳ và binh
biến Đô Lương.
- Trình bày và phân tích được
hoàn cảnh ra đời, hoạt động
chủ yếu và vai trò của Mặt trận
Việt Minh.
- Nắm được sự chuẩn bị về lực
lượng chính trị, lực lượng vũ
trang và căn cứ địa cách mạng
của Đảng từ 1939 đến 1945.
- Hiểu được nguyên nhân và
hậu quả của việc Nhật đảo
chính Pháp. Nêu được chủ
trương của Đảng khi Nhật đảo
chính Pháp.
- Trình bày được diễn biến
chính và ý nghĩa của cao trào
kháng Nhật cứu nước.
- Phân tích được thời cơ “ngàn
năm có một” trong cách mạng
tháng Tám 1945.
- Trình bày và phân tích được
diễn biến chính, nguyên nhân
thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài
học kinh nghiệm của Cách
mạng tháng Tám.

5

đầu Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Tại sao trong ba năm liên tiếp
1939, 1940, 1941 Ban chấp hành
Trung ương Đảng đều triệu tập
Hội nghị ? Vấn đề quan trọng
nhất được các Hội nghị đề cập
đến là gì ?
- Nội dung, ý nghĩa của Hội nghị
Trung ương Đảng 6 (11/1939),
Hội nghị Trung ương Đảng 7
(11/1940) và Hội nghị Trung
ương Đảng 8 (5/1941).
- So sánh nội dung Hội nghị
Trung ương
Đảng 6 (tháng
11/1939) và Hội nghị Trung
ương Đảng 8 (tháng 5/1941).
- Lập bảng tóm tắt về nguyên
nhân, diễn biến, ý nghĩa của khởi
nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam
Kỳ và binh biến Đô Lương. Tại
sao ba sự kiện trên lại được đánh
giá là những cuộc đấu tranh mở
đầu thời kỳ mới ?
- Nêu lý do thành lập, quá trình
hoạt động và vai trò của Mặt trận
Việt Minh.
- Từ năm 1939 đến năm 1945,

lực lượng chính trị, lực lượng vũ
trang và căn cứ địa của cách
mạng đã được xây dựng và phát
triển như thế nào ?
- Tại sao Nhật đảo chính Pháp ?
Đảng Cộng sản Đông Dương đã
có những chủ trương gì khi Nhật


- Nắm được vai trò của Chủ
tịch Hồ Chí Minh với cách
mạng Việt Nam từ 1941 đến
1945.

đảo chính Pháp ?
- Diễn biến, ý nghĩa của cao trào
kháng Nhật cứu nước (hay của
khởi nghĩa từng phần) (từ tháng 3
đến tháng 8 năm 1945).
- Phân tích thời cơ trong Cách
mạng tháng Tám năm 1945 ở
Việt Nam. Tại sao nói đó là thời
cơ “ngàn năm có một” ?
- Trình bày diễn biến của Cách
mạng tháng Tám 1945.
- Phân tích nguyên nhân thắng
lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học
kinh nghiệm của Cách mạng
tháng Tám 1945. Theo anh (chị),
đâu là nguyên nhân quan trọng

nhất ? Vì sao ?
- Phân tích đặc điểm của Cách
mạng tháng Tám năm 1945.
- Trình bày sự thành lập nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và
nội dung cơ bản của bản Tuyên
ngôn độc lập.
- Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối với cách mạng Việt
Nam từ 1941 đến 1945.

