ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------------
TRẦN NGỌC BÁCH
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU MỐI XĂNG DẦU
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------------
TRẦN NGỌC BÁCH
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU MỐI XĂNG DẦU
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS PHẠM VĂN DŨNG
Hà Nội - 2015
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU MỐI XĂNG DẦU .............. 5
1.1. Sự cần thiết của QLNN đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ....... 5
1.1.1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xăng dầu ....................................... 5
1.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ở Việt Nam và ảnh
hƣởng của nó đến công tác QLNN.................................................................... 6
1.2.Nội dung QLNN đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu .................. 8
1.2.1.Nội dung chủ yếu của QLNN đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế ........... 8
1.2.2.Nội dung chủ yếu của QLNN đối với doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ....... 16
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến QLNN đối với các doanh nghiệp đầu mối
xăng dầu……………………………………………………………………..20
1.3.1. Biến động giá cả của thị trƣờng xăng dầu thế giới……………………20
1.3.2. Các yếu tố kinh tế……………………………………………………..21
1.3.3. Các điều kiện xã hội…………………………………………………..23
1.3.4. Các yếu tố kỹ thuật công nghệ………………………………………..24
1.3.5. Các yếu tố nguồn lực và điều kiện tự nhiên…………………………..25
1.4.Kinh nghiệm QLNN và điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu của
một số nƣớc và bài học cho Việt Nam ............................................................ 27
1.4.1. Kinh nghiệm điều hành giá xăng dầu của Inđônêxia ............................ 27
1.4.2. Kinh nghiệm điều hành giá xăng dầu của Malaysia ............................. 30
1.4.3. Kinh nghiệm của Thái Lan.................................................................... 32
1.4.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................... 33
1.4.5.Một số bài học cho Việt Nam ................................................................ 38
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP ĐẦU MỐI XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY . 39
2.1. Tổng quan về sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp đầu mối
xăng dầu .......................................................................................................... 39
2.1.1.Hệ thống kho, cảng tiếp nhận................................................................. 40
2.1.2.Hệ thống mạng lƣới phân phối............................................................... 42
2.1.3.Thị phần của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ................................ 42
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu
tại Việt Nam hiện nay ..................................................................................... 44
2.2.1. Quản lý điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu và số lƣợng các
doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ..................................................................... 44
2.2.2 . Quản lý hạn mức nhập khẩu xăng dầu ................................................. 46
2.2.3. Quản lý thuế nhập khẩu, các khoản phụ thu và giá bán xăng dầu ........ 47
2.2.4. Bộ máy Quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu
......................................................................................................................... 59
2.3. Đánh giá chung về Quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp đầu mối
xăng dầu tại Việt Nam hiện nay ...................................................................... 64
2.3.1. Thành tựu ............................................................................................. 64
2.3.2. Những tồn tại của Quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp đầu mối
xăng dầu tại Việt Nam hiện nay ...................................................................... 65
CHƢƠNG 3 QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP ĐẦU MỐI XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY . 68
3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế và những nhân tố mới ảnh hƣởng đến QLNN
đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại Việt Nam hiện nay .............. 68
3.2. Quan điểm về hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp đầu
mối xăng dầu tại Việt Nam hiện nay............................................................... 70
3.2.1. Phát huy đúng chức năng Quản lý nhà nƣớc nhằm ổn định giá xăng dầu
và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu.... 70
3.2.2. Phải đặt trong chiến lƣợc phát triển năng lƣợng quốc gia của Việt Nam
đến năm 2020 .................................................................................................. 71
3.2.3. Phải kết hợp hài hịa các lợi ích (Ngƣời tiêu dùng – Doanh nghiệp –
Nhà nƣớc) ........................................................................................................ 71
3.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp đầu
mối xăng dầu tại Việt Nam hiện nay............................................................... 72
3.3.1. Xây dựng hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế ổn định, minh bạch,
công khai ......................................................................................................... 72
3.3.2. Hồn thiện các cơng cụ quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp đầu
mối xăng dầu ................................................................................................... 73
3.3.3. Nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nƣớc
đối với doanh nghiệp ....................................................................................... 73
3.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các doanh
nghiệp đầu mối xăng dầu tại Việt Nam hiện nay ............................................ 74
3.4.1. Thay đổi phƣơng thức can thiệp của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp
đầu mối xăng dầu ............................................................................................ 74
3.4.2. Thay đổi công thức định giá, quy định về thuế và quỹ bình ổn giá đối
với mặt hàng xăng dầu .................................................................................... 76
