Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.91 KB, 5 trang )

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
-----o0o-----

I.

II.

NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN VỀ CỔ TỨC
1. Khái niệm về cổ tức
Cổ tức được hiểu là một phần lợi nhuận sau thuế của công ty dành để
chi trả cho các cổ đông (chủ sở hữu công ty). Cổ tức còn được gọi là lợi tức cổ
phần.
2. Sự hình thành cổ tức
Trong suốt quá trình hoạt động của công ty sẽ sinh ra một khoản lợi
nhuận; khoản lợi nhuận đó sẽ trở thành thu nhập của các cổ đông sau khi trừ
đi một khoản thu nhập giữ lại để tái đầu tư vào doanh nghiệp.
CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
1. Khái niệm về chính sách cổ tức
Chính sách cổ tức là chính sách phân chia lợi nhuận sau thuế cho các
cổ đông và giữ lại để tái đầu tư.
 Đây là một phần của chính sách tài trợ bởi vì:
• Tỷ lệ chia cổ tức ảnh hưởng đến tỷ lệ tài trợ nội sinh.
• Liên quan chặt chẽ đến quyết định đầu tư.
2. Các loại chính sách cổ tức
• Trị giá cổ tức ổn định: chính sách được đa số doanh nghiệp áp dụng;
còn được gọi là chính sách cổ tức ổn định.
• Tỷ lệ chia cổ tức ổn định: cổ tức tăng giảm theo lợi nhuận từng năm.
• Cổ tức bình thường thấp + cổ tức phụ trội: chính sách dung hòa hai
chính sách trên.
3. Các hình thái của việc trả cổ tức
 Tỷ lệ cổ tức chi tăng lên


 Tỷ lệ chia cổ tức giảm xuống
 Trả cổ tức bằng tiền mặt
 Trả cổ tức bằng cổ phiếu
 Trả cổ tức bằng tài sản
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức
4.1 Quy tắc pháp lý
Quy tắc pháp lý quy định rằng cổ tức được chia từ lợi nhuận trong năm
hoặc những năm qua thể hiện trên tài khoản “Lợi nhuận giữ lại”.
Các quy tắc pháp lý quy định:
1) Cổ tức được chia từ lợi nhuận ròng năm nay hay những năm qua.
2) Doanh nghiệp không sử dụng vốn để chia lợi tức cổ phần để bảo
vệ cho cổ đông và chủ nợ.


3) Doanh nghiệp không thể trả cổ tức khi đang ở tình trạng thiếu khả
năng hoàn trả nợ đáo hạn hay tình trạng nguồn vốn vượt quá vốn
hiện tại.
 Các chính sách pháp lý tạo ra cái khung để ấn định chính sách cổ
tức. Trong giới hạn của cái khung ấy các yếu tố tài chính kinh tế có
ảnh hưởng quan trọng đến chính sách cổ tức. Các chính sách pháp lý
giúp cho các chính sách cổ tức của công ty đi theo một khuôn mẫu
nhất định và thống nhất giữa các doanh nghiệp nhằm bảo vệ nhà đầu
tư và cả doanh nghiệp.
Ví dụ:
Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ thì doanh
nghiệp sẽ không chi trả cổ tức cho cổ đông. Dựa vào các quy
tắc pháp lý cổ đông không có quyền buộc doanh nghiệp chi
trả khoản cổ tức do làm kinh doanh thu lỗ.
4.2 Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng có

