Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

SỬ DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT POWERPOINT ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG CHƯƠNG VI “ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC”, SINH HỌC 9 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.53 KB, 49 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh Kinh tế – Xã hội thay đổi mạnh mẽ, yêu cầu về nguồn nhân
lực được đào tạo cũng thay đổi nhanh chóng, phương pháp giảng dạy truyền thống
ngày càng bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Chính vì vậy, một trong những thách thức đặt
ra cho hệ thống giáo dục cần phải đổi mới nội dung trương trình, phương pháp giáo
dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa kiến thức sao cho có thể tạo ra những lớp
người không chỉ đáp ứng tốt u cầu của thị trường lao động mà cịn góp phần xây
dựng xã hội ngày càng phát triển. Đổi mới phương pháp giảng dạy luôn là yêu cầu
thiết thực đối với người GV - Đó là một trong những mục tiêu lớn được ngành
GD&ĐT đặt ra trong thời đại hiện nay.
Nhà thơ William Butle Yeats đoạt giải Nobel đã viết:
Education is not the filling of a pail, but lighting of a fire.
(Giáo dục không phải là nhồi nhét kiến thức mà là thắp lên niềm đam mê.)
CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình
thức DH, là cơng cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ
trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo
dục. Những phương pháp DH theo dự án, DH phát hiện và giải quyết vấn đề càng
có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức DH như dạy theo lớp, dạy
theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong mơi trường CNTT.
Sự bùng nổ của CNTT nói riêng và khoa học cơng nghệ nói chung đang tác
động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong xã hội. Vì thế, giáo dục
khơng thể đứng ngồi cuộc, nhất là trong quá trình triển khai thực hiện đề án đổi
mới căn bản, toàn diện GD - ĐT đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
Trong công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010 – 2011,
Bộ GD&ĐT chỉ rõ: “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông
nhằm đổi mới phương pháp dạy học và theo hướng giáo viên tích hợp CNTT
vào từng mơn học thay vì học trong mơn tin học. GV các bộ mơn chủ động tích


1


cực soạn, tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng
CNTT” [1].
Những năm qua, ngành GD&ĐT đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong công tác quản lý và giảng dạy tại các đơn vị trường học, góp phần
nâng cao hiệu quả giáo dục. Tại các trường THCS đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong
việc thực hiện mơ hình DH với sự hỗ trợ của CNTT. Thực tế cho thấy, việc thiết kế
giáo án và giảng dạy trên máy tính khiến tiết học trở nên sinh động hơn, tiết kiệm
được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống. Thơng
qua GAĐT, GV cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở, tạo điều kiện cho
HS hoạt động nhiều hơn trong giờ học.
Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT đã nhanh chóng làm thay
đổi cách làm việc, cách học tập, cách tư duy. Đặc biệt, phần mềm MS.PowerPoint
là một trong những phần mềm có tính năng ưu việt có thể giúp GV ứng dụng thiết
kế để bài giảng có sự phong phú của hình ảnh, các dạng đồ thị và những đoạn âm
thanh, video minh họa. Chính những câu hỏi có kèm hình ảnh hay đồ thị sẽ giúp HS
dễ nắm bắt vấn đề.
Nhìn chung, việc giảng dạy bằng GAĐT của GV tại các trường THCS hiện
nay chưa thường xuyên. Sở dĩ như vậy là vì trong quá trình thực hiện GV thường
gặp phải những trở ngại như cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được yêu
cầu của việc dạy GAĐT. Mặt khác khơng ít GV chưa khai thác hiệu quả tính năng
của PowerPoint trong thiết kế bài giảng và kỹ năng tìm kiếm thơng tin trên Internet
của GV còn hạn chế nên các tài liệu đưa vào bài giảng chưa được phong phú, đa
dạng...
Phần mềm MS. PowerPoint được sử dụng rất rộng rãi trong các bộ mơn: Tốn
học, Hóa học, Sinh học, Địa lí. Trong đó mơn Sinh học là môn khoa học thực
nghiệm đặc biệt nội dung kiến thức Sinh học thuộc chương VI “Ứng dụng di truyền
học” đề cập đến cách ứng dụng các đặc tính của hiện tượng di truyền để tạo ra các

sản phẩm có giá trị sử dụng cao phục vụ lợi ích của con người. Nên địi hỏi phải có
sự gắn kết nội dung bài giảng với thực tiễn, các hình ảnh, video… minh họa thể

2


hiện các quy trình, làm đơn giản hóa các cách thức thực hiện giúp HS dễ hiểu và
hiểu sâu sắc hơn vấn đề.
Xuất phát từ những lí do cơ bản trên, em đã lựa chọn đề tài: Sử dụng phần
mềm Microsoft PowerPoint để thiết kế bài giảng Chương VI “Ứng dụng di truyền
học”, Sinh học 9 THCS.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Sử dụng phần mềm MS. PowerPoint để thiết kế các bài giảng Chương VI “Ứng
dụng di truyền học”, Sinh học 9 THCS.
- Khai thác có hiệu quả các ưu điểm tích cực của PMDH mang lại hiệu quả cao hơn
so với phương pháp DH truyền thống, từ đó góp phần đổi mới phương pháp dạy HS
học ở trường THCS nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế bài giảng trong Chương VI “Ứng dụng di truyền
học” bằng phần mềm MS PowerPoint.
- Khách thể nghiên cứu: HS lớp 9 trường THCS.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
- Điều tra thực trạng sử dụng phần mềm vào DH Chương VI “Ứng dụng di truyền
học” của GV trường THCS.
- Nghiên cứu, xác định cấu trúc nội dung của từng bài trong Chương VI “Ứng dụng
di truyền học” làm sơ sở cho việc thiết kế GAĐT.
- Sử dụng phần mềm MS. PowerPoint thiết kế GAĐT để tổ chức quá trình DH trong
các bài của Chương VI “Ứng dụng di truyền học”.
- Nghiên cứu thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi của đề tài.