3.4.3. Tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ........................ 77
3.4.4. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu
......................................................................................................................... 78
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 81
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết tắt
1
AEC
Nội dung
Asean Economic Community (Cộng đồng kinh tế
Asean)
2
AFTA
Asean Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do
Asean)
3
APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn hợp
tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dƣơng)
4
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á)
5
ATIGA
Asean Trade in Goods Agreement (Hiệp định
thƣơng mại hàng hóa Asean)
6
BOG
Bình ổn giá xăng dầu
7
DNNN
8
FTA
Free Trade Agreement (Hiệp định tự do thƣơng mại)
9
OPEC
Organization of the Petroleum Exporting Country
Doanh nghiệp nhà nƣớc
(Tổ chức các nƣớc xuất khẩu Dầu mỏ thế giới)
10
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
11
QLNN
Quản lý nhà nƣớc
12
TNTX
Tạm nhập - tái xuất
13
WTO
World Trade Organization (Tổ chức thƣơng mại
thế giới)
i
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Lĩnh vực hoạt động và thị phần của CNPC và SINOPEC ............. 34
Bảng 2.1: Hệ thống cảng đầu nguồn của các doanh nghiệp đầu mối ............. 41
Bảng 2.2. Hệ thống đại lý của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu chính .... 42
ii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ cơ chế mua bán sản phẩm của các nhà máy lọc dầu tại
Inđônêxia ......................................................................................................... 29
Hình 2.1: Thị phần nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối ....... 43
Hình 2.2: Thị phần TNTX của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ............. 43
iii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xăng dầu là mặt hàng chiến lƣợc có tầm quan trọng đặc biệt đối với
phát triển kinh tế ở nƣớc ta. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hiện nay
vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN). Trong quá trình đổi mới
kinh tế, việc chuyển xăng dầu sang kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng là một
nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc. Trên thực tế, Nhà nƣớc phải chi
một khoản bù lỗ cho các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu (các doanh nghiệp
đƣợc phép nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu) nhằm bình ổn giá để ổn định
đầu vào nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác. Nhất là trong thời gian gần
đây, khi nhu cầu về xăng dầu của các nƣớc Trung Quốc, Mỹ tăng cao, một số
nƣớc có tài ngun dầu mỏ bất ổn về chính trị...đã đẩy giá xăng dầu thế giới
biến động tăng giảm đột biến. Cơ chế điều hành thị trƣờng xăng dầu hiện tại
của Việt Nam thƣờng tỏ ra lúng túng trong việc đối phó với những đợt biến
động này, gây ra những khoản lỗ lớn cho doanh nghiệp, gây bức xúc trong
đời sống nhân dân.
Nhận thức đây là vấn đề cấp thiết và xuất phát từ thực tiễn, tôi lựa
chọn “Quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại
Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp chƣơng trình cao học
Quản lý kinh tế.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng
và hội nhập, nhà nƣớc cần quản lý các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh
xăng dầu nhƣ thế nào để vừa đảm bảo đƣợc lợi ích của doanh nghiệp, vừa đáp
ứng đƣợc lợi ích ngƣời tiêu dùng và của nhà nƣớc?
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, đã có một số đề tài nghiên cứu về
đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp xăng dầu cụ thể: Tác giả
1
Bùi Ngọc Bảo (2009), Vai trò của Petrolimex trong vận hành kinh doanh
xăng dầu theo cơ chế thị trường, www.petrolimex.com.vn; Tác giả Vƣơng
Đình Dung (2009), Đổi mới quản lý nhà nước, phát huy quyền chủ động của
các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, số 29 (11+12/2009),
Tạp chí Quản lý kinh tế - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ƣơng; Tác
giả Lƣơng Trọng Hải (2000), Một số vấn đề về hoàn thiện cơ chế quản lý nhà
nước đối với ngành xăng dầu Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội. Ngồi ra,
cịn các bài viết đăng trên phƣơng tiện thông tin đại chúng về đổi mới quản lý
nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu của một số tác giả: TS. Nguyễn Quang
A, TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, PGS.TS. Ngô Chí
Long, TS.Nguyễn Minh Phong...Các nghiên cứu và bài viết này đã đề cập và
phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động kinh doanh xăng dầu trong thời gian vừa qua. Nhƣng nhìn chung đều đề
cập một cách chung chung, chƣa cụ thể.
Nhà nƣớc có can thiệp hay khơng can thiệp vào thị trƣờng xăng dầu.
Quan điểm, phƣơng pháp can thiệp của Nhà nƣớc nhƣ thế nào để Nhà nƣớc
vừa thực hiện mục tiêu bình ổn giá xăng dầu, vừa tạo quyền chủ động kinh
doanh cho doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu trong điều kiện
hội nhập, vừa đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia. Luận văn này, tác giả sẽ
kế thừa có chọn lọc những kết quả của các nghiên cứu đã có và tập trung vào
một số vấn đề cơ bản nêu trên của quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp
đầu mối xăng dầu trong bối cảnh hội nhập.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lý luận cơ bản để làm rõ vai trị QLNN đối với các
DNNN nói chung và các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nói riêng; phân tích
những bất cập, hạn chế của QLNN hiện tại. Từ đó, đề xuất một số giải pháp
2
nhằm hoàn thiện QLNN đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại Việt
Nam hiện nay trên tinh thần đảm bảo đƣợc các yếu tố: Ổn định an ninh năng
lƣợng quốc gia – Hài hịa lợi ích các bên (Ngƣời tiêu dùng, Doanh nghiệp,
Nhà nƣớc) – Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về QLNN đối với các các doanh
nghiệp đầu mối xăng dầu;
- Thực trạng QLNN đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại
Việt Nam hiện nay;
- Quan điểm, phƣơng hƣớng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện
QLNN đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện QLNN đối với các
doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ nghiên cứu các vấn đề trực tiếp liên quan đến QLNN đối với
các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu; không nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến công nghệ, sản xuất chế biến.