II. Vấn đề ôn tập theo chiều dọc (theo chuyên đề )
Vấn đề 1 : Chủ trương, sách lược của Đảng với cách mạng Đông Dương và
Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
Vấn đề 2 : Vấn đề dân tộc, dân chủ từ 1930 đến 1945.
Vấn đề 3 : Các mặt trận dân tộc thống nhất từ 1930 đến 1945.
Vấn đề 4 : Sự chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Vấn đề 5 : Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam từ
1930 đến 1945.
6


Vấn đề 6 : Những sự kiện của lịch sử thế giới tác động đến lịch sử Việt Nam
từ 1930 đến 1945.
Vấn đề 7 : Mối quan hệ giữa giai đoạn 1930-1945 với các giai đoạn lịch sử
trước và sau đó.
Vấn đề 8 : Thời cơ trong cách mạng từ 1930 đến 1945.
C- Phương pháp dạy và ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy giai
đoạn Lịch sử Việt Nam từ 1930 -1945
I. Phần dạy theo chiều ngang

Do học sinh giỏi quốc gia là những học sinh đã được ôn luyện tương đối kỹ
những kiến thức cơ bản về giai đoạn 1930-1945 từ những vòng thi trước (vòng thi
trường, vòng chọn đội tuyển của tỉnh đi thi Quốc gia), nên giáo viên không dạy lại
những kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, cần giúp học sinh ôn tập lại, nắm vững những
kiến thức này vì đó là cơ sở để các em đi tìm hiểu tiếp các chuyên đề chuyên sâu
hơn.
Phương pháp dạy và ôn tập như sau :
+ Hướng dẫn học sinh kỹ năng học, kỹ năng ghi nhớ các sự kiện lịch sử một
cách có hệ thống (bằng cách lập lập bảng biểu, sơ đồ). Ví dụ :

7


PHONG TRÀO CÁCH MẠNG
1932-1935

Trong tù

Ngoài tù

- Tổ chức Ban lãnh đạo Trung ương Đảng.
- Phong trào quần chúng nhen nhóm trở lại.
- Năm 1935, tổ chức Đảng và quần chúng
được phục hồi.

Những đảng viên và chiến sĩ
yêu nước, kiên cường, bất
khuất bảo vệ lập trường,
quan điểm của Đảng.
Thời gian


Từ 27 đến
31/3/1935

Xác định ba
nhiệm vụ của
Đảng
trong
thời gian trước
mắt

Đại hội lần thứ nhất
Đảng Cộng sản Đông
Dương (3-1935)

Địa điểm

Ma Cao
(Trung Quốc)
Nội dung

Thông
qua
Nghị quyết
chính
trị,
Điều lệ Đảng

Ý nghĩa


Bầu
Ban
Chấp
hành
Trung ương

Hệ thống tổ chức của
Đảng và của quần chúng
được khôi phục

+ Yêu cầu học sinh tự ôn lại ở nhà (có thể yêu cầu các em tự học rồi viết lại
vào một quyển vở khác những nội dung cơ bản đã học về giai đoạn này), ít nhất là
lập niên biểu các sự kiện tiêu biểu của lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1945. Ví dụ

8


Thời gian
Sự kiện
Ý nghĩa
3/2/1930
Đảng Cộng sản Việt - Đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử
Nam ra đời
dân tộc Việt Nam…
9/2/1930
Cuộc khởi nghĩa Yên - Đây là sự kiện tiêu biểu nhất trong hoạt
Bái bùng nổ.
động yêu nước của tư sản dân tộc Việt
Nam…
1/5/1930

Trên phạm vi cả nước - Đây là bước ngoặt của phong trào cách
bùng nổ nhiều cuộc đấu mạng 1930-1931.
tranh nhân ngày Quốc tế - Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam biểu
Lao động.
tình kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động, đấu
tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động
trong nước và thể hiện tình đoàn kết cách
mạng với nhân lao động thế giới.
12/9/1930 Cuộc biểu tình khổng lồ - Đây là sự kiện tiêu biểu nhất của phong
của 3 vạn nông dân trào cách mạng 1930-1931.
Hưng Nguyên.
- Làm tan rã hệ thống chính quyền địch ở
các huyện, xã. Trên cơ sở đó, các Xô viết
được thành lập.
- Lần đầu tiên, xuất hiện liên minh công –
nông.
10/1930
Hội nghị lần thứ nhất - Từ sau Hội nghị này, Đảng Cộng sản Việt
Ban chấp hành Trung Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông
ương lâm thời Đảng Dương.
Cộng sản Đông Dương. - Luận cương chính trị tháng 10/1930 của
Trần Phú được thông qua, đã vạch ra những
điểm cơ bản về chiến lược của cách mạng
Đông Dương…
…………. ……………….
……………….
+ Ở trên lớp, giáo viên không giảng lại các kiến thức cơ bản mà trên cơ sở
các em đã tự ôn tập ở nhà, giáo viên tiến hành kiểm tra việc tự học của các em.
+ Cách kiểm tra có thể tiến hành như sau : bằng cách kiểm tra miệng một số
câu do giáo viên đưa ra. Ví dụ : Em hãy trình bày nguyên nhân dẫn đến phong trào