5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Các tài liệu của
Đảng, Nhà nước và của ngành GD&ĐT về việc đổi mới phương pháp DH, về việc
tăng cường ứng dụng CNTT trong DH; phần mềm MS. PowerPoint; một số cơng
trình nghiên cứu và giáo án Sinh học 9 có sử dụng PowerPoint; SGK Sinh học 9 và
một số trang web về GAĐT…
* Điều tra cơ bản.
Đối với GV phổ thông: Điều tra hiện trạng ứng dụng PowerPoint trong dạy
học Sinh học nói chung và cụ thể Chương VI “Ứng dụng di truyền học” nói riêng.
Đối với HS: Thăm dị thái độ của HS về tác dụng của việc sử dụng phần mềm
MS. PowerPoint để thiết kế bài giảng.
3


* Thiết kế bài giảng bằng phần mềm MS. PowerPoint trong dạy học.
* Nghiên cứu thực nghiệm sư phạm.
* Phân tích số liệu bằng tốn học thống kê.
6. Những đóng góp mới của đề tài’
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc sử dụng cơng nghệ thơng tin nói
chung và đặc biệt là phần mềm MS. PowerPoint trong việc đối mới phương pháp
dạy học môn Sinh học 9 THCS.
Thiết kế được 7 giáo án và xây dựng được một đĩa CD giáo án điện tử chương
VI “Ứng dụng di truyền học” bằng phần mềm MS. PowerPoint.

4


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trên
thế giới và ở Việt Nam
1.1.1.1 Trên thế giới
CNTT và truyền thông được đánh giá không những là động lực chính cho sự
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà còn là nhân tố quan trọng trong việc phát
triển giáo dục trong thế kỉ XXI. Ứng dụng CNTT là q trình khai thác các phương
tiện thơng tin và truyền thông phục vụ trong giáo dục. Người lao động tương lai cần
phải có những khả năng về cơng nghệ nhằm đáp ứng với những thay đổi đa dạng để
hồn thành tốt cơng việc hơn là những kỹ năng cụ thể cho những công việc nhất
định. Và như vậy, quá trình dạy và học phải thay đổi để đáp ứng những yêu cầu
thay đổi không ngừng của xã hội.
Khi bàn về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong việc giáo dục và
giảng dạy Spencer (1995) đã nhấn mạnh: “Sẽ khơng có khía cạnh nào của giáo dục
mà khơng ứng dụng CNTT”. Theo ơng, đây là một khía cạnh cần được sự quan tâm
đúng mức để đạt được hiệu quả cao trong dạy và học [5].
Trên thế giới nhiều nước đã áp dụng và đưa CNTT, máy vi tính vào lĩnh vực
giáo dục và dạy – học: Nối mạng để khai thác thơng tin tồn cầu, có nhiều PMDH
đã được áp dụng vào thực tiễn của các bộ mơn như Tốn học, Hóa học, Địa lý, Sinh
học…
Một số nước trong khối Asean như Singapore, Philipin, Malaysia, Thái Lan.…
CNTT của họ đã phát triển ở trình độ cao. Trong đó Singapore có nền CNTT phát
triển nhất khu vực. Ngay từ đầu thập niên 90, Singapore đã làm cho thế giới kinh
ngạc bởi một dự án táo bạo: “Xây dựng đảo quốc thơng minh” nối mạng máy tính
đến 100% gia đình, tồn dân sử dụng Internet và các thành tựu CNTT.
Một số nước khác trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp… cũng đã nguyên cứu xây
dựng và đưa vào sử dụng nhiều PMDH trong giáo dục và cho kết quả tốt. Ví dụ như
một số trương trình nghiên cứu ứng dụng CNTT vào DH:
- Đề án: “Tin học cho mọi người” năm 1970 do Pháp xây dựng.
- Chương trình MEP (Microelectonics Education Programe) năm 1980 do Anh xây
dựng.


5


- Chương trình phần mềm các mơn học ở Trung học của Asutralia do tổ chức
NSCU (Nationnal Software – Cadination Unit) thành lập năm 1985.
- Hội thảo xây dựng các PMDH của các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương
(Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Malaysia, Srilanka) năm 1985 ở
Malaysia.
Cùng với sự phát triển của máy tính điện tử là sự phát triển của các phần mềm
hệ thống và mọi người sử dụng máy tính trên thế giới đều biết đến các phần mềm
như WinDows, Foxpro, … Từ sau thế kỉ XX thì các phần mềm ứng dụng ngày càng
được sử dụng nhiều hơn và ngày càng phát huy thế mạnh của chúng trong mọi lĩnh
vực kinh tế, xã hội và giáo dục.
Như vậy trên thế giới việc ứng dụng CNTT đặc biệt là PMDH vào QTDH đã
có từ rất sớm, và đạt được nhiều thành tựu. Và hiện nay việc ứng dụng các thành
tựu vào việc DH vẫn đã và đang là yêu cầu cần thiết, quan trọng nhằm phát huy tính
chủ động, tích cực của người học, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.
1.1.1.2 Ở Việt Nam
Từ giữa thập nên 80 của thế kỉ XX, viện khoa học GD đã tiến hành thử
nghiệm đưa môn Tin học vào trường phổ thông. Sau khi Tin học trở thành một bộ
mơn chính thức trong trường phổ thơng thì việc ứng dụng CNTT vào DH ngày càng
được phổ biến. Trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT trong DH được
Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT đặc biệt chú ý quan tâm.
Hiện nay ứng dụng CNTT được áp dụng ở hầu hết các bậc học.Việc sử dụng
các PMDH đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Trong 10 năm trở lại đây đã có
rất nhiều tác giả nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT trong DH các môn học ở
trường phổ thông. Điển hình ở mơn Sinh học như:
Năm 2002, tác giả Dương Tiến Sỹ đã sử dụng phần mềm MS.PowerPoint thiết
kế các trương trình phim dạy khái niệm mơi trường và các nhân tố sinh thái [8].

Năm 2005, Nguyễn Như Quỳnh đã giới thiệu được quy trình thiết kế GAĐT
bằng phần mềm MS [7].
TS. Nguyễn Văn Hiền, “Thiết kế bài dạy Sinh học bằng phần mềm
PowerPoint”. Tạp chí GD, số 152 (kì 2 – 12/2006), trang 33 – 34 [4].
Nguyễn Văn Hồng: “Sử dụng phần mềm MS. PowerPoint thiết kế một số thí
nghiệm ảo trong dạy học Sinh học 11”, Tạp chí GD, số 199 (kì 1 – 10/2008) [3].