Về không gian: Các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu trên lãnh thổ Việt Nam;
không nghiên cứu các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp.
Về thời gian: Giới hạn từ năm 2012 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu nhƣ phƣơng pháp thu thập và
xử lý số liệu, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích hệ thống, phƣơng
pháp thống kê, phƣơng pháp chuyên gia...
Dựa vào số liệu, tài liệu của các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các
doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, đề tài tổng hợp, xử lý phân tích để đánh giá
3
thực trạng của QLNN đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu hiện nay
một cách thực tiễn và khách quan. Ngoài ra, đề tài cũng kế thừa một số kết
quả nghiên cứu của từ các cơng trình khoa học đã cơng bố có liên quan đến
nội dung của đề tài.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản nhất về QLNN đối với
doanh nghiệp nói chung, cũng nhƣ đối với hoạt động của các doanh nghiệp
đầu mối xăng dầu nói chung.
- Phân tích thực trạng QLNN đối với doanh nghiệp đầu mối xăng dầu
trong thời gian qua; làm rõ những ƣu điểm, nhƣợc điểm, nguyên nhân, rút ra
một số bài học.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất một số giải pháp
tiếp tục đổi mới QLNN đối với doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp này nâng cao năng lực cạnh tranh và có những đóng
góp hiệu quả hơn trong thời gian tới, trong những điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với các doanh nghiệp đầu
mối xăng dầu.
Chương 2: Thực trạng của QLNN đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng
dầu tại Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Quan điểm, phƣơng hƣớng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện
QLNN đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại Việt Nam hiện nay.
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU MỐI XĂNG DẦU
1.1. Sự cần thiết của QLNN đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu
1.1.1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xăng dầu
Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu mỏ,
dùng làm nhiên liệu, bao gồm: xăng động cơ, dầu Diezel, dầu hỏa, dầu mazut,
nhiên liệu máy bay; các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không
bao gồm các loại khí hóa lỏng. Xăng dầu là một loại hàng hóa đặc biệt do
đóng vai trị là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất, là năng lƣợng phục vụ
dân sinh, quốc phịng, an ninh mà chƣa có loại năng lƣợng nào có thể thay thế
hồn tồn đƣợc.
Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động kinh doanh xuất khẩu,
nhập khẩu, tạm nhập tái xuất xăng dầu; tạm xuất, tái nhập xăng dầu; nhập
khẩu nguyên liệu để sản xuất, chế biến xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị
trƣờng trong nƣớc; dịch vụ cho thuê cảng, kho, tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu
và dịch vụ vận tải xăng dầu. Sản xuất chế biến xăng dầu là quá trình lọc dầu,
chuyển hóa dầu thơ và các ngun liệu khác thành các sản phẩm xăng dầu.
Thị trƣờng xăng dầu có q trình hình thành và phát triển nhƣ thị
trƣờng các hàng hóa khác, tuân theo quy luật khách quan của cơ chế thị
trƣờng, trong đó, các quan hệ cung cầu và giá cả là yếu tố quyết định. Tuy
nhiên, nguồn cung xăng dầu phụ thuộc nhiều vào các nƣớc có trữ lƣợng khai
thác và xuất khẩu xăng dầu lớn nhƣ các nƣớc Trung Đơng, Nga, Venezuela...
Do vậy, giá xăng dầu, ngồi chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố kinh tế, chính
trị, xã hội… của các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ, còn bị chi phối bởi những nƣớc
có sức tiêu thụ xăng, dầu lớn nhƣ: Mỹ, Trung Quốc, EU…
5
Do giá xăng dầu thế giới thƣờng xuyên thay đổi, khó lƣờng, cùng với
vai trị đặc biệt của xăng dầu đối với nền kinh tế nên mỗi quốc gia đều có
chính sách quản lý, quy hoạch, chiến lƣợc về sản xuất, tiêu thụ, dự trữ và kinh
doanh xăng dầu nhằm tạo sự ổn định cần thiết về nguồn cung và giá cả xăng
dầu để tạo tiền đề phát triển kinh tế bền vững.
Ở nƣớc ta trƣớc đây, xăng dầu chủ yếu đƣợc viện trợ từ Liên Xô thông
qua Hiệp định ký giữa hai nhà nƣớc Việt Nam và Liên Xô. Đến năm 1990,
Hiệp định này hết hiệu lực, nguồn xăng dầu chủ yếu đƣợc nhập khẩu từ bên
ngoài. Nhà nƣớc giao cho một số doanh nghiệp và cấp phép cho một số doanh
nghiệp khác có đủ điều kiện nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu. Từ năm
2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động đã đáp ứng đƣợc khoảng
30% nhu cầu xăng dầu trong nƣớc.