cách mạng 1930-1931. Tại sao Xô viết Nghệ Tĩnh lại được coi là đỉnh cao của
phong trào này ? Bên canh đó, giáo viên nên ra một số bài tập tự luận và trắc
nghiệm để kiểm tra độ rộng và độ sâu, cách diễn đạt, cách trình bày bài của học
9


sinh. (Đưa ra một số mốc thời gian, yêu cầu học sinh trả lời ....; nối các sự kiện,
điền vào chỗ trống...). Ví dụ : Hãy điền các mốc thời gian cho phù hợp với những
sự kiện trong bảng sau
Thời gian
Sự kiện
Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào,
Tuyên Quang
Việt Nam giải phóng quân ra đời
Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập
Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế
Khởi nghĩa thắng lợi ở Hải Dương, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Các tỉnh còn lại ở Nam Bộ giành chính quyền
Vua Bảo Đại thoái vị
Khu giải phóng Việt Bắc được ra đời.
+ Với các phần diễn biến, giáo viên có thể yêu cầu học sinh trình bày trên
bản đồ (bản đồ treo tường hoặc bản đồ trên máy chiếu, bản đồ câm).
+ Với những câu hỏi so sánh, yêu cầu học sinh lập bảng biểu cụ thể.
II. Phần dạy theo chuyên đề
Đây là phần kiến thức chuyên sâu, đòi hỏi học sinh phải dựa trên những kiến
thức cơ bản của giai đoạn, biết tư duy, so sánh, xâu chuỗi các sự kiện mới trả lời
được. Tuy đó là những câu hỏi tương đối khó, nhưng giáo viên không nên cung cấp
một chiều cho học sinh mà cần biết lựa chọn, nêu ra vấn đề và hướng dẫn học sinh
cách tự tìm ra câu trả lời. Cụ thể như sau

Trước tiên, giáo viên đưa ra các vấn đề
Vấn đề 1 : Chủ trương, sách lược của Đảng với cách mạng Đông Dương và
Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
Vấn đề 2 : Vấn đề dân tộc, dân chủ từ 1930 đến 1945.
Vấn đề 3 : Các mặt trận dân tộc thống nhất từ 1930 đến 1945.
Vấn đề 4 : Sự chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Vấn đề 5 : Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam từ
1930 đến 1945.
Vấn đề 6 : Những sự kiện của lịch sử thế giới tác động đến lịch sử Việt Nam
từ 1930 đến 1945.
Vấn đề 7 : Mối quan hệ giữa giai đoạn 1930-1945 với các giai đoạn lịch sử
trước và sau đó.
10