6


Năm 2008, Nguyễn Đình Tâm đã nghiên cứu, đưa ra ngun tắc thiết kế và sử
dụng mơ hình động trong dạy học Sinh học Tế bào (Sinh học 10) bằng phần mềm
Macromedia Flash [9].
Năm 2009, Hoàng Thị Quyên đã nghiên cứu, đưa ra được quy trình thiết kế và
đề xuất các biện pháp sử dụng phần mềm MS. PowerPoint trong thiết kế mơ hình
động dạy học Sinh lí thực vật (Sinh học 11) [6].
Năm 2010, tác giả Nguyễn Thái Dũng đã nghiên cứu, đưa ra nguyên tắc thiết
kế bài giảng nói chung và ứng dụng phần mềm MS. PowerPoint trong thiết kế mơ
hình động dạy học phần Di truyền Sinh học 9 [2].
Như vậy, ở nước ta hiện nay đã có rất nhiều cuộc hội thảo, nhiều bài báo,
nhiều cơng trình nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học Sinh học. Tuy các
cơng trình nghiên cứu trên cịn một số hạn chế nhưng có vai trị quan trọng trong
việc đẩy mạnh công cuộc ứng dụng CNTT và DH sau này.
1.1.2 Vai trị, vị trí ý nghĩa của phương tiện dạy học trong lý luận dạy học
1.1.2.1 Khái niệm phương tiện dạy học và phương tiện trực quan trong dạy – học
PTDH là toàn bộ những trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ được sử dụng phục
vụ trực tiếp cho việc giảng dạy và học tập trong nhà trường. Ví dụ: Hệ thống âm,
loa, micro; ti vi và các đầu đọc VIDEO, VCD, DVD; các loại máy chiếu phim
dương bản, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa phương tiện, máy vi tính; các loại
tranh, ảnh, tranh giáo khoa, bản đồ, bảng biểu; các loại mơ hình, vật thật; các dụng

cụ, thiết bị thí nghiệm; máy móc, thiết bị, dụng cụ DH thực hành v.v... Đôi khi,
người ta coi tất cả các phương tiện kể trên cũng thuộc về cơ sở vật chất của trường
học.
Như vậy có thể hiểu: “PTDH (cịn gọi là đồ dùng, thiết bị DH) là một vật thể
hoặc một tập hợp các vật thể mà GV sử dụng trong QTDH để nâng cao hiệu quả của
quá trình này, giúp HS lĩnh hội khái niệm, định luật,... hình thành các tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo, thái độ cần thiết”.
PTTQ là nguồn chứa đựng thông tin tri thức hết sức phong phú và sinh động,
giúp HS lĩnh hội tri thức đầy đủ và chính xác, đồng thời giúp củng cố, khắc sâu, mở
rộng, nâng cao và hoàn thiện tri thức. Qua đó rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển
tư duy tìm tịi sáng tạo, năng lực quan sát, phân tích tổng hợp, làm quen với phương

7


pháp nghiên cứu khoa học. Từ đó vận dụng những tri thức đã học vào giải quyết các
vấn đề thực tiễn của cuộc sống.
Trong quá trình DH, việc vận dụng các phương pháp dạy – học không thể tách
rời với sử dụng các PTDH, trong đó có PTTQ, PTTQ thuộc phạm trù phương pháp,
vì ngồi nó ra phương pháp cịn bao gồm nghĩa hẹp là cách thức hành động cụ thể,
thủ pháp cụ thể trong DH và các hình thức tổ chức DH. Do đó, khi nói đến phương
pháp DH là ý nói đến cả PTTQ và cách sử dụng nó trong tất cả các khâu của
QTDH.
1.1.2.2 Phân loại phương tiện dạy học
Có nhiều cách phân loại PTDH khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí, dấu hiệu
phân loại khác nhau:
* Theo tính chất của PTDH
- Nhóm phương tiện mang tin là nhóm mà tự bản thân mỗi phương tiện đều chưa
đựng một khối lượng tin nhất định. Đó là các loại như tài liệu in, băng đĩa âm thanh
hoặc cả âm thanh và hình ảnh, tranh vẽ, phim ảnh, mơ hình, vật thật v.v...

- Nhóm phương tiện truyền tin là nhóm phương tiện được dùng để truyền tin tới HS
như hệ thống tăng âm, loa, micro; ti vi và các đầu đọc VIDEO, VCD, DVD; các loại
máy chiếu phim dương bản, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa phương tiện, máy vi
tính v.v...
* Theo cách sử dụng PTDH gồm hai loại
- Phương tiện được dùng trực tiếp để DH:
+ PTDH truyền thống là những phương tiện đã được dùng từ xưa tới nay trong DH
như tranh vẽ, mơ hình, vật thật,…
+ PTDH hiện đại là những PTDH mới được đưa vào nhà trường như camera số,
máy chiếu đa phương tiện,…
- Phương tiện được dùng để chuẩn bị và điều khiển lớp học, gồm các loại như:
+ Phương tiện hỗ trợ: Giá đặt phương tiện, thiết bị ánh sáng,...
+ Phương tiện ghi chép, in ấn,...
1.1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của phương tiện dạy học trong dạy – học
- Vai trò chung
Trước đây, khi đề cập tới các thành tố của QTDH thường chỉ chú trọng tới 3
thành phần là mục đích, nội dung và PPDH. Ngày nay, do sự phát triển về chất,
QTDH được xác định gồm 6 thành tố là: mục đích (hẹp hơn là mục tiêu), nội dung,
phương pháp, PTDH, hình thức tổ chức DH và kiểm tra đánh giá. Các thành tố này
có quan hệ tương tác hai chiều lẫn nhau và được nêu trong Hình 1.1
8


Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các thành tố của QTDH
Như vậy, PTDH có thể được sử dụng trong tất cả các khâu của QTDH và
trong các nhóm PPDH khác nhau. Song mỗi phương pháp cần được lựa chọn và sử
dụng các PTDH phù hợp.
PTDH là công cụ đắc lực cho quá trình dạy của thầy và quá trình học của trị.
Nhưng hiệu quả dạy – học của loại cơng cụ này phụ thuộc vào năng lực tư duy sư
phạm và nghệ thuật của GV.