Hiện nay, hoạt động nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu của các doanh
nghiệp vẫn đang đƣợc đặc biệt chú trọng, hoàn thiện để ngày càng phục vụ có
hiệu quả hơn cho nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế. Ngoài việc điều chỉnh các chính sách quản lý đối với mặt
hàng xăng dầu theo cách riêng của mình, Việt Nam cũng đang chịu sự tác
động điều chỉnh chính sách quản lý của nhà nƣớc đối với mặt hàng xăng dầu
theo lộ trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO.
1.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ở Việt Nam và
ảnh hƣởng của nó đến cơng tác QLNN
Doanh nghiệp đầu mối xăng dầu là đơn vị thực hiện việc sản xuất, chế
biến, giao nhận, tồn trữ, bán lẻ xăng dầu, bao gồm: cảng chuyên dụng xuất,
nhập xăng dầu; nhà máy sản xuất, chế biến xăng dầu; phƣơng tiện vận tải
xăng dầu; cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu. Nguyên liệu để sản xuất chế biến
xăng dầu, bao gồm: dầu thô, condensate, xăng có chỉ số octan cao, repomate,
naphta và các chế phẩm, phụ gia khác.
6
Để hoạt động hiệu quả, các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cần đầu tƣ
cơ sở vật chất tƣơng đối lớn nhƣ: vốn, kho chứa, cảng đầu nguồn, phƣơng tiện
vận tải, hệ thống mạng lƣới phân phối. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đầu
mối xăng dầu cũng phải tự kiểm soát chặt chẽ các vấn đề về chất lƣợng xăng
dầu, an tồn và ơ nhiễm mơi trƣờng.
Các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại Việt Nam phần lớn thuộc sở
hữu nhà nƣớc, có vai trị quan trọng trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp này
ngoài việc kinh doanh hiệu quả cịn có nhiệm vụ cùng với Nhà nƣớc bình ổn
thị trƣờng xăng dầu, đảm bảo dự trữ lƣu thông phục vụ phát triển kinh tế và
an ninh năng lƣợng quốc gia.
Do những đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu,
QLNN đối với đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng. Nhà nƣớc cần có sự can thiệp bằng cách đƣa ra những điều
kiện kinh doanh dành cho doanh nghiệp trong lĩnh vực này, hạn chế tình trạng
lãng phí nguồn lực quốc gia khi đầu tƣ quá nhiều vào một lĩnh vực cũng nhƣ
có biện pháp đảm bảo an tồn trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Do là mặt hàng đặc biệt, mục tiêu ổn định về giá cả xăng dầu, cân đối
về lƣợng xăng dầu tiêu dùng của xã hội và lƣợng xăng dầu dự trữ quốc gia
của từng kỳ luôn là nhiệm vụ ƣu tiên của Nhà nƣớc. Để kiểm soát và thực
hiện mục tiêu này, Nhà nƣớc cần thực hiện quản lý các doanh nghiệp đầu mối
xăng dầu bằng cách định hƣớng, hoạch định đối với số lƣợng và giá cả xăng
dầu trong từng thời kỳ nhƣng vẫn phải đảm bảo điều kiện doanh nghiệp đƣợc
quyền tự chủ kinh doanh. Bên cạnh đó, QLNN đối với các doanh nghiệp đầu
mối xăng dầu cũng là nhiệm vụ để Nhà nƣớc giải quyết hài hịa giữa lợi ích
quốc gia, doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng.
Số lƣợng các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu là có hạn. Họ
hồn tồn có thể thỏa thuận với nhau để bán xăng dầu theo giá độc quyền. Vì
7
vậy, QLNN đối với các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu là hết sức
cần thiết.
1.2.
Nội dung QLNN đối với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu
1.2.1. Nội dung chủ yếu của QLNN đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế
a) Về chức năng QLNN
Trong nền kinh tế thị trƣờng, QLNN đối với các doanh nghiệp nói
chung, trong đó có doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, có 4 chức năng chính:
Một là: Hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh tế, trong đó chuyển đổi,
tái cơ cấu kinh tế, xác định các hƣớng ƣu tiên phát triển để làm cơ sở cho các
doanh nghiệp xây dựng chiến lƣợc phát triển của mình.
Hai là: Tạo mơi trƣờng hoạt động thuận lợi cho các doanh nghiệp bao
gồm cả môi trƣờng kinh tế, mơi trƣờng pháp lý, mơi trƣờng chính trị - xã hội,
mơi trƣờng tâm lý văn hóa cho các doanh nghiệp phát triển.
Ba là: Hỗ trợ các doanh nghiệp, bao gồm cả các hỗ trợ vật chất và tinh
thần, điều tiết hoạt động của doanh nghiệp thông qua các quy định pháp lý do
nhà nƣớc đƣa ra.