nhiều khả năng chi trả cổ tức. Vì vậy, mặc dù doanh nghiệp có lợi nhuận tích
lũy cao nhưng không có đủ những tài sản có tính thanh khoản cao thì rất khó
có khả năng chi trả cổ tức.
Một số trường hợp doanh nghiệp có ghi nhận lợi nhuận trên sổ sách
nhưng doanh nghiệp lại không có tiền để trả cổ tức là do khả năng thanh toán
của doanh nghiệp thấp. Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể lựa chọn
không trả cổ tức. Số cổ tức này doanh nghiệp sẽ trả cho các cổ đông vào năm
sau.
Nếu nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp lớn sẽ
buộc doanh nghiệp phải ưu tiên thanh toán nợ trước.
Việc trả cổ tức bằng tiền mặt có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng
thanh toán và nhu cầu đầu tư của công ty. Vì vậy, trong một số trường hợp
thay vì trả cổ tức bằng tiền, công ty có thể trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Khả năng thanh toán trở thành một vấn đề trong giai đoạn kinh doanh
suy yếu dài hạn; khi cả lợi nhuận và dòng tiền đều sụt giảm.
Ví dụ:
1)
Tại việt Nam, các công ty niêm yết là những công ty có tiềm
lực, uy tín và lợi nhuận rất tốt. Vì vậy, khả năng chi trả cổ tức
của hầu hết các công ty là cao. Các công ty niêm yết ở Việt
Nam thường chia việc chi trả cổ tức thành hai đợt nhằm giảm
áp lực đến khả năng thanh toán. Điều này cho thấy các công
ty niêm yết ở Việt Nam đến yếu tố về khả năng thanh toán
trong chi trả cổ tức.
2)
Entergy Corporation gặp khó khăn về khả năng thanh toán và
buộc phải ngừng chi trả cổ tức.
4.3 Nhu cầu hoàn trả nợ vay
Khi doanh nghiệp vay nợ để tài trợ phát triển hay thay thế hình thức
vay nợ bằng một hình thức tài trợ khác thì doanh nghiệp được đặt trước hai

giải pháp: hoàn trả nợ đáo hạn bằng cách thay thế nó bằng một loại chứng
khoán khác hoặc là dự trữ vốn (lợi nhuận giữ lại) để trả nợ.
Ví dụ:
Các chủ nợ thường căn cứ vào khả năng trả nợ của các doanh
nghiệp, công ty khi quyết định cho các doanh nghiệp, công ty
cho vay. Khi lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra nhiều thì khả


năng trả nợ vay càng cao. Khi lợi nhuận tạo ra thấp, doanh
nghiệp không trả được nợ lớn cho các chủ nợ khi đến hạn thì
các doanh nghiệp có xu hướng phát hành các loại chứng
khoán ngắn hạn để trả nợ vay.
4.4 Các hạn chế trong khế ước vay nợ
Các khế ước vay nợ đặc biệt là nợ dài hạn hạn chế việc trả cổ tức. Các
hạn chế trên để bảo vệ tư thế người chủ nợ và được quy định:
• Cổ tức tương lai không thể được trả do các lợi nhuận trong quá
khứ.
• Cổ tức không thể được trả khi vốn lưu động thuần (bằng tài sản
lưu động trừ đi nợ ngắn hạn) xuống dưới mức ấn định.
• Cổ tức không thể được trả nếu các cổ tức ưu đãi tích lũy chưa
được trả hết.
Ví dụ:
Tài sản lưu động của công ty là 100 triệu. Nợ ngắn hạn của
công ty là 80 triệu.
 Vốn lưu động thuần của công ty = 100 – 80 = 20 triệu
Vốn lưu động thuần mà công ty quy định: 40 triệu > 20 triệu
 Trong trường hợp này thì công ty không thể trả cổ tức cho
các cổ đông.
4.5 Suất tăng trưởng tài sản
Suất tăng trưởng của doanh nghiệp càng nhanh, nhu cầu tài trợ để phát