- Vai trò đối với GV:
+ Hỗ trợ hiệu quả cho GV trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho
người học bởi đảm bảo QTDH được sinh động, thuận tiện, chính xác.
+ Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm người học lĩnh hội đủ nội dung học
tập một cách vững chắc.
+ Giảm nhẹ cường độ lao động của GV, do đó nâng cao hiệu quả DH.
- Vai trị đối với người học:
+ Kích thích hứng thú học tập cho người học, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
lĩnh hội kiến thức của người học.
+ Giúp người học tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền.
+ Là phương tiện giúp người học hình thành và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cả
thao tác trí tuệ lẫn thao tác vật chất. Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp
liên quan đến thực tiễn xã hội và mơi trường sống.
Như vậy PTDH góp phần nâng cao hiệu suất lao động của thầy và trò.
1.1.2.4 Nguyên tắc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy – học
Khi sử dụng PTTQ cần chú ý đảm bảo nguyên tắc:
+ Sử dụng đúng lúc: Đưa ra đúng lúc để không làm phân tán tư tưởng của HS khi
tiếp tục nghe giảng.
+ Sử dụng đúng chỗ: Vị trí trình bày phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu chung.
9


+ Sử dụng đủ cường độ: Từng loại phương tiện có mức độ sử dụng tại lớp khác
nhau. Nếu kéo dài việc trình diễn hoặc dùng lặp lại một loại phương tiện quá nhiều
lần trong một buổi giảng, hiệu quả của chúng sẽ giảm sút.
+ Đảm bảo an toàn: Đây là một nguyên tắc quan trọng, khi sử dụng PTDH được sử
dụng phải an toàn với các giác quan của HS đặc biệt khi sử dụng các thiết bị thí
nghiệm, nghe nhìn.
+ Đảm bảo tính hiệu quả: Bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn về nội dung
DH (sử dụng kết hợp nhiều loại PTDH một cách có hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn;

các PTDH không mâu thuẫn, loại trừ nhau. Phù hợp với đối tượng HS và tiêu chuẩn
Việt Nam).
+ Bảo đảm sự tương tác trong hệ thống DH giữa các yếu tố nội dung, phương tiện,
PPDH có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và với chủ thể học tập (người học).
PTDH dù có hiện đại đến đâu thì bản thân nó cũng khơng thể thay thế được
vai trị của GV mà trước hết là PPDH của họ. Ngược lại, PPDH của GV cũng lại
chịu sự qui định của điều kiện, PTDH cụ thể. Sự tương tác đa chiều này tạo nên
hiệu quả, chất lượng của QTDH
1.1.3 Phần mềm Microsoft PowerPoint
1.1.3.1 Phần mềm dạy học
* Khái niệm
Phần mềm máy tính: (Computer Software) hay gọi tắt là Phần mềm (Software)
là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị (Instruction) được viết bằng một hoặc
nhiều ngơn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên
quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một
vấn đề cụ thể nào đó.
PMDH (hay phần mềm giáo dục) là phần mềm máy tính có nhiệm vụ chính là
hỗ trợ DH hoặc tự học theo các mục tiêu đã định về nội dung và phương pháp DH.
Như vậy PMDH hơn hẳn các PTDH khác vì nó có thể lựa chọn, sao chép, in
ấn, phóng to, thu nhỏ, ngồi ra cịn có màu sắc âm thanh hài hịa, có thể nhấn mạnh
nội dung quan trọng, kiểm tra một cách dễ dàng. Chính vì vậy PMDH là một
phương tiện khơng thể thiếu trong QTDH góp phần đổi mới PPDH.
* Ý nghĩa của PMDH
Xét về mặt “nội dung” thì PMDH đã đáp ứng rất nhiều trong việc truyền thụ
đầy đủ, đúng, rõ ràng và chân thật những nội dung học tập kể cả những nội dung
10


mang tính trừu tượng cao. Có khả năng mơ phỏng những thí nghiệm mang tính
phức tạp và độ rủi ro cao. Mặt khác nó hợp lý hóa việc đánh giá, kiểm tra của

QTDH một cách chính xác, nhanh chóng và công bằng cho mọi HS. Ở điểm này
người GV cần phải tận dụng triệt để ưu thế đó để đem lại sự phong phú trong bài
dạy và tính khoa học trong cơng việc của mình.
Xét về mặt “sư phạm” thì PMDH cũng có thể làm thay GV một số cơng việc
như tạo hứng thú học tập cho sinh viên, điều khiển quá trình lên lớp. Tuy nhiên
trong trường hợp này, vai trò của người thầy đặc biệt quan trọng trong việc điều
hành, lên kế hoạch kịch bản thiết kế bài giảng và vai trò đạo diễn trong giờ dạy.
Xét về mặt “phương pháp” thì PMDH khơng thể hình thành ra một PPDH mới
hay hiện đại mà cái tiềm tàng ẩn chứa của nó chính là sự gợi mở cho GV biết kết
hợp các PPDH khác một cách khéo léo để chuyển tải đến sinh viên những mục tiêu
đề ra.
Quá trình tự học, tìm kiếm trên mạng, học tập qua mạng, tổ chức học nhóm,
trao đổi thơng qua diễn đàn đó là một hình thức học tập mới mẻ, sinh động và hấp
dẫn đối với sinh viên hiện nay. Thực tế cho thấy GV chúng ta chưa khai thác hết
khả năng này của CNTT. Muốn làm tốt điều này đòi hỏi người GV phải có tính
nghiệp vụ một cách “chun nghiệp”.
1.1.3.2 Phần mềm Microsoft PowerPoint
Phần mềm MS. PowerPoint được hầu hết các GV thể sử dụng bởi đó là phần
mềm dễ sử dụng, có các hiệu ứng, hoạt cảnh cùng các thành phần multimedia như
hình ảnh, âm thanh, siêu liên kết, video chèn trực tiếp vào PowerPoint…
* Khái niệm
Theo Lê Công Triêm (2011): “Microsoft PowerPoint là một phần mềm thuộc
bộ tin học văn phòng – Microsoft Office – phục vụ việc tạo ra các bản trình diễn
mang tính chun nghiệp. Có thể sử dụng PowerPoint cho các mục đích như dạy
học; thuyết trình; báo cáo thiết trình; báo cáo cơng việc; báo cáo đề án, luận văn;
trình bày một dự án” [10].
* Ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint trong DH.
- Ưu điểm:
+ Tác động trực quan với nhiều khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề (ngồi
văn bản ngơn từ) giúp HS nắm bắt, liên hệ kiến thức một cách cụ thể, tồn diện.