Bốn là: Kiểm tra, kiểm soát sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động của
các doanh nghiệp, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Bốn chức năng này hỗ trợ cho nhau tạo thành một hệ hống nhất cần
đƣợc thực hiện đồng bộ, có hiệu quả để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển
mạnh mẽ, đúng hƣớng. Nhà nƣớc thông qua các công cụ để thực hiện quản lý
đối với các doanh nghiệp nhƣ hệ thống chính sách quản lý đƣợc thể hiện dƣới
hình thức luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy với bộ máy quản lý từ
trung ƣơng đến địa phƣơng thực hiện một cách nghiêm túc, đồng thời phải
biết sử dụng một cách linh hoạt các lực lƣợng kinh tế đặc thù để can thiệp kịp
thời vào thị trƣờng nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của chúng.
QLNN về kinh tế là nhằm đạt đƣợc những mục tiêu ổn định, tăng
8
trƣởng, công bằng và tiến bộ xã hội nhƣ nêu ở trên. Đồng thời, QLNN cịn có
nhiệm vụ đảm bảo lợi ích của các bên có liên quan trong q trình phát triển
kinh tế. Đó là lợi ích quốc gia, lợi ích của địa phƣơng, của doanh nghiệp, của
ngƣời lao động trong doanh nghiệp, lợi ích của ngƣời tiêu dùng và lợi ích của
doanh nghiệp khác. Việc đạt đƣợc sự hài hòa trong các mục tiêu chung và các
mục tiêu cụ thể chính là thƣớc đo hiệu quả của QLNN.
QLNN đối với doanh nghiệp ở nƣớc ta chịu ảnh hƣởng của đặc điểm
văn hóa, kinh tế, chính trị - xã hội. Nhƣ đã phân tích ở trên, vai trị QLNN đối
với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung là rất quan trọng. Tùy
theo từng loại hình kinh tế nhƣ đã nêu trên, vai trò của nhà nƣớc đối với
doanh nghiệp cũng rất khác nhau.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, vai trị của thị trƣờng bị coi
nhẹ, các doanh nghiệp hầu nhƣ chỉ đóng vai trò nhƣ các phân xƣởng sản xuất,
nhà nƣớc quyết định tồn bộ việc sản xuất cái gì? bao nhiêu? cho ai? giá nhƣ
thế nào? Các doanh nghiệp khơng có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
Các doanh nghiệp và nền kinh tế không đủ sức cạnh tranh trong điều kiện
tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trên thực tế thể hiện sự không hiệu
quả của mô hình.
Trong nền kinh tế thị trƣờng thuần túy, vai trị QLNN đối với các
doanh nghiệp không thực hiện một cách trực tiếp, mà thông qua thị trƣờng.
Các doanh nghiệp tổ chức hoạt động theo các tín hiệu của thị trƣờng, theo
“bàn tay vơ hình”. Theo mơ hình này, quyền chủ động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp đƣợc đề cao. Do chạy theo lợi nhuận tối đa, nhiều khi
sự công bằng xã hội bị coi nhẹ, làm nảy sinh nhiều hậu quả xã hội phức tạp.
Trong cả hai mô hình quản lý tập trung và thị trƣờng thuần túy thì các hoạt
động của nền kinh tế khơng đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu. Có thể nói việc quá coi
trọng vai trị của nhà nƣớc cũng nhƣ tuyệt đối hóa vai trò của thị trƣờng đều
9
không phải là các lựa chọn đúng đắn, tất cả sẽ làm cho nền kinh tế trở nên yếu
kém và dễ dẫn đến khủng hoảng.
Để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung, các nhà chính trị, cũng
nhƣ các nhà kinh tế đã thống nhất nhận thức rằng phải có sự kết hợp giữa vai
trị của chính phủ và vai trò của thị trƣờng, hay còn gọi là lý thuyết “hai bàn
tay”. Trong mơ hình kinh tế hỗn hợp này, cả chính phủ và thị trƣờng cùng
phối hợp với nhau để phân bổ nguồn lực xã hội và giải quyết các vấn đề kinh
tế cơ bản. Tuy nhiên kết hợp nhƣ thế nào, liều lƣợng bao nhiêu để đạt đƣợc
hiệu quả tối ƣu vẫn còn là một câu hỏi chƣa có trả lời thống nhất. Nó phụ
thuộc vào điều kiện cụ thể, mục tiêu phát triển theo các giai đoạn khác nhau,
thậm trí phụ thuộc vào năng lực của chính phủ và thị trƣờng tại mỗi quốc gia.