Vấn đề 8 : Thời cơ trong cách mạng Đông Dương và Việt Nam từ 1930 đến
1945 (1930-1931, 1940-1941, Cách mạng tháng Tám năm 1945).
Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu trên lớp một, hai vấn đề
làm mẫu (có thể cho học sinh thảo luận nhóm trên lớp). Ví dụ : Hướng dẫn vấn đề
1 theo các bước sau đây :
1. Giáo viên giúp học sinh hiểu được khái niệm chủ trương, sách lược.
2. Yêu cầu học sinh nêu vai trò của chủ trương, sách lược với sự thành công
của một cuộc cách mạng.
3. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ trương của Đảng đối với cách
mạng Đông Dương và Việt Nam từ 1930 đến 1945 thông qua các câu hỏi gợi mở,
nêu vấn đề :
+ Chủ trương của Đảng với cách mạng Đông Dương từ 1930-1931 được thể
hiện qua các văn kiện nào ?
(Học sinh sẽ trả lời được đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và Luận cương chính trị của Trần Phú). Chủ trương đó

được thực hiện trong thời gian từ 1930-1931 ra sao ? (Dựa vào các kiến thức đã
nắm được về phong trào cách mạng 1930-1931, học sinh sẽ trả lời được câu hỏi
này).
+ Từ 1932-1935, chủ trương của Đảng được thể hiện qua sự kiện nào ? Tại
sao Đảng lại đưa ra chủ trương đó ?
(Dựa vào nội dung của phong trào cách mạng trong những năm 1932-1935,
học sinh sẽ trả lời được chủ trương của Đảng trong thời gian này được thể hiện qua
Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 3/1935) với
nội dung cơ bản là phục hồi các cơ sở Đảng. Sở dĩ Đảng đưa ra chủ trương đó vì từ
1932-1935 là thời kỳ thoái trào, lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề...)
+ Từ 1936-1939, Đảng đưa ra chủ trương, sách lược gì ? Vì sao ?
(Dựa vào các kiến thức nền đã được ôn tập về phong trào dân chủ 19361939, học sinh sẽ thấy ngay được chủ trương của Đảng từ 1936 đến 1939 được
phản ánh trong nội dung của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương tháng 7/1936. Đảng đưa ra chủ trương, sách lược đó để phù hợp với
hoàn cảnh thế giới và trong nước lúc bấy giờ…)
+ Từ 1939-1945, chủ trương của Đảng được thể hiện qua các sự kiện nào ?
Tại sao Đảng lại có sự thay đổi chủ trương như vậy ? Nội dung quan trọng nhất
trong chủ trương chỉ đạo của Đảng từ 1939 đến 1945 là gì ?
11


(Học sinh sẽ trả lời được chủ trương của Đảng từ 1939-1945 được thể hiện
trong Nghị quyết của các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 6, 7, 8, (tháng
11/1939, tháng 11/1940, tháng 5/1941). Sở dĩ từ 1939-1945, Đảng có sự thay đổi
chủ trương so với thời gian trước đó (1936-1939) bởi vì hoàn cảnh trong nước và
thế giới có những chuyển biến mau lẹ, đòi hỏi Đảng phải kịp thời nắm bắt tình
hình, đề ra chủ trương mới, phù hợp. Nội dung quan trọng nhất trong chủ trương
chỉ đạo cách mạng của Đảng từ 1939 đến 1945 là giương cao ngọn cờ giải phóng
dân tộc, coi đó là nhiệm vụ bức thiết nhất của toàn Đảng, toàn dân lúc này….
Sau đó, chủ trương của Đảng được đề ra tại các Hội nghị Trung ương 6,7,8