triển càng lớn; do đó, doanh nghiệp có khuynh hướng để lại lơi nhuận thay vì
phân chia cổ tức.
Một doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thường có nhu cầu vốn lớn để tài
trợ các cơ hội đầu tư hấp dẫn của mình. Thay vì chi trả cổ tức nhiều và sau đó
cố gắng bán cổ phần mới để huy động vốn cổ phần cần thiết, doanh nghiệp
thuộc loại này thường giữ lại một phần lớn lợi nhuận và tránh bán cổ phần
mới ra công chúng vừa tốn kém vừa bất tiện. Các công ty có tỷ lệ chi trả cổ
tức cao nhất thường có tỷ lệ tăng trưởng thấp và ngược lại.
Ví dụ:
Bảng: Mối liên hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận và tỷ lệ
chi trả cổ tức của các công ty.
Công ty
Sears
Exxon
K-Mart
Coca - cola
McDonald’s
Wal-Mart Stores
Cray Research

Tỷ lệ chi trả cổ tức 2002
(%)
76,1
62,4
48,6
39,2
15,4
12,2
0,0


Tỷ lệ tăng trưởng EPS 10
năm (%)
4,5
4,5
7,5
11,0
15,5
37,0
39,0


(Nguồn: sách Tài chính doanh nghiệp hiện đại, ĐH Kinh tế, TP. HCM)
Công ty Sears có mức chi trả cổ tức là 76,1% - tức 100
đồng lợi nhuận sau thuế giữ lại thì công ty đã dùng 76,1 đồng để trả cổ
tức cho cổ đông; điều đó có nghĩa là công ty chỉ dùng 23,9 đồng để đi
đầu tư tiếp. Với mức chi trả cổ tức quá nhiều như thế và dòng tiền đầu
tư thấp sẽ làm tỷ lệ tăng trưởng của công ty giảm.
Ngược lại, ở công ty Wal-Mart Stores với tỷ lệ chi trả cổ tức
12,2% - tức 100 đồng lợi nhuận sau thuế giữ lại, công ty chỉ dùng 12,2
đồng chia cổ tức; còn 87,8 đồng đem đi đầu tư; điều đó đã làm tỷ lệ
tăng trưởng công ty lên đến 37%.
4.6 Tỷ suất lợi nhuận
Là mức sinh lời mà cổ đông sẽ nhận được khi bỏ ra một đồng
vốn để thu về bao nhiều đồng lợi nhuận và dùng lợi nhuận đó để đi đầu tư nơi
khác sau khi so sánh năng suất đầu tư giữa doanh nghiệp và nơi khác.
Ví dụ:
Ông A dùng 500 triệu để đầu tư vào công ty ABC. Lợi
nhuận mỗi tháng ông nhận được là 20 triệu. Ông dùng 20 triệu đó đầu
tư vào doanh nghiệp C; mỗi tháng ông đem về 3 triệu; thì ta sẽ tính
được tỷ suất lợi nhuận ông nhận được mỗi tháng (công ty ABC 0,04%;

doanh nghiệp C là 0,15%)
So sánh năng suất đầu tư thì ta thấy ông A đầu tư vào doanh
nghiệp C có lời hơn; vì 1 đồng vốn đầu tư bỏ ra ông đem về được 0,15
đồng lợi nhuận.
4.7 Sự ổn định lợi nhuận
Nếu lợi nhuận ổn định, doanh nghiệp có thể tiên đoán dễ dàng
lợi nhuận trong tương lai. Doanh nghiệp ổn định thường chia suất cổ tức cao
hơn một doanh nghiệp bất ổn vì doanh nghiệp bất ổn không thể đoán chắc
được lợi nhuận trong tương lai là bao nhiêu nên sẽ giữ lại một tỷ lệ lợi nhuận
khá cao.
Ví dụ:
Một doanh nghiệp có lợi nhuận giữ lại qua các năm đều ổn
định hoặc tăng thêm; thì các cổ đông có thể biết trước được mức lợi
nhuận của mình sẽ giữ nguyên hoặc tăng theo chiều hướng tích cực;
ngược lại, nếu lợi nhuận giữ lại có lúc tăng, lúc giảm; thì các cổ đông
kho có thể nào đánh giá được lợi nhuận mình sẽ nhận được là như thế
nào.
4.8 Sự quen thuộc ở thị trường vốn
Một doanh nghiệp lớn có quá trình sinh lợi nhiều và lợi nhuận
ổn định sẽ chen dễ dàng vào thị trường vốn hay các hình thức tài trợ của bên
ngoài. Các doanh nghiệp nhỏ có độ rủi ro lớn dưới mắt các nhà đầu tư, khả
năng vận dụng vốn và nợ đều bị giới hạn nên phải để lại lợi nhuận nhiều để tài
trợ các hoạt động; do đó, các doanh nghiệp lớn trả suất cổ tức cao hơn các
doanh nghiệp nhỏ.