Trong xây dựng mơ hình quản lý, có một vấn đề mà bất kỳ chính phủ
nào cũng phải đặt ra và phải tìm đƣợc câu trả lời. Đó là: Chính phủ cần phải
làm gì, và những gì thì phải để cho thị trƣờng? Những gì mà chính phủ đã xác
định cần làm gì thì phải tổ chức thực hiện bằng đƣợc với một phong cách
chuyên nghiệp. Chính phủ cần phải xác định những việc cần can thiệp, thời
điểm can thiệp và cách thức can thiệp. Sự can thiệp phải làm sao cùng với thị
trƣờng, tạo ra môi trƣờng kinh doanh thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp,
đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên có liên quan trong xã hội.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà nƣớc là phải thiết lập
khung pháp lý và đảm bảo thực hiện trên thực tế. Đây là nội dung mà khơng
ai có thể thay thế nhà nƣớc để đảm nhiệm. Khung pháp lý mà nhà nƣớc đề ra
là căn cứ để tạo lập môi trƣờng kinh doanh cho doanh nghiệp, phải đảm bảo
sự nhất quan, tính đồng bộ, ổn định trong một thời gian nhất định và đƣợc
thực thi một cách công minh. Việc thiết lập khung pháp lý là vấn đề rất quan
trọng mà nhà nƣớc phải tập trung thực hiện do nó có thể sẽ tạo ra đƣợc một
sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp, nhƣng cũng có thể tạo ra
10
sự bất bình đẳng. Việc nhà nƣớc tiến hành điều tra, nghiên cứu, lấy ý kiến của
các doanh nghiệp (là đối tƣợng điều chỉnh của chính những quy định đó)
trong quá trình hình thành khung pháp lý sẽ giúp các quy định có tính khả thi,
hiệu lực, hiệu quả vì đã phản ánh và giải đáp đƣợc những yêu cầu bức xúc của
thực tiễn, của doanh nghiệp.
Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô cũng là nhiệm vụ quan trọng của nhà
nƣớc. Nhà nƣớc sử dụng các công cụ chính sách vĩ mơ khác nhau tùy theo
từng giai đoạn cụ thể để điều tiết nền kinh tế. Tuy không có một khn mẫu
nhất định, nhƣng nhìn chung, sự can thiệp, điều tiết của nhà nƣớc phải đƣợc
thiết lập dựa trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc nhƣ thừa nhận tính độc lập
của các cá nhân, doanh nghiệp trên thị trƣờng, xây dựng nền kinh tế thị
trƣờng mang tính cạnh tranh, phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với điều
kiện của đất nƣớc trong từng giai đoạn phát triển.
Nhà nƣớc có nhiệm vụ thực hiện các giải pháp tác động để phân bổ lại
nguồn lực xã hội và khắc phục các thất bại của thị trƣờng. Trong trƣờng hợp
các doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận tối đa, không quan tâm đến bảo vệ
môi trƣờng sinh thái, làm tổn hại đến công bằng xã hội và lợi ích của ngƣời
tiêu dùng, hoặc không tuân thủ luật pháp, có nghĩa là thị trƣờng đã thất bại và
bộc lộ khiếm khuyết, nhà nƣớc cần phải can thiệp để khắc phục các thất bại,
định hƣớng để sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn.
Can thiệp vào nền kinh tế để đảm bảo công bằng xã hội cũng là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà nƣớc. Thơng qua các chính sách
điều tiết thu nhập, hỗ trợ đối với những đối tƣợng yếu thế, kém sức cạnh
tranh, nhà nƣớc sẽ hạn chế đƣợc phần nào sự phân hóa giàu nghèo trong xã
hội. Trong trƣờng hợp này, nhà nƣớc phải tạo ra đƣợc cơ hội phát triển đồng
đều cho mọi đối tƣợng doanh nghiệp trong xã hội. Điều này cũng lý giải vì
sao rất nhiều nƣớc trên thế giới có những chính sách hỗ trợ ƣu đãi riêng cho
11
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho các vùng kém phát triển.
Theo quan điểm truyền thống, quan hệ giữa nhà nƣớc và doanh nghiệp
là quan hệ giữa bộ máy cai trị và đối tƣợng bị cai trị. Trong nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, vai trị của nhà nƣớc là tuyệt đối và mang tính chi phối
hầu nhƣ mọi hoạt động của doanh nghiệp. Quan hệ giữa nhà nƣớc và doanh
nghiệp trong mơ hình này mang nặng tính “xin - cho”. Theo đó để làm một
việc, doanh nghiệp đều phải xin phép, cịn nhà nƣớc thì xem xét để có cho
phép doanh nghiệp đƣợc làm hay khơng. Triết lý ở đây là: chỉ đƣợc làm
những gì mà nhà nƣớc cho phép. Cách quản lý nhƣ vậy đã gây ra tình trạng
cồng kềnh của bộ máy quản lý, triệt tiêu tính sáng tạo và chủ động của các
doanh nghiệp. Phƣơng thức quản lý mới đƣợc xây dựng trên một cơ sở hồn
tồn khác, trong đó quan hệ “xin - cho” đƣợc thay thế bằng quan hệ “đối thoại
và hợp tác”. Từ vai trò của ngƣời cai trị, nhà nƣớc ngày càng đóng vai trị là
ngƣời phục vụ nhiều hơn. Căn cứ để các doanh nghiệp tổ chức hoạt động
cũng thay đổi. Nếu nhƣ mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các doanh
nghiệp chỉ làm những gì nhà nƣớc cho phép thì trong mơ hình kinh tế thị
trƣờng, các doanh nghiệp đƣợc làm những gì nhà nƣớc khơng cấm. Nhƣ vậy
sự sáng tạo của các doanh nghiệp sẽ đƣợc phát huy.