+ Ngơn ngữ cô đọng, hàm súc, HS sẽ dễ nhớ, dễ học.
11


+ Bài học trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của HS do có nhiều minh họa sống
động, cụ thể với phim tư liệu, tranh ảnh, các sơ đồ, bảng biểu giúp hệ thống, khái
quát hóa bài học trong giờ ôn tập.
+ GV tiết kiệm được nhiều thời gian thuyết giảng và không quá vất vả khi giới
thiệu, miêu tả, thể hiện những nội dung kiến thức mới. Từ đó HS dễ tiếp thu bài
học.
+ Đặc biệt đối với các nguồn kiến thức phải sử dụng thiết bị đắt tiền, quá trình xảy
ra quá chậm hoặc quá nhanh, quá phức tạp, nguy hiểm,... thì việc sử dụng phần
mềm MS. PowerPonit có thể giải quyết được những vấn đề đó đảm bảo thể hiện
được các q trình đúng và đầy đủ về kiến thức.
- Nhược điểm:
+ Mất nhiều thời gian cho một GAĐT.
+ Đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, đầy đủ.
+ GV sẽ bị động khi mất điện, hoặc thiếu kinh nghiệm về vấn đề kỹ thuật khi sử
dụng máy tính, máy chiếu.
+ GV nếu chưa thuần thục các thao tác trong việc sử dụng Power Point nên cịn
thiếu tự tin, khơng mạnh dạn sử dụng GAĐT vào việc giảng dạy.
Nếu sử dụng PowerPoint không đảm bảo được những nguyên tắc khi sử dụng
thì làm cho ưu điểm trở thành nhược điểm lớn làm cho HS bị phân tâm bởi những
điều mới lạ, không theo dõi được bài học, không ghi được nội dung cơ bản của
bài...
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Khảo sát thực trạng
- Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá toàn diện thực trạng sử dụng PTTQ dạy – học
SH ở trường THCS, làm cơ sở thực tiễn cho việc đưa các PMDH vào QTDH.
- Đối tượng khảo sát: GV bộ môn, HS trường THSC Tây Sơn.

- Nội dung khảo sát:
+ Loại PTTQ được sử dụng ở trường THCS để dạy – học môn Sinh học.
+ Số lượng và tình trạng PTTQ dạy – học mơn Sinh học hiện nay.
+ Mức độ sử dụng PTTQ dạy – học môn Sinh học.
+ Nhận thức của GV đối với việc sử dụng PTTQ.
+ Việc tiếp thu kiến thức của HS.
- Các phương pháp điều tra
+ Điều tra bằng phiếu thăm dò nhằm thu nhập ý kiến của GV bộ môn và HS về các
chỉ tiêu đã xác định.

12


+ Dự giờ, quan sát tiến trình lên lớp của GV kết hợp theo dõi sổ điểm để đánh giá
chính xác chất lượng của việc sử dụng PTTQ.
+ Phỏng vấn, tọa đàm với GV bộ môn và HS.
+ Kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm nhằm đánh giá kết quả học tập của HS.
- Địa điểm điều tra: Trường THCS Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
1.2.2 Phân tích kết quả khảo sát
Kết quả thăm dị, khảo sát, tổng hợp các phiếu điều tra giáo viên và học sinh được
trình bày ở các bảng 1.1; 1.2; 1.3; 1.4

Bảng 1.1: Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học

Mức độ
Loại
PPDH

Thường


Thỉnh

xun

thoảng

Số
phiếu

Vấn đáp - tìm tịi
Thảo luận nhóm
Dạy học giải quyết
vấn đề
Thuyết trình Giảng giải
Sử dụng bài giảng
điện tử
Phương pháp dự án

%

Số
phiếu

%

Hiếm khi
Số
phiếu

%


Không bao
giờ
Số
phiếu

%

4
0

100
0

0
2

0
50

0
2

0
50

0
0

0

0

1

25

2

50

1

25

0

0

0

0

3

75

1

25


0

0

0

0

1

25

2

50

1

25

0

0

1

25

2


50

1

25

Bảng 1.2: Số lượng trang thiết bị DH phục vụ việc giảng dạy của nhà trường
STT

Số lượng

1

Rất đầy đủ

Ý kiến của GV
Số phiếu
%
0
0
13


2
3
4

Đầy đủ
Thiếu
Rất thiếu


1
3
0

25
75
0

Bảng 1.3: Mức độ nhận thức của GV về việc sử dụng bài giảng điện tử vào quá
trình dạy – học.
STT

Số lượng

1

Ý kiến của GV
Số phiếu

%

Rất đầy đủ

0

0

2


Đầy đủ

4

100

3

Thiếu

0

0

4
STT
1
2
3

Rất thiếu
0
Bảng 1.4: Thái độ học tập môn Sinh học
Ý kiến của GV
Số phiếu
11
6
25

Số lượng

u thích
Khơng u thích
Bình thường

0

%
27
13
60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, tôi rút ra một số kết
luận:
- Tình hình cơ sở vật chất của trường THCS Tây Sơn được chú ý đầu tư, nhưng vẫn
còn hạn chế, chỉ có 4 phịng bao gồm phịng thí nghiệm, thực hành và 2 phòng máy.
Việc sử dụng máy chiếu để giảng DH các lớp không thường xuyên, việc kết nối
Internet khơng được ổn định.
- Tình hình sử dụng phần mềm MS. PowerPoint trong DH sinh học nói chung và
DH chương VI “Ứng dụng di truyền” nói riêng ở trường THSCS Tây Sơn là có
được sử dụng, tuy nhiên do điều kiện cơ sở vật chất không cho phép nên việc sử
dụng GAĐT khơng được thường xun. Vì vậy việc sử dụng phần mềm MS.
14


PowerPoint vào DH Sinh học nói chung và trong DH chương VI “Ứng dụng di
truyền học” nói riêng là cần thiết và mang lại rất nhiều lợi ích trong QTDH.
- Thái độ và chất lượng học tập môn Sinh hoc của HS ở trường Tây Sơn
Để tìm hiểu tình hình học tập của HS, trước khi TN số phiếu điều tra lấy ý
kiến của 42 HS lớp 9A1, đồng thời tiến hành quan sát trực tiếp HS trong lớp học

môn Sinh học qua dự giờ một số tiết. Kết quả cho thấy, trong giờ học, HS hầu như
có sự chú ý vào bài, nhưng chưa thực sự tích cực, chủ động trong học tập và chưa
hứng thú với môn học.
Khi hỏi HS có thích chọ học mơn Sinh học bằng máy chiếu khơng? Thì đa số
các em đều trả lời là thích học. Điều này cho thấy dạy và học theo PTTQ sẽ khiến
các em tích cực, chủ động hơn và có hứng thú học tập mơn Sinh học.