tiếp tục được bổ sung tại các Hội nghị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp
tại Võng La, Đông Anh – Hà Nội, năm 1943 ; Hội nghị Ban Thường vụ Trung
ương Đảng họp tại Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh (tháng 3/1945), Hội nghị quân
sự cách mạng Bắc Kỳ (tháng 4/1945), quyết định của Trung ương Đảng và Tổng bộ
Việt Minh khi nhận được những thông tin Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh (ngày
13/8/1945), nội dung Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 14 đến 15/8/1945), Đại hội
Quốc dân (từ 16 đến 17/8/1945), họp tại Tân Trào, Tuyên Quang.
Từ chuyên đề chủ trương, sách lược của Đảng với giai đoạn 1930-1945, giáo
viên tiếp tục hướng dẫn các em làm rõ vấn đề dân tộc và dân chủ với cách mạng
Việt Nam từ 1930 đến 1945.
Trên cơ sở các chuyên đề mẫu đó, với những chuyên đề còn lại, giáo viên có
thể thực hiện theo phương pháp sau
+ Bước 1 : Yêu cầu học sinh đọc sách tại thư viện (cần định hướng các em
đọc các cuốn sách cụ thể như : Đại cương Lịch sử Việt Nam tập III của Nhà xuất
bản giáo dục…) để lập được dàn ý cách giải quyết các chuyên đề đó.
+ Bước 2 : Yêu cầu học sinh trình bày trên lớp dàn ý của mình. Sau đó, giáo
viên và học sinh cùng trao đổi, thảo luận để thống nhất chung một dàn ý đúng và
đầy đủ nhất.
+ Bước 3 : Yêu cầu học sinh về nhà dựa vào dàn ý đã thống nhất trên lớp,
viết lại cho trọn vẹn về các chuyên đề đó.
+ Bước 4 : Giáo viên thu phần bài viết hoàn chỉnh của học sinh về chấm
điểm, nhận xét, đánh giá.
+ Bước 5 : Trả bài cho học sinh, nhận xét mặt ưu, nhược cụ thể của từng bài
để các em nắm được mặt mạnh, mặt yếu của mình.
+ Bước 6 : Kiểm tra việc học tập của học sinh về toàn bộ giai đoạn 19301945 thông qua một đề kiểm tra viết (180 phút, gồm 7 câu như đề thi học sinh giỏi
12


quốc gia nhưng nội dung tất cả các câu hỏi đều nằm trong lịch sử Việt Nam từ 1930
đến 1945).

+ Bước 7 : Giáo viên phát cho học sinh một bản hướng dẫn chấm với các ý
có thang điểm cụ thể, rõ ràng và yêu cầu học sinh dựa vào đó tự chấm điểm bài làm
của mình. Giáo viên kiểm tra việc tự chấm điểm của học sinh, nhận xét, đánh giá.
+ Bước 8 : Giáo viên tổng kết lại toàn bộ giai đoạn 1930-1945.
* Lưu ý : Giáo viên có thể kết hợp sử dụng công nghệ thông tin để giúp học
sinh xem một số tư liệu lịch sử, làm tăng thêm tính sinh động của giai đoạn này.
D- Kết luận
Hiệu quả của quá trình dạy học, đặc biệt là dạy học sinh giỏi quốc gia là kết
quả của mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy của người thầy và hoạt động
học của trò. Trong đó, vai trò của người thầy rất lớn. Người thầy phải tạo được
động cơ, khơi gợi được hứng thú học tập, niềm khát khao tìm hiểu kiến thức của
học sinh. Muốn vậy, người thầy phải căn cứ vào từng đối tượng học sinh cụ thể để
yêu cầu, hướng dẫn và tổ chức điều khiển học sinh phát triển tư duy lịch sử, nhất là
tư duy độc lập, sáng tạo, biết tự tiếp thu tri thức từ nhiều nguồn, biết tự mình suy
nghĩ, tự đặt vấn đề và giải quyết các vấn đề được đặt ra, biết tự ôn tập, củng cố kiến
thức, tự đánh giá kết quả học tập của mình. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải
không ngừng trau dồi về trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm, bằng cách tự
học, tự tìm tòi, sáng tạo, học hỏi đồng nghiệp…
Trên đây là một số ý kiến chúng tôi suy nghĩ và thực hiện trong quá trình
giảng dạy học sinh giỏi quốc gia giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1945. Rất
mong nhận được sự góp ý, trao đổi kinh nghiệm của đồng nghiệp ở các địa phương
khác để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử nói riêng, công tác giảng
dạy bộ môn Lịch sử trong giai đoạn hiện nay đạt được nhiều kết quả tốt đẹp hơn.

13



×