Cả nhà nƣớc và doanh nghiệp là hai chủ thể có quan hệ mật thiết với
nhau, suy cho cùng là có cùng chung mục đích trong q trình phát triển kinh
tế. Cần phải phối hợp hành động để đem lại lợi ích ngày càng nhiều hơn cho
cộng đồng. Để sự phối hợp thực sự hiệu quả thì vai trị, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của nhà nƣớc cũng nhƣ của doanh nghiệp phải đƣợc xác định rõ,
có cơ sở khoa học. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xác định phƣơng
hƣớng, chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh có hiệu quả, nhà nƣớc phải thực hiện
tốt các chức năng của mình. Nhà nƣớc phải cơng bố cơng khai, rộng rãi các
thông tin cần thiết nhƣ: quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, vùng; các
12
ngành nghề cấm kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện; các quy trình và
thủ tục kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch,
những thông tin nhà nƣớc cung cấp, các doanh nghiệp sẽ chủ động lựa chọn
ngành nghề kinh doanh, các phƣơng thức kinh doanh và tự chịu trách nhiệm
về kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Thị trƣờng, với tƣ cách là một yếu
tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp, sẽ điều tiết các hoạt động trao đổi các
yếu tố sản xuất cũng nhƣ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trên
thị trƣờng.
Quan hệ giữa nhà nƣớc và doanh nghiệp sẽ khơng có hiệu quả nếu chỉ
mang tính một chiều. Để hoạt động của nhà nƣớc có hiệu quả và phù hợp thì
trách nhiệm của doanh nghiệp cũng rất lớn. Các doanh nghiệp cần phải tích
cực đóng góp vào việc xây dựng pháp luật, kịp thời đóng góp ý kiến khi nảy
sinh những vƣớng mắc trong quá trình thực hiện để có những biện pháp giải
quyết kịp thời. Khi quy định của nhà nƣớc đã đƣợc ban hành thì doanh nghiệp
phải thực hiện một cách nghiêm túc, khắc phục tình trạng tùy tiện đã và đang
tƣơng đối phổ biến hiện nay ở nƣớc ta.
Thực tiễn phát triển của nhiều nƣớc trên thế giới chứng tỏ rằng, mối
quan hệ giữa nhà nƣớc và doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng có hiệu
quả nhất khi mà chính phủ tập trung vào công việc dự báo, là ngƣời khởi
xƣớng và tạo điều kiện phát triển thị trƣờng, chống độc quyền, chống kinh
doanh không lành mạnh, là ngƣời cung cấp các dịch vụ cơng có chọn lọc và
có chất lƣợng cao để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động kinh doanh
và hoạt động có hiệu quả.
b) Về các phương pháp quản lý nhà nước
Trong nền kinh tế thị trƣờng, nhà nƣớc thƣờng sử dụng các phƣơng
pháp sau để thực hiện sự quản lý của mình đối với doanh nghiệp:
1) Phƣơng pháp kinh tế
13
Phƣơng pháp kinh tế là phƣơng pháp tác động của chủ thể quản lý lên
doanh nghiệp thơng qua lợi ích và cách chính sách địn bẩy kinh tế, để doanh
nghiệp tự lựa chọn phƣơng án hoạt động của mình một cách có lợi nhất và tự
chịu trách nhiệm về các kết quả hoạt động của mình, khơng cần có sự tác
động trực tiếp mang tính mệnh lệnh và sự giám sát thƣờng xuyên về mặt hành
chính của cơ quan nhà nƣớc. Các phƣơng pháp kinh tế bao gồm:
- Đầu tƣ của nhà nƣớc để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và kỹ thuật
của nền kinh tế;
- Thực hiện quyền chủ sở hữu hoặc quyền đồng chủ sở hữu đối với
những tài sản mà pháp luật quy định là của nhà nƣớc để phát triển kinh tế xã
hội;
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để phát triển kinh tế và
định hƣớng thị trƣờng;
- Ban hành các chính sách có tính chất địn bẩy kích thích lợi ích kinh
tế nhƣ tiền lƣơng, giá cả, lợi nhuận, thuế…
- Áp dụng hệ thống hạch toán kinh tế và hạch toán sản xuất - kinh
doanh, nhất là trong các DNNN;
- Các quy định về phân phối và phân phối lại thu nhập;
- Các quy định thƣởng phạt về tài chính.