15


Chương 2. XÂY DỰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CHƯƠNG VI “ỨNG
DỤNG DI TRUYỀN HỌC” BẰNG PHẦN MỀM MICROFT POWERPOINT
2.1 Nguyên tắc thiết kế
2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
- Phải phù hợp với chương trình và SGK.
- Đáp ứng yêu cầu của QTDH như: hình thành kiến thức mới, ôn luyện, rèn luyện kĩ
năng bộ môn.
- Khắc phục được những hạn chế của SGK và các thiết bị dạy học “tĩnh” như đưa
âm thanh, hình ảnh “động” bằng video để minh họa.
2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính Sư phạm
- GAĐT cần được tích hợp kiến thức đầy đủ của lĩnh vực dạy và phương pháp sư
phạm thuyết phục, tạo một mơi trường giao tiếp tích cực, có khả năng dạy học trong
thế giới thực.
- GAĐT phải thiết kế, xây dựng đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS,
giao diện thuận lợi, âm thanh và hình ảnh sinh động, gây được hứng thú học tập cho
HS.
- GAĐT phải giúp HS yếu nắm được kiến thức cơ bản, HS giỏi có thể hiểu sâu, mở
rộng hơn trên cơ sở các nền kiến thức cơ bản.
2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thẩm mỹ
GAĐT được thiết kế phải đảm bảo tính thẩm mỹ cao, tranh và hình vẽ phải

sáng sủa, rõ nét, tỷ lệ giữa các đường nét, hình khối phải cân xứng. Màu sắc phải
hài hịa, khơng làm chói mắt hay làm HS khó phân biệt các chi tiết. PTDH phải làm
cho GV và HS thích thú khi sử dụng, kích thích u nghề, u mơn học.
2.1.4 Ngun tắc đảm bảo tính kinh tế
Chi phí sản xuất nhỏ nhất, phù hợp với điều kiện trang thiết bị của nhà trường
mà vẫn cho hiệu quả sử dụng cao.
2.2. Quy trình sử dụng phần mềm để thiết kế giáo án điện tử
2.2.1 Xác định mục tiêu bài học
Trong dạy học hướng tập trung vào HS, mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, HS
đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu
giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà HS có được sau bài học.
Mục tiêu là các đích cần phải đạt tới sau mỗi bài học, do chính GV đề ra để
định hướng hoạt động DH. Để soạn giáo án, hay để làm báo cáo,… Mục tiêu càng
cụ thể thì càng giúp chúng ta định hướng tốt và xác định đúng nội dung để tìm
kiếm.
16


2.2.2 Phân tích nội dung dạy học, lựa chọn những kiến thức cơ bản và xác định
đúng những nội dung trọng tâm của bài dạy học
Để lựa chọn đúng kiến thức cơ bản của một bài dạy học, người GV cần phải:
- Nắm vững đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của mơn học.
- Bám sát vào chương trình DH và SGK của mơn học.
- Quan tâm đến trình độ của từng HS, cần phải biết HS đã nắm vững cái gì, dựa vào
kiến thức của các em để cân nhắc lựa chọn kiến thức nào cần bổ sung, cải tạo hoặc
cần phát triển, đi sâu hơn.
- Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu
trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ
đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài.
2.2.3 Xây dựng thư viện tư liệu

Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho GAĐT, phải tiến hành sắp xếp tổ
chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục
hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thơng tin nhanh chóng và giữ được các liên kết
trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip... khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa
nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.
2.2.4 Thiết kế
2.2.4.1 Những thao tác chung
- Khởi động chương trình: Để khởi động chương trình, có thể thực hiện theo 2 cách
sau:
(1) Click đúp vào biểu tượng
là shortcut của Power Point trên màn hình.
(2) Click vào Menu Start/Programs/Microsoft Ofice/PowerPoint.
- Thốt khỏi chương trình: Để thốt khỏi chương trình, cũng có thể thực hiện như
sau: Click vào File/Exit hoặc click vào dấu "X" ở góc phải trên cùng của cửa sổ
chương trình
- Lưu một file:
+ Lưu dưới dạng Powerpoint bản thiết kế trình chiếu (tên file.ppt): Chọn Menu File
 Save  Đặt tên File  chọn Save

17


+ Lưu dưới dạng file trình chiếu tự chạy (tên file .pps): chọn Menu File chọn Save
 đặt tên file tại ô Save as type, chọn PowerPoint Show  chọn Save

- Mở một File có sẵn: Vào menu File/Open, chọn đường dẫn đến file muốn mở. Với
thao tác này có thể mở cả 2 loại file .ppt và .pps.

- Đóng một file PowerPoint: Vào menu File/Close (PowerPoint sẽ hỏi có lưu thay
đổi hay không, chọn Yes sẽ lưu lại, No không lưu, để hủy bỏ chọn Cancel.

- Chọn mẫu Template

18


Kích chọn Format/Apply Design Template. Trong một tập tin chỉ sử dụng được 1
Template cho tất cả các Slide nhưng có thể thay đổi màu của Template cho các
Slide khác nhau.
- Chọn màu nền cho Template.
Format/Slide Color Scheme hoặc Format/Background để thay đổi màu nền cho từng
Slide.
- Nhập văn bản tương tự như trong Word và có 2 cách chọn:
+ Nhập vào khung Textbox có sẵn.
+ Chèn khung nhập chữ (Textbox): Chọn từ menu Insert/Textbox hoặc kích biểu
tượng Textbox trên thanh công cụ drawing.
2.2.4.2 Hiệu chỉnh văn bản
Chọn văn bản muốn hiệu chỉnh hoặc kích vào đường biên của Textbox để
hiệu chỉnh cho tồn bộ văn bản trong đó:
- Hiệu chỉnh định dạng chữ: Format/Font
- Định dạng đầu dòng: Format/Bullets & Numbering
- Căn đầu dòng: Format/Alignment
- Khoảng cách giữa các dòng: Format/Line Spacing
- Đổi dạng chữ: Format/Change case
- Font Color: chọn màu chữ
- Line Color: chọn màu đường viền cho Textbox
- Fill Color: chọn màu nền cho Textbox
2.2.4.3 Thiết kế các đối tượng đồ họa trong PowerPoint
- Thanh vẽ thường hiển thị phía dưới màn hình, có thể hiển thị hoặc ẩn thanh này
bằng cách chọn hoặc bỏ chọn trong trình đơn: View/Toolbars/Drawing.
- Ta có thể thay đổi nét vẽ, tơ màu cho đối tượng, thay đổi kích cỡ, xoay đối tượng