Ví dụ:
Công ty Vinamilk là một doanh nghiệp lớn đứng đầu trong
ngành sữa ở Việt Nam; có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh tốt; vì
thế, khi nhà đầu tư muốn đầu tư muốn đầu tư vào công ty thì sẽ yên

tâm hơn về suất sinh lời ổn định cũng như rủi ro hơn so với những
công ty sữa có quy mô nhỏ như Long Thành, Đà Lạt Milk… Về chính
sách tài trợ của chính phủ đối với Vinamilk cũng được nới lỏng hơn
khi tạo điều kiện cho công ty mở nhiều thị phần ở Hà Lan, New
Zealand, Cambodia…
4.9 Kiểm soát
Ảnh hưởng của các nguồn tài trợ lên quyền kiểm soát của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ vận dụng thêm vốn bằng cách phát hành thêm
cổ phần thường sẽ làm giảm bớt quyền kiểm soát của nhóm ưu thế trong
doanh nghiệp. Nếu vay thêm nợ, sẽ làm tăng thêm độ rủi ro trong việc đem lại
lợi nhuận ổn định cho các cổ đông hiện hữu trong công ty. Do đó, công ty sẽ
dựa trên nguồn tài trợ nội sinh vừa chiếm được phần lớn quyền kiểm soát và
giảm suất phân chia cổ tức.
Ví dụ:
Dựa trên Báo cáo tài chính năm 2013, công ty Vinamilk đã
sử dụng lợi nhuận giữ lại để phát hành cổ phần thường tạo một nguồn
lực tài chính tự chủ để xây dựng nhà máy sữa bằng công nghệ robot
đầu tiên ở Việt Nam mà không vay tiền ở bên ngoài. Công ty đã rất
thành công trong việc áp dụng chính sách cổ tức bằng nguồn tài trợ nội
sinh – vừa giữ được quyền kiểm soát chủ đạo, vừa giảm suất phân chia
cổ tức.
4.10 Vị trí trả thuế của cổ đông
Vị trí trả thuế của cổ đông ảnh hưởng đến ý muốn chia cổ tức –
tức là cổ đông nhận cổ tức nhiều thì lại muốn tránh thuế nhiều hơn trong khi
cổ đông phải chịu thuế nhiều thì lại có suất cổ tức thấp.
Ví dụ:
Đối với doanh nghiệp nhỏ đang phải trả một thuế suất lợi tức
thật cao, doanh nghiệp sẽ có xu hướng chia cổ tức thật thấp. Các chủ
doanh nghiệp muốn hưởng lợi nhuận tr6en vốn hơn là cổ tức vì phải
chịu thuế thu nhập nặng hơn.

4.11 Thuế trên việc tích lũy trái nguyên tắc lợi nhuận
Để tránh cổ đông giàu có dùng doanh nghiệp nhằm để lại lợi
nhuận hầu tránh thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao thì luật thuế thường có
quy định một loại thuế đặc biệt trên việc tích lũy trái nguyên tắc lợi nhuận của
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoàn toàn có thể có quyền để lại lợi nhuận
của doanh nghiệp nếu không có bằng chứng cố tình né tránh thuế thu nhập cá
nhân.



×