2) Phƣơng pháp hành chính
Phƣơng pháp quản lý hành chính nhà nƣớc đối với doanh nghiệp là
phƣơng pháp tác động của cơ quan QLNN đến các doanh nghiệp bằng các
quyết định và mệnh lệnh hành chính có tính bắt buộc phải thực hiện trong lĩnh
vực kinh tế. Các phƣơng pháp hành chính tác động lên các doanh nghiệp theo
2 hƣớng: tác động về tổ chức (phần tĩnh) và tác động điều chỉnh (phần động).
Tác động về tổ chức bao gồm các nội dung:
- Ban hành các quy định về tổ chức QLNN đối với doanh nghiệp về các
14
mặt: cơ cấu bộ máy quản lý; chức năng quản lý; cán bộ quản lý.
- Ban hành mẫu điều lệ tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp;
- Quy chế hóa các thủ tục hành chính khi giải quyết các quan hệ giữa
nhà nƣớc với doanh nghiệp;
- Ban hành những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các định mức kinh
tế có tầm quan trọng và có tính rằng buộc;
- Đăng ký kinh doanh, hành nghề, thu giấy phép kinh doanh của doanh
nghiệp trong trƣờng hợp vi phạm quy định pháp luật.
Tác động về mặt điều chỉnh:
- Ra các chỉ thị có tính chất hành chính để điều chỉnh các vấn đề biến
động trên thị trƣờng;
- Ra các mệnh lệnh tức thời để điều chỉnh, giải quyết các vấn đề liên
quan đến hoạt động của doanh nghiệp;
- Đánh giá quá trình hành nghề, xử lý hoạt động vi phạm pháp luật của
doanh nghiệp.
Phƣơng pháp hành chính có tác dụng giải quyết vấn đề một cách nhanh
chóng, nhƣng việc sử dụng nó địi hỏi phải đảm bảo tính chuẩn xác của các
quyết định, tránh lạm dụng, quan liêu và độc đoán, gây khó khăn cho hoạt
động của doanh nghiệp.
3) Phƣơng pháp tuyên truyền - giáo dục
Phƣơng pháp tuyên truyền - giáo dục là phƣơng pháp tác động đến
doanh nghiệp, chính xác hơn là đến đội ngũ ngƣời lao động của doanh nghiệp
thông qua các biện pháp về giáo dục, tâm lý, tình cảm.
Phƣơng pháp tuyên truyền - giáo dục xuất phát từ luận điểm cho rằng
hoàn cảnh vật chất quyết định ý thức con ngƣời, nhƣng ý thức và tình cảm
con ngƣời cũng có ảnh hƣởng trở lại đối với hồn cảnh vật chất. Con ngƣời
làm việc khơng chỉ vì các lợi ích vật chất, mà cịn tác động về tinh thần nhƣ
15
ham muốn sáng tạo, lƣơng tâm, trách nhiệm nghề nghiệp, niềm vui trong lao
động và đƣợc tôn vinh.
Nội dung giáo dục rất phong phú, nhƣng điều quan trọng là phải làm
cho các doanh nghiệp tự giác thực hiện nhiệm vụ và đƣa ra quyết định dựa
trên cơ sở nhận thức đƣợc tính tất yếu của vấn đề, cũng nhƣ trên cơ sở thực
hiện hoàn toàn tự nguyện. Cần tùy theo điều kiện cụ thể của từng doanh
nghiệp, của từng địa phƣơng, từng giai đoạn lịch sử để xác định cho phù hợp
,nhƣng tựu chung lại, các nội dung giáo dục chủ yếu bao gồm:
- Giáo dục đƣờng lối, chính sách kinh tế của đảng cầm quyền và nhà
nƣớc;
- Giáo dục ý thức công dân, ý thức tự lập và tự cƣờng của dân tộc trong
lĩnh vực kinh tế, tinh thần tơn trọng lợi ích chung;
- Giáo dục các nội dung và yêu cầu đối với ngƣời lao động kiểu mới;
- Giáo dục đạo đức kinh doanh, chống các hiện tƣợng cạnh tranh không
lành mạnh và vi phạm pháp luật;
- Tạo dƣ luận, dùng dƣ luận tác động nhằm khuyến khích mặt tích cực,
hạn chế mặt tiêu cực của doanh nghiệp;
- Bồi dƣỡng các kiến thức về nghề nghiệp chuyên môn.
Các hình thức giáo dục cần phải phong phú, linh hoạt và hấp dẫn. Bên
cạnh các hình thức đào tạo, giáo dục truyền thống nhƣ mở lớp học tập, tổ
chức hội thảo, truyền thơng đại chúng, phim ảnh nghệ thuật…có thể mở rộng
các hình thức giáo dục phổ thơng qua các điển hình ngƣời tốt, việc tốt, các
phong trào thi đua, thao diễn nghề nghiệp, tham quan, khảo sát thực tế…
1.2.2. Nội dung chủ yếu của QLNN đối với doanh nghiệp đầu mối xăng dầu
a) Quản lý điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu và số lượng các doanh
nghiệp đầu mối xăng dầu
Kinh doanh xăng dầu đƣợc vận hành theo cơ chế thị trƣờng đã tạo ra một
16