theo ý muốn...
* Vẽ các hình cơ bản
- Đường thẳng, mũi tên:
+ Click chọn biểu tượng Line hoặc Arrow trên thanh cơng cụ drawing → con trỏ
chuyển thành hình dấu cộng (+).
+ Vẽ đường thẳng hoặc mũi tên lên slide, sau đó hiệu chỉnh bằng chọn các biểu
tượng tương ứng trên thanh drawing: kích cỡ (line style, dash style, arrow style),
màu sắc (line color), xoay (draw/rotate or flip).
- Hình chữ nhật, hình oval
+ Click chọn biểu tượng Ractangle hoặc Oval trên thanh công cụ drawing → con
trỏ chuyển thành hình dấu cộng (+).
+ Vẽ hình chữ nhật (hình vng) hoặc hình oval (hình trịn) lên slide, sau đó hiệu
chỉnh bằng chọn các biểu tượng tương ứng trên thanh drawing: kích cỡ, hình thức
19


đường viền (Line Style, Dash Style), màu viền (Line Color), màu nền (Fill Color),
xoay (Draw/Rotate or Flip), tạo bóng (Shadow Style), tạo hình khối (3-D style).
Chú ý: Để nhập văn bản vào các đã vẽ, click chuột phải/Add Text.
Có thể vẽ rất nhiều kiểu hình khác nhau trên PowerPoint bằng cách click
chọn trong thẻ AutoShapes trên thanh công cụ drawing. Hiệu chỉnh tương tự như
các đối tượng trên.
* Chèn chữ nghệ thuật (WordArt)
- Chọn biểu tượng Insert WordArt trên thanh công cụ drawing, hoặc chọn thẻ Insert/
/WordArt → cửa sổ WordArt Gallary xuất hiện.
- Chọn kiểu chữ/OK.
- Nhập văn bản, chuyển font, size/OK.
- Hiệu chỉnh tiếp bằng các công cụ tương ứng như xoay, thay đổi kích cỡ, màu sắc...
* Chèn Clip Art
- Chọn biểu tượng Insert Clip Art trên thanh công cụ drawing, hoặc chọn thẻ

Insert/Clip Art → cửa sổ Clip Art xuất hiện.
- Chọn Clip Art cần chèn.
* Chèn hình ảnh, phim, âm thanh
- Chèn tập tin ảnh: chọn biểu tượng Insert Picture trên thanh công cụ drawing hoặc
chọn thẻ Insert/From Files.
- Chèn âm thanh: Insert/Movies and Sounds → có 4 lựa chọn:
+ Sound from Clip Organiser: âm thanh có sẵn trong Office.
+ Sound from File: file âm thanh trong máy tính.
+ Play CD Audio Track: chọn âm thanh từ đĩa CD, và
+ Record Sound: ghi âm
- Chèn phim: Insert/Movies and Sounds → có 2 lựa chọn
+ Movie from Clip Organiser: phim có sẵn trong Office, và
+ Sound from File: file phim trong máy tính.
* Chèn Diagram/Organization Chart
- Click biểu tượng Insert Diagram or Organisation Chart trên thanh công cụ
drawing, hoặc chọn thẻ Insert/Diagram.
- Chọn kiểu diagram/organisation chart cần chèn.
- Nhập văn bản cho đối tượng nào, click chuột vào đối tượng đó.
- Để thêm nhánh cho diagram, đánh dấu diagram → cửa sổ Diagram xuất hiện, chọn
Insert Shape.
- Để thay đổi kiểu diagram/organization chart, đánh dấu đối tượng → cửa sổ
Diagram/Organization Chart xuất hiện, chọn biểu tượng Auto Format.
* Chèn biểu đồ (Chart)
- Chọn thẻ Insert/Chart → cửa sổ Datasheet xuất hiện.

20


- Nhập dữ liệu vào Datasheet, kết thúc bằng click vào dấu X góc trên bên phải của
Datasheet.

- Để hiệu chỉnh biểu đồ, click đúp vào biểu đồ. Khi hiệu chỉnh biểu đồ xong, kích
vào vị trí trống trên màn hình thiết kế để kết thúc. Khi muốn tái hiệu chỉnh, kích
đúp vào biểu đồ để chuyển sang chế độ hiệu chỉnh.
* Chèn bảng biểu (Table)
- Chọn thẻ Insert/Table → hộp thoại Insert Table xuất hiện.
- Khai báo số cột, số hàng/OK.
- Để hiệu chỉnh bảng biểu như nền, viền... đánh dấu bảng biểu → cửa sổ Tables and
Borders xuất hiện.
2.2.4.4 Thiết kế các đối tượng âm thanh và video
* Chèn âm thanh
- Âm thanh xuất hiện cùng hiệu ứng của đối tượng khác:
Đánh dấu đối tượng, chọn Slide Show/Custom Animation → cửa sổ Custom
Animation xuất hiện. Chọn Add Effects và chọn hiệu ứng thích hợp.
- Click vào mũi tên bên phải tên hiệu ứng trong cửa sổ Custom Animation, chọn
Effect Options → cửa sổ Effect Options xuất hiện. Chọn file âm thanh cần chèn
trong ô Sound → OK
* Chèn video
- Chèn video không điều khiển: Chọn Insert/Movies and Sounds/Movies from file
→ cửa sổ Insert Movie xuất hiện → click chọn file movie cần chèn đang có trong
máy tính, chọn OK → chương trình hiện câu hỏi ‘How do you want the movie to
start in the slide show?’ (Bạn muốn movie này bắt đầu như thế nào trong khi trình
chiếu?), click chọn một trong hai khả năng: (1) Automatically: tự động, (2) When
Clicked: khi click chuột → trên slide xuất hiện biểu tượng loa. Di chuyển hoặc thay
đổi tỷ lệ khung hình video trên slide.
- Chèn video có thể điều khiển: các bước thực hiện giống như phần chèn âm thanh
có điều khiển, chỉ khác ở chỗ file được chèn là file video.
2.2.4.5 Thiết kế hiệu ứng, tương tác
* Thiết lập hiệu ứng
- Mở cửa sổ Custom Animation: Slide Show/Custom Animation (hoặc kích chuột
phải vào đối tượng rồi chọn Custom Animation) → cửa sổ này sẽ xuất hiện bên phải

màn hình.
- Chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng. Chọn Add Effect/Entrance và click chọn một
hiệu ứng cụ thể.
21


Ghi chú:
* Cần lựa chọn hiệu ứng phù hợp với từng loại đối tượng, hạn chế những hiệu ứng
gây rối cho người xem, đặc biệt là đối với các đối tượng văn bản.
* Đối với các đối tượng là sơ đồ và biểu đồ, thiết lập thêm các thuộc tính trong thẻ
Effect Options.
* Thiết kế tương tác
- Tạo liên kết cho một đối tượng cụ thể: Đánh dấu đối tượng, click chuột phải, chọn
Hyperlick (hoặc Insert/Hyperlink) → cửa sổ Insert Hyperlink xuất hiện.

- Click một trong bốn lựa chọn trong cột “Link to” và khai báo các ô tương ứng
xuất hiện bên phải. Hai khả năng thường được lựa chọn là “Existing File or Web
Page” và “Place in This Document”.
22


2.2.5 Chạy thử chương trình và sửa chữa
Sau khi hồn tất việc thiết kế, chọn nút Slide Show nằm ở phía trái trên thanh
cơng cụ, phía trên màn hình để trình diễn tài liệu đã thiết kế. Kiểm tra lại hình ảnh,
việc liên kết giữa các Slide...
2.2.6 Lưu và đóng gói tập tin
Sau khi đã kiểm tra và sửa chữa, cần tạo một thư mục chứa bài đã thiết kế.
2.3 Các tiêu chí đánh giá giáo án điện tử
* Mục tiêu chính của việc xây dựng các GAĐT
- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn.

- Đề cao tính có thể tự học nhờ GAĐT, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
- Tổ chức các hoạt động học tập của HS Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi,
mọi lúc…
* Kĩ năng trình bày
- Màu sắc khơng lịe loẹt, có độ tương phản giữa nền và màu chữ.
- Khơng có âm thanh ồn ào.
- Chữ đủ to để người xem có thể thấy được, dễ nhìn (nên sử dụng chữ khơng chân
Arial, hạn chế sử dụng chữ in hoa…).
- Khơng ghi nhiều chữ chi chít (trong một Slide chỉ nên có từ 6 – 7 dịng, mỗi dịng
khơng nên q 6 – 8 từ).
- Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.
- Có nguồn tư liệu phong phú liên quan đến bài học. Tài liệu, website tham khảo để
người học tự chủ đọc thêm. Tuy nhiên cũng nên tránh việc trích dẫn tràn lan.
* Kĩ năng thuyết trình:
- Tránh khơng thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối.
- Hãy đặt câu hỏi trao đổi, khuyến khích người học phát biểu.
- Trước khi đi thuyết trình, giảng bài, cần tìm hiểu đối tượng nghe giảng là ai? Tâm
lý và mong muốn có họ? Cố gắng hãy nói cái họ cần hơn là nói cái mình có.
- Đáp ứng tiêu chí tự học.
- Có nội dung phù hợp.
- Có tính sư phạm.
* Kĩ năng Multimedia
- Có âm thanh.
- Có hình ảnh, video clips minh họa về chủ đề bài giảng.
Việc đánh giá sản phẩm GAĐT chỉ là phần cứng, tính hiệu quả của nó cịn phụ
thuộc vào việc thi cơng GAĐT đó của GV trên lớp. Khi tổ chức các hoạt động trên
lớp, cũng như sự phối hợp giữa màn hình và bảng đen phải tạo sự đồng bộ, thống
nhất, hỗ trợ lẫn nhau, tránh sự trùng lặp, tạo ra sự rối rắm, lãng phí thời gian. Quan

23



trọng là đối tượng trình diễn khơng chỉ để thầy tương tác với máy tính mà chính là
hỗ trợ một cách hiệu quả sự tương tác thầy-trò, trò-trò.
2.4 Thiết kế giáo án sử dụng phần mềm MS. PowerPoint dạy – học chương VI
“Ứng dụng di truyền học” theo phương pháp tích cực
Trong phạm vi nghiên cứu, em đã áp dụng quy trình sử dụng phần mềm MS.
PowerPoint để thiết kế GAĐT dạy học chương VI, môn Sinh học.

24


Bảng 2.1: Hệ thống các Slide
Bài

Tên bài

Số tiết

1
2
3
4
5
6
7

Công nghệ tế bào
Cơng nghệ gen
Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

Thối hóa do tự thụ phấn và giao phối gần
Ưu thế lai
Các phương pháp chọn lọc
Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
Tổng

1
1
1
1
1
1
1
7

Số Slide được sử
dụng
23
21
14
18
17
16
25
134

Bảng 2.2: Hệ thống Slide theo các PPDH
Bài

Vấn đáp


1
2
3
4
5
6
7

7
6
4
2
2
2
3

Trực quan
(hình ảnh, video)
13
14
4
5
8
6
15

Thảo luận nhóm
2
1

2
2
1
2
2

Giữa các bài có sự chênh lệch về số lượng các Slide, nguyên nhân là do nội
dung kiến thức ở các bài là khác nhau và căn cứ vào nội dung trọng tâm của
chương. Chương này là chương gắn liền với thực tiễn vì vậy cần thiết kế với nhiều
hình ảnh trực quan sinh động như vậy sẽ mang lại hiệu quả cao trong QTDH.
Sử dụng phần mềm MS. PowerPoint đã thiết kế GAĐT để dạy học chương VI
“Ứng dụng di truyền học”, môn Sinh học. Toàn bộ GAĐT được in trong đĩa CD,
sau đây là một số Slide ví dụ đã thiết kế để DH. Trong đó có 2 giáo án thực nghiệm
(bài 32 công nghệ gen và bài 35 ưu thế lai) và các giáo án minh họa của các bài 31,
33, 34, 35, 37 được trình bày ở phần phụ lục.
* Giáo án thực nghiệm minh họa cho bài giảng thiết kế bằng phần mềm MS.
PowerPoint
25


×